“Ưutiêntốcđộ”trongtăngtrưởng:Nên
chăng?
Rủi ro khi phát triển quá nhanh
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển
của một DN. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những DN phát triển nhanh mà bỏ
qua việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết cũng như tập hợp các nguồn
lực hợp lý thì rất hiếm khi thành công.
Nhìn chung, khi phát triển quá nhanh, DN sẽ không có nhiều thời gian để nghiên
cứu thị trường, kiểm định các giả thuyết, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa
nguồn lực.
Về mặt lý thuyết, phải thừa nhận, chiến lược “ưutiêntốcđộ” có thể mang lại
những lợi ích đáng kể cho DN. Một DN phát triển nhanh có thể đi tiên phong
trong thị trường, định hình các chuẩn ngành trong thị trường và dựng lên các rào
cản đối với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, eBay sẽ không thể nào thống trị được thị
trường đấu giá trực tuyến nếu không phát triển với tốc độ siêu nhanh như vậy.
Nhưng bản thân việc phát triển nhanh cũng chứa đựng rủi ro về “đốt cháy” nhanh
chóng các nguồn lực, cả tài chính lẫn nhân sự, trước khi DN tự ổn định, cùng với
các rủi ro khác như chưa nghiên cứu đầy đủ về tính kinh tế của mô hình kinh
doanh cũng như thực tiễn thị trường. Tóm lại, vấn đề đặt ra là DN cần phải biết
phát triển nhanh đến mức nào là thích hợp.
Một vài DN chọn tốc độ làm yếu tố tiên quyết và chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro
và lợi ích.
Tỷ lệ này khác biệt theo từng ngành và từng đối thủ cạnh tranh. Các DN này đều
nhận thấy lợi ích có được từ sự lựa chọn này có một số điểm chung: họ đều là
những người đặt nền móng đầu tiêntrong các thị trường rộng lớn, họ cố gắng
dựng lên các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh, và họ
kiểm soát trực tiếp các nhân tố kinh doanh quan trọng cần thiết để quản lý rủi ro
trong quá trình khởi sự DN.
Khi những yếu tố này được phát huy, phát triển nhanh rất có thể có giá trị hơn
nhiều so với rủi ro gặp phải.
Dựng các rào cản gia nhập thị trường
Gánh chịu các chi phí gia nhập thị trường sẽ trở nên vô nghĩa nếu đối thủ cạnh
tranh có thể nhanh chóng “đánh cắp” khách hàng của DN bằng cách sao chép
những gì DN đang làm. Phát triển với tốc độ “cực đại” chỉ có ý nghĩa khi DN biết
giữ và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như cô lập đối thủ cạnh tranh.
Một thương hiệu mạnh, số khách hàng thân thiết và đội ngũ nhân sự tài năng chưa
đủ tạo nên rào cản gia nhập thị trường hoặc chuyển thị trường, đơn giản vì lao
động có thể thay đổi, thương hiệu phải mất thời gian mới gầy dựng được và ngay
cả khách hàng thân thiết vẫn có thể dao động trước các chiêu tiếp thị của đối thủ
cạnh tranh. DN có thể dựng rào cản gia nhập thị trường bằng cách “đóng đinh” các
nguồn lực chính, hoặc tạo mối quan hệ thân thiết với những nhà cung cấp nguồn
lực chính.
Một thị trường tiềm năng rộng lớn
Ngay cả khi có thể dựng lên các rào cản gia nhập thị trường, phát triển nhanh vẫn
có thể gặp rủi ro, trừ phi DN có một thị trường tiềm năng rộng lớn, đủ đáp ứng sự
phát triển của DN trong 5 - 10 năm sắp tới. Và thị trường rộng lớn như vậy sẽ
mang lại doanh thu nhiều hơn so với chi phí gia nhập thị trường.
Bên cạnh đó, doanh thu lớn sẽ giúp sớm hoàn vốn đầu tư lớn đã bỏ ra để đẩy
nhanh tốc độ phát triển và bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Ví dụ, eBay có khả
năng tạo ra các thương vụ lớn trong suốt thời kỳ gia nhập thị trường kinh doanh
đấu giá trực tuyến từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C), bởi vì thị trường
đấu giá từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) mang lại doanh thu đủ lớn để bù
đắp những rủi ro khác.
Cuối cùng, không nên theo đuổi việc phát triển với tốc độ nhanh nếu như sự tồn tại
của DN phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chính
DN. Những yếu tố này có thể là các bất ổn về công nghệ, môi trường pháp lý thay
đổi nhanh chóng, một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đang chờ sẵn, hoặc các nguồn
lực chủ yếu đã bị các DN khác kiểm soát.
Như vậy, DN chỉ có thể sử dụng chiến lược “ưutiêntốcđộ” khi đáp ứng được cả
ba điều kiện: dựng được rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh,
có một thị trường tiềm năng rộng lớn, có thể kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, với
nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có lẽ rất khó cùng lúc đáp ứng được cả ba điều
kiện này. Thế nên, các DN tăng trưởng nhanh một mặt có thể tự hào với những
thành tích đã đạt được, mặt khác vẫn phải cẩn trọng khi lập kế hoạch cho tương
lai.
. “Ưu tiên tốc độ” trong tăng trưởng: Nên
chăng?
Rủi ro khi phát triển quá nhanh
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng. thừa nhận, chiến lược “ưu tiên tốc độ” có thể mang lại
những lợi ích đáng kể cho DN. Một DN phát triển nhanh có thể đi tiên phong
trong thị trường, định