1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bài quy tắc chuyển vế - toán 6 - gv.huỳnh tuyết lê

3 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SỐ HỌC 6 TIẾT 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ. I. MỤC TIÊU. Qua bài này học sinh cần: - Hiểu và vận dụng các tính chất: nếu a = b thì a + c = b + c và nếu a = b thì b = a. - Hiểu và có kỹ năng vận dụng quy tắc chuyển vế để giải bài tập. II. CHUẨN BỊ. III. TIẾN TRÌNH DẠY. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Nêu quy tắc dấu ngoặc (cả trường hợp bỏ dấu ngoặc và nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc). Tìm x biết (2x - 8) - (x - 7) = 20. Đáp số: x = 21. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ Hoạt động 2: Tính chất của đẳng thức. - GV giới thiệu sơ lược cho HS biết được thế nào là đẳng thức, các vế của đẳng thức. - HS làm ?1. Rút ra nhận xét khi quan sát hình từ phải sang trái và từ trái sang phải. - HS phát biểu các tính chất của đẳng thức sau khi có ý nghĩ tương tự giữa hai hình ảnh "cân đĩa" và "đẳng thức". - GV hướng dẫn HS làm ví dụ. - Trước đây ta giải bài toán ở ví dụ bằng cách nào. Làm thế nào để vế chứa x chỉ còn chứa đại lượng có liên quan trực tiếp với x. - HS làm ?2 để chuyển ý sang hoạt động 3. Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Ví dụ : Tìm số nguyên x biết x - 3 = -4 Cộng vào 2 vế với 3, ta được : x - 3 + 3 = -4 + 3 Đơn giản vế trái ta được : x = - 4 + 3 Thực hiện phép tính ở vế phải ta được x = - 1 Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế. - Nếu bỏ đi bước trung gian ở ví dụ và ?2, thì ta thấy được điều gì. (Gợi ý cho HS thấy Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải được số hạng đã chuyển và dấu của số hạng đó sau khi chuyển). - Khi chuyển vế một số hạng, ta phải làm gì, HS phát biểu quy tắc chuyển vế. - HS làm ?3. - Nêu quy tắc tìm số bị trừ trong phép trừ hai số tự nhiên. So sánh với phép trừ hai số nguyên và nhận xét. đổi dấu số hạng đó. Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (-5) + 4 Giải: x + 8 = (-5) + 4 x = (-5) + 4 - 8 x = -9 Nhận xét: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng Hoạt động 4: Luyện tập củng cố. a. Dùng quy tắc chuyển vế để tìm số nguyên x. - Ta có thể giải bài tập dạng này theo các cách nào. Khi sử dụng quy tắc chuyển vế thì việc trình bày bài giải có ngắn gọn hơn không. - Hãy tìm các bài tập dạng này trong các bài tập ở trang 87 và 88 SGK. - Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên. Khi thực hiện tính giá trị của một tổng đại số, ta có thể áp dụng các quy tắc và các tính chất nào ? a. Dùng quy tắc chuyển vế để tìm số x. Bài 61. Đáp số. x = -8; x = -3. b. Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên. Bài 67. Đáp số. -149 ; 10 ; -18 ; -22 ; -10. Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà. - HS học thuộc lòng và ghi nhớ hai quy tắc "dấu ngoặc" và "chuyển vế". - Làm các bài tập còn lại trong trang 87 và 88 SGK. - Tiết sau: Nhân hai số nguyên khác dấu. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………… … …………………… ……………………………………………………………………………………………… … …………………… ……………………………………………………………………………………………… … …………………… ……………………………………………………………………………………………… … …………………… . đã chuyển và dấu của số hạng đó sau khi chuyển) . - Khi chuyển vế một số hạng, ta phải làm gì, HS phát biểu quy tắc chuyển vế. - HS làm ?3. - Nêu quy tắc. quy tắc và các tính chất nào ? a. Dùng quy tắc chuyển vế để tìm số x. Bài 61 . Đáp số. x = -8 ; x = -3 . b. Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên. Bài

Ngày đăng: 14/03/2014, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w