www.facebook.com/toihoctoan
Làm sao để thức đêm một cách hiệu quả? D ậ y s ớ m cũng có cái lợi của nó, nhưng không hẳn đối với ai cũng vậy. Nhiều bộ óc vĩ đại của nhân loại (ví dụ như Voltaire chẳng hạn) lại nổi tiếng với thói quen dậy muộn. Việc dậy sớm hay muộn còn tùy thuộc vào tính cách, môi trường và lịch làm việc của mỗi người. Vài tháng trước, tôi đã thử tập dậy sớm. Tôi đã có thể dậy sớm hơn từ 1 – 1,5 tiếng so với bình thường, nhưng lại không thể quen với việc đi ngủ sớm. Không cần biết ngày hôm đó tôi mệt mỏi thế nào, cứ khoảng 10 giờ tối là đầu óc tôi lại bắt đầu tỉnh táo và tôi chỉ có thể nghỉ ngơi sau 12 giờ đêm. Sau vài tuần như vậy, tôi bắt đầu thiếu ngủ, và rồi tôi quay lại với thói quen ngủ bình thường của mình. Đối với những người hoạt động trí não nhiều về đêm, việc dậy sớm trước 6 giờ sáng là cực kỳ mệt mỏi. Chưa kể, thức đêm còn khiến con người ta trở nên xấu tính Thời gian ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể điều chỉnh được, nhưng quan trọng là phải điều chỉnh sao cho hiệu quả đối với bạn. May mắn là những người không dậy sớm được lại làm việc rất hiệu quả trong không khí tĩnh lặng của màn đêm. Những “cú đêm”đỉnh của đỉnh Tuy nhiên, nếu dậy muộn mà không đúng cách sẽ dẫn đến lãng phí thời gian và tình trạng mệt mỏi kéo dài. Sau đây là một số chiến lược hiệu quả dành cho người dậy muộn. Không ngủ quá nhiều Khi dậy muộn, chúng ta rất dễ ngủ nhiều hơn mức cần thiết. Thay vì cảm thấy khỏe khoắn hơn, ngủ quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy không còn sức lực và chẳng muốn làm gì cả. Việc dậy đúng giờ cũng quan trọng với các “cú đêm” hệt như với những người dậy sớm. Nếu bạn không lập ra một thời gian biểu rõ ràng, giấc ngủ muộn sẽ không mang lại hiệu quả gì cả. Không dậy quá trễ Cũng giống như việc không ngủ quá nhiều, chúng ta không nên dậy quá trễ. Nếu bạn ngủ đến trưa mới dậy, đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị rối loạn, đầu óc bạn trở nên mụ mẫm và bạn sẽ khó ngủ được đúng giờ vào tối hôm sau. Theo tôi, thời gian thức giấc lý tưởng nhất là vào khoảng 8 – 10 giờ sáng, nó giúp chúng ta ngủ đủ 6- 8 tiếng một đêm mà không dẫn đến tình trạng ngủ quá nhiều và cũng không làm mất quá nhiều thời gian của buổi sáng. Đặt ra giới hạn làm việc Một thách thức đặt ra khi làm việc về đêm là nó khiến bạn rất khó dừng lại nghỉ ngơi. Điều này thường dẫn đến việc thức quá muộn so với thời gian biểu mà bạn lập ra. Để kiểm soát được tình trạng này, bạn cần đặt ra giới hạn làm việc cho mình. Tôi thường ngưng làm việc khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ (khoảng 11 giờ – 11 giờ 30). Tôi sử dụng thời gian 1 tiếng này để nghỉ ngơi, thư giãn thần kinh bằng cách làm việc nhà hoặc đọc sách. Tôi cũng muốn khuyến cáo bạn nên tránh xem ti vi hoặc dùng máy tính trong 1 tiếng này. Ánh sáng từ màn hình sẽ đánh lừa não bộ khiến nó hiểu lầm đây là ban ngày và tiếp tục làm việc. Đương nhiên, vẫn có những lúc tôi bất chợt có được những cảm hứng sáng tạo và thức đến tận 3 – 4 giờ sáng, nhưng tốt nhất chỉ nên xem đây là trường hợp ngoại lệ. Lên thời gian biểu theo chu kỳ năng lượng của mình Để đạt được hiệu quả tối ưu khi làm việc về đêm, quan trọng là bạn phải tận dụng được mức năng lượng cao nhất trong chu kỳ năng lượng của mình. Dậy muộn chỉ có ích đối với những người đạt hiệu quả làm việc cao nhất vào buổi tối. Nếu bạn là một trong số đó, hãy lên lịch để làm việc vào ban đêm. Tôi làm việc tốt vào khoảng 9 – 10 giờ sáng, vì vậy tôi sắp xếp lịch làm việc vào ca sáng và ca tối. Sau khi thức dậy vào khoảng 8 – 9 giờ, tôi ăn sáng và làm việc khoảng 3 – 4 tiếng. Vào buổi chiều, năng lượng của tôi suy giảm nên tôi chuyển từ những công việc mang tính sáng tạo sang những công việc đơn giản hơn như trả lời mail, đọc tin tức hay làm những việc lặt vặt. Khoảng 8 giờ tối, tôi lại đạt được đỉnh cao năng lượng và tiếp tục làm việc đến 11 giờ. Mặc dù sẽ hơi khó cho những ai phải làm việc theo giờ hành chính, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách tận dụng năng lượng buổi tối của mình để làm việc tại nhà hoặc nhận thêm một vài dự án nào đó. Tận dụng những đêm tĩnh lặng Những người dậy sớm thường tận dụng được thời gian sáng sớm lúc mọi người còn chưa thức giấc. Ngược lại, người dậy muộn cũng có lợi thế tương tự. Khi làm việc vào buổi tối, chúng ta sẽ không bị phân tâm bởi những buổi họp hành, email hay những nhu cầu khác. Đối với tôi, buổi tối là thời điểm cách ly khỏi thế giới bên ngoài và đắm chìm vào công việc của mình. Nhiều người không tập trung được vào buổi tối, nhưng tôi lại thấy đây là thời điểm dễ nhất để sáng tạo mà không bị làm phiền. Quan trọng là bạn phải biết được điều gì là phù hợp với mình. Là một thanh niên ở độ tuổi 20, sống cùng phòng với những người làm việc muộn vào buổi tối, dậy sớm đối với tôi là chuyện không thể nào. Khi nhiều tuổi hơn và điều kiện sống khá lên, có thể tôi sẽ tham gia “câu lạc bộ 5 giờ sáng”. Nhưng cho đến lúc đó tôi vẫn sẽ tiếp tục tự hào là một “cú đêm”hiệu quả. Hiện đã có rất nhiều “Cú đêm” xuất hiện trên Zini Và h ọ (nh ữ ng cú đêm) r ấ t cute! . Làm sao để thức đêm một cách hiệu quả? D ậ y s ớ m cũng có cái lợi của nó, nhưng không hẳn đối. chỉnh sao cho hiệu quả đối với bạn. May mắn là những người không dậy sớm được lại làm việc rất hiệu quả trong không khí tĩnh lặng của màn đêm. Những “cú đêm đỉnh