Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng.. Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt nhạt, mờ mờ.Nguy
Trang 1Kinh nghiệm Giáo dục
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là “ Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra” Vì thế trong cuộc sống hàng ngày, muốn mọi người cùng nhận ra điều mình thấy, đã làm, đã sống….Chúng ta cần miêu tả Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản phẩm, là sự đúc kết của việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học Đọc xong bài văn chúng ta có thể thấy ngay được kết quả của việc dạy và học
Trong thực tế của trường tiểu học hiện nay, ở một số tiết học GV còn nói nhiều, GV chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt HS học nhiều, yêu cầu HS nhớ nhiều để bắt chước rồi “ làm Văn” Do vậy về phía HS còn có những hiện tượng phổ biến như :
+ Vay mượn tình ý của người khác, thường là của một bài văn mẫu Nói cách khác HS thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu Khi làm các em biến thành bài làm của mình không kể đề bài quy định như thế nào Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhằm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của HS mình Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau
+ Miêu tả hời hợt chung chung; Không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt nhạt, mờ mờ.Nguyên nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả
+ Về phía GV dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như sau : Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các kĩ năng làm bài là qua phân tích các bài văn mẫu
_ Để đối phó với việc HS làm bài kém, để đảm bảo “ chất lượng” khi kiểm tra thi cử, nhiều GV cho HS thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc quá vào “ văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”
- Ra đề văn miêu tả không cần biết đến có thích hợp với HS hay không
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng một nguyên nhân cần nói ở đây là hiện tượng quá “ lệ thuộc” vào SGK Nghĩa là từ khâu ra đề đến khâu nêu dàn ý câu văn mẫu….tất cả đều nhất nhất theo SGK không sai một chữ nào cho dù đề bài nói đến đối tượng miêu tả không có ở địa phương hoặc không phù hợp với HS…
Nguyên nhân trên đã tạo cho HS thói quen bắt chước, lười suy nghĩ…… Để khắc phục tình trạng đó , Chúng ta cần chú ý đến một số biện pháp tích cực sau
2/ Biện pháp cụ thể :
Chống lối dạy học theo “ mẫu”, giúp HS “rèn luyện bộ óc”, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức……
- Đảm bảo tính chân thực của bài văn miêu tả, không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những đánh giá trừu tượng về sự vật, sự việc….Bài văn miêu tả phải bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả kết hợp với kinh nghiệm sống, với trí tưởng tượng, của các em trước đối tượng miêu tả
- Đảm bảo yêu cầu thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chính của tiết học, lấy sự hình thành kĩ năng viết một
Trang 2bài văn miêu tả ( gồm kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ, đặt câu… ) làm yêu cầu chính của tiết học Trên cơ sở thầy hướng dẫn trò tiến hành các hoạt động học tập để qua đó rút ra lý thuyết văn miêu tả, hình thành
kĩ năng miêu tả
- Đảm bảo tính thống nhất của quá trình học văn miêu tả Nói cách khác có sự liên tục kế tiếp nhau và thừa kế nhau giữa các tiết học văn miêu tả, giữa các thể văn miêu tả… Sao cho việc rèn kĩ năng nắm vững yêu cầu, thể loại văn miêu tả ngày càng tốt hơn
- Để thực hiện tốt các biện pháp và yêu cầu trên tôi phải dứt khoát về mặt nhận thức Thấy rõ nhược điểm cách dạy của mình, kiên quyết từ bỏ các nhược đó Thực hiện tốt các yêu cầu trên, từ hình thức tổ chức lớp học tới hoạt động của thầy và trò trong lớp đều có sự thay đổi Muốn quan sát trực tiếp đối tượng tiết học quan sát, tìm ý tôi không tiến hành giữa 4 bức tường mà tiến hành giữa thiên nhiên….( Xu-khôm-lin-xki, nhà giáo dục Xô Viết đã cho rằng : Việc
HS tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy… là con đường hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ.Ong phê phán các tổ chức học tập tách HS với thế giới xung quanh).Đồng thời
về mặt trậ tự và nề nếp học tập không thể quan niệm đại khái, HS có thể tự do lựa chọn vị trí quan sát, các em có thể trao đổi nhỏ với nhau
+ Về phương pháp cụ thể , tôi thay những phương pháp ( thầy nói là chính, nói nhiều , nói dài, xen vào đó có hỏi
HS một vài câu….), xây dựng các thói quen làm mới : Làm người tổ chức, người hướng dẫn HS hoạt động, chú ý tới từng cá nhân HS, tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng chủ quan………Vì vậy phải bồi dưỡng rất nhiều về lí luận, về kiến thức văn miêu tả cũng như phương pháp dạy bộ môn
- Tính chân thật đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết sát thực : Tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện những nét đẹp đẽ đúng đắn tư tưởng tình cảm của HS khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả
Ví dụ : Trong đề bài “ Quan sát, miêu tả cái cối đậu” hoặc “Quan sát cây cà chua, cây xoan ( cậy sầu đâu)……” Đây là đồ vật và các loại cây mà ở thành phố các em chưa gặp bao giờ và không biết
Đầu tiên phải cho các em xem tranh, hướng dẫn các đặt điểm từng bộ phận của đồ vật cũng như về loại câu mà với vốn sống của một GV tôi cung cấp cho các em; Đối với nhận thức tiếp thu của HS không nên đòi hỏi cao mà theo tôi cần phải để các em cảm nhận từ từ…
Do đó chúng ta cần hướng dẫn để các em dần dần nhận ra những mặt được và chưa được của mình một cách đúng mức Chính qua việc làm như vậy, tôi đã giúp các em luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống xung quanh, góp phần hình thành nhân cách của người HS
Trong việc dạy văn không thể không chú ý đến dạy từ, dạy câu phải dạy cho HS biết suy nghĩ tìm tòi, từ những câu đơn bình thường, tiến hành cho các em biết viết câu hay, câu dài bằng cách thêm thành phần phụ bằng các từ gợi cảm, từ so sánh, từ nhân hóa ( phép tu từ hoặc thay thế các từ gần nghĩa ) sao cho sát hợp để cung cấp vốn từ ngữ cho các em khi làm các thể loại văn khác nhau Đã là văn thì tránh cho các em viết câu văn cộc lốc, không biết dùng biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh… Đôi khi dạy cho các em biết sắp xếp lại những câu văn thành một đoạn văn phù hợp, cũng rất cần thiết để các em thấy được thứ tự, trình tự của văn miêu tả theo thời gian, không gian hợp lý Hoặc những bài văn cụ thể của các em chưa biết sắp xếp ý Tôi hướng dẫn cho những em đó và yêu cầu các em lập lại trình
tự và thêm bớt một số từ cần thiết vào bài viết của mình
- Phải nắm vững yêu cầu nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học một thể loại miêu tả : phải quan sát – sắp
Trang 3xếp ý – lập dàn bài, mở riêng phần mở bài, kết bài – làm bài miệng hoặc viết, trả bài.
Mỗi tiết học trong quá trình trên có nhiệm vụ yêu cầu và nội dung nhất định, nhằm luyện tập một kĩ năng nào đó trong quá trình làm văn miêu tả Vì thế mỗi tiết học trong quy trình trên cần được đặt vào hệ thống chung khi phân tích, xem xét và đánh giá Làm như vậy sẽ tránh được thái độ nôn nóng vội vàng dẫn đến tham lam nhồi nhét Mỗi tiết học cần được tiến hành tới mức tốt nhất, việc thực hiện yêu cầu và nội dung đã đề ra Toàn bộ các tiết học trong một quy trình sẽ góp phần giúp cho các em hiểu lý thuyết hình thành các kĩ năng làm một thể văn miêu tả
- Bảo đảm yêu cầu xác thực trực tiếp khi học và làm bài miêu tả, coi việc tổ chức quan sát trực tiếp đối tượng miêu
tả là một nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp, các nhận xét ấn tượng, cảm xúc chính của mình thì các em mới bắt tay vào làm bài Tôi thấy đây là điều quan trong nhất khi dạy – học văn miêu tả Vì vậy bảo đảm giúp các em chuẩn bị quan sát tốt trước khi làm bài Đồng thời chú ý rèn luyện cho các em có được kĩ năng quan sát cần thiết Tuy vậy có một điều cần lư ý, trong khi hướng dẫn các em tập quan sát phải khéo léo khêu gợi để các em hoạt động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn
- Nếu yêu cầu quan sát trực tiếp, vậy có thể dùng bài mẫu khi dạy văn miêu tả không ? Tôi cũng vẫn dùng các bài văn mẫu khi dạy học văn miêu tả Điều đáng quan tâm nhất là dùng bài mẫu vào lúc nào và như thế nào ?
Nếu dùng bài mẫu cho HS thuộc lòng để sao chép lại hoặc lấy việc phân tích bài mẫu rút ra lý thuyết, rút ra kĩ năng thì không nên Tôi muốn các hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả của các em tự hình thành và hình thành một cách tự giác Chủ yếu qua hoạt động thực hành Tôi coi các bài văn mẫu có thể được dùng vào một khâu nào đó của quá trình giảng dạy như phân tích kết cấu, phân tích cách diễn đạt vì câu văn có hình ảnh, cảm xúc ……nhưng tuyệt đối không buộc HS phải viết như mẫu
Khi yêu cầu HS cần được quan sát trực tiếp đồ vật, con vật hoặc cây, cảnh……cần được miêu tả trước khi làm bài
Có người thắc mắc rằng : làm như vậy có hạn chế sức sáng tạo, trí tưởng tượng của các em không ?Có vi phạm nguyên tắc điển hình hóa hay không ? Theo tôi nhận th6ý rằng vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, các
em đang trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh Không quan sát trực tiếp các em lấy tư liệu đâu để miêu tả ? Các em dựa vào đâu để tưởng tượng sáng tạo Cần thấy rõ mức độ khác nhau giữa một bài tập làm văn miêu tả trong Nhà trường và một tác phẩm văn học Trong bài viết của các em cần có sự hư cấu, nhân hóa và so sánh để xây dựng được cách điển hình
- Hướng dẫn HS chuẩn bị làm bài văn miêu tả, với các đối tượng miêu tả các em đã quen biết hoặc quen thuộc tức
là tiếp xúc trong quá khứ
Nếu nay không có điều kiện trực tiếp để quan sát thì cần khơi gợi để các em nhớ lại những ấn tượng, cảm xúc, những nhận xét các em đã quan sát được trước đây ( xem tranh ảnh…… ) cũng là một biện pháp quan sát Còn đối với các đối tượng mới lạ ít tiếp xúc thì việc quan sát trực tiếp là không thể bỏ qua Để giúp các em quan sát được tốt cần có nhiều biện pháp cụ thể : khơi gợi hứng thú với vật, con vật, cảnh quan……
Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc… của bản thân
- Trong việc dạy học văn miêu tả thầy hướng dẫn, trò hoạt động, thầy khơi gợi, trò tư duy và tự lực làm việc
- Việc chấm, chữa bài văn miêu tả là điều không thể thiếu được Trong khi chấm bài tập làm văn là xem xét cả nội dung và hình thức bài văn trong thể tổng hòa sau đó đánh giá và cho điểm
Trang 4- Có thể tam thời tách bạch một số yếu tố như cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, bố cục nội dung tả từng phần, từng mặt Khi xem xet một bài văn miêu tả chúng ta cần đặt câu hỏi : bài làm có miêu tả chân thực đối tượng miêu tả hay không ? Bài văn càng miêu tả chân thực càng được điểm cao Bài văn giả tạo, sáo rỗng thì dù câu văn trôi chảy, thậm chí “ bay bướm” cũng phải cho điểm thấp
Cần dựa vào khía cạnh sau để đánh giá một bài văn miêu tả chân thực
+ Đối tượng được miêu tả đúng với bản chất của nó chưa ? Các chi tiết trong bài có thực không ? Có đúng, chính xác, hợp lý không ? Có cụ thể sinh động không ?
+ Tư tưởng tình cảm các em bộc lộ trong bài có thực không ? Có gắn với đối tượng miêu tả không? Có thể hiện những nét đúng đắn trong nhân cách người học sinh không?
+ Từ bố cục tới câu văn từ ngữ, các yếu tố đó đã giúp gì cho việc miếu tả chân thực
Tóm lại : Trong qúa trình dạy và học thì người thầy cần, thấy rằng bản thân phải có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết
phong phú thì cung cấp kiến thức cho các em mới được đảm bảo, đầy đủ Song việc dạy văn không thể gắn liền với các môn khác
Để khắc phục được những nhược điểm trong dạy và học nói chung dạy tập làm văn noí riêng Tôi quyết tâm đem hết khả năng của mình để học hỏi kinh nghi6ẹm giảng dạy và tự nghiên cứu đọc nhiều loại sách có liên quan đến việc dạy học Thầy cô không ngừng tôi luyện phương pháp giảng dạy để cung cấp tư liệu kiến thức cần thiết, chắc chắn cộng với phương pháp giảng dạy nhuần nhuyễn chắc chắn HS sẽ yên tân tâm và tin tưởng ở thầy ( cô) nhiều hơn