Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
876,52 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Vai tròvànộidungcủa
hoạt độngxuấtkhẩu
Chương I
Vai tròvànộidungcủahoạtđộngxuấtkhẩu
I. Khái niệm vàvaitròcủahoạtđộngxuất khẩu.
1. Khái niệm
Hoạtđộngxuấtkhẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc
gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là
ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Cơ sở củahoạtđộngxuấtkhẩu hàng hoá là hoạtđộng mua bán trao đổi hàng
hoá giữa các nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc
gia đều quan tâm và mở rộng hoạtđộng này.
Thực tế cho thấy, nếu mỗi quốc gia chỉ đóngcửa nền kinh tế của mình, áp
dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươn lên, củng cố
thế lực của mình trên trường quốc tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Hoạtđộngxuấtkhẩu là hình thức cơ bản củahoạtđộng ngoại thương đã xuất
hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hoá
và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã được biêủ hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Hoạtđộngxuấtkhẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất
khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuấtkhẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy móc
thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạtđộng trao đổi đó đều
nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
Hoạtđộngxuấtkhẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian
lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng
năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc
gia khác nhau.
2.Tính tất yếu của việc mở rộng hoạtđộngxuấtkhẩuHoạtđộngxuấtkhẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế. Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực
này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế,
tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuấtvà tiêu dùng, các quốc gia phải tiến
hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và những gì mình thiếu.
Tuy nhiên, hoạtđộngxuấtkhẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc
gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất
cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… thông
qua hoạtđộng trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều
kiện phát triển nền kinh tế nội địa.
Tính tất yếu củahoạtđộngxuấtkhẩu đã được chứng minh rất rõ qua lý
thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo.
Theo quy luật lợi thế so sánh, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn so với các
nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt
động thương mại quốc tế vì có thể tạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua quốc gia
có thể mất cơ hội phát triển. Nói cách khác, trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể
tìm ra điểm có lợi để khai thác. Khi tiến hành xuất khẩu, một quốc gia có hiệu quả
thấp trong việc sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá vào
sản xuất loại hàng hoá ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về
những loại hàng hoá mà việc sản xuất nó là bất lợi nhất để tiết kiệm được các nguồn
lực của mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất trong nước…
Mô hình của nhà kinh tế David Ricardo với các giả thiết được đơn giản hoá như
sau:
+ Thế giới chỉ có hai nước chẳng hạn là Việt Nam và Mỹ. Hai quốc gia này chỉ
sản xuất hai chủng loại hàng hoá là vảivà máy vi tính. Mỗi quốc gia chỉ có lợi thế
về sản xuất một mặt hàng. Mỹ có lợi thế về sản xuất máy vi tính và Việt Nam có lợi
thế sản xuất vải.
+ Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động có thể tự do di chuyển trong một nước.
+ Công nghệ sản xuấtcủa Mỹ và Việt Nam là cố định.
+ Chi phí sản xuất, không phát sinh các chi phí khác.
Bảng 1: Lợi thế so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Mỹ.
Qu
ốc gia
Mặt hàng
Việt Nam
Mỹ
Vải( m/giờ công ) 2 4
Máy tính( chiếc/giờ công ) 1 6
Số liệu bảng 1 cho thấy:
Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng là vải
và máy tính. Tuy nhiên nếu phân tích cụ thể thì khi năng suất lao động ở ngành chế
tạo máy tính của Mỹ gấp 6 lần Việt Nam, năng suất của ngành dệt chỉ gấp có hao
lần. Như vậy giữa chế tạo máy tính và sản xuấtvải thì Việt Nam có lợi thế tương đối
trong sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh thì hai quốc gia sẽ cùng có lợi nếu
đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất một loại sản phẩm( Mỹ chế tạo máy tính, Việt
Nam sản xuấtvải )và sau đó hai quốc gia tiến hành trao đổi ngoại thương, đổi một
phần vải lấy một phần máy tính.
Nếu tiến hành trao đổi 6 chiếc máy tính lấy 4 mét vải thì Mỹ sẽ chẳng có lợi gì
vì ngay trong thị trường nội địa của Mỹ cũng trao đổi theo tỷ lệ này.
Tương tự như vậy, nếu trao đổi theo tỷ lệ 2 mét vải lấy một chiếc máy tính thì
Việt Nam cũng sẽ từ chối vì lợi ích ngoại thương không hơn gì trao đổi trong nước.
Do đó, tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm trong khoảng mà có thể đem lại lợi ích cho cả
hai nước, tức là:
4/6 < Tỷ lệ trao đổi quốc tế Vải/Máy tính < 2/1
Giả sử tỷ lệ trao đổi quốc tế là 1/1 tức là 6 máy tính đổi lấy 6 mét vải. qua trao
đổi này, ta thấy Mỹ có lợi 2 mét vải, tức là tiết kiệm được 1/2 giờ công. Còn Việt
Nam nhận được 6 chiếc máy tính từ Mỹ mà bình thường Việt Nam phải bỏ ra 6 giờ
công để sản xuất. Nếu dùng 6 giờ công này để dệt thì có thể tạo ra 12 mét vải, như
vậy Việt Nam có lợi 6 mét vải hay tiết kiệm được 3 giờ công.
Qua phân tích ví dụ trên cho thấy hoạtđộng trao đổi thương mại quốc tế đã
mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, thông qua việc xuấtkhẩu những hàng hoá có
lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hoá không có lợi thế tương đối. Sự
chuyên môn hoá trong sản xuấtvà trao đổi những hàng hoá sẽ sử dụng tốt nhất
những lợi thế của quốc gia mình, giúp tiết kiệm được những nguồn lực vốn, lao
động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất
khẩu. Bên cạnh đó cũng làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm của thế giới tạo
điều kiện cho khả năng tiêu dùngcủa con người.
3. Vaitròcủahoạtđộngxuất khẩu.
3.1 Đối với một nền kinh tế
Là một trong những nộidung cơ bản củahoạtđộng kinh tế đối ngoại, xuất
khẩu đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi các điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và
công nghệ. Song hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển đều nằm trong
tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ và thừa lao động. Những yếu tố cơ bản này
trong nước chưa có khả năng đáp ứng thì buộc phải nhập khẩu từ bên ngoài song
muốn nhập khẩu được thì phải có ngoại tệ.
Thực tiễn đã xác định xuấtkhẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối
với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Công tác xuấtkhẩu được đánh giá
quan trọng như vậy là do:
+Một là, xuấtkhẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp hoá với những bước đi phù hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên, công nghiệp hoá đòi hỏi
phải có số lưọng lớn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể tập trung từ các hình thức như: Đầu tư nước
ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ xuất khẩu…Các nguồn này tuy quan trọng nhưng sẽ
phải trả dù bằng cách này hay cách khác. Như vậy, nguồn vốn quan trọng cho nhập
khẩu phần lớn trông chờ vào xuất khẩu. Xuấtkhẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng
trưởng của nhập khẩu.
ở những nước kém phát triển với một nguyên nhân chủ yếu là thiếu tiềm lực
về vốn trong quá trình phát triển, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ
sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc
tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng trả nợ của
đất nưóc, trong đó họ rất chú trọng tới hoạtđộngxuất khẩu.
+ Hai là, xuấtkhẩuđóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả
các nước kém phát triển.
Có hai cách nhìn nhận về tác độngcủaxuấtkhẩu đối với sản xuấtvà chuyển
dịch cơ cấu kinh tế:
- Xuấtkhẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội địa. Trong
trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa
đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra ” của sản xuất thì xuấtkhẩu chỉ ở
quy mô nhỏ và tăng trưởng chậm.
- Coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm
này còn tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển, thể hiện ở chỗ:
Xuấtkhẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ: Khi
phát triển ngành dệt phục vụ xuấtkhẩu thì các ngành chế biến nguyên liệu như:
bông, may mặc… cũng có cơ hội phát triển theo.
Xuấtkhẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn
định sản xuất.
Xuấtkhẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn và thu hút khoa học công
nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo ra năng
lực sản xuất mới.
Hoạtđộngxuấtkhẩuđóngvaitrò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu
quả sản xuấtcủa từng quốc gia. Khoa học ngày càng phát triển thì phân công lao
động ngày càng sâu sắc. Ngày nay, với một loại hàng hoá người ta có thể thiết kế ở
nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp đặt ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư
và thanh toán cũng có thể ở nước khác. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở một nước
nhưng có thể tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của
hoạt độngxuấtkhẩu đối với chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho các quốc
gia tiến hành chuyên môn hoá một cách sâu sắc.
Với các đặc điểm củađồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai
bên, xuấtkhẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những
nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp, thì đó là nhân tố tác động rất tích cực tới cung
cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển. Thực tế đã chứng
minh, những nước phát triển là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng
động.
Hoạtđộngxuấtkhẩu với nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự phát
triển của phân công lao động quốc tế. Vì vậy, nó đã chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong
các hoạtđộng kinh tế đối ngoại và thực hiện những chức năng cơ bản sau đây:
- Lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
- Tạo các nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ để phục vụ
cho sự phát triển của đất nước. Xuấtkhẩu hàng hoá mang lại nguồn ngoại tệ cho đất
nước, là nguồn vốn quan trọng cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong
khi đó, nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.
- Xuấtkhẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và
tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùngvà tích luỹ.
- Xuấtkhẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra một mội
trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác
lợi thế của một quốc gia.
+ Ba là, xuấtkhẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
Tác độngcủaxuấtkhẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sản
xuất hàng hoá xuấtkhẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập
ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu
ngày càng lớn của nhân dân.
+ Bốn là, xuấtkhẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với
quá trình phân công lao động quốc tế. Xuấtkhẩu là một trong những nộidung chính
trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh.
Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuấtkhẩu sẽ tạo ra động lực cần thiết giải
quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của
việc tăng cường xuấtkhẩu trong quả trình phát triển kinh tế.
3.2 Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp
cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở
rộng thị trường và khả năng sản xuấtcủa mình.
Xuấtkhẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động
vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một
môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi
hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ
giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
II. nộidungvà các nhân tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩu mặt hàng mây tre
đan
1. Nộidungcủahoạtđộngxuấtkhẩu
Chúng ta đều biết rằng, xuấtkhẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá sản xuất
trong nước ra thị trường nước ngoài. So với hoạtđộng buôn bán trong nước thì nó
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố phức tạp hơn do phải thực hiện trong môi trường
kinh doanh quốc tế. Vì vậy, nó được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều
khâu: từ nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, giao dịch
đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá đến
cảng và chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành thủ tục thanh toán.
Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ
lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được các lợi thế nhằm đảm bảo xuấtkhẩu đạt hiệu quả
cao nhất.
1.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Có thể nói, đây là hoạtđộng đầu tiên cần tiến hành hết sức cẩn thận, chu đáo.
Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy
luật vận độngcủa từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu cung cấp
và giá cả hàng hoá đó trên thị trường, giúp cho họ giải quyết được những vấn đề
thực tiễn kinh doanh, theo yêu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh
tranh của hàng hoá.
Công việc này bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới:
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuấtvà lưu thông
hàng hoá, ở đâu có sản xuấtvà lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ
quá trình sản xuấtcủa một ngành sản xuất cụ thể, tức là việc ngiên cứu không chỉ
giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà cả ở lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu dùng
hàng hoá. Những biến đổi trong quá trình tái sản xuấtcủa một ngành sản xuất hàng
hoá cụ thể được biểu hiện tập trung trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đó.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luật vận
động của chúng. Mỗi thị trường hàng hoá cụ thể có quy luật vận động riêng, quy luật
đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hoá trên thị
trường, nắm chắc các quy luật của thị trường hàng hoá để vận dụng giải quyết hàng
loạt các vấn đề của thực tiễn kinh doanh liên quan ít nhiều đến vấn đề thị trường như
thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hoá các
ngành tiêu thụ mới, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường.
Trong nghiên cứu thị trường thế giới, đặc biệt khi muốn kinh doanh xuất
khẩu thành công, điều không thể thiếu được là phải nhận biết sản phẩm xuấtkhẩu có
phù hợp với thị trường và năng lực của doanh nghiệp hay không.
Muốn vậy, ta phải xác định các vấn đề sau:
- Thị trường cần mặt hàng gì?
- Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào?
- Mặt hàng ở thời kỳ nào của chu kỳ sống?
- Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào?
- Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó?…
b) Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm
vi thị trường nhất định. Nhưng nó không xác định mà thay đổi tình hình theo những
nhân tố tổng hợp theo những giai đoạn nhất định. Có thể chia làm ba nhóm nhân tố
ảnh hưởng đối với dung lượng thị trường.
+Nhóm 1: Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính chất
chu kỳ như sự vận độngcủa tình hình kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là
[...]... đẩy mạnh được xuấtkhẩu Có hai loại trợ cấp xuất khẩu: gián tiếp và trực tiếp - Trợ cấp xuấtkhẩu trực tiếp như: áp dụng thuế xuất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với các nhà xuấtkhẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu Cho các nhà xuấtkhẩu được hưởng các giá ưu đãi các đầu vào sản xuất như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuấtkhẩu - Trợ cấp xuấtkhẩu gián tiếp như:... nhập khẩu Giấy phép xuất khẩu: Nhà nước cấp giấy phép xuấtkhẩu cho các doanh nghiệp ránh việc xuấtkhẩu lung tung… 2.1.3 Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho người xuấtkhẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài Mục đích của sự trợ cấp xuấtkhẩu là giúp cho nhà xuấtkhẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuấtkhẩuvà do đó đẩy mạnh được xuất. .. đã chứa đựng những yếu tố thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩucủa một quốc gia 2 Các quan hệ kinh tế quốc tế: Trong hoạtđộng kinh doanh quốc tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế có tác độngvà ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ Đối với hoạtđộngxuấtkhẩu cũng vậy,, khi xuấtkhẩu hàng hoá sang một nước nào đó tức là đưa hàng hoá thâm nhập vào một thị trường quốc gia khác, người xuấtkhẩu thường phải đối mặt với những... 2.1.1Thuế quan Trong hoạtđộngxuấtkhẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuấtkhẩu so với mức giá quốc tế nên đem lại bất lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh xuấtkhẩu vì nó sẽ làm tăng giá thành xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá xuấtkhẩu Do đó với mục tiêu nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu hầu hết các mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuấtkhẩu đều có thuế xuất rất thấp hoặc bằng không... sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhuận sản xuất thay thế nhập khẩu phải giữ ở mức độ phù hợp với lợi nhuận xuấtkhẩu Điều này có nghĩa là bảo hộ bằng thuế quan không được cao hơn mức trợ cấp xuấtkhẩuvà cũng phải thấp nhất đối với các mặt hàng Muốn hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì chính sách đẩy mạnh xuấtkhẩu phải duy trì giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất. .. phạm vi của mình các dơn vị có thể tự trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác qua các đơn vị khác, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng của đơn vị khác, hợp đồng gia công, kinh doanh mua bán hàng nội địa, nhận đại lý mua bán hàng dưới sự chỉ đạo và giám sát của ban lãnh đạo công ty Tuy vậy,, hàng năm cawn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty các đơn vị được giao một phần kế hoạch sản xuất. .. Mục đích củahoạtđộng này là lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn đối tác bao gồm: - Quan điểm kinh doanh của thương nhân đó - Lĩnh vực kinh doanh của họ - Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ - Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ - Những người được uỷ quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ của công... hạn ở trong và ngoài nước hoặc được mời nước ngoài về Việt Nam làm việc theo quy chế của Bộ, hiểu được những nhiệm vụ và quyền hạn cũng như mục tiêu phấn đấu của công ty trong năm tới Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã tạo cho mình một cơ chế hoạtđộng gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với pháp luật II thực trạng hoạtđộngxuấtkhẩu mặt hàng mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây 1 Đặc điểm của mặt hàng... xuấtkhẩu nên có thuế suất xuấtkhẩu bằng không 2.1.2 Các công cụ phi thuế quan Hạn ngạch( quota ) được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được phép xuấtkhẩu sang một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép Mục đích của việc sử dụng công cụ hạn ngạch xuất khẩu là nhằm quản lý hoạtđộng kinh doanh xuất. .. doanh hàng xuấtkhẩu tỉnh Hà Tây Năm 1976 do sát nhập hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình nên công ty xuất nhập khẩu Hà Tây sát nhập với công ty xuất nhập khẩu Hoà Bình thành liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình Tháng 09/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình được bàn giao các công ty thu mua hàng xuấtkhẩu các .
LUẬN VĂN:
Vai trò và nội dung của
hoạt động xuất khẩu
Chương I
Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu
I. Khái niệm và vai trò. người.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
3.1 Đối với một nền kinh tế
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất
khẩu đã