SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRẢI NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CHUNG VỚI BẠN ĐỜI THEO CÁC BIẾN SỐ CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ -.XÃ HỘI
Bài viết sử dụng số liệu khảo sát của đề tài cấp Bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Những đặc điểm cơ bân của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh
hưởng, Mã số: KHXH-GĐ/16-19/02, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì; GS.TS
Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm Phạm Phương Thảo PGS.TS Phan Thị Mai Hương TS Dé Thi Lé Hằng ThS Bang Thi Thu Trang Viện Tâm lý học | D “ + r TOM TAT
Nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt về trải nghiệm các hoạt động chung với bạn đời trong gia đình ở các đối tượng có đặc điểm cá nhân, gia đình và kinh tá khác nhau Bảng hỏi được thực hiện với 1.819 người dân (48% là nam) tại 7 tỉnh/thành phố trên cả nước; sử dụng thang ấo Tự đánh giá về: () Tân suất dành thời gian cho vợ/chẳng, và Mức độ hài lòng với thời gian dành cho vợichỗng; (ii) Tan suất thực biện 11 hoạt động chính trong sinh hoại gia đình với vo/chéng cùng các thông tin nhân khẩu - xã hội Kắt quả nghiên cứu cho thấy một số loại hoạt động không hoặc ít khác biệt khi so sánh theo các đặc điểm cá nhân, gia đình và kinh tễ - xã hội của người trả lời, trong khi một số hoạt động khác lại có sự khác biệt rõ rội Phát hiện này tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai tìm hiểu sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tổ này, cũng như đưa ra những sợi ý về các cách thúc day cam nhận hạnh phúc trong mỗi quan hệ vợ chồng thông qua trải nghiệm hoạt động chung
Từ khóa: Trải nghiệm hoạt động chung; Hoạt động chung; Hài lòng hôn nhân Ngày nhận bài: 15/5/2018; Ngày duyệt đăng bài: 25/5/2018
1 Đặt vấn đề
Rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học hôn nhân và gia đình đã
khẳng định vai trò quan trọng của tần suất và chất lượng tương tác giữa vợ và
chồng trong việc xây dựng, gìn giữ và nuôi dưỡng hạnh phúc hôn nhan (Gottman
Trang 2
va Krokoff, 1989; Schmitt, Kliegel và Shapiro, 2007) Những trải nghiệm trong hoạt động chung với bạn đời chính là môi trường quan trọng tạo điều kiện cho việc nảy sinh tương tác dưới nhiều hình thức (Zuo, 1992) Sy tuong tac nay cé thể là qua giao tiếp như chia sẻ, tâm tình về các vấn đề trong cuộc sống hay công việc, cũng như cùng thực hiện các hoạt động giải trí (như đi ăn bên ngoài gia đình, xem phim, di mua sắm, ) hay chia sé công việc gia đình (như thăm họ hàng, chăm sóc con, )
Miller và Kannae (1999) kết luận rằng, sự tương tác qua giao tiếp, chia sẻ, tâm tình một cách cới mở giữa vợ và chồng có khá năng làm gia tăng sự bài lòng trong hôn nhân; trong khi đó, sự gia trưởng, thống trị trong mọi vấn đề khiến cho cuộc hôn nhân trở nên tồi tệ hơn Việc trò chuyện và chia sẻ cùng nhau hay dành thời gian cho nhau giữa các cặp vợ chồng để cùng tham gia hoạt động nào đó là một trong những yêu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bạnh phúc hôn nhân (Adigeb và Mbua, 2015; Schmitt, Kliegel và Shapiro, 2007) Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Zuo (1992) cũng cho thấy, mối quan hệ tương hỗ tích cực giữa tần suất thực hiện các hoạt động chung giữa vợ chồng và hạnh phúc hôn nhân Nghiên cứu của Donnely (1993) thực hiện phông vấn trên một mẫu lớn gồm 6.029 người, đã công bố rằng những hoạt động trải nghiệm và chia sẻ trong hôn nhân có tương quan nghịch với khả năng ly hôn và tần suất quan hệ tình dục thấp Nói cách khác, một cuộc hôn nhân kém hạnh phúc và có nguy cơ ly hôn cao khi các cặp đôi có ít hoạt động chia sẻ, ít tương tác với nhau Một nghiên cứu thú vị của Vamaguchi (2006) trên những người vợ (bao gồm cá nhóm đi làm và nhóm nội trợ) khám phá ra rằng việc thích thú và coi trọng những khi được chia sẻ, trò chuyện và tham gia các hoạt động chung với chẳng | là yếu tố phân biệt giữa một người phụ nữ hạnh phúc và một người phụ nữ bắt hạnh trong hôn nhân
Chính vì sự ảnh hưởng rõ rệt như vậy của trải nghiệm hoạt động chung với vợ/chồng đến sự hài lòng hôn nhân, nghiên cứu này quan tâm tìm hiểu những yêu tố làm nên sự khác biệt trong trái nghiệm hoạt động chung giữa vo/chéng ngudi Việt Nam Nghiên cứu đặt trọng tam vao: (i) Tần suất và mức độ hài lòng với thời gian dành cho vợ/chồng và (ii) Tần suất thực hiện một số hoạt động chung với vo/chéng Câu hỏi đặt ra là, liệu những, yếu tổ cá nhân (giới tính, độ tuổi), gia đình (số lượng con, tình trạng chung sông với gia đình bên vợ/chồng) hay một số yếu tố kinh tế - xã hội cơ bản (tương đồng về nghề nghiệp, thu nhập và sự én định thu nhập, khu vực sinh sống) có tạo ra sự khác biệt trong hai khía cạnh nêu trên hay không
2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thang đo Tự đánh giá bao gồm các nội dung sau
Trang 3
(1) Thời gian dành cho vợ/chồng: người trả lời được đề nghị đánh giá
theo 2 chiều cạnh: tần suất và mức độ hài lòng về thời gian riêng đành cho vợ/ chồng Tân suất dành thời gian dành cho vợ/chẳng được đánh giá trên thang từ 1- Không bao giờ đến 4- Thường xuyên Mức độ hài lòng về thời gian dành
cho vợ/chồng cũng được đánh giá trên thang 4 điểm, trong đó 1 tương ứng với
“Hồn tồn khơng hài lòng” và 4 là “Hoàn toàn hài lòng”
Q) Hoạt động chung với vo/chéng: bao gồm 11 hoat động có nội dung khác nhau, được người trả lời đánh giá tần suất trên thang đo từ 1 đến 6, trong đó 1- Không bao giờ, 2- 1 - 2 lần/năm, 3- Hàng quý, 4- Hàng tháng, 5- Hàng tuần và 6- Hàng ngày “Trong đó, các hoạt động có thể thực hiện bên ngoài hoặc tại gia, có thể thực hiện riêng giữa vợ và chồng hoặc cùng các thành viên khác trong gia đình như các con hay cha mẹ, có thể đòi hỏi chỉ phí hoặc không, nhằm đảm bảo tính bao quát và đại diện của các loại hình hoạt động chung trong hôn nhân
Trang 4Riêng 1.078 393 Tình trạng sống chung với gia đình bên vợ/chồng Chung 272 15,0 Khuyét 469 25,7 Có 1.004 552 Tương đồng về nghề nghiệp với bạn đời? Không 805 44,3 Khuyét 10 0,5 : Có 1.530 84,1 Sự ôn định thu nhập của người trả lời ° Không 289 15,9 2 & 0 Khu vực Thành phô 807 44,4 Nông thôn 1.012 35,6
2.2 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 1.819 người đã kết hôn, nam chiếm 48%, trong độ
tuổi từ 18 đến 71 với tuôi trung bình bằng 44,6 (độ lệch chuẩn = 11,02), tại các
địa bàn Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó khu vực thành phố chiếm 44,4% Cụ thể, nhằm phục vụ cho mục đích và phạm vi của nghiên cứu, các biến độc lập được quan tâm trong bải viết này được chia thành các nhóm như trình bày trong bang I
Xét về số lượng con của người trả lời, có những người chưa có con nhưng có những người có đến 10 người con Dựa vào phân bố số con, cũng như chính sách dân số của Việt Nam (mỗi gia đình chỉ nên có tối đa 2 con) có thể phân chia thành 4 nhóm Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
tính sô con còn sống, không tính số cơn đã mắt
Nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng được chia thành 6 nhóm chính: 1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp; 2 Công nghiệp và Xây dựng; 3 Thương nghiệp và Dịch vụ; 4 Quan lý nhà nước và đoàn thê xã hội; 5 Giáo dục - Y tế - Văn
hóa - Thể dục thể thao - Khoa học và 6 Làm thuê, giúp việc gia đình Vợ
chồng cùng nhóm ngành nghề được coi như tương đồng về nghề nghiệp Trong số nhóm mẫu tương đồng nghề nghiệp, 50% sô người trả lời làm trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp, 34,2% - làm Thương nghiệp và Dịch vụ, 15,8% - làm trong các nhóm lĩnh vực còn lại
Xét về tình trạng sống chung với gia đình bên vợ/chồng, nhóm sống
riêng bao gồm cả những cá nhân đã từng song chung trong một khoảng thời
gian nhưng tại thời điểm khảo sát không còn sông chung nữa
Trang 5
2.3 Phương pháp phân tích
Số liệu được xử lý bằng SPSS phiên bản 23.0 Các phép thống kê được sử dụng trong phân tích gôm: (1) Phân tích tương quan Pearson được sử dụng
để tìm hiểu hệ số tương quan (r) giữa mức thu nhập trung bình hàng tháng của người trả lời với tần suất dành thời gian cho bạn đời, mức độ hài lòng về thời
gian và hoạt động chung của vợ chồng; (2) Kiểm định t-test và phân tích Anova một nhân tố được sử dụng để so sánh điểm trung bình (ĐTB) về tần suất; mức độ hài lòng về thời gian dành cho bạn đời, hoạt động chung của vợ chồng (biến phụ thuộc) giữa các nhóm của các biến độc lập: tuổi, giới tính, SỐ lượng con, tình trạng sống chung/riêng với bố mẹ vợ/chẳng, sự tương đồng về nghề nghiệp với vợ/chồng, sự ổn định của thu nhập của người tra lời và khu vực sinh sông
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Sự khác biệt về trải nghiệm hoạt động chung với bạn đời theo các yếu tố cả nhân
3.1.1 So sánh theo độ tuổi
Nghiên cứu có dự đoán ban đầu rằng, nhóm người trả lời ở độ tuổi trẻ hơn (dưới 29 tuổi) và ở độ tuổi cao hơn (60 - 71 tuổi) có xu hướng dành thời gian cho bạn đời nhiều hơn, do ở độ tuổi trung niên (30 - 59 tuổi), người trả lời có thể có nhiều vướng bận kết hợp từ các con, công việc, chăm sóc cha mẹ mà nhóm trẻ hơn hay già hơn sẽ không có hoặc có ít hơn
Đi nghữ Đi du lỊch®
1 + Đimussim**
3 Điănngoàihàng**
‘Di xem phim/oghe ca 4 = absc/bit karacke bén ‘geal
Trang 6Khi phân tích Anova một nhân tố, tần suất dành thời gian cho bạn đời và mức độ hài lòng của 5 nhóm tuổi hầu như không có sự khác biệt Tuy nhiên, khi xem xét sự khác biệt về tần suất của các loại hình hoạt động chung theo
phân nhóm độ tuổi (biểu đề 1), kết quả phân tích Anova cho thay, chị có 3 hoạt động chung giữa vợ chồng, bao gồm di dao, tham dự hoạt-động/sự kiện văn hóa/lễ hội và xem tìviuống trà - có sự tương đương về tần suất thực hiện ở tất cả các nhóm tuổi; ở các hoạt động còn lại đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Trong đó, đối với những hoạt động được thực hiện bên ngoài gia đình, đòi hỏi chỉ phí cao hơn, nhóm 29 tuổi trở xuống và nhóm từ 30 đến 39 tuổi có sự tương đồng nhau và báo cáo tần suất thực hiện các hoạt động này ở mức độ thường xuyên hơn so với ba nhóm tuổi còn lại Cụ thể, với nhóm từ 30 đến 39 tuổi, vợ chông cùng nhau di nghi/di du lich thuong xuyên hơn hẳn so với các nhóm còn lai; tân suất đi mua sắm ở các nhóm tuổi đều khác nhau, trừ nhóm từ 30 đến 39 tuổi có mức độ tương đồng với cả hai nhóm liền kề và nhóm 29 tuổi trở xuống cùng nhóm từ 30 đến 39 tuổi báo cáo tần suất vợ chẳng đi ăn bên ngoài gia đình và đi xem phím/nghe nhạc cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại
Nhóm 29 tuổi trở xuống báo cáo tần suất vợ chẳng cùng nhau đi thăm bạn bè/họ hàng/con cháu cao hơn hắn so với bốn nhóm tuôi còn lại, nhưng tần suất chơi/trò chuyện với các con thấp hơn Điều này có thể là do đa số người trong nhóm tuổi này không có nhiều con nên thời gian không eo hẹp như các nhóm tuổi lớn hơn; đồng thời, do con của nhóm tuổi nay cd thé còn nhỏ nên việc trò chuyện với con cũng chưa đáng kể, tạo điều kiện để nhóm tuổi nầy có thể cùng thực hiện các hoạt động bên ngoài gia đình với bạn đời thường xuyên hơn
Nhóm tuổi từ 60 đến 71 tâm sự các vấn đề trong công việc, cuộc sống giữa vợ chồng ít hơn hẳn so với các nhóm tuổi trẻ hơn, nhưng lại là nhóm có tân suất cùng bạn đời đi tập thể dục cao nhất Điều này có thể là do ở độ tuổi nay, mối quan tâm chung của các cặp đôi cao tuổi không phải là các quan niệm hay van dé trong cuộc sống nữa mà là vấn đề về sức khoẻ Đi tap thé duc cing nhau cũng là hoạt động duy nhất mà nhóm tuổi này báo cáo tần suất thực hiện cao hon han so với các nhóm còn lại
Tóm lại, về mặt dành thời gian cho bạn đời _ cũng như sự hài lòng về
những khoảng thời gian đó, người trả lời đù ở độ tuổi nào cũng phản ánh mức độ tương đương nhau Tuy nhiên, trong những khoảng thời gian đó, các hoạt động được các nhóm thực hiện cùng người bạn đời lại có sự khác biệt đáng kẻ
3.1.2 So sánh theo giới tính
Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy, nam báo cáo tần suất đành thời
gian, mức độ hải lòng vẻ thời gian, cũng như các hoạt động chung với vợ của mình cao hơn so với nữ Về khía cạnh thời gian, sự khác biệt này giữa nam và
nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (biểu đỗ 2a)
Trang 7
` Một điểm đáng lưu ý ở đây là nghiên cứu chỉ hỏi một trong hai vợ chồng vê hoạt động chung của vợ chồng họ, nên | kết quả bàn đến khác biệt nam nữ chứ không phải sự khác biệt này trong, mối quan hệ vợ - chồng Các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này có thể thực hiện trên các cặp đôi để tìm hiểu sự khác biệt theo vai trò vợ và chồng 3 : | | : 1 “Ths ht gia ie db ng v8 hl la h "Nam Nữ Ghi chu: ***: p < 0,061
Biéu dé 2a: Tan suất và mức độ hài lòng về thời gian
đành cho bạn đời xét theo giới tính 6.00 1 Dinghi’ Dl du Heh Bimoa sin 5.00 4 ĐilnngoMhàng* 450 Đi xem phimVnge cá 4 nhạchếtkaraolebên 4,00 ngồi® 3.50 $ Đìdạo/Di chơi gần nhà**
3.00 g Thamdycéc host adngiay
2.50 kiện văn hỏa lễ hội*
™ Di thim ben bY ho hangf 200 l i | net 1.80 m i oo Chơi trả chuyện với các 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1.06 9 XemTV/uốngtràts 'Tăm rự các vấn đỀ trong Nam #Nữ công việc, cuộc sống** ĐI tập thể đục*% Ghi chi: *: p < 0,05; **: p < 0,01
Biểu đồ 2b: Tân suất trung bình các hoạt động chung theo giới tính Dựa vào điều đó và theo kết quả Anova một nhân tố, có thể thấy rang ca nam và nữ đều có cảm nhận tương đồng như nhau về hoạt động tương tác với
Trang 8
con, mà cụ thể trong nghiên cứu này, tần suất là tương đối cao ở cả hai nhóm giới tính (ĐTB nam = 5,56; DLC = 1,02 va DTB nit = 5,45; DLC = 1,16) Can lưu ý rằng, dé dam bao tính sát thực của kết quả, riêng ở hoạt động này, nhóm chưa có con đã được đưa ra khỏi phép phân tích Kết quả này có thé gợi ý rằng, đối với người Việt Nam, vai trò và trách nhiệm làm cha mẹ là một phần gắn liền với trải nghiệm hoạt động chung trong mối quan hệ hôn nhân
Tuy nhiên, ở các hoạt động còn lại (biểu đồ 2b), những người trả lời là nữ đều báo cáo tân suất thực hiện thấp hơn một cách đáng kế so với nam, bất kế các hoạt động này đòi hỏi chỉ phí cao hay thấp, phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài gia đình nhiều hay ít Điều này gợi ý rằng liệu có phải nhu cầu được trải nghiệm các hoạt động chung với bạn đời của nữ là cao hơn sơ với nam? Các nghiên cứu trong tương lai có thể tìm hiểu khía cạnh này cụ thể hơn thông qua các đánh giá
về chiều cạnh nhu cầu và sự hài lòng về è chất lượng của hoạt động chung Tóm lại, trải nghiệm ‹ chia sẻ thời gian và hoạt động chung với bạn đời có sự khác nhau theo đặc điểm giới tính, trong đó nam giới thường đánh giá về tần suất và hài lòng cao hơn so với nữ giới
3.2 Sự khác biệt về trải nghiệm hoạt động chung với bạn đời theo các yếu tố gia đình
3.2.1 Số lượng con
Kết quả phân tích Anova một nhân tố chỉ ra rằng, số lượng con không
ảnh hưởng đến tần suất đành thời gian cho bạn đời cũng như mức độ hài lòng
của người trả lời đối với những khoảng thời gian đó Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa những người chưa có cơn, có từ l đến 2 con hay có từ 3 con trớ lên trong các hoạt động cy thé mà họ cùng thực hiện với bạn đời của họ
Xét trên toàn bộ mẫu nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 7 trong tổng số 11 hoạt động chung mà người trả lời được hỏi, ngoại trừ: đi đạo/ chơi gần nhà, đi thăm bạn bè/họ hàng/con cháu, xem tivi/uống trà và tâm sự các vấn đề trong công việc/cuộc sống (biểu đồ 3) Khi loại trừ nhóm chưa có con ra khỏi phép phân tích, các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này không thay đổi, Các hoạt động không có sự khác biệt đều là những hoạt động có thể thực hiện giữa hai vợ chồng một cách riêng tư hoặc kèm theo sự xuất hiện của con mà
không đòi hỏi thêm nhiêu yếu tố khác Như vậy, mức độ ảnh hưởng của việc có
con hay không không quá sâu sắc, điều quan trọng là có bao nhiêu con Qua biểu đỗ 3, có thể thầy rằng, điều kiện thời gian, kinh tế và một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân ấn dưới sự ảnh hưởng của số lượng con đến trải nghiệm hoạt động chung với bạn đời của một cá nhân Cá nhân có cảng nhiều
con thì càng ít thực hiện các hoạt động như đi du lịch, đi mua sắm, đi ăn bên
Trang 9
ngoài gia đình hay đi xem phim/nghe ca nhạc ở rạp hơn Cụ thể, nhóm có 3 con trở lên thực hiện các hoạt động này ít hơn đáng kế so với nhóm có Ì hay 2 con Bên cạnh đó, những hoạt động ít đòi hỏi chỉ phí cao, như chơi/trò chuyện với con hay đi tập thé duc, lai bi anh hưởng bởi số lượng con thông qua yếu tố thời gian và khả năng chăm sóc Cá nhân có 3 con trở lên trong nghiên cứu này cũng thực hiện 2 hoạt động nảy ít hơn hắn các nhóm còn lại, mặc dù 2 hoạt động nảy hoàn toàn có khả năng được thực hiện với sự hiện diện của con 1 DinghữĐldulph** Di mus sắm ** “ 3 DilnngoàLhàng»* Đi xem phiưnghe ca nhậchảt karaoke bên : ‘BA dạu/ Đi chơi gần nhà “Tham dự các Huạt động sự kiện văn hóu lễ hội** , „ ĐI thâm bạn bừ Xọ bằng! a con chấu
2 Chơi trò chuyện với các cont
i" In | Xem TV/ bag trà
wư 1 a + 8 6 7 4Ó 9 MÔ tg Thmay eke vin db trong €Bng việc, cuộc sẵng
Di tập thể dục^^
*
WChưwcõcụs Ích B7eon OF pan teen 1 Ghi chi: **: p < 0,01
Biéu dé 3: Tan suất trung bình các hoại động chưng với bạn đời xét theo sô lượng con
Một hoạt động có xu hướng khác biệt với các hoạt động nêu trên, đó là việc tham dự các hoạt động/sự kiện văn hóa/lễ hội, trong đó, nhóm có 3 con trở lên lại báo cáo tần suất thực hiện cao hơn hẳn so với các nhóm có 1 hay 2 con (ĐTB là 2,45 so với 2,20 và 2,25; p < 0,01) Xu hướng thú vị này không dễ lý
giải bởi các yếu tế về kinh tế hay thời gian như các hoạt động khác Tuy nhiên,
điều đó có thể gợi ý rằng, có thể cá nhân có nhiều con khó thực hiện các hoạt động mà gia đình có I hay 2 con thường xuyên thực hiện (như đi mua sắm, ăn uống bên ngoài gia đình, ), vì vậy khi có các dịp sự kiện văn hóa/lễ hội - mà thông thường không mang tính đều đặn - các cặp đôi có đông con thường tận dụng cơ hội để tham gia như một hình thức trải nghiệm chung của cả gia đình
Tóm lại, việc có con hay chưa có con không tạo ra nhiều khác biệt trong trải nghiệm chung giữa cá nhân với người bạn đời của mình Tuy nhiên, số
lượng con, cụ thể là từ 3 con trở lên, làm giảm đáng kẻ tần suất thực hiện các
hoạt động chung giữa vợ/chông, trừ các hoạt động không đòi hỏi nhiều điều
kiện về kinh tế và thời gian
Trang 10
3.2.2 So sánh theo mô hình sống chung với gia đình bên vợ/chẳng Kết qua phan tích cho thấy dù sống riêng hay sống chung với gia đình bên vợ/chồng, các cá nhân đều báo cáo tần suất đành thời gian cho bạn đời (PTB ring = 3,38, DTBehung = 2,27; p > 0,05) và sự hài lòng về các khoảng thời gian đó (Tae = =3,1, DTBetung = 3,16; p > 0,05) tương đương nhau Như vậy, các cá nhân sống cùng gia đình bên vợ/chồng có thể đã chấp nhận khoảng thời gian có sự hiện điện của cả bạn đời và thành viên khác trong gia đình là khoảng thời gian chung của hai vợ chồng
Xét theo các hoạt động cụ thể, nhóm sống chung với gia đình bên vợ/
chồng báo cáo tần suất thực hiện các hoạt động đi nghi/đi du lịch, đi mua sắm,
đi ăn bên ngoài gia đình và đi xem phim/nghe ca nhạc/hát karaoke bên ngoài cao hơn đáng kể so với nhóm sống riêng (biểu đồ 4) Đây là những hoạt động được thực hiện ở bên ngoài gia đình, đòi hỏi chỉ phí và công sức cao khi có nhiều người tham gia Sự khác biệt này có thể là do nhóm sống chung với gia đình bên vợ/chồng có sự hỗ trợ từ phía những thành viên khác của gia đình mà họ chung sống, ví dụ: hỗ trợ trông nom con, nhà cửa hay các công việc nhà thường ngày Phù hợp với lý giải này, số liệu ở biểu đồ 4 cũng cho thấy ở những hoạt động khác không đòi hỏi phải thực hiện xa nhà, người trả lời sông riêng hay sống chung với gia đình bên vợ/chồng đêu báo cáo tần suất thực hiện với bạn đời của mình tương đương nhau ~ + DĐinghữĐidulieh°® 500 3 Dian ngoai hằng”* Dl xem phim/aghe ca “” 4 nhgchátkaraoke bền +00 ngoM** 5 Đdgo/ Di chơi gần nhà 398 ¿ Thamdgcichaatđjnghy 300 kiện vấn how 12 hội 250 Diddle ben bi/bp bing! 200 ạ - Chơltrôchuyện với các can > I il 9 XemTV/ulng tá
“0 a Tâm sự các vấn đỀ trong
ca 2 7 a oy won 19 cong vie, cade sng
®Sổng riêng Sống chung I1 Ditgp thé dye
Ghi chi: **: p < 0,01
Biểu đồ 4: Tan suất trung bình các hoạt động chung xét theo tình trạng sống chung/riéng với gia đình bên vợ/chẳng
Như vậy, việc sống chung với gia đình bên vợ/chồng có thể có những ảnh hưởng tích cực trong việc trải nghiệm các hoạt động chung với bạn đời của
người trả lời trong nghiên cứu này Các nghiên cứu tương lai có thể tìm hiểu cụ
Trang 11
thể hơn về ảnh hướng của yếu tố sống chung với trải nghiệm hôn nhân của người Việt Nam, mà trong đó, ngoài tân suất thực hiện các hoạt động chung cùng nhau, còn có thể có đánh giá về chất lượng của hoạt động
3.3 'Sự khác biệt về trải nghiệm hoạt động chung với bạn đời theo các yếu tô kinh tế - xã hội
3.3.1 So sánh theo sự tương đồng vợ/chông về nghệ nghiệp
Ngoài | bối cảnh gia đình, công việc có thể được coi là nguỗn tạo ra căng thing cho mỗi cá nhân, vì vậy sự tương đồng về nghề nghiệp được dự đoán là có ảnh hưởng đến trải nghiệm hoạt động chung trong mỗi quan hệ vợ chồng Kết quả phân tích Anova một nhân tố cho thấy, người trả lời dù có nghề nghiệp tương đồng với người bạn đời của mình hay không đều báo cáo tần suất dành thời gian riêng cho vợ/chồng (ĐTB lần lượt là 3,35; 3,39) cũng như mức độ hài lòng về khoảng thời gian đó (ĐTB lần lượt là 3,20; 3,17) tương đương nhau Như vậy, khía cạnh dành thời gian cho bạn đời không phụ thuộc vào sự tương đồng về nghề nghiệp giữa hai vợ chồng
về tần suất thực hiện các hoạt động chung, kết quả phân tích Anova một nhân tố cũng cho thấy nhóm làm cùng nhóm nghề với bạn đời báo cáo ở mức độ cao hơn so với nhóm làm khác nghề, cụ thể ở các hoạt động: đi nghi/di du lịch, đi mua sắm, đi ăn bên ngoài gia đình và đi tập thể dục (biểu đồ 5), nhưng không có sự chênh lệch đáng kể nào ở các hoạt động còn lại ˆ ĐI nghữ Đi đự lịch*> “ Đi mua na ‘D1 an ngoài hàng»* Di xem phimfughe ca nhục/hất karaekr bên ngoài 1 dpa Bi chat gắn nhà “Tham âự các heul động kiện vàn hou lễ hội ĐI th bạn bừ họ bảng” con chấu
(Choi trẻ chuyện với ác
9 Nem TW/abog mt
Tam oy ots vin hà one
sông việc, cafe ab BI tập thể đục? , m | [ in : [i 2 + 4 £ 6 7 8 mKhac nhau Eñ Tương đẳng 1 Ghi chi: ** p < 0,01
Biểu đồ 5: Tân suất trung bình các hoạt động chung
xét theo tính tương đồng về nghệ nghiệp với bạn đời
Mặc dù các cặp đôi làm cùng nhóm nghề có thể có sự thấu hiểu và cảm thông lớn hơn cho bạn đời về áp lực công việc, nhưng phải chăng, chính sự
Trang 12
cảm thông này tạo điều kiện cho các cá nhân làm việc trong nhiều git hon, từ đó dẫn đến làm giảm cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ít nhất là về mặt thời gian Khi thời gian dành cho gia đình trở nên eo hẹp hơn, các cặp đôi sẽ có xu hướng tham gia những hoạt động chung tại nhà (choi/trd chuyén với các con, xem tivi/uống trà hay tâm sự với nhau), mà ít có thời gian để cùng bạn đời thực hiện các hoạt động bên ngoài gia đình (đi du lịch, mua sắm, đi ăn ngoài hàng hay đi tập thể dục)
Như vậy, việc một cá nhân có làm cùng ngành nghề với bạn đời hay không có ảnh hưởng đến trải nghiệm các hoạt động chung trong quan hệ vợ chồng của cá nhân đó
3.3.2 So sánh theo thu nhập
Như đã đề cập ở trên, sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố cá nhân hay gia đình đến trải nghiệm của người trả lời về hoạt động chung với vo/ chồng có thể liên quan đến tính chất của từng hoạt động cụ thể, ví dụ: mức độ đòi hỏi về chi phí Do đó, thu nhập của người trả lời, bao gồm hai yếu tố - mức thu nhập trung bình hàng tháng và sự ôn định của thu nhập, có thể có ảnh hưởng đến những trải nghiệm này trong quan hệ vợ chồng
Kết quả phân tích tương quan cho thấy, không có mối tương quan giữa thu nhập trung bình hàng tháng của người trả lời với tần suất họ dành thời gian cho bạn đời Mặc dù mức thu nhập trung bình hàng tháng có tương quan thuận chiều với mức độ hải lòng của cá nhân về thời gian đành cho bạn đời của họ, nhưng mức độ tương quan rất yếu (r = 0,059; p < 0,05)
Bảng 2: Tương quan giữa trải nghiệm hoạt động chung và mức thu nhập trung bình hàng tháng của người trả lời
Xét về từng hoạt động chung cụ thể, như dự đoán, mức thu nhập trung bình hàng tháng của người trả lời chỉ có tương quan với những hoạt động đòi hỏi chi phí lớn hơn và được thực hiện ở bên ngoài gia đình, dé 1a: di nghi/di du
Trang 13
lịch, đi mua sắm, đi ăn bên ngoài gia đình, đi xem phim/nghe nhạc/hát karaoke và tham đự các hoạt động/sự kiện văn hóa/lễ hội (bảng 2) Đây đều là các tương quan thuận chiều, trong đó mối tương quan với hoạt động đi nghi/di du lịch có độ mạnh trung bình và các mối tương quan còn lại ở mức độ yếu hơn Mỗi tương quan yếu nhất là giữa mức thu nhập trung bình hàng tháng với hoạt động tham dự các hoạt động/sự kiện văn hóa/lễ hội Sự chênh lệch về mức độ tương quan này phản ánh chênh lệch về chỉ phí mà các hoạt động này đời hỏi
khá hợp lý so với thực tế
Xét sự ảnh hưởng của mức độ ổn định về thu nhập của người trả lời, thấy rằng nhóm người trả lời có thu nhập én định báo cáo tấn suất đành thời gian cho bạn đời cao hơn so với nhóm có thu nhập không ô ổn định (p < 0,01) Nhóm thu nhập ổn định cũng có mức độ hài lòng về thời gian chia sẻ với bạn đời cao hơn (p < 0,05) Kết quả này có thể được giải thích bởi những công việc mang lại thu nhập én định cũng thường có thời gian lao động ôn định Khi có các công việc én định về thời gian và thu nhập thì người lao động cũng có thể chủ động hơn trong việc dành thời gian ngồi cơng việc cho các hoạt động gia đình Trong khi đó, người lao động làm những công việc mang tính thời vụ hoặc dự án có thể có xu hướng tận dụng thời gian tăng thêm thu nhập, từ đó khoảng thời gian được dành cho bạn đời cũng ít đi Đi nghữ Đi du lịch°* Đị mm sámt* 3 Din agou higt® DB xem phiminghe ca + ngoài" 5 _ ĐIảpw'ĐcdoigÌn nhà 4.0 200 ‘ b2: 24 250 BI nàn bạn bờ? họ bằng” „iu: an an Ấm I h > sew Take » 2 3 4 5 7°78 9 10 HH ~ = “Then eg che vba 68 tome công việc, cuộc tông ** = On định © Khéng ến định Te Dittpsbl dye 3 Ghi chủ: **: p < 0,01
Biểu đồ 6: Tân suất trung bình các hoạt động chung xét theo sự ôn định về thu nhập
Sự ổn định về thu nhập của người trả lời cũng tạo ra sự khác biệt về tần suất thực hiện một số hoạt động chung, cụ thể là: đi nghi/di du lịch, đi mua sắm, đi ăn bên ngoài gia đình, đi xem phim/nghe ca nhạc/hát karaoke bên ngoài và tâm sự về công việc/cuộc sống (biểu đỗ 6) Ở những hoạt động này,
Trang 14
nhóm có thu nhập ổn định báo cáo tần suất thực hiện cao hơn so với nhóm có thu nhập không ổn định Có lẽ, việc có thư nhập ỗn định giúp cho người trả lời có khả năng chủ động hơn trong việc chỉ tiêu vào các hoạt động giải trí với bạn đời, đặc biệt là các hoạt động cần chi phí va can thực hiện ngoài gia đình Ngược lại, việc thu nhập không ổn định có thể khiến một cá nhân phải cân nhắc và tính toán xa hơn về chỉ tiêu cho gia đình, từ đó cũng dé làm giảm tần
suất vui chơi, giải trí với bạn đời 3.3.3 So sánh theo khu vực sinh sống
Yếu tố xã hội thứ ba mà nghiên cứu này du đoán có ảnh hưởng đến trải nghiệm hoạt động chung trong quan hệ vợ chồng là khu vực sinh sống của người trả lời, bởi đây là một khía cạnh mang tính đặc trưng về hệ sinh thái mà mối quan hệ vợ chồng được hình thành và giữ gìn
Kết quả phân t tích cho thấy, nhóm người ở nông thôn dành thời gian cho vợ/chồng với tân suât cao hơn so với nhóm ở thành phố Mức độ chênh lệch giữa hai nhóm không quá lớn nhưng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Mặc dù vậy, sự hài lòng của hai nhóm về việc dành thời gian cho bạn đời là tương đương nhau Như đã từng đề cập ở trên, sự chênh lệch về tần suất nhưng không khác biệt về mức độ hài lòng về thời gian dành cho bạn đời gợi ý rằng không nhất thiết tần suất dành thời gian cho vợ/chồng phải nhiều thì một cá nhân mới cảm thấy hài lòng Sự hài lòng còn có thể > phụ thuộc vào những yếu tố khác như lượng thời gian được chía sẻ trong mỗi lần hay chất lượng và hoạt động
diễn ra trong thời gian đó
‘Di xem phimaghe ca 4 chạc/bấCharaslcc bền ngoài" S Đldạo/ Dichơi gần nhà 6 Tiemdgcáchogiđộnphy kiện vấn hôm tử MỊ** ° 1 Dinghi’ Di da ehe* 2 Dimon shme*
2s Di thim hyn bY ho bingy (châu 2 “Cho trò chuyện với các L8 ° lãi 9 Xem TW udng trait oe 1 “Tâm sự các vấn đÌ trung 6 công việc, cuộc sắng^* 3 Diễn ngồi bàng"® [EEisnivpBiai thon OBS chil AL Bitpp thE dyet* Ghi chi: **: p < 0,01
Biểu đồ 7: Tan suất trung bình các hoạt động chung
xét theo khu vực sống của người trả lời
Trang 15
Xét về các hoạt động chung, hai nhóm nông thôn và đô thị báo cáo tần suất di dao/di choi gan nhà và chơi/trò chuyện với các con ở mức độ tương đương nhau Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng ở trong các hoạt động khác
giữa hai nhóm này (biểu đỗ 7)
Nhóm đô thị báo cáo tần suất cao hơn ở những hoạt động dễ thực hiện trong bối cảnh thành phố, cũng như đòi hỏi chỉ phí cao hơn, như đi nghỉ⁄đi du lịch, đi mua sắm, đi ăn bên ngoài gia đình, đi xem phim/nghe ca nhạc/hát karaoke bên ngoài Mặt khác, nhóm nông thôn lại thực hiện những hoạt động dé dang thực hiện tại nhà như xem tivi/uống trà hay tâm sự vê công việc/cuộc sông; hoặc những hoạt động được tạo điều kiện bởi bối cảnh sinh hoạt văn hóa của khu vực nông thôn như tham dự các hoạt động/sự kiện văn hóa/lễ hội và đi thăm bạn bè/họ hàng/con cháu Riêng với hoạt động đi tập thé duc, mặc đù về bản chất có thể được thực hiện đù ở khu vực nông thôn hay thành phố, nghiên cứu cho rằng nhu cầu tập thể dục của người dân nông thôn là thấp hơn, có thể
do đa số các công việc hoặc phong cách sinh hoạt đã tạo điều kiện để họ hoạt
động thể chất nhiều hơn so với nhóm người ở thành phố 4 Bàn luận và kết luận
Nghiên cứu này đã phát hiện thấy rằng có một số loại hình hoạt động chung giữa vợ chồng không hoặc ít phụ thuộc vào những, yêu tố đặc điểm cá nhân, gia đình hay kinh tế - xã hội của họ (như xem tiviuống trà, chơi với các con, tâm sự, ), trong khi đó lại có sự khác biệt rõ rệt về tần suất thực hiện một số hoạt động khác khi so sánh theo các đặc điểm đó Một khảo sát năm 2013 của Vinaresearch cũng đã báo cáo kết quả cho thấy “Khi quây quần bên gia đình” là khoảng thời gian tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa của hơn 69,8% số người được khảo sat (N = 1.799 người; 50,2% là nữ; trên 16 tuổi) Như vậy, có thé thay rằng những hoạt động có tính chất quây quần bên gia đỉnh như xem tivi/uéng trà, chơi với các con, tâm sự hay đi thăm họ hàng là xu hướng lựa chọn chung của người Việt Nam, ngay cả khi đặt trong bối cảnh của một mối quan hệ cụ thể như quan hệ vợ chồng
Tóm lại, trải nghiệm các hoạt động chung với bạn đời trong hôn nhân là một chiều cạnh quan trọng trong nghiên cứu về mối quan hệ vợ chồng 6 day, nghiên cứu đã phân tích trải nghiệm nay qua các chiều cạnh: tần suất dành thời gian cho vợ/chông, mức độ hài lòng về thời gian dành cho vợ/chồng và 11 loại hình hoạt động chung Kết quả phân tích đã chi ra được tầm ảnh hưởng của các
yếu tố cá nhân, yêu tố gia đình và yếu tố kinh tế - xã hội đến các chiều cạnh đó
Các nghiên cứu trong tương lai có thể, đánh giá về mức độ hải lòng về trải nghiệm chung khi cân nhắc đến những yếu tố cụ thể hơn nữa như thời lượng của mỗi hoạt động, chất lượng tương tác với bạn đời trong các hoạt động, sự hiện điện của thành viên khác trong gia đình khi thực hiện các hoạt động
Trang 16
Tài liệu tham khảo
1 Adigeb P.A & Mbua P.A (2015) The influence of psychology factors on marital satisfaction among public servants in Cross River State Global Journal of Human Social - Science 15 (8) 13 - 19
2 Donnely D.A (1993) Sexually inactive marriage Journal of Sex Research 30 (2) 171-179
3 Gottman J.M & Krokoff L.J (1989) Marital interaction and satisfaction: A longitudinal view Journal of Consulting and Clinical Psychology 57 (1) 47 - 52 4 Miller N.B and Kannae I.A (1999) Predicting marital quality in Ghana Journal of Comparative Family Studies 30 (4) 599 - 615
5, Schmitt M., Kliegel M & Shapiro A (2007) Marital interaction in middle and old age: A predict of marital satisfaction? Joumal of Aging and Human Development 65 (4)
283 - 300
6 Vinaresearch (2013) Nghiên cứu tổng quan về cuộc sống người dân Việt Nam năm 2013 http://vinaresearch.jp/upload/userfiles/files/W%26S _Report_ Life%20style% 202013_Vietnamese.pdf Truy c4p ngay 14/3/2018
7 Zuo J (1992), The Reciprocal Relationship between Marital Interaction and Marital Happiness: A Three Wave Study Journal of Marriage and Family 54 (4) 870 - 878 8 Yamaguchi K (September 15, 2006) Marital satisfaction and work life balance: A viewpoint indispensable to mitigating fertility decline A seminar paper at the Research Institute of Economy Trade and Industry Japan