Mục tiêu của đề tài Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - chi nhánh Thủ Đô là hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank - chi nhánh Thủ Đô qua đó rút ra được những điểm hạn chế, nguyên nhân; đưa ra những sản pháp, đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank - chi nhánh Thủ Đô
Trang 1
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
— =ssEDa< -
Trương Thị Kiều Anh
Trang 21 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, hoạt động thanh toán quốc tế được xem là cầu nối vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia Đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hay của các nền kinh tế, hoạt động thanh toán đóng
vai trò quan trọng Thanh toán quốc tế
liễn ra giữa các quốc gia trên thế giới do
khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán, phát luật của mỗi quốc gia, sự
khác biệt trong đồng tiền thanh toán Phần lớn các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức không thể tự thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Nhu cầu này được thực hiện
bởi hệ thống ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung
gian, là cầu nối cho các quan hệ kinh tế, thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thể; trong đó tập trung vào một số đối tác
chính như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung
Quốc Trong những năm qua, kim ngạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng
trưởng qua các năm
Hà Nội là trung tâm kinh tế của Bắc bộ, trung tâm giao dịch quốc tế và trung
tâm chính trị của đất nước, nơi đặt trụ sở của các phái đoàn ngoại giao, đại diện
nhiều tổ chức như Liên hợp quốc, IME, WB,, các tập đoàn đa quốc gia, chỉ nhánh các công ty nước ngoài Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, bởi sự chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và có
những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Hà Nội đang mạnh mẽ trở mình, đứng vị trí
thứ nhất cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2018, các hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu có điều kiện thuận lợi dé phát triển, là cơ sở phát triển mảng
dịch vụ thanh toán quốc tế
Trang 3mang lại nguồn thu nhập dưới dạng phí, ngày một tăng về cả số lượng và tỷ trọng
trong tổng doanh thu của ngân hàng Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thanh toán
quốc tế là nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại, mang lại lợi nhuận từ phí thu dịch vụ ngày một tăng, đồng thời là
cầu nối phát triển các nghiệp vụ như tín dụng, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối, quan hệ ngân hàng đại lý, và bán chéo các sản phẩm dịch vụ vẻ tài khoản, thẻ, bảo hiểm,
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) là một
trong những ngân hàng thương mại cô phần hàng đầu tại Việt Nam về quy mô và tổng tài sản Có thể nói Sacombank là một trong số các ngân hàng uy tín tại Việt Nam và có sự phát triển mạnh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Theo báo cáo tài
chính năm 2018, thu từ dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trong khá cao, khoảng 36%
trong tổng lãi thu từ các hoạt động dịch vụ (dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, bảo hiểm, ủy thác và các dich vu khác) Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô là chỉ
nhánh lớn nhất tại khu vực thành phó Hà Nội Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,
hoạt động thanh toán quốc tế tại chỉ nhánh đang suy giảm Theo báo cáo của Phòng
Kế toán & Quỹ tại Sacombank ~ Chi nhánh Thủ Đô, doanh thu từ hoạt động thanh
toán quốc tế tại đơn vị trong năm 2016 đạt 9.8 ty VND, nim 2017 dat 7.2 ty VND
và đến hết 31/12/2018 đạt 6.3 tỷ VND Đơn vị đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hảng, một số chính sách chưa
phủ hợp với nhu cầu của khách hàng Với định hướng chiến lược của toàn hệ thống
Sacombank là tăng cường phát triển hệ khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là hệ
Trang 41, Quan điểm vẻ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
thương mại
3, Các tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng thương mại
3, Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô cân làm gì đề phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
2 Mục tiêu nại
n cứu
Hệ thống các vấn đẻ lý luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng thương mại
Phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank —
Chỉ nhánh Thủ Đô qua đó rút ra được những điểm hạn chế, nguyên nhân
Đưa ra những giải pháp, đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại Sacombank — Chí nhánh Thủ Đô 3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chỉ
nhánh Thủ Đô
4 Phạm vi nghiên cứu
'Về nội dung: phân tích đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế về quy mô, cơ cấu dịch vụ và kết quả hoạt động
'Về không gian: Nghiên cứu tại Sacombank — Chi nhánh Thủ Đô
'Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp bao gồm:
Phương pháp thống kê, mô tá: các tài liệu được sử dụng để làm tư liệu tham
khảo cho luận văn gồm các giáo trình về thanh toán quốc tế, nghiệp vụ NHTM;
Trang 5đến năm 2018 cũng như các số liệu liên quan thu thập từ Phòng Kế toán và Quy, bộ phận thanh toán quốc tế - phòng Doanh nghiệp - Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đơ về thanh tốn quốc tế, kinh doanh tiền tệ
Phương pháp tổng hợp: tông hợp các số liệu thu thập được, lựa chọn những tiêu chí đánh giá, sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn, lý luận đề ra giải pháp nhằm thực
hiện mục tiêu nghiên cứu
Phuong pháp phân tích: từ những số liệu thống kê được, tác giả sử dụng bảng biểu để mô tả số liệu làm cơ sở cho sự phân tích Phương pháp này được sử
dụng để đánh giá các thông tin thu thập được, từ đó hình thành khung lý thuyết cho
luận văn Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đánh giá kết quả, số lượng, chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế thông qua các số liệu thu thập được
Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu, mức độ tăng/giảm của các chỉ
tiêu giữa các năm để đưa ra kết luận về hiệu quả hoạt động của Đơn vị; so sánh thực
trạng tại Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô với các đơn vị khác của Sacombank ở khu
vực Hà Nội (Chỉ nhánh Hà Nội, Chỉ nhánh Đông Đô), từ đó đưa ra các nhận định,
tìm ra các hạn chế và làm rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp cụ thé 6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, danh mục các từ viết tắt, Danh mục
sơ đồ, bảng biểu, Danh mục tải liệu tham khảo, kết cau luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vẫn đề lý luận cơ bản vẻ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chỉ nhánh Thú Đô
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng,
Trang 6
QUOC TE CUA NGAN HANG THUONG MAIL
1.1 Khá
quốc tế qua ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về TTOT
Do điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển ở mỗi quốc gia khác nhau
lệm, phương thức và sự cần thiết của hoạt động thanh toán
mà các quốc gia không thể tự sản xuất được mọi thứ mình cẩn Chính bởi vậy, mỗi
quốc gia sẽ phải nhập khẩu những loại hàng hóa mà họ kém ưu thế hoặc ko sản xuất được Sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hình thành nên hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngoại thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế Việc mua bán giữa các quốc gia sẽ kết thúc bằng việc bên mua thanh toán, nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều khoản quy định trong hợp đồng thương mại Do
có sự khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, khoảng cách địa lý nên việc thanh toán khó
có thể tiến hành trực tiếp mà thông qua các tổ chức trung gi:
là các ngân hàng
thương mại với mạng lưới hoạt động có mặt khắp nơi trên thể giới
Theo PGS TS Nguyén Dang Dờn, Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chỉ đối ngoại của một nước với một nước, để hoàn thanh các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại
giao, xh
Theo Thư viện Học liệu mở Việt Nam (VOER)_ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan
Trang 7Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trờ quan trọng đối với sự phát triển
nên kinh tế của mỗi quốc gia
Một là, hoạt động thanh toán quốc tế là cầu nối giao thương trong nước và quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tỗ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau, gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra an toàn, chính xác, nhanh chóng thì giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách thông suốt, hiệu quả
Hai la, hoạt động thanh toán quốc tế tạo cơ sở phát triển thị trường tài chính tiền tệ Thanh toán quốc tế gắn lền với các quan hệ tài chính, tín dụng, qua đó giải
quyết các nhu cầu về vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế giữa các nước Nhờ sự
phát triển các phương thức thanh toán quốc tế mà mối quan hệ giữa các ngân hàng
trong nước và ngoài nước ngày cảng được mở rộng Thanh toán quốc tế thông qua
hệ thống ngân hàng giúp cho quá trình được diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi
và tiết kiệm chỉ phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt Trong quá trình thực hiện,
ngân hàng ngoài việc thu được phí từ hoạt động thanh toán quốc tế, mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn huy đọng và cung cấp thêm nhiễu dịch vụ khác đến khách hàng
'Ba là, hoạt động thanh toán quốc tế ngoài việc thúc đây các hoạt động ngoại
thương, xuất nhập mà còn thúc đẩy các hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào 'Việt Nam cũng như các hoạt động đầu tư ra nước ngoài Các mối quan hệ kinh tế
thương mại luôn hàm chứa quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội, và ngược lại trong
quan hệ ngoại giao, chính trị - xã hội luôn đan xen các quan hệ kinh tế đối ngoại Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cũng thúc đây các mối quan hệ quốc tế, làm
gia tăng các hoạt động như du lịch, hợp tác quốc tế, đưa hình ảnh của Việt Nam đến
Trang 8quan trọng giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu thông
qua trung gian thanh toán là ngân hàng thương mại Khi ký kết hợp đồng ngoại thương, hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu cần thống nhất được hai vấn đề:
~ Một là, nhà xuất khẩu làm thế nào để kiểm soát hàng hóa cho đến khi nhân được tiền thanh toán?
~ Hai là, nhà nhập khẩu làm thế nào để kiểm soát được tiền hàng cho đến khi
được giao hàng?
'Như vậy, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế với trung gian là ngân hàng
thương mại, hai bên kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải và sử
dụng các phương thức thanh toán quan ngân hàng Có thể thấy, thanh toán quốc tế chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp
1.1.3.3 Đối với các ngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng
thương mại
Một là, thanh toán quốc tế là một mảng đem lại lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại Hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay đóng góp lợi nhuận lớn
cho ngân hàng về tỷ trọng Nhìn chung, ngân hàng thương mại đóng vai trò trung
:h vụ và tài chính nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện
gian cung cấp các loại hình
hoạt động thương mại quốc tế Ngân hàng tư vấn, cung cấp các phương án, giải
pháp về các phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo đảm tối đa về quyền lợi cho cả hai bên xuất, nhập khẩu, thông qua đó thức đẩy hoạt động ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới Đồng thời, thanh toán quốc tế cũng thúc đây các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh quốc tế, tăng trưởng nguồn vốn huy động từ nguồn thu xuất khẩu Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được phí để bù đắp các chỉ phí và tạo ra lợi nhuận cho ngân
Trang 9tế Trong hoạt động kinh tế quốc tế, ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian
thanh toán Thông qua mạng lưới các chỉ nhánh, điểm giao dịch và các ngân hàng
dai lý trên toàn cầu, vai trò trung gian của ngân hàng thương mại trong hoạt động
thanh toán quốc tế thể hiện qua việc: ngân hàng thực hiện thanh toán, chuyển tiền theo đề nghị hoặc yêu cầu của khách hàng Mặt khác, tùy theo các phương thức thanh toán quốc tế hay tập quán quốc tế, ngân hàn đứng ra bảo về quyền lợi của
khách hàng (như trong phương thức tín dụng chứng từ) Để nâng cao uy ín của bản thân ngân hàng thương mại với khách hàng cũng như các ngân hàng đại lý, ngân
hàng thương mại sẽ thực hiện tư vấn, hướng dẫn khách hàng vẻ nghiệp vụ thanh
toán quốc tế nhằm hạn chế các rủi ro hoạt động có thể xảy ra Đối với khách hàng, ngân hàng thương mại sẽ cung cấp các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế như chiết khẩu, bảo lãnh, tài trợ, để hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi sẽ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần vào sự phát triển các mối
quan hệ quốc tế và sự phát triển kinh tế chung của cả nước
1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền
* Khái niệm:
Chuyển
là phương thức thanh toán theo đó nhà nhập khẩu ra lệnh cho
ngân hàng phục vụ mình thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng,
(nhà xuất khâu, nhà cung cắp dịch vụ, nhà sản xuắt, ) thông qua ngân hàng của họ
trước hoặc sau khi nhận được hàng hoặc dịch vụ được thực hiện * Vai trò của ngân hàng thương mại
Vai trd của ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán theo yêu cầu của
người chuyển tiền và thu phí dịch vụ Trong phương thức nảy, ngân hàng thương
mại không bị rằng buộc trách nhiệm thanh toán
* Các hình thức chuyển
Trang 10bằng điện và chuyển tiền bằng thư Trong đó:
Chuyển tiền bằng thư là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng của người thụ hưởng Chính vì vậy, chuyển tiền bằng thư chỉ phí thấp nhưng tốn thời gian Ngày nay,
chuyển tiền bằng thư rất hạn chế
Chuyển tiền bằng điện là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thực hiện thông qua hệ thống tài chính viễn thơng liên
ngân hàng tồn cầu (SWIFT) Hiện nay, chuyên tiền bằng điện là phổ biến nhất
Thông qua hệ thống SWIFT, chuyển tiền bằng điện diễn ra nhanh chóng, chính xác
và an toàn,
Phân loại theo thời điểm thanh toán có hai hình thức chuyển tiền hiện nay
các ngân hàng thương mại cung cấp là:
Chuyển tiền trả trước: người mua (nhà nhập khẩu) chuyển tiền thanh toán
tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận được hàng hoặc trước khi sử dụng dịch vụ của
người bán
Chuyển tiền trả sau: người mua (nhà nhập khẩu) chuyên tiền thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ sau khi đã nhận được hàng hoặc sau khi sử dụng dịch vụ của người bán
* Quy trình chuyển tiền:
Ngân hàng trả tiền @) Ngân hàng chuyển tiền
(Paying Bank) (Remitting Bank)
6) ] † @
Người thụ hưởng Ww Người chuyển tiền
(Beneficiary) (Remitter)
Hình 1.1: Quy trinh chuyển tiền
(1) Người bán căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa hai bên tiến
Trang 11thương và lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng của mình để yêu cầu ngân hàng
chuyển tiền thanh toán cho người bán
(3) Ngân hàng người mua nhận được yêu cầu của khách hàng, tiến hành kiểm tra các chứng từ khách hàng cung cắp nhằm đảm bảo tính hợp pháp theo quy
định của pháp luật và thông lệ quốc tế, tính hợp lệ theo quy định của ngân hàng,
ngân hàng sẽ thực hiện trích tiền từ tài khoản của khách hàng để chuyên tiền cho Ngan hang người thụ hưởng
(4) Ngân hàng người bán nhận được số tiền chuyển đến sẽ ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng sau khi trừ đi các chỉ phí phát sinh (nếu có), đồng thời thông báo cho người thụ hưởng biết
1.1.4.2 Phương thức nhờ thư
* Khái niệm:
"Nhờ thu là phương thức thanh toán theo đó bên bán (nhà nhập khẩu) sau khi
giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng phục vụ minh và ủy thác cho
ngân hàng gửi bộ chứng từ đến ngân hàng của bên mua (nhà nhập khẩu) và thu hộ
tiền trên cơ sở hồi phiếu do người bán lập ra
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, nếu nhà xuất khẩu không thực hiện đầy đủ các cam kết với nhà nhập khẩu đã quy định trong hợp đồng ngoại thương thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán
‘Van bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu là Quy tắc
thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Colleetion = URC) ban hành bởi phòng
thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce — ICC) Day la van bản
mang tính chất pháp lý tùy ý — nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc
Tuy nhiên khi hai bên mua bán đã thống nhất thì phải dẫn chiếu các điều khoản URC và phải tuân thủ theo các điều khoản đó
* Vai tò của ngân hang thương mại:
Trang 12thu hộ tiền từ người mua, không chịu bắt kỳ trách nhiệm nào cho việc thanh toán bộ
chứng từ phủ hợp Bên bán không thu tiền trực tiếp từ bên mua, và bên mua phải
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ thì mới có thể nhận bộ chứng từ để làm thủ tục nhận hàng Nhờ thu là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi
trong thương mại quốc tế
* Các hình thức nhờ thu
Căn cứ theo loại chứng từ, có hai hình thức nhờ thu: Nhờ thu trơn và nhờ thu
kèm chứng từ
~ Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức mà nhà xuất khẩu, người 'bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên hồi phiếu của người mua (nhà nhập khẩu), trong
đó chứng từ nhờ thu bao gồm các chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc), còn
các chứng từ thương mại (hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng thư bảo
hiểm ) sẽ được gửi trực tiếp đến nhà nhập khẩu không thông qua ngân hàng
~ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức mà nhà
xuất khẩu, người bán sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu (gồm chứng từ
thương mại và/hoặc chứng từ tài chính) nhờ ngân hàng thu hộ, với điều kiện nhà
nhập khẩu, bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng thu hộ mới
giao chứng từ gửi hàng để bên mua nhận hàng * Quy trình nhờ thu Nhà xuất khẩu 'Nhà nhập khẩu ————> 0 of fo | [»
Ngan hang nước 6) Ngân hàng nước
Trang 13(1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương ký giữa hai bên, nhà xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho nhà nhập khẩu
(2) Sau khi gửi hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi cho ngân hàng phục
vụ mình để ngân hàng gửi nhờ thu
(3) Nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, Ngân hàng nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ nhờ thu đến ngân hàng của nhà nhập khẩu
(4) Ngan hang của nhà nhập khẩu kiểm tra và thông báo cho nhà nhập khẩu
biết sau khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng của nhà xuất khẩu,
(5) Sau khi nhận được thông báo về bộ chứng từ, nhà xuất khẩu thanh toán
hoặc ký chấp nhận thanh toán để nhận bộ chứng từ đi nhận hàng,
(6) Ngân hàng thu hộ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhờ thu sau khi
nhà nhập khâu thanh toán tiền
(7) Ngân hàng của nhà xuất khẩu khi nhận được tiền thanh toán ghi có vào
tài khoản của nhà xuất khẩu
1.1.4.3 Phương thức thu tín dụng L/C
* Khái niệm: Tín dụng chúng từ là một phương thức thanh toán, trong đó,
một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hang
(người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ phát hành một thư tin dung (Letter of Credit —
L/C) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu) hoặc chấp nhận thanh toán hồi phiếu cho nhà xuất khẩu nếu họ thực hiện đúng các điều khoản trong thư tín dụng, đồng thời xuất trình bộ chứng từ phủ hợp
theo thư tín dụng
Thư tín dung (Letter of Credit = L/C) là một văn bản của ngân hàng phát
hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu người này xuất trình được chứng
từ phù hợp theo quy định của L/C
* Vai trò của ngân hang:
Trang 14rủi ro phát sinh trong thanh toán Ngân hang phat hành có trách nhiệm thực hiện
toàn bộ quy trình thanh toán, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác Ngân hàng
phát hành có trách nhiệm thực hiện cam kết đã nêu trong L/C ~ đây là trách nhiệm
lớn nhất của ngân hàng phát hành, việc này sẽ tạo lòng tin đối với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng với các định chết ính khác Mặt khác, ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình không dúng theo các quy định trong L/C
'Về phía ngân hàng thông báo: ngồi trách nhiệm thơng báo L/C đến nhà xuất
khẩu, ngân hàng thông báo còn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ
xuất trình theo các quy định của L/C trước khi chuyển đến ngân hàng phát hành
'Về phía ngân hàng thanh toán: đây là ngân hàng được ngân hàng phát hành L/C chỉ định đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi
* Các loại thu tin dung
Theo tinh chất của L/C, người ta cha thư tín dụng ra làm ba lagi
~ Thư tín dung c6 thé hay ngang (Revocable L/C): đây là loại L /C mà người
yêu cầu mở L./C có quyền sửa đôi , bô sung (tu chỉnh L/C) các điều khoản của L /C,
thậm chí có thể hủy L /C mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợ_ ¡, miễn là tu
chinh đó thực hiện trước khi bên bán giao hàng Nếu người yêu cầu mở L/C sửa đồi,
điều khoản L /C sau khi bên bán đã giao hảng thì những sửa đổi _, bổ
sung trên sẽ không có hiệu lực
bổ sung c;
~ Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L./C): đây là loại L /C sau khi
phát hành thì ngân hàng phát hành , người yêu cầu mở L./C không có quyển tu chỉnh các điều khoản của L /C, không có quyền hủy bỏ hoản toàn thư tín dụng đã mở , trừ khi điều đó được ngừoi hưởng lợi đồng ý, hoặc người hướng lợi có yêu cầu
~ Thư tín dụng dự phòng (Stand by L /C): day là thư tín dụng sử dung trong
Trang 15không giao hàng hoặc giao hàng không đúng số lượng , chất lượng, Rủi ro nảy sẽ được bù đắp nếu nhà nhâp khẩu được nhà xuất khẩu phát hành cho mình một LC dự phòng Với LC dự phòng nảy , ngân hàng của nhà xuất khẩu cam kết bồi hoàn thiệt hại cho nhà nhập khẩu nếu nhà xuất khẩu không thực hiện _, hoặc thực hiện không
đầy đủ các cam kết đã quy định trong hợp đồng thương mại
Căn cứ vào nội dung sử dụng thư tín dung chia thinh tim loại:
~ Thư tín dụng không hủy ngang , không xác nhận (Uncomfirmed Iirevocable
L/C): ngân hàng phát hành L /C là ngân hàng duy nhất thực hiện việc cam kết trả
tiền theo L/C trên
~ Thư tín dụng không hủy ngang „ có xác nhận (Comiïmed lrrevocable L /C)
một L/C được một ngân hàng khác , ngoài ngân hàng phát hành L /C cam kết thanh
toán tiền cho người hướng lợi thì L./C đó được gọi là L/C xác nhận
~ Thư tín dụng không hủy ngang, miễn truy đồi (Irrevocable without Recourse L/C): đây là L./C sau khi đã được sử dụng „ ngân hàng phát hành đã thanh toán cho
người hưởng lợi, hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán thì nhà nhập khâuur
cũng như ngân hàng phát hành không được truy đòi lại số tiền đã thanh toán
~ Thư tín dụng chuyển nhượng _ (Transferable L/C): người hưởng lợi được
qui
Người được chuyên nhượng L./C có thể là một hoặc nhiều người khác nhau, nhưng chuyển nhượng một phản hoặc toàn bộ giá trị của L /C cho người khác chỉ được phép chuyển nhượng một lần
~ Thư tín dụng tuẫn hoàn (Revoling L/C); là loại thư tín dụng mà khi giá trị
của L/C được sử dụng hết thi nó sẽ tái lập lại giá trị mới „ cứ như thế cho đến khi nảo nhà xuất khâu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký kết
~ Thư tín dụng giáp lưng : là loại thư tín dụng mà người yêu clu mo LC li
người hưởng lợi của một L /C khác (L/C) gốc, trong đó các điều khoản của L /C này
phù hợp với L⁄e gốc
~ Thư tin dụng đối ứng : là loại thư tín dụng mả ngừoi hưởng lợi của một thư
tín dụng này, lại trở thành người yêu cầu mở một thư tín dụng khác cho người đã
Trang 16~ Thư tín dụng có điể u khoản đỏ : là loại L /C mà khi chuyển đến người thụ
hưởng thì người thụ hưởng được ứng trước một số tiễn nhất định theo quy định của
L/C Nhờ đó, người thụ hưởng có một khoản vốn để sản xuất kinh doanh _, sau đó
gửi hả ng cho người mua Loại L /C nay thưởng được sử dụng trong trưởng hợp
người bán là những công ty nhỏ, thiếu vốn, cần được ứng trước vốn mới có thẻ hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng
* Quy trình thanh toán L/C
Nhà xuất khẩu a Nha nhập khẩu
6)
4) 5) (10)
Ho | |ø om 1 le )
"Ngân hàng nước "Ngân hàng nước
xuất khẩu F nhập khẩu
ao
Hình 1.3: Quy trình thanh toán L/C
(1) Nhà nhập khâu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương
(2) Nhà nhập khẩu căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương yêu cầu Ngân hàng của mình mở L/C
(3) Ngân hàng của nhà nhập khẩu căn cứ vào đơn này sẽ phát hành thư tín dụng L/C và gửi L/C cho Ngân hàng thông báo
Trang 17L/C thì Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Thông Báo
(9) Ngân hàng thông báo thực hiện báo có vào tài khoản cho nhà xuất khâu
(10) Ngân hàng phát hành sẽ xuất trình bộ chứng từ để người nhập khẩu kiểm tra và giao chứng từ cho người NK nhận hàng
1.2 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM
1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM
Theo nguyên lý về sự phát triển trong phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-]
vào quá trình vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
ênin: khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng,
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật) Sự phát triển hàm
chứa sự vận động theo hướng đi lên, trong đó có tính kế thừa, lặp lại cái cũ nhưng ở mức độ cao hơn và có sự xuất hiện cái mới
Theo quan điểm triết học: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá
trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
hơn của một sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa
nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn
Theo Từ điển Tiếng Việt phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến
triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã
hội
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phát triển là phạm trù triết học chỉ ra
tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đầu tranh giữa các mặt đối lập
Trang 18thể đưới một môi trường hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để mở
rộng và nâng cao cả về mặt chất lẫn mặt lượng
Từ các quan điểm trên, dưới góc độ nghiên cứu của luận văn theo tác giả Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng với
việc tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, đa dạng hơn về cơ cấu chủng loại Phat triển hoạt động của một tổ chức là một quá trình nhằm giúp cho tổ chức đó có thể cung cấp những sản phẩm - dịch vụ đa dạng về số lượng và loại hình, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu
thị trường và đem lại lợi nhuận cho tổ chức đó
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng một ngân hảng thương mại Nó vừa giúp ngân hàng gia tăng thu nhập, vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động của mình để thu hút thêm nhiều nguồn khách hàng,
thông qua đó nâng cao năng lực tài chính, uy tin và sức cạnh tranh của ngân hàng, trên thị trường,
'Do đó, có thể định nghĩa phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân
hàng thương mại như sau: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân
hàng thương mại là quá trình tăng trưởng về quy mô, cơ cấu dịch vụ hợp lý đồng thời gia tăng lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế cho các ngân hàng thương
mại
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng thương,
mại cần được phát triển tương xứng với yêu cầu của thị trường
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
NHTM
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại được nhìn nhận trên các phương diện: phát triển quy mô, sự thay đổi cơ cấu thanh toán
hợp lý, nâng cao an toàn hoạt động và gia tăng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động,
thanh toán quốc tế cho Ngân hàng
Trang 19Quy mô phát triển hoạt động thanh toán quốc tế được đánh giá qua sự gia
tăng về quy mô và sự phát triển mạng lưới thanh toán quốc tế của các ngân hing
thương mại Trong đó:
= Su gia ting về quy mô là tăng về số lượng các phương thức dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng về số lượng và khối lượng giao dịch
~ Sự phát triển mạng lưới thanh toán quốc tế thanh toán quốc tế là việc mở rộng thêm các điểm giao dịch (chỉ nhánh, phòng giao dịch) có chức năng tiếp nhận giao dịch thanh toán quốc tế của khách hàng, đồng thời phát triển và mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước
Sự phát triển về quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại thể hiện qua sự gia tăng qua các năm về doanh số thanh toán chuyển tiền đi và báo có tiền về, số lượng giao địch, số lượng dịch vụ cung cấp tăng giảm qua các năm; số lượng điểm giao dịch trong hệ thống; số lượng ngân hàng đại lý ở
nước ngoài Đối với việc đánh giá sự phát triển về quy mô của hoạt động thanh toán
quốc lế ti một chỉ nhánh tong hệ thống ngân hùng, ta đánh giá về doanh số thanh
toán chuyển tiền đi và báo có tiền vẻ, số lượng giao dịch phát sinh của các dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng cung cấp Một số tiêu chí để đánh giá sự tăng trưởng quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế tại một chỉ nhánh trong hệ thống của một ngân hàng thương mại được xác định như sau:
~ Tốc độ gia tăng của các nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế dựa trên số lượng giao dịch của từng phương thức dịch vụ chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ qua
các năm Công thức như sau:
Tốc độ gia tăng số (Số món/doanh số năm N+I)~ (Số món/doanh số nim N)
= x 100% món cua nim N+1 Số món/doanh số năm NỀ
~ Tốc độ gia tăng các dịch vụ mới là số lượng dịch vụ thanh toán quốc tế mới tăng thêm qua các năm
Trang 20Tốc độ gia ting (Số dich vụ năm N+1) ~ (Số dịch vụ năm N)
số dịh vụ của = = ———— XI00%
năm N+I Số dịch vụ năm N
~ Tốc độ tăng khối lượng giao dịch thanh toán quốc tế là doanh số mua/bán ngoại tệ thanh toán quốc tế mới tăng thêm qua các năm Cách thức xác định tốc độ gia tăng: Tốc độ mỹ (Doanh số năm N+1) ~ (Doanh số năm N) : : = ———1I0% Doanh số năm N doanh số giao dịch của năm Nel Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế
Sự thay đổi trong cơ cấu dịch vụ thanh toán qui à sự tăng giảm về việc
sử dụng các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, nhờ
thu, tín dụng chứng từ, Cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế có sự dịch chuyển theo
hướng tăng dần tỷ trọng của dịch vụ thư tín dụng, nhờ thu trong tổng cơ cấu sẽ đem
lại hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế và nguồn thu lớn đối với các ngân hàng thương mại, đồng thời gia tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và
các ngân hàng đại lý
Đánh giá sự thay đổi cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế của một ngân hàng
thương mại bằng cách đánh giá tỷ trọng các nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán
quốc tế chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ qua các năm Cách thức tính tỷ trọng như sau:
- Số món/doanh số địch vụ chuyển tiền/nhờ:
Ty trong cia dich vu ) thu/tin dung chứng từ năm N
chuyển tiề/nhờ thưún = ———=———————— x100%
Số món/doanh sô dịch vụ xuất khâu/nhập khâu
dụng chứng từ năm N
năm N
Trang 21Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ truyền thống Ngân hàng nội địa, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đang phát triển mạnh mẽ
tương ứng với xu hướng phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế, Trong đó, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được các ngân hàng thương mại coi trọng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay Một thực tế là, đối
với NHTM hiện đại, thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng không
những về số lượng mà cả về tỷ trọng trong thu nhập của Ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế phát triển đóng góp tỷ trọng lớn vẻ lợi nhuận cho ngân hàng: lợi
nhuận của ngân hang tăng lên nhờ các khoản thu phí do cung cắp các dịch vụ thanh
toán quốc tế cũng như các dịch vụ đi kèm như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, cho khách hàng Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế chính là việc đem lại nguồn lợi nhuận đóng góp vảo tổng thể chung của Ngân hàng
Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế được xác định bằng số phí thu
được phát sinh từ hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó xác định được lợi nhuận thu
được từ dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi trừ thuế va các chỉ phí
Đánh giá kết quả hoạt đông thanh toán quốc tế về doanh thu bằng cách xác
định và đánh giá tốc độ tăng trưởng phí dịch vụ và lợi nhuận thu được từ việc cung
cấp dịch vụ thanh toán quốc tế qua các năm:
Tốc độ gia tăng (Số phí địch vụ năm N+1) — (Số phí địch vụ năm N)
phí dịch vụ của = ———————gyiiiwnamN XIUW%
năm N+l
Téc độ gia tăng lợi (Lợi nhuận năm N+) = (Lợi nhuận năm N) —————————————————— XI
nhuận của năm N+1 Lợi nhuận năm N
Hoạt động thanh toán quốc tế được đánh giá là phát triển khi doanh thu từ
phí dịch vụ và lợi nhuận thu được tăng qua các năm
Chi tiêu phản ánh an toàn hoạt động thanh toán quốc té
An toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế phản ánh qua việc giảm thiểu tối
Trang 22trình tác nghiệp của ngân hàng Các sai sót phát sinh trong các giao dịch thanh toán
quốc tế phần lớn phát sinh từ khách hàng hoặc từ phía ngân hàng Các sai sót từ
phía khách hàng phát sinh như: sai thông tin người thụ hưởng dẫn đến giao dịch chuyển tiền bị hoàn trả về, các điều khoản trong thư tín dụng chưa chặt chẽ ảnh
hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa và thanh toán, đối tác chưa đủ uy tín dẫn
đến tinh trang trì hỗn thanh tốn Các sai sót từ phía ngân hằng phát sinh trong
quá trình tác nghiệp như thẩm định chưa kỹ khách hàng dẫn đến thanh toán trễ hạn LIC, bé sung hé so muộn hoặc các lỗi tác nghiệp khác như thiếu hồ sơ, hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, có thể dẫn đến chậm trễ thực hiện giao dịch của khách hàng
Để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Chỉ nhánh của ngân hàng thương mại, ta xét tiêu chí về số lượng hồ sơ sai sót, thiếu
chứng từ trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế qua các năm Cụ thể
như sau
Số món chuyển tiền/nhờ thu/tín dụng chứng từ
Tỷ lệ tănggiảm sô _ sai sót năm N x 100%
hong giao dich sai sot) S555 dich vy ult Khdulahap Khdu nm N
Hoạt động thanh toán quốc tế được đánh giá là an toàn khi số lượng giao dịch phát sinh sai sót giảm dần qua các năm
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán quéc tế
tại các NHTM
1.2.3.1 Nhân tổ khách quan
"Một là, quy định quản lý ngoại hồi của Ngân hàng nhà nước
Quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước là những quy định vẻ pháp lý,
thể chế trong vấn đề quản lý ngoại tệ, vàng và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ
trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài
Quy định về quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động thanh toán quốc tế tai các ngân hàng thương mại Với vai trò là trung
Trang 23ban hành Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước có tác động trực tiếp đến cán
cân thanh toán và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngoại tệ phục vụ cho hoạt động
thanh toán quốc tế
Hai là, chính sách tỷ giá hồi đoái của Ngân hàng nhà nước
Tỷ giá hồi đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hồi Sự biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt
động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Cụ thể, biến động của tỷ
giá hối đoái tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Khi tỷ giá tăng làm giảm lượng cung ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế
do giá trị giao dịch mua bán tăng Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tỆ của ngân hàng lẫn khách hàng trở nên khó khăn hơn Trong một số thời điểm, Các ngân hàng inh doanh ngoai tệ để giữ chân khách
buộc phải lựa chọn chấp nhận thua lỗ hang
Trong điều kiện hiện nay, tỷ giá hối đoái được Ngân hàng Nhà nước quản lý bằng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ giao dịch được phép, và đang dần tiến tới
thực hiện chế độ tỷ giá hồi đoái thả nổi Những diễn biến bắt thường của tỷ giá luôn
gây khó khăn cho cả khách hàng và các ngân hàng thương mại trong phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế Các ngân hàng cần theo dõi sát sao sự biến động của tỷ giá
và chọn thời điểm, tính toán khả năng cân đối nguồn ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại (nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, phí dịch vụ ) từ đó có những giải pháp phù hợp để tư vấn khách hàng, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
Ba là, các quy định, chính sách pháp luật khác của nhà nước
Hoạt động thanh toán quốc tế có tính chất phức tạp hơn so với thanh toán
trong nước, do nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia mà còn chịu sự
Trang 24cho các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế được thống nhất và diễn ra
thuận lợi giữa các chủ thể Do vậy, các văn bản luật được ban hành hợp lý, thống
nhất với thông lệ quốc tế sẽ làm hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra nhanh
chóng, suôn sẻ
Bồn là, các nhân tô về phía khách hàng
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp chịu sự tác động của các nhân
tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm các nhân tổ thuộc về môi trường vi mô và vĩ mô Các nhà quản trị, điều hành của doanh nghiệp khó có thể tác động, thay đổi
những ảnh hướng từ môi trường
thay đổi môi trường vi mô theo chiều hướng tích cực hơn Vì vậy, môi trường vi mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Trong đó,
chách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay
mô, nhưng họ có thể đưa ra các chiến lược để nhân cdoanh nghiệp Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng vậy, khách hàng là yếu tố quyết bại của định đến sự sống còn của ngân hàng Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn
khách hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều
kiện rất tốt để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển Ngoài ra, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi
đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa khách hàng
và ngân hảng, cũng như việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng
1.2.3.2 Nhân tổ chủ quan thuộc về năng lực của các ngân hàng thương mại
Năng lực của ngân hàng thương mại là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Các nhân tổ thuộc vẻ năng lực của ngân hàng thương mại bao gồm:
Thứ nhất, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh qua các thời kỳ của
ngân hàng thương mại: Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng,
và tác động đến các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng Các chiến lược, các chính
sách và sự tập trung đầu tư, mở rộng hay thu hẹp các lĩnh vực hoạt động của Ngân
Trang 25quốc tế cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Vì thế, các định hướng, đường lối phát triển của ngân hàng sẽ quyết định lớn đến sự phát triển về quy mô, khối lượng, tỷ trong đóng góp lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tết Thứ hai, quy mô hoạt động, mạng lưới thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại
Mạng lưới thanh toán quốc tế là cách thức tổ chức các chỉ nhánh, các điểm giao dịch thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Mạng lưới thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, đối tượng khách hàng mà Ngân hàng hướng tới Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi ngân hàng
thương mại thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc nơi có sự tập trung đồng các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các đối tượng khách hàng phát sinh nhiều nhu cầu
thanh toán qu,
các ngân hàng thương mại trong việc thu hút khách hàng thực hiện giao dịch thanh Chính vì vậy, đây cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa toán quốc tế Thứ ba, thiết lập Ngan hang dai lý của một ngân hàng thương mại được thiết lập nhằm giải
ối quan hệ đại lý với các tổ chức, định chế tài chính
cquyết công việc ngay tại nước, địa phương nơi mà ngân hàng đó chưa có chỉ nhánh,
điểm giao dịch tại nước, địa phương đó
Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thể giới giúp cho việc giao dịch
và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm thiểu chỉ phí và rủi ro Ngược lại, thông qua Ngân hàng đại lý, ngân hàng có thể mở rộng, mối quan hệ đại lý với các tổ chức khác thông qua Ngân hàng đại lý đó để mở rộng
hoạt động Thanh toán quốc tế
Thứ tư, về quy trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Để hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi, các ngân hàng
thương mại cần đưa ra được một quy trình thực hiện nghiệp vụ rõ ring, chuyên nghiệp đem lại thuận tiện cho khách hàng, đồng thời quá trình thực hiện trong nội
'bộ các phòng ban của ngân hàng được thực hiện suôn sẻ, giảm thiểu tối đa các quy
Trang 26chức thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động chăm sóc khách hàng nói
chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng diễn ra nhanh chóng và an toàn đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Thứ năm, trình độ nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ vị trí thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại ngoài điều kiện mạng lưới, quan hệ đại lý để mở rộng thanh toán hai
chiều: xuất khẩu và nhập khẩu thì trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trực tiếp tiếp nhận và thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định
tới hiệu quả công việc Nếu cán bộ nhân viên chưa thành thạo nghiệp vụ sẽ làm
chậm quá trình thanh toán vả tạo ra những sai sót không mong muốn, như vậy sẽ
gián tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng Trình độ của đội ngữ
nhân sự thanh toán quốc tế đồng bộ sẽ làm cho việc thực hiện giao dịch thanh toán
cdiễn ma nhanh, không bị gián đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
Thứ sáu, hệ thống thanh toán, ứng dụng công nghệ thông tỉn áp dụng trong
hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Trang thiết bị, các phương tiện vật
chất kỹ thuật là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế cũng như thời gian thực hiện nghiệp vụ của một giao dịch Trình độ công
nghệ cao tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán, rút ngắn được thời gian xử lý:
công việc, giảm thiểu khả năng sai sót do các thao tác thủ công từ đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và uy tín của Ngân hàng
Thứ bảy, việc cung cắp các sản phẩm thanh toán quốc tế và các chính sách
khách hàng của ngân hàng Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
mỗi ngân hàng thương mại đều phải có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng các sản
phẩm về thanh toán quốc tế và các chính sách khách hàng phủ hợp với nhu cầu và đặc thủ khách hàng mà ngân hàng hướng đến Chính sách khách hàng phụ thuộc vào mục tiêu phát triển và điều kiện cụ thể của Ngân hàng Việc xếp loại khách
hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệ tín dụng mà còn xem xét đến uy tín
của ngân hàng trong thanh toán
Thứ tắm, uy tín của ngân hàng thương mại
Trang 27quốc tế nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó ở trong và ngoài
nước Một ngân hàng thương mại có uy tín tham gia vào hoạt động thanh toán quốc
tế sẽ được nhiều khách hàng (bao gồm khách hàng sử dụng dịch vụ và các định chế
tài chính thiết lập quan hệ địa lý) tin tưởng và hợp tác hơn Một NHTM có uy tín
lớn ở cả trong nước và quốc tế sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với các nhà xuất nhập khẩu trong khâu thanh toán hơn và đó là cơ hội để mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế hơn Uy tín của một ngân hàng được thể hiện ở các mặt như: khả
năng thanh khoản, trình độ nghiệp vụ xử lý, khả năng thanh toán, thời gian thanh
toán, khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự cập nhật các dịch vụ mới và
sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ
Thié chin, các nghiệp vụ khác có liên quan:
Các nghiệp vụ của ngân hàng có quan hệ mật thiết và hỗ trợ cho nhau
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế có quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ khác trong
Ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng
~ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế cần có nguồn ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài Một trong những nguồn ngoại tệ cần cho hoạt
động thanh toán quốc tế là nguồn ngoại tệ phát sinh trong hoạt động mua bán ngoại
tệ của ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại không những đem lại cho Ngân hàng thu nhập thông qua chênh lệch tỷ giá giữa giá mua
vào và bán ra mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế Nguồn
ngoại tệ của ngân hàng ổn định sẽ đáp ứng đẩy đủ cho nhu cầu thanh toán quốc tế,
tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triểi
~ Nghiệp vụ tin dung tài trợ xuất nhập khẩu: Bản chất của thanh toán quốc tế là
việc thực hiện nghĩa vụ chỉ trả, thanh toán với nước ngoài Vì vậy hoạt động thanh
toán quốc tế chịu ảnh hưởng rắt nhiều của hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Đa số các hoạt động xuất nhập khâu đều cần có sự hỗ trợ vốn của ngân hàng Như vậy bắt kỳ một sự thắt chặt hay nới rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
của các ngân hàng đều có tác động tương tự tới sự phát triển dịch vụ Thanh toán
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN HOẠT ĐỌNG
THANH TOÁN QUOC TE TAI NGAN HANG TMCP SAI GON THUONG TiN (SACOMBANK) - CHI NHANH THU DO
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chỉ nhánh Thủ Đô
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô
Sai Gon Thuong Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, quy mô và tổng tài sản lớn nhất
Ngân hàng thương mại cổ phải
trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, với hệ thống mạng lưới phủ
khắp toàn quốc
Ngày 15/09/2005, thực hiện chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của
Ban lãnh đạo ngân hàng tại khu vực Hà Nội, Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô được
thành lập và đi vào hoạt động với trụ sở chính đặt tại địa chỉ 88 Lý Thường Kiệt,
quan Hoàn Kiếm, ~ quận có vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, thương mại —
dich vụ tại thủ đô Hà Nội Với lợi thể về vị trí địa lý, khi ra đời, Sacombank chỉ
nhánh Thủ Đô được xây dựng trở thành Sở giao dịch của Sacombank tại Hà Nội, mang trong mình trọng trách trở thành đầu mối tác về tác nghiệp tại khu vực thành phố Hà Nội Đến ngày 09/02/2009, Sở giao dịch chính thức đổi tên thành
Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô, tiếp tục được củng cố, xây dựng thương hiệu
Sacombank trên thị trường đến hôm nay
Tính đến nay Sacombank — Chi nhánh Thủ Đô đang đứng top đầu về tỷ trọng
đóng góp lợi nhuận tại khu vực Hà Nội, liên tục trong các năm đạt chỉ nhánh loại
giỏi, xuất sắc toàn Ngân hàng Bên cạnh đó là rất nhiều các giải thưởng do hoàn thành xuất sắc các chương trình thi đua của Ngân hàng như: thanh toán quốc tế, bảo
lãnh, huy động, cho vay, phát hành thẻ
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sacombank — Chỉ nhánh
Thủ Đô
Trang 29Pho glam
Hinh 2.1: Té chite bộ máy Ngân hàng Sacombank - CN Thủ Đô
(Nguôn: Phòng Kế toán và Quỹ)
‘Tinh dén hết tháng 12/2018, Sacombank chỉ nhánh Thủ Đô có tổng 199 cán
bộ nhân viên, trong đó có 83 nam và 116 nữ Phòng Doanh nghiệp - Trụ sở Chỉ nhánh bao gồm 3 bộ phận: bộ phận Khách hàng Doanh nghiệp, bộ phận Kinh doanh
tiền tệ và bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Thanh toán quốc tế hiện tại gồm I
trưởng bộ phận và 2 chuyên viên Trách nhiệm chính của bộ phận thanh toán quốc
tế là thực hiện và tư vấn bán hàng theo các sản phẩm thanh toán quốc tế, tiếp nhận và xử lý hồ sơ các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện các công tác tiếp
thị và quản lý khách hàng Trên thực tế, bộ phận thanh toán quốc tế thuộc phòng Doanh nghiệp, tuy nhiên bộ phận ko chỉ xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế của các
Trang 302.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ~ Chỉ nhánh Thủ Đô giai đoạn 2016-2018
2.2.1 Hoạt động huy dong vn
Hoạt động huy động vốn của ngân hảng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng
tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Chính vì vậy, Sacombank — Chỉ nhánh Thủ
'Đô không ngừng sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt đông huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô giai đoạn 2016-2018 (Bon vj tinh: triệu VND, %) Năm2016 Năm2017 Năm2018 Chỉ tiêu Số [ Tỷ trọng | Số [ Tÿtrọng | Số | Ty trong dư | (%) | dư | (%) | dư Theo đối trựng KHcá nhân 148] 3045 [T303] 2524 [TSHT 27 KH doanh nghiệp 3261 | 69.55 [3860| 7476 | 4168 | 73 “Theo loại tien VND 4203[ 8963 [4650] 90406 | 5156] 9031 Ngoại tệ (quy đổi ND) | 486 | 1037 [S13 | 954 | 553 | 9.69 Tổng 4689| "T00 [SI63| "T00 [5709 | T00
(Nguôn: Phòng Kể toán & Quỹ - Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đồ)
Cơ cấu nguồn vốn tại Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô tính đến ngày
31/12/2018
~ Tiền gửi của doanh nghiệp là 4,168 tỷ đồng, chiếm 73% trên tổng nguồn
vốn tự huy động, so với năm 2016 tăng 907 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 308 tỷ
đồng tương ứng với tăng 7.98%
~ Tiền gửi của cá nhân là I,541 tỷ đồng, chiếm 27% trên tổng nguồn vốn tự
Trang 31+ Nguồn vốn huy động bằng VNĐ là 5156 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 506 tỷ đồng tương ứng tăng 10.88%
+ Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy VNĐ là 553 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 40 tỷ đồng tương ứng tăng 7.8%
Khu vực thành phố Hà Nội hiện tại Sacombank có 12 chỉ nhánh Tính đến
ngày 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô đạt 5,709 tỷ đồng, tăng 10.58% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 30% so với tổng nguồn vốn huy động của Sacombank khu vực thành phố Hà Nội
Theo báo cáo của phòng Kế toán & Quỹ, trong năm 2018, thu từ lãi huy
động đạt 86.7 ty VND, tăng 28.9 tỷ VND so với năm 2017, chiếm tỷ trong 33.68%
trong tổng thu của toàn Chỉ nhánh Tỷ trọng đóng góp trong nguồn vốn huy động tại Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của
hệ khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là hệ khách hàng kinh doanh bắt động sản, dự án Mặt khác, Sacombank — Chi nhánh Thủ Đô đã và đang thực hiện các biện pháp chăm sóc hệ khách hàng hiện hữu và tăng cường tiếp thị địa bản, phát triển vững
chắc hệ khách hàng này trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên
địa bản Ngoài ra, chỉ nhánh không ngừng chấn chỉnh toàn diện các bộ phận giao
dịch trực tiếp với khách hàng: đổi mới tác phong, thái độ giao dịch, nâng cao văn hoá giao tiếp, cải tiến lề lối làm việc để phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính
Xác, an toàn
Hiện tại, Sacombank — Chi nhánh Thủ Đô đang chú trọng và đây mạnh hệ
khách hàng tiền gửi có kỳ hạn, bởi tiền gửi có kỳ hạn sẽ giúp cho ngân hàng chủ
động hơn trong hoạt động sử dụng vốn của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Ngân hàng Sacombank đang có những chính sách linh hoạt nhằm thu hút khách
hàng trong tiền gửi có kỳ hạn như:
~ Khách hàng được hưởng lãi suất hấp dẫn linh hoạt và được lựa chọn các hình thức trả lãi theo kỳ hạn gửi đa dạng, phong phú: từ 01 tuần đến 36 tháng
~ Khách hàng có thể cầm có số tiết kiệm để đảm bảo mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại Sacombank
~ Khách hàng đễ dàng được xác nhận khả năng tài chính cho mình hoặc cho
Trang 32Huy động vốn là cơ sở để xây dưng nền tảng vững chắc cho các hoạt động
khác của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng Huy động vốn cảng nhiều
thì khả năng cho vay của ngân hang cảng cao Ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lớn
từ đó Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, Sacombank ~ inh anh, sy tin
Chỉ nhánh Thủ Đô da va đang nỗ lực cố gắng xây dựng uy tín và
tưởng và mối quan hệ tốt với các khách hàng Chính điều này khiến tổng nguồn vốn
huy động của Sacombank ~ Chi nhánh Thủ Đô tăng din qua các năm 2.2.2 Hoạt động cho vay
Đi đôi với chính sách huy động vốn, chính sách sử dụng vốn luôn được ban
lãnh đạo Ngân hàng Sacombank chú trọng Bởi chính sách sử dụng vốn hiệu quả,
hợp lý sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro về nợ quá hạn đồng thời bù đắp chỉ phí giúp ngân hàng tổn tại và phát triển Trên cơ sở nguồn vốn
đã huy động được, Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô đã có chính sách sử dụng, cân
đối vốn một cách chặt chẽ Sacombank - chỉ nhánh Thủ Đô được xem là một trong,
những chỉ nhánh tăng trưởng tín dụng lớn tại khu vực nhờ ưu thế về thanh khoản
Bing 2.2: Tinh hình hoạt động cho vay cũa Sacombank ~ Chỉ nhánh Thũ Đô loạn 2016-2018 (Đơn vị tính: trigu VND, %) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chỉ tiêu Số dư [ Tỷ trọng | Số dư [ Tỷ trọng | Số dư [ Tỷ trọng
Trang 33Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tính đến hết 31/12/2018:
~ Dư nợ của hệ khách hàng cá nhân đạt 1549 tỷ đồng trên tổng dư nợ, tỷ trọng
chiếm 56.66% tăng 267 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tăng 20.83%
~ Dư nợ của hệ khách hàng doanh nghiệp đạt 1185 tỷ đồng trên tổng dư nợ,
giảm 41 tỷ so với đầu năm, tương ứng giảm 26.67%
Co cau du ng theo thời gian:
~ Dư nợ ngắn hạn đạt 951 tỷ đồng trên tổng dư nợ, chiếm 34.78% trong ty trọng cơ cấu nợ của chỉ nhánh
~ Dư nợ trung đài hạn đạt 1783 tỷ đồng trên tổng dự nợ, chiếm 65.22% ty
trọng cơ cầu nợ toàn chỉ nhánh
Tính đến hết 31/12/2018, tổng dư nợ tại Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô
2734 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng Vẻ tổng thể, cơ cấu dư nợ tại Sacombank — Chi
nhánh Thủ Đô giữa nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp xắp xỉ
nhau Từ năm 2016, Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô đẩy mạnh cho vay đối tượng
khách hàng kinh doanh, mua bán bắt động sản (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp) Theo sé liệu của phòng Kế toán - Quỹ, trong cơ cấu dư nợ của hệ khách hàng doanh
nghiệp, dư nợ tai trợ cho hoạt động kinh doanh bắt động sản của khách hàng doanh
nghiệp chiếm khoảng 60% năm 2017, khoảng 55% năm 2018 trên tổng dư nợ Do hoạt
động tài trợ dự án bắt động sản, kéo theo dư nợ của hệ khách hàng cá nhân vay mua bắt
động sản tăng theo, chiếm khoảng 70% trong cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân Trong, năm 2018, thụ từ lãi cho vay 121.1 tỷ VND, ting 34.6 tỷ VND so với năm 2017, chiếm
tỷ trọng 4705% trong tổng thu của toàn Chỉ nhánh Ngoài lĩnh vực bắt động sản,
Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô cũng tăng cường đầy mạnh dư nợ trong các mảng thẻ
tín dung, cho vay tiêu dùng, vay mua ô tô để đem lại nguồn thu lợi nhuận từ lãi vay
—nguồn thu chủ yếu của Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô
‘Voi mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả
trong hoạt động tín dụng, Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô đã và đang thực hiện các
biện pháp đánh giá, thẩm định khách hàng chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho hoạt động
kinh doanh, giảm thiểu tối đa nợ quá hạn Chất lượng tín dụng của Sacombank ~
Chỉ nhánh Thủ Đô được ban lãnh đạo đánh giá là khá hiệu quả và an toàn, tỷ lệ nợ
Trang 342.2.3 Hoạt động thu dich vụ
Các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại có nhiều mục
tiêu, nhưng quan trọng nhất là mục tiêu kinh doanh tạo ra lợi nhuận Với chức năng
là một tổ chức tín dụng, một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, Sacombank đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, chất lượng để có thể đứng vững trong cơ chế thị
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Ngoài ra, để xây dựng uy tín, thương hiệu và hình ảnh của mình, Sacombank nói chung và Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô nói
riêng đã thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ
và tiếp thị hệ khách hàng mới trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
thương mại Do đó, Sacombank Chỉ nhánh Thủ Đô đã gây dựng được niềm tin
trong dân cư, tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng là doanh nghiệp, tạo điều kiện
nâng cao và phát triển hoạt động của ngân hàng Kết quả hoạt động kinh doanh của
Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tổng doanh thu của Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị tính: triệu VND, %) Năm2016 [ Năm2017 | Năm 2018 Tổng thu 1235 185 2574 1 Thu từ lãi 82.9 1443 2078
~ Thu lãi huy động 481 578 567
~ Thư lãi cho vay 38 365 PIT
2 Thu dich vụ thuần 361 346 396
= Thu the 178 186 20T
= Thu bảo hiểm 0 02 2
= Thu dich va TIOT %8 72 63
Trang 35Năm 2018, tổng thu nhập của Sacombank ~ Chi nhénh Thi D6 dat 2574 tỷ
đồng, tăng 71.9 tỷ đồng so với năm 2017, tăng chủ yếu từ nguồn thu lãi huy động và lãi vay Có thể nói rằng Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô đã có được những kết quả tốt từ việc chăm sóc khách hàng và đem lại các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay Thu dịch vụ thuần trong năm 2018 đạt 39.6 tỷ đồng, chiếm 15.38% trong cơ cấu tổng thu Nhìn chung, thu dịch vụ có sự tăng trưởng từ năm 2017 đến năm 2018, tăng 5 tỷ đồng, trong đó có sử tăng trưởng mạnh trong mảng
kinh doanh thẻ, kinh doanh bảo hiểm kênh Bancassurance và mảng thanh toán nội
địa, ngân quỹ „ giao dịch tại quầy Trong năm 2018, thu dich vụ từ hoạt động thanh
toán quốc tế đạt 6.3 tỷ đồng, giảm 900 triệu so với năm 2017 và giảm 3.5 tỷ đồng so
với năm 2016
Mảng kinh doanh ngoại hồi tại Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô có sự tăng
trưởng mạnh mẽ Tính đến 31/12/2018, thu từ kinh doanh ngoại hồi đạt 10 tỷ đồng,
tăng 3.4 tỷ so với năm 2017 đã đóng góp lớn vào nguồn thu nhập của Sacombank —
Chỉ nhánh Thủ Đô Tuy có sự sụt giảm về hoạt đông thanh toán quốc tế tuy nhiên mảng kinh doanh ngoại hồi của Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô vẫn có được lợi
nhuận lớn là do Chỉ nhánh đã tận dụng được những thời cơ của thị trường để phát
triển các sản phẩm khác như kinh doanh vàng miếng, quyền chọn ngoại tệ Trong năm 2018, lợi nhuận thu từ sản phẩm quyền chọn ngoại té dat 5,5 ty VND, chiém ty
trọng lớn trong tổng thu từ mảng kinh doanh ngoại hồi
Lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 đạt 202.2 tỷ đồng, tăng 68.3 tỷ đồng so với năm 2017 Đây thực sự là một con số ấn tượng trong 13 năm hình thành và phát
triển của Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô, thể hiện sự nỗ lực của cả tập thê Chi
nhánh Thủ Đô, vì mục tiêu phát triển chung của toàn ngân hằng cũng như cung cấp
các sản phẩm địch vụ phù hợp và đem lại sự hai long đến khách hàng
2.3 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank —
Chỉ nhánh Thủ Đô giai đoạn 2015-2018 2.3.1 Về quy mô phát triển hoạt động TTỌT
tế là thước đo sự phát triển các dịch vụ
Quy mô dịch vụ thanh toán qui
Trang 36hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank ~ Chi nhánh Thủ Đô, tác giả đánh giá các chỉ tiêu sau:
~ Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô bao gồm các phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ dựa trên số lượng giao dịch đối với từng nhóm dịch vụ tại Chỉ nhánh:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng các nhóm dịch vụ Thanh toán quốc tế theo số lượng giao dịch sử dụng qua các năm 2016-2018 (Đơn vị: giao địch, %) 2017 2018
Chitiêu |2016 % tăng trưởn; % tang trains
[main “gang [Thi “ Gs aor7 I.Nhậpkhẩu [1269] 1136 “10.48 II 3.08 Chuyển tien di [734 [706 -8I SH 1530, L/€ nhập 473] 356 2174 282 -2079 [Nhờ thu nhập 62 74 1935 85 14.86 |2 Xuất khâu 9 178 87.37 203 14.04 |Chuyên tiên đến | 95 160 6842 171 6.88 IL/C xuat 0 i 100 18 63.64 Nhờthuxuất | 0 | 7 100 14 100
(Nguồn: Hệ thông bao cdo MIS —Sacombank do tác giả tự tông hợp)
Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dịch vụ thanh toán quốc tế tại
Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô theo số lượng giao dịch từ năm 2016-2018 có xu
hướng giảm qua các năm Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế nhập khâu năm 2016 là 1269 món, năm 2017 giảm 10.48% còn 1136 món, năm 2018 giam 3.08%
còn 1101 món Trong đó, số lượng giao dịch thanh toán L/C nhập khẩu giảm khá
nhí
¡ cảnh thị trường tài chính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân
hàng, khách hàng ngày cảng có nhiều lựa chọn ngân hàng để giao dịch Đồng thời, do
Trong
một số chính sách tín dụng của Sacombank, lãi suất cho vay, tài trợ các giao dịch thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại khá cao so với các ngân hàng nên có sự san sé giao
dịch của khách hàng doanh nghiệp thanh toán L/C sang các bên khác
Trang 37năm 2016 là 95 món, năm 2017 tăng 87.37% lên 178 mén, năm 2018 số lượng giao dịch tăng 14.04% lên 203 món Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô đã triển khai một
số cơ chế về phí báo có nước ngoài khá cạnh tranh với các ngân hàng bạn, cũng như
sản phẩm đặc thù về tài trợ thương mại, chiết khấu bộ chứng từ nên đã tiếp
thị được nhóm khách hàng xuất khẩu các sản phẩm về gỗ, thiết bị y tế, thủ công mỹ
một
nghệ và nhóm khách hàng Đây là sự nỗ lực trong công tác chăm sóc khách hàng của Chỉ nhánh
~ Tốc độ tăng trưởng của các nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán L/C dựa trên doanh số giao dịch đối với từng nhóm dịch vụ nhập khâu và xuất khẩu tại Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô:
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng các nhóm nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo doanh số sử dụng địch vụ qua các năm 2016-2018 (Đơn vị: triệu USD, 24) 2017 2018
Chỉ tiêu 2016 % tăng trưởng | Thực | % tăng trưởng so với 2016 hiện so với 2017 1.Nhập khẩu | 118 | 89.61 -2409 68.76 -23.27 Chuyén tin di | 44.6 | 312 30.04 279 “10.58 LIC nhập 639 | 485 24.10 30.1 3794 Nhờ thunhập | 954 | 9.91 3.88 10.76 858 2.Xuấtkhẩu [3447] 68.97 100.09 186.79 170.83 Chuyên tiên đến | 3447 | 6765 96.26 184.96 17341 1/€ xuất 0 | 089 0 0.96 737 Nhờ thu xuất 0 | 04 0 087 10233
(Nguỗn: Hệ thống báo cáo MIS - Sacombank đo tác giả tông hợp) Tir bang trên ta thấy doanh số giao dịch thanh toán nhập khẩu giảm dần qua
các năm Năm 2017, doanh số thanh toán nhập khẩu là 89.61 triệu USD, giảm 28.39
triệu USD so với năm 2016, tương ứng giảm 24.09% Tinh dén 31/12/2018, doanh
Trang 38số giảm chủ yếu từ thanh toán chuyển tiền đi và thanh toán L/C nhập khẩu Năm 2018, doanh số chuyền tiền đi giảm 3.3 triệu USD so với năm 2017, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu giảm 18.4 triệu USD
Nguyên nhân giảm là do một số các doanh nghiệp chuyển từ hình thức thanh toán T/T trả trước sang nhờ thu, số lượng doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu sụt
giảm do vướng mắc về các chính sách tín dụng của ngân hàng chưa phù hợp, lãi
suất cho vay chưa cạnh tranh, do thay đổi nhân sự quản lý và cạnh tranh gay gắt
không những các ngân hàng bạn mà còn phát sinh giữa các chỉ nhánh trong hệ
thống Sacombank
Về tông thê, doanh số giao dịch thanh toán xuất khâu đạt 186.79 triệu USD
trong năm 2018, tăng 117.82 triệu USD so với năm 2017, trơng ứng tăng 170.83%
Doanh số thanh toán L/C xuất và nhờ thu xuất có tăng nhưng không đáng kể, trong đó tăng chủ yếu từ nguồn tiền báo có bằng hình thức T/T với hệ khách hàng FDI và thu chỉ hộ kiều hối Doanh số báo có tiền về bằng hình thức T/T đạt 184.96 triệu USD, chiếm hon 99% trong cơ cấu doanh số
Về phương thức L/C
Bing 2.6: Số lượng giao dịch và doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức L/C
tại Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô 2016 - 2018
(Đơn vị tỉnh: Triệu USD, %)
“Thanh toán nhập khâu “Thanh toán xuất khâu
Số \ Tácgg | Khổ | Tốc |, & ái he Số Tốc | Khối | Tốc 4, 1 “
Trang 39Theo số liệu báo cáo số liệu L/C nhập khẩu như bảng trên, năm 2016,
Sacombank - Chỉ nhánh Thủ Đô đã mở 473 L/C với tông doanh số thanh toán đạt
63.9 triệu USD Năm 2017 Chỉ nhánh mở 356 L/C (giảm 108 món) với doanh số
thanh toán 48.5 triệu USD, năm 2018 mở 282 L/C (giảm 74 món) với doanh số thanh toán đạt 30.1 triệu USD, giảm 37.94% doanh số so với năm 2017
LIC xuat
Sacombank — Chỉ nhánh Thủ Đô không phát sinh các giao dịch về L/C xuất khẩu Năm 2017, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 0.89 triệu USD tương ứng với l1
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong phương thức này Năm 2016,
món Năm 2018 tăng lên 18 món tương ứng với doanh số thanh toán đạt 0.96 triệu USD Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức
LUC, tuy nhiên đây cũng là nỗ lực của Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô trong quá trình
¡ hệ khách hàng có hoạt động xuất khẩu Chi nhánh đã thành công tiếp thị được một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, thiết bị y tế và xuất khẩu mây tre đan Điều này cho
thấy hình ảnh và uy tín của Sacombank đang dẫn được hình thành trên thị trường khu
vực Hà Nội và uy tín với các định chế tài chính trên thể giới
Vê phương thức chuyển tiền
Bảng 2.7 : Doanh số thanh toán theo phương thức chuyến tiền
(Đơn vị tính: Triệu USD, %) Thanh toán nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Số [| Tốc [ Khối [ Tấc | sé Tốc độ |, Khối [ Tốc
Năm | lượng | độ | lượng | độ | lượng tăng lượng | độ
go | tăng | gino | tăng | go | „| gino | tăng dịh | (%) | dich | (%) | dich dich | (%) 2016 | 734 - 446 - 95 - 3447 | - 2017| 706 | -38I [| 312 [3004] T60 | 6§42 | 6765 | 96.26 2018| 814 |T530| 279 [-1058| T7I | 688 | 18496 [17347
(Nguồn: Hệ thông báo cáo MIS - Sacombank)
Từ các số liệu trên ta thấy số lượng hồ sơ chuyển tiền ngày một tăng Năm
Trang 40lượng tăng tuy nhiên khối lượng giao dịch giảm Nguyên nhân là do khách hing
chuyển các giao dịch lớn sang các phương thức khác an toàn hơn như L/C, nhờ thu
hoặc tách nhỏ giao dịch thanh tốn từng lơ từng lần Mặt khác, trong môi trường,
cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, khách hàng có sự phân chia khối lượng giao
dịch giữa các ngân hàng, dẫn đến doanh số thanh toán tai Sacombank — Chỉ nhánh
“Thủ Đô đang sụt giảm
Nguồn thu ngoại tệ của nước ngoài trong năm 2018 có sự tăng đột biến, đạt
184.96 triệu USD, tăng 173.41% so với năm 2017 Doanh số báo có T/T này tăng
đột biến là đo Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô đã tiếp thị thành công các công ty
làm mảng ủy thác thanh toán, các doanh nghiệp mảng thu chỉ hộ, ví điện tử có
nguồn tiền từ nước ngoài về thường xuyên - đây là một trong những mảng mới, tiềm năng mà chỉ nhánh đang khai thác Ngoài ra, sự tăng đáng kể này phải kế đến nguồn EDI và các khoản thanh toán trong lĩnh vực bắt động sản từ nước ngồi thanh tốn cho các dự án ở Việt Nam Nguồn tiền về là do Sacombank - Chỉ nhánh Thủ 'Đô đã có cơ chế và chính sách quản lý chặt chẽ dòng tiền của các doanh nghiệp, đặc
biệt là hệ khách hàng kinh doanh bắt động sản (nguồn tiền thanh toán mua bất động
sản của người nước ngoài chuyển vẻ) V phương thức nhờ thu
“Thanh toán nhờ thu tại Sacombank ~ Chỉ nhánh Thủ Đô ngày một tăng cả về