Luận Văn: Phân tích biến động tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các NHTM qua 2 năm 2007 – 2008
Trang 1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh
tế hàng hoá nhằm giải quyết nhu cầu luân chuyển vốn, nhu cầu thanh toán của nền kinh tế Thông qua việc cung cấp vốn cho các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh, có thể nói hoạt động ngân hàng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc khơi thông các nguồn lực và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Chính vì vai trò quan trọng của mình mà các hoạt động ngân hàng được xem là hết sức nhạy cảm,
nó ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế Tuy nhiên nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể là rủi ro về lãi suất, rủi ro
về tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay thì loại rủi ro này đang diễn ra ở mức đáng báo động, đòi hỏi sự quan tâm của mọi ngân hàng
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ
cả gốc và lãi của khoản cho vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ
hạn Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của rủi ro này đó chính là tỷ lệ nợ quá hạn Theo Quyết định 493/2005 của NHNN: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần
hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Theo đó, nợ quá hạn bao gồm các khoản
nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn Căn cứ trên tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng sẽ thấy được rủi ro mà ngân hàng mình sẽ phải đối mặt, từ đó nhanh chóng đưa
ra các giải pháp khắc phục, điều chỉnh lại cơ cấu nợ… nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng Nếu không ngăn chặn được loại rủi ro này thì rất dễ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, khi đó ngân hàng sẽ không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình và có thể bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
Tín dụng vốn được coi là hoạt động sơ khai, truyền thống trong nghề kinh doanh ngân hàng Cùng với thời gian thì đối tượng tín dụng của ngân hàng cũng được
mở rộng, đa dạng và phong phú hơn: Từ các cá nhân, hộ gia đình đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, từ các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần đến các doanh nghiệp nhà nước…Đặc biệt với nền kinh tế thị trường, số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế gia tăng như vũ bảo cả về số lượng lẫn chất lượng thì nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng cao Theo điều tra thì trên 40% nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là từ việc vay vốn ngân hàng Đồng thời các khoản phí và lãi thu được từ các khoản vay của doanh nghiệp đã đem lại thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng Do đó có thể thấy được tầm quan trọng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên không phải khoản vay nào cũng doanh nghiệp cũng đều tốt và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Chính vì vậy
mà rủi ro tín dụng doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý rủi ro chung của ngân hàng
Do hạn chế về thời gian nên nhóm chỉ nghiên cứu một khía cạnh trong rủi ro tín dụng chung, đó là rủi ro về tín dụng doanh nghiệp mà biểu hiện rõ nét nhất của nó
là tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp thông qua đề tài: “Phân tích biến động tỷ lệ nợ
Trang 2quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các NHTM qua 2 năm
2007 – 2008 ”.
1 DIỄN BIẾN CỦA NỢ QUÁ HẠN:
1.1 Phân nhóm NHTM:
Hiện nay theo thống kê của NHNN Việt Nam có các loại hình ngân hàng như sau:
+ 3 Ngân hàng TMNN: Agribank, BIDV, MHB, Vietin ( trước tháng 12/ 2008)
+ 43 Ngân hàng TMCP trong đó đứng đầu là những ngân hàng như: Vietcombank, ACB, STB …
+ 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
+ 5 ngân hàng liên doanh
+ 1 ngân hàng chính sách
+1 ngân hàng phát triển
+ Và hơn 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nhưng nếu xét theo quy mô tổng tài sản, ta có thể chia nhóm các ngân hàng Việt Nam hiện nay như sau:
Nhóm 1: Nhóm các NHTMNN
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
Nhóm 2: Nhóm các NHTM cỡ lớn, bao gồm một số các Ngân hàng sau ( tổng tài sản trên 30.000tỷ đồng)
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
Nhóm 3: Nhóm các NHTM trung và vừa, bao gồm một số các Ngân hàng sau
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
Trang 3SHB 14,381
1.2 Bức tranh chung về tín dụng doanh nghiệp và tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp trong những năm gần đây:
Tính đến cuối tháng 12/2008 Việt Nam có khoảng gần 300,000 doanh nghiệp với tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 357,000 tỷ đồng, chiếm 27.3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tăng khoảng 16.65% so với năm trước Trong đó nợ quá hạn gần 44,000 tỷ đồng chiếm 3.5% tổng dư nợ Nhìn chung, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng đã tăng so với các năm trước Điều này một phần là do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và từ những chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Việt Nam nói riêng, trong đó nguyên nhân nổi cộm chính là từ các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản Sau thời gian hoàng kim của chứng khoán vào năm 2006, năm 2007 được xem là năm “sốt” bất động sản, điều này đã tạo
ra một thị trường mua đi bán lại sôi động nhất từ trước đến giờ Tuy nhiên chính điều
đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngân hàng khi cho vay đã không lường trước được Đến năm 2008, khi chứng khoán tuột dốc không phanh và bất động sản đóng băng hoàn toàn đã làm cho hai thị trường này không những không phát triển mà còn ngưng trệ giao dịch một cách kinh khủng Hệ lụy tất yếu của nó là các nhà đầu tư không thể trả được khoản nợ đã vay trước đó tại các ngân hàng và làm cho nợ quá hạn của các ngân hàng tăng lên một cách đáng kể trong năm 2008 Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM NN cũng như các ngân hàng TMCP lớn nhỏ trong nền kinh tế
+ Khối NHTMNN:
Tên ngân
hàng
Tổng tài sản (tỷ dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn DN (%)
+ Khối NHTMCP lớn:
Tên ngân
hàng
Tổng tài sản (tỷ dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu
đồng)
Tỷ lệ nợ quá hạn DN(%)
Trang 4ACB 105,306 31,810,857 34,832,700 0.19 1.5
+ Khối NHTMCP vừa và nhỏ :
Tên ngân
hàng
Tổng tài sản (tỷ dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn DN(%)
Phương
Nam
Phương
1.2.1 Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn DN trong khối NHTMNN
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN DOANH NGHIỆP KHỐI NHNN 2007-2008
1.7
0.75
2.28 2
0.14
3.5
0
1
2
3
4
Trang 5Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được tình hình biến động nợ quá hạn doanh nghiệp của khối NHNN trong hai năm trở lại đây với tỷ lệ cao khá cao Cụ thể, tỷ lệ
nợ quá hạn của ngân hàng MHB từ 2.28% năm 2007 tăng lên 3.5% năm 2008 (với dư
nợ quá hạn tăng tương ứng từ 318,020 triệu đồng lên 1,053,880 triệu đồng ) Tiếp theo là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam với 2% (tăng 0.3% so với năm 2007, tương ứng với số tuyêt đối khoảng 4,185,196 triệu đồng) Và thấp nhất trong khối NHNN là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ khoảng 0.75% năm 2007 (dư nợ quá hạn 50,428 triệu đồng) đến năm
2008 giảm xuống chỉ còn 0.14% tương đương với 15,912 triệu đồng
Nhìn chung, khối ngân hàng TMNN có tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp bình quân chiếm khoảng 12.26% (trong tổng số 21 NH thống kê ở trên) Thống kê cho thấy, con số này là đã giảm so với khoảng 3-5 năm trước khi mà các NHTMNN còn chịu chi phối rất lớn của NHNN Có thể thấy các ngân hàng nhà nước cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước lớn vốn vẫn được nhà nước bảo trợ, và khi không trả được nợ thì được nhà nước đứng ra “chịu sào”, bảo lãnh hay trả thay Tình trạng đó gây ra tâm lý ỷ lại cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm các NHTMNN thường xuyên vượt mức quy định của NHNN Tuy nhiên trong hai năm vừa qua, do áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng TMCP, cũng như các yếu tố khách quan từ thị trường tiền tệ, các NHTMNN đã buộc phải chỉnh đốn hoạt động của mình, đưa ra các chính sách, chiến lược hoạt động hiệu quả hơn, phần nào tạo được thế đứng vững chắc trong lòng khách hàng cũng như sự tin tưởng của giới chuyên môn Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho khối Ngân hàng này
1.2.2 Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn DN trong khối NHTMCP lớn
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN DOANH NGHIỆP KHỐI NHTMCP LỚN 2007-2008
3,65
0,19 0,38
2,43
0,88
0,15 0,35
1,21
4,6
1,5
0,34
2,89
3,53
0,45
0,91
1,3
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
5
VCB ACB STB TCB EIB SCB EAB VIB NGÂN HÀNG
2007 2008
Năm 2008, hầu như tất cả các ngân hàng trong khối NHTMCP lớn đều có tỷ lệ
nợ quá hạn doanh nghiệp tăng lên so với năm 2007 Theo quy định chung thì nợ quá hạn không được vượt quá 1% tổng dư nợ cho vay nhưng trên thực tế đã có nhiều ngân hàng vi phạm điều này Điển hình là EIB tăng đột biến từ 0.88% lên 3.53% Tiếp theo phải kể đến là ACB với 0.19% năm 2007 và tăng lên 1.5% vào năm 2008 Đứng thứ ba trong khối NHTMCP lớn có tỷ lệ nợ này lớn là VCB với tỷ lệ tăng từ 3.65% năm 2007 lên 4.6% năm 2008 Theo như thống kê từ khối ngân hàng TMCP lớn trên
Trang 6thì VCB đang dẫn đầu về tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp năm 2008 Tiếp theo phải kể đến là còn lại các ngân hàng như Techcombank, SCB, VIB, … thì chênh lệch tỷ lệ này giữa 2 năm là không đáng kể Tuy nhiên, với tình hình khó khăn của năm 2008,
có vẻ như Sacombank đã quản lý khá tốt dư nợ của các khoản cho vay nên đã không những không tăng tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp mà còn giảm được 0.04%, một tỷ lệ không phải là nhỏ trên tổng dư nợ (35,008,871 triệu đồng) của Sacombank
1.2.3 Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp trong khối NHTMCP vừa và nhỏ
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN DOANH NGHIỆP KHỐI NHTMCP VỪA VÀ NHỎ 2007-2008
1.99 1.73
4.04
0.47 0.34 0.95
1.67 1.34
0.18 0.8
3.06 3.5
2.6 3.4 2.36 1.52
5
2.56
0.39 0.45
0
1
2
3
4
5
6
H
BU
VP
bank SHB
A b
ank
H
ban
k NGÂN HÀNG
2007 2008
Nhìn trên biểu đồ trên ta nhận thấy trong năm 2008 vừa qua tuy có nhiều rủi ro
về nợ quá hạn với các NHTMCP vừa và nhỏ nhưng cũng có những ngân hàng đã quản lý các khoản nợ khá tốt, cụ thể như: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Phương Nam đã giảm từ 4.04% năm 2007 xuống chỉ còn 2.6% vào năm 2008, hay như ngân hàng Miền tây giảm từ 0.8% xuống còn 0.45% Tuy nhiên số lượng ngân hàng làm được điều này là rất ít Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp tăng thì dẫn đầu là An Bình bank với tỷ lệ 5% vào năm 2008, tăng 3.33% so với năm 2007 (1.67%) Đứng thứ 2 là Ngân hàng TMCP Hàng Hải với tỷ lệ 3.5% năm 2008, so với năm 2007 thì tăng 1.77% Kế đến là VP Bank 0.47% năm 2007 đã tăng lên 3.4% năm
2008 (tăng 2.93% so với năm 2007), tiếp theo là một số ngân hàng như SHB, Phương Đông, Habu bank, … cũng có tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2007 Tuy nhiên, chúng
ta có thể thấy, đối với những ngân hàng ở tốp này thì dư nợ tín dụng thường thấp hơn
và cũng là khối ngân hàng chịu rủi ro tín dụng cao hơn Đây là vấn đề do sự phân khúc thị trường gây ra, các ngân hàng vừa và nhỏ thường chấp nhận rủi ro cao hơn với một lãi suất cho vay cũng cao hơn
1.3 Nhận xét chung:
Trang 7Theo thống kê dựa trên số liệu thu thập được của 21 NHTM ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp bình quân ở khối NHTMCP vừa và nhỏ là chiếm tỷ lệ cao nhất với 54% và đứng đầu là ngân hàng TMCP AN Bình với tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp vào khoảng 5% Kế đến về tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp bình quân là những ngân hàng thuộc khối NHTMCP lớn (hàng đầu) với 33.74%, đứng đầu là VCB với 4.6% và thấp nhất là khối NHTMNN với 12.26%, trong đó MHB với tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp cao nhất 3.5%
Tỷ lệ NQH DN bình quân
12.26%
33.74%
54.00%
Phần tiếp theo sẽ phân tích, lý giải những nguyên nhân khách quan, chủ quan cho vấn đề tại sao tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng trên toàn hệ thống, mà nhóm NHTMCP cỡ nhỏ có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất, và tại sao NHTMCP An Bình lại có mức độ rủi ro cao nhất trong nhóm này như đã nêu trên
2 PHÂN TÍCH
2.1 Nguyên nhân cho cả hệ thống ngân hàng nói riêng và nhóm NHTM nhỏ nói chung:
2.1.1 Nguyên nhân khách quan:
Năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy giảm, tốc độ tăng trưởng giảm từ 5,4% năm 2006 xuống còn 5,2% Trong năm này, mặc dù các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá nhưng “cây đại thụ” của nền kinh tế thế giới là Mỹ lại suy giảm một cách đáng kể Mà đây lại là thị trường lớn nhất của Việt Nam nên các doanh nghiệp nước ta cũng đã chịu khá nhiều ảnh hưởng, chẳng hạn như chi phí đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp một cách đáng kể Sang đến năm 2008, khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ bắt đầu lan rộng, hoành hành trên phạm vi toàn thế giới, do mức độ hội nhập chưa sâu nên Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này Nhưng rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam “chạy trời không khỏi nắng” với những ảnh hưởng của suy thoái đã
có dấu hiệu mầm móng từ năm 2007 Chính điều đó đã làm cho các DN thêm bội phần khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút một cách nghiêm trọng, các khoản nợ chồng chất đến hạn không trả được… Đây được xem là một
Trang 8trong những nguyên nhân chính làm tăng nợ quá hạn DN trong tổng dư nợ chung của các Ngân hàng
Bên cạnh lý do từ kinh tế thế giới, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
ta cũng đã có những ảnh hưởng trực tiếp đáng kể tới hoạt động của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp, gây ra việc tăng tỷ lệ nợ quá hạn cho các ngân hàng Vấn đề đầu tiên phải nhắc đến chính là cơn bão lạm phát kéo dài từ giữa tháng 7 cho đến cuối 2008, mà dư chấn của nó vẫn còn cho tới hiện tại Từ sai lầm của NHNN trong việc tung tiền đồng để mua ngoại tệ, NHNN đã không thể kiểm soát được lượng cung tiền ra lưu thông, làm cho lạm phát có dấu hiệu tăng cao Bên cạnh đó lạm phát diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới làm cho giá cả tăng nhanh, chi phí đầu vào tăng theo đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp Để chống đỡ với lạm phát, NHNN và Chính phủ đã tung ra hàng loạt các biện pháp như siết chặt chính sách tiền
tệ, tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường bắt buộc mua tín phiếu, đấu thầu giấy tờ có giá…nhằm hạn chế tín dụng, hi sinh tăng trưởng để cứu lạm phát Ưu điểm của các chính sách này là đã tạm thời kiềm chế được cơn bão giá đang hoành hành gây khốn đốn cho đời sống của nhiều tầng lớp dân cư, nhưng hậu quả của nó thì chính các DN là những người hứng chịu đầu tiên Với cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu từ cuối 2007 đến khoảng tháng 5/2008, lãi suất đầu ra đã bị đẩy lên cao chưa từng có trong lịch sử Các doanh nghiệp đặc biệt là vừa và nhỏ, không thể tiếp cận được nguồn vốn để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tình hình khó khăn như thế Không có vốn để luân chuyển sản xuất, hàng ngàn doanh nghiệp đã phải công bố phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, hoạt động một cách cầm chừng chờ tình hình sáng sủa trở lại Đa số các khoản vay từ năm 2007 có thời gian đáo hạn là qua năm 2008, và khi các doanh nghiệp không thể trả được các khoản nợ cũ đã làm cho
nợ quá hạn cho các ngân hàng tăng lên đáng kể, những khoản vay ngắn hạn lãi suất cao cũng không nằm ngoài vòng luẩn quẩn của vay nợ - khất nợ Hơn nữa, năm 2008 cũng là năm chứng kiến nhiều cuộc khai tử của các doanh nghiệp, đó là lí do mà nợ quá hạn của 2008 cao hơn của 2007 trên toàn hệ thống ngân hàng
Còn phải xét đến một nguyên nhân nữa là quy định của NHNN về việc áp dụng lãi suất cho nợ quá hạn không được quá 150% lãi suất cho vay Trong năm qua,
có những lúc thị trường tiền tệ lên cơn sốt, lãi suất vay ngân hàng vọt lên cao gần gấp đôi so với mức lãi suất mà các doanh nghiệp đã vay trước đó, khiến cho nhiều doanh nghiệp đến hạn trả nợ nhưng lại nảy sinh tâm lý thà chịu phạt chứ ko trả nợ để khỏi vay lại với lãi suất cao hơn!!!
Xét về khía cạnh khách quan thì ngoài 3 nguyên nhân trên còn có thể kể đến các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải sau khi vay vốn, như: thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn…Đây là các rủi ro mà doanh nghiệp khó phòng ngừa, gây ra tổn thất cho hoạt động, dẫn tới khả năng tài chính giảm sút, không trả được nợ Tuy nhiên, nguyên nhân này không mấy đáng kể khi xét trên bình diện vi mô của toàn nền kinh tế
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan:
2.1.2.1 Từ phía ngân hàng.
a Việc xét duyệt, thẩm định tín dụng của nhân viên tín dụng không tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình, quy định cho vay, chạy theo lợi ích riêng hoặc chạy theo
Trang 9chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, dẫn tới có nhiều khoản vay có rủi ro cao nhưng vẫn cho vay
b Đối tượng khách hàng cho vay: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp:
Với các NH quốc doanh thì đối tượng khách hàng chủ yếu là các tập đoàn, công ty nhà nước ( khoảng 50% tổng dư nợ ) Các ngân hàng này cho một số doanh nghiệp vay dưới sự chỉ đạo của nhà nước để thực hiện các dự án cho chính phủ Chính vì thế cho nên có một số trường hợp ngân hàng bị bắt buộc phải cho vay nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà nước sẽ đứng ra bảo lãnh hoặc dùng ngân sách để hỗ trợ cho các khoản vay này Tuy nhiên do sự chậm trễ trong các việc xét duyệt các khoản
sử dụng ngân sách nên đây cũng là một nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn của khối các ngân hàng thương mại nhà nước
Trong khi đó đối với khối các ngân hàng thương mại cổ phần, đối tượng khách hàng mục tiêu là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Năm 2006-2007, các ngân hàng này đẩy mạnh kênh tín dụng cho vay chứng khoán và bất động sản Đến cuối năm 2007 đầu 2008, 2 thị trường này dường như đóng băng liên tục, không giao dịch, không sinh lời, các DN có những khoản vay này khó mà trả được nợ Bên cạnh đó là trong cuộc chạy đua lãi suất, chính các Ngân hàng nhỏ là những ngân hàng phải chạy đua cật lực nhất để có thể tồn tại khi NHNN đưa ra mức trần lãi suất huy động và mức trần lãi suất cho vay Các doanh nghiệp đến vay ở đây thường là các DN nhỏ hoặc có tình hình tài chính không đảm bảo nên không thể vay được ở những ngân hàng lớn, có thương hiệu, do đó mới phải tìm tới các Ngân hàng nhỏ để có được nguồn vốn trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ngược lại, các ngân hàng thì chạy đua tăng trưởng tín dụng, nên mở rộng các điều kiện tín dụng của ngân hàng mình, mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn Tuy nhiên bởi lẽ vì nhiều nguyên nhân nên các DN mặc dù có tiền nhưng vẫn không thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được, dẫn đến nguồn thu giảm sút nghiêm trọng, mất tiềm lực tài chính, không thể trả được nợ Đây chính
là nguyên nhân cơ bản nhất và quan trọng nhất dẫn tới việc nợ quá hạn DN ở các ngân hàng TMCP vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn hệ thống
c Ngành nghề, sản phẩm cho vay: Cơ cấu cho vay theo loại hình sản phẩm
( Đvt: %)
Agribank Á châu Đông Á Việt Á
Sản xuất, gia
Nông lâm
Kho bãi, giao
Trang 10Khác 7.6 16.9 5.78 13.55 Ngành nghề cho vay của các ngân hàng thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, sản xuất gia công chế biến… Đây là các lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề khi nền kinh tế
có sự biến động Nhất là trong năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng đã làm cho việc xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó thị trường trong nước lao đao với sự sụt giảm của nhà đất và chứng khoán đã tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, làm cho nợ quá hạn của hầu hết các ngân hàng trong năm 2008 tăng lên một cách đáng kể, nhất là những ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao đối với các nhóm ngành kể trên
d Quy mô nhỏ cho vay với lãi suất cao hơn bù lại mức độ rủi ro cao hơn:
Lãi suất cho vay của các ngân hàng trong năm 2008
(Đvt: %/ tháng)
Dựa vào bảng biểu lãi suất cho vay của các ngân hàng tại hai thời điểm năm
2007 và 2008, có thể thấy được rằng mức lãi suất cho vay của các NHTMNN luôn ở mức cao hơn hơn so với nhóm các NHTMCP và mức lãi suất cho vay này có sự phân cấp giữa các nhóm ngân hàng Lý do là các NHTMNN và NHTMCP lớn, vốn đã có thương hiệu và uy tín nên thường huy động được nguồn vốn với mức lãi suất thấp
04-2008 10-2007
Ngân hàng TMNN
Ngân hàng TMCP lớn
Ngân hàng TMCP trung
Ngân hàng TMCP nhỏ