1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế tàu hút bùn 2

4 652 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,2 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kỹ thuật công nghệ cơ khí Thiết kế tàu hút bùn

Trang 1

PHẦN II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẦU CHUYỂN TẢI

Chương 1: Giới Thiệu Về Cầu Chuyển Tải KOCK 1.1 Các thông số cơ bản của cầu chuyển tải:

- Công suất định mức:

+ Dưới khung chụp co duỗi: 65Tf + Dưới cần nâng hàng: 60 Tf - Loại container bốc xếp:

+ 20ft, 40ft, 45ft + 2 cont 20ft cùng lúc - Loại khung chụp:

- Khoảng trống giữa các chân giàn: 17m

- Chiều cao dưới khoảng trống thanh đỡ của giàn: 13m - Tốc độ nâng/hạ hàng:

+ Với tải định mức: 50m/phút + Với cont rỗng: 120m/phút - Tốc độ xe con: 150m/phút

- Tốc độ di chuyển cả cầu chuyển tải: 45m/phút - Tốc độ nâng cần: 5phút/chiều

- Điều chỉnh cont lệch tâm:

+ Cân bằng (trimmen): +/- 30

+ Nghiêng (list): +/- 30

+ Xiên (skew): +/- 30

Hình 1.1: Góc điều chỉnh cont

Trang 2

1.2 Cấu tạo chung của cầu chuyển tải:

Hình 1.2: Bản vẽ tổng thể

1- Thanh giằng dầm biển; 2- Giá chữ A; 3- Thanh giằng dầm bờ; 4- Nhà điều khiển điện; 5- Nhà tời nâng cần; 6- Dầm chính phía bờ; 7- Cáp tràng hoa; 8- Cabin lái; 9- Ngáng chụp; 10- Tời cuốn cáp điện; 11,12,13- Thanh giằng; 14- Dầm chính phía biển

1.2.1 Đặc điểm hoạt động:

- Cần chuyển tải KOCK được dẫn động bởi động cơ điện với nguồn cung cấp từ lưới điện quốc gia, cơ cấu di chuyển của KOCK di chuyển trên ray được lắp đặt cố định trên cầu tàu

- Nguồn điện được thông qua cáp cuộn trên rulô quay được theo hai chiều và được dẫn động bởi hai động cơ điện

- Cầu chuyển tải KOCK được dùng cho việc xếp dỡ container bằng phương tiện là khung chụp có hệ thống khung lồng, có khả năng thay đổi chiều dài tùy theo kích thước mà container được xếp dỡ Ngoài ra, cầu chuyển tải KOCK còn đặc biệt hơn các cầu chuyển tải khác ở Việt Nam ở chỗ nó sử dụng loại ngáng chụp hiện đại có khả năng gấp cùng lúc 2 container 20ft Trong các trường hợp đặc biệt, nó còn được dùng để xếp dỡ hàng bách hóa bằng phương tiện chuyên dùng Cả hai phương tiện mang hàng trên được liên kết với dầm chính phía bờ và ghép đôi với xe con

Trang 3

- Cầu chuyển tải có cấu trúc cần một dầm với phần công-xôn phía nước và dầm phía bờ Phần công xôn phía trước có thể nâng và hạ ra phía trước hoặc ra sau cấu trúc bằng bộ máy nâng cần được lắp đặt trong nhà tời của bộ máy nâng hạ cần - Tại chân C có thang máy và hệ thống cầu thang bộ

- Tại chân B có hệ thống dây điện và máng điện được truyền lên cho các cụm máy hoạt động của cầu chuyển tải

- Đường chạy của xe con là đường ray phía trên dầm chính và hệ thống điện cung cấp cho xe con thông qua hệ thống cáp tràng hoa được lắp đặt sau dầm chính phía bờ

- Cabin buồng lái được treo trên hệ thống cabin, hệ thống treo cabin được lắp với bộ máy di chuyển cabin và được liên kết với tải của xe con bằng các thanh giằng liên kết, hướng của người điều khiển cầu chuyển tải về phía biển và trên khung chụp

- Các cơ cấu của cầu chuyển tải gồm: cơ cấu nâng hạ hàng, cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu nâng hạ công xôn và cơ cấu di chuyển cẩu Những động cơ điện của cơ cấu di chuyển cầu chuyển tải là loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha

1.2.2 Đặc điểm kết cấu thép:

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu, người ta đã chế tạo ra cầu chuyển tải với kết cấu thép rất gọn, thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn về an toàn, làm việc và có tính kinh tế nhất Kết cấu thép của cầu chuyển tải được chia ra 3 phần chính:

+ Kết cấu thép khung đỡ

+ Dầm chính phía bờ và các cơ cấu điều khiển

+ Dầm chính phía nước và hệ thống puly nâng hạ côngxon a Kết cấu thép khung đỡ:

Trong toàn bộ kết cấu thép của cầu chuyển tải, kết cấu phần khung đỡ chính là phần mà người ta luôn tìm cách tính toán hình dạng kết cấu tối ưu sao cho nó vừa đảm bảo độ đứng vững vừa đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như kinh tế của nó Kết cấu thép khung đỡ của cầu chuyển tải KOCK bao gồm các phần sau:

+ 4 cụm cơ cấu di chuyển A,B,C,D

+ Dầm ngang phía biển, dầm ngang phía bờ + 2 Khung chữ U

Trang 4

+ U1(B-C) phía phải: chân đứng phía trên B, C và dầâm ngang liên kết dầm đứng B,C

+ U2(A-D) phía phải: chân đứng phía trên A, D và dầâm ngang liên kết dầm đúng A, D

+ 4 chân đứng phía trên (dầm liên kết U):

+ 2 chân đứng phía A-D và các thanh giằng ngang + giằng chéo + 2 chân đứng phía B-C và các thanh giằng ngang + giằng chéo + Giá chữ A và các thanh giằng

b Kết cấu thép dầm chính phía bờ: + Dầm chính phía bờ

+ Các thanh giằng của dầm chính phía bờ

+ Các cấu kiện và bộ phận công tác của cẩu chuyền tải c Kết cấu thép dầm chính phía nước:

+ Dầm chính phía nước

+ 6 thanh giằng của dầm chính phía nước + Hệ thống puly nâng hạ dầm chính phía nước

Ngày đăng: 05/12/2012, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Bản vẽ tổng thể - Thiết kế tàu hút bùn 2
Hình 1.2 Bản vẽ tổng thể (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w