1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHÉ BIẾN LỌC HIỆP VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIẾM SOÁT

78 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng môi trường của Xí nghiệp Cơ khí chế biến Lộc Hiệp và đề xuất biện pháp kiểm soát
Tác giả Phạm Thị Tú Anh
Người hướng dẫn Ths Phạm Anh Đức
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • TRANG BÌA

  • Lời cảm ơn

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • Chương 1: MỞ ĐẦU

  • Chương 2: GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN LỘC HIỆP

    • 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CAO SU LỘC NINH

    • 2.2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN LỘC HIỆP

  • Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN LỘC HIỆP

    • 3.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ KIỂM SOÁT CHẤT THẢI

    • 3.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT THẢI

  • Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

    • 4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

    • 4.2. CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT

    • 4.3. CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ

  • KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

T ổng quan về Công ty cao su Lộc Ninh: - Lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty - Các sản phẩm của công ty - Quy mô sản xuất hiện tại T ổng quan về Xí nghiệp cơ khí c

MỞ ĐẦ U

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời gian gần đây ngành trồng và chế biến cao su đang rất phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, với diện tích rừng 159.437 (năm 2010)ha cao su Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước Toàn tỉnh hiện có gần 30 nhà máy chế biến Cao su với công suất trên 300.000 tấn/năm Ngành hiện đem lại hiểu quả kinh tếcao, đóng góp lớn cho ngân sách địa phương Tuy nhiên do đặc thù của ngành chế biến cao su là phát sinh nước thải, chất thải rắn và khí thải đây là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường

Xí nghiệp Cơ khí chế biến Lộc Hiệp là một đơn vị thuộc Công ty Cao Su Lộc Ninh, xí nghiệp có chức năng chế biến các sản phẩm từ mủ được khai thác tại các vườn cây của công ty Trong thời gian thực tập tại đây nhận thấy việc kiểm soát các vấn đề vềmôi trường được ban lãnh đ ạo xí nghiệp rất quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa có biện pháp giải quyết gây ảnh hưởng tới môi trường trong xí nghiệp và khu vực xung quanh

Hiện các sản phẩm của xí nghiệp đang phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài mang lại lợi ích kinh tếcao cho đia phương, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cư dân địa phương Những điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng phù hợp với ngành trồng và chế biến các sản phẩm cao su, cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thì việc sản xuất của xí nghiệp sẽ được mở rộng Kéo theo đó là vấn đề phát sinh chất thải, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái, không đáp ứng được những quy định ngày càng khắt khe của nhà nước Do đó việc đánh giá hiện trạng và đưa ra biện pháp pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm cải thiện tình trạng môi trường tại xí nghiệp là hết sức cần thiết

Sau khi tìm hiểu và được sự tư vấn của giảng viên hướng dẫn em quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường của Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp và đề xuất các biện pháp kiểm soát” Đề tài mang tính thực tế cao, nếu được áp dụng tại Xí nghiệp trước hết là cải thiện được tình hình môi trường, tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân tại đây, sau đó là giúp đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về môi trường điều mà ban lãnh đ ạo xí nghiệp đang quan tâm.

M Ụ C TIÊU NGHIÊN C Ứ U

Đề tài nghiên cứu gồm hai mục tiêu sau:

• Đánh giá hiện trạng môi trường của Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp

• Nghiên cứu đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp.

PH Ạ M VI NGHIÊN C Ứ U

• Địa điểm nghiên cứu: Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp, ấp Hiệp Quyết, xã Lộc

Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

• Thời gian nghiên cứu: từ25/09/2012 đến 25/12/2012

• Đối tượng nghiên cứu: các thành phần môi trường tại Xí nghiệp cơ khí chế biến

N Ộ I DUNG TH Ự C HI Ệ N

T ổng quan về Công ty cao su Lộc Ninh:

- Lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty

- Các sản phẩm của công ty

- Quy mô sản xuất hiện tại

T ổng quan về Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp:

- Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

- Các sản phẩm, công suất của xí nghiệp

- Các quy trình chế biến đang áp dụng gồm: quy trình chế biến mủ tạp, mủ cốm tinh và mủ ly tâm

Hi ện trạng phát sinh chất thải và các biện pháp kiểm soát:

- Tình hình phát sinh, thành phần và tính chất của nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và khí thải

- Hiện trạng quản lý: đội ngũ nhân viên làm công tác kiểm soát chất thải, các biện pháp về quản lý đang áp dụng

- Mô tả các công trình xử lý khí thải, nước thải đang sử dụng, cách thức phân loại và thu gom chất thải rắn Đánh giá công tác kiểm soát chất thải đang áp dụng:

- Đánh giá công tác kiểm soát khí thải

- Đánh giá công tác kiểm soát nước thải

- Đánh giá công tác kiểm soát chất thải rắn Đề xuất các giải pháp kiểm soát đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy h ại và khí thải:

- Giải pháp để giảm lượng chất thải phát sinh: giải pháp về quản lý nội vi, thay đổi nhận thức của công nhân

- Giải pháp để cải tạo các công trình xử lý nước thải, khí thải, sửa chữa các công trình bị hư hỏng rò rỉ như: van nước, rờ le tựđộng, tủ điều khiển của trạm xử lý nước thải

- Tính toán các công trình liên quan đ ến việc cải tạo môi trường xí nghiệp, bao gồm: bể tuyển nổi, hồ sinh học tùy nghi nghi có lót lớp chống thấm, bể trung hòa nước thải trước khi cho vào hệ thống hồ sinh học, sân phơi mủ, sân rửa xe

- Đề xuất thêm các thông số, vị trí giám sát chất lượng nước, chất lượng không khí

- Đề xuất sử dụng thêm phương tiện bảo hộlao động

T ổng hợp tài liệu, xử lý số liệu thu thập được

Vi ết báo cáo đề tài nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tham khảo tài liệu:

- Tham khảo tài liệu về xử lý nước thải, khí thải có liên quan tới ngành chế biến cao su

- Tham khảo luận văn khóa trước

- Tham khảo lý thuyết những môn học đã được học ở trường để áp dụng vào khóa luận

Phương pháp khảo sát thực địa:

- Khảo sát tổng thể xí nghiệp nhằm tìm hiểu phương thức hoạt động và chức năng của các bộ phận

- Khảo sát từng phân xưởng trong xí nghiệp để tìm hiểu họat động sản xuất, cách thức vận hành của máy móc, thao tác của công nhân

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, ý kiến của nhân viên, công nhân tại xí nghiệp

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xem xét những số liệu thu thập được sau đó tổng hợp viết báo cáo.

Ý NGH ĨA KHOA HỌ C VÀ TH Ự C TI Ễ N

- Đềtài xác định được những vấn đềmôi trường chủ yếu của ngành chế biến cao su là nước thải, khí thải và chất thải rắn Các giải pháp đề xuất cho xí nghiệp có thể xem xét và ứng dụng cho các đơn vị chế biến cao su khác

- Với mục tiêu là đưa ra các giải pháp kiểm soát nhằm cải thiện hiện trạng môi trường tại xí nghiệp, một khi các giải pháp đề xuất được áp dụng chắc chắn sẽ giảm các tác động xấu tơi hệ sinh thái tại khu vực suối, nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý của xí nghiệp Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cao:

- Công việc đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp tại một đơn vị sản xuất là rất cần thiết và được thực hiện nhiều trong thực tế

- Nếu được áp dụng vào thực tế thì đầu tiên là đánh giá được hiện trạng môi trường của xí nghiệp, sau đó kịp thời thực hiện các phương án đề xuất để cải thiện hiện trạng môi trường Tuy các giải pháp đề xuất đòi hỏi phải có sựđầu tư về kinh phí, nhân công nhưng giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, điều này phù hợp với mong muốn của ban lãnh đ ạo xí nghiệp, chính quyền và cư dân địa phương Trong khi những những quy định của nhà nước ngày càng khắt khe thì việc thực hiện những giải pháp bảo vệmôi trường là hết sức cần thiết

GIỚ I THI Ệ U XÍ NGHI ỆP CƠ KHÍ CHẾ BI Ế N L Ộ C HI Ệ P

GI Ớ I THI Ệ U CÔNG TY CAO SU L Ộ C NINH

Tên chính thức là: Công ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Lộc Ninh (Loc Ninh Rubber Company), là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam Địa chỉ: Khu phố Ninh Thuận, Thị Trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước

Nằm trong khu vực được nhànước quy hoạch để phát triển cao su Phía Bắc và Tây

Bắc giáp Campuchia, biên giới dài 170km Phía Nam giáp huyện Bình Long Phía Đông giáp huyện Phước Long.

Hình 2.1- Vị trí địa lý xã Lộc Hiệp

2.1.2 Lịcch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cao su Lộc Ninh là đồn điền CEXO của Pháp, thành lập năm 1908 hoạt động đến năm 1971 Từ 1971 đến 1973 do chiến tranh đồn điền ngưng hoạt động Tháng 4 năm 1972 Lộc Ninh giải phóng.Đến ngày 25/03/1973 đồn điền Lộc Ninh được ban Cao Su Nam Bộ tiếp quản Đến tháng 5 năm 1973 vườn cây cao su mới được khai thác, trở lại hoạt động liên tục đến năm 1978 Năm 1978 nông trường quốc doanh cao su Lôc Ninh được thành lập trực thuộc Tổng Công Ty Cao Su Việt

Nam(nay là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam) do bộ Nông Nghiệp quản lý, đến năm 1981 tổng cục cao su được thành lập, nông trường cao su Lộc Ninh được đổi tên thành Công Ty TNHH MTV Cao Su Lộc Ninh và hoạt động cho đến nay

Công Ty có 20 đội sản xuất, một nhà máy chế biến, một đội vận tải công trình, một trung tâm y tế và một trung tâm văn hoá thể thao.

Gôm có 3295 công nhân viên

Tổng vốn đầu tư là 237.390.363000 đồng Giá trị còn lại 195.651.407000 đồng.

Hiện nay, công ty có:

• Tám nông trường chuyên trồng, chăm sóc cây cao su và khai thác mủ cung cấp cho sản xuất.

• Hai xí nghiệp đó là: Xí nghiệp Cơ Khí Chế Biến Lộc Hiệp, sản xuất cao su khối SVR3, mủ cốm tạp, cao su ly tâm với công suất 12.000 tấn/năm; Xí nghiệp xây lắp: chuyên sửa chửa vận chuyển các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất;

• Một nhà máy chế biến Lộc Ninh sản xuất mủ tờ, công suất 7000 tấn/năm;

• Một trung tâm y tế phục vụ chăm sóc sức khoe công nhân viên công ty.

Công Ty Cao Su Lộc Ninh với diện tích 10.147 ha, trong đó có 900ha khai thác, công suất 16.000 tấn/năm Sản phẩm công ty làm rađạt chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường trên thế giới Công Ty Cao Su Lộc Ninh đã đầu tư những trang thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Năm 2007 Công ty đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về chất lượng sản phẩm Ngoài ra, Công Ty còn có 100ha giống mới, chất lượng để từng bước thay thế những vườn cây cao su đã hết

7 tuổi khai thác Hiện nay, Công Ty với chính sách chất lượng đó là: “năng suất-chất lượng-hiệu quả-đa dạng hoá sản phẩm-mở rộng thị trường-nâng cao đời sống cho người lao động-không ngừng cải tiến phát triển”

Sơ đồ tổ chức công ty Cao su Lộc Ninh:

2.1.3 Sản phẩm của công ty

Hiện công ty sản xuất các mặt hàng: Mủ tờ RSS, mủ cốm SRV 3L, mủ cốm tạp, mủ ly tâm LA và HA Đây là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho ngành: y tế, giáo dục, giao thông vận tải…mà sản phẩm cuối cùng có thể là:

• Cao su vỏ, ruột xe ,xe đạp.ô tô,mô tô ,máy kéo,

• Quần áo, giàydép, áo mưa

• Cao su xốp làm gối ,đệm….

• Các sản phẩm khác : dụng cụ y tế, thể dục thể thao…. ĐOÀN THỂ

Hình 2.2- Sơ đồ tổ chức Công ty cao su Lộc Ninh

Trung tâm y tế ĐẢNG ỦY BAN GIÁM ĐỐC

Phòng tài chính kế toán

Phòng hành chính quản lý

Phòng quản lý kỹ thu ậ t

Phòng hoạch kế đầu tư

Phòng quản chất lý lượ ng

08 nông trường Xí nghi ệ p xây lắp

Ngoài ra công ty còn có các sản phẩm phụ:

Vườn cây cao su hết thời kỳ khai thác mủ phải thanh lý, thì gỗ là một sản phẩm quan trọng như làm pallet chứa các bánh mủ cao su Hiện nay người ta sử dụng gỗ cao su để chế biến các mặt hàng cao cấp như : ván sàn, gỗ bao bì, làm bột giấy…

Các cành,rễcây cao su được tận dụng làm chất đốt trong nhà máy chế biến cao su tờ, làm chất đốttrong đời sống và trong các ngành công nghiệp

Hạt cao su chứa hàm lượng lớn dầu khoảng 15-20% Dầu hạt cao su được sử dụng trong các công nghệ như : sơn và vecni, xà phòng, chất để pha chất kích thích mủ.

GI Ớ I THI Ệ U XÍ NGHI ỆP CƠ KHÍ CHẾ BI Ế N L Ộ C HI Ệ P

Địa chỉ: Ấp Hiệp Quyết, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Xí nghiệp Cơ khí chế biến Lộc Hiệp là một đơn vị thuộc Công ty TNHH MTV Cao

Su Lộc Ninh Xí nghiệp có chức năng chế biến các sản phẩm từ mủ nước.

Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp như sau:

Văn ph òng hành chính

Tổ cơ điện Tổ bảo vệ

Xưở ng ch ế biến Trợ lý

Hình 2.3-Sơ đồ tổ chức xí nghiệp chế biến

Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp nằm cách tỉnh lộ 748 khoảng 500m về phía Đông, cách Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Bình Phư ớc 15km về phía Tây Nam Các vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Đông giáp vườn cây cao su của công ty

Phía Tây giáp vườn điều nhà ông Lê Văn Thiện

Phía Nam giáp đường liên xã, đoạn qua ấp Hiệp Quyết

Phía Bắc giáp vườn cây cao su của công ty

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp

Xí nghiệp được xây dựng do nhu cầu mở rộng sản xuất của công ty cao su Lộc Ninh Từ thời Pháp thuộc công ty chỉ có một nhà máy đặt tại Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, nhà máy chuyên sản xuất mủ Carep (mủ tờ) và mủ cốm tinh Hoạt động của nhà máy phát sinh nước thải, khí thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân khu vực Thị trấn Đến năm 2001 thì ban lãnh đạo công ty quyết định mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường nên quyết định xây dựng Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc

Hiệp, đặt tại ấp Hiệp Quyết, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh Xí nghiệp được đưa vào sử dụng năm 2003 với dây chuyền sản xuất mủ ly tâm, công suất 6000 tấn/năm

Hiện đây cũng là sản phẩm chính và có giá trị cao của công ty Đến năm 2004 Xí nghiệp có thêm một phân xưởng sản xuất mủ tạp với công suất

1000 tấn/năm.Đến năm 2010 thì tiến hành xây dựng thêm phân xưởng mủ cốm tinh

Hình 2.4-Xí nghiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp

SRV3, vào cuối năm 2011 phân xưởng chính thức hoạt động với công suất 5000 tấn/năm.

Hiện tại Xí nghiệp đang đảm nhận vai trò là đơn v ị sản xuất chính của công ty Cao su Lộc Ninh, trong những năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiểm vụđược giao

2.2.3 Lực lượng lao động sản xuất

Công nhân viên trong xí nghiệp gồm 336 người, chia thành các bộ phận sau:

- Bộ phận văn phòng có 15 người, gồm Giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp, thủ thư, kế toán Có vai trò quản lý sản xuất, nhận chỉ thị từ tổng công ty, lưu trữ thông tin Văn phòng làm việc giờ hành chính

- Bộ phận kiểm nghiệm có 8 người Chịu trách nhiệm phân tích các thông số trong mủ từ khâu tiếp nhận mủđến khi xuất hàng

- Ban thu mua có 8 người, thu mua mủ của tư nhân

- Tổ cơ điện có 13 người Tổ chuyên sửa chữa máy móc, thiết bị, ghép khung gỗ để đóng hàng Trong tổ có ba người phụ trách vận hành và theo dõi trạm xử lý nước thải của phân xưởng mủ ly tâm

Phân xưở ng ch ế bi ế n m ủ tap, công su ấ t 1000 t ấn/năm

Phân xưở ng m ủ ly tâm, công su ấ t

H ệ th ố ng h ồ sinh h ọ c x ử lý n ướ c th ả i c ủ a phân xưở ng c ố m tinh và c ố m t ạ p, công su ấ t 800m 3 /ngđ

Trạ m x ử lý nướ c th ả i s ả n xu ấ t c ủ a phân xưở ng m ủ ly tâm , công su ấ t

Khu v ực cơ điệ n, đóng kiệ n g ỗ …

Phân xưở ng m ủ c ố m tinh SVR3, công su ấ t

Hình 2.5- Sơ đồ mặt bằng Xí nghiệp Cơ khí chế biến Lộc Hiệp

- Công nhân cảba phân xưởng có 290 người Công nhân có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, đứng máy, làm vệsinh phân xưởng Lực lượng công nhân làm việc theo ca

Hiện có phân xưởng mủ ly tâm làm việc ba ca một ngày, hai phân xưởng còn lại làm việc hai ca

- Các bộ phận còn lại là quản kho, bảo vệ, trạm cân có tổng cộng 10 người

Xí nghiệp có ba phân xưởng với ba dây chuyền sản xuất khác nhau Chế biến các sản phẩm: mủ ly tâm LA, HA; mủ cốm tinh SVR3; mủ cốm tạp, ngoài ra còn có sản phẩm phụ là mủ skim của phân xưởng mủ ly tâm

2.2.4.1 Phân xưởng mủ ly tâm Đối với dây chuyền sản xuất mủly tâm đòi hỏi chất lượng mủđầu vào tốt nhất, điều này được xác định khi phân tích các chỉ tiêu DRC, VFA, Mg, NH 3

Trong xưởng có 16 máy ly tâm hoạt động luân phiên, cứ sau 2 tiếng sản xuất sẽ ngưng máy để vệ sinh Công việc chủ yếu của công nhân trong ca làm việc là lấy mẫu cho phòng kiểm nghiệm phân tích, tháo rửa máy ly tâm, vệ sinh máy móc, vệ sinh lưới lọc, bồn trung chuyển, sàn nhà…

Sơ đồ quy trình công nghệđược trình bày như Hình 2.1

Quy trình chế biến mủ ly tâm:

- Sau khi thu hoạch từ vườn cây mủ nước được châm dung dịch bảo quản là NH 3

- Mủ nước được châm NH

3 được đưa lên xe chuyên dụng chở về nhà máy chế biến Khi đổ mủ vào tăng phải qua lưới lọc thô loại bỏ tạp chất

Hình 2.7- Hệ thống máy ly tâm Hình 2.6- Bồn mủ ly tâm thành phẩm

- Khi đưa về nhá máy sẽ đem mủ đi phân tích các chỉ tiêu: NH3

- Sau khi phân tích các chỉ tiêu trên, nếu đạt yêu cầu mủ được đi qua lưới lọc 60 lổ/mesh trước khi xả xuống mương tiếp nhận (lọc thô) Trước khi xả mủ xuống mương tiếp nhận cần phải vệ sinh mương, lưới lọc Sau khi xả mủ cần vệ sinh các tăng chứa mủ, máng dẫn;

, hàm lượng cao su khô (DRC), pH, trị số axit béo bay hơi (VFA);

- Sau đó bơm mủ lên hồ tiếp liệu, căn cứ vào kết quả phân tích tiếp tục pha nước và lượng NH3 cần thiết tại hồ tiếp liệu, mục đích tạo sự đồng đều và ổn định các thông số kỹ thuật của nguyên liệu;

Xe ti ế p nh ậ n Phân hạng ban đầu

Lọc thô Bơm lên hồ ti ế p li ệ u Để lắng

Xuất hàng skim Bãi t ồ n tr ữ Để đông tự nhiên

Hình 2.8- Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến mủ ly tâm

- Sau khi pha chế chất bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật thì để lắng ít nhất 10 tiếng đến 12 tiếng;

- Sau lắng mủ được dẫn xuống xưởng máy ly tâm, tại đây mủ nước được loại bỏ tạp chất và nước;

- Sản phẩm hoàn chỉnh chứa tại bồn trung chuyển, tại đây tiếp tục được lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu NH3

- Hàng tồn trữ có thể được xuất bán cho khách hàng bằng phuy nhựa, phuy inox hoặc sắt, thể tích phuy khoảng 220 lít hay bằng túi Flexibag, thể tích túi khoảng 22.000 – 25.000 lít, túi được chế tạo bằng vải nhựa tổng hợp;

, TSC, DRC, pH, VFA, KOH, Mg; sau đó bơm lên bồn tồn trữ;

- Sau khi xuất hàng tiến hành vệ sinh bơm màng, rây lọc, bồn tồn trữ, đường ống dẫn hàng

Quy trình chế biến sản phẩm phụ (mủ skim) Đối với dây chuyền chế biến mủ ly tâm, ngoài sản phẩm chính là latex có DRC

60% thì còn có sản phẩm phụ là mủ skim, mà việc đánh đông mủ skim rất khó khăn do hàm lượng cao su thấp (4-7%), hơn nữa t rong nước có hàm lượng chất chống đông NH 3 cao Nếu xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới công nhân bởi mùi hôi và ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

ĐÁNH GIÁ HIỆ N TR ẠNG MÔI TRƯỜ NG C Ủ A XÍ NGHI ỆP CƠ KHÍ

HI Ệ N TR Ạ NG PHÁT SINH VÀ KI Ể M SOÁT CH Ấ T TH Ả I

Khí th ải phát sinh từ lò sấy nguyên liệu

Xí nghiệp có hai lò sấy mủ, một là của phân xưởng mủ cốm tạp, hai là của phân xưởng cốm tinh Cả hai lò này đều sử dụng nhiên liệu đốt là khí gas Khi sấy cao su khối ở nhiệt độ 110 o C sẽ phát sinh các chất hữu cơ gây mùi hôi như các axit hữu cơ, axit béo dẽbay hơi (axit acetic, propionic, butyric…), bụi, CO 2 , SO 2 , NO 2 , CO Xí nghiệp hiện có hai tháp khử mùi để xử lý khí thải của hai lò sấy mủ Tháp sử dụng nước làm chất hấp thụ, sau khi khí đi qua lớp màng nước thì bụi và các khí độc bị giữ lại, khí tiếp tục đi qua lớp vật liệu hút ẩm và thoát ra ngoài theo ống khói

Cấu tạo tháp khử mùi: tháp hấp thụ kiểu thùng rỗng có dạng hình trụ, đường kính 800(mm), tháp có chiều cao 3(m) Tháp được đặt trên giá cao 2,5(m) Tháp sử dụng dung dịch hấp thụ là nước, nước được cấp vào bằng vòi phun, chia làm hai tầng phía trên cùng của tháp là lớp vật liệu hút ẩm Tháp được nối với ống khói cao 3(m)

Nguyên lý hoạt động của tháp: khí thải từ lò sấy sẽtheo đường ống dẫn khí thải vào tháp khử mùi Dòng khí sẽ đi vào từ phía dưới tháp với tốc độ nhỏ (nhỏhơn 1m/s), qua các tấm hướng dòng đi lên Các vòi phun đư ợc bố trí làm hai tầng, nước được phun thành sương từ trên xuống Sự tiếp xúc giữa khí với nước làm các thành phần bụi, khí độc trong khí thải bị hấp thụvào nước Sau khi đi qua lớp sương, dòng khí tiếp tục đi lên qua lớp hút ẩm rồi thoát ra ngoài theo ống khói

Hình 3.1-Ống dẫn khí thải lò sấy Hình 3.2-Tháp khử mùi

Ngoài khí thải khi hoạt động lò sấy còn phát sinh nhiệt (Hình 3.3) Để giảm nhiệt độ trong phân xưởng đã bố trí cửa sổthông gió, nhưng khu vực gần lò sấy (trong vòng bán kính 2,5m) cũng chưa cải thiện được (theo đánh giá khách quan là nhiệt độ gây khó chịu khi di chuyển gần đó).

Khí th ải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

Xí nghiệp có hai máy phát điện dự phòng, công suất 300 KVA, sử dụng nhiên liệu dầu DO Máy hoạt động khi có sự cốđường dây hoặc mất điện

Hoạt động của máy phát điện sẽ phát sinh bụi, SO 2 , NO x

Mùi hôi và hơi khí độc

, CO…tuy nhiên lượng dầu sử dụng không lớn, nồng độ khí thải không quá lớn và không hoạt động thường xuyên do đó cũng ít ảnh hưởng tới môi trường

Xí nghiệp sử dụng NH 3 làm chất chống đông, do đó tại phân xưởng mủ cốm tinh và mủly tâm đều bị ảnh hưởng bởi khí NH 3 Ở cảhai phân xưởng , tại khâu tiếp nhận mủ nước từ xe bồn đều có khí NH 3 bay ra từ trong mủ Trong quá trình ly tâm mủ chất bảo quản NH 3 tiếp tục được châm vào, do đó nông độ khí NH 3 tại khu vực này khá cao, gây khó chịu chô công nhân Xí nghiệp đã thiết kế nhà xưởng thông thoáng, có bố trí quạt thông gió tuy nhiên mùi NH 3

Còn tại phân xưởng mủ cốm tinh sử dụng axit H vẫn còn gây khó chịu

Do mủcao su tươi dễ bị thối rữa nên khi không có chất bảo quản sẽ phát sinh mùi hôi thối rất khó chịu Mùi hôi phát sinh chủ yếu tại các mương nước thải, khu vực bể ngâm mủ tạp, mương để đông tự nhiên sau tháp khử NH để đánh đông mủ, như vậy tại các mương đánh đông sẽ bị ô nhiễm bởi hơi axit.Nhà xưởng cũng được thiết kế thống thoáng và bố trí quạt để khuếch tán hơi axit đi xa

3 Mùi rõ rệt nhất rong nước thải bị phân huỷ kỵ khí thường là mùi cùa H2S, vốn là kết quả hoạt động của các vi khuẩn khử sunfat Ngoài ra H2S củng là kết quả của sự phân huỷ cả kỵ khí lẫn hiếu khí các axit amin có chứa lưu huỳnh ở trạng thái khử Hiện tình trạng này

Hình 3.3- Lò sấy mủ tạp

20 vẫn chưa được khắc phục, nhưng do mương dẫn ở xa vị trí làm việc của công nhân nên cũng ít ảnh hưởng

Nước thải sản xuất chủ yếu từ ba nguồn chính là:

Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ ly tâm Qua theo dõi quy trình chế biến mủ ly tâm nhận thấy nước thải phát sinh chủ yếu ở khâu vệ sinh máy móc, thiết bị, vệ sinh xe bồn Do đặc điểm của mủ cao su là nhanh bị phân hủy sinh ra mùi hôi nên việc vệ sinh máy móc diễn ra trong suốt quá trình sản xuất, tạo ra lượng nước thải lớn Ngoài ra nước thải còn sinh ra tại các máy ly tâm, tại đây diễn ra quá trình tách mủ tinh ra khỏi tạp chất và nước, nồng độ chất ô nhiễm ở công đoạn này cao, chủ yếu là ô nhiễm bởi chất chống đông NH3, hàm lượng cặn lớn, các thông số BOD, COD cao (Bảng 3.1) Dựa vào định mức sử dụng nước là 15m 3 /tấn sản phẩm(đối với mủ ly tâm) ta tính được lượng nước thải như sau: 15m 3 /tấn × 6000 tấn/năm 90000m 3 /năm = 300m 3

Hiện xí nghiệp đã có hệ thống xử lý lượng nước thải này.

/ngđ (một năm sản xuất 300 ngày)

Hệ thống xử lý nước thải mủ ly tâm do công ty Nước ngầm ngầm II thiết kế và thi công, công suất 400m 3 /ngđ sử dụng công nghệ xử lý cơ học kết hợp vi sinh theo sơ đồ công nghệ sau:

Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải mủ ly tâm

Bể gạn mủ Hầm bơm

Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:

Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ ly tâm cho chảy vào các mương dẫn về bể gạn mủ để đông tụ lại một phần mủ còn sót trong nước thải Sau đó nước tự chảy vào hầm bơm để được bơm qua hồ đất Hồ đất với độ sâu khoảng 2m, hồ có chức năng là hồ sinh học phân hủy một phần hợp chất hữu cơ, trước khi được bơm lên bể

UASB Trong bể UASB, điều kiện kỵ khí vi khuẩn tiếp tục phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải Tiếp theo nước được dẫn sang bể Arotank , tại đây nhờ sự cung cấp oxi liên tục từ hệ thống máy thổi khí sẽ giúp vi khuẩn hiếu khí phân hủy hàm lượng chất hữu cơ còn lại trong nước Nước sau đó được bơm lên bể lắng trong để loai bỏ bùn hoạt tính Nước sau lắng được thu bằng máng vòng rồi theo mương dẫn chảy ra nguồn tiếp nhận.

Khi hệ thống hoạt động bể UASB và bể lắng trong sẽ phát sinh bùn dư Lượng bùn này được xả tự động về bể nén bùn, sau khi bùn được cô đặc sẽ được bơm lên sân phơi bùn.

Bảng 3.1- Thành phần và tính chất nước thải cao su ly tâm

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011

(Nguồn:Phòng kỹ thuật Công ty Cao su Lộc Ninh,2003)

Mô tả các công trình trong hệ thống xử lý nước thải mủ ly tâm:

• Bể gạn mủ: Bể có nhiệm vụ loại bỏ phần lớn hàm lượng mủ lơ lửng trong nước thải Bể thiết kế có những vách ngăn tạo ra một dòng nước chảy theo kiểu ziczac (Hình 3.5 (b)), tạo điều kiện thuận lợi để mủ hòa tan có thể đông kết.

Thông số kỹ thuật: bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép dày 200mm, dung tích V = 400m 3

Chia làm 5 ngăn bằng nhau, cao trình mặt bể là +0,2 m so với mặt đất

Vị trí: trong nhà máy, ngay tại cửa tiếp nhận nước thải

Cách vận hành: nước thải sản xuất có chứa mủ sau khi chảy qua bể gạn mủ thì một phần mủ sẽ bị đông tụ lại trên bề mặt bể, phần mủ đông tụ này sẽ được công nhân thu gom định kỳ, 15 ngày một lần.

• Hầm bơm: Mô tả thiết bị và nguyên lý vận hành: hầm bơm có chức năng tập trung nước thải từ bể gạn mủđể bơm qua hồ đất.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂ M SOÁT CH Ấ T TH Ả I

3.2.1 Công tác kiểm soát khí thải

Các biện pháp xử lý khí thải đang áp dụng hiện nay đem lại kết quả tốt Môi trường không khí của Xí nghiệp thông thoáng, các chỉ tiêu về chất lương không khí đều đạt tiêu chuẩn của Nhà nước

Theo kết quả giám sát chất lượng không khí tháng 6/2012 cho thấy chất lượng không khí xung quanh của xí nghiệp là đạt quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT

Trong khuôn viên xí nghiệp đã trồng cây xanh tạo môi trường thông thoáng, mật độ cây xanh khoảng 35% Xung quanh xí nghiệp là vườn cây cao su giúp hạn chế khí

Hình 3.13- Một đoạn mương dẫnnước thải Hình 3.14- Mủ được phơi khô trên mặt cống dẫn nước mưa

31 thải phát tán từống khói của lò sấy Hàng tuần Xí nghiệp còn tiến hành phun dung dịch khử mùi

Bảng 3.3- Kết quả đo chất lượng môi trường không khí xung quanh

Vị trí đo Độ ồn

Thi ết bị chuyên d ụng

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trương Xí ngiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp, 06/ 2012)

(1) Khu vực cổng bảo vệ

(2) Khu vực bên ngoài xưởng sản xuất-khu vực lân cận

Hình 3.15- Thảm cỏ bên ngoài phân xưởng mủ cốm tinh

Khí thải của lò sấy mủ cốm tinh và cốm tạp đều chứa bụi, CO 2 , SO 2 , NO 2

Bảng 3.4-Kết quả đo chất lượng khí thải lò sấy (nhiên liệu khí gas)

, CO để kiểm soát khí thải này xí nghiệp có hai tháp khử mùi bằng nước Qua tháp các chất ô nhiễm sẽ được hấp thụ, do đó chất lượng khí thải ra từ hai lò sấy đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các khí vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT(cột B)

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trương Xí ngiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp, 06/ 2012)

Cũng theo kết quả giám sát chất lượng môi trương không khí khu vực sản xuất cho thấy nồng độ khí NH 3 tại xưởng ly tâm cao, do khu vực này sử dụng NH 3 làm chất chống đông Ngoài ra thì tại xưởng mủ cốm tạp thì nồng độ khí H 2

Theo đánh giá khách quan khi khảo sát tại xí nghiệp cũng nh ận thấy môi trường không khí xung quanh có chất lượng tốt Tuy chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng đến công nhân, do thời gian làm việc kéo dài (8h/ca làm việc), công nhân không đeo thiết bị bảo hộ khi làm việc Nghiêm trọng nhất là ở phân xưởng ly tâm do nồng độ NH

S cao, gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc Tuy nhiên, khi so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Quyết đinh 3733/2002/QĐ-BYT thì các chỉ tiêu chất lượng không khí đều thấp hơn.

3 cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân nữ mang thai dẫn tới nhiều trường hợp bị xảy thai

Bảng 3.5-Kết quả đo chất lượng không khí môi trường sản xuất

Thi ết bị chuyên dụng

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trương Xí ngiệp cơ khí chế biến Lộc Hiệp, 06/ 2012)

Ghi chú: K3: Khu vực bể ngâm mủ nhà xưởng sản xuất mủ tạp

K4: Khu vực lò sấy nhà xương mủ cốm tạp K5: Khu nhà xưởng sản xuất mủ ly tâm K6: Khu máy cán tạo tờ xưởng mủ cốm tạp K8: Khu vực mương đánh đông xưởng mủ cốm tinh K9: Khu vực lò sấy xưởng cốm tinh

3.2.2 Công tác kiểm soát nước thải

Việc thu gom nước thải thực hiện không triệt để, hiện có ba nguồn nước thải vẫn chưa được thu gom xử lý đó là:

• Nước vệ sinh bồn chưa được tập trung, do việc vệ sinh xe thực hiện ngay tại khu vực mương tiếp nhận mủ Lượng nước thải này chảy vào cống thoát nước mưa và chảy thẳng ra suối, gây ô nhiễm môi trương nước

• Nước rỉ ra từ mủ skim trên sân phơi cũng chưa đư ợc thu gom, lượng nước này chảy xuống mương thoát nước mưa

• Nước rỉ ra từ mủ vớt ở bể gạn và bọt mủ vớt lên từcác mương dẫn nước thải chưa được thu gom Lượng nước này thấm xuống đất gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất

Nước thải của Xí nghiệp được xử lý bằng hai hệ thống xử lý nhưng nước thải đầu ra của cả hai hệ thống vẫn chưa đạt quy chuẩn Hiện xí nghiệp vẫn đang tìm biện pháp để khắc phục

Nh ận xét hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng mủ ly tâm

Sau thời gian tìm hiểu quy trình xử lý nước thải tại nhà máy rút ra một số nhận xét:

- Hệ thống vận hành không đúng như thiết kếban đầu Trong hệ thống có thêm một hồ tùy nghi, đây là hồ đất không lót lớp chống thấm (Hình 3.14) Chức năng của hồ này là làm giảm bớt hàm lượng Nito, chất hữu cơ có trong nước thải trước khi dẫn sang bể UASB Tuy hồ có phát huy tác dụng nhưng vấn đề phát sinh là gây ô nhiễm môi trường đất khu vực đáy và xung quanh hồ Lý do có thêm hồ này là vì nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải như thiết kếban đầu có chất lượng thấp hơn nhiều so với yêu cầu Nên nhân viên trong xí nghiệp, không được sự hỗ trợ tư vấn của người có chuyên môn trong xử lý nước thải, đã bổ sung thêm hồđất vào quy trình công nghệ

- Bể tuyển nổi bị hư hỏng và không còn được sử dụng Chức năng của bể tuyển nổi là tách mủ đông, vụn mủ, thành phần có khối lượng riêng nhỏ còn sót lại trong nước thải sau khi đi qua bể gạn

- Hệ thồng tựđộng hóa bị hư hỏng gần như hoàn toàn, chủ yếu sử dụng chếđộđiều khiển bằng tay

- Tại bể gạn mủ phát sinh mùi hôi thối, do mủ cao su đông tụ chỉ được vớt 2 lần/tháng Lớp mủ này bị oxi hóa tạo mùi hôi, bên cạnh đó ngăn cản mặt thoáng của bể gạn mủ, tạo ra các phản ứng trong điều kiện kỵ khí phát sinh khí H 2

- Công nhân vớt mủ đứng trên lớp mủ đóng trên bể gạn, sử dụng dao để cắt mủ thành tảng nhỏ rồi vớt lên, thao tác này nguy hiểm cho công nhân, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (Hình 3.13)

- Đường ống dẫn nước từ bể thổi khí sang bể lắng và ống dẫn nước từ bể kỵ khí sang bể thổi khí bị rò rỉ;

- Mương dẫn nước thải từ xưởng ly tâm đóng cặn, bốc mùi hôi do công nhân chỉ thực hiện vét mương 1 lần/2tháng

- Tại mương dẫn nước từ hồ tùy nghi sang bể kỵ khí bị đóng bùn đen, phát sinh mùi hôi Cần thường xuyên vét mương thông thoáng.

- Hiện tại công nhân vận hành thực hiện tốt công tác vận hành, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố

Bảng 3.6-Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý

Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả QCVN 40:2011

Tổng Coliform MPN/100ml TCVN 6187:1996 3.210 5.000

(Nguồn: Phòng kỹ thuật,Công ty Cao su Lộc Ninh, 2008)

ĐỀ XU Ấ T CÁC BI Ệ N PHÁP KI Ể M SOÁT

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Luật BVMT của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Trưởng Bộ Khoa

Học – Công Nghệ Môi Trường về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng

Nghị định số80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật BVMT

Quyết định số3733/2002/QĐBYT tiêu chuẩn vệsinh lao động đểxem xét điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất

QCVN 40: 2011/BTNMT quy chuẩn nước thải công nghiệp để so sánh chất lượng nước thải đầu ra của hai hệ thống xử lý nước thải

Quyết đinh số 68/2008/BLĐTBXH, Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động môi trường của xí nghiệp, những cam kết về bảo vệmôi trường đã được ghi trong báo cáo

Vấn đề môi trường được ban lãnh đ ạo xí nghiệp hết sức quan tâm Hiện tại xí nghiệp cùng với nhân viên phòng kỹ thuật của tổng công ty đang tìm giải pháp cải thiện chất lượng nước thải

Công ty luôn tạo điều kiện về nhân lực, kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường của xí nghiệp

Diện tích đất hiện hữu của xí nghiệp hiện tại có thể xây thêm một số công trình đề xuất Đội ngũ công nhân viên dồi dào và có ý thức cao trong việc bảo vệmôi trường Sau khi tập huấn thì một số giải pháp có thể thực hiện ngay mà không ảnh hưởng tới sản xuất

Hằng năm xí nghiệp có thời gian tạm ngưng sản xuất (mùa cao su rụng lá tháng 2-4 hàng năm) thời gian này có thể xây dựng các công trình cải tạo sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.

CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT

Sau khi đánh giá hiện trạng môi trường tại Xí nghiệp, căn cứ vào điều kiện thức tế về diện tích, điều kiện tài chính, nhân lực xin đưa ra một số giải pháp như sau:

4.2.1 Cải tạo hệ thống xử lý nước thải cao su ly tâm

Chất lượng nước đầu ra của hệ thống hiện chưa đạt quy chuẩn cho phép, có một số vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là hồđất trong hệ thống không có lớp chống thấm, gây ô nhiễm môi trường đất Hồ đất này có tác dụng làm giảm hàm lượng nito, chất hữu cơ trong nước thải trước khi sang bể UASB, nếu không sử dụng hồ này chất lượng nước đâu ra rất kém Về mặt lý thuyết để khử nito trong nước thải, trước hết phải tạo môi trường hiếu khí để nitrat hóa, sau đó là môi trường yếm khí để khử nitrat giải phóng nito dạng phân tử N 2 Dựa vào tính chất nước thải của phân xưởng và diện tích thực tế của khu xửlý có đề xuất quy trình xử lý nước thải như sau:

Trong hệ thống xử lý nước thải cải tạo sẽ bố trí hồ tùy nghi ở sau bể lắng Quá trình nitrat hóa sẽ diễn ra ở bể Arotank trong điều kiện được cấp oxi, sau đó khử nittrat

Hình 4.1- Hệ thống xử lý nước thải cải tạo

42 trong môi trường yếm khí ở hồ tùy nghi Hồ tùy nghi phải lót lớp chống thấm để giảm thiểu ô nhiễm đất

Thi ết kế hồ tùy nghi

Nhiệm vụ của hồ là để loại bỏ lượng chất hữu cơ còn lại trong nước thải, đây là công đoạn xử lý sinh học cuối cùng Chọn hồ sinh học tùy nghi Trong hồ xảy ra hai quá trình song song là oxi hóa hiếu khí và phân hủy kỵ khí Vi khuẩn hiếu khí tiếp tục phân hủy chất hữu cơ còn lại trong nước thải Nguồn oxi cung cấp chủ yếu là do quá trình quang hợp của rong tảo

Với chất lượng nước thải như trên ta chọn xử lý hồ sinh học hai bậc Nghĩa là nước thải sẽ chảy lần lượt qua hai hồ sinh học rồi thải ra ngoài

• Xác định kích thước hồ tùy nghi I:

Chọn hồcó độ sâu h = 1,5 m (Theo Bảng 40,TCVN 7957:2008)

Diện tích bề mặt công tác của hồxác định như sau:

- K: hệ số phân hủy chất hữu cơ trong hồ tùy tiện Ở nhiệt độ 20

/d) oC, K chọn bằng 0,25(ngày -1 ), ở nhiệt độ T thì K xác định theo công thức: K = 0,25×1,06

Thể tích hồ cần thiết:

Thời gian lưu nước trong hồ là:

• Hồtùy nghi II: tính toán tương tự với thông số đầu vào BOD

Hồtùy nghi II có kích thước: D x R x H = 40 x 20 x 1,5 (m

Bảng 4.1-Các thông số thiết kế hồ sinh học tùy nghi

Stt Thông số Đơn vị Giá trị

4 Thời gian lưu nước ngày 6 Đáy hồ phải được lót lớp chống thấm HDPE để ngăn ngừa ô nhiễm đất Tiến hành vớt cặn, rong rêu trong hồ 5 ngày 1 lần

Hồ tùy nghi I đặt tại vị trí hồ đất cũ Hồ tùy nghi II đặt tại vườn rau hiện hữu của trạm xử lý Nước sau hồtùy nghi II theo mương dẫn thải ra suối

Bảng 4.2-Các công trình trong hệ thống xử lý nước thải mủ ly tâm cải tạo

STT Công trình Kích thước

Dài×Rộng×Cao Số lượng Ghi chú

1 B ể gạn mủ 20m×5m×4m 1 Bố trí cầu trên mặt bể

2 H ầm bơm 8m×5m×2,5m 1 Thay rơle mực nước

3 Bể tuyển nổi khí hòa tan Đường kính

Sửa chữa bơm cấp khí và cần gạt, khắc ph ục điểm rò rỉ Cho đưa vào sử dụng

Gia c ố phần rạn nứt Nâng cao hiệu quả xử lý, quản lý vận hành

C ải tạo bơm cấp khí, thay đĩa thổi khí hỏng

6 B ể lắng đứng D=5m, H =4m 1 Hoạt động tốt

Gia c ố đáy, lót lớp chống thấm, mở rộng diện tích Cải tạo thành Hồ tùy nghi I

8 Hồ tùy nghi II 40m×20m×1,5m 1 Xây m ới

Thuy ết minh sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải mủ ly tâm cải tạo:

Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ ly tâm cho chảy qua song chắn rác vào mương dẫn về bể gạn mủ để đông tụ lại một phần mủ còn sót lại trong nước thải Sau đó nước tự chảy vào hầm bơm để tập trung nước bơm lên bể tuyển nổi loại bỏ mủ lơ lững còn sót lại Trong bể tuyển nổi mủ đông sẽ nổi lên trên và được đưa vào máng với hệ thống cần gạt Phần nước trong sẽ tự chảy vào bể UASB, trong điều kiện kỵ khí vi khuẩn sẽ phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải Tiếp theo nước được dẫn sang bể Arotank , tại đây nhờ sự cung cấp oxi liên tục từ hệ thống bơm cấp khí sẽ giúp vi khuẩn hiếu khí phân hủy hàm lượng chất hữu cơ còn lại trong nước thải Nước sau đó được bơm lên bể lắng trong để loai bỏ bùn hoạt tính Nước sau lắng được thu bằng máng vòng rồi theo mương dẫn chảy ra hồ tùy nghi I, rồi đến hồ tùy nghi II Trong hồ sẽ diền ra quá trình khử Nitrat ở môi trường yếm khí, làm giảm đáng kể thành phần Amoni trong nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Khi hệ thống hoạt động, bể tuyển nổi, bể kỵ khí hai ngăn và bể lắng trong sẽ phát sinh bùn dư Lượng bùn này sẽ được xả tự động về bể nén bùn, sau khi bùn được cô đặc sẽ được bơm lên sân phơi bùn.

Bảng 4.3- Hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải cải tạo

Các thông số Đầu vào

Sau bể tuy ển nổi khí hòa tan

Sau khi tham khảo sách Tính toán thiết kế các công trình các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai và Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Vĩnh Sơn ta tính toán được hiệu suất xử lý của các công trình trong hệ thống xử lý nước thải cải tạo (Bảng 4.3) Như vậy sau khi qua hệ thống xử lý nước thải này nước thải đầu ra của xí nghiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT Nhưng có chỉ tiêu tổng Nito (42 mg/l) là gần đạt QCVN, do đặc thù nước thải trong chế biến cao su thiên nhiên là có hàm lượng NH 3 cao Để khắc phục tình trạng này chỉ có thể giảm lượng hóa chất khi sản

45 xuất, bằng cách theo dõi chặt chẽ việc định lượng NH 3

Ngoài việc thay đổi dây chuyền công nghệ xử lý cần thực hiện một số biện pháp sau: cho vào mủ, từ khâu tiếp nhận tới khâu bảo quản sản phẩm

• Sửa chữa hệ thống tự động hóa Cụ thể là lắp lại mạch điện trong tủ điều khiển, thay rơle mực nước bị hỏng ở bể gom, bể arotank, kiểm tra lại các đồng hồđo áp, ampe kế

• Sửa chữa điểm rò rỉ ở ống dẫn nước từ bể sục khí sang bể lắng, điểm rò rỉ ở bể lắng

• Tiến hành vét mương 1 lần/tuần đểgiúp mương thông thoáng và hạn chế mùi hôi

• Sửa chữa bơm cấp khí của bể tuyển nổi, thay cần gạt do đã bị rĩ sét

• Trang bị cầu trên bể gạn mủđể công nhân vớt mủ

4.2.2 Cải tạo hệ thống hồ sinh học

Hệ thống hồ sinh học xây dựng trên diện tích đất hơn 3ha, công suất hiện tại là 800m 3

Căn cứ vào tính chất nước thải và quy trình công nghệ hiện tại ta có đề xuất dây chuyền công nghệnhư sau:

/ngđ Hiện nay chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống hồ sinh học vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Qua xem xét thành phần và tính chất nước thải nhận thấy độ pH của nước đầu vào thấp, rất có thể đây là nguyên nhân ức chế hoạt động của vi sinh vật trong hệ thống hồ sinh học, dẫn tới chất lượng nước đầu ra kém Bên cạnh đó nước thải từphân xưởng mủ cốm tạp chứa nhiều cặn lắng, hàm lượng cặn này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả xử lý của hồ sinh học

Hình 4.2- Hệ thống hồ sinh học cải tạo

Nướ c th ải xưở ng c ố m t ạ p SCR

Nướ c th ả i SCR xưở ng c ố m tinh

Như vậy, công trình mương l ắng cát và bể trung hòa sẽ được bổ sung vào dây chuyền công nghệ hiện tại

4.2.2.1 Thi ết kế mương lắng cát

Nước thải từ xưởng mủ cốm tạp có chứa nhiều tạp chất không tan như cát, đất và các vật liệu rắn khác lẫn trong mủđược tách ra trong quá trình rửa Nước thải từ bãi rửa xe và sân phơi mủ cũng được dẫn về bể lắng cát sau đó mới bơm lên hồ kỵ khí

Việc loại bỏ những hợp chất này là hết sức cần thiết, để tránh những ảnh hưởng xấu đến các công trình sau đó, như: làm h ỏng bơm, mài mòn các công trình, tăng kh ối lượng cặn trong hồ kỵ khí

Mương lắng cát ngang được thiết kếđể duy trì vận tốc chuyển động ngang của dòng chảy là 0,3 m/s và cũng cung c ấp đủ thời gian lưu nước để các hạt cát lắng đến đáy bể Tính toán bể lắng cát gồm các phần tính toán sau:

Tính toán thủy lực mương dẫn nước thải từ song chắn rác đến mương lắng cát:

Mương dẫn nước thải vào bể lắng cát được tính dựa vào lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất Ta chọn bề rộng mương Bm

Bảng 4.4- Bảng các thông số thủy lực mương dẫn

= 0,5m, sau đó tra trong Bảng tra thủy lực mạng lưới cấp - thoát nước, Lâm Minh Triết, Viện Tài Nguyên Môi Trường, được kết quả tính toán thủy lực như sau:

Thông số thủy lực Lưu lượng tính toán L/s

Chiều ngang Bm Độ dốc i

Tính toán mương lắng cát:

Chiều dài mương được tính theo công thức:

Trong đó: v max = Tốc độ chuyển động của dòng nước ở mương lắng cát ứng với lưu lượng lớn nhất, v max = 0,3 m/ s;

H max = độ sâu lớp nước trong mương lắng cát, có thể lấy bằng độ đầy h trong mương dẫn ứng với Q max , H max

= 0,23 m o = Kích thước thủy lực của hạt cát, lấy theo Bảng 26, TCVN 7957 : 2008, U o

K = Hệ số thực nghiệm tính đến ảnh hưởng của đặc tính dòng chảy của nước đến tốc độ lắng của hạt cát trong mương lắng cát, K = 1,7 ứng với U

Diện tích mặt thoáng F của nước thải trong mương lắng cát ngang tính theo công thức:

Chiều cao xây dựng của mương lắng cát:

0,5 = là chiều cao bảo vệ

= bề dày lớp cát trong mương

Do tính chất nước thải xảvào mương không liên tục, nên ta sẽ tiến hành vét mương

1 lần/tháng, khi không có nước trong mương.

Thiết kế bể hầm bơm sau mương lắng:

CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ

4.3.1 Cải tiến chương trình giám sát

Hiện nay xí nghiệp thuê Công ty CP DV Sắc Ký Hải Đăng, thực hiện báo cáo giám sát chất lượng môi trường hai lần/năm, vào tháng 6 và tháng 12,với các thành phần môi trường không khí, nước, đất

Khu vực cán, ép liên hợp B ồ n r ử a

Hình 4.4- Bố trí quạt thông gió xưởng cốm tạp

60 Đối với môi trường không khí đề xuất giám sát thêm thông số về nhiệt độ tại khu vực lò sấy mủ của cả hai phân xưởng Đồng thời tăng tần suất giám sát đối môi trường không khí khu vực sản xuất lên 4lần/năm.

Nhiệt độđo được so sánh với Quyết định 3733/2002/QĐBTY (Bảng 4.10)

Bảng 4.10-Chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất

Mẩu Vị trí lấy mẫu

Chất lượng không khí khu vực sản xuất

01 điểm khu vực bể ngâm mủ nhà xưởng sản xuất mủ tạp.

01 điểm khu vực lò sấy nhà xương mủ cốm tạp.

01 điểm khu nhà xưởng sản xuất mủ ly tâm

01 điểm khu máy cán tạo tờ xưởng mủ cốm tạp

01 điểm khu vực mương đánh đông xưởng mủ cốm tinh

01 điểm khu vực lò sấy xưởng cốm tinh

QĐ-BYT – Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động

Xí nghiệp có hai hệ thống xử lý nước thải nhưng trong báo cáo giám sát chỉ lây mẫu nước tại cống thoát nước chung của hai hệ thống Việc lấy mẫu và phân tích riêng ở từng hệ thống chỉ được thực hiện bởi Viện nghiên cứu cao su, phục vụ cho công tác nghiên cứu cải tạo hai hệ thống xử lý nước thải Đề nghị trong báo cáo giám sát chất lượng nước cần lấy mẫu riêng biệt nước thải đầu ra của hai hệ thống để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng hệ thống Kết quả phân tích so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT Đồng thời tăng tần suất giám sát đối với nước thải sản xuất lên 4lần/năm.

Bảng 4.11-Chỉ tiêu giám sát chất lượng nước

Mẩu Vị trí lấy mẫu Tần suất Chỉ tiêu phân tích

01 điểm tại cống xả của hồ tùy nghi I

(trong HTXLNT mủ ly tâm)

01 điểm tại cống xả của hồ lắng (trong

01 điểm tại giếng nước ngầm trong xí nghiệp.

01 điểm tại giếng nước nhà ông Lê

Văn Thiện (giáp ranh với xí nghiệp)

2 lần/năm pH Độ cứng Amoni

BYT_Chất lượng nước sinh hoạt.

4.3.2 Trang bị phương tiện bảo hộ lao động

Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, theo Quyết định 68/2008/BLĐTBXH Đối với từng bộ phận ta trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân khác nhau (Bảng 4.10)

(a)Mặt nạ hộp lọc (b) Mũ vải

(c) Khẩu trang lọc độc (d) Yếm chống ướt

(e) Găng tay cao su (f) Ủng cao su

Hình 4.5- Các phương tiện bảo hộ lao động

Bảng 4.12-Trang thiết bị bảo hộ lao động

Stt Công việc Trang bị

1 Đánh đông mủ - Mũ vải tráng cao su, bao tóc

- Yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn

2 Làm mủ kem, tháo rửa máy ly tâm, cọ rửa bồn chứa mủ kem

- Mũ vải tráng cao su, bao tóc

- Yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn

- Mặt nạ 01 hộp lọc (trang bị chung để dùng khi cần thiết)

3 Sấy, đóng kiện mủ cốm - Mũ vải

- Giày vải, găng tay vải bạt

4 Cán ép mủ đông - Mũ vải tráng cao su bao tóc

- Yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn

5 Làm mủ skim, vớt mủ trong các hồ - Mũ vải

- Yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn

4.3.3 Thực hiện chương trình quản lý nội vi

Khắc phục những chỗ rò rỉnước: vòi rửa xe bồn, các vòi rửa mương tiếp nhận

Kiểm tra, bão dư ỡng đường ống dẫn khí thải, nước cấp, nước thải theo chu kỳ 1lần/tháng

Thay các ống dẫn nước rửa phân xưởng bằng đường ống đường kính 15mm đểtăng áp lực nước và gắn van khóa ngay đầu vòi nước để tiện cho việc đóng mở van trong khi làm vệ sinh, giảm lượng nước thải phát sinh

Thực hiện vớt mủ đông tại các mương dẫn và các công trình xử lý nư ớc thải 2 lần/tuần để tránh mùi hôi, tắc ngẽn

Bố trí thêm thùng chứa rác thải sinh hoạt tại khu vực văn phòng, nhà bếp, các phân xưởng (Bảng 4.12)

Bảng 4.13- Bố trí thùng rác

Vị trí Thùng chứa rác hữu cơ (cái)

Thùng chứa rác vô (cái)

Thùng chứa chất thải nguy hại (cái)

Xưởng mủ ly tâm 2 2 1 Để dễ dàng phân biệt các loại rác ta sẽ bố trí:

- Thùng màu xanh chứa rác hữu cơ, rác trong thùng được thu gom hằng ngày, mang ra xe lấy rác sinh hoạt của xã

- Thùng màu trắng chứa rác vô cơ, rác này đươc thu gom 3 ngày 1 lần

- Thùng màu đỏ chứa rác thải nguy hại, được thu gom hằng ngày, mang về kho chứa rác thải nguy hại của Xí nghiệp

Phổ biến kiến thức cho công nhân viên trong xí nghiệp với các nội dung sau:

- Vấn đề giảm thiểu nước thải: phổ biến cho toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp Giảm thiểu cảnước thải sản xuất lẫn sinh hoạt

- Thực hiện tốt công tác lưu trữ và phân loại rác thải nguy hại Do xí nghiệp mới xây dựng kho chứa chất thải nguy hại (được khoảng 3 tháng), nên việc phân loại và lưu trữ còn nhiều vướng mắc Cần phổ biến danh mục chất thải nguy hại trong từng phân xưởng Phân công rõ ràng 3 ngư ời chịu trách nhiệm thu gom, quản lý chất thải nguy hại

- Hướng dẫn sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động Quy định bắt buộc phải sử dụng phương tiện bảo hộlao động đối với công nhân trong ca làm việc

- Thực hiện tự giám sát lẫn nhau trong công việc, nâng cao tinh thần tự giác của công nhân

4.3.4 Thực hiện chương trình quản lý ngoại vi

Việc giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý cần ghi chính xác trong nhật ký giao nhận Yêu cầu phía đơn vị xử lý chất thải nguy hại cung cấp thông tin về phương pháp xử lý, sản phẩm cuối cùng của việc xử lý chất thải từ xí nghiệp Đối với sản phẩm phụ là mủ skim khi bán cho đơn vị thu phải yêu cầu có phương tiện vận chuyển kín, khi vận chuyển thùng xe phải được phủ bạt phía trên hạn chế thấp nhất mùi hôi khi đi trên đường, chỉ xuất hàng khi mủ đã khô Cần tìm hiểu phương thức chế biến, kinh doanh của đơn vị thu mua để tránh những rắc rối liên quan

4.3.5 Các biện pháp về bố trí nhân sự

Công ty Cao su Lộc Ninh cần thành lập phòng Môi trư ờng và an toàn lao động để quản lý các vấn đề liên quan Đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu tìm ra các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện làm việc của công nhân tại hai xí nghiệp và các nông trường của công ty Cán bộ trong phòng này cần một người có trình đ ộ đại học chuyên ngành môi trường, có kinh nghiệm về các vấn đề môi trường và an toàn lao động Và hai nhân viên có qua lớp tập huấn, đào tạo có kiến thức vềmôi trường cơ bản liên quan tới kiểm soát chất thải

Tình hình sử dụng nước, nguyên vật liệu, việc thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động ở mỗi xưởng sản xuất cần được xưởng trưởng và một công nhân theo dõi trong mỗi ca làm việc

Phân công rõ ràng 4 công nhân (mỗi phân xưởng một người và tổ cơ điện một người) chịu trách nhiệm thu gom, quản lý chất thải nguy hại

Có chếđộ khen thưởng đối với công nhân viên có những sáng kiến, đóng góp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường ví nghiệp Đồng thời có hình thức kỷ luật là bắt

66 buộc lao động công ích đối với công nhân viên có hành vi gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường

Qua đánh giá hiện trạng môi trường tại xí nghiệp thì các vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc phát sinh nước thải, chất thải rắn và khí thải Trong đó việc nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn là quan trọng nhất Sau khi tìm hiểu tính chất nước thải và tình hình thực tế tại xí nghiệp đã có những đề xuất mang tính khoa học và thực tiễn có thể áp dụng cho xí nghiệp Kèm theo đó các giải pháp liên quan tới chất thải rắn, khí thải cũng được đề xuất, góp phần cải thiện hiện trạng môi trường xí nghiệp và mang lại môi trường làm việc tốt cho công nhân, dân cư xung quanh Cụ thể:

- Dựa vào những số liệu có được từ phòng kỹ thuật của công ty, qua quá trình khảo sát tại xí nghiệp đã nêu được hiện trạng ô nhiễm nước thải Sau đó đề xuất cải tiến quy trình công nghệ phù hợp, tính toán các công trình cải tạo cho hai hệ thống xử lý nước thải: bổ sung vào hệ thống xử lý thải ly tâm hai hồ sinh học giúp nâng cao chất lượng nước thải đầu ra; tính toán hóa chất và bể trung hòa để nâng pH của nước thải từ xưởng cốm tạp, phù hợp cho quá trình xử lý sinh học sau đó.

- Cải tiến bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt: lựa chọn bể tự hoại có vách ngăn mỏng dòng nước hướng lên để cải thiện chất lượng nước đầu ra

- Bố trí thống gió cho phân xưởng, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, giúp đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ công nhân viên xí nghiệp

- Tổ chức phân loại rác thải và thu gom triệt để Phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý chất thải nguy hại

- Đề xuất cải tiến chương trình giám sát chất lượng môi trường để thuận lợi cho quá trình giám sát các cơ quan ch ức năng và giúp Xí nghiệp đánh giá chính xác hiện trạng môi trường để có những thay đổi kịp thời Được sựđồng thuận và hỗ trợ về kinh phí, nhân lực của ban lãnh đ ạo công ty chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp

Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp và kinh nghiệm hạn chếnên chưa thể bao quát hết các đề trong Xí nghiệp một cách chính xác nhất, nên trong thời gian nghiên cứu triển khai các giải pháp có thể có những sửa đổi bổ sung hợp lý

Ngày đăng: 30/10/2022, 18:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8] Nguy ễ n Vi ệ t Anh, 2007. D ự thảo luật:Bể tự hoại-Hướng dẫn thiết kế, thi công xây d ựng, lắp đặt, quản lý vận hành và bảo dưỡng. Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo luật:Bể tự hoại-Hướng dẫn thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành và bảo dưỡng
[11] Tr ần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2002. Giáo trình công ngh ệ xử lý nước thải . NXB Khoa H ọ c K ỹ Thu ậ t, Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
[12] Tr ị nh Xuân Lai, 2000. Tính toán thi ết kế các công trình xư lý nư ớc thải. NXB Xây D ự ng, Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xư lý nư ớc thải
Nhà XB: NXB Xây Dựng
[1] Ban qu ản lý kỹ thuật – T ập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 201 0. Định mưc kinh t ế kỹ thuật trong chế biến cao su Khác
[2] B ộ lao động thương binh xã h ội, 2008. Quy ết đinh số 68/2008/BLĐTBXH, danh m ục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có y ếu tố nguy hiểm, độc hại Khác
[3] B ộ tài nguyên môi trường, 2011. QCVN 40:2011/BTNMT quy chu ẩn nước thải công nghi ệp Khác
[4] B ộ xây dựng, 2008. TCVN 7957:2008 tiêu chu ẩn kỹ thuật quốc gia trong tính toán thi ết kế các công trình xử lý nước thải Khác
[5] B ộ y tế, 2002. Quy ết định số 3733/2002/QĐBYT tiêu chuẩn vệ sinh lao động để xem xét điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất Khác
[6] Lâm Minh Tri ế t – Nguy ễn Thanh Hương – Nguy ễn Phướ c Dân, 2002.X ử lý nước thải đô thị và công nghiệp - tính toán thiết kế công trình Khác
[9] Phòng k ỹ thuật, 2003 . Báo cáo đánh giá tác đ ộng môi trường Nhà máy Lộc Hi ệp-công ty Cao su Lộc Ninh Khác
[10] Phòng k ỹ thuật,2012. Báo cáo giám sát ch ất lượng môi trường xí nghiệp cơ khí ch ế biến Lộc Hiệp-Công ty Cao su Lộc Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN