1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2014 MÔN NGỮ VĂN

3 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 790,29 KB

Nội dung

Đề: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Phân tích “cấu trúc trùng điệp” trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Câu 2: (3 điểm) Diễn giả Trần Đăng Khoa từng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ: “Học tự tin từ thất bại để thành công, học khiêm nhường từ thành công để không thất bại”. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) để trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Câu 3: Chương trình cơ bản Anh/chị hãy cảm nhận về “dòng sông truyền thống gia đình” trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi). Chương trình nâng cao Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh). ------- ------- Kỳ thi thử Đại học GSTT.VN lần 3 năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 06/04/2014 tại Hà Nội và TPHCM Hẹn gặp lại các em! GSTT GROUP ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2014 Môn: NGỮ VĂN; khối D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – THI THỬ ĐẠI HỌC GSTT GROUP LẦN 2 NĂM 2014 1 Câu Nội dung Điểm Câu 1 Nêu khái niệm kết cấu: kết cấu là cách sắp xếp các hình tượng, hình ảnh, chi tiết, sự kiện…trong tác phẩm theo một cách thức nhất định nhằm thực hiện ý đồ thẩm mĩ, tư tưởng của tác giả. Nhận xét nghệ thuật nổi bật trong Rừng xà nu là kết cấu trùng điệp. 0.5 Phân tích kết cấu trùng điệp trong tác phẩm là sự trở đi trở lại của hình tượng cây xà nu, từ nhan đề, cấu trúc đầu cuối tương ứng, sự xuất hiện của hình tượng cây xà nu xuyên suốt toàn tác phẩm. 0.5 Tác phẩm là câu chuyện về tầng bậc các thế hệ dân làng Xô - man, đồng hiện trong tác phẩm, như một sự lặp đi lặp lại, hay đó là sự tiếp nối không bao giờ mất đi của liên tiếp các thế hệ anh hùng. 0.5 Tác dụng của kết cấu trùng điệp đối với sự thành công của tác phẩm. 0.5 Câu 2 Giải thích ý kiến: - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, dám nghĩ dám làm - Khiêm nhường là khiêm tốn và nhường nhịn trong quan hệ đối xử , không khoe khoang, không tranh giành với người khác Ý kiến đã nêu lên bài học hữu ích về thái độ sống của con người, nhất là người trẻ: phải luôn nhìn nhận chính xác, tin tưởng vào giá trị bản thân nhưng không được chủ quan, tự mãn để có thể đạt đến thành công 0.5 Học tự tin từ thất bại để thành công. Thất bại trong cuộc sống là điều tất yếu, không thể tránh khỏi, cần nhìn nhận thất bại với thái độ tích cực và có động lực, ý chí vươn lên. Tự tin từ thất bại thể hiện sự ý thức cao độ về năng lực bản thân, chủ động phát huy và luôn sẵn sàng phấn đấu để đạt đến thành công Học tự tin từ thất bại để thành công là một thái độ sống đầy chủ động, tích cực, biểu hiện ở các phương diện: không sợ sai, sợ khó, học kinh nghiệm từ vấp ngã, tin tưởng vào năng lực bản thân, luôn cố gắng khắc phục thiếu sót hướng đến thành công,… 1 Học khiêm nhường từ thành công để không thất bại Thành công là điều ai cũng mong muốn, nhưng giữ được thành công khi đã đạt được lại bị nhiều người bỏ qua. Thành công không tồn tại mãi mãi, nó không có nghĩa là ta đã đủ tài, đủ tốt để thôi phấn đấu. Học khiêm nhường từ thành công là để biết mình biết người, nhìn nhận thiếu sót của bản thân và rút kinh nghiệm để có thể bước đến nấc thang thành công cao hơn. Học khiêm nhường từ thành công là thái độ sống đầy trưởng thành, bản lĩnh, biểu hiện ở các phương diện: nhận thức được thiếu sót của mình, đánh giá cao khả năng của người khác và xem đó là động lực để tiếp tục cố gắng, không chủ quan mà luôn có ý chí cầu tiến,… Việc học tự tin từ thất bại và học khiêm nhường từ thành công đều là biểu hiện của con người có bản lĩnh và là thái độ sống cần có của những ai muốn chạm đến thành công; cần phê phán những con người tự cao tự mãn khi thành công cũng như tự tin, nhụt chí khi thất bại… 1 Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm quan trọng của thái độ ứng xử khi thành công cũng như khi thất bại, không ngừng rèn luyện và phấn đấu để ngày càng trưởng thành, bản lĩnh, có thể đối diện và vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Liên hệ bản thân: tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng trên tinh thần chân thành, nghiêm túc, cầu tiến và rút ra bài học thực tế. 0.5 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – THI THỬ ĐẠI HỌC GSTT GROUP LẦN 2 NĂM 2014 2 Câu 3a. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm 0.5 “Dòng sông truyền thống gia đình” xuất hiện qua lời nói của chú Năm, qua cuốn sổ ghi chép lịch sử gia đình của chú. Dòng sông truyền thống gia đình trong truyện là “dòng sông” về truyền thống yêu nước, yêu gia đình, anh hùng, bất khuất. 0.5 Khái quát về các nhân vật: tất cả nhân vật trong tác phẩm đều có chung huyết thống và truyền thống nên có cùng một khuôn hình từ ngoại hình đến tính cách. Ở họ toát lên những phẩm chất cách mạng yêu nước, căm thù giặc, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất. Họ yêu thương đùm bọc nhau, ai cũng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, luôn mang trong mình khát vọng được viết tiếp truyền thống ấy. Họ là những nhân vật được xây dựng bằng bút pháp sử thi chính vì vậy, những nhân vật này đã trở thành điển hình tiêu biểu nhất cho con người miền Nam trong kháng chiến. 0.5 Má của Việt: nhân vật hiện lên là một người má cần cù chịu khó, đầy yêu thương và cũng rất kiên cường trong cuộc sống và trong chiến đấu. Má Việt chính là biểu tượng cho người mẹ Nam bộ. Người phụ nữ ấy đã ngã xuống để tô đậm thêm trang sử vàng của gia đình để tiếp tục khơi thông dòng sông truyền thống cho những đứa con theo đó mà tiếp bước. 0.5 Chú Năm là người dân Nam bộ ham sông, ham bến, thật thà, bộc trực và vui tính. Chú rất giàu tình cảm có tâm hồn lãng mạn nhất là những khi cao hứng cất tiếng hò. Chú Năm chính là kho sử thi sống, là người ghi cuốn sổ biên niên của gia đình, là người giáo dục con cháu phát huy tinh thần của những người thân yêu đi trước đã ngã xuống vì đất nước. 0.5 Nhân vật Việt: là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện rõ nhất những phẩm chất tính cách anh hùng, là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân dân Nam bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Việt là một người ngây thơ, hồn nhiên. - Việt là người giàu tình cảm, yêu thương gia đình sâu đậm. - Việt là một chiến sĩ trẻ vô cùng bất khuất, kiên cường, gan dạ. 1 Nhân vật Chiến: còn đôi nét ngây thơ nhưng tỏ ra già dặn hơn hẳn em. Chiến thể hiện là một cô gái đảm đang, tháo vát, biết nhường nhịn, biết chăm sóc em, tính toán việc nhà… Chiến còn là một cô gái mới lớn hay e thẹn, đầy nữ tính. Nhưng cũng mang đầy đủ phẩm chất anh hùng của một nữ chiến sĩ. Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam cầm súng đánh Mỹ trả thù nhà, đền nợ nước. 0.5 Đánh giá: từ sự phân tích các nhân vật có thể khẳng định những nhân vật trong truyện là những con người kết tinh những phẩm chất cao đẹp trong chiến đấu của nhân dân Nam bộ. Họ là những người chiến đấu quên mình vì tổ quốc, gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử cao cả. 0.5 So sánh với các tác phẩm cùng thời để thấy rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của tác phẩm. 0.5 Câu 3b. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm 0.5 Vẻ đẹp tâm hồn người con gái trong tình yêu là vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. 0.25 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – THI THỬ ĐẠI HỌC GSTT GROUP LẦN 2 NĂM 2014 3  Kỳ thi thử Đại học GSTT.VN lần 3 năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 06/04/2014 tại Hà Nội và TPHCM Hẹn gặp lại các em! Qua hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động những trạng thái tình cảm trong tình yêu của người phụ nữ. Hình tượng sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái, là sự hóa thân của nhân vật trữ tình. Mỗi cung bậc tâm trạng của người con gái đang yêu đều được thể hiện tương ứng với một đặc tính của sóng. Sóng – em là hai hình tượng song hành tròn bài thơ. 0.25 Vẻ đẹp tâm hồn được tác giả nhấn mạnh qua những khía cạnh: chân thành và đằm thắm trong tình yêu đôi lứa; sôi nổi mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu qua đó cho thấy sự dũng cảm và giàu lòng tự trọng của người con gái. 0.25 Khát khao tự khám phá, nhận thức bản thể, khát khao vượt ra khỏi những giới hạn chật chội, tìm đến những miền bao la để hiểu chính mình. 0.5 Người con gái đang yêu thể hiện tình cảm trực tiếp chân thành không hề dấu diếm, đó là khát vọng được hiểu thấu tình yêu, được nhớ nhung mãnh liệt trong tình yêu, và cao nhất, mãnh liệt nhất là vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu. 0.5 Khát vọng mãnh liệt hướng tới xây đắp một tình yêu thủy chung son sắt, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để đến với tình yêu. 0.25 Tình yêu của người con gái là tình yêu trong sáng, không vụ lợi, thể hiện sự trong trắng trong tình cảm và động cơ trong sáng của tình yêu. 0.25 Tình cảm của người con gái là tình cảm dâng hiến chân thành, mạnh dạn, dám bộc lộ mình và đây cũng chính là tình cảm rất người, rất nhân văn, bản thể. 0.25 Tuy chủ động mạnh mẽ, nhưng tình yêu của người con gái vẫn mang đậm chất nữ tính với yêu cầu, đòi hỏi cao nhất là mình được yêu thương hết lòng, là sự thủy chung của người bạn đời mình đã chọn. 0.25 Đến với tình yêu, người con gái đã cảm nhận được sự mong manh của cuộc đời trong dòng chảy thời gian vì thế, khát vọng được yêu càng trở nên mãnh liệt, sự khát khao có một tình yêu bền vững trong thời gian càng trở nên cấp bách. 0.25 Tình yêu gắn liền và đi đôi với hạnh phúc gia đình. 0.25 Những nét nghệ thuật đặc sắc: thể thơ, cấu tứ, giọng điệu,… 0.5 Liên hệ với các tác phẩm khác: dân gian, hiện đại… 0.5 Khái quát về vẻ đẹp tình yêu, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu 0.25 . cầu tiến và rút ra bài học thực tế. 0.5 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – THI THỬ ĐẠI HỌC GSTT GROUP LẦN 2 NĂM 2014 2 Câu 3a. Giới thi u chung về tác giả. KHỐI D – THI THỬ ĐẠI HỌC GSTT GROUP LẦN 2 NĂM 2014 3  Kỳ thi thử Đại học GSTT.VN lần 3 năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 06/04 /2014 tại Hà

Ngày đăng: 15/03/2014, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w