Vốnngânhàngchạyvòngquanh
Trong lần thông báo đầu tiên, phát đi cuối chiều 18/11, Vietinbank cam kết
khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi có thể hưởng lãi cao nhất tới 13% một
năm trong ba tháng đầu tiên, sau đó sẽ điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần.
Ngoài ra, khách hàng còn được thưởng lãi suất và hưởng cách tính lãi linh
hoạt, mà nếu cộng dồn lại, lãi suất thực có thể vượt 13,3% một năm, ngang
ngửa với mức đỉnh 13,5% do một ngânhàng cổ phần công bố cách đây ít
ngày.
Tuy nhiên, sáng hôm sau, Vietinbank lại quyết định chỉnh sửa, đưa lãi suất
về 12% thay vì mức 13% một năm ban đầu. Các điều kiện ưu đãi như
thưởng hay tính lãi cho số ngày lẻ của định kỳ điều chỉnh lãi suất vẫn giữ
nguyên.
Đại diện ngânhàng lý giải phương án 13% được đưa ra nhằm tăng khả năng
cạnh tranh và tránh nguy cơ bị hút vốn bởi các ngânhàng nhỏ, những nơi đã
đẩy lãi suất lên cao hơn 13%. Còn nay phải đưa về 12% vì Vietinbank là
ngân hàng quốc doanh phải làm gương trong việc ổn định thị trường. Hơn
nữa Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank đang đảm đương vai trò Chủ tịch
Hiệp hội Ngân hàng, nơi vừa giành được sự đồng thuận của các thành viên
về việc giữ lãi suất huy động tiền đồng không quá 12%.
"Thực tình là trong hệ thống của chúng tôi đã có tín hiệu vốn bị chảy sang
các ngânhàng có lãi suất cao hơn. Chúng tôi làm gương, nhưng các ngân
hàng khác cứ tăng cao lãi suất thì chúng tôi thật thiệt thòi", vị đại diện này
than thở.
Nếu thực hiện theo phương án 13%, Vietinbank là ngânhàng quốc doanh
đầu tiên công khai chuyện vượt rào lãi suất đã cam kết. Trước Vietinbank,
một số ngânhàng quốc doanh khác đã áp dụng mức trên 12%, nhưng họ chỉ
dám làm "chui", cho phép khách hàng thỏa thuận để đẩy lãi suất tiền gửi lên
sát 13% một năm.
Câu chuyện Vietinbank đẩy lãi suất lên cao rồi lại giật xuống thấp cho thấy
một phần sự bí bách và căng thẳng trên thị trường tiền tệ hiện nay. Các ngân
hàng thi nhau đẩy lãi suất vượt mức đã cam kết, nhằm tăng cường vét vốn
cuối năm và đề phòng vốn của mình không bị ngânhàng khác giành mất.
Thực tế đã xảy ra trường hợp nhân viên ngânhàng nhỏ mang cả xe chở tiền
tới phòng giao dịch của ngânhàng quốc doanh mời gọi khách hàng của nhà
băng này về chỗ mình gửi với lãi suất cao hơn.
Một quan chức Hiệp hội Ngânhàng buồn bã cho rằng những gì diễn ra trên
thị trường tiền tệ hiện nay không chỉ vì nhu cầu vốn cuối năm tăng cao, mà
còn do nhiễu tín hiệu điều hành. Trong khi Ngân hàng Nhà nước phát tín
hiệu ổn định lãi suất để làm sao vừa kiềm chế lạm phát mà vẫn hỗ trợ doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, thì Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại
tuyên bố chủ trương của Chính phủ về việc để lãi suất vận hành theo cơ chế
thị trường.
"Các ngânhàng không biết đâu là tín hiệu đúng và dẫn tới tình trạng một số
thành viên Hiệp hội Ngânhàng đã không tuân thủ cam kết kiềm chế lãi suất.
Việc cạnh tranh bằng lãi suất thế này sẽ khiến dòng vốn hữu hạn trên thị
trường chạyvòng quanh, từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao", vị
quan chức này nói.
Theo vị quan chức này cuộc cạnh tranh không bình đẳng sẽ khiến ngânhàng
nghiêm túc thiệt thòi, nhưng thiệt thòi hơn cả chính là các doanh nghiệp phải
đi vay vốn sản xuất kinh doanh và những người lao động đang cần công ăn
việc làm.
. Vốn ngân hàng chạy vòng quanh
Trong lần thông báo đầu tiên, phát đi cuối chiều 18/11, Vietinbank cam kết
khách hàng mua chứng chỉ. hiện nay. Các ngân
hàng thi nhau đẩy lãi suất vượt mức đã cam kết, nhằm tăng cường vét vốn
cuối năm và đề phòng vốn của mình không bị ngân hàng khác giành