1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

6 yếu tố để đánh giá một con người

4 777 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 143,09 KB

Nội dung

6 yếu tố để đánh giá một con người *Photo: +Russ Nhìn nhận con ngườimột việc làm vừa khó khăn vừa rủi ro, nhưng nếu làm đúng thì “lợi nhuận” hiển nhiên cũng rất lớn. Vì vậy, con người ta mặc dù không bao giờ hiểu hết được người khác (hiểu hết bản thân còn chả được) nhưng do yêu cầu cuộc sống, vẫn luôn phải đưa ra các đánh giá tốt nhất có thể trong công việc, tình cảm cũng như mọi mối quan hệ khác. Về phương pháp luận, đánh giá con người phải hướng đến dự đoán về hành vi của cá nhân đó trong những trường hợp khác nhau, mà quan trọng là cách cá nhân đó suy nghĩ ra sao, đặt vấn đề gì lên trước tiên khi đối mặt với hoàn cảnh. Chính vì vậy, bản thân tôi cũng cố gắng đúc kết cho mình một bộ quy tắc nhằm xem xét các cá nhân có tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên chiêm nghiệm của bản thân thì vừa lâu, vừa thiếu hiệu quả vì vậy xin phép được chia sẻ với mọi người. Bộ tiêu chuẩn đánh giá của tôi xin chia làm 6 yếu tố: Nhân, nghĩa, trung, tín, dũng, trí. Nhân: không bất chấp thủ đoạn là nhân Tiêu chí đánh giá này là dựa trên cách thức đạt được những điều mà cá nhân mong muốn để đánh giá con người họ. Lấy cái thỏa mãn bên ngoài làm đối sánh với sự thỏa mãn giá trị bên trong. Con người khi sinh ra hoặc buổi khởi nguyên vốn không nhận thức được gì ngoài những nhu cầu bản năng. Dần dần chúng ta học được cách hy sinh những nhu cầu trước mắt để đạt được cái lợi dài hạn hơn. Tụ họp lại trong cộng đồng là một trường hợp như vậy, khi con người cần hy sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác đểmột tổng lợi ích lớn hơn trong tương lai. Đạo đức theo nghĩa truyền thống chỉ là một khía cạnh của yếu tố này khi các cá nhân hạn chế tự do của mình và tuân theo chuẩn mực chung để duy trì trật tự xã hội. Dần dần, từ phương tiện, đức hạnh trở thành, trong quá trình tiến hóa, một nhu cầu của con người. Những người có nhận thức và thâu nhận được văn minh của xã hội sẽ có nhu cầu tự thân tuân theo những chuẩn mực này và đấy là lý do cho tiêu chí thứ nhất. Nghĩa: Trước sau như một là nghĩa Thời thế thay đổi, con người cũng thay đổi, tùy vào việc khi địa vị, tiền bạc, học vấn… Của các cá nhân khác dần nhau theo thời gian, cách thức hành xử, suy nghĩ của họ về nhau thay đổi ít hay nhiều mà ta cho điểm tiêu chí này. Khi các cá nhân đánh giá và quyết định thiết lập mối quan hệ với các cá nhân khác, họ luôn phải dựa trên các tiêu chí và đánh giá của bản thân mình. Nếu như các tiêu chí này sâu sắc, cơ bản đồng thời sự đánh giá nhìn nhận của một cá nhân là sắc sảo và nhạy bén thì những đánh giá này sẽ khó bị suy suyển hơn những đánh giá dựa trên những tiêu chí bề ngoài vốn luôn luôn thay đổi. Đây là nên tảng để xây dựng tiêu chí đánh giá này. Khi đánh giá tiêu chí nghĩa, cần thận trọng, nên chọn đối tượng là những người càng thân cận càng tốt để đánh giá để tránh trường hợp các cá nhân nhìn sai đối tượng thay vì hệ tiêu chí giá trị quá tồi. Trung: Gặp khó không lùi là trung Con người ta muốn trung thành (hay là chung thủy) trong một mối quan hệ nào đó, trước hết phải trung thành với ngay những điều mà mình tin tưởng và theo đuổi. Vì vậy con người có phẩm chất này phải luôn luôn có niềm tin vào bản thân mình, không chấp nhận nhượng bộ những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Từ đó rèn luyện cho họ khả năng đối đầu với các nghịch cảnh và bản lĩnh không lùi bước trước khó khăn. Do vậy cái tôi của những con người này là cái tôi dám chịu trách nhiệm. Những người trong các công việc hàng ngày mà hay đùn đẩy thì tiêu chí này sẽ không đạt lắm. Tiêu chí này bình thường phải trải qua giông tố mới đo được (mà lúc đấy thì đã muộn) tuy nhiên nếu dùng phương pháp này có thể dự đoán được ai là người có thể cùng mình vượt qua khó khăn, ai là người phải luôn duy trì “khuyến khích”-mối lợi để họ có thể giúp đỡ mình. Tín: Sống và làm việc có nguyên tắc là tín Chúng ta tin một người nào đó chỉ khi chúng ta dự đoán được tương đối về cách thức người đó hành động. Nhưng để đạt được một sự ổn định trong cách hành xử không phải dễ do hoàn cảnh lúc thuận lúc nghịch. Một cá nhân phải nỗ lực mới có thể giữ cho mình không vi phạm các quy tắc chung. Điều đó chỉ đến khi các cá nhân đó có sự tôn trọng với các quy tắc này và một người chỉ tôn trọng quy tắc của người khác khi bản thân họ cũng có quy tắc và muốn được tôn trọng. Các cá nhân làm việc một cách bừa bãi, thiếu nền nếp thường là người ít chữ tín. Khi hoàn cảnh thuận lợi cho một hành vi nào đó họ dễ dàng thực hiện hành vi đó, nói dối cũng chỉ là một trong các hành động có tính “thuận buồm” như vậy. Cần phân biệt với người chủ ý gây hiểu nhầm cho một mục đích nào đó với bất cứ cách nào, đó là người bất chấp thủ đoạn và thuộc về tiêu chí nhân. Người bất tín không phải lúc nào cũng là do họ có chủ ý xấu nhưng do sự bừa bãi của bản thân mà họ không giữ được hành động của họ đúng chuẩn mực. Ví dụ: Khi vay tiền thực sự muốn trả nhưng cầm tiền lại bị dụ dỗ đánh bạc và không trả được là bất tín, cố tình lừa đảo ngay từ đầu là bất nhân. Dũng: Trên thì không khiếp nhược, dưới thì bao dung là người dũng Con người có thế giới quan khác nhau, người thì cho rằng mình có thể thay đổi được các sự việc đang tồn tại, người thì không. Những người mạnh mẽ có niềm tin mãnh liệt vào khả năng của các cá nhân mà chính vì vậy họ coi trọng cá nhân hơn các mối quan hệ hiện tồn. Điều này tạo nên một cái nhìn bình đẳng của những con người này trong mối quan hệ với các cá nhân khác. Chính vì vậy họ không lấy vị thể của bản thân để đánh giá bản thân mình với người khác mà có cách hành xử lễ độ, đúng mực và cái nhìn bình đẳng với cả người có vị trí cao và thấp hơn mình. Chúng ta có thể quan sát thấy chính những kẻ đi bắt nạt lại là những kẻ “chết cóng” khi bị bắt nạt lại, chính những học trò cho rằng thầy giáo không thể sai thì cũng không bao giờ cho rằng con mình có thể đúng (hơn mình). Một điểm dễ nhận thấy từ phần này là những người dũng ít sợ mình sai hơn vì họ không sợ bị mất vị thế trong mắt người khác do bản thân họ cũng không coi vị thế là cái có thể ràng buộc bản thân mình. Trí: Lâm nguy bất loạn là trí Bộ não chúng ta luôn làm việc theo cách: Tìm kiếm các câu trả lời có sẵn cho một vấn đề dựa trên những câu trả lời tương tự theo kinh nghiệm; nếu kết quả không có được thì lúc đó chúng ta mới suy nghĩ để tìm lời giải mới. Những cá nhân thiếu thói quen suy nghĩ sẽ gặp vấn đề khi vấp phải các trường hợp không quen thuộc. Do đó trong trường hợp bị thúc dục, cá nhân đó sẽ bị cuống và tê liệt. Chính vì vậy tiêu chí này nhằm đo lường thói quen suy nghĩ của mỗi người. Nếu một người có thói quen suy nghĩ tốt, họ sẽ áp dụng “chế độ suy nghĩ” cho bộ não một cách dễ dàng như bản năng. Những người như vậy cũng sẽ là những người đạt được lượng tri thức lớn và chất lượng do cả một quá trình suy nghĩ lâu dài tạo ra. Vì vậy họ là người có trí. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp lọc ra những người hay nghĩ vẩn vơ, thiếu thực tế vì dù họ có sử dụng đầu óc nhiều nhưng không hướng đến giải quyết vấn đề thực sự mà chỉ nhào nặn, theo đuổi vô định hướng những “vọng tưởng” trong não-nói đơn giản là nghĩ nhiều nhưng nghĩ quẩn. Những trình bày trên còn rất sơ sài, tuy nhiên bài viết chỉ mong trình bày những điều cốt lõi cho mỗi cá nhân chiêm nghiệm và trao đổi thay vì trở thành một bài viết về kỹ năng nhìn người. Cuối cùng, dù các bạn muốn đánh giá người khác như thế nào, hạt nhân của vấn đề là phải biết tự đánh giá bản thân mới có thể rút ra những quy tắc chung của con người. Revolutionary . 6 yếu tố để đánh giá một con người *Photo: +Russ Nhìn nhận con người là một việc làm vừa khó khăn vừa rủi ro, nhưng. để xây dựng tiêu chí đánh giá này. Khi đánh giá tiêu chí nghĩa, cần thận trọng, nên chọn đối tượng là những người càng thân cận càng tốt để đánh giá để

Ngày đăng: 17/03/2014, 01:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w