1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh giá tác động môi trường đường vào bãi chôn lấp trồng 2000 ha rừng nguyên liệu

100 835 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường rừng nguyên liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTM : Đánh giá tác động môi trường COD : Nhu cầu oxy hoá học BOD 5 20 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20 o C trong 5 ngày SS : Chất rắn lơ lửng WHO : Tổ chức y tế thế giới QLMT : Quản lý môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VOC : Chất hữu cơ bay hơi PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng FAO : Tổ chức nông lương thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật HST : Hệ sinh thái SX TMDV : Sản xuất thương mại dịch vụ KTCB : Kiến thiết cơ bản DO : Oxy hoà tan CTNH : Chất thải nguy hại UBND : Uỷ ban nhân dân UBMTTQVN: Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam i MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Theo số liệu dự báo của Hiệp hội giấy Việt Nam tháng 5/2007 thì nhu cầu sử dụng giấy vào năm 2007 là 21,08 kg/người/năm và sẽ tăng lên 26,86 kg vào năm 2010. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành giấy là trở thành một nền kinh tế mạnh, có vị trí then chốt trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và quốc tế. Nhưng nguồn nguyên liệu hiện nay chưa đáp ứng đủ cho các nhà máy hoạt động hết công suất. Mặt khác, thực hiện quyết định số 07/2007/QĐ- BCN ngày 31/01/2007 của Bộ Công thương về việc quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 600 ngàn tấn bột giấy vào năm 2010 và 1.800 tấn vào năm 2020, khai thác và phát triển các nguồn lực sản xuất đảm bảo 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực. Do đó, việc đầu tư phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu giấy là cần thiết và cấp bách. Dự án đầu tư phát triển khu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn biên giới huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk (dự án KT-QP Ea Súp) do Binh đoàn 16 làm chủ dự án đã được thực hiện từ năm 2002, đến nay có thể khẳng định dự án KT-QP Ea Súp là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Chỉ sau hơn 5 năm, nơi đây đã trở thành một khu dân cư rộng lớn. Cuộc sống của người dân dần đi vào ổn định và đang từng bước phát triển. Lấy cây điều làm trọng điểm để phát triển kinh tế, tuy nhiên thời gian qua nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, Lãnh đạo Binh đoàn 16 đã phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển khai dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008-2013 trên những khu vực cây điều đạt năng suất thấp. Với phương thức Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chịu trách nhiệm về giống cây, kỹ thuật chăm sóc, cung ứng vốn để mua phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và thu mua sản phẩm, Binh đoàn 16 và người dân có quỹ đất, tổ chức trồng, chăm bón và thu hoạch. Việc Binh đoàn 16 phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển khai dự án trồng 2.000 ha rừng làm nguyên liệu giấy không những góp phần hoàn thành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ mà còn cung ứng nguyên liệu cho nhà máy bột và giấy tại Tây nguyên theo quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra một hướng mới nhằm đa dạng hóa nông lâm nghiệp trong vùng, tăng độ che phủ của rừng, phát triển kinh tế vùng biên giới và đặc biệt là cải tại môi trường. Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Phụ lục I danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án trồng rừng và khai thác rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên). Công ty cổ phần giấy Tân Mai phối hợp với Trung tâm Tư Vấn Tài nguyênMôi trường tỉnh ĐắkLắk lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk thẩm định và phê duyệt. 1 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan - Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; - Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006; - Luật Đất đai số 13/2003/QH11, đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2004; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2005; - Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999; - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyênMôi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2.2. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng - TCVN 5937:2005. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; - TCVN 5938:2005. Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - TCVN 5942:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt; - TCVN 5944:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm; - TCVN 6772:2000. Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép; 2 - Quyết định 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống; - Một số tiêu chuẩn khác có liên quan; 2.3. Văn bản kỹ thuật của dự án và các tài liệu khác có liên quan - Biên bản làm việc số 70/BB-BĐ ngày 06/11/2007 về việc hợp tác kinh doanh trồng cây nguyên liệu giấy trên địa bàn dự án khu kinh tế quốc phòng của Binh đoàn 16, giữa Tư lệnh Binh đoàn (Giám đốc công ty 16) và lãnh đạo Công ty cổ phần Giấy Tân Mai; - Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, do Công ty cổ phần Giấy Tân Mai lập; - Dự án khả thi đầu tư phát triển khu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn biên giới huyện Ea Súp – Tỉnh ĐắkLắk, do Binh đoàn 16 – Bộ Quốc phòng lập; - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - VHXH - ANQP năm 2007 và phướng hướng nhiệm vụ năm 2008 của UBND 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp - huyện Ea Súp; - Các tài liệu khác có liên quan. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008-2013 tại huyện Ea Súp – Tỉnh ĐắkLắk do Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai chủ trì thực hiện với sự phối hợp của đơn vị Trung tâm Tư vấn Tài nguyênMôi trường. - Tên cơ quan tư vấn: Trung tâm Tư vấn Tài nguyênMôi trường ĐắkLắk. - Địa chỉ: 46 Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk. - Tel: 0500-814.320; Fax: 0500.814.320 - Đại diện: Ông Nguyễn Tiến; Chức vụ: Giám đốc Trung tâm. Quá trình tổ chức thực hiện và quá trình thực hiện ĐTM bao gồm các công đoạn sau: - Thu thập thông tin tài liệu: thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội, luận chứng kinh tế kỹ thuật và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến dự án. - Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn: khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án. - Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của dự án đối với các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội. - Xác định mức độ, phạm vi đánh giá: xác định khả năng tác động (phân tích các tác động có khả năng nảy sinh, kể cả tác động gián tiếp, tác 3 động thứ sinh, tác động kết hợp); xem xét phương án thay thế (so sánh với phương án số 0); tư vấn, tham khảo ý kiến (cơ quan có thẩm quyền, chính quyền các cấp có trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương…); quyết định các tác động đáng kể; - Lập đề cương chi tiết, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu; - Phân tích, đánh giá tác động môi trường: Liệt kê các nguồn tác động; xác định các biến đổi môi trường; phân tích, dự báo các tác động cụ thể; - Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường; - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Tham khảo ý kiến cộng đồng; - Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chỉnh sửa, hoàn tất báo cáo. Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - Sở Tài nguyênMôi trường ĐắkLắk; - UBND huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk; - UBND và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Ia R’vê, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk; - UBND và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk; - Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM: Tt Họ và tên Học vị Cơ quan công tác I. Cơ quan chủ dự án 1 Trần Đức Thịnh TC HĐQT Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai 2 Trương Công Thành CN Hành chính QG Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai 3 Phạm Hồng Khanh TC Nông nghiệp Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai 4 Nguyễn Đức Trọng CN Kinh tế Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai 5 Hồ Xuân Bá TC Nông nghiệp Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai II. Cơ quan tư vấn 1 Nguyễn Tiến CN Kinh tế Trung tâm Tư vấn TN&MT 2 Đặng Đình Đương Th.S Lâm nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT 3 Nguyễn Thị Minh Phương Ks Môi trường Trung tâm Tư vấn TN&MT 4 Phạm Duy Diện Cn ĐL Môi trường Trung tâm Tư vấn TN&MT 5 Lê Quang Trung Th.S Lâm nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT 6 Nguyễn Quang Thiệu Ks QL đất đai Trung tâm Tư vấn TN&MT 7 Trần Công Tiến Ks Nông nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT Cùng với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với các lĩnh vực chuyên sâu: sinh thái môi trường, tài nguyên rừng, nông nghiệp, kinh tế môi trường… 4 Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai. - Địa chỉ: Phường Thống Nhất – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại : 061 3 822 257 Fax: 061 3 824 915 - Đại diện: : Ông Trần Đức Thịnh - Chức vụ: : Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN (Phụ lục hình 1: Sơ đồ vị trí vùng dự án tại xã Ia R’vê và xã Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk) Vùng dự án nằm trong các tiểu khu 136, 140, 141, 152, 153, 159, 162, 170, 191, 197, 199, 200, 209, 211, do các trung đoàn 725, 736, 737, 739 – Binh đoàn 16 quản lý. Dự án nằm trên địa giới hành chính của 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, nằm phía Tây Bắc của huyện Ea Súp và cách trung tâm huyện khoảng 50 km theo đường tỉnh lộ 1, có tọa độ địa lý: - Từ 13 o 12'13'' đến 13 o 22'32'' vĩ độ Bắc - Từ 107 o 36'39'' đến 107 o 44'58'' kinh độ Đông Vị trí địa lý tiếp giáp như sau: - Phía Bắc: giáp tỉnh Gia Lai - Phía Đông: giáp xã Ia lơi và xã Ya Tờ Mốt - Phía Nam: giáp xã Ea Bung. - Phía Tây: giáp biên giới Campuchia. Đây là vùng đất đã được UBND tỉnh ĐắkLắk giao cho Binh đoàn 16 quản lý, đã được chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp. Hiện đang được trồng điều. Hiện tại khu vực dự án nằm xa khu dân cư, xung quanh dự án các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, y tế, cấp điện, cấp nước,…hầu như đã được đầu tư xây dựng. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu dự án Với quy mô diện tích 2.000 ha rừng trồng, Dự án xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu sau: -Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng thời tạo nên một vùng rừng nguyên liệu phủ kín các vùng đất 5 trống, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy bột và giấy tại Tây nguyên. - Tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Cùng địa phương làm tốt công tác định canh định cư, khắc phục tình trạng phá rừng làm rẫy, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Góp phần thực hiện thắng lợi chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ đề ra đến năm 2010. 1.4.2. Quy mô dự án 1.4.2.1. Bố trí sử dụng đất - Vị trí: Diện tích đất bố trí trồng rừng trong khu vực dự án phân bố tại 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Trong đó: tiểu khu 170, trung đoàn 737; các tiểu khu 191, 197, 199, 200, 209, 211, trung đoàn 739; thuộc xã Ia R’vê; các tiểu khu 136, 140, 141, 152, 153, 159, 162, trung đoàn 725, thuộc xã Ia Lôp. (Phụ lục hình 2: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất) - Tổng diện tích: Từ hiện trạng Dự án chuyển đổi 2.000 ha đất trồng điều sang phục vụ trồng rừng. Công ty cổ phần Giấy Tân Mai sẽ tiến hành trồng các loại cây: keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm. - Tiến độ trồng mới: Năm 2008 sẽ tiến hành trồng mới toàn bộ diện tích 2.000 ha, trong đó 828,6 ha rừng trồng theo băng, 1.103,4 ha rừng trồng dưới tán và 68 ha đất đã khai hoang. Việc khai hoang sẽ được tiến hành theo dự án được phê duyệt. - Tổng thời gian hoạt động của dự án là 06 năm. Trong đó chia ra, thời gian trồng mới và chăm sóc năm 01, chăm sóc năm 02 – 03 và quản lý bảo vệ rừng 03 năm còn lại; chu kỳ sản xuất 06 năm, sau đó khai thác, sản lượng khai thác dự kiến đạt 130 -150 m 3 /ha. Theo phụ lục II, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk do UBND tỉnh ĐắkLắk thẩm định và phê duyệt. (Phụ lục hình 3: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất) 1.4.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng của dự án Dự án trồng rừng phải tuân theo nguyên tắc nội dung, trình tự các bước của quy trình thiết kế trồng rừng. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của dự án như sau: a, Trồng rừng: * Phương thức trồng: Thuần loại. 6 * Loài cây trồng: Keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm. * Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con sản xuất trong túi bầu PE. * Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa, thông thường với khí hậu miền Nam trồng từ tháng 6-7, có thể xê dịch 15-20 ngày tùy từng năm có mùa mưa đến sớm hay muộn). * Mật độ trồng: 2.220 cây/ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m). * Nguồn giống, tiêu chuẩn cây con trồng rừng: Nguồn giống đã được Công ty tuyển chọn và được sản xuất tại vườn ươm cố định của Công ty, đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn, tập kết đến hiện trường trồng rừng. Cây con mang đi trồng phải đạt tiêu chuẩn sau: Cây con keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm có tuổi từ 2,5-3 tháng, có chiều cao 25- 30cm, đường kính gốc 0,25-0,3cm, đã được hãm cây trước khi xuất vườn từ 15-20 ngày, cây cứng cáp, hình thái cây xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối và có nốt sần cố định đạm. * Chuẩn bị hiện trường: - Xử lý thực bì: + Xử lý thực bì bằng thủ công: Phát trắng toàn bộ thực bì trên lô, gốc phát <10 cm và băm thành đoạn ngắn từ 1-2m (chừa lại những cây gỗ có giá trị và đường kính ≥6 cm). Khi thực bì khô, tiến hành gom đốt sạch. Khi đốt phải gom vật liệu cháy vào giữa lô tạo đường ranh cản lửa an toàn tránh lửa cháy ra xung quanh. Sau khi đốt xong, phải tiến hành dọn hiện trường, chuẩn bị cho cuốc hố. Tùy vào tình hình thực bì mà chọn thời gian xử lý thích hợp, đảm bảo thực bì khô, đốt dọn và cuốc hố trồng rừng ngay (xử lý sớm, chờ đến mùa trồng rừng, thực bì phát triển lại; nếu xử lý muộn thì đến mùa mưa thực bì không kịp khô, gây khó khăn cho công việc đốt dọn,…). Thông thường việc xử lý thực bì tiến hành trước thời vụ trồng rừng từ 1-2 tháng. - Làm đất: Tùy điều kiện từng vùng có thể áp dụng xử lý cục bộ hoặc xử lý toàn diện bằng cơ giới (dùng máy cày, cày đất toàn diện, sau đó cuốc hố thủ công). - Cuốc hố: kích thước hố 30x30x30 cm, cuốc hố theo cự ly trồng rừng, hố được cuốc theo hàng song song với đường đồng mức từ đỉnh xuống chân đồi. Khi cuốc, để riêng lớp đất mặt để cho xuống hố khi lấp hố. Hố được cuốc trước khi trồng rừng từ 15-20 ngày. - Lấp hố, bón lót bằng thủ công: Sau khi cuốc hố xong, để nước thấm ướt toàn bộ hố, tiến hành lấp hố (thông thường việc tiến hành lấp hố được thực hiện trước khi trồng rừng từ 8-10 ngày). Dùng cuốc cào lớp đất mặt xuống ½ hố, trộn với 25 gam phân NPK 16:16:8 và 100 gam phân vi sinh, sau đó tiếp tục lấp đất xuống đầy hố, vun thành hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự 7 nhiên từ 2-3 cm. Chú ý đất dùng để lấp hố phải tơi, không có cành cây, rễ cây và đá lẫn. * Kỹ thuật trồng: Chỉ tiến hành trồng rừng khi hố đã đủ ẩm, thời tiết thuận lợi. Không trồng rừng khi trời không có mưa hoặc còn nắng hạn, đất trong hố khô hoặc những ngày gió mạnh. Tập kết cây con đến hiện trường: mang cây đến hiện trường, xếp nơi râm mát, xếp ngay ngắn, hôm sau mang đi trồng ngay. Cần tưới đẫm nước, xử lý chống mối trước khi mang đi trồng. Tiến hành dùng cuốc đào giữa tâm hố đã lấp đến độ sâu hơn bầu cây từ 2-3 cm. Dùng dao rạch túi bầu, lấy bỏ vỏ bầu (chú ý nhẹ nhàng không làm vỡ bầu đất), sau đó đặt cây xuống hố, chỉnh cho cây thẳng đứng rồi lấp đất. Dùng tay ấn chặt xung quanh bầu cây, sau đó vun cao vồng mâm xôi để tránh đọng nước. Xử lý thuốc chống mối: Dùng thuốc Lentrek 400EC, mỗi lần pha 30 ml/10 lít nước, nhúng ướt 300-350 bầu (chỉ nhúng ướt đất trong túi bầu, không nhúng vào thân và lá), số thuốc còn dư trong xô dùng tưới đều lên luống vừa nhúng, tưới thuốc xong phải rửa lá ngay. * Trồng dặm: Sau khi trồng chính từ 8-10 ngày, phải kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành trồng dặm. Tiêu chuẩn cây con và kỹ thuật trồng dặm như yêu cầu của cây trồng chính. b, Chăm sóc: Chăm sóc trong ba năm. * Chăm sóc năm 1: Chăm sóc bằng cơ giới kết hợp thủ công: - Lần 1: Rẫy cỏ, xới, vun gốc theo băng hàng cây rộng 0,6-0,8 m kết hợp bón thúc bằng phân NPK 16:16:8, mỗi cây bón 25 gam, bỏ quanh gốc cây, cách hố cây khoảng 7-10 cm, việc bón thúc được tiến hành đồng thời với công đoạn xới và vun gốc. Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm. Thời gian làm vào tháng 10-11. - Lần 2: Cày chăm sóc 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây trồng. Rẫy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8-1,0 m. Gom và xử lý vật liệu cháy trong lô, thời gian làm vào tháng 10-11. * Chăm sóc năm 2: Chăm sóc bằng cơ giới kết hợp thủ công: - Lần 1: Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm. Thời gian chăm sóc vào tháng 6-8. - Lần 2: Cày 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây. Rẫy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8-1,0 m. Làm đường ranh cản lửa PCCC rừng. Thời gian chăm sóc vào tháng 10-11. * Chăm sóc năm 3: - Lần 1: Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm, thời gian làm từ tháng 7-8. 8 - Lần 2: Cày 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây. Gom và xử lý vật liệu cháy trong lô, làm đường ranh cản lửa PCCC rừng. Thời gian chăm sóc vào tháng 10-12. Sau khi kết thúc công tác trồng và chăm sóc hàng năm, rừng trồng được nghiệm thu, đánh giá chất lượng theo quy trình nghiệm thu của Tổng công ty Giấy Việt Nam. c, Quản lý bảo vệ - PCCC rừng: - Hàng năm tiến hành xử lý vật liệu cháy trong lô, cày 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây, thường xuyên kiểm tra, PCCC rừng vào mùa khô, ngăm chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. Thực hiện PCCC rừng theo QPN 8-86. - Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện sâu bệnh hại phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo quy định. - Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng trồng do con người và gia súc gây ra trong suốt chu kỳ kinh doanh. - Phải thường xuyên theo dõi diễn biến rừng trồng. Hàng năm tiến hành nghiệm thu đánh giá chất lượng quản lý bảo vệ. Thực hiện việc kiểm kê rừng theo định kỳ. d, Khai thác rừng nguyên liệu giấy: Trình tự tổ chức khai thác thực hiện theo đúng quy định của ngành quản lý liện quan theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNN, ngày 02/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. 1.4.2.3. Thiết bị, hoá chất phục vụ dự án Bảng 1.3. Nhu cầu máy móc, thiết bị Stt Tên thiết bị ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Máy rà rễ 108CV cái 2 Mua mới 2 Máy cày phá lâm 3 chảo toàn diện cái 2 Mua mới 3 Máy cưa cái 5 Mua mới 4 Dàn phạt cỏ cái 2 Mua mới 7 Xe gắn máy (mới) cái 1 Mua mới 8 Xe tải qua sử dụng chở giống phân cái 1 Mua cũ 80% Nguồn: Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy, năm 2008 Bảng 1.4. Nhu cầu hoá chất, phân bón sử dụng cho keo lai KTCB Hoá chất, vật tư ĐVT Năm chăm sóc 2008 2009 Phân vi sinh m 3 444 Phân NPK 16:16:8 Tấn 111 111 Thuốc chống mối Lít 1.000 Nguồn: Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy, năm 2008 9 [...]... trung vào đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn khai hoang trồng mới, chăm sóc và khai thác 3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 3.1.1 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai hoang, trồng mới 3.1.1.1 Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải - Các công tác khai hoang, trồng mới: Trước khi tiến hành trồng mới cần phải tiến hành triển khai công tác khai hoang, ủi và cày đất để chuẩn bị cho công tác trồng. .. tới môi trường, tóm tắt những hoạt động trong giai đoạn khai hoang và trồng rừng gây tác động đến môi trường được liệt kê trong bảng 3.1 STT 1 2 3 4 5 Bảng 3.1 Những hoạt động gây tác động đến môi trường Nội dung các hoạt động Phát quang khai hoang, ủi, cày xới đất, đào hố trồng rừng, cải tạo đất Giải phóng, thi công một số tuyến đường lô thửa trong khu vực dự án Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, ... của các hoạt động này dẫn đến đất bị thoái hoá và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán kéo dài, nguồn động thực vật tự nhiên bị giảm sút Đời sống dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn 28 Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Với quy mô đầu tư của dự án trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, việc đánh giá tác động môi trường của... ngang bình quân 6,4 m2 /ha, cây có đường kính nhỏ bình quân 19 cm (những cây có đường kính từ 15 – 26 cm chiếm tới 65%), chiều cao vút ngọn bình quân 14 m, chất lượng rừng kém, phẩm chất xấu, mật độ bình quân 223 cây /ha, trữ lượng rất thấp (41m3 /ha) Tóm lại: Do rừng đã bị tác động mạnh, bị khai thác nặng, khả năng phục hồi và tái sinh kém Diện tích rừng vùng dự án được đánh giárừng khộp nghèo kiệt... ươm cây giống cây rừng, sau khi trồng cây sẽ được bỏ đi Bình quân 1 ha khoảng 2.442 bao (trồng dặm 10%), dự kiến 2.000 ha sẽ thải ra khoảng 4.884.000 bao * Lượng sinh khối phát sinh trong quá trình phát quang, khai hoang Dự án sẽ tiến hành khai hoang 1.932 ha đất để trồng rừng (68 ha đã được khai hoang trắng) Theo kết quả phúc tra hiện trạng rừng, thì khu vực dự án hoàn toàn là đất trồng điều không... hiện trạng môi trường) So sánh kết quả đo, phân tích với TCVN 5949:1998 và TCVN 5937:2005 cho thấy: hầu hết các thông số cơ bản về môi trường không khí đo được đều nhỏ hơn giới hạn cho phép 17 2.1.2.2 Hiện trạng môi trường nước Để đánh giá chất lượng nguồn nước trong khu vực Dự án, Trung tâm Tư vấn Tài nguyênMôi trường kết hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành lấy mẫu vào ngày 24/07/2008... được đánh giá là nằm trong vùng có điều kiện cấp nước sinh hoạt nông thôn khó khăn (vùng IV) Do trữ lượng khai thác dự báo thấp, địa hình phân cắt kém, mật độ dân cư thấp (< 50 người/km2) 2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường 2.1.2.1 Hiện trạng môi trường không khí Để đánh giá chất lượng không khí trong khu vực Dự án, Trung tâm Tư vấn Tài nguyênMôi trường kết hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. .. chi phí sử dụng dầu để khai hoang khoảng 167,2 lít dầu, như vậy để khai hoang 1.932 ha cần 323.030 lít ≈ 258 tấn dầu (tỷ khối của dầu là 0,8) Như vậy trong thời gian khai hoang và trồng rừng cần khoảng 269 tấn dầu Căn cứ hệ số phát thải theo bảng 3.2 áp dụng (xe tải lớn động cơ Diesel 3,5 đến 16 tấn) ta tính được lượng khí thải, thải ra môi trường trong quá trình khai hoang trồng rừng như sau: Bảng 3.3... thay khoảng 18 l/lần/xe, số lần thay trung bình trong một năm là 4lần/xe/năm (thời gian khai hoang và trồng rừng là 3 tháng thay 1 lần) Với khoảng 20 xe hoạt động, lượng dầu mỡ thải ra trong thời gian khai hoang, trồng rừng sẽ vào khoảng 360l Đây là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đối với chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực, do đó cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp để giảm thiểu tối đa tác. .. trồng rừng - Các công trình xây lắp: Các công trình xây dựng của dự án nhìn chung rất ít, chỉ thi công một số tuyến đường lô thửa trong khu vực dự án Quá trình thi công chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên mức độ gây ra ô nhiễm môi trường là không đáng kể Tuy nhiên công tác thi công cũng cần phải có kế hoạch cụ thể để hạn chế những tác động đến môi trường Những hoạt động kể trên đều ít nhiều gây tác động . ĐL Môi trường Trung tâm Tư vấn TN&MT 5 Lê Quang Trung Th.S Lâm nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT 6 Nguyễn Quang Thiệu Ks QL đất đai Trung tâm Tư vấn. 2489,5 Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk * Chế độ gió Tốc độ gió trung bình trong các năm ở vùng khảo sát là 3,3 m/s, trong các tháng

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w