1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay

109 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 730,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

Lời mở đầu

Đất nước ta đã và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để tiến hành thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có sự tham gia của toànĐảng, toàn dân, của các ngành các cấp và cần thiết phải có sự huy độngcác nguồn lực của đất nước.Các nguồn lực để phục vụ cho nhu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá gồm:nguồn lực vốn, đất đai, khoa học công nghệ,…trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người.Trong thời gian tớiĐảng và Nhà nước ta đã coi sự phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàngđầu Nhờ sự lựa chọn mô hình đúng đắn và biết huy động các nguồn lựcphục vụ cho sự nghiệp này mà thời gian qua đất nước ta đã gặt hái đượcnhững thành công quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước nóichung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng Tuy nhiên trong quá trìnhnày vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết như: thiếu đội ngũlao động kỹ thuật cao, sự phân bố không đều giữa các vùng , các ngành,cơcấu đào tạo còn nhiều bất cập…

Bên cạnh đó việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đểđáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đòihỏi khách quan.Với việc thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta làcoi sự phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu , với sự đầu tư cácnguồn vốn cho hoạt động này ngày càng tăng , chất lượng nguồn nhân lựccủa nước ta thời gian qua đã được nâng lên về mọi mặt.Tuy vậy vẫn cònnhiều vấn đề đặt ra với sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta như: cơ cấuđào tạo bất hợp lý ,chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp so với các nướctrong khu vực và trên thế giới, công tác quản lý nguồn nhân lực còn nhiềubất cập…Vì vậy mà tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

Trang 2

nước trong giai đoạn hiện nay”.

Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi :làm thế nào để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước tatrong giai đoạn hiện nay.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

+Nghiên cứu sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ViệtNam

+ Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng nguồn nhân lực, chỉ ra những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá với phát triển nguồn nhân lực

+Thực trạng nguồn nhân lực nước ta thời gian qua và kiến nghị những giảipháp nhằm nâng coa chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong thời giantới

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực nhưng chủ yếu tập chung vàomặt trí lực, phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích ,so sánh, đánh giá để nghiêncứu ,các số liệu thu thập của tổng cục thống kê, các công trình nghiên cứu,các báo , tạp chí, các website, các dự án các đề án…

Bố cục của đề tài: Gồm ba chương

Chương I Vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trang 3

ChươngII.Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thời gian qua.

ChươngIII Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.

Trang 4

Chương I: Vai trò của nguồn nhân lựcvới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

I Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của nó với phát triển kinh tế xãhội.

1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.1 Công nghiệp hóa.

Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc(UNIDO) đã đưa ra định nghĩa: CNH là một quá trình phát triển kinh tế.Trong đó một bộ phận là ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân đượcđộng viên để phát triển cơ cấu kinh tế đa ngành trong nước với kỹ thuậthiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luônthay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảođảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sựtiến bộ về kinh tế xã hội.

CNH là một quá trình chuyển nền sản xuất từ sử dụng lao động thủcông là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật với công nghệ tiên tiến tạora năng suất lao động xã hội ngày càng cao, là quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chính sang cơ chế mới màngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong GDPngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm thu hẹp khoảng cáchvề trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợplý nguồn tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế của từng vùng, từng miền vàcủa quốc gia.

1.2 Hiện đại hóa.

Hiện đại hóa là một quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm

Trang 5

cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chínhtrị và củng cố xã hội nhằm đạt tới một trình độ phát triển cao về khoa học,công nghệ sự thịnh vượng kinh tế và công bằng xã hội.

Hiện đại hóa, xét trên góc độ kinh tế - kỹ thuật là cái đích cần tiến tớitrong quá trình CNH Nhưng sự vươn lên về trình độ công nghệ này lại bịràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã hội theohướng tăng dần các ngành có hàm lượng công nghệ cao vừa là quá trìnhđổi mới cách thức tổ chức sản xuất các ngành cần có của quốc gia theohướng áp dụng ngày càng nhiều nhiều các công nghệ sản xuất và quản lýtiên tiến Kết quả của HĐH là năng suất lao động tăng, trình độ sản xuấtđược nâng cao HĐH là một quá trình lâu dài, phức tạp trong đó diễn ra cácbước đi cải biến một xã hội truyền thống thành một xã hội hiện đại, có trìnhđộ văn minh cao hơn, thể hiện đầy đủ hơn những giá trị chung mà nhân loạivươn tới Cũng giống như CNH, các nước khác nhau có thể tiến hành HĐHdưới những hình thức khác nhau và bằng những con đường không hoàntoàn giống nhau.

Tóm lại, CNH và HĐH đất nước là một quá trình phát triển cân đối,hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nhằm đảm bảo được sự pháttriển năng động, có hiệu quả và bền vững CNH là một quá trình tất yếu cótính lịch sử nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế, xã hội trêncơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộngquan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành với trình độkhoa học, công nghệ ngày càng cao Dưới áp lực khách quan của toàn cầuhóa và vai trò động lực của công nghiệp, mô hình CNH và đặc trưng của nóthay đổi nhanh chóng trong hai thập kỷ gần đây Cơ sở lý thuyết về CNHđược ứng dụng thành công trong chính sách phát triển quốc gia và thậm chítrên giác độ của công ty, do cạnh tranh ngày càng gay gắt các nước buộc

Trang 6

phải tháo bỏ hàng rào bảo vệ và các hoạt động kinh doanh phải đáp ứng trậttự và quy luật cuộc chơi trên toàn cầu Đối với các nền kinh tế có quy môtrung bình hoặc lớn, công nghiệp có vai trò chủ đạo đảm bảo tăng trưởngkinh tế dài hạn, bền vững và giúp giải quyết mục tiêu kinh tế - xã hội khác.Chính vì vậy mà các quốc gia dành ưu tiên hàng đầu cho chiến lược vàchính sách phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ khái niệm trên mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao hàm nhữngđặc điểm quan trọng dưới đây:

Thứ nhất, công nghiệp hóa được triển khai đồng thời với hiện đại hóavà luôn gắn bó với hiện đại hóa để tạo nên một quá trình thống nhất thúcđẩy đất nước phát triển bởi vì, trong thời đại ngày nay cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ đã và đang làm thay đổi về chất và công nghệ sảnxuất lẫn quy trình sản xuất và trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầuhóa kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa ngày càng sâu rộng Trong điềukiện này chúng ta không thể chờ thực hiện xong công nghiệp hóa, sau đómới triển khai hiện đại hóa, mà nhất thiết và cần thiết phải triển khai đồngthời và đồng bộ hai quá trình này Chỉ có cách làm như vậy mới có thể đẩylùi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới.

Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình trang bị và trang bịlại những công cụ, thiết bị, phương tiện hiện đại và áp dụng công nghệ tiêntiến cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành then chốt đểtrước hết, làm tăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong nềnkinh tế quốc dân.

Thứ ba, trên cơ sở của quá trình nói trên, diễn ra quá trình chuyển dịchcơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, trước hết là từ cơ cấu kinh tế "nông nghiệp- công nghiệp - dịch vụ" sang cơ cấu kinh tế "công nghiệp - nông nghiệp -

Trang 7

dịch vụ"

Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình xây dựng cơ sởvật chất - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học Nótác động một cách tổng hợp, đa diện đa cấp đến mọi người, mọi gia đình vàmọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Thứ năm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng chính là quá trình ngàycàng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế - xã hội, khoa họcvà công nghệ, văn hóa

Thứ sáu, hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải là mụctiêu tự thân, mà là phương thức để đưa nền kinh tế tiến nâng lên nền sảnxuất công nghiệp hiện đại hóa Phương thức này được thực hiện mộtcách linh hoạt bằng bước đi tuần tự từ thấp đến cao (thủ công - cơ giới -tự động hóa) kết hợp với việc thanh thủ những điều kiện thời cơ thuậnlợi, đi tắt đón đầu rất ngắn thời gian để nhanh chóng tạo ra những ngànhkinh tế mũi nhọn.

Thứ bảy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay về thực chất, là quátrình sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại cũng như thành tựukhoa học và công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mớitoàn diện, triệt để mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, đưa đất nước lêntrình độ "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Nóingắn gọn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cải biến xã hội "truyềnthống" thành xã hội hiện đại.

3 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tếxã hội.

3.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình đô thị hóa.

Thông qua việc quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, CNH thúcđẩy quá trình phân bố lại dân ở các vùng tạo điều kiện đô thị hóa đất nước.

Trang 8

Thực tế cho thấy quá trình CNH, HĐH đi đôi với quá trình đô thị hóa.CNH với sự mở rộgn sản xuất công nghiệp, theo đó là sự phát triển cácngành dịch vụ Sự phát triển của các ngành dịch vụ thu hút một lượng lớnlao động ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng các khuvực thành thị vốn đã trở nên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các vùngnông thôn ven các đô thị lớn dần trở thành các đô thị vệ tinh Sự mở rộngrãi sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng cáckhu công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng các khu vựccông nghiệp đầu mối ngay tại các vùng nông thôn, miền núi Điều này đãthu hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cầu sản xuất công nghiệp và mộtbộ phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầumới của khu công nghiệp Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngaytại vùng này.

3.2 CNH, HĐH thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế.

Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm củangành khác và ngược lại Quá trình này tạo ra các mối liên kết xuôi, liênkết ngược giữa các ngành với nhau Hoạt động sản xuất của công nghiệpchế biến yêu cầu đầu vào từ sản phẩm của công nghiệp khai thác, của côngnghiệp và của chính bản thân các ngành công nghiệp chế biến với nhau.Ngượclại, hoạt động sản xuất của nôngnghiệp lại yêu cầu phân bố hóa học,thuốc trừ sâu và các công cụ sản xuất từ công nghiệp Trong các quá trìnhtrên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vậnchuyển, thương mại Công nghiệp hóa đã thúc đẩy các mối liên hết ngàycàng phát triển sâu rộng Đây là cơ sở để tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càngnăng động cho đất nước Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khihoạt động sản xuất ở nhiều ngành công nghiệp chế biến bị ngắt quảng ởnhiều khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, đã làm cho những khâu này bịphụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, làm cho sản xuất kém hiệu quả.

Trang 9

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là biện pháp cơ bản để khắcphục hạn chế này, nhằm thúc đẩy sự phát triển các mối liên kết, đảm bảo sựliên tục cho hoạt động sản xuất.

3.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường cơ bản nâng cao khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế.

Sức cạnh tranh quốc gia, theo cách tiếp cận của "diễn đàn kinh tế thếgiới" về đánh giá khả năng cạnh tranh quốc gia đã xếp hạng trên cơ sở 371chỉ tiêu của 8 nhóm, đó là:

- Sức cạnh tranh của nền kinh tế, trên cơ sở đánh giá toàn bộ nền kinhtế vĩ mô.

- Mức độ tham gia trong dòng đầu tư và thương mại quốc tế.

- Vai trò của Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách sáng tạo môitrường cho cạnh tranh.

- Nền tài chính quốc gia, hoạt động thị trường tài chính và chất lượngdịch vụ tài chính.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất - kinh doanh.

- Trình độ quản lý và khả năng thu được lợi nhuận của các doanh nghiệp.- Trình độ khoa học - công nghệ, cùng với sự thành công trong nghiêncứu cơ bản và ứng dụng.

- Chất lượng nguồn nhân lực.

Như vậy, khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnhtổng hợp của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô: từcác chính sách của Chính phủ đến trình độ quản lý của doanh nghiệp: từ cơsở hạ tầng của nền kinh tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực Rõràng chỉ có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thúc đẩy sự phát triểntổng lực của nền kinh tế Thông thường khả năng cạnh tranh được thể hiện

Trang 10

rõ nhất ở yếu tố giá cả, nhưng ngày nay điều đó chưa đủ Do khoa học kỹthuật ngày càng phát triển, thị trường hóa và công nghệ mới đã làm tăngnăng suất lao động và giảm các yếu tố chi phí trực tiếp trong giá trị sản xuất.Những chỉ tiêu như chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm đã được tạo ranhờ yếu tố công nghệ Do đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào sựđổi mới công nghệ Khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.

3.4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần giải quyết các vấn đề kinhtế - xã hội khác.

CNH, HĐH là con đường tất yếu khách quan mà các nước phải trảiqua Thông qua CNH, HĐH mà các quốc gia đã giải quyết được hàng loạtcác vấn đề mà sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra như: thúc đẩy tăng trưởng,giải quyết việc làm tăng thu nhập người dân, cải thiện được tình trạng bấtbình đẳng trong xã hội Tạo ra sự phát triển bền vững và rút ngắn đượcgiai đoạn phát triển.

Tóm lại,CNH,HĐH, đã đặt ra yêu cầu là phải phát triển nguồn nhân lựccủa mỗi quốc gia Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về mặt thểlực và trí lực đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Phát triển nguồnnhân lực là một trong những điều kiện tiên quyết với sự thành công của quátrình công nghiệp hoá hiên đại hoá nói riêng và phát triển kinh tế- xã hộibền vững nói chung.

II Vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp CNH, HĐH.

1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, phát triển nguồn nhân lực.

1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

a, NNL: Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa rộng là nguồn lực con người,là một bộ phận của các nguồn lực giống như nguồn lực vật chất, nguồn lựctài chính cần được huy đọng quản lý để thực hiện những mục tiêu pháttriển đã định.

Trang 11

Theo Liên Hiệp Quốc; Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiếnthức và kỹ năng của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềmnăng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.

Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, đó là nguồn cungcấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng của dân số, đóng vai tròtạo ra mọi giá trị về của cải vật chất, văn hóa và dịch vụ cho xã hội Bộphận nguồn nhân lực gồm những người nằm trong độ tuổi lao động, có khảnăng cao không kể đến trạng thái có hay không làm việc được gọi là nguồnnhân lực hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế.

Ở Việt Nam theo luật lao động, nguồn nhân lực bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) có khả năng laođộng Đây là lực lượng lao động tiềm tàng có thể huy động vào các hoạtđộng của nền kinh tế - xã hội Khác với nguồn lực vật chất, con người rấtnhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tếxã hội diễn ra tại môi trường nơi họ sống, làm việc, họ có thể tự quyết địnhvà hành động theo ý mình Do đó việc quản lý và sử dụng nguồn lực conngười rất khó khăn so với quản lý và sử dụng các nguồn lực vật chất khác.

Ở đây, nguồn nhân lực là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhấtlà chất lượng con người với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trongsự phát triển xã hội.

Với cách hiểu như vậy, khái niệm "nguồn nhân lực" có nội dung rộnglớn.

b,Phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia hay vùng lãnh thổ là tạora sự biến đổi số lượng và chất lượng về mặt thể lực, trí lực, kỹ năng kiếnthức, tinh thần của từng người lao động, tạo lập một cơ cấu, đội ngũ nhânlực hợp lý, sử dụng năng lực của từng con người cùng toàn bộ đội ngũ nhân

Trang 12

lực vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội phát triển nguồn nhân lực không chỉ đơnthuần là tăng số lượng lao động mà còn phải tăng chất lượng lao độngnghiên cứu về nguồn nhân lực phải xem xét đánh giá cả hai mặt: số lượngvà chất lượng Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực không chỉ cần thiết màcòn là điều kiện đủ để tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệuquả cũng như đảm bảo cho việc giáo dục và đào tạo Có thể liệt kê một sốđịnh nghĩa của một số tổ chức liên Hiệp quốc về phát triển nguồn nhân lựcsau đây:

- Theo UNESCO: Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghềcủa dân cư trong mối quan hệ qua lại với sự phát triển của đất nước.

- ILO cho rằng phát triển nguồn nhân lực bao hàm một phạm vi rộnghơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạonói chung Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức cho rằng con người cónhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới được việc làm hiệu quả cũngnhư thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Sự lành nghề đượchoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làmviệc đáp ứng những kỳ vọng của con người Cũng như vậy, những quanđiểm, thái độ phát triển về một cá nhân và xã hội là cần thiết để lồng ghépnguyện vọng cá nhân vào khuôn khổ xã hội hay quốc gia một cách đồngbộ.

- UNIDO: Phát triển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừalà đối tượng của sự phát triển của một quốc gia Nó bao gồm mọi khía cạnhkinh tế và khía cạnh xã hội như nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lựcsản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng đào tạo thông qua giáodục, đào tạo nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

- FAO: Nhìn nhận phát triển nguồn nhân lực như một quá trình mởrộng khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển bao gồm cả tăng năng lựcsản xuất.

Trang 13

Qua một số định nghĩa trên có thể thấy rằng phát triển nguồn nhân lựclà quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia mộtcách hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia Phát triển nguồn nhân lựcchính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của con người vì sự tiến bộkinh tế, xã hội Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy sự tăng trưởng trong thếgiới kỹ thuật cao ngày nay Khác với đầu tư cho nguồn lực phi con người,đầu tư cho con người tức là sẽ va chạm đến đời sống của cá nhân, gia đình,cộng đồng của họ và đến toàn xã hội nói chung.

Trong phạm vi đề tài này sẽ phân tích phát triển NNL dưới góc độnâng cao năng lực cá nhân ,tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo,bồi dưỡng chức năng đào tạo thông qua giáo dục , đào tạo, nghiên cứu vàhoạt động thực tiễn, hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ,tăngcường sự tiếp cận của NNL với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự thamgia vào các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.Tăng tự do kinh tế , xãhội, chính trị để con người có cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, cónăng suất, được tôn trọng quyền cá nhân và đản bảo quyền con người

1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực.

Lịch sử loài người trước hết là lịch sử lao động sản xuất, vì vậy nguồnnhân lực trước hết cũng được biểu hiện ra là người lao động là lực lượnglao động (số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động), là ngườilao động (đội ngũ lao động có và sẽ có trong tương lai gồm) Từ khía cạnhnày, có thể hiểu rằng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con ngườitrước tiên là tạo việc làm và khai thác hợp lý nguồn lao động.

Nguồn nhân lực phản ánh khía cạnh cơ cấu dân cư và cơ cấu lao độngtrong các ngành, các vùng, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnhvực và khu vực kinh tế, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lựclượng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ Cơ cấu dân cư và lao độngảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sức mạnh của nguồn nhân lực.

Trang 14

Nguồn nhân lực phản ánh chủ yếu phương diện chất lượng dân sỗ,đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động hiện tại và trong tương laigần, thể hiện qua hàng loạt yếu tố Đó là: sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tâmthần, mức sống tuổi thọ, trình độ giáo dục và đào tạo về văn hóa chuyênmôn nghề nghiệp, trình độ học vấn nghĩa là nói đến nguồn lực conngười là phải nói đến sức lao động (thể lực và trí lực) của con người, nóiđến chất lượng con người, bao gồm cá thể chất và tinh thần, sức khoẻ vàtrí tuệ Năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc Nói cáchkhác, đó là toàn bộ những năng lực phẩm chất sinh lý - tâm lý - xã hội củacon người tạo nên nhân cách trong mỗi cá nhân Phát huy nguồn lực conngười chính là nuôi dưỡng và khai thác có hiệu quả những năng lực vàphẩm chất đó.

Nguồn nhân lực còn hàm chứa cả sự liên hệ, tác động qua lại giữa cácyếu tố nội dung tại trong nó, sự ảnh hưởng qua lại giữa nguồn lực conngười với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa nguồn lực conngười với các nguồn lực khác Mặt khác, nó cũng nói lên sự biến đổi và xuhướng của sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượnglao động Nguồn nhân lực còn chỉ ra rằng con người được xem xét với tưcách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồnlực của sự phát triển xã hội Là một nguồn lực cũng như các nguồn lựckhác con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự pháttriển quốc gia, dân tộc Song nguồn lực con người khác với các nguồn lựckhác ở chỗ, có nó, các nguồn lực khác mới được huy động và có ý nghĩatích cực với sự phát triển xã hội, vì thế nó là nguồn lực của mọi nguồn lực.Mặt khác, nó không chỉ là chủ thể quyết định sự vận động và phát triển xãhội, mà còn là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội, là đối tượngchính mà sự phát triển xã hội phải hướng vào phục vụ.

Như vậy khi nói đến nguồn lực con người là vai trò của nó phải xem

Trang 15

xét con người với tư cách là chủ thể vừa với tư cách là khách thể của cácquá trình kinh tế - xã hội Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng cácnguồn lực khác hiện có, đồng thời qua đó, góp phần tạo ra các nguồn lựcmới để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội Là khách thể, con người trởthành đối tượng được khai thác cả về thể lực và trí lực cho mục tiêu pháttriển xã hội Dĩ nhiên hai tư cách này tồn tại không tách dời nhau, vì lẽkhông khai thác các nguồn lực khác, con người tất yếu phải sử dụng trí lựcvà thể lực của chính mình, chính con người với sức lực và trí lực của mìnhquyết định mục tiêu cách thức, nội dung và hiệu quả khai thác các nguồnlực khác Ngược lại, quá trình khai thác trí lực và thể lực ở con người đềucó quan hệ với các nguồn lực khác ở các mức độ khác nhau Với ý nghĩađó, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mụctiêu của các quyết định kinh tế - xã hội, và do vậy, nguồn lực con người giữvị trí trung tâm không chỉ trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xãhội mà còn của chính sự phát triển xã hội.

1.4 Phân loại nguồn nhân lực.

Theo cách phân loại trong tác phẩm”nâng cao chất lượng nguồn nhânlực dáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, thì nguồnnhân lực được phân thành 3 loại sau:

1.4.1 Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư.

Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khảnăng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay không Theo thốngkê của Liên Hợp quốc, khái niệm này gọi là dân cứ hoạt động, có nghĩa làtất cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi laođộng quy định.

Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm lý - sinhlý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động Giới hạn độ tuổilao động được quy định tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, của từng

Trang 16

nước và trong từng thời kỳ Giới hạn độ tuổi lao động bao gồm:

Giới hạn dưới: quy định số thanh niên bước vào độ tuổi lao động, ởnước ta hiện nay là 15 tuổi.

Giới hạn trên: quy định độ tuổi về hưu, ở nước ta quy định độ tuổi nàylà 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.

Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớntrong dân số thường từ 50% hoặc hơn nữa, tuỳ theo đặc điểm dân số vànhân lực từng nước Theo tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, số ngườitrong độ tuổi lao động ở các nước kinh tế chậm phát triển chiếm tỷ lệ (55 -57%) so với các nước công nghiệp phát triển (64 - 66%), chính vì thế gánhnặng về số người không lao động ở các nước nghèo càng nặng hơn.

1.4.2 Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế.

Còn được gọi là dân số hoạt động kinh tế Đây là số người có công ănviệc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn hóa của xã hội.Như vậy giữa nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực thamgia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau Sự khác nhau này do có một bộphận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng vìnhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thấtnghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập, cónguồn thu nhập khác không cần đi làm, ).

1.4.3 Nguồn nhân lực dự trữ.

Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động, nhưng vì các lý do khác nhau, họ chưa có công việclàm ngoài xã hội Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhânlực, gồm có:

- Những người làm công việc nội trợ trong gia đình: khi điều kiệnkinh tế của xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài

Trang 17

xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ công việc nội trợ để làm công việcthích hợp ngoài xã hội.

- Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trườngchuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chấtlượng Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có học vấn có trình độchuyên môn (nếu được đào tạo tại các trường dạy nghề và các trường trungcấp, cao đẳng, đại học) Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn nhân lực này cầnphải chia tỉ mỉ hơn:

+ Nguồn lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông,không tiếp tục học nữa, muốn tìm công việc làm.

+ Nguồn lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết trung học phổ thông,không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.

+ Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trườngchuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khácnhau tìm việc làm.

- Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhânlực dự trữ có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế Số người thuộc nguồnnhân lực dự trữ này cũng cần phân loại để biết rõ có nghề hay không có nghề,trình độ văn hóa, sức khoẻ, , từ đó tạo công việc làm thích hợp.

- Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (cónghề hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm, cũng là nguồnnhân lực dự trữ, sẵn lòng tham gia vào hoạt động kinh tế.

2.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá

Theo quan niệm hiện nay, con người vừa là trung tâm của sự phát triểnđồng thời cũng là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đạihoá.Vai trò trung tâm đó thể hiện ở chỗ họ vừa là người thực hiện quá

Trang 18

trình CNH-HĐH, vừa là đối tượng hưởng thụ những thành quả của quátrìng này.Vì thế phát triển NNL vừa thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐHtheo hướng hợp lý,vừa nâng cao chất lượng thụ hưởng của quá trìng đó.

2.1.Con người chủ thể thực hiện quá trình CNH, HĐH.

CNH,HĐH là một quá trình kinh tế xã hội, chứ không phải là một quátrìng tự nhiên.Qúa trình này diễn ra chỉ khi có sự thực hiện của mỗi cá thểcon người nói riêng và của toàn thể nhân loại nói chung Đây là một quátrình vận động diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, nólàm cải biến các mặt của đời sống kih tế xã hội theo hướng tiến bộ hơn,đồng thời qua đó cũng tác động vào giới tự nhiên qua việc khai thác cácnguồn lực tự nhiên Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới lànhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và cácnguồn lực khác.Con người với những hiểu biết của mình đã biến những trithức khai phá từ tự nhiên thành các lý thuyết khoa học và kết hợp với sựkhéo léo của mình đã tạo ra những công nghệ để phục vụ cho quá trìnhkhai thác và chinh phục tự nhiên Đồng thời con người cũng tác động qualại lẫn nhau , và chịu sự tri phối của các điều luật thể chế chính trị.Chỉ cócon người mới có thể cải biến được các mối quan hệ này để tạo ra sự pháttriển bình đẳng và sự tăng trưởng bền vững về kinh tế và phát triển ổn địnhvề măt xã hội, sự bền vững về môi trường.Con người là chủ thể của quátrình công nghiêp hoá hiện đại hoá , cho nên muốn quá trình nay diễn ratheo hướng tốt đẹp thì đòi hỏi bản thân mỗi cá nhân tham gia vào quá trìnhnày phải có nhũng phẩm chất tốt đẹp Con người không chỉ có thể lực khoẻmạnh mà cần phải có một tri thức rộng lớn ,sự hiểu biết, có tay nghề thànhthạo , được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiến gắnliền với một nền khoa học công nghệ hiện đại Do tầm quan trọng của trithức như vậy , ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giơí đều tìm cáchnâng cao hàm lượng trí tuệ trong đội ngũ những người lao động Để làm

Trang 19

được việc này thì các biện pháp giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sứcquan trọng Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng không một quốc gia nào ,mộtdân tộc nào trên thế giới có thể trở nên giàu có và có tỷ lệ tăng trưởng caotrước khi đạt được giáo dục phổ thông .Các nước cnh mới nhưSingapo,Hàn Quốc cũng như một số nước và vùng lãnh thổ khác có tốc độtăng trưởng nhanh trong những thập kỷ 70,80 đều đạt được mức phổ cậpgiáo dục tiểu học trước khi nền kinh tế đó cất cánh Như vậy có thể nóiviệc phát triển nguồn nhân lực chính là góp phần vào thúc đẩy quá trìnhCNH,HĐH diễn ra nhanh hơn và đúng hướng hơn.

2.2.Con người là đối tường hưởng thụ những thành quả từ quá trìnhnày.

Mục đích khi xác định mô hình công nghiệp hoá,hiện đại hoá của mỗiquốc gia là tạo ra một nền kinh tế phát triển cao , một xã hội văn minh hiệnđại , sự bình đẳng của các cá nhân trong hưởng thụ những thành quả màquá trình này đem lại.Như vậy khi quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoádiễn ra thì mọi người đều có quyền hưởng thụ những thành quả mà nó đemlại nhưng phải theo mức độ đóng góp của mỗi cá nhân vào quá trình đó Đểtạo được sự bình đẳng trong hưởng thụ thì cần phải tạo ra sự bình đẳngtrong quá trình tham gia Chính là khẩu hiệu :”làm theo năng lực và hưởngtheo mức độ đóng góp”mà chúng ta vẫn đang thực hiện Như vậy muốnmọi cá nhân có sự hưởng thụ ngày càng cao về vật chất và tinh thần thì việccần thiết là phải nâng cao các năng lực cho họ , đó chính là quá trình trangbị cho họ những tri thức về mọi mặt của đời sống xã hội và việc này dượcthực hiện thông qua hoạt động phát triển con người của mỗi quốc gia Nhưvậy phát triẻn nguồn nhân lực đã gián tiếp nâng cao chất lượng thụ hưởngnhững thành quả của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đem lại

Tóm lại phát triển nguồn nhân lực vừa thúc đẩy quá trình công nghiệphóa diễn ra theo hướng hợp lý hơn lại vừa nâng cao chất lượng thụ hưởng

Trang 20

những thành quả mà quá trình này đem lại Vì vậy mà hoạt động phát triểnnguồn nhân lực đang trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết và được tiếnhành song song với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Hai hoạt độngnày có mối quan hệ biện chứng với nhau chúng bổ sung hỗ trợ nhau

III Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng nguồn nhân lực.

1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

1.1 Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của dân cư.

Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất tinh thần và xã hội chứkhông phải đơn thuần là không có bệnh tật Sức khoẻ là tổng hòa nhiều yếutố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần có nhiềuchỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khoẻ Bộ Y tế nước ta quy định có 3loại:

A: Thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì.B: Trung bình.

C: Yếu, không có khả năng lao động.

Gần đây Bộ Y tế kết hợp với Bộ Quốc phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu đểđánh giá.

- Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực.- Mắt.

- Tai, mũi, họng.- Răng hàm mặt.- Nội khoa.- Ngoại khoa.

- Thần kinh tâm thần.

Trang 21

- Tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên.

- Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi.- Tỷ lệ dừng mức sinh.

- Tuổi thọ trung bình.

- Cơ cấu giới tính, tuổi tác,

1.2 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động.

Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người laođộng đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên Trong chừng mựcnhất định, trình độ văn hóa của dân số biểu hiện mặt bằng dân trí của quốcgia đó Trình độ văn hóa được biểu hiệu thông quan hệ tỷ lệ như:

- Số lượng người biết chữ và chưa biết chữ và chưa biết chữ.- Số người có trình độ tiểu học.

- Số người có trình độ phổ thông cơ sở (cấp II).- Số người có trình độ phổ thông trung học (cấp III).- Số người có trình độ đại học và trên đại học,

Trình độ văn hóa của dân số hay của nguồn nhân lực là một chỉ tiêuhết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực và có tác độngmạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Trình độ văn hóa cao tạokhả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào thực tiễn.

Trang 22

1.3 Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyênmôn vào đó, nó biểu hiện trìnhđộ được đào tạo ở các trường trung họcchuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quảnlý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định Do đó trình độ chuyênmôn của nguồn nhân lực được đo bằng:

- Tỷ lệ cán bộ trung cấp.

- Tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học.- Tỷ lệ cán bộ trên đại học

Trong mỗi chuyên môn có thể phân chia thành những chuyên mônnhỏ hơn như đại học bao gồm kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ , thậm chí trongtừng chuyên môn lại chia thành những chuyên môn nhỏ hơn nữa.

Trình độ kỹ thuật của người lao động được dùng để chỉ trình độ củangười được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhấtđịnh, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định Trình độ kỹ thuậtđược biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:

- Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông.- Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng.- Trình độ tay nghề theo bậc thợ.

Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường được kết hợp chặt chẽ vớinhau, thông qua chỉ tiêu số lượng lao động được đào tạo và không đượcđào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực.

1.4 Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số pháttriển con người (HDI - Human Development Index).

Chỉ số này được tính bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu:

- GDP bình quân đầu người (Iw) biểu hiện phương tiện để nâng cao

Trang 23

1.5 Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta cònxem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động.

Chỉ tiêu này phản ánh mặt định tính mà khó có thể định lượng được Nộidung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt:

- Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc.

- Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc.- Phong tục tập quán đời sống

Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của

Trang 24

người lao động.

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng của lao động được đánh giá qua trình độ học vấn,chuyên môn và kỹ năng của lao động cũng như sức khoẻ của họ Điềunày lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo và các dịch vụ y tế,chăm sóc sức khỏe.

2.1 Giáo dục và việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con ngườinhằm nâng cao biểu thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.

Giáo dục phổ thông (giáo dục cơ bản) nhằm cung cấp những biểu thứccơ bản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và giáo dục đại học(đào tạo) vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp taynghề, kỹ năng và chuyên môn Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, ngườiđược đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì? Yêu cầukỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?

Vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động đượcphân tích qua các nội dung sau.

Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tăng tích luỹ vốn con người đặc

biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu côngnghệ mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Thứ hai, Giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ

năng làm việc với năng suất cao ,là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh vàbền vững.

Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉtiêu "tổng suất lợi nhuận cho giáo dục" Về lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận từđầu tư do giáo dục cũng giống lợi nhuận từ đầu tư ở một mức độ giáo dụcnhất định với tổng các chi phí So sánh chỉ số này giữa các cấp giáo dục có

Trang 25

thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tế của đầu tư giáo dục ở các cấp họcnào có hiệu quả hơn.

Kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tưvào cấp tiểu học là cao hơn các cấp học khác Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuậnchung của thế giới (đầu thập niên 90) ở cấp tiểu học là 18,4% trung học là13,1%, đại học là 10,9% Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 10,8%,3,8%, 3,0% Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểu học và giáo dục cơ bảnlà có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Do vậychính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều vàưu tiên nhiều hơn cho giáo dục tiểu học.

Thứ ba, giáo dục cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để

người dân đặc biệt là phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăngcường sức khoẻ, dinh dưỡng Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống,tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên cùng với học vấn của cha mẹ, đặc biệt làngười mẹ vì biết sinh hoạt vệ sinh hơn hay biết cách sử dụng những thức ăngiàu dinh dưỡng hơn Với ý nghĩa trên giáo dục còn giúp bổ sung cho cácdịch vụ y tế (giảm nhu cầu về những dịch vụ y tế).

2.2 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng lao động.

Sức khoẻ có tác động tới chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai.Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi ích trực tiếp hoặcgián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ dẻo dai và khả năng tập trung caotrong khi làm việc.

Sức khoẻ của người lao động thông thường, được đánh giá ở thể(chiều cao, cân nặng) Điều này lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng vàchăm sóc sức khoẻ Đối với người đang làm việc, thể lực và tuổi thọ của họmột mặt phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng song mặt sang mặt khác còn phụthuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường xuyên (đặc biệt đối với nhữngngành nghề độc hại) và chính sách bảo hiểm y tế với người lao động.

Trang 26

Trên thực tế hầu hết các nước còn quan tâm đến chất lượng nguồn laođộng trong tương lai Thể hiện ở việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốtcho trẻ em Đây là cách thức để giúp cho thế hệ trẻ phát triển tốt thể lực,lành mạnh về tinh thần và do đó cũng giúp trẻ có đủ năng lực, để nhanhchóng tiếp thu kiến thức kỹ năng qua giáo dục ở nhà trường.

Như vậy có thể nói hoạt động giáo dục và hoạt động y tế, chăm sócsức khoẻ có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung trong cải thiện chất lượng nguồnnhân lực.

2.3 Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động và chấtlượng lao động.

Bên cạnh hai yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng lao động là trình độ,kỹ năng và sức khoẻ của người lao động như đã nói trên thì ngày nay, cácnhà quản lý cho rằng chất lượng lao động, hiệu quả công việc còn liên quanđến tác phong, tinh thần thái độ và tính kỷ luật của người lao động Trongkhu vực thành thị (khu vực hiện đại) điều kiện làm việc ngày càng có xuhướng hiện đại hóa Trong hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việcgiữa các cá nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau cóxu hướng gia tăng và đặt ra yêu cầu cao (tính nhịp nhàng, tính hiệu quả ).Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp; tinh thầntự chủ sáng tạo; thái độ hợp tác và tính kỹ luật chặt chẽ.

2.4 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triểnnguồn nhân lực.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn chịu ảnh hưởng vào nhữngchủ trương, chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của mỗi quốcgia như: chính sách dân số, chính sách việc làm, Ngày nay do yêu cầucủa quá trình CNH, HĐH và xu hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quốcgia đều phải có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách hợplý, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trang 27

2.5.Các yếu tố về thị trường lao động.

Nguồn lao động sau khi đã được đào tạo để hình thành nên các kỹnăng kỹ xảo , thì cần phải được xã hội tạo điều kiện cho họ có các cơ họiđế sử dụng các năng lực đã được tích luỹ cho các hoạt động kinh tế xãhội ,chính trị ,… đây cũng chính là việc thực hiện một chính sách côngbằng đối với mọi cá nhân tạo ra sự tăng trưởng và phát triẻn bền vững Đểthực hiện được điều đó thì các quốc gia cần có chính sách tạo cơ hội tìmkiếm việc làm , chế độ tuyển dụng và tạo môi trường phát huy tính chủđộng sáng tạo của mỗi người, các qui chế dân chủ ,trong đó cơ quan đạidiện ch người lao động là công đoàn cân phải phát huy được vai trò củamình là người bảo vệ và đại diện cho quyền lợi của người lao động trướcpháp luật.

2.6.Các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tăng,cường chất lượng sinhsản

Chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cũng phụ thuộc nhiềuvào các chính sách về kế hoạch hoá gia đình , tăng cường chất lượng sinhsản mà cụ thể la sức khoẻ của bà mẹ trẻ em Các chương trình khám chữabệnh cho người nghèo, những người yếu thế trong xã hội ,các chương trìnhtuyên truyền về các tệ nạn xã hội như :ma tuý , mại dâm…đều có những tácđộng rất tích cực tới việc nâng cao sức khoẻ của cộng đồng , qua đó sẽnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

IV Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thuỵ Điển.

Hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Thuỵ Điển đadạng và vì quyền lợi của con người Chính sách phát triển nguồn nhân lựclà một bộ phận cấu thàh không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế

Trang 28

của Chính phủ.

1.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng.

Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế xã hội được thực hiện thông qua các chương trình chủyếu sau:

Chương trình trợ cấp tuyển dụng lao động cá thể: Là chương trìnhđược được vào áp dụng từ tháng 1/1998, thay cho chương trình lao độngcông ích trước đây là nhằm mục tiêu giúp từ người thay thế cho các côngnhânh ngừng làm việc để đi học tập, bồi dưỡng Mục tiêu của chương trìnhlà giúp cho những người thất nghiệp lâu, có đăng ký tại cơ quan dịch vụnhân dụng, có thể tìm việc làm dễ dàng hơn Tiền trợ cấp được thực hiệndưới dạng trợ cấp lương và được trả thẳng cho các chủ sử dụng lao động cóthuê người thất nghiệp Mục tiêu là khuyến khích các chủ sử dụng lao độngnày đẩy nhanh quy trình tuyển dụng và thuê những người thất nghiệp vàothay thế cho các công nhân có cơ hội đi học tập và đào tạo mà vẫn được trảlương Quy mô của mỗi khoản trợcấp tuyển dụng cá nhân này tối đakhoảng 50% tổng chính sách phí lương, nhưng không được quá mức359kron/ngày.

Chương trình học việc tại chỗ: Đây là chương trình mới được đưa vàoáp dụng từ tháng 1/1999, thay thế cho chương trình học bổng học việctrước đây Người thất nghiệp nếu thấy cần có một thời gian đào tạo tại nơilàm việc có thể tham gia vào chương trình ở mức tối đa là 6 tháng Trongthời gian đó, họ được nhận trợ cấp ở mức tương đương với mức bồi hoànthất nghiệp Có nhiều trường hợp, chỉ sử dụng lao động trả khoản tiền trợcấp này cho công nhân của mình đi đào tạo, số tiền đó được nhập vào kinhphí của chương trình để trang trải các chính sách phí đào tạo

Chương trình đào tạo nhân dụng: nội dung cơ bản của chương trình làđào tạo người lao động để có các nghề mà thị trường lao động đang thiếu

Trang 29

hiện nay, hay các nghề đang cần cho việc phát triển kinh tế tương lai gần.Trong thời gian kinh tế suy thoái, người lao động có thể tận dụng cơ hộikhông có việc làm đi học đi đào tạo nghề nghiệp mới mà thị trường nhấtđịnh sẽ cần khi nền kinh tế phục hồi trở lại Bên cạnh đó, để giải quyết vấnđề bất bình đẳng giới, chương trình này còn giúp cho người lao động cókhả năng lựa chọn nghề nghiệp một cách rộng rãi hơn bất kể đó là lao độngnam hay nữ Những người tham gia vào chương trình này được nhận khoảntrợ cấp ngang bằng với trợ cấp thất nghiệp mà họ có thể được hưởng nhưngkhông ít hơn 240kron/ngày đối với các khóa đào tạo toàn dụng thời gian.Những người khác có thể được nhận mức trợ cấp 103kron/ngày.

Chương trình phát triển các viện nghiên cứu về nhân dụng: Các việnnghiên cứu về nhân dụng và các cơ quan dịch vụ nhân dụng được traonhiệm vụ phối hợp tìm giải pháp cho những người lao động không nghềnghiệp, hoặc có những nghề không phù hợp với nhu cầu của thị trường.Các viện nghiên cứu có đội ngũ cán bộ chuyên môn và các nguồn lực khácđể thực hiện việc đánh giá năng lực làm việc, tính định hướng công việckhả năng thích nghi với chỗ làm việc, của người lao động Một số việnnghiên cứu nhân dụng có kinh nghiệm và chuyên môn tốt trong việc giúpđỡ những người tàn tật hoà nhập vào thị trường lao động Những ngườitham gia vào các chương trình của các viện này được hưởng khoản trợ cấpđào tạo ngang bằng với trợ cấp thất nghiệp.

Trang 30

1.2 Chính sách thị trường lao động chủ động.

Thuỵ Điển là nước có hệ thống các chính sách thị trường lao động chủđộng được đánh giá cao ngay từ thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II.Trong đó, nguyên tắc huy động tinh thần tích cực cá nhân được coi là nềntảng cho chính sách này được thể hiện ở các chương trình đào tạo nhiềuchỗ làm việc, đào tạo và chính sách trợ cấp Cơ sở để thực hiện nhiệm vụnày là nguyên tắc huy động tinh thần tự thân vận động và nâng cao kỹ năngcho người lao động Nói một cách cụ thể là tạo điều kiện cho người laođộng, nhất là những người lao động thất nghiệp, có thể tìm được việc làmmới như: đào tạo hoặc đào tạo lại, giao cho các công việc làm tạm thờihoặc tạo điều kiện cho họ "vừa học vừa làm" chỉ khi nào không thể tìmđược các cơ hội tương tự, mới tìm đến các biện pháp hỗ trợ xã hội.

2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản.

Trong số các nước công nghiệp phát triển hiện nay, Nhật Bản lànước có mức năng suất lao động cao xét cả từ khía cạnh các con số tínhtoán tuyệt đối lẫn từ phía so sánh với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Trong số những yếu tố quan trọng nhất là nêu thành tựu này, người tathường nhấn mạnh tỷ lệ toàn dụng lao động cao, kể cả so với các nướcphát triển ở Châu Âu.

2.1 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Thông thường hoạt động đào tạo được phân chia thành hai loại: đàotạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp Cũng như ở các nước côngnghiệp phát triển khác ở Nhật Bản, dạng đào tạo tại chỗ (vừa học vừa làm)giữ vai trò quan trọng nhất trong các phương pháp đào tạo Loại hình đàotạo này được đặc biệt coi trọng là vì: thứ nhất, đây là dạng đào tạo ít tốnkém nhất, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc của họ; thứhai, hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, cho phép có những điều

Trang 31

chỉnh để đáp ứng nhu cầu, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân Hơnnữa, đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc pháttriển các tri thức và kỹ năng cần biết ngay trong công việc thường nhật củađối tượng được đào tạo.

Giáo dục và đào tạo là vấn đề được Nhà nước Nhật Bản đặc biệt quantâm Điều này thể hiện qua tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong tổng chỉ tiêucủa Chính phủ Ngoài việc dành các khoản chi phí lớn cho giáo dục và đàotạo, ngay sau chiến tranh, Nhật Bản đã tiến hành dân chủ hoá hệ thống giáodục Bên cạnh việc tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc thụhưởng các dịch vụ giáo dục, Chính phủ Nhật Bản còn hướng nhiều nỗ lựcvào việc tạo lập một hệ thống giáo dục mới Nhật Bản đã mở rộng chế độgiáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm trở thành 9 năm trong hệ thốnggiáo dục 12 năm Các trường học phổ thông cũng được tổ chức lại cùng vớihệ thống giáo dục đại học Đặc biệt ở Nhật các trường đại học kỹ thuật hệ 1năm và 2 năm đào tạo các kỹ sư thực hành rất được chú ý phát triển Giáodục phổ cập được ưu tiên bằng việc miễn phí và mở rộng mạng lưới cáctrường lớp trong phạm vi toàn quốc, kể cả ở nơi có rất ít học sinh Mục tiêuquan trọng nhất của chương trình giáo dục phổ cập là đảm bảo trình độ phổthông cho học sinh cả nước.

Vào thời kỳ sau chiến tranh, để có thể tiếp thu được công nghệ tiêntiến của phương Tây và đưa công nghệ mới vào phục vụ cho mục tiêu pháttriển nhanh nền kinh tế đất nước, Nhật Bản đã sử dụng nhiều chính sách,biện pháp khuyến khích khác nhau Một trong các chính sách rất đáng chúý là chính sách "du học tại chỗ" Thực hiện chính sách này, người Nhật đãliên kết với các trường đại học của Mỹ với các nước tiên tiến phương Tâykhác mở chi nhánh đại học tại Nhật, mời giáo viên, sử dụng các chươngtrình, nội dung giảng dạy của các nước đó Kết hợp với điều kiện Nhật Bản.Phương thức này một mặt cho phép các sinh viên Nhật tiếp cận được các tri

Trang 32

thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, mặt khác đảm bảo cho họ không bị thoátly khỏi thực tế phát triển của đất nước mình.

2.2 Chế độ sử dụng lao động thích hợp.

Một đặc điểm nổi bật của thị trường lao động Nhật Bản là tỷ lệ thấtnghiệp hoặc thiếu việc làm trong số các lao động trẻ tương đối thấp TạiNhật Bản rất phổ biến việc người lao động đi làm đôi trong một công ty.Điều này có được là nhờ cách bố trí công việc theo kiểu luân phiên cùng bùgiú đạt được mục tiêu: tạo ra một phạm vi rộng các kỹ năng cho cá nhânngười lao động, đồng thời cho phép các công ty chủ động linh hoạt trongviệc đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi về thành phần tay nghề của laođộng: giúp hình thành một đội ngũ lao động đa ngành, cùng một lúc có thểthực hiện được nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.

ở Nhật Bản còn có một loại hình luân chuyển lao động rất đặc trưngnữa là việc trao đổi lao động giữa các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài vớinhau trên cơ sở các thoả thuận song phương Cách luân chuyển này đượcgọi theo tiếng Nhật là Suykko Về thực chất đây là một dạng biến thiên củathị trường lao động, nơi các công ty đang thừa nhân lực nhượng lại số laođộng dư dôi cho các hãng đang cần người làm các công việc còn trống chỗ.

Khác với các nước phương tây, ở Nhật Bản công đoàn không phải lànhững tổ chức theo ngành dọc, trên phạm vi toàn quốc, mà là các tổ chứcphát triển cộng đồng ủa người lao động trong phạm vi từng xí nghiệp Tuynhiên, đặc điểm khác biệt nhất ở đây là các công đoàn ở Nhật Bản là ngườiđại diện của giới thợ, các tổ chức này luôn duy trì được các mối quan hệmang tính hợp tác với giới chủ và các nhà quản lý.

Việc khuyến khích và tạo động cơ để người lao động làm việc chămchỉ và có hiệu quả là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Nhật Bản, bên cạnhviệc sử dụng các công cụ khuyến khích kinh tế như tăng tiền công và tiềnthưởng, họ còn rất thành công trong việc sử dụng các hệ thống phân bổ, đề

Trang 33

bạt lao động.

3 Kinh nghiệm của nước có nền kinh tế chuyển đổi.

Các cải cách trong thời gian hơn một thập kỷ qua về kinh tế chính trịvà xã hội tại các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ đòi hỏi phải có nhữngthay đổi căn bản Trong đó có vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

3.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Tại nhiều nước Đông Âu có nền kinh tế chuyển đổi, chính sách đàotạo lại tay nghề đã được sử dụng như một trong những chính sách tích cựcnhất đối với việc phát triển nguồn nhân lực Hoạt động đào tạo bao gồm cảbồi dưỡng, nâng cao tay nghề và đào tạo các ngành nghề mới Tại các nướckinh tế thị trường truyền thống hoạt động đào tạo được sử dụng để nângcao tay nghề tăng khả năng di chuyển chỗ làm việc cho công nhân và ngănngừa thất nghiệp cho cơ cấu Còn tại các nước đang chuyển đổi, đào tạođược sử dụng như một biện pháp đối ứng với nhu cầu tức thời của thịtrường lao động do có sự thay đổi trong nhu cầu các ngành nghề mới, dohàng loạt công nhân tại các nhà máy xí nghiệp sẽ không thể tìm kiếm đượcviệc làm trong điều kiện mới nếu không được đào tạo lại.

3.2 Chính sách tạo việc làm.

Tại các nước đang chuyển đổi ở Đông Âu, các biện pháp tạo công ănviệc làm, nhất là các công việc tạm thời, thường được sử dụng giảm nhẹảnh hưởng của nạn mất việc làm hàng loạt khi cơ cấu lại sản xuất Mục tiêuchính của chính sách tạo việc làm là ngăn chặn thất thoát nguồn vốn conngười và phòng ngừa những tác động xấu về mặt xã hội đối với một bộphận lớn dân cư Việc làm có thể được tạo ra không khí trong khu vực Nhànước mà còn ở các khu vực kinh tế tư nhân Các công cụ thường được sửdụng trong khi thực hiện chính sách tạo công ăn việc làm thường là: trợ cấpcho các doanh nghiệp, thực hiện các chương trình việc làm của Nhà nước,

Trang 34

hoặc giúp đỡ những người có thể thành lập các doanh nghiệp mới.

4 Một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

4.1 Xây dựng khung thể chế hữu hiệu.

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quyết định đối với việc thực hiệncác mục tiêu kinh tế xã hội của mọi quốc gia Và vì vậy thường được ưutiên đầu tư và tiến hành trước Để làm được như vậy, các nước đều xácđịnh rõ các mục tiêu cụ thể và theo đó là các chính sách, chương trình thíchhợp, cho dù mức độ các chính sách và chương trình khác nhau, nhưng vềcơ cấu các chương trình này đều nhằm phát huy cao độ sự nỗ lực của cánhân con người trong toàn bộ quá trình lao động, đào tạo Các chính sáchđược xác định trên cơ sở nguyên tắc thị trường với các hình thức thích ứngvới tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp tổ chức đào tạo trongkhung luật pháp, thể chế hữu hiệu.

- Coi trọng giáo dục phổ thông theo giác độ chính trị các kiến thức cơsở để học sinh có thể bước vào một nghề nghiệp nếu không có đủ trình độ,điều kiện hoặc không muốn học tiếp lên đại học Đồng thời chú trọng giáodục đồng bộ "đức, trí, thể, năng" để học sinh có thể trở thành những ngườilao động có kiến thức, kỹ năng, sức khoẻ, đạo đức tốt trong tương lai.

- Coi trọng dạy nghề theo giác độ mở rộng quy mô và nâng cao chấtlượng các cơ sở dạy nghề để có thể thu hút được các học sinh tốt nghiệpphổ thông trung học.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho đấtnước những cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh thực sự có trìnhđộ và kỹ năng tương xứng với bằng cấp.

Trang 35

4.2 Chú trọng áp dụng các loại hình chính sách thị trường lao động chủđộng.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng có rất nhiều loại hình chínhsách thị trường lao động có thể áp dụng, từ những chính sách mang tínhchủ động, khơi dậy tiềm năng và các nỗ lực cá nhân của người lao động(chính sách đào tạo và đào tạo lại kỹ năng, chính sách hỗ trợ thành lậpdoanh nghiệp) đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp, nhất thời cho nhữngngười lao động bị thất nghiệp, hay tạm thời bị mất việc; hoặc các chínhsách khuyến khích, hỗ trợ, đối với chủ sử dụng lao động để họ tạo ra nhiềuviệc làm mới cho người lao động Để có thể thu hẹp dần khoảng cách giữacác hoạt động đào tạo bồi dưỡng tay nghề với nhu cầu hiện có của thịtrường lao động, nhiều biện pháp đã được áp dụng như: xác định rõ ràngcác lĩnh vực, ngành nghề hiện có đang thiếu công nhân, thiếu những ngườicó tay nghề cao; tiêu chuẩn chất lượng được quy định chặt chẽ; có sự phốihợp chặt chẽ hơn trong khi hoạch định giữa chính sách đào tạo bồi dưỡngvà chính sách điều chỉnh cơ cấu nhất là cấp địa phương.

4.3 Phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp nhỏ.

Trước đây, ở Việt Nam, cũng giống như hầu hết các nước thuộc khốiXHCN cũ nhất là các doanh nghiệp kiểu gia đình, các doanh nghiệp theokiểu tự tạo việc làm bị coi là không hợp pháp và vì vậy hầu như không tồntại Trong thời gian gần đây, các nước này chuyển sang hướng kinh tế thịtrường, hình thức công ăn việc làm theo kiểu tự tạo, mang tính chất giađình bắt đầu nảy nở Đại bộ phận các công việc được tạo ra là các côngviệc đòi hỏi kỹ năng thấp, hoặc quy mô kinh doanh nhỏ Nhưng bù vào đó,lại có tính linh hoạt cao để đáp ứng các thay đổi của thị trường.

Việc chú trọng phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, mang tính truyềnthống địa phương, ngoài việc tạo ra các sản phẩm cần thiết xã hội, còn làcách thức tốt để giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều người và rút ngắn

Trang 36

chênh lệch cung cầu lao động trên thị trường.

Qua đây, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệphoá - hiện đại hoá đã được làm rõ, và việc nâng cao chất lượng nguồn nhânlực đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết ở các quốc gia nói chung và ởViệt Nam nói riêng Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực của ViệtNam sẽ được làm rõ ở chương tiếp theo.

Chương II: Thực trạng phát triển nguồn nhân lựcở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay

I Tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.1 Tăng trưởng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực trong những năm vừa qua đã được cảithiện nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội và sự khác biệt giữa các vùng là rất đáng kể Điểm nổi bật vềsố lượng, cơ cấu của dân số Việt Nam là nguồn nhân lực ở cơ cấu trẻ Dânsố Việt Nam thuộc loại có tốc độ tăng tự nhiên cao Quy mô dân số quyếtđịnh quy mô lực lượng lao động, do tỷ lệ dân số trẻ chiếm đại đa số, quymô dân số trong độ tuổi lao động cao, dân số và nguồn nhân lực có cơ cấutrẻ về lâu về dài sẽ là một lợi thế song trước mắt sẽ là bất lợi với nền kinhtế còn kém phát triển như Việt Nam do bình quân số người phải nuôidưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác gây trở ngại trongviệc giải quyết việc làm,gây sức ép quá tải cho hệ thống giáo dục, y tếcũng như các dịch vụ xã hội khác

1.1.Tốc độ tăng lực lượng lao động luôn lớn hơn tốc độ tăng dân số.

Trong 4 thập kỷ, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam đã giảm từ 3.05% xuống1,53% tỷ lệ gia tăng lực lượng lao động giảm từ 3,02% xuống còn 2,66 %

Trang 37

nhưng tỷ lệ tăng lao động vẫn cao hơn tỷ lệ tăng dân số Năm 2001, nguồnnhân lực trong độ tuổi lao động ở nước ta cao hơn 45,7 triệu người, trongđó khu vực nông thôn gần 34,4 triệu người, khu vực thành thị 12,3 triệungười; con số này của năm 2004 tương ứng là 51,34 triệu người; 36,92triệu người và 14,42 triệu người Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởngnguồn nhân lực bình quân hàng năm tăng khoảng 2,8% Tiềm năngquy mônguồn nhân lực lớn, hàng năm có khoảng 1,78 triệu người bước vào tuổilao động đang tạo ra sức ép về đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm chongười lao động Tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực cao của nước ta cónguồn gốc từ cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ tăng dân số cao từ các thời kỳ trước.Theo dự báo của tổng cục thống kê thì dân số trong độ tuổi lao động ởnước ta năm 2006 đạt 53,2 triệu người, chiếm 63,09% dân số, đến năm2010 đạt trên 57,4 triệu người chiếm 64,65% dân số Mức tăng dân số trongđộ tuổi lao động bình quân các năm 2006-2010 là 1,092 triệu người/năm,hoặc bình quân tăng 2%/năm.

Biểu 1: Tương quan tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ tăng lực lượng lao động

T ỷ lệ tăng dân số T ỷ lệ tăng lựclượng lao động

(Nguồn: Viện chiến lược và phát triển - Bộ kế hoạch và đầu tư)

Tốc độ tăng nguồn lao động là lớn, kể cả so với một số nước Đông Nam

Á có các điều kiện về dân số và mức phát triển gần với Việt Nam (thí dụ: mứctăng nguồn lao động trung bình/năm trong cũng khoảng thời gian của Thái Lan

Trang 38

là 2,1% của Trung Quốc là 1,5%, Hàn Quốc 2,3%, Inđonêxia 2,2%, các nướcĐông Á - Thái Bình Dương là 1,8%, các nước Châu Âu 0,8%).

Trong nguồn nhân lực, số người trong nhóm tuổi 15-44 tuổi chiếm 79,44%trong đó số từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 29,25% đây là nhóm cónhiều ưu thế Có sức khoẻ tốt, có trình độ văn hoá cao (số năm đi học bìnhquân là 9,5-9,7 năm) tiếp thu nhanh những kiến thức mới, tính c ơ động caolà một lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũngnhư mỗi vùng Tuy nhiên, họ ít được đào tạo về nghề nghiệp, khả năng tạoviệc làm cho họ bị hạn chế nên số trẻ chưa được phát huy Số lao độngtrong nhóm tuổi 15-24, 25-34 những năm qua có xu hướng giảm dần, laođộng trong nhóm tuổi 35-44, 44-54 có xu hướng tăng dần Xu hướng nàycho thấy ngoài nhu cầu đào tạo mới, còn có nhu cầu đào tạo và bồi dưỡnglực lượng lao động tuổi trung niên.

Trang 39

Bảng 1: Biến đổi cơ cấu tuổi của dân số trong độ tuổi lao động

(Nguồn:Bộ kế hoạch Đầu tư)

2.Cơ cấu nguồn nhân lực.

2.1.Theo ngành kinh tế quốc dân

Lao động làm việc trong khu vực nông - lâm ngư nghiệp còn lớn về sốlượng và tỷ trọng Hiện trạng lao động làm việc trong 3 khu vực (bảng 8).

Bảng 2: Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tếng l m vi c chia theo nhóm ng nh kinh tàm việc chia theo nhóm ngành kinh tế ệc chia theo nhóm ngành kinh tế àm việc chia theo nhóm ngành kinh tế ế

Số lượng

(1000 người)Tỷ lệ (%)

Số lượng(1000 người)

Tỷ lệ(%)

Trang 40

và tỷ trọng làm việc ở khu vực II và khu vực III; giảm ở khu vực II So vớinăm 2004, lao động làm việc ở khu vực I là 24677 ngàn người, tỷ lệ là56,8%, giảm 1,12% khu vực II là 7.764,6 ngàn người, tỷ lệ 17,9% tăng0,52% và khu vực III là 10010 ngàn người, tỷ lệ là 25,3% tăng 0,6% Giaiđoạn (2000-2005) bình quân hàng năm, tỷ lệ lao động khu vực, giảm 1,2%khu vực II tăng 1% và khu vực III tăng 0,2%.

Nếu lấy tiêu chí: tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I thấp, khu vực IIvà khu vực III cao hơn so với cơ cấu 3 khu vực của cả nước thì vùng cơ cấulao động tiến bộ nhất là Đông Nam Bộ (27,8%; 30,9% và 41,3%); tiếp đếnlà Duyên hải Nam Trung Bộ (50,8%, 21,8% và 27,4%) và Đồng Bằng SôngHồng 52,8%; 22,2% và 25%); vùng có cơ cấu lạc hậu nhất là Tây Bắc(84,9%, 5,2% và 9,9%) và Tây Nguyên (72,9%, 8,1% và 19%) Các vùngkhác đang ở dưới mức trung bình của cả nước.

2.2.Lao động làm việc theo loại hình kinh tế.

Lao động làm việc trong cả 3 khu vực: nhà nước, ngoài nhà nước vàcó vốn đầu tư nước ngoài đều tăng với quy mô và tốc dộ khác nhau: trongtổng số lao động có việc làm cả nước, lao động trong khu vực nhà nước có2,973 triệu người năm1996, tăng lên 4,103 triệu người năm 2003; với tốcđộ tăng trung bình hàng năm là 4,81%; đến năm 2005 đã là 4,413 triệungười, tăng 72,6 ngàn người so với năm 2004; khu vực ngoài nhà nước có31 triệu người năm 1996 tăng lên 34,952 triệu người năm 2003, với tốc độtăng trung bình hàng năm là 0,91%; đến năm 2005 thì con số tuyệt đối đã là38, 3556 triệu người; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không cónăm 1996 tăng lên 0,53 triệu người năm 2003, với tốc độ tăng trung bìnhnăm là 20,18% và đến năm 2005 đã là 0,6879 triệu người.

Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phầnkinh tế diễn ra chậm Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nhà nước chỉ tăngtừ 8,75% năm 1996 lên 10,15% năm 2005 như vậy lại giảm so với năm

Ngày đăng: 06/12/2012, 11:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2 Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế (Trang 39)
Bảng 1: Biến đổi cơcấu tuổi của dân số trong độ tuổi lao động - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1 Biến đổi cơcấu tuổi của dân số trong độ tuổi lao động (Trang 39)
Bảng 3: Số lượng và cơcấu lao động có việclàm chia theo thành phần kinh tế 1996-2005 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3 Số lượng và cơcấu lao động có việclàm chia theo thành phần kinh tế 1996-2005 (Trang 41)
Bảng 4: Kết quả điều tra học sinh nam 15 tuổi (1990) - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 4 Kết quả điều tra học sinh nam 15 tuổi (1990) (Trang 43)
Bảng 5: Cơcấu lựclượng lao động chia theo trìnhđộ văn hoá phổ thông và khu vực thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2003 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 5 Cơcấu lựclượng lao động chia theo trìnhđộ văn hoá phổ thông và khu vực thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2003 (Trang 45)
Bảng 6: Cơcấu trìnhđộ văn hoá phổ thông của lựclượng lao động - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 6 Cơcấu trìnhđộ văn hoá phổ thông của lựclượng lao động (Trang 47)
Bảng 7: Lựclượng lao động chia theo giới tính khu vực thành thị nông thôn và vùng lãnh thổ - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 7 Lựclượng lao động chia theo giới tính khu vực thành thị nông thôn và vùng lãnh thổ (Trang 49)
CĐ, ĐH trở lên - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
tr ở lên (Trang 50)
Bảng 8: Cơcấu lựclượng lao động chia theo trìnhđộ CMKT và vùng lãnh thổ - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 8 Cơcấu lựclượng lao động chia theo trìnhđộ CMKT và vùng lãnh thổ (Trang 50)
Bảng 9: Cấu trúc lựclượng lao động đã qua đào tạo chia theo  cấp độ đào tạo - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 9 Cấu trúc lựclượng lao động đã qua đào tạo chia theo cấp độ đào tạo (Trang 52)
Bảng 10. Số lượng và cơcấu nguồn nhân lực theo trạng thái hoạt động - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 10. Số lượng và cơcấu nguồn nhân lực theo trạng thái hoạt động (Trang 77)
Bảng 11.Tổng lựclượng lao động có nhu cầu giải quyết việclàm trên các vùng. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 11. Tổng lựclượng lao động có nhu cầu giải quyết việclàm trên các vùng (Trang 78)
2005 2010 2020 Nhịp tăng bình quân 2005-2000 2010/2000 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
2005 2010 2020 Nhịp tăng bình quân 2005-2000 2010/2000 (Trang 78)
Bảng 12: Nhu cầu và chuyển dịch cơcấu việclàm - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Bảng 12 Nhu cầu và chuyển dịch cơcấu việclàm (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w