1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu

76 852 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 898,5 KB

Nội dung

ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn do tôi làm theo định hướng của giáo viên hướng dẫn, không sao chép của người khác

Các phần trích lục các tài liệu tham khảo đã được chỉ ra trong luận văn Nếu có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây lý thuyết điều khiển hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế trong đó có điều khiển thích nghi Đặc biệt là điều khiển thích nghi cho các hệ phi tuyến Trong quá trình mô tả người ta thường đưa ra các giả thiết như bỏ qua khâu động khó mô hình hoặc coi tham số không đổi theo thời gian Tuy nhiên trong thực tế các giả thiết đó không đáp ứng được, vì vậy hệ điều khiển thích nghi (ĐKTN) là không bền vững Để ứng dụng ĐKTN điều khiển các hệ thực trong thực tế, việc nâng cao tính bền vững cho hệ ĐKTN là một yêu cầu rất cần thiết

Với nội dung “ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng

cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu” Luận văn của tôi gồm

Sau một thời gian được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS

Nguyễn Văn Vỵ, đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn

và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy cũng như hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Bộ môn Tự động hoá cũng như các thầy cô, các anh, chị công tác tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực hiện luận văn

Học viên: Nguyễn Tiến Dũng

Trang 3

Mục lục

Phụ bìa

Chương 1: Tổng quan về hệ điều khiển thích nghi bền vững 11 1.1 Những vấn đề chung về điều khiển thích nghi 11

1.1.4 Những tồn tại của hệ ĐKTN và hướng giải quyết 21 1.2 Những vấn đề chung về hệ điều khiển bền vững 24

1.2.3 Điều khiển bền vững đối với hệ phi tuyến 32

Trang 4

2.4 Kết luận của chương 2 51

Chương 3 Tổng hợp hệ ĐKTNBV nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu

52

Trang 5

Danh mục chữ viết tắt trong luận văn

ĐKTNBV Điều khiển thích nghi bền vững

MRAC Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu STR Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh

DSTR Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh trực tiếp ISTR Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh gián tiếp

Trang 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Mục tiêu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu, ứng dụng hệ điều khiển thích nghi bền vững điều khiển hệ phi tuyến nói chung và hệ truyền động quấn băng vật liệu nói riêng, thoả mãn tính thích nghi đối với sự thay đổi các tham số theo thời gian và bền vững đối với sai lệch của mô hình và nhiễu Mục tiêu của luận văn là xây dựng hệ điều khiển thích nghi bền vững sau đó ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi và bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu

2 Tính cần thiết của luận văn

Đối với các hệ tuyến tính, ĐKTN nói chung là thoả mãn được các yêu cầu đặt ra về chất lượng điều chỉnh Nhưng các hệ thống cần được điều khiển trong thực tế đều là các hệ phi tuyến có chứa các tham số không biết trước và thay đổi theo thời gian, về cấu trúc đối tượng có phần động học không thể hoặc rất khó mô hình hoá Ngoài ra trong quá trình làm việc hệ còn chịu nhiễu tác động

Vì vậy khi thiết kế hệ điều khiển thích nghi cho hệ phi tuyến thường phải chấp nhận các giả thiết sau:

- Đối tượng không có phần tử không mô hình hoá được - Các tham số chưa biết không biến thiên theo thời gian - Trong qua trình làm việc hệ không chịu nhiễu tác động

Trong thực tế các giả thiết trên là không thể thoả mãn vì trong quá trình làm việc hệ luôn chịu tác động của nhiễu, mô hình có phần không mô hình hoá được, sai số trong việc xác định tín hiệu vào ra Vì vậy sử dụng hệ ĐKTN cho đối tượng này hệ sẽ không bền vững

Như vậy ngoài các ưu điểm mà hệ ĐKTN có được thì nhược điểm cơ bản

Trang 7

của ĐKTN là không bền vững khi điều khiển các đối tượng phi tuyến và chịu nhiễu tác động

Để hệ ĐKTN được ứng dụng vào hệ điều khiển quấn băng vật liệu, cần phải tìm những biện pháp hạn chế các nhược điểm trên Vì lý do trên, việc nghiên cứu nâng cao tính bền vững của hệ ĐKTN cho hệ điều khiển quấn băng vật liệu là rất cần thiết và cần tập trung nghiên cứu

3 Nội dung của luận văn

Hệ điều khiển thích nghi điển hình bao gồm hai phần chính: luật điều khiển và luật thích nghi (luật đánh giá tham số) Bài toán nâng cao tính bền vững của hệ điều khiển thích nghi cũng đi theo hai hướng sau:

- Hướng 1: Tìm các bộ đánh giá tham số đặc biệt (luật thích nghi bền vững) để đạt được tính bền vững của hệ

- Hướng 2: Tìm các luật điều khiển bền vững để ứng dụng vào tổng hợp sơ đồ điều khiển thích nghi

Luận văn tập trung giải quyết theo hướng sử dụng các luật thích nghi bền vững để ứng dụng cho các sơ đồ thích nghi với các luật điều khiển thông thường, sau đó ứng dụng nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu

Luật điều khiển sử dụng trong luận văn là: Điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu Bộ đánh giá tham số sử dụng thuật toán nhận dạng bình phương tối thiểu với phương pháp chiếu

Với mục tiêu đặt ra, nội dung luận văn bao gồm các chương sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ điều khiển thích nghi bền vững

Nội dung của chương tập trung vào nghiên cứu những đặc điểm chung nhất của ĐKTN và đi sâu phân tích những tồn tại của ĐKTN và xác định hướng nghiên cứu Tìm hiểu về độ bất định của các hệ phi tuyến; các dạng sai lệch và phương pháp mô tả; Khái niệm về Điều khiển bền vững sau đó đi tìm hiểu hệ điều khiển thích nghi bền vững

Trang 8

Chương 2: Hệ điều khiển thích nghi bền vững

Nội dung của chương tập trung nghiên cứu những luật điều khiển thích nghi bền vững; Tìm hiểu hệ điều khiển thích nghi bền vững từ đó lựa chọn phương pháp điều khiển cho hệ thống quấn băng vật liệu: Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu

Chương 3: Tổng hợp hệ điều khiển thích nghi bền vũng nâng cao chất

lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu Nội dung của chương gồm:

- Chọn đối tượng điều khiển; - Mô tả đối tượng (cả hệ); - Tổng hợp hệ ;

- Mô phỏng để kiểm tra đánh giá chất lượng của hệ

Trang 9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI BỀN VỮNG

1.1.1 Lịch sử phát triển hệ ĐKTN

Trong các hệ điều khiển tự động truyền thống, các mạch phản hồi thường sử dụng để nâng cao chất lượng điều chỉnh hệ thống Các hệ điều khiển loại này có nhược điểm khó khắc phục là trong quá trình làm việc vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống như môi trường làm việc liên tục bị thay đổi, đồng thời bản thân tham số của hệ cũng bất định, trong quá trình làm việc hệ luôn chịu tác động của nhiễu, dẫn tới chất lượng ra của hệ không đáp ứng được đối với hệ đòi hỏi chất lượng cao

Điều khiển thích nghi (ĐKTN) ra đời đã khắc phục các nhược điểm của các hệ điều khiển tự động truyền thống Trong ĐKTN cấu trúc và tham số của bộ điều khiển có thể thay đổi nên chất lượng ra của hệ được đảm bảo theo các chỉ tiêu đã định khi các tham số của hệ thay đổi

Ban đầu điều khiển thích nghi (ĐKTN) ra đời là do nhu cầu về hoàn thiện các hệ thống điều khiển máy bay Do đặc điểm của quá trình điều khiển máy bay có nhiều thông số biến đổi và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ổn định quỹ đạo bay, tốc độ bay Năm 1958 trên cơ sở lý thuyết về chuyển động của Boocman, lý thuyết điều khiển tối ưu hệ ĐKTN ra đời Ngay sau khi ra đời lý thuyết này đã được hoàn thiện nhưng chưa được ứng dụng vì số lượng tính toán quá lớn mà chưa dụng điều kiện giải quyết được

Hệ ĐKTN có mô hình mẫu (MRAC - Model Reference Adative Control) đã được Whitaker đề xuất khi giải quyết vấn đề điều khiển lái tự động máy bay năm 1958 Phương pháp độ nhạy và luật MIT đã được dùng để thiết kế luật thích nghi với mục đích đánh giá các thông số không biết trước trong sơ đồ MRAC Thời gian đó việc điều khiển các chuyến bay do còn tồn tại nhiều hạn chế như thiếu phương tiện tính toán, xử lý tín hiệu và lý thuyết cũng chưa

Trang 10

thật hoàn thiện, đồng thời những chuyến bay thí nghiệm bị tai nạn làm cho việc nghiên cứu về lý thuyết điều khiển thích nghi bị lắng xuống vào cuối thập kỷ 50 và đầu năm 1960

Thập kỷ 60 là thời kỳ quan trọng nhất trong việc phát triển các lý thuyết tự động, đặc biệt là lý thuyết ĐKTN Kỹ thuật không gian trạng thái và lý thuyết ổn định dựa theo luật Lyapunop đã được phát triển Một loạt các lý thuyết như : Điều khiển đối ngẫu, điều khiển ngẫu nhiên, nhận dạng hệ thống, đánh giá thông số ra đời cho phép tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý thuyết ĐKTN Năm 1966 Park và các đồng nghiệp đã tìm được phương pháp mới để tính toán lại luật thích nghi sử dụng luật MIT ứng dụng vào các sơ đồ MRAC của những năm 50 bằng cách ứng dụng lý thuyết ổn định của Lyapunop

Tiến bộ của lý thuyết điều khiển những năm 60 cho phép nâng cao hiểu biết về ĐKTN và đóng góp nhiều vào đổi mới lĩnh vực này Những năm 70 sự phát triển của kỹ thuật điện tử và máy tính đã tạo ra khả năng ứng dụng lý thuyết này vào thực tế Các hệ ĐKTN đã được ứng dụng vào điều khiển các hệ thống phức tạp

Đầu năm 1979 người ta chỉ ra rằng những sơ đồ MARC của thập kỷ 70 dễ mất ổn định do nhiễu tác động Tính bền vững trong ĐKTN trở thành mục tiêu tập trung nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 1980 Người ta xuất bản nhiều tài liệu về độ không ổn định do các khâu động học không mô hình hoá được hoặc do nhiễu tác động vào hệ thống

Trong những năm 80 nhiều thiết kế đã được cải tiến, dẫn đến ra đời lý thuyết ĐKTN bền vững Một hệ ĐKTN được gọi là bền vững nếu như nó đảm bảo chất lượng ra cho một lớp đối tượng trong đó có đối tượng đang xét và trong quá trình làm việc hệ chịu nhiễu tác động Cuối thập kỷ 80 có các công trình nghiên cứu về hệ ĐKTN bền vững, đặc biệt là MARC cho các đối tượng có thông số biến thiên theo thời gian tuyến tính

Trang 11

Các nghiên cứu của những năm 90 tập trung vào đánh giá kết quả của nghiên cứu những năm 80 và nghiên cứu các lớp đối tượng phi tuyến có tham số bất định Những cố gắng này đã đưa ra một lớp sơ đồ MARC xuất phát từ lý thuyết hệ thống phi tuyến

Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện, điện tử, máy tính cho phép giải được những bài toán đó một cách thuận lợi nên hệ thống ĐKTNBV đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế

1.1.2 Khái niệm chung vê điều khiển thích nghi

Điều khiển thích nghi là hệ điều khiển tự động mà cấu trúc và tham số của bộ điều khiển có thể thay đổi theo sự biến thiên thông số của hệ sao cho chất lượng ra của hệ đảm bảo các chỉ tiêu đã định trước

Cấu trúc tổng quát của hệ ĐKTN được mô tả trên (Hình1.1-1) Hệ gồm 2 khối sau:

Khối 1: Phần cơ bản của hệ điều khiển Khối 2: Phần điều khiển thích nghi

1

y + -

Hình 1- 1: Cấu trúc chung của hệ điều khiển thích nghi

Trang 12

+ Thiết bị điều khiển: R

Khâu nhận dạng có nhiệm vụ đánh giá các biến đổi của hệ thống do tác dụng của nhiễu và các yếu tố khác Kết quả nhận dạng được đưa vào thiết bị tính toán Kết quả tính toán được đưa vào cơ cấu thích nghi để điều chỉnh các thông số bộ điều khiển nhằm đảm bảo chất lượng của hệ như mong muốn

Các hệ điều khiển thích nghi có thể chia thành 2 nhóm chính: + Hệ điều khiển thích nghi trực tiếp (có mô hình mẫu)

+ Hệ điều khiển thích nghi gián tiếp (có mô hình ẩn)

Trong hệ điều khiển thích nghi trực tiếp các thông số của bộ điều chỉnh sẽ được hiệu chỉnh trong thời gian thực theo giá trị sai số giữa đặc tính mong muốn và đặc tính thực

Trong hệ ĐKTN gián tiếp việc điều chỉnh thông số của bộ điều khiển được điều khiển qua 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Đánh giá thông số của mô hình đối tượng

+ Giai đoạn 2: Trên cơ sở đánh giá các thông số của đối tượng, ta tiến hành tính toán các thông số của bộ điều khiển Đặc điểm chung cho cả ĐKTN trực tiếp và gián tiếp là đều dựa trên giả thuyết tồn tại một bộ điều khiển đảm bảo có đầy đủ các đặc tính mong muốn đặt ra, vì vậy vai trò của ĐKTN chỉ giới hạn ở chỗ là chọn giá trị thích hợp của bộ điều khiển tương ứng với các trạng thái làm việc của đối tượng

Trang 13

Hệ điều khiển thích nghi có 3 sơ đồ chính sau đây: - Hệ điều khiển thích nghi điều chỉnh hệ số khuếch đại; - Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu;

- Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh (STR)

1.1.2.1 Hệ điều khiển thích nghi điều chỉnh hệ số khuếch đại

Đây là sơ đồ được xây dựng theo nguyên tắc của mạch phản hồi và bộ điều khiển có thể thay đổi thông số bằng bộ điều chỉnh hệ số khuếch đại

Đặc điểm của nó có thể làm giảm ảnh hưởng của sự biến thiên thông số

1.1.2.2 Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu

u

Mô hình mẫu

Bộ điều khiển đối tượng

Cơ cấu thích nghi

+

Hình 1-3: Sơ đồ cấu trúc hệ ĐKTN theo mô hình mẫu MRAC

- e(t)

Hình 1-2: Hệ ĐKTN điều chỉnh hệ số khuếch đại

Bộ điều chỉnh hệ số khuếch đại

Đối tượng

u

YSYm

- Bộ điều khiển

Trang 14

Tín hiệu vào của mạch vòng thích nghi là sai lệch của tín hiệu của mô hình mẫu và của đối tượng Mô hình mẫu được chọn sao cho đặc tính của mô hình mẫu là đặc tính mong muốn Mô hình mẫu chọn càng sát đối tượng thì kết quả điều khiển càng chính xác

Cơ cấu thích nghi có nhiệm vụ hiệu chỉnh sao cho sai số e(t) = ym- ys tiến về 0 và hệ ổn định

Tham số điều khiển là sai số giữa tín hiệu của mô hình mẫu và tín hiệu ra của đối tượng Luật thích nghi thường được xác định bằng phương pháp Gradien, lý thuyết ổn định Lyapunov hoặc lý thuyết ổn định tuyệt đối của Pôpôp và nguyên lý dương động để hệ hội tụ và sai số là nhỏ nhất

1.1.2.3 Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh (STR)

Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh được xây dựng chủ yếu cho hệ gián đoạn, STR là hệ rất mềm dẻo Tuỳ theo việc lựa chọn luật đánh giá và luật điều khiển mà ta có nhiều STR khác nhau

Dựa vào thuật toán cập nhật tham số ta chia STR thành 2 loại chính: STR trực tiếp (DSTR) và STR gián tiếp (ISTR)

* Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh gián tiếp - ISTR

ISTR là hệ tường minh vì các tham số được đánh giá on-line trên mô hình của đối tượng và dùng để tính toán lại các tham số của bộ điều khiển Sơ đồ ISTR trên hình (1- 4)

Gọi θ là véc tơ giá trị đánh giá của đối tượng, θC là véc tơ giá trị đánh giá tham số của bộ điều khiển, P(θ) là mô hình tham số hoá của đối tượng Bộ đánh giá tham số online xác định tham số đánh giá tại mỗi thời điểm t là θ (t) dùng để tính toán lại bộ điều khiển như là tham số thật của đối tượng thông qua giải phương trình đại số: θC(t) = F(θ (t)) tại thời điểm t

Do đó bộ điều khiển có luật C(θC(t)) để điều khiển đối tượng như trường hợp tham số của nó đã biết

Trang 15

Như vậy tham số của đối tượng được biết gián tiếp thông qua việc giải phương trình đại số nên được gọi là ISTR

* Hệ điều khiển thích nghi tự chỉnh trực tiếp DSTR

Trong hệ DSTR (Hình1-5) các tham số của mô hình P(θC) được biểu diễn theo tham số của đối tượng sao cho thoả mãn các yêu cầu chất lượng

Khi đó mô hình được tham số hoá dạng Pc(θC) và bộ đánh giá online đánh giá các giá trị của véc tơ tham số θC là θC(t) tại từng thời điểm và giá trị này dùng để cập nhật lại tham số bộ điều khiển theo thời gian thực

Như vậy tham số của bộ điều khiển được tính toán trực tiếp không phải qua giải phương trình Vì vậy mà DSTR là kiểu đánh giá mô hình đối tượng không tường minh

* Hệ thích nghi tự chỉnh lai:

Kết hợp 2 phương pháp trên ta có hệ tự chỉnh thích nghi lai, tức là cùng lúc ta đánh giá cả tham số bộ điều khiển và tham số đối tượng nhằm tránh giải phương trình đại số Đây là hệ thích nghi tự chỉnh nhằm kết hợp ưu điểm của cả hai hệ trên

Trang 16

1.1.3.Hệ đktn theo mô hình mẫu MRAC (Model Reference Adaptive Control)

MRAC xuất phát từ phương pháp điều khiển theo mô hình mẫu, trong phương pháp điều khiển theo mô hình mẫu véc tơ tham số của bộ điều khiển θC

* được tính dựa vào véc tơ tham số của đối tượng θ*

, nếu ta không biết véc tơ tham số của đối tượng θ*

thì ta không thể tính được véc tơ tham số của bộ điều khiển θC

*trong luật điều khiển bằng véc tơ thông số đánh giá θC , từ đó phương pháp điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu ra đời

Tuỳ theo cách thu được véctơ θ(t), MRAC có hai phương pháp: + Phương pháp điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu trực tiếp; + Phương pháp điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu gián tiếp

1.1.3.1 Phương pháp MRAC trực tiếp

Với phương pháp MRAC trực tiếp, thông số của bộ điều khiển θC(t) được

xác định theo yêu cầu về chất lượng của đối tượng điều khiển và biểu diễn dưới dạng tham số trong mô hình đối tượng điều khiển:

GS(p, θ*)  GS(p, θC*

)

Tại mỗi thời điểm bộ đánh giá sẽ tính trực tiếp θC*

(t) từ tín hiệu vào uS(t) và tín hiệu ra yS(t) của đối tượng điều khiển Thông số θC

(t) sẽ được sử dụng để tính toán các thông số của bộ điều khiển θC(t)

Trang 17

Trong phương pháp MRAC trực tiếp véctơ θC(t) được điều chỉnh trực tiếp mà không phải qua quá trình đánh giá thông số của đối tượng thực

Như vậy vấn đề cơ bản của MRAC trực tiếp là chọn luật điều khiển C(θC(t)) và thuật toán của bộ đánh giá θC(t) sao cho thoả mãn yêu cầu chất lượng của hệ thống điều khiển

1.1.3.2 Phương pháp MRAC gián tiếp

Trong phương pháp này mô hình đối tượng được xây dựng với véc tơ tham số θ*chưa xác định nào đó Tại mỗi thời điểm ứng với mỗi tín hiệu vào u(t) và tín hiệu ra yS(t) bộ đánh giá thông số làm việc sẽ cho ra giá trị θ(t) ứng với θ*

và được coi là giá trị đúng với đối tượng tại thời điểm đó và sử dụng giá trị đó để tính toán các thông số bộ điều khiển θC(t) nhờ giải phương trình:

θC(t) = F(θ (t))

Trong MRAC gián tiếp các thông số của đối tượng được nhận biết trong quá trình làm việc và được sử dụng để tính toán các thông số của bộ điều khiển

Luật điều khiển C(θC(t)) được xây dựng ở mỗi thời điểm phải thoả mãn các chỉ tiêu của hệ ứng với mô hình đánh giá của đối tượng GS(p,θ *

(t)) Như vậy vấn đề chính của MRAC gián tiếp là chọn luật điều khiển C(θC(t)) và bộ

u

Mô hình mẫu WM(S)

Bộ điều khiển C(θc) đối tượng Gs(P, θ) >Gs(P, θ *C) Bộ Xác đinh tham số làm

việc θc*

y_ +

Hình 1-6: Sơ đồ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu trực tiếp

Trang 18

đánh giá các tham số θ(t), sao cho C(θC(t)) đáp ứng được các yêu cầu của mô hình đối tượng GS(θ*

) với θ*chưa xác định

Hệ MRAC có thể như một hệ bám thích nghi, trong đó đặc tính mong muốn được tạo ra từ mô hình mẫu Mô hình mẫu là một mô hình toán học được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn đặt trước Việc so sánh giữa tín hiệu đặt trước với tín hiệu đầu ra của hệ, chính là sự so sánh giữa tín hiệu ra của mô hình mẫu với tín hiệu ra của quá trình

Mô hình mẫu được mô tả bởi phương trình:

Xm = AmXm + BmU (1.1-1) Ym = C.Xm

Hệ thống được mô tả bởi phương trình

Xs = As(t).Xs + Bs(t).U (1.1-2) Ys = C.Xs

Bộ điều khiển C(θc)

đối tượng

Bộ xác định tham số làm việc θc*

Ys_ +

Bộ tính toán

θC(t) = F[θ(t)]

Trang 19

As(t), Bs(t) : Là các ma trận biến thiên theo thời gian do tác động của nhiễu bên ngoài hoặc bên trong hệ thống

Ym, Ys : Là các véctơ tín hiệu ra của mô hình và của hệ thống Sai lệch tín hiệu ra là: TM

= Ym - Ys = C.e (1.1-3) Trong đó:

e = Xm - Xs: Là sai số tổng quát (1.1-4) Tiêu chuẩn tối ưu ở đây có thể xem như một hàm:

IP = F(, C, t, aim, ais) (1.1-5) Trong đó: aim, ais là các thông số của mô hình và của quá trình

Mục tiêu cơ cấu thích nghi ở đây là điều chỉnh thông số nào đó sao cho hệ thống mô hình có sai lệch nhỏ nhất

Các luật thích nghi và bộ điều khiển được phân tích và thiết kế trên cơ sở đối tượng không có nhiễu tác động và các động học đều có thể mô hình hoá được Song trong thực tế các sơ đồ thực hiện trên các thiết bị thực thường khác với các mô hình lý tưởng Các đối tượng trong thực tế có thể được giới hạn kích thước (số chiều), tính phi tuyến, số đầu vào và đầu ra Đặc tính của

Trang 20

nó có thể sai khác bởi các nhiễu trong và nhiễu ngoài tác động vào Sự khác nhau giữa mô hình thay thế và mô hình thực sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ Vì vậy mà đặc tính của mô hình lý tưởng không thể áp dụng cho mô hình thực

Khi thiết kế hệ ĐKTN cho hệ thực phải chấp nhận các giả thiết sau: - Đối tượng trong quá trình làm việc không chịu tác động của nhiễu - Không có phần tử không mô hình hoá được

- Các tham số không biết không thay đổi theo thời gian Trong thực tế các giả thiết trên là khó có thể thoả mãn được

Như vậy khi xét đến nhiễu, đến sai số mô hình và sai số trong việc xác định tín hiệu vào ra của đối tượng thì hệ ĐKTN không còn bền vững nữa, đặc biệt khi hệ nằm ở biên giới ổn định

Một số trường hợp dẫn đến mất ổn định thường gặp trong thực tế là:

1.1.4.1 Hiện tượng trôi tham số

Xét đối tượng có đầu ra là y(t) bị tác động bởi nhiễu giới hạn chưa biết d(t) Mô tả toán học của đối tượng là: Y(t) = θ*

u(t)+d(t) Trong trường hợp d(t) = 0, luật đánh giá tham số là θ* = ε1γu ; ε1 = y-θu

Trong đó θ là đánh giá trực tuyến của θ*

, chứng minh được rằng θ bị chặn và lúc này ε1→ 0 khi t →∞ hệ sẽ ổn định

Tuy nhiên khi d(t) ≠ 0 thì tham số đánh giá có thể xảy ra θ→∞ khi t→∞ Người ta gọi hiện tượng không ổn định này là hiện tượng trôi tham số

1.1.4.2 Mất ổn định do hệ số lớn

Xét đối tượng có hàm truyền bậc hai

Trong đó: µ là số dương nhỏ đại diện cho các hằng số nhỏ trong hệ thống

Trang 21

Đây là đối tượng có hàm truyền bậc 2 nên ta có thể giảm bậc và bỏ qua µ

là giá trị đầu khi µ = 0

Từ (1.1-7) ta có: y = G[1+∆m(s)]u Trong đó :

Biểu thức này có thể biểu diễn bằng phương trình trạng thái X. = ax+z-u

x biểu thị trạng thái khi µ = 0

Sau khi có mô hình đã giảm bậc ta dùng làm cơ sở để thiết kế bộ điều khiển trên đối tượng đơn giản nhưng thực tế là làm việc với hệ thực bậc 2 có µ > 0 Luật thích nghi có thể tạo ra hệ số phản hồi lớn, kích thích các động học không có cấu trúc và dẫn đến sự mất ổn định

1.1.4.3 Mất ổn định do tốc độ thích nghi nhanh

Khi tốc độ thích nghi tăng lên thì các đặc tính động học không có mô hình bị kích thích tăng lên ảnh hưởng của các động học không cấu trúc sẽ gây ra trạng thái ký sinh lớn có tác dụng như là nhiễu làm cho hệ mất ổn định

Trang 22

* Hướng giải quyết

Để có thể ứng dụng điều khiển thích nghi vào điều khiển các hệ thực cần tìm biện pháp nâng cao tính bền vững của hệ bằng điều khiển thích nghi bền vững kết hợp với các hướng sau:

- Sử dụng luật điều khiển thông thường kết hợp với bộ đánh giá bền vững;

- Sử dụng luật điều khiển bền vững

1.2.1 Định nghĩa

- Định nghĩa 1: Một hệ thống được gọi là bền vững nếu chất lượng E của hệ thống không những thoả mãn cho riêng mô hình đối tượng đang xét G0(p) mà cho một lớp các mô hình đối tượng G(p) trong đó có đối tượng G0(p) Hoặc cho cả một lớp các mô hình các sai lệch D so với G0(p)

- Định nghĩa 2: Một bộ điều khiển R(p) được gọi là bền vững nếu nó làm cho hệ thống bền vững với chất lượng E cho một lớp các mô hình đối tượng G Hoặc cho một lớp các mô hình có sai lệch D so với đối tượng

1.2.2 Mô hình mô tả hệ phi tuyến

Khi thiết kế hệ thống điều khiển, nhiệm vụ đầu tiên là tìm mô hình toán học của đối tượng Xây dựng được mô hình toán học mô tả đầy đủ, chính xác đối tượng là một nhiệm vụ khó khăn, thậm chí tìm được mô hình mô tả chính xác đối tượng thì sẽ rất phức tạp, thường là có bậc cao dẫn đến bộ điều khiển quá phức tạp không thể thực hiện được

Để nâng cao tính bền vững của hệ khi thiết kế bộ điều khiển ta cần phải phân loại và nghiên cứu các đặc tính không xác định của đối tượng từ đó tìm cách mô tả chúng Khi các sai lệch của mô hình đối tượng được mô tả bằng một vài dạng toán học nào đó thì có thể sử dụng chúng để phân tích tính bền

Trang 23

vững của bộ điều khiển khi thiết kế cho mô hình đơn giản hoá của đối tượng trong thực tế

Đặc điểm cơ bản của hệ phi tuyến là đặc tính của đối tượng khó xác định chính xác và đặc tính này không bền vững Do đó giữa mô hình thay thế và đối tượng thực sẽ tồn tại một sai lệch nào đó

Sai lệch về cấu trúc của mô hình được chia thành hai dạng sau: + Sai lệch có cấu trúc

+ Sai lệch không có cấu trúc (bao gồm sai lệch cộng, sai lệch nhân và sai lệch hệ số)

Xét một hệ đơn giản gồm các nhiễu tác động và có sai lệch giữa mô hình và đối tượng như hình vẽ:

S: Đối tượng cần điều khiển S0(p): Mô hình đối tượng chuẩn

R(p): Bộ điều khiển xây dựng trên cơ sở hiểu biết về đối tượng

∆S: Sai lệch giữa mô hình và đối tượng (các thành phần không mô hình được)

e(t), x(t), y(t) : Các tín hiệu nội

u(t), n1(t),n2(t), n3(t): Tín hiệu bên ngoài tác động

1.2.1.1 Các phương pháp mô tả sai lệch Rp

x(t)

Hình 1-8: Sơ đồ mô tả sai lệch giữa mô hình và đối tượng

Trang 24

a Sai lệch có cấu trúc

Sai lệch có cấu trúc là sai lệch biểu diễn được thông qua miền giá trị thích hợp cùng tham số mô hình Khi mô hình hoá đối tượng các thành phần sai lệch ∆S được biểu diễn vào cùng với mô hình dưới dạng tham số

Trong nhiều trường hợp, các sai lệch của đối tượng có thể có dạng đặc biệt do bắt nguồn từ sự biến thiên của các tham số vật lý hoặc nảy sinh từ việc giảm bậc của các mô hình toán học bậc cao của đối tượng

Đối với một đối tượng tuyến tính dừng SISO, mô hình nhiễu loạn đơn viết ở dạng không gian trạng thái sau, đều có thể dùng để mô tả các hiện tượng biến đổi nhanh (phần thiểu số) và chậm (phần chiếm ưu thế) của đối tượng

Ry

R x

Đại lượng µ đại diện cho tất cả các tham số nhỏ như các hằng số thời gian nhỏ, các khối lượng nhỏ … đã bị bỏ qua Tất cả các ma trận trong phương trình trên được giả thiết là ma trận hằng và không phụ thuộc vào µ Giả thiết này giúp cho việc tính toán đơn giản hơn và nó không làm mất tính tổng quát

Thực hiện phép biến đổi :

Trong đó L(µ) được chọn sao cho thoả mãn công thức đại số: A21-A22L+µLA11-µLA12 = 0 (1.2-3) Khi đó 1.2.1 trở thành

Trang 25

Trong đó:

As = A11-A12L ; Af = A22+A12 Bs = B2+µLB1 ; CsT = C1

TLNếu A22 không duy nhất với mọi µ [ ]*

∈ (µ*tuỳ chọn > 0 ) ta luôn tìm được lời giải của phương trình 1.2-3 ở dạng :

L = A22-1

A21+O(µ)

Rõ ràng là với u = 0 thì: xA¸xA12zf

Các giá trị riêng ở (1.2-5) bằng các giá trị riêng của Asvà Af/µ Những giá trị riêng này trong trường hợp µ nhỏ và Af không duy nhất Nếu µ càng nhỏ thì khoảng cách giữa trị riêng của As và Af/µ càng lớn và sự tách biệt giữa các thang thời gian càng lớn Rõ ràng là nếu Af ổn định thì khi µ càng nhỏ biến trạng thái zf tiến về 0 càng nhanh

Vì vậy đối với giá trị µ nhỏ tác động của các đặc tính động học nhanh ổn định, giảm một cách đáng kể sau một khoảng thời gian ngắn

Khi A22 ổn định (Cũng có nghĩa là Af ổn định khi µ nhỏ), một xấp xỉ hợp lý có thể đạt được bằng cách đặt µ = 0, giải z từ công thức thứ hai của (1.2-1) rồi thay vào công thức thứ nhất của phương trình (1.2-1) ta có :

+=

Trang 26

Trong đó:

A0 = A11-A12A22-1A21; B0 = B1-A12A22-1 B2 C0

T = C1

A21; D0 = -C2TA

B2

Nếu cho µ = 0 thì kích thước của không gian trạng thái (1.2-1) sẽ giảm từ (n+m) xuống n do phương trình vi phân của z ở (1.2-1) đã chuyển thành phương trình đại số:

0 = A21x0+A22z0+B2u (1.2-7) z0 = -A22

(A21x0+B2u) Hàm truyền đạt: G0(s) = C0

B2 mà khác 0 được gọi là ký sinh có thể quan sát rõ

Có một cách khác để khử tác động của các ký sinh quan sát được và điều khiển nó bằng cách thêm vào (1.2-1) một bộ lọc thông thấp

Khi đó y được cho qua bộ lọc f1/(s+f0) (với f1,f0>0) và xuất hiện biến

z A x A z B uˆ

Trang 27

Hàm truyền danh định (1.2-9) bây giờ trở thành:

00 ˆ0 ˆ0G (S)=C SI−A B

Có thể biểu diễn dạng khác của phương trình nếu thực hiện phép đổi

(1.2-11)

Trong đó:

Vì với u O().

= , phần biến đổi chậm của η thuộc về O(µ), nghĩa là ở trạng thái xác lập η=O(µ) nên biến trạng thái η được gọi là trạng thái ký sinh Rõ ràng là với u O(1)

= , ảnh hưởng của η nên x ở trạng thái xác lập có

thể bỏ qua (với điều kiện µ nhỏ) Trong khi đó với (1/),(1)

u≥ µ η ∈ ở trạng thái xác lập và ảnh hưởng của nó lên trạng thái biến đổi chậm x là đáng kể

b Sai lệch không có cấu trúc

Là sai lệch không biểu diễn được qua tham số mô hình mà phải nhờ đến phương pháp tổng quát hơn

Các dạng sai lệch không có cấu trúc có thể có một trong ba dạng quan hệ sau đối với đối tượng:

Trang 28

Ga(J ) a();

Trong đó δa(ω) là một hàm biết trước, để có thể tìm δa(ω) ta có thể dùng thực nghiệm

Tập các mô hình đối tượng được mô tả bởi:

Πa = { G } là một họ đối tưọng trong đó sai lệch có mối quan hệ cộng đối với đối tượng

Trong bài toán điều khiển bền vững G0(s) là biết một cách chính xác, nên độ sai lệch của các điểm zero và điểm cực của G(s) được đưa cả vào trong ∆Ga(s)

Trang 29

Trong bài toán ĐKTN các tham số G0(s) là chưa biết vì vậy sai lệch của các điểm zero- điểm cực của nó không cần phải đưa vào ∆Ga(s)

Với bài toán ĐKTN thì yêu cầu ∆Ga(s) là ổn định (Đa thức Hurwit)

* Sai lệch nhân

Nếu G(s), G0(s) có quan hệ:

Với ∆Gm(s) ổn định Khi đó ∆Gm(s) được gọi là nhiễu nhân

Đối với nhiễu nhân thông thường cũng không biết cấu trúc của nhiễu nhưng ta giả thiết rằng nó bị chặn trên trong miền tần số, có nghĩa là :

là một họ đối tượng trong đó sai lệch có mối quan hệ nhân đối với đối tượng

Hình1-10: Sơ đồ mô tả sai lệch nhân

Trang 30

Sơ đồ mô tả như hình vẽ:

Với N0 và M0 là các đa thức hữu tỉ, ổn định, nguyên tố cùng nhau ∆N, ∆M ổn định và nguyên tố cùng nhau

∆N, ∆M gọi là thành phần sai lệch hệ số của mô hình

Trong 3 dạng trên, dạng thứ 3 được dùng phổ biến vì có ưu điểm là biểu diễn được lớp các mô hình rộng hơn và tham số hoá mô hình dễ dàng hơn

1.2.3 Điều khiển bền vững đối với hệ phi tuyến

Mục đích của bộ điều khiển là đạt được các tính năng theo yêu cầu và bền vững Để đạt được mục đích đó bộ điều khiển phải thiết kế sao cho ít nhạy cảm, nghĩa là phải bền vững đối với một lớp đặc tính không xác định mà chắc chắn sẽ gặp trong thực tế Nói cách khác là bộ điều khiển bền vững đảm bảo tính năng của nó không những cho mô hình chuẩn của đối tượng mà còn đảm bảo với một họ đối tượng, trong đó có đối tượng đang khảo sát

Xét mô hình hệ thống kín mô tả trên hình Hình 1-12 Trong đó C(s), F(s) là thiết bị điều khiển được thiết kế để đảm bảo ổn định cho phần chuẩn của mô hình đối tượng và phần này có hàm truyền là G0(s) và xác định được

G0(s): Hàm truyền danh định của mô hình chuẩn G(s): Hàm truyền của đối tượng thực

-

y

Hình 1-11: Sơ đồ mô tả sai lệch hệ số

Trang 31

d, du,dn,um: Trị số biên của các tín hiệu đầu vào

G(s) là đại diện cho một họ đối tượng thực trong đó có mô hình chuẩn có hàm truyền danh định là G0(s) và có sai lệch mô hình được mô tả bằng biên chặn trên nào đó trong miền tần số

Sai lệch mô hình chuẩn G0(s) và đối tượng G(s) được mô tả bằng một trong ba dạng sai lệch đã phân tích ở trên

Thiết bị điều khiển C(s), F(s) là bền vững đối với phần không xác định của đối tượng G(s), nghĩa là ngoài mô hình G0(s) nó còn ổn định cả với G(s)

Đặc tính của C(s), F(s) làm ổn định đối với G(s) gọi là tính ổn định bền vững của hệ điều khiển

Điều kiện cần và đủ để hệ trên (Hình 1-12) ổn định bền vững là :

(1.2-19) Trong đó: G(s) = G0(s)+∆a(s) ứng với trường hợp a G(s) = G0(s)[1+∆m(s)] ứng với trường hợp b

d0

dy

F(s) u +

yn yc

Hình 1-12 : Hệ thống điều khiển tổng quát

Trang 32

G(s) = ( ) ())()(,)(

G(s): Là hàm truyền của đối tượng

G0(s): Hàm truyền của đối tượng chuẩn (phần mô hình hoá được) ∆a(s): Là nhiễu cộng (bộ phận không mô hình hóa được của đối tượng) ∆m(s): Là nhiễu nhân (bộ phận không mô hình hoá được của đối tượng) δa(ω): Là biên trên của Ga(jω)

δm(ω): Là biên trên được xác định từ thực nghiệm

Các điều kiện (1.2-8) (1.2-9) (1.2-10) không chỉ là điều kiện đủ mà còn là điều kiện cần, nếu điều kiện trên bị vi phạm thì trong họ đối tượng đang xem xét có một đối tượng Gi để hệ thống có phản hồi với các khâu bù C(s), F(s) là không ổn định

Các điều kiện (1.2-17); (1.2-18); (1.2-19) được gọi là điều kiện bền vững

Các điều kiện này được dùng để chọn C(s), F(s) sao cho ngoài vấn đề ổn định với đối tượng chuẩn còn ổn định với một lớp các sai lệch mô hình

Khi cần điều khiển các hệ phi tuyến chứa các tham số không biết trước thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng của nhiễu với các phần tử phi tuyến không thể hoặc khó mô hình hoá được Các bộ điều khiển cần thoả mãn các yêu cầu đặt trước thường được thiết kế theo các hướng sau:

+ Điều khiển bền vững + Điều khiển thích nghi

+ Điều khiển thích nghi bền vững

* Điều khiển bền vững

Mục đích của thiết bị điều khiển là đạt được các tính năng theo yêu cầu Để đạt được mục đích đó bộ điều khiển phải thiết kế sao cho có tính bền vững

Trang 33

đối với một lớp đặc tính không xác định mà chắc chắn sẽ gặp trong thực tế Nói cách khác là bộ điều khiển bền vững đảm bảo tính ổn định của hệ kín và tính năng của nó không những đảm bảo với mô hình chuẩn của đối tượng mà còn đảm bảo với một lớp các mô hình đối tượng

Một trong những phương pháp bền vững ra đời sớm nhất là phương pháp bề mặt chuyển đổi Phần cơ bản của phương pháp này là bề mặt chuyển đổi được thiết kế sao cho nếu các trạng thái nằm trên bề mặt này thì hệ thoả mãn các yêu cầu điều khiển cần thiết Tín hiệu điều khiển được thiết kế sao cho các trạng thái luôn nằm trên bề mặt này

Phương pháp này có nhược điểm là chỉ ứng dụng cho hệ thoả mãn điều kiện cùng mức nghĩa là nhiễu ảnh hưởng vào hệ ở cùng mức với tín hiệu điều khiển, quá trình thiết kế là quá trình thử dần

Nhược điểm quan trọng nữa là tín hiệu điều khiển bị gián đoạn khi các trạng thái thay đổi qua lại bề mặt

Một số phương pháp điều khiển bền vững khác dựa vào luật Lyapunov thứ II Đối với các hệ chịu nhiễu và chứa các phần tử phi tuyến không mô hình hoá được, khi sử dụng phương pháp thiết kế này cần thoả mãn điều kiện cùng mức Điều kiện cùng mức chỉ thoả mãn ở một số trường hợp hữu hạn trong thực tế, do vậy cần phải có phương pháp để loại bỏ giới hạn này

Trong trường hợp này người ta chia các thông số không biết trước, nhiễu và các phần tử phi tuyến không thể mô hình hoá được thành 2 thành phần: Thoả mãn điều kiện cùng mức và không thoả mãn điều kiện cùng mức

Sau đó dùng phương pháp Lyapunov thứ II để thiết kế ổn định cho phần của hệ thoả mãn điều kiện cùng mức và dùng phương pháp ổn định năng lượng để thiết kế ổn định cho phần không thoả mãn điều kiện cùng mức

* Điều khiển thích nghi

Trang 34

Để thoả mãn các yêu cầu đặt trước, khi cần điều khiển các hệ phi tuyến có thể theo hướng điều khiển thứ hai là sử dụng hệ ĐKTN

Phương pháp này được thiết kế cho các hệ thoả mãn các điều kiện cùng mức cũng như các hệ không thoả mãn điều kiện này

Luật điều khiển là luật nhận dạng các tham số được xây dựng dựa vào nguyên lý tương đương dùng cho các hệ tuyến tính

Đặc điểm cơ bản của điều khiển thích nghi là chỉ xây dựng cho những hệ có tham số biết trước sau đó các tham số này được thay thế bởi nhận dạng của chúng Đây chính là các phương pháp ĐKTN cho các hệ tuyến tính và được cải tiến để áp dụng cho các hệ phi tuyến

Nhược điểm cơ bản của ĐKTN là không bền vững khi chịu nhiễu tác động và khi đối tượng có các phần tử phi tuyến không mô hình hoá được

* Điều khiển thích nghi bền vững

Từ nội dung của hai phương pháp điều khiển trên ta kết hợp để đưa ra phương pháp điều khiển thích nghi bền vững(ĐKTNBV)

Nội dung của phương pháp này là xây dựng một bộ điều khiển sao cho tận dụng được ưu điểm của hai phương pháp điều khiển trên Nghĩa là xây dựng được bộ ĐKTN mà nó có thể ổn định không những đối với một đối tượng chuẩn mà nó có thể ổn định với một lớp đối tượng trong đó bao hàm cả đối tượng chuẩn nói trên

Trong trường hợp chung lớp đối tượng trên có thể có thông số không biết trước và có thành phần động học không mô hình hoá được.

Qua tìm hiểu ta thấy ĐKTN bền vững là phương pháp điều khiển tự động hiện đại, có nhiều ưu điểm được ứng dụng để điều khiển các hệ thống phức tạp trong thực tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Trang 35

Các hệ trong thực tế là các hệ có tham số biến thiên và mô hình có phần không mô hình hoá được Vì vậy khi sử dụng hệ điều khiển thích nghi bền vững thì phần thích nghi sẽ khắc phục được sự biến thiên tham số còn phần bền vững sẽ đảm bảo cho hệ ổn định với một lớp các mô hình tức là khắc phục được các sai lệch về mô hình Như vậy hệ ĐKTNBV đã tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp để điều khiển hệ thực

Trang 36

CHƯƠNG 2

Hệ điều khiển thích nghi điển hình bao gồm hai phần chính: luật điều khiển và luật thích nghi (luật đánh giá tham số) Bài toán nâng cao tính bền vững của hệ điều khiển thích nghi cũng đi theo hai hướng sau:

- Hướng 1: Tìm các bộ đánh giá tham số đặc biệt (luật thích nghi bền vững) để đạt được tính bền vững của hệ

- Hướng 2: Tìm các luật điều khiển bền vững để ứng dụng vào tổng hợp sơ đồ điều khiển thích nghi

Nguyên nhân chủ yếu của sự mất ổn định là do luật thích nghi gây nên Vì vậy luận văn tập trung giải quyết theo hướng sử dụng các luật thích nghi bền vững để ứng dụng cho các sơ đồ thích nghi với các luật điều khiển thông thường

Các luật thích nghi làm cho hệ bền vững đối với các sai lệch mô hình và nhiễu được gọi là luật thích nghi bền vững Các luật thích nghi bền vững được xây dựng dựa trên cơ sở cải tiến các luật thích nghi thông thường nhờ hai phép biến đổi chủ yếu sau:

+ Tín hiệu chuẩn hoá m: Tín hiệu này được chọn sao cho chặn trên đối với sai số mô hình η và véc tơ tín hiệu φ Tín hiệu chuẩn hoá đảm bảo là sai số mô hình đã chuẩn hoá η/m được giới hạn và do đó nó có tác dụng như một nhiễu đầu vào đã giới hạn trong luật thích nghi

+ Phép “ khe hở”, phép “Chiếu”, hoặc “Vùng chết” để thay đổi thành phần tích phân của luật thích nghi

Phép “Chiếu ” cưỡng bức các đánh giá tham số nằm bên trong một tập hợp lồi giới hạn nào đó trong không gian tham số mà có chứa véc tơ chưa biết

θ*

sẽ đảm bảo cho tham số đánh giá bị giới hạn

Trang 37

Các hệ điều khiển thích nghi bền vững điển hình là: - Thuật toán hiệu chỉnh khe hở (Leakage)

- Thuật toán Gradient có khe hở

- Thuật toán bình phương cực tiểu có khe hở

- Phương pháp chiếu (Prorection)

- Phương pháp vùng chết (Dead-Zone)

Các hệ ĐKTN thiết kế cho các mô hình đã đơn giản hoá sẽ không đảm bảo được tính ổn định khi áp dụng cho đối tượng thực có ∆m(s)?0 hoặc du?0 Nguyên nhân chủ yếu của sự mất ổn định là do luật thích nghi gây nên Luật thích nghi làm cho các vòng kín tổng thể trở lên phi tuyến và nhạy cảm đối với tác động của sai số mô hình

Tính bền vững của hệ MRAC với các luật thích nghi đã chuẩn hoá có thể đạt được bằng cách sử dụng nguyên tắc tương đương để phối hợp luật điều khiển MRAC với luật thích nghi bền vững

Trình tự thiết kế giống như đối với trường hợp lý tưởng, nghĩa là ta sử dụng luật điều khiển giống như trường hợp tham số đã biết nhưng thay các tham số chưa biết đó bằng các luật đánh giá trực tuyến nhờ các luật thích nghi bền vững

Xét đối tượng SISO được mô tả bằng: [ s ]ua

Trang 38

Trong đó: amlà điểm cực mong muốn của hệ thống kín θ là đánh giá của θ*

= a+am

Các công thức (2.2.2) được thiết kế cho mô hình đối tượng y = uas

nhưng lại áp dụng cho đối tượng (2.2.1) là:

y 1 1+∆m()−

Trong đó ∆m(s)? 0 và sai lệch mô hình ∆m(s) này sẽ dẫn đến nhiễu trong luật thích nghi Điều đó dễ làm cho θ trôi đến giá trị không xác định nào đó, dẫn đến một số tín hiệu trở thành không giới hạn kể cả khi ∆m(s) nhỏ Cuối cùng làm cho luật thích nghi (2.2.3) không bền vững đối với độ bất định ∆m(s) của đối tượng

Sơ đồ ĐKTN này sẽ trở nên bền vững nếu ta thay luật thích nghi (2.2.3) bằng luật thích nghi bền vững đã trình bày ở trên và vẫn giữ các luật điều khiển thông thường

Trình tự thiết kế như sau:

1 Trước hết biểu diễn tham số điều khiển mong muốn θ*

= a+am ở dạng mô hình tham số tuyến tính:

Z = θ*φ+η

Trong đó z, φ được xác định từ (2.2.3) và η = sua

smm( )

+ là sai số mô hình

Nếu ta giả thiết rằng giới hạn độ dự trữ ổn định của các điểm cực ∆m(s)

Ngày đăng: 06/11/2012, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguy ễn Công Hiền,(2000), “ Bài toán ổn định bền vững của hệ điều khiển thích nghi ”. Tuy ển tập Hội tự động hoá toàn quốc VICA-4,187- 191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài toán ổn định bền vững của hệ điều khiển thích nghi
Tác giả: Nguy ễn Công Hiền
Năm: 2000
4. Bùi Qu ốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền (1996), Truyền động điên, Nhà xu ất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền động điên
Tác giả: Bùi Qu ốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
5. Bùi Qu ốc Khánh, Phạm Quốc Hải, Nguyễn Văn Liễn, Dương Văn Nghi (1999), Điều chỉnh tự động truyền động điện , Nhà xu ất bản Khoa h ọc và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh tự động truyền động điện
Tác giả: Bùi Qu ốc Khánh, Phạm Quốc Hải, Nguyễn Văn Liễn, Dương Văn Nghi
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999
6. Ph ạm Công Ngô (1996), Lý thuy ết điều khiển tự động, Nhà xu ất b ản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết điều khiển tự động
Tác giả: Ph ạm Công Ngô
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
7. Nguy ễn Thương Ngô, (1998), Lý thuy ết điều khiển tự động hiện đại, Nhà xu ất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết điều khiển tự động hiện đại
Tác giả: Nguy ễn Thương Ngô
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1998
11. Petros A.loannou(1996), “ Robust Adaptive Control”. Prentice- Hall PRT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Robust Adaptive Control”
Tác giả: Petros A.loannou
Năm: 1996
8. Nguy ễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, (1999), Điều khiển phi tuy ến, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
9. Nguy ễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, (1999), Điều khiển tối ưu và bền vững, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.Ti ếng Anh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cấu trúc tổng quát của hệ ĐKTN được mô tả trên (Hình1.1-1). - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
u trúc tổng quát của hệ ĐKTN được mô tả trên (Hình1.1-1) (Trang 11)
Hình 1- 1: C ấu trúc chung của hệ điều khiển thích nghi - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 1: C ấu trúc chung của hệ điều khiển thích nghi (Trang 11)
1.1.2.2. Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
1.1.2.2. Hệ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu (Trang 13)
Mô hình mẫu - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
h ình mẫu (Trang 13)
Hình 1-2: H ệ ĐKTN điều chỉnh hệ số khuếch đại - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 2: H ệ ĐKTN điều chỉnh hệ số khuếch đại (Trang 13)
Hình 1-3: Sơ đồ cấu trúc hệ ĐKTN theo mô hình mẫu MRAC - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 3: Sơ đồ cấu trúc hệ ĐKTN theo mô hình mẫu MRAC (Trang 13)
Trong hệ DSTR (Hình1-5) các tham số của mô hình P(θC) được biểu di ễn theo tham số của đối tượng sao cho thoả mãn các yêu cầu chất lượng - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
rong hệ DSTR (Hình1-5) các tham số của mô hình P(θC) được biểu di ễn theo tham số của đối tượng sao cho thoả mãn các yêu cầu chất lượng (Trang 15)
Hình 1- 4: H ệ ĐKTN tự điều chỉnh gián tiếp: ISTR - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 4: H ệ ĐKTN tự điều chỉnh gián tiếp: ISTR (Trang 15)
Trong phương pháp này mô hình đối tượng được xây dựng với véctơ - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
rong phương pháp này mô hình đối tượng được xây dựng với véctơ (Trang 17)
Hình 1-6:  Sơ đồ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu trực tiếp - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 6: Sơ đồ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu trực tiếp (Trang 17)
muốn được tạo ra từ mô hình mẫu. Mô hình mẫu là một mô hình toán học - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
mu ốn được tạo ra từ mô hình mẫu. Mô hình mẫu là một mô hình toán học (Trang 18)
Hình 1-7:  Sơ đồ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu gián tiếp. - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 7: Sơ đồ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu gián tiếp (Trang 18)
vững của bộ điều khiển khi thiết kế cho mô hình đơn giản hoá của đối tượng trong th ực tế - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
v ững của bộ điều khiển khi thiết kế cho mô hình đơn giản hoá của đối tượng trong th ực tế (Trang 23)
Hình 1-8: Sơ đồ mô tả sai lệch giữa mô hình và đối  tượng - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 8: Sơ đồ mô tả sai lệch giữa mô hình và đối tượng (Trang 23)
Sơ đồ mô tả như hình vẽ: - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Sơ đồ m ô tả như hình vẽ: (Trang 30)
G(s) là đại diện cho một họ đối tượng thực trong đó có mô hình chuẩn có hàm truy ền danh định là G0(s) và có sai l ệch mô hình được mô tả bằng biên  ch ặn trên nào đó trong miền tần số - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
s là đại diện cho một họ đối tượng thực trong đó có mô hình chuẩn có hàm truy ền danh định là G0(s) và có sai l ệch mô hình được mô tả bằng biên ch ặn trên nào đó trong miền tần số (Trang 31)
Hình 1-12 : H ệ thống điều khiển tổng quát - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 1 12 : H ệ thống điều khiển tổng quát (Trang 31)
Mô hình đối tượng có dạng lý tưởng là:    yP  = G 0(s)uP ;v ới G0(s) = kP - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
h ình đối tượng có dạng lý tưởng là: yP = G 0(s)uP ;v ới G0(s) = kP (Trang 40)
η là sai số mô hình do ∆m, du - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
l à sai số mô hình do ∆m, du (Trang 43)
- Xét sơ đồ MRAC được thiết kế cho mô hình đối tượng: y p= G0(s).up - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
t sơ đồ MRAC được thiết kế cho mô hình đối tượng: y p= G0(s).up (Trang 44)
Sơ đồ khối của hệ thống kín MRAC bền vững khi có các đặc tính động  không c ấu trúc và nhiễu đầu vào giới hạn như hình (H2.2.1): - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Sơ đồ kh ối của hệ thống kín MRAC bền vững khi có các đặc tính động không c ấu trúc và nhiễu đầu vào giới hạn như hình (H2.2.1): (Trang 44)
Xét cơ cấu quấn băng vật liệu như hình vẽ: - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
t cơ cấu quấn băng vật liệu như hình vẽ: (Trang 50)
Hình 3.1: Cơ cấu hệ truyền động quấn băng vật liệu - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3.1 Cơ cấu hệ truyền động quấn băng vật liệu (Trang 50)
Hình 3-4:     1. Rulo quấn sản phẩm; 2. Dây vật liệu; 3. Động cơ  điện ; 4 : Hộp giảm tốc - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 4: 1. Rulo quấn sản phẩm; 2. Dây vật liệu; 3. Động cơ điện ; 4 : Hộp giảm tốc (Trang 51)
Trong đó mô hình đối tượng có dạng: - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
rong đó mô hình đối tượng có dạng: (Trang 52)
Hình 3.5:  Sơ đồ cấu trúc hệ thống - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3.5 Sơ đồ cấu trúc hệ thống (Trang 52)
Hình 3-6: Sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 6: Sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện (Trang 54)
Ta có sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện sau khi biến đổi trên hình 3-7 - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
a có sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện sau khi biến đổi trên hình 3-7 (Trang 54)
Hình 3-6:  Sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 6: Sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện (Trang 54)
Hình 3.8: Sơ đồ cấu trúc mạch vòng điều chỉnh tốc độ - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3.8 Sơ đồ cấu trúc mạch vòng điều chỉnh tốc độ (Trang 56)
Hình 3.8:  Sơ đồ cấu trúc mạch vòng điều chỉnh tốc độ - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3.8 Sơ đồ cấu trúc mạch vòng điều chỉnh tốc độ (Trang 56)
Công thức (3.3-12) có dạng của mô hình tham số tuyến tính vì vậy ta có - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
ng thức (3.3-12) có dạng của mô hình tham số tuyến tính vì vậy ta có (Trang 57)
Ta chọn mô hình mẫu của hệ điều khiển thích nghi bền vững có dạng:     p ssmmmmmusTsTrsRsZkrsW.1.4.81.)()(). - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
a chọn mô hình mẫu của hệ điều khiển thích nghi bền vững có dạng: p ssmmmmmusTsTrsRsZkrsW.1.4.81.)()() (Trang 58)
(Simulink) ta xây dựng được sơ đồ mô phỏng của hệ điều khiển trên hình (hình 3-9).  - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
imulink ta xây dựng được sơ đồ mô phỏng của hệ điều khiển trên hình (hình 3-9). (Trang 61)
Sơ đồ khối của các modul thành phần trên các hình từ H3-10 đến H3-15  Ti ến  hành  mô  phỏng  so  sánh  chất  lượng  động  của  hệ  thích  nghi  bền  v ững với hệ điều khiển thông thường với tín hiệu đặt và nhiễu thay đổi được  ch ỉ ra trên các hình 3-16  - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Sơ đồ kh ối của các modul thành phần trên các hình từ H3-10 đến H3-15 Ti ến hành mô phỏng so sánh chất lượng động của hệ thích nghi bền v ững với hệ điều khiển thông thường với tín hiệu đặt và nhiễu thay đổi được ch ỉ ra trên các hình 3-16 (Trang 61)
Hình 3-9: Sơ đồ mô phỏng Simulink của hệ truyền động điện - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 9: Sơ đồ mô phỏng Simulink của hệ truyền động điện (Trang 62)
Hình 3-9: Sơ đồ mô phỏng Simulink của hệ truyền động điện - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 9: Sơ đồ mô phỏng Simulink của hệ truyền động điện (Trang 62)
Hình 3- 12. Véctơ tham số θc ủa bộ điều khiển - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 12. Véctơ tham số θc ủa bộ điều khiển (Trang 63)
Hình 3-11: Khối véctơ tín hiệu lọc ω - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 11: Khối véctơ tín hiệu lọc ω (Trang 63)
Hình 3-11: Kh ối véc tơ tín hiệu lọc  ω - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 11: Kh ối véc tơ tín hiệu lọc ω (Trang 63)
Hình 3- 12. Véc  tơ tham số  θ  c ủa bộ điều khiển - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 12. Véc tơ tham số θ c ủa bộ điều khiển (Trang 63)
Hình 3- 15: Luật đánh giá véctơ tham số θ của đối tượng - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 15: Luật đánh giá véctơ tham số θ của đối tượng (Trang 64)
Hình 3- 15: Luật đánh giá véc tơ tham số  θ  của đối tượng - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 15: Luật đánh giá véc tơ tham số θ của đối tượng (Trang 64)
Hình 3-14: Kh ối modul chuẩn hoá - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 14: Kh ối modul chuẩn hoá (Trang 64)
hình mẫu Ym, thời gian quá độ nhỏ, ít chịu nhiễu tác động và ở chế độ xác lập thì  đặc tính ra của hệ trùng với đặc tính mong muốn thoả mãn yêu cầu của hệ;  - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
hình m ẫu Ym, thời gian quá độ nhỏ, ít chịu nhiễu tác động và ở chế độ xác lập thì đặc tính ra của hệ trùng với đặc tính mong muốn thoả mãn yêu cầu của hệ; (Trang 67)
Hình 3-17: Đặc tính ra của hệ khi r không đổi và Mc có dạng xung - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 17: Đặc tính ra của hệ khi r không đổi và Mc có dạng xung (Trang 67)
mô hình mẫu Ym, thời gian quá độ nhỏ, ít chịu nhiễu tác động và ở chế độ - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
m ô hình mẫu Ym, thời gian quá độ nhỏ, ít chịu nhiễu tác động và ở chế độ (Trang 68)
Hình 3-18: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi  và Mc có dạng xung - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 18: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc có dạng xung (Trang 68)
mô hình mẫu Ym, chịu được nhiễu tác động và ở chế độ xác lập thì đặc tính - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
m ô hình mẫu Ym, chịu được nhiễu tác động và ở chế độ xác lập thì đặc tính (Trang 69)
Hình 3-19:  Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc có dạng bất kỳ - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 19: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc có dạng bất kỳ (Trang 69)
mô hình mẫu Ym khi Mc tăng dần và ở chế độ xác lập khi Mc vẫn tăng thì - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
m ô hình mẫu Ym khi Mc tăng dần và ở chế độ xác lập khi Mc vẫn tăng thì (Trang 70)
Hình 3-20: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc biến thiên - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 20: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc biến thiên (Trang 70)
- Khi lượng đặt thay đổi và nhiễu thay đổi theo dạng hình sin đặc - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
hi lượng đặt thay đổi và nhiễu thay đổi theo dạng hình sin đặc (Trang 71)
Hình 3-21:  Đặc tính ra của hệ khi r  thay đổi và Mc biến thiên - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 21: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc biến thiên (Trang 71)
Hình 3-22: Đặc tính ra của hệ kh ir thay đổi và Mc biến thiên tăng dần r - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 22: Đặc tính ra của hệ kh ir thay đổi và Mc biến thiên tăng dần r (Trang 72)
Hình 3-22:  Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc biến thiên tăng dần  r - ứng dụng lý thuyết điều khiển thích nghi bền vững nâng cao chất lượng hệ truyền động quấn băng vật liệu
Hình 3 22: Đặc tính ra của hệ khi r thay đổi và Mc biến thiên tăng dần r (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w