Giảipháphay trị conkhódạy
Mỗi đứa trẻ là một kỳ quan duy nhất, chúng có trí tuệ riêng, cá tính
riêng và cảm xúc riêng. Chúng hoạt động 24h/ngày và 7 ngày/ tuần
và tệ hơn nữa là chúng không đảm bảo sẽ trả lại số tiền cha mẹ đã
đầu tư để chăm sóc chúng. Nhưng cha mẹ thì không thể sống thiếu
con cái và việc cha mẹ phải làm, luôn hãnh diện khi làm là nuôi dạy
con. Cho dù đôi khi trẻ vẫn làm cha mẹ cáu giận vì sự bướng bỉnh và
ngỗ ngược.
1. Mẹ - con: Cuộc chiến dai dẳng
Trong cuốn sách Này con có thôi đi không, mà tôi đọc gần đây có kể
câu chuyện về cậu bé Ruffy ngang ngạnh. Khi mẹ đang dưới bếp, vất
vả chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình, cậu bé chạy đến bên mẹ mè
nheo: "Mẹ, con muốn ăn bánh" - "Thôi đi, mẹ nói không là không",
người mẹ hơi cao giọng. Nghe mẹ nói, ngay lập tức, cậu bé òa khóc
ăn vạ. Thương con, người mẹ đành xuống nước dỗ dành và nhượng
bộ để cậu bé được làm điều mình muốn.
1 lần, 2 lần thành công với việc lấy nước mắt làm 'vũ khí' đòi yêu
sách với cha mẹ, cậu bé nhanh chóng rút ra kinh nghiệm, nếu thật sự
muốn thứ gì đó thì tất cả những điều cần làm là tỏ ra giận dữ hay
gào thét và kia rồi, cả thành phố đầy quyền uy đang tiến gần đến cậu
bé.
Giải pháphay trị conkhódạy - 1
Trẻ trở nên khó bảo không chỉ trong ngày một, ngày hai mà là cả quá
trình lâu dài. (Ảnh minh họa).
Hiếm có bậc cha mẹ nào nhận ra ngay từ đầu rằng họ đang làm hư
con. Trẻ trở nên khó bảo không chỉ trong ngày một, ngày hai mà là
cả quá trình lâu dài, tích tụ dần mà cha mẹ không hề hay biết. Khi
đứa trẻ ngỗ nghịch, không vâng lời, lập tức cha mẹ trấn áp bằng
những lời vô nghĩa như: cho mẹ mìn bắt, ma quỷ bắt hay nói phóng
đại 'nhốt trong phòng 1 tuần', thực ra chỉ chưa đầy nửa tiếng, hoặc,
lớn tiếng quát nạt, đánh vào mông hay la hét
2. Giảipháp
Trẻ không vâng lời? Phải phạt thôi! Nhưng hình phạt hiệu quả là gì?
Dưới đây là 'lời giải' giúp các bậc phụ huynh kết thúc vòng luẩn quẩn
của việc giận dữ và la hét:
* "Mưa dầm, thấm đất": Không nên nóng vội mà đòi hỏi sự thay đổi
nhanh chóng ở trẻ. Ai cũng thích được nâng niu, nên trẻ chẳng hứng
thú và càng thích phá bĩnh, ngang ngạnh hơn nếu bị áp đặt kỷ luật.
Vì vậy, giúp trẻ thay đổi từng ít một, hãy cho trẻ thời gian để thích
nghi với luật mới.
* Trả giá: Đó là những hành vi xấu của trẻ phải được trả giá bằng
những sở thích, hành vi hàng ngày. Ví dụ như: "Con sẽ không được
xem hoạt hình Peter Pan ngày hôm nay nếu con không dọn gọn đồ
chơi". Còn khi trẻ làm việc tốt, hãy khuyến khích trẻ bằng những
hành động nho nhỏ như: đi ăn kem, đi xem phim hay cho chúng
ngủ nướng một chút.
* Biết cách nói 'Không": Tất nhiên, không phải lúc nào bé cũng được
thỏa mãn đòi hỏi. Bạn hoàn toàn đúng và chẳng hề độc ác khi làm
điều đó. Ngoài việc giúp bé nhận biết không phải muốn gì là được
nấy, bạn còn phải dạy trẻ không ích kỷ, biết nghĩ đến người khác.
* Ban hành "luật": luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu, không có kẽ hở. Mỗi
khi thấy bé vừa vượt qua ngưỡng cho phép thì phải nhắc nhở ngay
nhưng cũng đừng tiếc lời khen khi bé nghe lời.
* Thống nhất cách dạy con: Dạycon theo kiểu 'bố nói một đằng, mẹ
làm một nẻo' chỉ càng khiến con dễ hư. Điểm mấu chốt trong phương
pháp dạycon ngoan là bố mẹ cần có sự phối hợp thống nhất, chặt
chẽ và nhịp nhàng.
Nếu trẻ hư là do cha mẹ thì chính cha mẹ là người giúp chúng trở
thành đứa trẻ ngoan!
. tỏ ra giận dữ hay
gào thét và kia rồi, cả thành phố đầy quyền uy đang tiến gần đến cậu
bé.
Giải pháp hay trị con khó dạy - 1
Trẻ trở nên khó bảo không. nhất cách dạy con: Dạy con theo kiểu 'bố nói một đằng, mẹ
làm một nẻo' chỉ càng khiến con dễ hư. Điểm mấu chốt trong phương
pháp dạy con ngoan