Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiềunhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam.. ĐBS
Trang 1TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về Tây Nam Bộ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Loan Lớp : Kinh tế vận tải ô tô
Trang 2Các tỉnh miền tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.
Hậu Giang
Kiên Giang
Long An
Sóc Trăng
Tiền Giang
Trà Vinh
Vĩnh Long
Trang 3Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiềunhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a) Địa lý tự nhiên
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩxã MĩĐức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Mĩxã TânĐiền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã MĩxãLộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (xã MĩhuyệnĐất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)
Các tỉnh miền tây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diệntích 39734km² Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắcgiáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam làBiển Đông
Nằm ở phần cuối bán đảo Đông Dương, liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nên có mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ, đa dạng
Nằm gần đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương, gần Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, khu vực kinh tế năng động của khu vực và thế giới Đây là những thị thị trường và đối tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triển của vùng
b) Khí hậu
Trang 4Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng Nhiệt độ trung bình 28 C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trungbình cả năm 2226-2709 giờ Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra
ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt
mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão Những đặc điêm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, tạo ra một thảm thựcvật và một quần thể động vật phong phú đa dạng nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực-thực phẩm, phat triển sản xuất chế biến sản phẩm nông-thủy-hải sản lớn nhất
cả nước Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Đồng bằng sông Cửu Long
2.Tài nguyên
a).Sông ngòi
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê kong và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rỏ rệt Lượng nước bình quân của sông Mê kong chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phú sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi tụ đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông rạch lớn nhỏ chằng chịt thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,sông Mê kong là nguồn nước mặt duy nhất Về mùa khô, lượng mưa trunh bình hàng năm dao động từ 2400 mm ở vùng phía tây Đồng bằng Cửu Long đến 1300 mm ở vùng trung tâm và 1600 mm ở
Trang 5vùng phía đông Về ở lũ, thường xảy vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật :+Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa,phù du, ấu trùng+Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển
+Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn
Đồng bằng sông Cửu Long co trữ lượng nước ngầm không lớn
Trang 6b) Biển
Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển kín giới hạn từ 105000E về phíaTây, ba mặt là đất liền, thông ra biển Đông ở phía Đông Nam với diệntích thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 59.430 km2
Thềm lục địa biển Tây Nam Bộ có độ sâu tăng dần tương đối đều đặn từ
bờ ra giữa vịnh, nền đáy trong vịnh tương đối bằng phẳng, chỉ có khuvực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp, có nhiều rãnhngầm và đồi ngầm Độ sâu vùng biển không lớn, thường 30-40m, chỗsâu nhất không quá 80m Bờ biển lồi lõm với nhiều vụng, vịnh nhỏ, chấtđáy chủ yếu là cát bột và cát Thời tiết ở đây thể hiện hai mùa rõ rệt làĐông Bắc và Tây Nam với chế độ mưa, dòng chảy, độ mặn khác nhautạo nên sự phong phú trong khu hệ sinh vật cư trú ở đó
Nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ thể hiện rõ sự đa dạng sinhhọc của biển nhiệt đới Ở đây, tồn tại hầu hết các hệ sinh thái biển và ven biển điển hình như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi bồi
và vùng triều, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài sinh vật biển Kết quả nghiên cứu nguồn lợi ở đây đã thống kê 296 loài/nhóm loài thuộc 91
họ hải sản khác nhau, trong đó nhóm cá bắt gặp 228 loài, nhóm tôm bắt gặp 33 loài tôm và nhóm mực bắt gặp 16 loài Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ ước tính khoảng trên 1 triệu tấn, chiếm 21% tổng trữ lượng nguồn lợi của toàn vùng biển Trữ lượng nguồn lợi hải sản đánh được bằng lưới kéo đáy ước tính khoảng 124 ngàn tấn
Dựa trên tập tính phân bố, nguồn lợi cá biển có thể được chia thành các nhóm chính, gồm: cá nổi nhỏ, cá nổi lớn, cá đáy, cá rạn san hô Mỗi nhóm có những nét đặc trưng riêng về khu vực cũng như phạm vi phân
bố Vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu không lớn, sự phân bố của các
Trang 7nhóm cá biển tồn tại sự pha trộn nhất định, đặc biệt là giữa các nhóm cá nổi và nhóm cá đáy.
c) Đất đai
Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65% Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90% Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khẳ năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5% Các nhóm đất chính
ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm:
Đất phù sa sông (xã Mĩ1,2triệuha):Các loại này tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này
Đất phèn (xã Mĩ1,6triệuha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân Nhóm đất này cũng baogồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và
Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau Đất nhiễm mặn (xã Mĩ0,75triệuha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và
ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô Các loại đất khác (xã Mĩ0,35triệuha): Gồm đất than bùn (xã MĩvùngrừngUMinh), đất xám trên phù sa
Trang 8cổ (xã Mĩcực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và đất đồi núi (xã Mĩphía Tây Bắc Đồng bằng sông Cửu Long) Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều.
-e) Hệ sinh thái và động vật
-Hệ sinh thái:
Sông Mê kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ
bị tác động và không thể được do quản lý Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các
hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long Việc quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thựchiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được
3 hệ sinh thái tự nhiên Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” vềmôi trường Những nét đặctrưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:+Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn Trong số các rừng ngập
Trang 9mặn còn lại, trên 80% (xã Mĩkhoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và
Cà Mau
+Hệ sinh thái đầm nội địa (xã Mĩrừng Tràm):
Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bịngập theo mùa Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng Cây tràm thích nghi được với cácđiều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn
Trang 10+Hệ sinh thái cửa sông:
Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyểnchất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển Hệ sinh tháicửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi
trường và do các thay đổi của chế độ nước (xã Mĩnhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này
Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộcvào cửa sông Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông
-Hệ động vật
Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và
bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá Số lượng và tính đa dạng của hệđộng vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn cònlại Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú Chúng tập trung chủ yếu
Trang 11trong những khu rừng tự nhiên (xã Mĩrừng U Minh và Bảy Núi) Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loàichim di trú Trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của cácloài diệc, vòvằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92loài chim đã được xác định Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim
đã được ghi nhận Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
h) Khoáng sản
Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau:-Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long ởphía Nam Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.-Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi.-Bể trầm tích Thổ Chu –Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến
440 triệu tấn Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3 Sét gạch ngói
có trữ lượng đến 40 triệu m3 Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm Than bùn có lượng 370triệutấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải
2.Kinh tế xã hội
a) Dân số
Trang 12Dân tộc: ĐBSCL gồm có 53 dân tộc cùng chung sống với nhau Nhiều
nhất là dân tộc Kinh (xã Mĩchiếm 92,0% dân số của cả vùng), kế đến là dântộc Khơ-me (xã Mĩ6,0%), Hoa (xã Mĩ1,0%: 177.178 người), Chăm (xã Mĩ15.823 người)
và một số dân tộc thiểu số khác (xã Mĩchiếm không quá 2%) Đồng bào
Khơ-me, Chăm và nhiều DTTS khác chủ yếu sống ở nông thôn Người Hoatập trung sống ở thành thị, với tỷ lệ cao hơn hẳn mọi dân tộc khác: 59%,
so với tỷ lệ dân thành thị của Vùng: 21,2%.(xã Mĩnăm 2009)
Năm 2009 dân số toàn vùng đạt 17,21 triệu người Mật độ dân số: 425người/km2, tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thànhthị là 21,2% (xã Mĩnăm 2009) ĐBSCL là một trong 2 vùng có mức sinh thấpnhất TFR: 1,84 con/phụ nữ Tỷ số giới tính khi sinh của ĐBSCL ở mứctrung bình nhưng vẫn là đáng lo ngại khi SRB là 109,9
Cơ cấu độ tuổi của vùng ĐBSCL có tỷ trọng trong độ tuổi lao động
15-59 cao: 67,6%, vừa là một lợi thế so với toàn bộ vùng nông thôn cảnước: 65,4%, đồng thời cũng tạo ra áp lực lớn trong vấn đề giải quyếtviệc làm Tỷ lệ độ tuổi 0-14 của vùng thấp hơn nông thôn toàn quốc(xã Mĩ21,5% so với 23,8%) và tỷ lệ trên 60 tuổi là tương đương (xã Mĩ10,9%) Cơcấu độ tuổi như vậy cho thấy chi phí xã hội dành cho giáo dục và y tếcủa vùng có thể thấp hơn nông thôn cả nước
b) Nông nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cảnước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tíchnuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượngthủy sản của cả nước Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long
An, Đồng Tháp, Tiền Giang Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếmhơn 50% so với cả nước Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần sovới lương thực trung bình cả nước Nhờ vậy nên Đồng bằng sông CửuLong là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước Ngoài ra cây ăn quảcòn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng nhưchất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh
Trang 13Nuôi nhiều ở Đồng tháp, Hậu Giang, Bạo Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Sảnlượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, BạcLiêu, Kiên Giang, An Giang Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sảnđang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp Tài nguyên rừng cũnggiữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn venbiển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm UMinh Cà Mau, Đòng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng
Trang 14nhiều nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (xã Mĩtăng 15.902 cơ sở), chủ yếu là kinh tế cá thể (xã Mĩ13.934 cơ sở) Kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm nhưng số lượng còn hạn chế (xã Mĩđến cuối năm 2008 có 83 cơ sở) Toàn vùng hiện có 65 Khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 26.511ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (xã Mĩcó 140 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD Tổng số cụm công
nghiệp đã được quy hoạch là 206 cụm, diện tích 33.044 ha, trong đó có
67 cụm đang xây dựng với tổng diện tích 9.754 ha Hiện có 32 cụm đã đivào hoạt động với tổng diện tích 3.816 ha, tổng vốn đầu tư 46.373 tỷ đồng, thu hút 109 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho 52.400 lao động
Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm
tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp trong vùng Tòan vùng hiện có 133 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất trên 690.000T/năm Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600T, tăng bình quân 21% trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008
Chế biến rau quả cũng là thế mạnh của vùng với sản lượng rau quả đónghộp đạt 14.709T năm 2008 Trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn nhất
là Công ty CP rau quả Tiền Giang có tổng công suất chế biến rau quả hộp, đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 T/năm
Ngành xay xát lương thực là ngành nghề truyền thống trong vùng, số cơ
sở xay xát phân bố đều khắp các tỉnh, thành phố với nhiều loại máy có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Sản lượng xay xát năm 2009 đạt 7.883.000T