VàoWTO,đểngânhàngkhôngthuathiệt… Theo Thống đốcNgânhàng Nhà nước Lê Đức Thúy, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là động lực để ngành ngânhàng tăng tốc cạnh tranh, tránh thua thiệt ngay trên “sân nhà”. Thưa Thống đốc, với kết quả quá trình đàm phán gia nhập WTO,ngânhàng sẽ là một trong những lĩnh vực bắt đầu phải “mở cửa” dần theo lộ trình. Quan điểm riêng ông về vấn đề này như thế nào? Với việc gia nhập WTO chúng ta phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng. Các ngânhàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam. Và như vậy, sức ép cạnh tranh đối với các ngânhàng nội địa cũng tăng lên. Về phía các ngânhàng Việt Nam, đương nhiên sẽ gặp những khó khăn thách thức mới, cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh đểkhông bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà". Và chúng tôi cũng hiểu, đây cũng là động lực để ngành phát triển vững hơn, nhanh hơn. Tôi tin là sự chuẩn bị của các ngânhàng Việt Nam cũng bảo đảm vị thế cạnh tranh nhất định trong cuộc chi mới này. Bối cảnh ban đầu của ngành ngânhàng khi chúng ta chính thức gia nhập sẽ như thế nào, thưa ông? Bức tranh toàn cảnh về sở hữu ngânhàng sẽ có những thay đổi căn bản với việc các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ có thể từng bước nắm giữ cổ phần của các ngânhàng Việt Nam. Những ngânhàng yếu kém, quy mô nhỏ sẽ phải sáp nhập. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngânhàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi mạnh cơ cấu thị phần tiền tệ. Trước mắt, chúng ta sẽ gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo những cam kết quốc tế. Sau đó, cần nới lỏng các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngânhàng nước ngoài . Ông nhận định như thế nào về sức cạnh tranh của hệ thống ngânhàng nước ta trước những thách thức đó? Thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngânhàng của Việt Nam là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngânhàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tổng vốn điều lệ của các ngânhàng thương mại nhà nước hiện mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngânhàng thương mại nhà nước khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngânhàng cỡ trung bình trong khu vực, còn các ngânhàng cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ khong từ 200 đến 300 tỷ đồng. Một điểm yếu khác của hệ thống ngânhàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. Trong khi điểm mạnh của các ngânhàng nước ngoài là dịch vụ thì ngânhàng trong nước vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngânhàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ. Vậy phải chăng, các ngânhàng cần có một sự liên kết, phối hợp nào đó trong thời điểm hiện tạiđể lo cho tương lai? Nên hiểu chính xác về sự liên kết này. Bởi vì kinh doanh ngânhàng dù có đặc thù, nhưng bao giờ cũng phải tuân theo những luật lệ chung. Sự liên kết theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường” thì bao giờ cũng có và trong lúc này càng lên có. Nhưng liên kết không có nghĩa là đứng về phía này để chống lại phía khác. Kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế hội nhập là những mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh chứ không đn gin là cuộc đấu tranh giữa các phía nào đó. Vậy Ngânhàng Nhà nước sẽ có những phương hướng gì trong quá trình điều hành, quản lý chính sách trong bối cảnh kinh tế hội nhập đã đến gần? Nếu nói gọn thì đó là bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Còn cụ thể, thì có thể là những giải pháp trực tiếp như bổ sung thêm vốn, nhằm nâng vốn tự có ngânhàng thương mại nhà nước lên theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nâng chỉ số vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro từ mức khoảng 3 - 4% hiện nay, lên trên 8% trong thời gian tới, đồng thời để thu hẹp khong cách về năng lực tài chính, công nghệ của ngânhàng thương mại Việt Nam với ngânhàng thương mại khu vực. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá xong một số ngânhàng thương mại nhà nước, tạo điều kiện để các ngânhàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn. Việc phát triển một số ngânhàng thương mại Việt Nam sẽ phải theo mô hình tập đoàn kinh tế đa năng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, môi giới và kinh doanh chứng khoán, quản lý tài sản . trên cơ sở lựa chọn một số ngânhàng thương mại có quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, đặc biệt các ngânhàng thương mại nhà nước hiện nay đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống về quy mô (chiếm 70 - 75% thị phần) và thế mạnh mạng lưới rộng khắp, mối quan hệ khách hàng truyền thống mật thiết, đặc biệt có uy tín cao. Riêng đối với các ngânhàng thương mại cổ phần, cần chủ động chọn thời điểm và hình thức tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn trong kinh doanh để đẩy nhanh tiến độ tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhằm nâng uy tín trong kinh doanh đối với công chúng, có thể cạnh tranh với các chi nhánh ngânhàng nước ngoài khi mở cửa dịch vụ ngân hàng. Bởi vì, do mới hình thành nên quy mô hoạt động nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế, vốn tự có chỉ tưng đưng với vốn điều lệ của chi nhánh ngânhàng nước ngoài hiện nay, đồng thời trong những năm gần đây, hoạt động của các ngânhàng thương mại cổ phần là lành mạnh. Admin (Theo www.vneconomy.com.vn ) . Vào WTO, để ngân hàng không thua thiệt… Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là động lực để ngành. số ngân hàng thương mại nhà nước, tạo điều kiện để các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn. Việc phát triển một số ngân hàng