1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Về điều 16 luật Hôn nhân và gia đình năm 1986" ppt

5 626 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80,72 KB

Nội dung

Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 53 Về Điều 16 Luật hôn nhângia đình năm 1986 Nguyễn Phơng Lan * iều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định: "Đối với những tài sản mà vợ hoặc chồng có trớc khi kết hôn, tài sản đợc thừa kế riêng hoặc đợc cho riêng trong thời kì hôn nhân thì ngời có tài sản đó có quyền nhập hay không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng". Nh vậy, Luật hôn nhân gia đình năm 1986 đ ghi nhận quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng bên cạnh quyền sở hữu chung của vợ chồng. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: Những tài sản mà vợ hoặc chồng có trớc khi kết hôn, tài sản đợc thừa kế riêng hoặc đợc cho riêng trong thời kì hôn nhân. Xét về bản chất thì những loại tài sản này không phải do lao động của vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. Vì vậy, nó thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản riêng của mình, không phụ thuộc vào ngời kia. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu riêng của nhau. Việc thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tình hình kinh tế - x hội hiện nay khi nền kinh tế của nớc ta ngày càng phát triển, khả năng kinh tế của cá nhân ngày càng mở rộng cả về số lợng và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc bảo đảm cho vợ, chồng thực hiện những nghĩa vụ riêng về tài sản một cách độc lập, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng về tài sản còn tạo ra khả năng để vợ, chồng chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không làm ảnh hởng tới tài sản chung, lợi ích chung của gia đình. Tuy nhiên, Điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định về quyền sở hữu riêng của vợ, chồng còn chung chung, cha cụ thể, đặc biệt là cha quy định rõ quyền nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc thực hiện quyền sở hữu riêng đó trong phạm vi gia đình nh thế nào, khi nào thì tài sản riêng của vợ, chồng đợc coi là đ nhập vào khối tài sản chung Trong bài viết này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ một số khía cạnh cơ bản sau: 1. Cần thừa nhận rằng, tài sản riêng của vợ, chồng trớc hết là để giúp cho vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản mà không bị phụ thuộc ảnh hởng tới kinh tế chung của gia đình. Song trong cuộc sống chung, vợ, chồng có nghĩa vụ giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau tạo lập, phát triển kinh tế gia đình, cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trởng thành. Điều đó đòi hỏi vợ chồng phải cùng chung công sức, ý chí, tình cảm để thực hiện đầy đủ tốt nhất trách nhiệm của mình đồng thời cũng nhằm để thỏa Đ * Giảng viên Khoa t pháp Trờng đại học luật Hà Nội Xây dựng pháp luật 54 - tạp chí luật học mn nhu cầu tình cảm, tinh thần của chính mình. Do đó, trong trờng hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ thì vợ, chồng có tài sản riêng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình vào đời sống chung nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc đóng góp tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào đời sống chung của gia đình khi gặp khó khăn thờng xuất phát từ ý thức tự nguyện, tự giác trên cơ sở đạo đức, do tình cảm yêu thơng gắn bó lẫn nhau giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ chồng với nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ, chồng cũng đều tự nguyện gánh chịu trách nhiệm đó bằng tài sản riêng của mình trong khi việc duy trì đời sống chung của gia đình, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của các thành viên trong gia đình, đặc biệt của con cái là đòi hỏi khách quan cần đợc đảm bảo thỏa mn. Ví dụ, khi con bị ốm đau hoặc bị tai nạn bất ngờ mà tài sản chung của vợ chồng không còn thì vợ hoặc chồng có tài sản riêng phải có trách nhiệm lấy tài sản riêng của mình để chạy chữa cho con mà không đợc tính toán, lấy lại sau này. Điều đó vừa là đòi hỏi về đạo đức vừa là nghĩa vụ pháp lí. Do đó, Luật hôn nhân gia đình sửa đổi cần quy định rõ rằng vợ, chồng có tài sản riêng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của gia đình thực hiện những nghĩa vụ chung về tài sản trong trờng hợp tài sản chung không đủ. Có nh vậy mới đảm bảo đợc lợi ích chung của gia đình, lợi ích của con cái đồng thời cũng là lợi ích của bản thân vợ, chồng. 2. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung là quyền của vợ, chồng. Vợ, chồng quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, tự giác của chính mình nhằm làm tăng khối tài sản chung vì lợi ích của gia đình. Điều 16 Luật hôn nhângia đình quy định: " ngời có tài sản đó có quyền nhập hay không nhập vào khối tài sản chung". Nếu trong trờng hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng, duy trì đời sống chung của gia đình, việc vợ, chồng đóng góp tài sản riêng của mình đợc coi là nghĩa vụ của vợ, chồng thì việc nhập hay không nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung lại là quyền của họ. Về hậu quả pháp lí, việc vợ, chồng đóng góp tài sản riêng vào mục đích duy trì đời sống chung của gia đình hay nhập tài sản đó vào khối tài sản chung đều làm thay đổi số phận pháp lí của tài sản. Đó là chuyển tài sản riêng thành tài sản chung nhng cần phải quy định một cách rõ ràng khi nào là nghĩa vụ của vợ, chồng, khi nào là quyền của họ giúp cho vợ, chồng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với gia đình đồng thời khuyến khích tính tích cực, tự giác của vợ, chồng trong việc làm tăng khối tài sản chung vì lợi ích của gia đình. Điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 không quy định rõ khi nào, với những căn cứ nào thì tài sản riêng của vợ hoặc của chồng đợc coi là đ nhập vào khối tài sản chung. Trong đời sống chung của vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung tài sản riêng nhiều khi không rõ rệt, rất khó xác định, nhất là khi cuộc sống của vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc. Vì vậy, cần quy định các căn cứ để xác định tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng đợc nhập vào tài sản chung. Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 55 Trong thực tế việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào khối tài sản chung có thể xảy ra trong những trờng hợp sau: + Ngời có tài sản riêng thể hiện ý chí một cách rõ ràng, công khai rằng họ tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung. Sự thể hiện ý chí đó có thể bằng miệng (lời nói) hoặc bằng văn bản. Ví dụ: Ngời vợ đợc ngời em ruột gửi cho số tiền là 10 triệu đồng. Khi nhận đợc khoản tiền đó ngời vợ đ tuyên bố để gia đình cùng sử dụng coi đó là tài sản chung của gia đình. Ngợc lại, nếu ngời vợ cất số tiền đó để sử dụng riêng hoặc gửi tiết kiệm riêng thì số tiền này vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của ngời vợ. Theo pháp luật hiện hành của Nhà nớc ta, vợ, chồng có thể yêu cầu cơ quan công chứng nhà nớc xác nhận tài sản riêng của mình. Việc xác nhận tài sản riêng của vợ, chồng sẽ tránh đợc tranh chấp về tài sản có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế, rất ít khi vợ, chồng yêu cầu cơ quan nhà nớc có thẩm quyền xác nhận tài sản riêng của mình nếu không có tranh chấp, mâu thuẫn.Và sau này, nếu có tranh chấp về tài sản thì ngời có tài sản riêng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh đợc tài sản đó là tài sản riêng của mình thì tài sản đó đợc coi là tài sản chung của vợ chồng; + Vợ, chồng không thể hiện ý chí một cách công khai về việc đa tài sản riêng vào tài sản chung nhng họ lại có hành vi đa tài sản riêng của mình vào sử dụng chung, đáp ứng nhu cầu chung của đời sống gia đình. Ví dụ: Anh A có chiếc xe máy mua trớc khi kết hôn. Sau khi kết hôn, anh A đ đồng ý để vợ anh sử dụng xe máy của mình để đi làm cho thuận lợi. Nhng điều đó không có nghĩa là anh A đ đồng ý "nhập" chiếc xe máy đó vào khối tài sản chung. Nếu có tranh chấp, chiếc xe đó vẫn thuộc quyền sở hữu của anh A. Do tính chất cộng đồng của hôn nhân chi phối, do sự gắn bó sâu sắc, bền vững về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình nên việc sử dụng chung tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong gia đình là tồn tại khách quan. Vì vậy, việc vợ, chồng đa tài sản riêng vào sử dụng chung trong gia đình không đồng nghĩa với việc họ tự nguyện nhập tài sản đó vào tài sản chung, mặc dù họ sẵn sàng gánh chịu những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản của mình trong quá trình sử dụng chung vì lợi ích của gia đình nhng họ không xác định từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng đa vào sử dụng chung trong gia đình sẽ có hai khả năng có thể xảy ra: Hoặc là tài sản đó còn hoặc là tài sản đó sẽ không còn nữa. Theo Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì "tài sản chung tài sản riêng chỉ chia trên cơ sở những thứ hiện có. Những thứ đ chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì không phải thanh toán". Nh vậy, theo hớng dẫn của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP, những tài sản riêng của vợ, chồng đ đợc sử dụng chung cho gia đình mà không còn nữa sẽ đợc coi là tài sản mà vợ, chồng đ nhập vào khối tài sản chung không phải thanh toán lại cho vợ (chồng) khi chia tài sản chung. Ngợc lại, nếu tài sản đó còn thì nó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Xây dựng pháp luật 56 - tạp chí luật học + Vợ, chồng tự nguyện thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc định đoạt tài sản riêng của mình nhằm mục đích phục vụ nhu cầu chung của đời sống gia đình. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng bán tài sản của mình lấy tiền chi tiêu chung cho gia đình (bán xe máy có trớc khi kết hôn để lấy tiền làm nhà trong thời kì hôn nhân) hoặc dùng tiền riêng có trớc khi kết hôn để mua sắm những t liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình: Nh quạt máy, xe đạp cho con đi học, tủ lạnh v.v Trong những trờng hợp nh vậy, vợ, chồng đ sử dụng quyền của sở hữu chủ trong việc định đoạt tài sản riêng nhằm chuyển tài sản đó của mình từ dạng này sang dạng khác (từ vật sang tiền hoặc từ tiền sang vật) nhằm phục vụ nhu cầu đời sống chung của gia đình. Quyền đó chỉ một mình chủ sở hữu có thể quyết định. Vợ, chồng thực hiện hành vi đó hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Khi thực hiện những hành vi đó, vợ, chồng luôn xác định rõ là họ đ từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó vì lợi ích của gia đình. Đó chính là việc "chi dùng" tài sản riêng cho gia đình. Nh vậy, cần thấy rằng, giữa khái niệm "chi dùng" khái niệm "sử dụng" có sự khác nhau nhất định. Việc "sử dụng" tài sản không đơng nhiên làm mất đi tài sản đó nhng khi "chi dùng" tài sản cho gia đình thì chủ sở hữu đ xác định trớc là tài sản đó sẽ không còn là của mình nữa. Việc "chi dùng" tài sản sẽ dẫn tới hai khả năng: Hoặc là tài sản đó không còn tồn tại dới bất cứ dạng nào của tài sản nữa (nh sử dụng tiền riêng có trớc khi kết hôn để chữa bệnh cho con) hoặc là tài sản đó đợc chuyển sang dạng khác của tài sản (bán xe máy riêng lấy tiền xây nhà). Cả hai trờng hợp này đều đợc coi là ngời có tài sản riêng đ tự nguyện nhập tài sản đó vào tài sản chung. Song mặt khác, cần phân biệt với trờng hợp vợ, chồng thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản riêng của mình khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trờng hợp này, vợ hoặc chồng cũng thực hiện những hành vi định đoạt nhằm chuyển tài sản của mình từ dạng này sang dạng khác nhng không trực tiếp vì lợi ích nhu cầu của gia đình mà trớc hết là nhằm mục đích sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Ví dụ: Anh K dùng số tiền có trớc khi kết hôn của mình là 30 triệu đồng để mua một số t liệu sản xuất nh máy móc, thiết bị, các dụng cụ khác để mở cửa hàng dịch vụ sửa chữa ô tô - xe máy. Trong trờng hợp này, tất cả những t liệu sản xuất, dụng cụ đồ nghề đó vẫn là tài sản riêng của K. Chỉ những lợi tức thu đợc từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đó mới là tài sản chung của vợ chồng. Từ sự phân tích trên cho thấy, khi vợ, chồng đa tài sản riêng vào sử dụng chung mà không thể hiện ý chí một cách rõ ràng thì chỉ có thể coi là vợ, chồng đ tự nguyện nhập tài sản riêng đó vào khối tài sản chung nếu họ đ thực hiện quyền định đoạt của sở hữu chủ đối với tài sản đó một cách rõ ràng vì lợi ích nhu cầu chung của gia đình. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung là quyền của vợ, chồng, do đó, cần tôn trọng sự tự nguyện của họ, bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ, chồng. Có thể biểu diễn tóm tắt các trờng hợp tài sản riêng của vợ, chồng đợc coi là nhập vào tài sản chung qua sơ đồ sau: Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 57 3. Tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình. Việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung là nghĩa vụ của vợ chồng. Vì lợi ích chung của gia đình, đặc biệt là vì lợi ích của các con, vợ chồng có trách nhiệm làm tăng khối tài sản chung mà không đợc phép làm suy giảm khối tài sản đó nếu không vì lợi ích chính đáng của gia đình. Việc Điều 16 Luật hôn nhângia đình năm 1986 quy định ngời có tài sản riêng có quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng cũng không ngoài mục đích đó. Khi vợ, chồng tự quyết định nhập một số hay toàn bộ tài sản riêng vào khối tài sản chung thì số tài sản đó có ý nghĩa nhất định đối với đời sống chung của gia đình. Nếu cho phép vợ, chồng lấy lại những tài sản riêng đ nhập vào tài sản chung sẽ làm ảnh hởng tới kinh tế gia đình, tới việc duy trì đời sống của gia đình, tới quyền lợi của các con làm mất ổn định các quan hệ trong gia đình. Khi vợ, chồng đ nhập một phần hay toàn bộ tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì vợ, chồng cũng phải chia sẻ gánh chịu nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên bằng khối tài sản chung của vợ chồng nếu phần tài sản riêng còn lại của vợ, chồng không đủ thực hiện nghĩa vụ đó. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tính chất cộng đồng của hôn nhân đảm bảo đợc lợi ích chính đáng của vợ chồng, củng cố đợc các quan hệ trong gia đình trên tinh thần yêu thơng, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Qua sự phân tích trên cho thấy Điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 cần đợc sửa đổi, bổ sung một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Quyền nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng cần đợc quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lí trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản cũng nh góp phần làm ổn định các mối quan hệ gia đình. Cần quy định các căn cứ cụ thể để xác định tài sản riêng của vợ, chồng đợc coi là đ nhập vào khối tài sản chung. Chẳng hạn, có thể quy định: Đợc coi là vợ, chồng đ nhập một phần hoặc toàn bộ tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung trong những trờng hợp sau: - Vợ, chồng thể hiện công khai ý chí của mình đồng ý đa tài sản riêng vào khối tài sản chung; - Tài sản đó đ đợc sử dụng chung cho gia đình mà không còn tồn tại dới bất cứ dạng nào nữa của tài sản; - Vợ, chồng đ định đoạt tài sản đó vì lợi ích của gia đình./. Tài sản chung Tài sản đó còn Tuyên bố công khai đa vào TS chung bằng văn bản hoặc lời nói Đa vào sử dụng chung trong gia đình Tài sản đó không còn Thực hiện quyền định đoạt Vì lợi ích của gia đình Vì mục đích SX-KD TS riêng TS chung TS chung TS riêng Tài sản riêng của vợ, chồng . dựng pháp luật tạp chí luật học - 53 Về Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Nguyễn Phơng Lan * iều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. chung mà không đợc phép làm suy giảm khối tài sản đó nếu không vì lợi ích chính đáng của gia đình. Việc Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy

Ngày đăng: 17/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w