Phânvângiữasựnghiệpvàgiađình
Được một thời gian, chị thi đỗ công chức, nhưng lại thấy chán vì công việc không
đúng chuyên môn, lại quá tẻ nhạt. Nhưng lúc đó, chị mới lập giađìnhvà có bầu
luôn, nên ngại thay đổi.
"Thực tế, ở chỗ đó mình cũng có nhiều cái lợi. Làm nhàn, đi muộn về sớm không
sao nên thoải mái thời gian lo cho gia đình, đưa đón con. Thế nhưng, nhiều lúc
nhìn lại, thấy chán bản thân vô cùng. Kiến thức bay gần hết, lương ba cọc ba đồng,
mình trở thành người thụ động, tự ti. Mỗi lần gặp bạn bè cùng khóa, thấy chúng nó
mắt sáng long lanh kể về công việc yêu thích, cơ hội thăng tiến, mình lại chạnh
lòng", chị Phương thổ lộ.
Cũng vài lần chị định đổi việc nhưng lại do dự, phần vì sợ mình không thích ứng
được, phần lo đến chỗ mới, thời gian làm việc khắt khe, căng thẳng hơn, sẽ không
thể chăm sóc tốt cho con. "Hai vợ chồng mình đều là dân ngoại tỉnh, không có ông
bà giúp đỡ, cũng chẳng có điều kiện thuê người giúp việc, chồng mình là trụ cột
kinh tế, nên mọi việc nhà, chăm con, mình phải đảm nhiệm hết", chị lý giải.
Năm nay, bước vào tuổi 30, khi cậu con trai đầu lòng đã gần 5 tuổi, không còn quá
bận bịu việc gia đình, chị lại nung nấu chuyển chỗ làm, và đã tìm được việc mới,
phù hợp hơn với khả năng, và có mức lương gấp 4 lần hiện tại. Thế nhưng, chồng
chị phản đối vì muốn sinh em bé thứ hai. "Nếu vừa làm ở chỗ mới đã có bầu, thì
họ đâu có thích. Mà có hai đứa con, mình sẽ bận rộn và vất vả với giađình hơn,
cũng chẳng phấn đấu cho công việc được nhiều. Nhưng ông xã mình nói cũng có
lý, để lâu quá cũng ngại đẻ, lại sợ 'máy móc' có vấn đề. Mình đang lấn bấn quá,
chẳng biết quyết sao", chị Phương bày tỏ.
Trái ngược với chị Phương, chị Dịu - phóng viên thời sự một tờ báo lớn tại Hà Nội
lại thường xuyên mang cảm giác áy náy với con sau những giờ mải mê với công
việc.
"Mình rất yêu nghề, và thích công việc viết lách hiện tại, được làm những điều
mình tâm đắc, được gặp gỡ những con người rất đặc biệt, được trải nghiệm qua hết
thảy hỉ nộ ái ố và chứng kiến những cảnh đời khác nhau Thế nhưng có những
lúc mình thấy nản lòng", chị Dịu tâm sự.
"Những lúc" đó là khi con ốm mà vẫn phải địu đến trường hay gửi người chăm vì
mẹ bận phỏng vấn, công tác, là khi mẹ đến đón thì thấy con nức nở không thành
tiếng vì sợ, vì tủi thân khi mới vào lớp nhà trẻ mà hôm nào cũng về muộn nhất
trường, là lúc bắt gặp ánh mắt không mấy thân thiện của nhà chồng khi về muộn
mỗi lần giỗ, Tết
"Nhiều khi, sau một ngày mệt nhoài ở chỗ làm, rồi lo đón con, cho bé ăn, tắm rửa,
nấu nướng, dọn dẹp mình như kiệt sức rồi ngủ gục khi con líu lo bên cạnh, vạch
mắt, kéo tay đòi mẹ dậy chơi cùng, pha sữa. Sau những lúc ấy, thấy thương và có
lỗi với con vô cùng", chị Dịu kể thêm.
Bà Đặng Thị Lệ Thủy, giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng sống Smile's
House cho biết, rất nhiều phụ nữ stress vì không thể cân bằng giữa đam mê công
việc và việc chăm sóc con cái, gia đình. Nhiều người trong số họ cuối cùng đã
phải lựa chọn một trong hai thứ. Có những người chấp nhận và bằng lòng với sự
lựa chọn của mình. Nhưng nhiều chị em từ bỏ công việc tốt hoặc chọn việc mình
không thích để có điều kiện chăm lo cho giađình rồi sau lại tiếc nuối. Một số khác
quyết theo đuổi sựnghiệpvà thành công nhưng có lúc nào đó lại cảm thấy thất bại
khi không làm tròn việc nuôi dạy con, giữ tổ ấm.
Thật ra, theo bà Lệ Thủy, người phụ nữ thông minh, hiện đại hoàn toàn có thể có
cách cân đối, hài hòa giữa giađìnhvà công việc.
"Đầu tiên, bạn cần 'gạch đầu dòng' những điều bạn coi là quan trọng nhất, sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên và đặt nỗ lực đúng chỗ. Tất nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau
trong cuộc sống, thứ tự này có thể thay đổi, và bạn phải biết điều chỉnh hợp lý.
Chẳng hạn, khi bạn mang thai, có con nhỏ, con ốm, con chuẩn bị thi chuyển cấp
thì bạn nên ưu tiên điều gì?", bà Thủy chia sẻ.
Theo bà, nhiều người cho rằng, để có được thành công trong sự nghiệp, người phụ
nữ sẽ khó giữ được giađình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt. Nhưng thực tế, chị em
hãy nghĩ ngược lại,khi bạn yêu thích công việc, được hưởng mức đãi ngộ xứng
đáng, bạn sẽ vui vẻ, phấn chấn hơn, có điều kiện để dành những điều tốt đẹp hơn
cho người thân của mình. Tương tự, khi giađình yên ấm, bạn sẽ yên tâm làm việc
và đạt hiệu quả cao hơn. "Hãy luôn nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực để
thấy động lực vươn lên chứ không phải luôn phán xét và tự ti về mình", bà nói.
Thực tế, phụ nữ cũng như đàn ông, khi được làm công việc mình yêu thích, người
ta mới phát huy hết sự sáng tạo và thấy mọi vất vả trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều.
Về mặt tâm lý, nhiều chị em rất hay "tự kỷ ám thị" rằng "Tôi là phụ nữ, nên tôi
phải làm hết mọi việc giađìnhvà tôi rất mệt mỏi". Thay vì như vậy, để giảm bớt
các gánh nặng được chất quá đầy trên vai phụ nữ, chị em phải học cách làm việc
theo kế hoạch vàsử dụng thời gian hợp lý. "Nên đề ra nguyên tắc, lên lịch cho mọi
việc, và tốt nhất, hãy kéo các thành viên trong giađình tham gia vào lịch đó, để
mỗi người cùng chia sẻ, có trách nhiệm với tổ ấm và cảm thông cho nhau hơn", bà
bày tỏ.
Bà Lệ Thủy cũng cho rằng, điều quan trọng nhất, giúp người phụ nữ thực hiện
được những việc này là phải có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn.
Khi bạn khỏe, tâm lý bạn mới thoải mái và bạn mới giải quyết được mọi việc một
cách khoa học nhất. Vì thế, chị em đừng bao giờ quên chăm sóc bản thân và luôn
ở tâm thế làm chủ cuộc sống của mình.
. Phân vân giữa sự nghiệp và gia đình
Được một thời gian, chị thi đỗ công chức, nhưng lại thấy chán vì. hoạch và sử dụng thời gian hợp lý. "Nên đề ra nguyên tắc, lên lịch cho mọi
việc, và tốt nhất, hãy kéo các thành viên trong gia đình tham gia vào lịch