TRAO DOI
MOT SO BIEN PHAP QUAN LY HANH VI CHO TRE NHO THEO PHUONG PHAP TIEP CAN HANH VI
NGUYEN THI THU HA
Khoa Tâm lý - Giáo dục học,
Trường Đại học Hải Phòng
Nhận bài ngày 18/3/2021 Sửa chữa xong 27/3/2021 Duyệt đăng 02/4/2021
Abstract
There are many reasons causing children’s unusual behavior, including living environment cause, from positive and negative reinforcement of parents The application of the measures such as: spending consistent times on playing with children, compliment, effective instruction, rewarding, ignoring techniques, appropriate time-out will increase desired behavior and decrease inappropriate behavior in children
Keywords: Behavioral theory, disorder behavior, intervene behavior, manage behavior, challenging behavior, positive reinforcement, negative reinforcement, extinguish
1 Đặt vấn đề
Hành vi là cách biểu hiện ra bên ngoài của mỗi cá thể đối với các kích thích Hành vi ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thích nghỉ với thế giới bên ngoài của mỗi cá thể Hành vi bất lợi ở trẻ nhỏ ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của trẻ, bao gồm môi trường gia đình và môi trường học tập của trẻ Việc quản lý hành vi của trẻ nhỏ nhằm kiểm soát các hành vi bất lợi, nâng cao số lượng các hành vi mong muốn, duy trì và ứng dụng trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau là rất cần thiết
2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Hành vi
Theo nhà hành vi học Rimm & Master, hành vi được đề cập đến với cả những phản ứng bên trong (như cảm giác hay cảm xúc) và những phản ứng bên ngoài (như sự cáu giận, gây gổ, thách thức) Một số nhà hành vi học khác lại quan niệm hành vi là những phản ứng ra bên ngoài hoặc là những biểu hiện có thể quan sát được Quan sát và đo đạc được là những tiêu chí quan trọng giúp chúng ta có thể đánh giá, điều chỉnh được hành vi, làm cho hành vi trở nên có ý nghĩa [5 tr3 1]
Những nghiên cứu về hành vi và vấn đề quản lý hành vi trong giáo dục quan niệm hành vi là những
phản ứng của trẻ mà giáo viên và cha mẹ có thể quan sát được và có thể điều chỉnh Những yếu tố bên
trong (cảm giác hay cảm xúc) là những yếu tố không thể quan sát được, nhưng có tác dụng chỉ phối hoặc là những nguyên nhân dẫn tới hành vi [5 tr31]
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại khác nhau về hành vi Dựa vào tính phù hợp của
hành vi, gồm có hành vi bình thường và hành vi bất thường; dựa vào đối tượng hướng tới, có hành vi
hướng nội và hành vi hướng ngoại 2.1.2 Rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi (CD) là một mô hình lặp đi lặp lại và dai dẳng xâm phạm đến quyền cơ bản của
người khác (tài sản, thân thể) cũng như chống lại các quy tắc, các chuẩn mực xã hội Các hành vi này
vượt quá ranh giới bình thường so với lứa tuổi, lặp lại và kéo dài ít nhất 6 tháng [41
Trẻ em mắc rối loạn hành vi có thể có những biểu hiện sau đây: tấn công về thể chất hoặc đe dọa
gây nguy hại đến cơ thể, phá hủy tài sản của mình hoặc của những người khác, hành vi trộm cắp, hành
Trang 2
[ nomen cứu MST NHÍ
vi lừa dối và thường xuyên vi phạm các quy tắc phù hợp với lứa tuổi Rối loạn hành vi là một tập hợp và kéo dài của hành vi phát triển theo thời gian, thường được đặc trưng bởi sự gây hấn và vi phạm các quyền của người khác Rối loạn hành vi có liên quan với nhiều rối loạn tâm thần khác như tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, và các rối loạn học tập và nó cũng được kết hợp với các yếu tố tâm lý xã hội nhất định, chẳng hạn như sự trừng phạt khắc nghiệt của cha mẹ, gia đình bất hòa, thiếu sự giám
sát thích hợp của cha mẹ, thiếu năng lực xã hội |4]
Rối loạn hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ gia đình Các thành viên trong gia đình luôn phải trải qua những tình huống căng thẳng và kéo dài dẫn tới mối quan hệ trong gia đình rơi
vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; những đứa trẻ rối loạn hành vi lúc nào cũng khiến cha mẹ
chúng phải chú tâm và nỗ lực rất nhiều để giải quyết các vấn đề của trẻ, thậm chí họ thường xuyên
tranh cãi về giải pháp nào là tốt nhất để đối phó với hành vi của trẻ Rối loạn hành vi thậm chí còn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ xã hội của đứa trẻ Trẻ ít bạn chơi, thậm chí không có bạn,
những đứa trẻ khác khó có thể chịu đựng được tính bảo thủ và hống hách của trẻ gây ra 2.2 Biện pháp quản lý hành vi cho trẻ nhỏ theo phương pháp tiếp cận hành vỉ
2.2.1 Thuyết hành vi
Thuyết hành vi ra đời vào khoảng năm 1913 đại diện là John Watson Ông là người phỏng theo các công trình nghiên cứu của Pavlov về phản xạ có điều kiện
Thuyết này chỉ tập trung vào hành vi có thể quan sát được và cố gắng chứng minh hành vi ấy được
quy định như thế nào bởi môi trường và lịch sử tương tác giữa cá nhân với môi trường
Việc học và điều kiện hóa (với các khái niệm như thưởng/phạt hay với Skinner là củng cố tích cực hay tiêu cực) chiếm một vị trí chủ chốt [2, tr 107]
Sau đây là một số tác giả nổi tiếng nhất theo thuyết hành vi và người khởi xướng:
lvan Pavlov (1849-1936) là một bác sỹ và nhà sinh lý học người Nga Ông là người đặt nền móng
quan trọng cho thuyết hành vi bằng việc đưa ra phát hiện mang tính kinh điển về điều kiện hóa cổ điển Những nguyên tắc cơ bản của điều kiện hoá cổ điển:
Một kích thích không điều kiện (đưa thức ăn) - Gây ra cho động vật một sự đáp ứng không điều
kiện (tiết nước bọt)
Lặp đi lặp lại việc kết hợp một kích thích trung tính (ánh sáng) với một kích thích không điều kiện (đưa
thức ăn) - Gây ra một đáp ứng giống hoặc tương tự với đáp ứng không điều kiện ban đầu (tiết nước bọt)
Kích thích trung tính (ánh sáng) - Gây ra đáp ứng có điều kiện giống hoặc tương tự với đáp ứng
ban đầu (tiết nước bọt)
Điều kiện hoá cổ điển là phản xạ bị chế ước hay phụ thuộc vào các điều kiện hình thành mối liên hệ (liên tưởng) giữa kích thích và phản ứng Điều kiện hoá cổ điển là một quá trình học tập, trong đó
một kích thích mới có thể tạo ra một phản xạ do kết hợp với một kích thích cũ Nó tạo ra một phản
ứng cũ trong một tình huống mới
Từ thí nghiệm của Pavlov, đã có 3 quá trình quan trọng được xác định là có liên quan đến cách học tập của con người là: khái quát hoá kích thích, phân biệt các kích thích và mất thói quen (còn có tên
gọi khác là dập tắt/quên)
John Watson (1878-1958) dựa trên nghiên cứu của lvan Pavlov về điều kiện hóa cổ điển ở động vật
để tiến hành các thí nghiệm với trẻ em Đó là điểm khởi đầu của thuyết hành vi và nguyên tắc cơ sở của thuyết là điều kiện hóa giản đơn (kích thích/đáp ứng) Ông cho rằng cả hành vi của con người và động
vật đều được nghiên cứu như nhau Nhiệm vụ của tâm lý học là dự báo và điều khiển hành vi Vấn đề chủ yếu của tâm lý học là nghiên cứu các kích thích để tạo ra phản ứng của cả người và động vật chứ không
phải là tìm ra sự khác nhau giữa các loại phản ứng đó Hai khái niệm cơ bản nhất trong lý thuyết hành
vi đó là: phản ứng và kích thích, ngoài ra còn có khái niệm hành vi, hình thành hành vi Phản ứng có thể
công khai hay ngầm ẩn Các tác nhân kích thích cũng có thể mang tính đơn giản hay phức tạp
Thuyết điều kiện hoá thao tác còn có tên gọi khác là thuyết điều kiện hoá có tác dụng, là sự lựa
Trang 3BREET ano nd:
chọn đáp ứng nhờ vào sự củng cố Đây là một học thuyết có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển các học thuyết về hành vị, là nền tảng cho các phương pháp quản lí hành vị hiện đại Nói đến thuyết điều kiện hoá thao tác là nói đến tên tuổi của hai nhà hành vi học nổi tiếng Edward
Thorndike va B.F.Skinner
Edward Thorndike (1874 - 1949) là một trong những người đầu tiên ứng dụng những nguyên tắc của điều kiện hoá thao tác trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi của động vật (phản ứng)
với những điều kiện của môi trường, đặc biệt là mối quan hệ giữa hành vi và yếu tố hậu hành vi Theo quan điểm của Thorndike, học tập là một kiểu gắn liền với nhau, giữa kích thích trong một tình huống
và một đáp ứng mà chủ thể học cách thực hiện, đó là mối liên kết kích thích - đáp ứng Thorndike cho
rằng, các kích thích đem lại khoái cảm (được khen thưởng, hưởng lợi) lặp lại nhiều lần sẽ được củng cố hoặc in vào đầu óc, còn các đáp ứng không mang lại điều đó sẽ bị yếu dần hoặc xoá bỏ
Theo lý thuyết của Thorndike, việc học tập các mối liên kết kích thích - đáp ứng đã được củng cố
diễn ra dần dẫn và tự động một cách máy móc, ông gọi mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó là định luật hiệu quả Đây là định luật cơ bản của việc học tập, cho thấy sức mạnh của một kích thích nhằm gợi ra một đáp ứng, sẽ được củng cố khi đáp ứng đó nhận được một ân thưởng theo sau và yếu dần đi khi không được ân thưởng
B.F.Skinner (1904-1990) là người đầu tiên phát triển hệ thống lí luận cũng như sự nghiệp nghiên cứu của mình Những dấu ấn quan trọng nhất mà ông để lại chính là thuyết hành vi thao tác với những
quan điểm về điều kiện hoá thao tác
Ông nhận thấy rằng, những hành vi đã được quản lý bởi việc thưởng phạt cho hành động của trẻ hơn là những sự việc xảy ra trước hành động Nói cách khác, hậu quả của hành vi xảy ra trước sẽ cho học sinh biết có nên có những hành vi như vậy nữa hay không Hậu hành vị là một kích thích xảy ra sau hành vi và
có ảnh hưởng đến những hành vi khác xảy ra sau Điều kiện hoá thao tác là việc củng cố (khen thưởng) hoặc trừng phạt nhằm giảm hành vi không mong muốn đồng thời tăng cường những hành vi mong
muốn Trừng phạt là một quá trình được sử dụng để giảm hoặc kìm hãm những hành vị không mong muốn Có hai hình thức trừng phạt là trừng phạt tăng kích thích và trừng phạt loại bỏ kích thích Ngày
nay, nhiều kĩ thuật quản lí hành vi được kế thừa từ những tư tưởng của ông
2.2.2 Biện pháp quản lý hành vi
Hành vi con người có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố như: Nhận thức, xúc cảm, khí chất, tính
cách, nhu cầu, động cơ, các kỹ năng giao tiếp và môi trường xung quanh Từ đó có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân gây nên hành vi không thích nghỉ ở trẻ nhỏ
- Những nguyên nhân khách quan:
Hành vi của trẻ có thể được tạo lập từ mơi trường bên ngồi, trong đó, củng cố tích cực và củng cố tiêu cực không phù hợp là nguyên nhân gây ra và duy trì hành vi không thích nghi của trẻ Củng
cố tích cực là biện pháp nhằm làm tăng cường độ hoặc tần suất xuất hiện của hành vi thông qua việc
sử dụng các yếu tố củng cố (khen thưởng) Củng cố tiêu cực là biện pháp trong đó các sự kiện hoặc
các kích thích không dễ chịu được di chuyển đi ngay sau khi một hành vi xuất hiện hoặc làm tăng tỷ
lệ hành vi đó Việc sử dụng biện pháp củng cố tích cực và củng cố tiêu cực không phù hợp sẽ dẫn tới
sự xuất hiện và duy trì hành vi khơng thích nghỉ ở trẻ
Ngồi ra, môi trường phức tạp, ồn ào, môi trường thiếu sự kích thích gây ra sự buồn chán của trẻ cũng có thể dẫn tới sự bùng phát hành vi không thích nghỉ ở trẻ nhỏ Lời nói, hành vi, cảm xúc của
người lớn trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, cảm xúc của trẻ nhỏ Lời nói từ tốn nhẹ
nhàng của người lớn, luôn tạo ra được những tác động tích cực đối với những hành vi của trẻ Việc người lớn kiểm chế cảm xúc bản thân, giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống sẽ làm giảm được những cuộc đối đầu giữa người lớn và trẻ, từ đó giảm đi những hành vi không thích nghỉ của trẻ
- Các nguyên nhân chủ quan:
Hành vi tiêu cực thường xuất hiện ở những trẻ thiếu hoặc hạn chế các kỹ năng xã hội, bao gồm
Trang 4NGHIÊN COURT LIL)
tính linh động, khả năng thích nghỉ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn dé , dac biét trong những tình huống mà các kỹ năng xã hội cần dùng đến
Sau đây là một số biện pháp quản lý hành vi của trẻ nhỏ: a Dành thời gian chơi với trẻ
Trẻ nhỏ rất cần được chơi, rất thích được chơi với cha mẹ và được cha mẹ dành thời gian chơi với mình Vì vậy, hàng ngày cha mẹ cần dành khoảng thời gian cố định để chơi với trẻ, điều này đem lại cảm giác an toàn, cảm giác được quan tâm và ấm áp cho trẻ nhỏ
Việc cha mẹ dành thời gian chơi với trẻ làm tăng chất lượng chú ý của cha mẹ đến con cái, nâng cao
chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thông qua hoạt động chơi Đồng thời, thông qua đó làm cho cha mẹ chú ý đến những hành vi tích cực của trẻ và phớt lờ những hành vi tiêu cực ở mức độ nhẹ
Để thời gian chơi với trẻ có hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
- Mỗi ngày, cha mẹ cần dành 15 - 20 phút cố định để chơi với trẻ, ở đó chỉ có trẻ, cha mẹ và các đồ chơi cần thiết cho sự tương tác cùng nhau Trong quá trình chơi, không bị ngắt quãng và sao nhãng
- Các trò chơi, các đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi, giới tính và phù hợp với sở thích của trẻ Trẻ hoàn toàn được quyết định việc lựa chọn trò chơi và đồ chơi
- Trong quá trình chơi, cần mô tả liên tục các hoạt động của trẻ đang diễn ra: Mô tả trẻ đang làm gì, mô tả những thứ/đồ mà trẻ đang làm ra Điều này làm cho trẻ cảm thấy cha mẹ đang chú ý hoàn toàn đến mình, đang thích thú với những gì trẻ đang làm; đồng thời qua đó cha mẹ kịp thời nhìn thấy được sở thích, hành vi của trẻ
- Không nên đưa ra sự chỉ dẫn Việc chỉ dẫn là cách yêu cầu trẻ lắng nghe, đòi hỏi trẻ chú ý đến cha mẹ, yêu cầu trẻ làm theo những gì cha mẹ muốn, điều này không phù hợp với triết lý của chơi
- Không hỏi Việc đưa ra câu hỏi đòi hỏi trẻ phải trả lời câu hỏi của cha mẹ, làm cho trẻ chỉ phối sự chú ý và suy nghĩ vào câu hỏi của cha mẹ, từ đó làm cho quá trình chơi của trẻ bị ngắt quãng, đồng thời làm hạn chế sự sáng tạo của trẻ khi chơi
- Không chỉ trích Việc chỉ trích có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha mẹ và con cái và làm
tăng các hành vi không mong muốn ở trẻ
- Tránh việc thêm nhiều “không, không”“dừng lại”“không được làm thể b Khen ngợi
Khen ngợi là hình thức thể hiện sự công nhận, sự ngưỡng mộ Khen ngợi được thể hiện bằng lời nói
cũng như bằng ngôn ngữ cơ thể Lời khen đúng đắn, hợp lý có tác dụng củng cố và điều chỉnh hành vi, có
tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của người nhận được nó, đặc biệt là cải thiện lòng tự trọng Để củng cố và điều chỉnh hành vi của trẻ thông qua việc sử dụng lời khen, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau: - Gần gũi trẻ, luôn để ý đến những hành vi tích cực của trẻ, từ đó giúp cha mẹ quan sát được kịp thời những hành vi tích cực của trẻ và đưa ra lời khen kịp thời Việc tăng các hành vi tích cực là cách
làm bền vững để giảm các hành vi tiêu cực
- Dùng lời khen ngay khi trẻ ngoan Đây là áp dụng chú ý tích cực đến trẻ Khi trẻ được khen mỗi khi có hành vi tích cực, trẻ có xu hướng lặp lại hành vi tích cực đó nhiều lần hơn Khi đưa ra bất cứ chỉ dẫn nào, dừng lại xem từng nhiệm vụ được hoàn thành như thế nào để từ đó khen ngợi trẻ ngay lập tức và kịp thời
- Khen ngợi phải cụ thể và liên quan tới hành vi cụ thể để từ đó củng cố được những hành vi tốt
Việc khen ngợi chung chung sẽ làm cho trẻ không thể kết nối được lời khen với hành vi của trẻ vì vậy, trong trường hợp đó, lời khen không có tác dụng củng cố hành vi cho trẻ Việc khen ngợi chung
chung diễn ra nhiều lần sẽ làm cho trẻ cảm nhận rằng đó là lời khen liên quan tới nhân cách, tới con
người chứ không liên quan tới hành ví của trẻ c Kỹ thuật phớt lờ
Cùng với khen ngợi, chủ động phớt lờ giúp cho cha mẹ chú ý nhiều đến hành vi tích cực và giảm
chú ý đến hành vi tiêu cực của trẻ nhằm kịp thời củng cố và điều chỉnh hành vi cho trẻ Chủ động phớt
lờ được hiểu là không bị lôi kéo vào việc tranh cãi, giải thích, mắng mỏ; không bộc lộ cảm xúc trên nét Au
Trang 5ET reno os: -
mặt, ánh mắt, cử chỉ, lời nói đối với hành vi tiêu cực của trẻ; để ý đến việc khác nhưng vẫn quan sát trẻ
để phát hiện kịp thời hành vi tích cực của trẻ để khen ngợi kịp thời Để chủ động phớt lờ hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
+ Im lặng và đi ra chỗ khác nhưng vẫn để ý đến sự an toàn của trẻ
+ Khi trẻ dừng lại hành vi không phù hợp và xuất hiện hành vi phù hợp, cha mẹ lập tức khen trẻ Chủ động khen ngợi trẻ và chỉ ra cho trẻ thấy hành vi tốt của trẻ
+ Kỹ thuật này phải thực hiện triệt để và nhất quán, kiên định ở mọi tình huống và thống nhất ở mọi thành viên trong gia đình
+ Không phớt lờ đứa trẻ mà chỉ là phớt lờ hành vi không mong muốn của trẻ
d Chỉ dẫn hiệu quả
Để đưa ra được lời chỉ dẫn tốt, cần lưu ý:
~ Thu hút sự chú ý của trẻ Cần đảm bảo rằng trẻ đang nghe và chú ý đến lời chỉ dẫn của cha mẹ Điều này có nghĩa là cha mẹ cần ở cạnh trẻ và giao tiếp bằng mắt với trẻ, có thể cần gọi tên của trẻ, để
vị trí của cha mẹ ngang bằng với trẻ và mặt đối mặt với trẻ
- Khi đưa ra lời chỉ dẫn, nói với trẻ chính xác những gì cha mẹ muốn trẻ làm
- Đảm bảo chỉ dẫn phù hợp với độ tuổi của trẻ Trẻ có khả năng hiểu và làm những gì cha mẹ yêu cầu trẻ làm - Nói với trẻ chính xác hành vi nào cha mẹ muốn thấy Một chỉ dẫn tốt sẽ cho trẻ biết rõ điều cha mẹ mong đợi Lời chỉ dẫn cần cụ thể và không được nều dưới dạng câu hỏi
- Đưa ra lời chỉ dẫn dưới dạng câu khẳng định, nói với trẻ điều cần phải làm thay vì hỏi trẻ có muốn
làm điều đó không
- Đưa ra một chỉ dẫn tại một thời điểm Trẻ nhỏ thường có khoảng thời gian chú ý rất ngắn Nếu yêu
cầu trẻ làm hơn một thứ, trẻ có thể không nhớ được tất cả các lời chỉ dẫn Bằng cách đưa ra một chỉ
dẫn tại một thời điểm, cha mẹ có thể đảm bảo chỉ dẫn đó là rõ ràng, trẻ có khả năng nhớ và làm theo
chỉ dẫn nhiều hơn và cha mẹ có thể khen ngợi trẻ thường xuyên hơn
- Đưa ra chỉ dẫn bằng một giọng trung tính Nếu trẻ không làm theo lời chỉ dẫn ngay lập tức, đôi khi bố mẹ sẽ cao giọng và lặp lại lời chỉ dẫn Điều này có thể truyền thông điệp rằng trẻ không cần phải làm theo chỉ dẫn cho đến khi cha mẹ hét lên Để tránh cái bẫy la hét này, nên đưa ra lời chỉ dẫn bằng
giọng trung tính, nghiêm túc, âm lượng vừa đủ, thể hiện sự tôn trọng trẻ Nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng giọng trung tính và thực hiện tuân thủ hậu quả khi trẻ không vâng lời thì trẻ sẽ học được rằng
bạn nói nghiêm túc trong lần đầu tiên đưa ra chỉ dẫn
- Sử dụng từ ngữ, cử chỉ Khi đưa ra lời chỉ dẫn, có thể sử dụng cử chỉ kèm với lời chỉ dẫn để trẻ có
thêm hình ảnh trực quan về những điều được mong đợi Ví dụ, khi cha mẹ nói “Con hãy nhặt đồ chơi
trên sàn nhà vào đặt vào hộp đồ chơi cha mẹ cần chỉ vào những đồ chơi trẻ cần nhặt lên và sau đó
chỉ vào hộp đồ chơi trong khi đưa ra lời chỉ dẫn Về cách sử dụng từ ngữ, không sử dụng từ ngữ ra lệnh
hoặc ngắt quãng, không rõ ràng, không nói đi nói lại nhiều lần một chỉ dẫn
- Giải thích cẩn thận trước khi đưa ra chỉ dẫn Một số trẻ có thể muốn biết “tại sao” chúng phải làm điều gì đó Trẻ có thể hỏi “tại sao” chỉ đơn giản là vì tò mò hoặc bởi vì chúng muốn trì hoãn phải nghe lời Vì vậy, cần giải thích cho trẻ trước khi đưa ra lời chỉ dẫn Nếu trẻ vẫn hỏi tại sao thì có thể trẻ đang
cố gắng trì hoãn việc thực hiện yêu cầu Lúc này cần chủ động phớt lờ câu hỏi của trẻ và thực hiện
tuân thủ hậu quả nếu trẻ vẫn không thực hiện lời chỉ dẫn
- Khi trẻ thực hiện tốt sự chỉ dẫn, cần khen ngợi trẻ kịp thời Điều này giúp cho trẻ biết chính xác cha mẹ
thích điều gì ở hành vi của trẻ, từ đó củng cố hành vi tốt của trẻ Ngược lại, trong trường hợp trẻ không thực
hiện theo sự chỉ dẫn, cớ thể sử dụng kỹ thuật hậu quả tiêu cực, bao gồm trì hoãn thực hiện quyền lợi nào đó của trẻ hoặc sử dụng kỹ thuật khoảng lặng (time-out) Cha mẹ có thể cảnh báo trước cho trẻ, nói cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu không làm theo sự chỉ dẫn Sau khi phạt trẻ, cha mẹ nói lại yêu cầu để trẻ thực hiện Nếu trẻ làm theo chỉ dẫn, cha mẹ khen ngợi trẻ vì trẻ đã làm theo lời chỉ dẫn Nếu trẻ vẫn không làm
theo chỉ dẫn, cha mẹ lặp lại hình phạt để trẻ học được rằng trẻ cần phải làm theo chỉ dẫn để tránh bị phạt
Trang 6
NGHIEN COURT TR)
e Thưởng
Cùng với khen ngợi, thưởng là một trong những biện pháp quan trọng và hữu ích thúc đẩy trẻ thực
hiện được nhiều hành vi tích cực Tuy nhiên, thưởng thực sự có hiệu quả khi được tiến hành một cách có
hệ thống và phù hợp Khi sử dụng hình thức củng cố hành vi tích cực này, cần trả lời các câu hỏi sau: Trẻ có phấn khởi khi nhận được phần thưởng không? Đó có phải là món quà mà trẻ chọn lựa không? Cuối cùng, cha mẹ cần kiểm tra xem liệu trẻ có phấn đấu để xứng đáng với phần thưởng mà trẻ đã nhận được không?
Sau đây là một số điểm lưu ý khi thưởng:
- Việc xây dựng hệ thống thưởng cho trẻ phải có sự tham gia của trẻ, thảo luận với trẻ để tạo ra sự
thống nhất giữa cha mẹ và trẻ trong việc xây dựng hệ thống thưởng Điều này giúp cho trẻ thấy được
những phần thưởng tương lai mà chúng có thể được nhận, đồng thời làm tăng cường sự tuân thủ của trẻ khi thực hiện hành vi tích cực Việc cho trẻ được thảo luận, thống nhất lựa chọn hình thức thưởng thích hợp nhất sẽ tạo nên những phương cách động viên mới đối với trẻ
- Tuy nhiên, ý nghĩa và giá trị của một vài loại hình thưởng sẽ giảm khi người nhận nó đã hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn với hình thức này Vì vậy, khi xây dựng hệ thống tưởng thưởng, cần có những hình
thức tưởng thưởng thay thế tuần tự để trẻ không cảm thấy nhàm chán
- Cần nhấn mạnh những hành vi cần được khuyến khích Điều này sẽ giúp cho trẻ hiểu đâu là hành
vi chúng cần lặp lại và được khuyến khích, đồng thời làm tăng sự liên kết giữa thưởng và hành vi được thưởng Các hành vi này phải rõ ràng, cụ thể và mang tính khẳng định
- Từng bước chuyển từ phần thưởng vật chất sang phần thưởng mang tính xã hội để từ đó từ từ biến đổi từ hình thức thưởng hữu hình sang một nguồn động viên vô hình
- Phần thưởng và sử dụng hình thức thưởng phù hợp với độ tuổi của trẻ Điều này sẽ làm gia tăng
khả năng chấp nhận của trẻ, làm cho trẻ đón nhận phần thưởng một cách tự nhiên, đồng thời, tạo
động lực thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hơn những hành vi tích cực
- Ngoài hệ thống thưởng mà cha mẹ đã thống nhất với trẻ, đôi khi, cũng cần tạo điều bất ngờ, mới
lạ về phần thưởng và hình thức thưởng Điều này sẽ gây thích thú cho trẻ
- Thưởng cần phải được thực hiện một cách đồng nhất Sự đồng nhất trong việc thưởng sẽ khuyến khích trẻ lặp lại những hành vi mà chúng được thưởng Việc thưởng được biết trước, càng có nhiều khả năng xuất hiện những hành vi có chủ đích
Một số điều cần tránh khi thưởng:
- Sử dụng phần thưởng như một hình thức mua chuộc - Đặt giới hạn quá cao để đạt được phần thưởng
- Phải thực hiện nhiều hành vi mới nhận được phần thưởng
- Phần thưởng bị trì hoãn dẫn tới trẻ không kiên trì chờ đến khi được nhận thưởng Khoảng lặng (Time - out)
Khoảng lặng là quá trình thống nhất và được dự báo để đối phó với những hành vi không vâng lời Việc thống nhất và dự báo trước cho trẻ sẽ làm tăng khả năng tuân thủ của trẻ đối với việc thực hiện khoảng lặng; giúp trẻ thực hiện khoảng lặng nhưng không hoảng sợ
Đây là cách phạt không bạo lực, giúp trẻ trầm tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm sai lầm Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi trẻ bắt đầu có nhận thức đúng-sai
Việc thực hiện khoảng lặng được thống nhất, cha mẹ có công cụ hữu hiệu để quản lý hành vi không thích nghi của trẻ Sự thành công của kỹ thuật này phụ thuộc vào cách thức tiến hành và sự
kiên quyết, nhất quán khi sử dụng nó
* Chuẩn bị: Dụng cụ cần có: Đồng hồ đếm ngược, ghế ngồi thoải mái
- Không gian: Phòng trống, không có đồ chơi, truyện tranh, tivi, không có cửa sổ ngắm đường phố, không gian yên tĩnh, không có người qua lại
- Thời gian: Cho bé ngồi yên tĩnh Thời gian phạt tính bằng phút, trẻ bao nhiêu tuổi phạt bấy nhiêu phút
Trang 7BET reno od: |
- Nói cho trẻ biết trước kỹ thuật khoảng lặng là gì, trong trường hợp nào thì trẻ sẽ phải thực hiện khoảng lặng; đưa trẻ đến nơi thực hiện khoảng lặng và nói cho trẻ biết trước thời gian thực hiện
khoảng lặng, nếu trẻ khóc và gây ồn ào thì thời gian sẽ không được tính Khi trẻ biết chính xác những
gì được chờ đợi sau khi chỉ dẫn đưa ra, xu hướng tuân thủ sẽ tăng lên cũng như đem lại cảm giác an toàn cho trẻ khi thực hiện khoảng lặng
* Các bước tiến hành:
-“Vì con không “ Trước khi yêu cầu trẻ thực hiện khoảng lặng, cần nói cho trẻ biết lỗi của trẻ là gì, ảnh hưởng của nó thế nào
- Cha mẹ đưa trẻ đến chỗ quy định cho khoảng lặng
- Trẻ ngồi ở ghế quy định trong khoảng thời gian phù hợp với tuổi của trẻ (cha mẹ phớt lờ) - Sau khi kết thúc thời gian thực hiện khoảng lặng, cha mẹ ra chỗ trẻ và đưa trẻ về lại hiện trạng cũ
- Khi trẻ thực hiện tốt khoảng lặng, khen trẻ và sau đó yêu cầu trẻ thực hiện lời chỉ dẫn một lần nữa
Nếu trẻ tiếp tục không thực hiện, các bước lặp lại cho đến khi trẻ nghe lời Ví dụ:
- Đưa ra lời chỉ dẫn: Con hãy nhặt đồ chơi và xếp lên giá (im lặng 5 giây)
- Cảnh báo: Nếu con không nhặt đồ chơi và xếp lên giá, con sẽ phải thực hiện khoảng lặng (đợi 3
giây)
- Thực hiện khoảng lặng: Vì con không làm như mẹ yêu cầu nên con sẽ phái thực hiện khoảng lặng
* Một số lỗi thường gặp khi áp dụng khoảng lặng:
- Trong một số trường hợp, khi trẻ cảm thấy bất an, trẻ sẽ khó kiểm soát cảm xúc, lúc này trẻ rất cần
cha mẹ ở bên cạnh trẻ để trẻ cảm thấy được an toàn Nhiều cha mẹ đã không hiểu trẻ và đã áp dụng khoảng lặng
- Sử dụng quá thường xuyên Nhiều người nghĩ rằng phạt con khoảng lặng giúp con có thời gian
nghĩ về lỗi của mình Tuy nhiên khi sử dụng quá thường xuyên sẽ dẫn tới nhiều trẻ nghĩ cha mẹ quá
khắt khe, không thương con
Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng lặng hiệu quả nhất đối với những trẻ có thái độ, hành vi chống đối và thách thức Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này, bắt trẻ tự vấn thường xuyên,
trẻ có thể hình thành thái độ chống đối tệ hại hơn, trẻ lầm lì hơn và khó hợp tác hơn
- Trẻ nhỏ luôn khao khát được chú ý, kể cả việc gây rối tiêu cực để cha mẹ quan tâm tới mình Khoảng lặng là cách cha mẹ giảm chú ý đến con, cho con hiểu vì phạm lỗi nên tạm thời bị “cách ly”
Nếu cha mẹ làm điều ngược lại, quan sát con bị phạt, nhắc nhở con nhiều lần, càng làm cho trẻ thấy
mình được chú ý hơn Khoảng lặng sẽ mất tác dụng 3 Kết luận
Vấn đề hành vi và quản lý hành vi đã được nghiên cứu và thảo luận với nhiều quan điểm khác nhau,
đặc biệt là các học thuyết hành vi Ở trẻ nhỏ, một trong những nguyên nhân làm gia tăng các hành vi không mong muốn, đó là nguyên nhân từ môi trường, trong đó việc sử dụng củng cố hành vi không phù hợp từ những người xung quanh trẻ Các biện pháp như dành thời gian chơi với trẻ, khen ngợi, phớt lờ, chỉ dẫn hiệu quả, thưởng và khoảng lặng (Time-out) được thực hiện phù hợp sẽ rất hiệu quả trong việc làm tăng các hành vi phù hợp và giảm các hành vi không phù hợp ở trẻ nhỏ
Tài liệu tham khảo
1 Đặng Phương Kiệt, Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 2 Jean-Noel Christine, Hiểu tự kỷ, NXB Tri thức, Hà Nội, 2014
3 Richard J Gerrig, Philip G Zimbardo, Tâm lý học và đời sống, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018
4 Robert A Gable, Wiliam Hevans, Quản lý hành vị, Tài liệu tập huấn, Khoa Giáo dục Đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 5 Trần Thị Minh Thành (chủ biên), Giáo trình quản lý hành vị cho trẻ khuyết tật trí tuệ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016