Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
511,75 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN:
Một sốphươngánvàgiảiphápphát
triển xuấtkhẩucàphêchocôngty
INTIMEX
Lời nói đầu
Ngành càphê Việt Nam là một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời, trải qua
hơn 100 năm hình thành vàphát triển, ngành càphê đã đạt được những thành tựu to
lớn. Càphê đã và đang trở thành mặt hàng xuấtkhẩu mũi nhọn mang tính chiến lược
trong cơ cấu hàng xuấtkhẩu Việt Nam.
Ngày nay, sản xuấtcàphê thế giới đang tập trung chủ yếu ở các nước đang phát
triển nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam không những có điều kiện khí
hậu thuận lợi mà còn có cả thổ nhưỡng phù hợp với việc canh tác cà phê. Đây là một
trong những ưu thế lớn để có thể pháttriển mạnh hoạt động xuấtkhẩucàphê của Việt
Nam trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và tìm ra giảipháp mới thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu mặt hàng càphê đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có ý nghĩa hết sức
quan trọng, đặc biệt là đối với côngty kinh doanh xuất nhập khẩu có tỷ trọng kim
ngạch xuấtkhẩu hàng nông sản lớn như Côngtyxuất nhập khẩu Dịch vụ Thương mại
INTIMEX. Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài này cho đề án môn Thương mại quốc
tế của mình.
Mục đích của đề tài này là nhằm nắm rõ ý nghĩa của mặt hàng càphê với hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, qua đó đề xuấtmộtsốphươngánvà
giải pháppháttriểnxuấtkhẩucàphêchocôngty INTIMEX.
Do những hạn chế nhất định về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề án này
không đề cập đến các hoạt động kinh doanh khác.
Với mục tiêuvà phạm vi như vậy đề án có kết cấu như sau:
- Chương I : Khái quát chung về mặt hàng càphêvà thị trường xuấtkhẩucà
phê của côngty INTIMEX.
- Chương II : Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng càphê tại côngty
INTIMEX.
- Chương III : Mộtsốgiảipháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩucàphê của
công tyINTIMEX trong thời gian tới.
Chương 1
Khái quát chung về mặt hàng càphêvà thị trường xuấtkhẩu của côngty
intimex.
I - Quá trình hình thành vàpháttriển của ngành cà phê.
1. Sự ra đời vàpháttriển ngành càphê thế giới.
1.1. Sự ra đời.
Cây càphê lần đầu tiên được những người Etiôpia phát hiện ra cách đây khoảng 1000
năm, sau đó nó nhanh chóng được những người dân trong khu vực sử dụng như một
thứ nước giải khát với tác dụng kích thích mạnh mẽ chưa từng được biết đến. Bởi vậy,
thời đó quả càphê được những người dân này coi như một báu vật thần kỳ mà trời đã
ban cho họ. Cho tới thế kỷ VI cây càphê đã lan sang tới Yêmen và vươn tới các nước
khác thuộc khu vực Trung cận Đông, sau đó nó nhanh chóng có mặt ở khắp các nước
Arập. Vì thế, cho tới ngày nay có loại càphê có tên gọi là càphê Arabica.
Vào khoảng đầu thế kỷ XVI, các nhà buôn bắt đầu nhập khẩucàphê vào châu
Âu và thứ nước uống từ quả càphê trở nên quen thuộc trong giới thượng lưu thời đó.
Cùng thời gian này, cây càphê cũng được trồng thử ở Nam Mỹ, châu á, châu Đại
dương. Kết quả trồng thử khả quan đã thúc đẩy các nhà buôn và người dân trong các
khu vực này đầu tư vào cây càphê với mục đích thương mại.
Tới cuối thể kỷ XVII, cây càphê đã tìm được một vị trí vững chắc trong ngành
trồng trọt thế giới. Nhu cầu tiêu thụ càphê cùng các sản phẩm từ cây càphê cũng tăng
dần theo thời gian tạo điều kiện thúc đẩy ngành sản xuất ngày càng phát triển, chính
thức đưa nó bước sang mộtgiai đoạn pháttriển mới với quy mô rộng khắp trên tòan
thế giới.
1.2. Quá trình phát triển.
Cũng như hầu hết các loại cây trồng quan trọng khác trên thế giới, cùng với sự tham gia
tăng mạnh mẽ việc khai phá đất hoang, diện tích canh tác càphê cũng đã tăng mạnh. Vào
năm 1985, diện tích trồng càphê đã đạt khoảng 9,5 triệu ha. Sau đó tốc độ tăng có chậm lại
nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên, nếu xét theo khu vực thì khu vực châu á vẫn tiếp
tục đạt mức tăng bình quân tới 4,25% năm còn các khu vực khác lại có sự suy giảm hoặc tăng
không đáng kể. Tới năm 1995, diện tích trồng càphê trên thế giới là 10.493.900 ha, tính bình
quân mỗi năm đã tăng khoảng 0,1%.
Về chủng loại cà phê, kể từ khi được phát hiện ra tới nay tuy chưa có tài liệu nào
thống kê chính thức, song thực tế cho thấy nếu xét về khía cạnh thương mại hiện đang
tồn tại khoảng hơn mười loại càphê khác nhau trong đó gồm hai loại chủ yếu là càphê
chè (Arabica) chiếm khoảng 64,5% vàcàphê vối (Robusta) chiếm khoảng 34,5%.
Ngoài ra, hiện nay để theo dõi tình hình buôn bán càphê trên thế giới người ta còn
phân chia càphê chè (Arabica) ra làm ba loại khác nhau là: càphê dịu Comombia, các
loại càphê dịu khác, càphê Arabica của Braxin và Natural Arabica.
2. Sự ra đời vàpháttriển ngành càphê Việt Nam.
Cây càphê lần đầu tiên được người Pháp đưa vào trồng ở nước ta vào năm 1887
tại hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Sau đó chúng được trồng thử nghiệm tại nhiều tu
viện nhằm thăm dò khả năng pháttriểncàphê trên diện rộng ở Việt Nam. Cây càphê
tỏ ra nhanh chóng thích nghi với điều kiện tự nhiên ở mộtsố vùng như: Tây nguyên,
Trung du và miền núi phía Bắc cho thấy khả năng pháttriển ngành càphê Việt Nam
sau này.
Tính tới năm 1945 diện tích càphêcả nước đã đạt mức 10.700 ha trong đó: Bắc
kỳ là 4.100 ha, Trung Kỳ là 5.902 ha và Nam Kỳ là 700 ha với năng suất trung bình
lên cả ba miền đạt khoảng 4 - 5tạ/ha. Lượng càphê sản xuất ra trong thời kỳ này chủ
yếu được các chủ đồn điền thu mua vàxuấtkhẩu sang Pháp. Chất lượng càphê trồng ở
Việt Nam lúc đó được đánh giá tương đương với loại càphê Arabica của Colombia.
Thời kỳ sau năm 1945 đến năm 1954, do điều kiện chiến tranh nên diện tích cũng
như sản lượng càphê Việt Nam đã bị giảm sút nhiều. Sau đó, trong thời kỳ miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều nông trường càphê đã được xây dựng. Tuy nhiên, do
những khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kỹ thuật mà năng suất cũng
như sản lượng càphê ở miễn Bắc thời kỳ đó còn khá thấp. Diện tích càphê năm cao
nhất cũng chỉ đạt 14.000 ha (1963) và sản lượng năm cao nhất cũng chỉ là 4.850 tấn
(1968). ở miền Nam, diện tích và sản lượng càphê cũng có nhiều biến động. Nếu năm
1945 chỉ là 700 ha thì năm 1946 là 3.019 ha, tới năm 1957 con số đó là 3373 ha. Sau
đó chính phủ ngụy quyền cũ cũng đã cho xây dựng nhiều đồn điền cà phê, vì vậy tới
năm 1964 diện tích càphê ở miền Nam đã đạt 11.120 ha. Tuy nhiên, cũng do chiến
tranh xảy ra ác liệt sau đó mà tới năm 1975 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng diện
tích càphê chỉ còn khoảng 10.000 ha.
Đến năm sau 1975 ngành càphê Việt Nam mới thực sự bước sang giai đoạn phát
triển với sự gia tăng liên tục về diện tích canh tác cũng như sản lượng. Nếu năm 1976
tổng diện tích càphê trên cả nước là 18.800 ha với sản lượng khoảng 9.000 tấn thì tới
năm 1980 các con số đó là 22.000 ha và 9.700 tấn, năm 1985 tổng diện tích càphê đã
đạt 44.700 ha và sản lượng đạt 12.300 tấn. Trong giai đoạn này năng suất bình quân
mới chỉ đạt khoảng 6,5-7 tạ/ha do chúng ta chưa thực sự quan tâm tới kỹ thuật canh tác
cà phê cũng như chưa có điều kiện tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật từ nước ngoài mà
chỉ chú trọng tới việc gia tăng diện tích bằng việc tích cực khai phá đất hoang. Tuy
vậy, chất lượng càphê Việt Nam vẫn được đánh giá cao trên thị trường Quốc tế với
các bạn hàng chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Ngòai ra, vào đầu thập kỷ
80 chúng ta cũng đã xuấtkhẩu được mộtsố lượng càphê đáng kể sang Singapore và
Hồng Kông. Đó chính là cột mốc đáng ghi nhớ mở ra một thời kỳ mới đối với sự phát
triển của ngành cà phê, hòa nhập cùng sự pháttriển của đất nước trong giai đoạn đổi
mới, mở cửa nền kinh tế .
II - Phân bố cây càphê ở Việt Nam:
1. Phân bố theo vùng.
Hiện nay ở Việt Nam cây càphê được trồng ở 4 khu vực chủ yếu bao gồm:
Trung du và miền núi phía Bắc, Trung bộ, Tây nguyên và khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, khu vực Tây nguyên - Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng nhất. Đây là
khu vực có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc cà phê, vì
vậy hàng năm khu vực này thường chiếm 72 - 94% về diện tích canh tác và từ 82 - 98
% về sản lượng càphêcả nước. Hơn nữa, khu vực này còn có quỹ đất chưa khai hoang
khá lớn, vì vậy trong tương lai khu vực này vẫn sẽ là trung tâm pháttriển của ngành cà
phê Việt Nam .
Bên cạnh khu vực Tây nguyên - Đông Nam Bộ thì khu vực miền Trung thuộc
khu bốn cũ cũng có một vai trò đáng kể trong ngành cà phê. Năm cao nhất (1983) khu
vực này đã chiếm tới 23,37% diện tích và 16,63% sản lượng càphê toàn ngành. Tuy
nhiên, sau đó diện tích cũng như sản lượng đã liên tục suy giảm vì nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân cơ bản là năng suất trồng càphê quá thấp không đủ bù đắp chi
phí. Cho tới tận thời gian gần đây, do đã chú trọng tới việc áp dụng kỹ thuật mới để
nâng cao năng suất, ngành càphê khu vực này mới có dấu hiệu hồi phục. Nếu so với
sản lượng 548 tấn vào năm 1981 thì tới năm 1990 sản lượng càphê khu vực này đã đạt
737 tấn và tới năm 1994 đạt 1.021 tấn.
Ngoài ba khu vực kể trên thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cũng đã
từng là một khu vực chotỷ trọng sản xuất đáng kể trong toàn ngành cà phê. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của càphê Việt Nam thì diện
tích cũng như sản lượng càphê của khu vực này lại tụt giảm nhanh chóng, các nông
trường càphê được xây dựng trước đây hầu như không còn hoạt động, hoạt động sản
xuất càphê của tư nhân cũng chỉ còn rất lẻ tẻ, hầu như không cho sản lượng thương
mại đáng kể . Nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ do điều kiện tự nhiên không
thuận lợi mà còn do người dân ở đây chưa thấy hết được nguồn lợi do cây càphê đem
lại, cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác càphê để có thể mang lại năng suất
cao đủ bù đắp chi phí vàcho lợi nhuận.
Nếu chỉ xét riêng theo các tỉnh thành thì chỉ riêng 4 tỉnh: Đắc Lắc, Lâm Đồng,
Đồng Nai, Gia Lai đã chiếm khoảng 58% tổng diện tích càphêcả nước trong đó Đắc
Lắc là 87.170 ha, Lâm Đồng: 38.410 ha, Đồng Nai: 17.863 ha và Gia Lai: 18.599 ha
(1975). Về sản lượng, các tỉnh này cũng chiếm từ 60 đến 70% tổng sản lượng càphê
cả nước. Thậm chí các con số này còn có thể cao hơn nữa trong một vài năm tới.
2. Phân bố theo thành phần kinh tế .
Ngành trồng trọt càphê ở Việt Nam bao gồm 2 thành phần kinh tế chủ yếu là
thành phần tư nhân và thành phần tập thể. Tỷ trọng sản lượng giữa hai thành phần này
luôn có sự biến động mạnh mẽ qua các thời kỳ. Từ khoảng giữa thập kỷ 80 trở về
trước sản lượng càphê tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế tập thể với một hệ
thống các nông trường quốc doanh quy mô lớn. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế
Việt Nam thời kỳ đó, các nông trường càphê của Nhà nước có rất nhiều điểm thuận
lợi so với các hộ nông dân canh tác đơn lẻ, vì vậy diện tích, năng suất cũng như sản
lượng càphê quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ áp đảo so với thành phần tư nhân. Ngược
lại, do sự thua thiệt về điều kiện vật chất, kỹ thuật mà thành phần kinh tế tư nhân chưa
thể hiện được vai trò của nó trong việc trồng và sản xuấtcà phê.
Bước vào năm 1986, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước, nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế tư nhân trong nhiều ngành nghề
mới có điều kiện bung ra phát triển, các hộ trồng càphê cũng nhanh chóng hòa nhập
vào xu hướng đó tạo động lực thay đổi cơ cấu sản lượng theo thành phần kinh tế trong
ngành càphê Việt Nam. Sự thay đổi này có thể thấy rõ nét qua bảng thống kê sau:
Biểu 1: Tỷ trọng sản lượng càphê giữa các thành phần kinh tế
Năm
Thành phần
1980 1985 1990 1995
Tư nhân 28% 49% 76% 79%
Tập thể 72% 51% 24% 21%
(Nguồn: Niên giám thống kê 80 - 95)
Tỷ lệ 21 - 79 này vẫn đang tiếp tục thay đổi theo hướng giảm dần vai trò của
thành phần kinh tế tập thể. Sở dĩ có hiện tượng này một phần còn là do trong những
năm gần đây ngành càphê có chủ trương nhượng lại quyền canh tác càphê từ các
nông trường cho các hộ nông dân vốn trong cơ chế cũ vẫn nhận khoán canh tác càphê
của các nông trường quốc doanh. Như vậy, có thể thấy rằng trong tương lai không xa
thành phần kinh tế tư nhân sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong ngành càphê Việt Nam. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh, bởi
chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mới có đủ vốn và nhân lực phục vụ chocông cuộc
hiện đại hóa ngành cà phê, đưa nó pháttriển mạnh hơn nữa trong giai đoạn tới.
III - Tình hình sản xuấtvàxuấtkhẩucàphê Việt Nam và Thế giới:
1. Tình hình sản xuấtvàxuấtkhẩucàphê ở Việt Nam.
1.1. Tình hình sản xuất .
Trải qua hơn 100 năm hình thành vàpháttriển ngày nay càphê đã thực sự được
chỗ đứng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngành càphê có những bước pháttriển không
ngừng cả về diện tích cũng như sản lượng. Sở dĩ có được thành quả đó là bởi nhiều
nguyên nhân, trước hết đó là nguồn lợi có được từ việc trồng cà phê. Cây càphê là loại
cây công nghiệp đặc sản của vùng nhiệt đới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều
nếu đem so với việc trồng các loại cây nông sản khác. Theo tính toán, việc trồng 1 ha
cà phê thường mang lại giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với trồng 1 ha lúa và gấp từ 5
đến 10 lần so với việc trồng mộtsố loại cây công nghiệp khác. Hơn nữa cùng với sự
đổi mới nền kinh tế đất nước, chúng ta có nhiều cơ hội giao lưu buôn bán với thế giới
bên ngoài hơn, hàng hóa của Việt Nam mà cụ thể là mặt hàng càphê có điều kiện
thâm nhập vào thị trường thế giới. Điều đó chính là động lực thúc đẩy ngành càphê
phát triển. Ngoài ra còn có một nguyên nhân hết sức quan trọng khác đó là sự nhạy cảm
của những người trực tiếp tham gia sản xuấtvàxuấtkhẩucà phê. Nhờ nắm bắt được nhu
cầu thị trường thế giới cùng việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác, chú trọng đầu tư
thâm canh, tăng cường khai hoang nâng cao diện tích trồng càphê mà năng suất cũng như
sản lượng càphê của Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Liên tục
nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600-700 kg nhân/ ha nay đạt bình quân 1,4 tấn nhân/
ha, cá biệt có nơi 4- 4,5 tấn nhân/ ha. World Bank đánh giá năm 1996 năng suất càphê
vối (Robusta) của Việt Nam (1,48 tấn/ ha) xếp nhì thế giới, sau Costa Rica (1,6 tấn/ ha),
trên Thái Lan (0,99 tấn/ ha). Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng càphê của Việt
Nam cũng đang ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng.
Biểu 2: Sản xuấtcàphê Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000
Năm
Chỉ tiêu
1991 1992 1993 1994 1995 1996 199
7
1998 1999 200
0
Diện tích
(1000 ha)
135,5
135,5 143 148,8 164,6
186 254 296 350 420
DT tăng so
v
ới niên vụ
trư
ớc(1000
ha)
0 7,5 5,8 15,8 37,2 68 42 54 70
SL càphê
( 1000 tấn)
82,5 131,4 145,2 179 212,5
235 362 400 420 600
SLtăng so
với niên vụ
trước(1000
48,9 13,8 33,8 33,5 22,5 127 38 20 180
tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
0,61 0,97 1,02 1,20 1,29 1,26 1,43
1,35 1,20 1,43
NS tăng so
với niên vụ
trước
(tấn/ha)
0,36 0,05 0,18 0,09 -0,03 0,17
-0,08 -0,15 0,23
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1991 - 2000)
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng diện tích càphê VN tăng rất mạnh
và còn tiếp tục tăng. Đây chính là kết quả từ chính sách khuyến khích pháttriểncàphê
của chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kết hợp với đầu tư hỗ trợ của Nhà
nước qua các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi trọc. Bên cạnh
mặt đáng mừng, diện tích tăng mạnh cũng phản ánh một tình trạng đáng ngại đó là sự
phát triển vượt tầm kiểm soát của càphê trồng mới.Đây là một trở ngại trong công tác
chỉ đạo kinh doanh xuất khẩu.
Như vậy nếu như trong cả thời kỳ 100 năm pháttriển tới năm 1985 ngành càphê
Việt Nam mới đạt sản lượng khoảng 12 ngàn tấn thì trong các năm của thập kỷ 90 mỗi
năm sản lượng càphê của Việt Nam đều tăng hàng chục ngàn tấn, thậm chí từ năm 96
tới năm 97 sản lượng đã tăng 127 nghìn tấn.
Tuy nhiên đó mới chỉ là những con số thể hiện bề nổi của ngành càphê Việt
Nam. Thực tế cho thấy mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong việc
nâng cao diện tích, năng suất, cũng như sản lượng nhưng chúng ta còn rất nhiều khó
khăn trong các công đoạn sản xuấtcàphê sau thu hoạch. Các hộ nông dân hầu như chỉ
sản xuất theo hướng tự phát, ít có chiến lược pháttriển lâu dài, vì vậy các vấn đề về
công nghệ, kỹ thuật sau thu hoạch hầu như bị bỏ trống, điều đó đã lý giải lý do tại sao
trong thời gian gần đây càphê Việt Nam không còn được đánh giá cao về chất lượng
như trước kia. Theo thống kê vào đầu niên vụ 94/95 các nông trường và các hội nông
dân chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% tổng sản lượng càphê thu hoạch được phơi và
sấy khô theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nghĩa là 70% còn lại không đáp ứng được các
yêu cầu kỹ thuật và sự sút giảm về chất lượng sẽ là một tất yếu. Đến năm 1997 tỉ lệ
này nhích lên 45% tương đương 170.000 tấn trong tổng số 360.000 tấn càphê của cả
nước. Nhờ sự quan tâm và hướng dẫn của ngành càphê đối với các hộ sản xuất đơn lẻ
mà tới đầu năm 99 toàn ngành càphê đã được đầu tư máy móc thiết bị đảm bảo cho
khoảng 70% sản lượng càphê sản xuất ra đạt chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của thị
trường quốc tế. Bên cạnh đó trong một vài năm gần đây chúng ta đã cố gắng chuyển
hướng sang sản xuấtcàphê hòa tan nhằm đưa sản phẩm tiêu dùng cuối cùng tới người
tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng quốc tế. Kết quả, trong năm 98 chúng ta đã
sản xuất được khoảng 2100 tấn vàxuấtkhẩu gần 1000 tấn, hứa hẹn những bước phát
triển mới trong tương lai.
1.2. Tình hình xuất khẩu.
Cùng với những thành tựu to lớn mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trong thời
gian qua, lĩnh vực xuấtkhẩu của Việt Nam cũng đã có những bước pháttriển vô cùng
quan trọng. Đóng góp vào sự pháttriển đó ngành càphê đã thực hiện sự khẳng định
được vai trò của mình. Sự tăng trưởng xuấtkhẩucàphê của Việt Nam không những
được nhìn nhận trong nội tại nền kinh tế đất nước mà còn được các tổ chức quốc tế
như ICO, ESCAP, công nhận.
a. Kim ngạch, khối lượng, giá cả.
Do sản xuấtcàphê trong nước pháttriển liên tục trong nhiều năm qua mà khối
lượng càphêxuấtkhẩu cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ chỗ mỗi năm Việt Nam chỉ
xuất khẩu được 5 đến 7 nghìn tấn càphê với kim ngạch chưa khi nào vượi quá 10 triệu
USD Mỹ thì tới nay đã là một trong năm mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của đất nước. Từ
năm 1994 kim ngạch xuấtkhẩucàphê của Việt Nam đã vượt qua con số 400 triệu
USD, đưa Việt Nam trở thành một trong 3 nước xuấtkhẩu nhiều càphê nhất khu vực
châu á - Thái Bình Dương là : ấn Độ, Indonesia và Việt Nam .
Biểu 3: Kim ngạch, khối lượng, giá xuấtkhẩu mặt hàng càphê
của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 1998.
Năm
Chỉ tiêu
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Khối 89,6 93,5 116,2
106 170 210 233 360 390,4
[...]... tỏ mộtsố vấn đề về mặt hàng càphê cũng như hoạt động xuấtkhẩucàphêvà sự pháttriển của ngành càphê 2 Phân tích thực trạng sản xuấtvàxuấtkhẩucàphê trên thế giới và ở Việt Nam để vạch ra cơ hội tham gia xuấtkhẩucàphêchocôngtyINTIMEX 3 Đánh giá những điểm mạnh yếu trong hoạt động kinh doanh xuấtkhẩucàphê của Côngty để từ đó đề xuấtmộtsố ý kiến giúp Côngty tham khảo nhằm phát triển. .. Thị trường xuấtkhẩucàphê của côngtyINTIMEX 13 Chương II Phân tích tình hình xuấtkhẩucàphê tại Côngty 15 INTIMEX I Giới thiệu chung về CôngtyINTIMEX 15 1 Quá trình hình thành vàpháttriển 15 2 Cơ cấu tổ chức của Côngty 16 3 Nội dung hoạt động của Côngty 17 II Tình hình xuấtkhẩucàphê của CôngtyINTIMEX 18 1 Tình hình thu mua càphêxuấtkhẩu 18 2 Hoạt động xuấtkhẩu 19 3 Đánh giá chung... trình hình thành vàpháttriển ngành càphê 2 1 Sự ra đời vàpháttriển ngành càphê Thế giới 2 2 Sự ra đời vàpháttriển ngành càphê Việt Nam 3 II Phân bố cây càphê ở Việt Nam 4 1 Phân bố theo theo vùng 4 2 Phân bố theo thành phần kinh tế 5 III Tình hình sản xuấtvà xuất khẩucàphê Việt Nam và thế giới 6 1 Tình hình sản xuấtvàxuấtkhẩucàphê ở Việt Nam 6 2 Tình hình buôn bán càphê trên thế giới... thức xuấtkhẩu chủ yếu Hiện nay CôngtyINTIMEX đang thực hiện xuấtkhẩu mặt hàng càphê theo ba phưong thức chủ yếu là: xuấtkhẩu trực tiếp, xuấtkhẩu ủy thác vàxuấtkhẩu theo phương thực hàng đổi hàng Trong ba phương thức này, phương thức xuấtkhẩu trực tiếp đóng vai trò quan trọng nhất, tỷ trọng kim ngạch càphê được xuấtkhẩu trực tiếp thường chiếm từ 60% đến 70% tổng kim ngạch xuấtkhẩucà phê. .. công, lắp ráp II- Tình hình xuấtkhẩucàphê của Côngty INTIMEX: 1 Tình hình thu mua càphêxuất khẩu: Đối với bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nào thì hoạt động thu mua hàng để xuấtkhẩu cũng như tiêu thụ hàng nhập khẩu đều là nền tảng đảm bảo cho sự pháttriển lâu dài của Côngty Hoạt động kinh doanh nội địa của Côngty có pháttriển vững chắc thì Côngty mới có điều kiện mở rộng... của côngtyINTIMEX nói chung vàxuấtkhẩucàphê nói riêng trong thời gian đó cũng đều tập trung vào thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ Hàng năm các thị trường này thường chiếm trên 90%tổng khối lượng cũng như kim ngạch xuấtkhẩu cuả côngty Do sớm tham gia vào thị trường xuất khẩucàphê nên ngày nay côngty đã có được một thị trường xuấtkhẩu ổn định và đa dạng Các thị trường chủ yếu về càphê của Công. .. hoá phương thức xuất khẩu: để tránh rủi ro trong kinh doanh Côngty cần kết hợp nhiều phương thức xuấtkhẩu Hiện tại, Côngty đang thực hiện xuấtkhẩucàphê theo các phương thức: Trực tiếp, ủy thác, xuấtkhẩu theo phương thức đổi hàng, nhưng đa phần các hợp đồng xuấtkhẩu vẫn được thực hiện theo phương thức trực tiếp Vì vậy, Côngty cần tiến hành các biện pháp nhằm cân đối cơ cấu xuấtkhẩu của mình một. .. đoạn đổi mới và mở cửa nền kinh tế đất nước, khi xuất khẩucàphê của Việt Nam đã pháttriểnmột cách ổn định thì hoạt động xuất khẩucàphê của Côngty cũng đã có bước tiến dài, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động mua hàng trong nước Hiện nay, các đối tác cung cấp càphêxuấtkhẩu truyền thống choCôngty đã chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng càphêxuấtkhẩu trực tiếp của Côngty Điều đó... thị trường càphê thế giới Chương 3 Một sốgiảipháp thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩucàphê của CôngtyINTIMEX trong thời gian tới I Phương hướng pháttriển của Côngty 1 Mục tiêu đặt ra Năm 2002 là CôngtyINTIMEX kỷ niệm 23 năm ngày thành lập, vì vậy Côngty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt những chỉ tiêu cụ thể sau: * Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31.000.000USD,... (Nguồn: phòng KTTH Côngty INTINMEX) 3 Đánh giá chung 3.1 Kết quả đạt được: Trong những năm qua, hoạt động xuấtkhẩucàphê của CôngtyINTIMEX đã mang lại những đóng góp đáng kể đối với sự pháttriển của xuấtkhẩu Việt Nam nói chung và đối với sự lớn mạnh của CôngtyINTIMEX nói riêng Những đóng góp đó có khái quát như sau: * Tạo nguồn ngoại tệ choCông ty: hàng năm hoạt động xuấtkhẩucàphê đã mang lại .
TIỂU LUẬN:
Một số phương án và giải pháp phát
triển xuất khẩu cà phê cho công ty
INTIMEX
Lời nói đầu
Ngành cà phê Việt Nam là một. của Công ty, qua đó đề xuất một số phương án và
giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê cho công ty INTIMEX.
Do những hạn chế nhất định về thời gian và