Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu Quản lý tìa chính tại Sơ giao thông vận tải Phú Thọ là đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải Phú thọ trong thời gian tới.
Trang 1
BỘ GIAO DUC VA ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
TRAN HOANG LONG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYÊN THỊ BÁT
2020 | PDF | 118 Pages
buihuuhanh@gmail.com
HÀ NỘI - 2020
Trang 2
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tác
Trang 3
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Viện Ngân hàng — Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện
luận văn này
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Bắt, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo, cán bộ công chức tại Sở
Giao thông vận tải Phú Thọ đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin để tơi hồn thành
bài luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT DANH MUC CAC BANG, HINH TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN MO DAU, wl
(CHUONG 1: MOT SO VAN DE CO BAN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CO QUAN HANH CHINH NHA NUOC
1.1.Tổng quan về cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước s 1.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước —- s 1.1.3 Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước § 1.2 Quản lý thi chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Đặc điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính tại các cơ quan hành
chính Nhà nước a - _ — ~ see —
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước 17 1.24 Nội dung quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước 19
1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước ~-30 1.3.1 Yếu tố chủ quan sonnei 30 1.3.2 Yếu tố khách quan 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LY TAI CHINH TAI SO GIAO THONG M 2.1 Khái q 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông Vận tải tinh Phú Thọ 35 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ 37
2.1.4 Một số kết quá hoạt động của Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ 2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ
Trang 5quả đạt được - — soon 2.3.2 Những hạn chế ` 7 : 7 7 ¬- 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO THONG VẬN TẢI PHÚ THỌ ¬)
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển Sở
phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của Sở đến năm 225 iao thông vận tải Phú Thọ và 79
3.1.1 Mục tiêu phát triển Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ 79
3.1.2 Định hướng phát triển Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ 79
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đến năm 2025 81 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đến năm 2025, 82 3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở = — severe 82
3.2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính 8
3.2.3 Hoàn thiện lập kế hoạch tải chính 84
3.2.4 Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính 85 3.2.5 Hoàn thiện quyết tốn tài chính seo Đ7 3.2.6 Hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát tài chính tại Sở Giao thông vận
tải Phú Thọ, 88
3.2.7 Một số giải pháp khác "M.U
3.3 Một số kiến nghị 93
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 9
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính 94
3.3.3 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Phú Thọ 95
KẾT LUẬN 98
Trang 6
1 ƑCCHC Cai cách hành chính
Trang 7Bang 2.1 Bảng 22 Bang 23 Bang 2.4 Bảng 2.5 Bảng 26 Bảng 2.7, Bảng 28 Bảng 29 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Bang 2.16 Bang 2.17 Bang 2.18 Bang 2.19 Bang 2.20
Tình hình nhân sự của Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ 38 Kết quả thấm định dự án của Sở giai đoạn 2017 - 2019 4 Kết quả quản lý vận tải của Sở giai đoạn 2017 - 2019 42
Kết quả thanh tra của Sở GTVT Phú thọ giai đoạn 2017 - 2019 43
Thực trạng nhân lực thuộc bộ máy quản lý tài chính của Sở GTVT Phú
thọ giai đoạn 2017 - 2019 46
Kế hoạch thu của Sở GTVT Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 47
Kế hoạch nguồn thu phí, lệ phí của Sở GTVT Phú Thọ 47
Kế hoạch nguồn thu phí, lệ phí để lại cho Sở GTVT Phú Thọ 48
Kế hoạch chỉ của Sở GTVT Phú Thọ trong giai đoạn 2017 - 2019 49 “Tình hình thu phí, lệ phí của Sở GTVT Phú thọ giai đoạn 2017 -2019 52 Tình hình thu phí, lệ phí được trích lại sử dụng tại Sở GTVT Phú tho
giai đoạn 2017 - 2019 2 52s 2rooeooo.S
Cơ cấu nguồn thu của Sở GTVT Phú thọ giai đoạn 2017 - 2019 5S
Mức khoán văn phòng phẩm của Sở GTVT Phú Thọ 59 Mức khoán dụng cụ vệ sinh của Sở GTVT Phú Thọ, 60 Tổng chỉ của Sở GTVT Phú thọ giai đoạn 2017 - 2019 62 Cơ cầu chỉ của Sở GTVT Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 6
Tỷ lệ đảm bảo chỉ của Sở GTVT Phú Thọ từ nguôn phí, lệ phi dé lại sử
dụng trong giai đoạn 2017 - 2019 64
Tình hình phân phối kinh phí tiết kiệm của Sở GTVT Phú thọ trong
giai đoạn 2017 - 2019 65
Tinh hình thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức và lao động Sở GTVT Phú thọ trong giai đoạn 2017 - 2019 66
inh hinh thực hiện thu so với kế hoạch thu của Sở GTVT Phú
Trang 82019 71
Bảng223 Kết quả kiểm soát tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ đối
với Sở GTVT Phú Thọ giai đoạn 2017 2019 72
Bảng2.24 Kết quả kiểm soát tài chính định kỳ tại Sở GTVT Phú Thọgiai đoạn
20172019 T3
Bảng225 Kết quả kiểm soát tài chính đột xuất tại Sở GTVT Phú Thọgiai đoạn
2017-2019
HIN!
Hinh 1.1 So dé b6 may quan If tai chính của cơ quan HCNN
Trang 9vấn đề đặt ra không chỉ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh mà đối với các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) - những đơn vị người nắm bắt và hoạch định các chính sách cho xã hội thì yêu cầu đặt ra càng nặng nề và hết sức quan trọng
Một trong những vấn đề quan tâm là làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả đúng
pháp luật Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tải
chính ở các đơn vị có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có
sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực,
tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hi quả việc sử dụng các nguồn tài chính Mặt khác, quản lý tài chính ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hiệu quả làm việc của người lao động vì nó tác động đến mỗi cá nhân người lao động thôi thúc họ làm việc, có tỉnh thần trách nhiệm hơn trong các hoạt động
của đơn vị mình
Là một trong những Sở, Ban, Ngành quan trọng nhất của tỉnh Phú Thọ, Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ cũng khơng thể đứng ngồi công cuộc cải cách cơ chế quản lý tài chính Trong những năm vừa qua, quản lý tài chính của Sở Giao thông
vận tải Phú Thọ đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ để ra Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ hiện
vẫn còn một số tồn tại một số hạn chế, khiếm khuyết, quy chế thu chỉ tiêu nội bộ và
quản lý tài chính đối với đơn vị còn chưa được cập nhật, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động và khả năng phát huy năng lực của Sở Do vậy, việc nghiên cứu để đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải
Phú Thọlà hết sức cần thiết và cấp bách
Để hoàn thiện quản lý tài chính của Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, phù
hợp hơn với tiến trình đổi mới của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế thế
Trang 10Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại các cơ quan hành
chính Nhà nước
“Trong nội dung chương l, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài
chính tại các cơ quan HCNN, cụ thể: tác giả đã tiến hành tìm hiểu khái niệm, đặc
điểm, phân loại cơ quan HCNN Nghiên cứu quản lý tài chính tại các cơ quan
HCNN với các nội dung về khái niệm; đặc điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý tai
chính tại cơ quan HCNN; tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại cơ quan hành chính
'Nhà nước và nội dung quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước Dong thời, tác giả cũng tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản
lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước và tìm hiểu kinh nghiệm quản lý tải chính tại Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ từ đó rút ra bài học cho Sở GTVT tỉnh Phú Thọ trong quản lý tài chính
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận
Phú Thọ “Trong chương 2 tác giả đã nghiên cứu khái quát về Sở Giao thông vận tải Phú Thọ về quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ của Giao thông
'Vận tải Phú Thọ; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và một số kết quả hoạt động của
Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ
Trọng tâm của Chương 2, tác giả tập trung vào phân tích thực trạng quản lý tải chính tại Sở Giao thông vận tai Phú Thọ trên các nội dung của quản lý: Tô chức bộ máy quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ; Thực trạng lập kế
hoạch tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ; Thực trạng tổ chức thực hiện kế
hoạch tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ; Thực trạng kiểm soát tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Tho
‘Tir két quả phân tích thực trạng, tác giả đã có những đánh giá thực trang quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ như sau:
Trang 11GTVT tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo, trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chức năng,
nhiệm vụ phát triển của tỉnh và đảm bảo theo định mức, tiêu chuẩn
~ Thứ hai, trong tô chức thực hiện dự toán, Sở đã đảm bảo điều hành nhiệm
vụ thu - chỉ trên cơ sở cân đối ngân sách của Sở, quản lý, sử dụng vốn, tài sản thuộc
ngân sách Nhà nước đúng Luật NSNN, đảm bảo quản lý tài chính hợp lý cho từng
đối tượng và từng lĩnh vực chỉ cụ thé
~ Thứ ba, công tác kiểm soát tài chínhcủa Sở đã được thực hiện và phát huy
hiệu quả phần nào
+ Các khoản chỉ được kiểm soát chỉ tiết, cụ thé theo từng mục chỉ, nguồn chỉ,
đã có sự kiểm soát về định lượng chỉ cũng như giá cả của các khoản chi, một số quy
trình kiểm soát nội bộ đã được thiết lập, hóa đơn chứng từ được tập hợp và lưu trữ
tương đối đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý;
+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau quá trình thực hiện kế hoạch tai chính đã được đơn vị tổ chức thực hiện với các mức độ khác nhau, nhờ đó đã góp phần làm lành mạnh, minh bạch tài chính của đơn vị Sở GTVT Phú Thọ cũng đã
rất quan tâm đến chất lượng quản lý tài chính Lãnh đạo Sở GTVT Phú Thọ thông
qua các ban chức năng giúp việc đã thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tải chính của đơn vị
~ Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý tài chính của Sở
GTVT Phú Thọ trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục Thứ nhắt, về công tác lập kế hoạch tài chính
'Việc lập kế hoạch tài chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa dự báo đầy đủ các yếu tố tác động đến quá trình thu - chi, gây bị động, khó khăn trong việc
Trang 12tỉnh hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh do vậy lập kế hoạch tài chính của Sở
chưa sát, tỷ lệ thực hiện vượt kế hoạch
Thứ hai, về t6 chức thực hiện kế hoạch tài chính
+ Đội ngũ kế toán còn non trẻ, chưa hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn của Sở, chưa có nhiều kinh nghiệm nên quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn, chưa
tham mưu được nhiều cho Giám đốc và Ban Lãnh đạo phương án đổi mới cơ chế
quản lý và sử dụng kinh phí
+ Thực tế các nguồn thu phí, lệ phí được trích lại sử dụng của Sở hiện nay đã
được dự toán, nhưng các khoản chỉ cũng bịvượt dự toán đã đề ra với tỷ lệ lớn hơn + Các khoản nội dung chỉ của Sở giai đoạn 2017 ~ 2019 đang bị vượt mức dự toán
+ Các khoản chỉ của Sở đang chưa được phân loại chính xác, dẫn tới các số liệu quyết toán còn chưa phản ánh đúng thực tế hiện nay
+ Công tác lập, đối chiếu báo cáo quyết toán tải chính còn mang tính hình thức, đôi khi chỉ là đối chiếu thu thập các số liệu mà chưa phân tích và đánh giá số
liệu đó như thế nảo để điều chỉnh về định mức phân bổ trong chu trình chỉ từ nguồn thu phí, lệ phí được trích lại sử dụng năm tiếp theo
Thứ ba, về công tác kiểm soát tài chính Sở GTVT Phú Thọ chưa hình thành
cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính chất thường xuyên, kiểm soát nội bộ
chỉ mang tính thời điểm
~ Nguyên nhân của những hạn chế
+ Nguyên nhân chủ quan về phía Sở GTVT Phú Thọ
Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn nhiều bắt cập Đội
ngũ kế hoạch tài chính của Sở còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu
và nhiệm vụ ngày cảng cao trong công tác quản lý chỉ
Thứ hai, do ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính còn hạn chế Ngày nay,
phương thức thu thập và xử lý thông tin số liệu bằng thủ công đã không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian
Trang 13công tác cải cách hành chính và pháp luật như Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày
24/01/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư 26/2019/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí công tác cải cách hành chính,
Thứ hai, mức trích từ phí, lệ phí để lại sử dung cho Sở căn cứ trên những tiêu chuẩn, định mức của Bộ Giao thông Vận tải và của tính Phú Thọ quy định, mặt khác mức trích để lại này còn phụ thuộc vào tình hình thu phí, lệ phí của Sở cao hay
thấp, khiến cho công tác lập dự toán chi còn bị động, chưa lập được chính xác
Thứ ba, do trong năm ngân sách có sự thay đôi về chính sách như chính sách về lương cơ bản, chính sách về bảo hiểm dẫn đến các khoản chỉ cho cán bộ tăng vượt so với dự toán ban đầu, dẫn tới các khoản chỉ vượt dự toán
Thứ tư, do kinh tế xã hội của Phú Thọ mới được phát triển một vài năm trở
lại đây, còn nhiều vùng núi giao thông đi lại khó khăn, dẫn tới nguồn thu từ phí, lệ
phí của Sở không được ồn định, trong khi phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhiễu
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tải chính tại Sở Giao thông Vận tải Phi Tho
Trên cơ sở mục tiêu và định phát triển Sở Giao thông vận tải Phú Thọ và
phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của Sở đến năm 2025, tác giả đã đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, cụ
thể như sau:
‘Nang cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở; ‘Tang cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quán lý tài chính;
'Hoàn thiện lập kế hoạch tài chính;
Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch tải chính;
Trang 14Hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát tài chính tai Sở Giao thông vận tải Phi Tho;
Một số giải pháp khác
Dé dam bảo điều kiện thực hiện các giải pháp tác giả cũng đã có một số đề
xuất kiến nghị với Chính phủ, với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Phú Thọ về quản lý
tải chính tại các cơ quan HCNN
KET LUAN
Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền hành chính nước nhả, một trong
những cải cách trọng tâm đó chính là cải cách tài chính công, nguồn lực ngày càng
khan hiểm trong khi nhu cầu thì không có giới hạn, đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp chính sách mới sao cho phù hợp để có thể phát triển kinh tế, xã hội đưa
đất nước đi lên theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới Để có thể đạt được
mục tiêu ấy, một trong những thay đổi mang tính chiến lược đó là hoàn thiện quản
lý tài chính Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tại
Sở GTVT tỉnh Phú Thọ nói riêng là một yếu tố then chốt và hết sức quan trọng
Quan ly tài chính là chìa khóa quyết định sự thành bại của Sở GTVT Phú Thọ, quản
lý tài chính quyết định sự tụt hậu hay phát triển của Sở
Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra
~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính tại
các cơ quan hành chính nhà nước
~ Luận văn cũng đánh giá, phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019
- Từ việc đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, và
nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, luận văn cũng đã đẻ xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ:
+ Hoàn thiện lập kế hoạch tài chính
+ Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
Trang 16
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DÂN
TRAN HOANG LONG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYÊN THỊ BÁT
HÀ NỘI - 2020
Trang 17Trong bối cảnh nẻn kinh tế phát triển và hội nhập của Việt Nam hiện nay thì
vấn đề đặt ra không chỉ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh mà đối với các cơ
quan hành chính nhà nước (HCNN) - những đơn vị người nắm bắt và hoạch định các chính sách cho xã hội thì yêu cầu đặt ra càng nặng nề và hết sức quan trọng Một trong những vấn đề quan tâm là làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả đúng
pháp luật Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một
cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo
các phương hướng phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài
chính ở các đơn vị có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có
sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu
quả việc sử dụng các nguồn tài chính Mặt khác, quản lý tài chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu qua làm việc của người lao động vì nó tác động đến mỗi cá nhân người lao động thôi thúc họ làm việc, có tỉnh thần trách nhiệm hơn trong các hoạt động của đơn vị mình
Là một trong những Sở, Ban, Ngành quan trọng nhất của tỉnh Phú Thọ, Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ cũng khơng thể đứng ngồi công cuộc cải cách cơ chế quản lý tài chính Trong những năm vừa qua, quản lý tài chính của SỏGiao thông
vậntảiPhú Thọđã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ đề ra Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính tại SởGiao thông vậntảiPhú Thọ hiện vẫn còn một số tồn tại một số hạn chế, khiếm khuyết, quy chế thu chỉ tiêu nội bộ và
quản lý tài chính đối với đơn vị còn chưa được cập nhật, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động và khả năng phát huy năng lực của Sở Do vậy, việc nghiên cứu để
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải
Phu Thola hét sire can thiét và cắp bách
Trang 18
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quản lý
tải chính tại Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận vềquản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ
~ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở
Giao thông Vận tải Phú Thọ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ
~ Về thời gian: Các số liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2017 —
2019 Những giải pháp được đề xuất đến năm 2025
~ Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung phân tích thực trang quan lý tài chính tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, quá đó nhận xét đánh giá về những
kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong QL_TC của Sở Trên cơ sở đó, đề xuất ï chính tại đơn vị đến năm 2025
các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
Trang 19Phú Thọ, báo cáo của Sở Tài chính Phú Thọ, báo cáo của các đơn vị trực thuộc Sở,
ngoài ra tác giả còn tham khảo số liệu và thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu
đã công bố, sách, tạp chí thời gian dữ liệu từ năm 2017 ~ 2019 Qua đó có được
những số liệu cụ thể để xem xét đánh giá được thực trạng quản lý tài chính tại Sở
4.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu
+ Phương pháp tổng hợp : Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tải
liêu, các báo cáo có liên quan, Tổng hợp từ các giáo trình, các công trình nghiên
cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet
+ Phương pháp thống kê, phân tích: thống kê những ưu điểm, hạn chế trong
quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, sau đó phân tích nguyên nhân
của các hạn chế tồn tại Từ đó, đưa ra những giải pháp pháp nhằm hoàn thiện quản
Wý
ỉ chính tại Sở Giao thông vận tải Phú Thọ
+ Phương pháp so sánh: dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành
so sánh các chỉ tiêu tài chính các năm từ 2017 đến 2019 để làm rõ được kết quả đã
đạt được chưa được của quản lý tài chính tại đơn vị 5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại các cơ quan hành
chính Nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải
Trang 21CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1.Téng quan về cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan của nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt đông theo quyết định của pháp luật; sử dụng
quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật quy định;
“Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước được thành lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội” (Lê Chỉ Mai, 2012)
Hoạt động của cơ quan HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương
đối ôn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc
sống Tổ chức của cơ quan HCNN có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt
chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương xuống các cấp ở địa phương,
Chức năng quan trọng và chủ yếu của Cơ quan HCNN là quản lý, điều hành
các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trong phạm vi một
quốc gia hay một địa phương nhất định
Cơ quan HCNN là thuật ngữ được sử dụng khi nói về "một bộ phận (cơ
quan) cấu thành của bộ máy HCNN, được sử dụng quyền lực Nhà nước để thực
hiện chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội" (Nguyễn Đức Thọ, 2012)
1.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có
Trang 22nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
Thứ hai, mỗi cơ quan nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thấm quyền nhất định và có những mồi quan hệ
phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơ quan nhà nước có cơ cấu,
tổ chức phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định
Chức năng, nhiệm vụ, thắm quyển của cơ quan nhà nước do pháp luật quy
định, đó là tổng thê những quyền và nghĩa vụ cụ thê mang tính quyền lực, được nhà
nước trao cho để thực hi
nhiệm vụ, chức năng của minh, cụ thể: Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, Trong quá
trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình
thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt, được thành lập theo quy định
của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp: và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; Có tính độc lập
và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
nguyên tắc quyền lực phục tùng
Thứ ba, về mặt thắm quyền thì cơ quan nhà nước được quyền đơn phương
ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt
buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan nhà nước có quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan
nhà nước,
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan HCNN còn có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà
Trang 23chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện
những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện
hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành
chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội,
chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân
Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà
nước trên tắt cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội Việc thực hiện hoạt động
quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung,
ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau vẻ tổ chức và
hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước
Thứ ba, thẳm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp Đó là những quyển và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động chấp hành - điều hành
Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực
thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác
trước cơ quan quyền lực nhà nước
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực
thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của
cải vật chất và tinh thần cho xã hội Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành
chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc
‘Tom lại, cơ quan HCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực
Trang 241.1.3 Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa
trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải
quyết công việc và theo cắp dự toán ~ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trong toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Phần lớn các văn bản pháp luật do các co quan này ban hành có hiệu lực trong cả nước
+ Cơ quan hành chính nhà nước từ địa phương gồm ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhàn dân cấp xã Những cơ quan này có
chức năng quản lí hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn trên cơ sở phân chia địa giới hành chính Các văn bản nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ hoat dong của cơ quan dó
pháp luật do cơ quan hành cẻ
Trong hệ thống chính quyền địa phương, đứng đầu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), cơ quan
chuyên môn, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các sở và cơ quan ngang sở
(sau đây gọi chung là Sở) Sở là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Trang 25
ban nhân dân các cấp Các cơ quan này có chức năng quản lí hành chính nhà nước
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thắm quyền chuyên môn: gồm bộ và các
cơ quan ngang bộ có chức năng quản lí hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước Các sở là cơ quan hành chính nhà nước có thắm
quyền chuyên môn trực thuộc các bộ ở các địa phương
- Căn cứ vào nguyên tắc tô chức và giải quyết công việc
'Cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước
tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thê lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người
+ Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể
lãnh đạo là Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp Đây là những cơ quan có thâm quyền quyết định những van dé quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
nên cần có sự đóng góp ý kiến và bàn bạc tập thể.Sở là cơ quan thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy + Cơ quan hành cị là bộ, cơ quan ngang bộ Công việc của các cơ quan này đòi hỏi phải giải quyết nhả nước tô chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng
nhanh chóng, vì vậy chế độ trách nhiệm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan
~ Căn cứ theo cấp dự toán
+ Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chính
quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuống
cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấp dưới
trực thuộc, các sở trong đó có sở giao thông vận tải là đơn vị dự toán cấp L
Trang 26vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I va phân bổ dự toán cho đơn vị
dự toán cấp II, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới;
+ Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn
vị cấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm tổ chức
thực hiện quan lý kinh phí của đơn vị mình va don vị dự toán cấp dưới;
+ Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III: Là đơn vị được nhận kinh phí đề thực
hiện phần công việc cụ thể, khi chỉ tiêu phải thực hiện việc quản lý kinh phí theo sự
hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp II
Các cơ quan hành chính nhà nước phải hoạt động theo dự toán được cắp có
thâm quyền giao, dựa trên nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan HCNN có cơ quan HCNN do ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ và cơ quan HCNN do NSNN cấp một
phân và một phân thu từ các nguồn phí, lệ phí để lại và các nguồn khác dựa nguyên
tắc khơng bồi hồn trực tiếp.Cơ quan HCNN Các cơ quan hành chính nhà nước với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp và hoạt động chủ yếu không vì mục
tiêu lợi nhuận
Các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện việc lập dự toán thu chỉ hàng quý, hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy
định và dựa trên quy chế chỉ tiêu nội bộ đã được cắp có thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chỉ thường xuyên)
1.2 Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1 Khái niệm
“Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý
sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định Quản
lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải
thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng
thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hảm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt
Trang 27“Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vồn gắn với sự tạo lập
và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó phản
ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể” (Lê Chỉ Mai, 2012)
Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động thu
và chỉ bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của
cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó
Cơ quan HCNN chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồng thời
chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nước về
lĩnh vực hoạt động, của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở hoạt động
Quản lý tài chính được quan niệm là quá trình tổ chức điều hành các nguồn
lực tài chính nhằm phát huy hiệu quả của tài chính đáp ứng nhu cầu chủ thể quản lý: và đạt tới các mục tiêu đã định Trong hoạt động quản lý tài chính, các vấn đề về
chủ thể quản lý, các nguồn tải chính được quản lý, công cụ và phương pháp quản lý,
mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm, đòi hỏi phải được xác định đúng đắn
Quản lý tài chính trong cơ quan HCNN là một nội dung của quản lý tài chính và là
một mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó cần nhận thức đầy đủ về quản lý tài
chính trong cơ quan HCNN
Từ các quan niệm đó, theo học viên: "Quản by tai chính là việc lập kế hoạch
thu chỉ, tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát các hoạt động thu chỉ các nguồn tài
chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chỉnh nhà nước
Quản lý tài chính ở cơ quan HCNN là công việc quan trọng hàng đầu Quản
lý tài chính tốt sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho co quan HCNN Quan lý tài chính
không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đơn vị, ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động của cơ quan HCNN khiến họ khơng hồn thành nhiệm vụ được giao
“Chủ thể quản lý tài chính của các cơ quan HCNN thuộc về cơ quan HCNN, mà người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo của cơ quan Do vậy, chủ thể quản lý tải chính là ban lãnh đạo cơ quan HCNN
Đối tượng quản lý của quản lý tải chính trong cơ quan HCNN chính là hoạt
Trang 28phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong cơ quan
HCNN Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chỉ đầu
tự hoặc các khoản chỉ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị
Để quản lý tài chính trong cơ quan HCNN, các đơn vị sử dụng nhiều phương
pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định 1.2.2 Đặc điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước 1
1 Đặc điểm của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
~ Đặc điểm về chủ thể quản lý tài chính: Quản lý tài chính trong cơ quan
HCNN là hoạt động của các chủ thể quản lý tải chính thông qua việc sử dụng có
chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển
hoạt động của tài chính trong cơ quan HCNN nhằm đạt được mục tiêu đã định “Chủ thể quán lý tải chính trong cơ quan HCNN chính là cơ quan chủ quản và thực hiện quản lý tài chính công ở đơn vị là bộ máy quản lý tài chính, cụ thể là tổ chức, cá nhân, những cán bộ, công nhân, viên chức có trách nhiệm trực tiếp hoặc
gián tiếp liên quan đến hoạt động quản lý tải chính, bao gồm thủ trưởng cơ quan các
đơn vị làm chức năng quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước Trách nhiệm quản ly tai chính trong cơ quan HCNN trước hết thuộc về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong cơ quan HCNN, Vì quản lý tải chính là một nội dung quản lý chuyên ngành, nên đội ngũ làm công tác tải chính kế toán của
cơ quan HCNN cũng thuộc nhóm chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động tài chính trong
cơ quan nhà nước Bên cạnh đó, trưởng các bộ phận phòng, ban thuộc cơ quan nhà
nước cũng như mỗi cá nhân trong đơn vị, có những đóng góp quan trọng trong hoạt
động quản lý có hiệu quả tải chính trong cơ quan nhà nước
- Đặc điểm về đối tượng quản lÿ tài chính
Đối tượng quản lý của quản lý tài chính trong cơ quan HCNN là hoạt động
Trang 29việc quản lý các nguồn tài chính cũng như các khoản thu chi tai chính từ ngân sách nhà nước, thu từ các hoạt động sự nghiệp, các khoản chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư
phát triển, chỉ dự phòng của cơ quan HCNN
~ Đặc điểm về nội dung và phương thức quản Ij tai chính:
Nội dung quản lý tài cính tại các cơ quan hành chính nhà nước là các nguồn tài chính trong đơn vị và hoạt động phân phối, sử dụng và sự vận động của nguồn tài chính trong các đơn vi
Phương thức quán lý tài chính tại đơn vị hành chính Nhà nước là Nhà nước
ban hành hệ thống các nguyên tắc, luật pháp, chính sách, chế độ về quản lý tài chính
và mi quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan chủ quản và
cơ quan quản lý nhà nước Nhà nước bảo đảm cung cấp các nguồn tài chính cần
thiết, kịp thời cho các cơ quan HCNN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao một cách liên tục Nhà nước thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các cơ quan HCNN theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của
cơ quan hành chính nhà nước nhằm khuyến khích các đơn vị tăng cường tính chủ
động, sáng tạo cung ứng dịch vụ công cho xã hội với chất lượng đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của xã hội
1
2 Các mục tiêu quản lý tài chính ở cơ quan HCNN bao gồm:
+ Đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ quan HCNN có hiệu quả, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao Hoạt động tài chính của cơ quan HCNN thực chất là các hoạt động đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện cho bộ máy tổ chức và con
người nhằm phục vụ cho hoạt động của cơ quan HCNN
+ Sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính cơ quan HCNN là sử dụng kinh phí làm sao đạt hiệu quả cao nhất và cần phải tiết kiệm, tránh lãng phí
Chủ trương, đường lối, chính sách quản lý tài chính nói chung, quản lý tài chính cơ quan HCNN phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
+ Tăng khả năng độc lập về tài chính
Trang 30cấp; các khoản thu từ cung ứng dịch vụ công và các khoản thu khác ; trong đó
nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ trọng lớn Tuy nhiên cơ quan HCNN
phải làm tốt quản lý tài chính, tăng nguôn thu sự nghiệp nhằm tăng khả năng chủ động về mặt tài chính giảm sự phụ thuộc vào nguồn từ NSNN Vì vậy, quản lý tài chính tốt góp phần giúp cơ quan HCNN nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu ngân sách hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
+ Tạo điều kiện nâng cao đời sống cán bộ, công chức, người lao động
'Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng để thực hiện quá trình quản lý cho
nên mục tiêu của quá trình quản lý cũng nhằm tác động tích cực đến đời sống của
con người Xét trên khía cạnh kinh tế thì mục tiêu nâng cao đời sống cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị là kết quả tất yếu của mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả Thực hiện mục tiêu này góp phần củng có, động viên đội ngũ cán
bộ, công chức, người lao động trong cơ quan phấn đấu, nhiệt huyết hơn trong công việc Một thực tế hiện nay là khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, hội
nhập thế giới thì cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, thu nhập của lao động cao hơn Vì vậy, nếu không có chế độ đãi ngộ tốt thì các cơ quan HCNN cũng như các
sẽ không thu hút được người tài vào làm việc hoặc có tình trạng chảy máu chất xám
'Việc quản lý tài chính tốt sẽ giúp cơ quan HCNN tiết kiệm được khoản kinh phí để
hỗ trợ, đãi ngộ cán bộ, công chức, người lao động
1.2.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
Quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tiết kiệm, hiệu qué
Do thực tế nguồn lực tài chính luôn có hạn, nhưng nhu cầu chỉ thì thường lớn
hơn rất nhiều, do đó trong quá trình phân bỗ và sử dụng nguồn lực tài chính cần phải tính toán để sao cho với chỉ phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất, đó
cũng chính là mục tiêu của quản lý tải chính
'Hoạt động quản lý tài chính không những phải góp phần nâng cao chất lượng
Trang 31phải tính đến hiệu quả kinh tế, nghĩa là phải so sánh kết quả đạt được trên tắt cả các
mặt với chỉ phí đã bỏ ra Khi xem xét thực hiện các phương án mở rộng, tăng cường xã hội hoá, thực hiện liên doanh, liên kết trong lĩnh vực công, hay khi đưa ra một
quyết định trong quản lý tài chính, dù ở cấp quản lý nào cũng phải tính đến hiệu quả
cả về mặt xã hội và kinh tế, Có như vậy mới đảm bảo hài hoà các lợi ích, từ đó tạo động lực thúc đầy phat trién cho toàn xã hội
- Tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu
Chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu trong lĩnh vực quản lý tài
chính do Nhà nước ban hành được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, mang
tính khoa học và có tính đến điều kiện khả năng ngân sách có thể đáp ứng; đồng
thời là sự cụ thể hoá chủ trương, đường lỗi của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này
Chính vì vậy, việc chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu là yêu cầu đầu tiên để đảm bảo thực hiện nguyên tắc thống nhất và đảm bảo
công bằng trong quản lý của Nhà nước đối với các cơ quan HCNN Ngoài ra, đó cũng là căn cứ để hình thành cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan HCNN
nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực tài chính Từ việc thực hiện cơ chế quản lý cho đến việc vận dụng các quy định cụ thể trong hoạt động tải chính, các cơ:
quan HCNN phải đảm bảo được tính hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm kỷ luật tài chính
~ Quản lý chặt chẽ theo từng nguôn kinh phí và chỉ tiết theo từng nội dung
chi tai co quan HCNN
+ Đề đảm bảo hoạt động, mỗi cơ quan HCNN tuỳ từng loại hình mà có nhiều nguồn kinh phí khác nhau: Nguồn NSNN cấp, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn đi
vay, nguồn tài trợ, viện tro, do vay trong quản lý tài chính đòi hỏi phải chỉ tiết
theo từng nguồn kinh phí sử dụng cho từng loại hình hoạt động nhằm đáp ứng được
yêu cầu về cân đối thu chỉ nguồn tài chính, tạo điều kiện cho người quản lý điều
hành được các hoạt động tài chính, hạn chế được sự lãnh phí, không hiệu quả trong
quản lý nguồn kinh phí
Trang 32khác nhau, mức chỉ được xác định theo từng đối tượng về quy mộ, tính chất hoạt
động, do vậy đòi hỏi phải quản lý chỉ tiết theo từng nội dung chỉ cụ thể
~ Phân cấp hợp lý và mở rộng tự chủ cho cơ quan HCNN sử dụng ngân sách
'Việc thực hiện phân cấp mạnh cho các cơ quan HCNN cũng đang là một xu
hướng tắt yếu trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính công như hiện nay Tuy
nhiên, việc phân cắp phải được thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến việc
nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các cơ quan HCNN và vẫn đảm bảo được sự quản lý, giám sát, định hướng của Nhà nước đối với lĩnh vực này Nội dung phân
cấp phải tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, tính năng động, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN và dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính
thống nhất trong quản lý Nhà nước; tập trung dân chủ; phù hợp với chức năng,
từng bước giảm dần bao
cấp từ Nhà nước; thực hiện công khai, dân chủ; đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhiệm vụ, khả năng chuyên môn và tài chính của đơn
quyền, nghĩa vụ của tỗ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
~ Có sự kết hợp với Kho bạc Nhà nước và kết hợp giữa các bộ phận chức
năng trong quản lý
Kho bạc Nhà nước là cơ quan tai chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản ly về quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chỉ NSNN
Kho bac Nha nước có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chỉ NSNN và có quyền từ
chối thanh toán đối với khoản chỉ sai chế độ và chịu trách nhiệm vẻ quyết định của
mình Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chỉ NSNN khi có đủ
các điều kiện: Đã có trong dự toán chỉ NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẳm quyền quy định, được Thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi và được quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị đối với cơ quan HCNN được giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
'Thực hiện yêu cầu này, yêu cầu tắt cả các đơn vị đều phải mở tài khoản tại
Trang 33Mặt khác, do mọi hoạt động của bắt kỳ cơ quan hành chính nhà nước nào cũng
liên quan đến các vấn đề về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng do vậy phải có sự phối
kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chức năng, chuyên môn, như vậy mới đáp
ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ và quản lý tài chính mới thực sự mang lại hiệu quả
- Công khai, minh bạch
Để đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham những, tăng cường sự giám sát, đòi hỏi trong quản lý tài chính luôn phải thực hiện
công khai, minh bạch Công khai tài chính đồng thời cũng là biện pháp nhằm phát
huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong
việc thực hiện quyền kiêm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vn, tài sản Nhà
nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước 'Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước được
thể hiện qua sơ đồ sau: Ban lãnh đạo 'Thủ trưởng đơn vị Trưởng phòng, Tài chính Kế toán —— Các phòng, bộ phận Phòng Trưởng các phòng ban thuộc đơn vị Tai chính Kế toán trực thuộc
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính của cơ quan HCNN
Việc quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN trước hết phải phủ hợp với
Trang 34quanđó thuộc loại hình nào thì việc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số
nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
~ Đảm bảo các khoản chỉ thường xuyên của cơ quan, đơn vị phải tuân theo
chế độ, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định
mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu nội bộ đã được duyệt để cơ quan, đơn vị đó hoạt động liên tục và hiệu quả
- Trách nhiệm quản lý tải chính của các cơ quan, đơn vị thuộc về cơ quan, đơn vị mà người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo của co
quan, đơn vị
~ Trong quá trình quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị cẳn phải tơn trọng
dự tốn năm được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ
quan có thẩm quyển cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho cơ quan hoàn thành tốt
những chức năng và nhiệm vụ của mình
Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN bao
gồm: lãnh đạo tô chức công, trưởng Phòng tài chính kế toán, phòng tài chính kế
toán, trưởng các phòng bộ phận trong tô chức
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê,
quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ
các khoản thu chỉ của đơn vị trong số kế toán và thực hiện các quy định về chế độ
thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành Đồng
thời thủ trưởng đơn vị cũng là người thường xuyên phải kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, quản lý tài sản trong đơn vị nhằm chống thất thoát, lang phi va
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính trong đơn vị
“Trưởng phòng tài chính kế toán là cá nhân phải chịu trách nhiệm trước lãnh
đạo và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của tổ chức
“Trưởng phòng phải trực tiếp bố trí nhân lực điều hành công tác của phòng tài chính kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện đúng cơ chế tự chủ tài
Trang 35dựng báo cáo kế toán theo qui định của pháp luật, thực hiện việc phân tích giám sát các hoạt động tài chính của cơ quan hành chính Bên cạnh đó ngày càng thực hiện
tốt hơn chức năng tư vấn tham mưu cho lãnh đạo về hoạt động tài chính, đề xuất các phương án sử dụng tiết kiệm hiệu quả các khoản chỉ và tăng các khoản thu của cơ
quan HCNN
Phòng Tài chính kế toán dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng chịu trách nhiệm thực hiện công tác kế toán từ việc lưu trữ chứng từ kế toán đến việc
hạch toán vào số kế toán và xây dựng các báo cáo kế toán, thực hiện việc lập dự
toán các khoản thu chỉ, quản lý việc thực hiện các khoản thu chỉ tài chính cũng như toàn bộ vật tư tài sản trong cơ quan HCNN
Bên cạnh đó trưởng các phòng hay bộ phận trực thuộc cơ quan HCNN cũng
cần thiết phải phối hợp với phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thực hiện đúng
các quy định của pháp luật, các quy chế nội bộ có liên quan đến các khoản thu hay những khoản chỉ tải chính hay việc quản lý và sử dụng vật tư, tài sản của cơ HCNN 1.2.4 Nội dung quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước 1.2.4.1 Lập kế hoạch tài chính
Hang nim, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm
vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan HCNN thực hiện lập kế
hoạch tài chính theo đúng quy định
Lập kế hoạch tài chính là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu
các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu tài chính hàng năm một cách đúng
đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn
Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vi
dự toán cơ sở tiến hảnh lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp
trên cho cơ quan Tài chính Kế hoạch tài chínhđược lập theo biểu mẫu quy định hiện hành kèm theo thuyết minh cơ sở tính toán chỉ tiết từng nội dung và nhiệm vụ
Trang 36+ Để lập kế hoạch thu cơ quan HCNN phải xác định các khoản thu trong
năm: thu từ nguồn NSNN, thu từ nguồn phí, lệ phí
+ Xác định kế hoạch số thu tử từng nguồn và tổng số thu trong năm
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu, trên cơ sở
phân bổ và giao dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước
Đối với các cơ quan HCNN có thêm nguồn thu thì ngồi việc lập dự tốn thu
trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách
Kế hoạch thu được lập trên cơ sở số thu kỳ trước và khả năng các nguồn thu kỳ kế hoạch
+ Xác định phương thức thu phí lệ phí của từng nguồn thu của cơ quan HCNN
- Kế hoạch chỉ
Lập kế hoạch chỉ trước hết đơn vị HCNN phải
Xác định nội dung các khoản chỉ của đơn vị trong năm kế hoạch
“Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu cho từng nội dung chi và tổng chỉ
Phương thức chỉ với mỗi khoản chỉ
Kế hoạch chỉ phản ánh nhu cầu chỉ dự kiến năm kế hoạch của đơn vị theo
Mục lục ngân sách Kế hoạch chỉ được lập trên cơ sở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, khả năng kinh phí và xây dựng theo nguồn tai chính cụ thể
Để xây dựng được dự toán chỉ, trước hết đơn vị phải căn cứ chức năng nhiệm vụ
được giao, căn cứ vào định mức tiêu chuẩn chỉ và dự toán thu đã được lập của năm,
sau đó dự báo nhu cầu chỉ trong năm kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch chỉ
tiêu năm trước để lập dự toán
+ Đối với kế hoạch chỉ từ nguồn ngân sách cấp:
Trang 37
hoạch
Đối với khoản chỉ không thường xuyên, chỉ viện trợ, chỉ dự án: Các đơn vị
lập kế hoạch chỉ tiêu cụ thể từng nhiệm vụ như: dự toán chỉ nghiên cứu khoa học,
chỉ điều tra cơ bản, chỉ chương trình mục tiêu, chi mua sắm, sửa chữa tải sản cho ky
kế hoạch,
rên cơ sở định mức chỉ quy định và nhu cầu thực tế phát sinh theo tỉ
độ thực hiện công việc
+ Đối với kế hoạch chỉ từ nguồn thu:
Căn cứ khả năng thu kỳ kế hoạch, các đơn vị tiến hành cân đối lập kế hoạch
các khoản chỉ để bổ sung chỉ thường xuyên và chỉ không thường xuyên, chỉ đầu tư
phát triển, chỉ hỗ tro,
Kế hoạch tài chính được gửi cho cơ quan chủ quản đề thẩm định, sau đó sẽ
được tông hợp gửi Bộ, ngành có liên quan thâm tra, cơ quan td chức thảo luận công
khai, sau đó sẽ được báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội phê duyệt Trên cơ sở phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành chức năng có trách nhiệm phân bổi cho các đơn vị thụ hưởng Các đơn vị dự toán nhận trực tiếp kinh phí qua Kho bạc
'Nhà nước theo hình thức cấp phát hoặc rút
~ Trong quá trình lập kế hoạch tài chính, các đơn vị phải đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm và phải có sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên
~ Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, dự toán sau khi được cắp có thẩm quyền phê duyệt phải được thực hiện công khai theo quy định
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
Thực hiện kế hoạch tài chính là khâu tiếp theo khâu lập kế hoạch tài chính
của cơ quan HCNN Thực hiện kế hoạch tài chính là quá trình sử dụng tổng hợp các
biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong
kế hoạch tài chính của đơn vị trở thành hiện thực Nội dung thực hiện kế hoạch tải
chính tại các cơ quan HCNN gồm:
a) Quin ly các khoản thu
Trang 38M6t la: Nguén kinh phi do NSNN cấp gồm:
+ Kinh phí dim bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ
đối với đơn vị HCSN tự đảm bảo một phần chỉ phí hoạt động, được cơ quan quản lý: cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thấm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu quốc gia và các
nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện chương trình đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cắp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước
quy định;
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa TSCĐ phục vụ hoạt động của cơ quan theo dự án được cấp có thắm quyền phê
duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có
thấm quyền phê duyệt;
Hai là: tổ chức thực hiện và quản lý thu phí, lệ phí
Tuy theo loại hình hoạt động của đơn vị để sử dụng biên lai thu theo ding quy định của pháp luật Các khoản thu phí và lệ phí tỷ lệ để lại cho các đơn vị
cần phải thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thấm quyền với mỗi
loại phí và lệ phí
Ba là, tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác
Ngoài các khoản thu trên thì các đơn vị HCSN còn có các khoản thu khác như: thu từ hoạt động đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước, các khoản viện trợ khơng hồn lại, các khoản đóng góp tự nguyện khác
theo quy định của pháp luật Các khoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính chất khơng hồn trả nên chúng có tác dụng quan trong
trong bổ sung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan
Trang 39và được quy định trong Luật Ngân sách Mục đích của các khoản thu này là nhằm
xoá bỏ dần tình trạng bao cấp qua ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát từ
NSNN, trang trải thêm cho các hoạt động của đơn vị, huy động sự đóng góp của các
tổ chức và dân cư, không phải xuất phát từ mục đích lợi nhuận như các khoản thu
của các doanh nghiệp
Việc hạch toán và quản lý nguồn kinh phí hoạt đông được áp dụng ở mọi cơ
quan HCNN va phải đảm bảo nguyên tắc: kinh phí được hình thành từ nguồn nào phải
hạch toán đúng theo nguồn đó và được theo dõi, quản lý riêng, chỉ tiết theo từng nguồn
b) Quán lý các khoản chỉ ~ Nội dung quản lý chỉ
“Thông thường thời gian tổ chức thực hiện dự toán chỉ được tính từ ngày 01
tháng lđến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Trong quá trình tổ chức thực hiện
dự toán dự toán chỉ cằn đựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, ựa vào mức chỉ của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán Có
thể nói đây là căn cứ mang tính quyết định nhất trong thực hiện dự toán dự toán chỉ
thường xuyên đã có định mức, tiêu chuẩn, đã được cơ quan có thâm quyền xét
duyệt và thông qua Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường,
quản lý nhà nước bằng pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chinh
hoạt đông quản lý chỉ thường xuyên ngày càng được hoàn thiện Do đó chỉ tiêu của cơ quan HCNN ngày càng được luật hoá Nhờ đó mà kỷ cương trong quản lý chỉ
thường xuyên ngày càng được củng cố
Thứ hai, dựa vào kha năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chỉ
thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo Trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan HCNN luôn phải tuân theo quan điểm "lường thu mà chỉ” riêng chỉ của cơ quan HCNN luôn bị giới hạn bởi khá năng huy động các khoản thu Do vậy, những, khoản chỉ đã được ghi trong dự toán nhưng một khi số thu thường xuyên không
đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi Đây cũng là một trong những giải
pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chỉ trong quá trình thực hiện dự toán dự
Trang 40Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi hiện hành Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện dự toán dự toán chỉ Bởi lẽ, tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chỉ của cơ quan HCNN sẽ được phán xét dựa trên cơ sở các
chính sách, chế độ chỉ của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành Trong điều
kiện nước ta hiện nay để cho chính sách, chế độ chỉ thực sự trở thành căn cứ pháp lý: trong quá trình thực hiện dự toán chỉ thì đòi hỏi bản thân chính sách, chế độ đó phải
không ngừng được hoàn thiệt để vừa đáp ứng được các yêu cầu của quản lý của cơ
quan HCNN lại vừa nâng cao tính thực tiễn của nó Cụ thể
Chỉ hoạt động thường xuyên:
Chỉ cho hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có
thâm quyền giao, gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản
trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, dich vụ công cộng, văn phòng phẩm, chỉ nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa
thường xuyên TSCĐ và các khoản chỉ khác theo chế độ quy định;
+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí gồm: tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội,
bao hii
phòng phẩm, chỉ nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên TSCĐ và các y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, dịch vụ công cộng, văn
khoản chỉ khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí,
+ Chỉ cho các hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn
theo quy định hiện hành, nguyên, nhiên vật liệu, tiền công, khấu hao TC, sửa chữa TSCĐ, chỉ trả tiền lãi vay, tiền lãi huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chỉ các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chỉ khác
Chỉ không thường xuyên:
Chỉ không thường xuyên gồm: Chỉ thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ; Chỉ thực hiện chương trình đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chỉ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chỉ thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có