1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ XÉT NGHIỆM pot

5 769 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 26,59 KB

Nội dung

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN XÉT NGHIỆM (15/04/2010) I. ĐẠI CƯƠNG Việc quản xét nghiệm là một yêu cầu bắt buộc phải có trên hệ thống thông tin bệnh viện hoàn chỉnh, và đây là một chức năng tương đối phức tạp vì liên hệ đến nhiều chức năng quản khác trong toàn bệnh viện như Quản bệnh nhân Quản bác sĩ điều trị Quản dược Quản vật tư tiêu hao Quản 1ý viện phí Ngược lại nếu quản xét nghiệm tốt sẽ có giúp quản tốt các chức năng sau đây: - Chức năng quản viện phí - Chức năng quản vật tư , hóa chất dùng cho xét nghiệm, phần này liên kết với chức năng quản kho dược hoặc kho vật tư để quản tránh thất thoát trong quá trình sử dụng vật tư hóa chất. - Chức năng quản về chuyên môn phục vụ công tác điều trị và tiến đến phục vụ bệnh án điện tử và hội chẩn từ xa. Tuy nhiên công việc quản xét nghiệm về góc độ phục vụ công tác điều trị sẽ rất vất vả vì lượng công việc nhập liệu là hết sức lớn ví 1 00 % bệnh nhân nội trú có làm xét nghiệm và 50% bệnh nhân phòng khám có làm xét nghiệm. Hàng ngày lượng bệnh nhân phòng khám thường gấp 3 lần số giường bệnh nội trú. Mỗi bệnh nhân có thể có nhiều phiếu xét nghiệm và 1 phiếu xét nghiệm sẽ có nhiều xét nghiệm. Do đó chúng tôi thường thực hiện việc quản xét nghiệm ở giai đoạn sau cùng của hệ thống thông tin bệnh viện và phân chia việc đưa quản xét nghiện thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Quản tên xét nghiệm dùng cho từng bệnh nhân và chi phí đi kèm, đồng thời quản sử dụng vật tư hóa chất. - Giai đoạn 2: quản các kết quả xét nghiệm cho từng bệnh nhân và in phiếu kết quả trên máy hoặc đưa kết quả vào trang WEB quản bệnh nhân của bệnh viện để thiết lập bệnh án điện tử. II. NHU CẦU CẦN CÓ ĐỂ THỰC HIỆN QUẢN XÉT NGHIỆM Để thực hiện dược quản xét nghiệm, bệnh viện cần có hệä thống quản bệnh nhân tốt tại tất cả các khâu: - Tiếp đón - Phòng khám - Nội trú - Ngoại trú - Khám tuyến - Vãng lai Khâu quản viện phí cũng phải hoàn chỉnh trước để đảm bảo bệnh nhân tại phòng khám được thu viện phí xét nghiệm trước khi làm xét nghiệm hoặc đối với bệnh nhân nội trú số liệu phải được lưu trên hệ thống viện phí để có thể tổng hợp chi phí của bệnh nhân khi xuất viện. Khâu quản xuất nhập vật tư hóa chất cũng phải sẵn sàng để chuyển vật tư hóa chất đón phòng xét nghiệm và theo dõi việc sử dụng của xét nghiệm Tại các phòng khám và các khoa phòng nội trú cần xây dựng được hệ thống yêu cầu xét nghiệm (laboratory order system) để chuyển thông tin đến phòng xét nghiệm khi có yêu cầu của bác sĩ điều trị nhằm giảm bớt áp lực nhập liệu tại khoa xét nghiệm Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống hàng đợi (Queue management system) với các bảng điện tại khoa xét nghiệm giúp bệnh nhân chờ đợi một cách trật tự. III MÃ VẠCH TRONG XÉT NGHIỆM Trong xét nghiệm thường dùng các vật liệu thủy tinh và trước dây thường dùng bút chì mở ghi tên khoa và số hồ sơ hoặc tên bệnh nhân trên ống nghiệm. Việc làm này đã tạo nên một số sai sót nguy hiểm cho tánh mạng bệnh nhân và đã từng xảy ra ở một vài bệnh viện. Thí dụ : số hồ sơ 66009 nếu quay chiều ống nghiệm lại sẽ là 60099 hoặc lầm lẫn giữa tên Hương và Hường do nét bút chì bị mất vì thế việc sử dụng mã vạch là rất cần thiết trong xét nghiệm. Việc triển khai mã vạch ở khâu nào tùy tình hình mỗi bệnh viện. Tốt nhất là tại khâu tiếp đón cung cấp ngay cho bệnh nhân các mã vạch sẽ dùng trong quá trình điều trị mã vạch này cũng nên được dán vào sổ hoặc thể khám bệnh của bệnh nhân. IV. NHẬP LIỆU PHỤC VỤ XÉT NGHIỆM Vì khối lượng công việc nhập liệu tại khoa xét nghiệm là quá lớn nên các khâu trước cần nhập liệu hỗ trợ. Tiếp đón: nhập phần hành chánh Các khoa phòng nhập phần chuẩn đoán sơ bộ và tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm và các xét nghiệm sẽ phải thực hiện. Form nhập liệu yêu cầu xét nghiệm Viện phí cung cấp thông tin đối tượng, và cho biết đã thu tiền chưa. Nếu các thông tin trên đã thực hiện đầy đủ thì khoa xét nghiệm chỉ cần nhập thông tin kết quả xét nghiệm mà thôi, công việc sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Kết quả xét nghiệm - Giải quyết vấn đề phần nhúng (embedded) trên các máy xét nghiệm Các máy xét nghiệm hiện đại hiện nay có phần nhúng để đưa các kết quả xét nghiệm ra máy in hoặc cổng COM. Tuy nhiên các hệ thống máy khác nhau sẽ có các định dạng (format) ra cổng COM khác nhau do đó cần có đội ngũ thực hiện chuyển các thông tin này vào ứng dụng. Nếu đạt được việc này thì mới thực sự giảm nhẹ công việc cho khoa xét nghiệm và bệnh án điện tử mới khả thi. Việc làm này đòi hỏi phải tốn kém trong việc thực hiện phần mềm. V. KẾT LUẬN Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản xét nghiệm đòi hỏi bệnh viện đã có hệ thống thông tin khá hoàn chỉnh. Công việc này đòi hỏi có sự liên hoàn ở tất cả các khâu và nên thực hiện ở giai đoạn sau cùng của việc phát triển hệ thống quản thông tin bệnh viện. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Y HỌC (15/04/2010) Trang in I. CHẨN ĐOÁN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng (chẩn đoán lâm sàng) và các triệu chứng cận lâm sàng (chẩn đoán cận lâm sàng). Trong chẩn đoán cận lâm sàng thì chẩn đoán dựa trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy y tế (chẩn đoán hình ảnh) ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhất là ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị, máy y tế hiện đại, công nghệ cao có các phần mềm tin học hỗ trợ khiến cho hình ánh rõ nét và chính xác hơn. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phong phú, như chẩn đoán qua hình ảnh X quang, hình ảnh siêu âm, siêu âm - Doppler màu, hình ảnh nội soi (mà thông dụng là nội soi tiêu hoá và nội soi tiết niệu) hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scanner- CT. Scanner), hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging-mrl) Chẩn đoán hình ảnh đã góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác, kịp thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Như dựa trên hình ảnh siêu âm, người thầy thuốc có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ, ) và phát hiện các khối bất thường nếu có. Từ hình ảnh siêu âm tim có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn. Trong sản khoa, siêu âm giúp xác định và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ; hình ảnh CT Scanner giúp thầy thuốc xác định được một số bệnh ở sọ não, đặc biệt là xác định máu tụ nội sọ, khối u não; chụp cộng hưởng từ hạt nhân xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể (nếu có). Các thiết bị và máy y tế về chẩn đoán hình ảnh ngày càng ứng dụng nhiều hơn về công nghệ thông tin, các phần mềm cho các máy Y tế ngày càng được nâng cấp, nhất là khi kỹ thuật số ra đời và phát triển đã ghi nhận và phân tích tín hiệu rất tốt, cho hình ảnh sâu hơn, chất lượng ảnh tốt hơn. Hơn nữa việc giao diện giữa các thiết bị và máy y tế kỹ thuật cao với hệ thống máy tính dùng trong quản tại bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau ngày một nhiều, nên các giao thức truyền ảnh trên mạng được dưa ra (có một chuẩn chung thống nhất, chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán, giảm nhẹ gánh nặng đường truyền), tạo nên phòng “hội chẩn ảo" giữa các chuyên gia y tế ở xa nhau. II. MỘT SỐ CÁC CHUẨN HÌNH ẢNH ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ Các máy thiết bị và máy y tế chẩn đoán hình ảnh đầu tiên khi mới ra đời chỉ là tín hiệu dạng sóng (Analog) đưa lên màn hình VIDEO của máy. Theo thời gian, máy được chế tạo ngày càng có cấu hình cao hơn và chuyển dần sang tín hiệu số, các phần mềm xử tín hiệu lưu trữ thông tin số ngay tại các máy đó (ví dụ máy siêu âm có thể lưu được 5000 ảnh của bệnh nhân gần đây nhất). Tuy nhiên, dần từng bước khi có các điều kiện đặt ra và nhu cầu giao tiếp giữa các máy với nhau (ví dụ: máy CT Scanner chuyển cho máy chiếu tia Coban ) và truyền ảnh số giữa các vùng với nhau để trợ giúp chẩn đoán thì các chuẩn dữ liệu chung về hình ảnh của y tế dần ra đời. Vì vậy, các máy y tế ngày nay có gắn thiết bị tin học thì đã sẵn sàng đưa ra các tín hiệu thông qua các D-Shell chuẩn như COM, LPT hoặc USB port. Tuy nhiên, phần tín hiệu đưa ra các cổng này tuỳ nhà cung cấp trang bị phần mềm khi người sử dụng yêu cầu. Tuy nhiên có nhiều chuẩn để truyền ảnh trên mạng như chuẩn PACS (Picture Archiving and Communication System) là hệ thống lưu trữ, xử và truyền ảnh động, hoặc mạng xử và truyền ảnh số hoá DICOM (Digital Imaging and Communications in Medicine). Tất cả các chuẩn này có chung một tiêu chí là nén ảnh ở mức độ tối đa để giảm kích thước lưu trữ, giảm kích thước khi truyền trên mạng, có các mức độ phân giải khác nhau khi truyền. Nếu hình ảnh không cần chất lượng cao thì có thể truyền ở độ phân giải thấp và khi cần độ nét để chẩn đoán với chất lượng cao thì truyền ảnh với các độ phân giải cao hơn, nhưng tốc độ truyền trên mạng sẽ chậm đi nhiều. Các ảnh truyền thường là các ảnh về X quang, ảnh siêu âm, ảnh nội soi, ảnh CT Scanner Việc truyền ảnh này giúp cho hỗ trợ chẩn đoán từ xa, cho các thầy thuốc, học viên, sinh viên học tập và nghiên cứu. Hiện tại việc ứng dụng lưu trữ ảnh theo các chuẩn nhất định ở Việt Nam vẫn chỉ dược lưu trữ trên một máy mà không có sự giao lưu giữa các máy với nhau, như vậy dung lượng lưu trữ không cao và không có khả năng trợ giúp trong chẩn đoán và không thể là dữ liệu dùng chung trong bệnh viện. Một số nơi có các MINI-PACS mang tính chất thử nghiệm truyền qua lại trong một mạng LAN hoặc Intranet (mạng ở Bệnh viện chợ Rẫy, Trung tâm chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh). Việc ứng dụng rộng rãi trợ giúp từ xa qua Telemedicine ở Việt Nam còn hầu như chưa được ứng dụng, trong khi đó các nước đã và đang ứng dụng tương đối rộng rãi kỹ thuật này nhất là các nước phát triển. Các máy y tế đời cũ không có cổng giao diện, không có tín hiệu ảnh số, việc nghiên cứu chế tạo ADC card chuyển đổi ở một số máy đã được nghiên cứu nhưng chưa nhiều và các phần mềm xử ảnh chuyển đổi chất lượng chưa cao. III. MỘT SỐ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 1. Ứng dụng CNTT trong X quang (Teleradiology) Việc trợ giúp chẩn đoán, lưu trữ tư liệu và nghiên cứu hình ảnh X quang là một trong những ứng dụng tin học phổ biến nhất trong các mạng PACS và Telemedicine. Việc chuyển tín hiệu từ máy chụp X quang lên phòng mổ Chấn thương chỉnh hình đã được nhiều nước áp dụng phổ biến, ở Việt Nam một số cơ sở đã áp dụng phương pháp này, việc ứng dụng này đã cung cấp cho phẫu thuật viên trong khi mổ có hình ảnh trực tiếp giúp cho việc mổ được tiến hành hiệu quả hơn, tốt hơn. 2. Xử ảnh, nhận dạng ảnh trong chuyển đổi ảnh nội soi từ tín hiệu Analog sang Digital và hệ trợ giúp chẩn đoán Ngày nay, Nội soi dạ dày ở Việt Narn là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành (2 phần 3 trong số các bệnh viện cấp tỉnh đã được trang bị máy nội soi và thực hành tốt kỹ thuật này. Tuy nhiên, các kỹ thuật nội soi tá tràng can thiệp, nội soi đại tràng bằng ống soi mềm hầu như chưa được triển khai ở Việt Nam. Các máy nội soi có cấu hình cao, số hoá được các tín hiệu ảnh và lưu trữ, truyền được ảnh nội soi còn hiếm ở nước ta. Dưới đây là sơ đồ việc nghiên cứu nối ghép chuyển đổi thế hệ máy nội soi đời cũ tín hiệu ảnh Analog dùng phần mềm và ADC card chuyển đổi, nhận dạng, sang kỹ thuật ảnh số, phục vụ cho việc chẩn đoán của các chuyên gia y tế chính xác hơn. Lợi ích của ứng dụng ảnh kỹ thuật số: Với việc nối ghép máy vi tính với máy nội soi cùng phần mềm xử ảnh nhận dạng ảnh, cũng như phần mềm chẩn đoán trợ giúp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nội soi dạ dày - tá tràng phát triển và hoàn thiện với nhiều ưu việt. Giá thành chi phí về phim ảnh cho một bệnh nhân sẽ rẻ đi vì có thể lưu trữ ảnh rồi in trực tiếp trên máy in màu và cho ra kết quả ngay; có ảnh số chất lượng cao cho nhiều người cùng hội chẩn để chẩn đoán; có mạng nơ ron để thu nhận và nhận biết các triệu chứng tổn thương. Từ các triệu chứng của tổn thương này, kết hợp với mắt nhìn trực tiếp cảm nhận được, cùng với các triệu chứng lâm sàng và vị trí thương tổn từ ngoài đưa vào thông qua hệ trợ giúp chẩn đoán sẽ cho kết quả của máy tự chẩn đoán. Phần kết quả máy tự chẩn đoán này sẽ là phần trợ giúp đắc lực cho các vùng kinh nghiệm về nội soi này còn hạn chế. Với cơ sở dữ liệu và ảnh được lưu trữ lại trong máy giúp ta có cơ sở để so sánh giữa các lần soi khác nhau trên cùng một bệnh nhân và là nguồn dữ liệu quan trọng để nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, với tương lai không xa việc nối mạng tới từng khoa phòng trong bệnh viện được thực hiện thì hệ nhận dạng ảnh nội soi là trợ giúp chẩn đoán nội soi này sẽ được truyền trên mạng cho các khoa phòng liên quan có thể cùng tham gia hội chẩn để thống nhất chẩn đoán bệnh. 3. Telemedicine Sử dụng Internet hoặc các mạng riêng của từng chuyên khoa như chấn thương, XQuang, hoặc giải phẫu bệnh các ứng dụng của Telemedicine được tiến hành với nhau mục đích: trợ giúp chẩn đoán từ xa, truyền ảnh cho nhau giữa các mạng cục bộ, hội chẩn qua mạng, họp giao ban y tế qua mạng các tài liệu được truyền có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh Telemedicine ở Việt Nam chưa phát triển do cơ sở hạ tầng và chi phí đường truyền quá đắt, đường truyền trên Internet ở Việt Nam dùng hiện nay chỉ là đường truyền tốc độ thấp theo đường điện thoại công cộng PSTN (Public Swiched Telephone Network) giới hạn ở 64 Kbps, tương lai có thể dùng đường ISDN hoặc X25 của CPNET. Còn ở trên thế giới, các trung tâm kết nối với nhau bằng đường truyền tốc độ cao, hỗ trợ đọc phim hình ảnh y tế giữa các bệnh viện với nhau đặc biệt ở các nước phát triển Telemedicine sử dụng rất rộng rãi và có hiệu quả tốt. - Chuyển ảnh giữa các chuyên khoa liên quan đến nhau: Chạy tia Coban cần ảnh chính xác của CT Scanner, ảnh CT được đưa sang máy chạy tia qua mạng nội bộ để giúp cho việc điều khiển máy chạy tia Coban chính xác. Khoa chấn thương cần ảnh chẩn đoán trên mạng bệnh viện của khoa X quang. 4. Trợ giúp chẩn đoán, điều trị và đào tạo chỉnh hình từ xa cho tuyến trước. Hình ảnh X Quang, hình ảnh lâm sàng lúc bệnh nhân vừa bị xảy ra tai nạn (dùng máy ảnh số chụp) từ địa phương khác nhau, các tuyến chuyên khoa khác nhau được truyền lên tuyến trên để xin ý kiến của các chuyên gia giỏi giúp cho việc chẩn đoán và xử trí được tốt ngay từ tuyến dưới (đây thực chất là một kiểu Telemedicine), chuyển tải ảnh qua hệ thống thông tin lưu trữ hình ảnh (PACS). Phương thức truyền ảnh có thể dùng Email với những nơi chưa có đường truyền tốt, hoặc trong tương lai dùng đường truyền trực tuyến qua đường X25 của chính phủ. IV. KẾT LUẬN Việc ứng dụng CNTT trong các thiết bị và máy y tế với các phần mềm chuyên dụng đã tạo ra bước phát triển đột phá trong việc ghi hình ảnh có chất lượng cao các cơ quan bị bệnh của cơ thể con người, giúp cho các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh khách quan hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn nhiều. Với việc lưu trữ và truyền ảnh giữa các khoa, phòng trong bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau đã tạo ra phòng "Hội chẩn ảo", góp phần quan trọng vào việc sử dụng trí tuệ tập thể, đặc biệt là trí tuệ của các chuyên gia y tế giỏi, chuyên gia đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người bệnh ở nhiều vùng đất nước khác nhau, thậm chí giữa các nước khác nhau trên thế giới. ứng dụng và phát triển CNTT Y tế đang là một đòi hỏi bức xúc của Ngành Y tế Việt Nam, nhằm xây dựng nền y tế Việt Nam hiện đại, có công nghệ và kỹ thuật y học cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. . ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ XÉT NGHIỆM (15/04/2010) I. ĐẠI CƯƠNG Việc quản lý xét nghiệm là một yêu cầu bắt buộc. như Quản lý bệnh nhân Quản lý bác sĩ điều trị Quản lý dược Quản lý vật tư tiêu hao Quản 1ý viện phí Ngược lại nếu quản lý xét nghiệm tốt sẽ có giúp quản lý

Ngày đăng: 16/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w