Trong các loại hình quan hệ tín dụng đã học, những loại hình nào là phù hợp với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam? Các biện pháp để củng cố và hoàn thiện
Trang 1Câu 2: Trong các loại hình quan hệ tín dụng đã học, những loại hình nào là phù hợp với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam? Các biện pháp
để củng cố và hoàn thiện
1 Khái niệm tín dụng
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác
- Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức
2 Sơ lược lịch sử phát triển và vai trò của tín dụng
Lịch sử phát triển
- Cơ sở ra đời của tín dụng là sự ra đời và tồn tại của các quan hệ kinh tế tư hữu, gắn với diễn biến của quá trình phân công lao động xã hội, tín dụng góp phần thực hiện phân bổ điều tiết sử dụng nguồn lực của cải xã hội hiệu quả hơn
- Tín dụng nặng lãi là hình thức tín dụng sơ khai nhất: tín dụng này mang tính chất phi kinh tế
- Tín dụng tư bản chủ nghĩa: tín dụng này đã từng bước hạn chế và thu hẹp dần phạm vi hoạt động của tín dụng nặng lãi Nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước…
Vai trò
- Là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
- Là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát
- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội
- Là một trong những phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế cộng đồng thế giới, góp phần phát triển mối quan hệ đối ngoại
3 Các loại hình quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường:
Do có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, do vậy tín dụng cũng được chú trọng và phát triển Căn cứ vào chủ thể và đối tượng của quan hệ tín dụng, chúng ta có thể phân chia tín dụng thành các loại hình như sau:
- Tín dụng thương mại: quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa những nhà SX và KD với nhau
- Tín dụng Nhà nước: nhà nước vay tiền của công chúng
- Tín dụng ngân hàng: Quan hệ tín dụng tiền tệ giữa các ngân hàng với các chủ thể của các chủ thể khác của nền kinh tế, trong đó ngân hàng vừa là người đi vay và cho vay
Trang 2- Tín dụng thuê mua: Quan hệ giữa các công ty cho thuê tài chính với các doanh nghiệp dưới hình thức cho thuê TSCĐ
- Tín dụng tiêu dùng: các công ty tài chính bán chịu hàng hóa tiêu dùng theo phương thức trả góp
- Tín dụng quốc tế: quan hệ giữa các chủ thể của các nền kinh tế của các nước với nhau
4 Các loại hình phù hợp với Việt Nam: xuất phát từ nhu cầu phát triển và đặc
điểm kinh tế, xã hội nước ta, các loại hình tín dụng sau đây cần được nghiên cứu củng cố và phát triển:
- Tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng nhà nước
- Thuê mua, hay còn gọi là thuê tài chính
- Tín dụng Quốc tế
5 Các biện pháp củng cố và hoàn thiện
- Xóa bỏ sự can thiệp khá lớn của Nhà nước tới doanh nghiệp và ngân hàng thương mại Nhà nước
- Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước
- Cải cách mạnh mẽ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Ý kiến Phước
- Bài viết đúng là theo dàn ý thật Nhưng vì thế nên thấy còn rời rạc quá àh Do vậy khi vào thi ngồi suy ngẫm và diễn giải bổ sung thêm thì mọi người khó có thể dàn trải ra được Đặc biệt phần củng cố và hoàn thiện, viết quá ngắn và vắn tắt chưa có sự cụ thể mà giống như là chính sách í :D
- Riêng phần Phân loại tín dụng, mình không chỉ đơn thuần là khái niệm mà có thể diễn giải thêm để rõ từng loại tín dụng, làm rõ được điểm mạnh, yếu của từng loại tín dụng, cũng như trong môi trường nào là áp dụng thích hợp Để trên cơ sở đó VN với đặc điểm kinh tế là như thế nào (phải làm rõ ra) thì loại hình tín dụng nào là phù hợp nhất và phát triển mạnh nhất Các loại còn lại có cần phát triển không, nếu cần thì biện pháp nào để hỗ trợ