Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
563,8 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Chứng cứvàvấnđềchứngminh
trong BộluậtTốtụngdânsự
mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Năm 1989 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Ba Pháp lệnh trên
đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết trongtốtụng phi hình sựvà là cơ sở cho các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụngvà người tham gia tốtụng thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy vậy, các quy phạm pháp luật của ba pháp lệnh trên dần
đã lộ rõ hạn chế, mâu thuẫn. Đặc biệt, trongvấnđềchứngcứvàchứngminh không có
quy phạm nào chuẩn hóa khái niệm chứngcứvàchứng minh, và không quy định đầy đủ
về chế định này, điều đó gây khó khăn trongsử dụng, đánh giá chứngcứ làm ảnh hưởng
không nhỏ trong việc giải quyết vụ án.
Thực tiễn đặt ra cần phải có một BộluậtTốtụngdânsự hoàn thiện hơn, ngày 15
tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã ban hành BộluậtTốtụngdânsự Việt Nam. Bộluật có
phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm nhiều quan hệ pháp luậttốtụng thuộc nhiều lĩnh
vực như dân sự, hôn nhân, kinh tế, lao động và thi hành án.
Từ khi BộluậtTốtụngdânsự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005
đến nay vấnđềchứngcứvàchứngminhtrongtốtụngdânsựvẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau cần phải sáng tỏ như:
Về lý luận: Đã có nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngược nhau về chứng
cứ vàchứng minh. BộluậtTốtụngdânsự đã quy định tới 20 điều luật, từ Điều 79 đến
Điều 98.
Về thực tiễn: Trong công tác xét xử ở mỗi Tòa án, Viện kiểm sát, luậtsư có
cách vận dụng khác nhau, đánh giá về nguồn và xác định chứngcứvàvấnđềchứng
minh còn khác nhau. Điều đó đã dẫn đến cùng một vụ án, cùng một loại chứng cứ,
có chung cơ sở chứngminh mà mỗi Tòa án lại xử một kiểu, mỗi Viện kiểm sát, Luật
sư có quan điểm, nhìn nhận trái ngược nhau.
Từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách đầy đủ
cả về lý luận và thực tiễn về chứngminhvàchứngcứtrong các vụ việc dân sự, tác giả
chọn đề tài: " ChứngcứvàvấnđềchứngminhtrongBộluậtTốtụngdânsự " làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi có BộluậtTốtụngdânsự năm 2004, mọi thủ tục tốtụng phi hình sự
đều thực hiện theo ba Pháp lệnh trên. Bởi vậy, một số bài viết, luận văn được nghiên cứu
dựa theo các Pháp lệnh đó. Từ khi BộluậtTốtụngdânsự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 205 vấnđềchứngminhvàchứngcứ mới chỉ có một số bài viết như "Chế định
chứng cứvàchứngminhtrongBộluậtTốtụngdân sự" tác giả Thạc sĩ Nguyễn Công
Bình, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 02 năm 2004; "Một vài suy nghĩ về chứngcứ
trong BộluậtTốtụngdân sự" tác giả Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Tòa án số 20, 21/2004.
Những bài viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh về chứngminhvàchứng cứ,
chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học tác giả chưa có đủ điều kiện
nghiên cứu hết các vấnđềchứngcứvàchứngminhtrong tất cả các vụ việc dânsự theo
phạm vi điều chỉnh của BộluậtTốtụngdân sự, vì vậy tác giả chỉ nghiên cứu chuyên sâu
về chứngcứvàchứngminhtrong phạm vi các vụ án dânsự truyền thống (dân sựvà hôn
nhân gia đình), còn trong các lĩnh vực khác tác giả hy vọng sẽ có cơ hội thực hiện đầy đủ
nội dung của chế định này trong các công trình nghiên cứu sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
một số phương pháp cụ thể như: Lịch sử phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và
phương pháp xã hội, phương pháp khảo sát thăm dò v.v
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện các vấnđề lý luận và thực tiễn của
chứng cứvàchứngminhtrongtốtụngdân sự. Từ mục đích này, nhiệm vụ của luận văn
là:
- Nghiên cứu đưa ra những vấnđề lý luận cơ bản nhất, giúp cho việc nhận thức
một cách rõ nét về chứngcứvàchứngminhtrongtốtụngdân sự.
- Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn đề xuất
những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Xây dựng khái niệm khoa học về chứngcứvà khái niệm chứngminhtrongtố
tụng dân sự.
- Chỉ ra những đặc trưng của chứngcứtrongtốtụngdân sự.
- Chỉ ra những bất cập của luật thực định và những vướng mắc về chứngcứvà
chứng minhtrong thực tiễn cần phải giải quyết và nêu những kiến nghị cho việc hoàn
thiện pháp luật về vấnđề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
một số vấnđề lý luận về chứngcứvàchứngminhtrongtốtụngdânsự
1.1. Khái niệm chứngcứ
1.1.1. Định nghĩa về chứngcứ
Chứng cứ là vấnđề trung tâm và quan trọng của tốtụngdân sự. Có thể nói, mọi
hoạt động trong quá trình chứngminh chủ yếu xoay quanh vấnđềchứng cứ, mọi giai
đoạn của tốtụngdânsự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.
Có thể nói, chứngcứ là phần quan trọng, lớn nhất đểchứngminh vụ việc dân sự. Dựa
vào chứngcứ mà các đương sự có cơ sở xác đáng chứngminh bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình; các cơ quan tiến hành tốtụng có đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình
tiết của vụ việc dânsự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công
dân và bảo vệ pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứngcứ có vai trò quan trọng nhất trong
hoạt động chứngminh của tốtụngdân sự, từ đó giúp việc nhận thức đúng đắn về hoạt
động thực tiễn.
Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ phổ
biến. Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật được coi là chứngcứ cũng là một dạng vật
chất, nó phản ánh vào đầu óc con người và lưu lại trong đầu óc, trí nhớ.
Do vậy, nếu đương sự muốn chứngminh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại, phải cung cấp cho Tòa án và các cơ quan tiến hành tốtụng có thẩm quyền
những chứngcứ mà BộluậtTốtụngdânsự coi đó là một trong các nguồn của chứng cứ.
Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phải làm sáng tỏ những
tình tiết liên quan đến vụ kiện như: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dânsự trên cơ sở nào?
Các đương sự đã cung cấp được các chứngcứ gì? Và có khả năng thu thập thêm được
một số chứngcứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc và thực hiện tất cả các biện
pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng đắn các loại nguồn của chứng
cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyết khách quan, đúng đắn vụ việc dân sự.
Có nhiều định nghĩa về chứngcứ của một số nước trên thế giới: TrongBộluật
Tố tụngdânsự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứtrongtốtụngdânsự là những
sự thật khách quan và theo đó mà Tòa án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án dân sự";
hay BộluậtTốtụngdânsự Nhật Bản định nghĩa: "Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó
một tình tiết được Tòa án công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được
thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay không".
Về nội hàm của khái niệm một số nước trên tựu chung là khẳng định: Chứngcứ
là sự thật khách quan.
ở Việt Nam, khái niệm chứngcứ được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc những quan điểm khoa học về chứngcứtrong pháp luậttốtụngdânsự ở các nước, đó
là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứngcứ không lệ thuộc vào ý thức con
người; đánh giá chứngcứtrong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứngcứ đều có nguồn gốc
dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứngcứ luôn ở dạng động, liên quan đến
nhau. Từ đó BộluậtTốtụngdânsự Việt Nam định nghĩa về chứngcứ như sau:
Chứng cứtrong vụ việc dânsự là những gì có thật được đương sựvà
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập
được theo trình tự thục tục do Bộluật này quy định mà Tòa án dùng làm căn
cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứvà hợp pháp
hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng
đắn vụ việc dânsự (Điều 81 BộluậtTốtụngdân sự).
Có thể hiểu chung: chứngcứ là những gì có thật được thu thập theo đúng quy
định của BộluậtTốtụngdânsự dùng để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.
Định nghĩa chứngcứ (tại Điều 81) BộluậtTốtụngdânsự nhìn nhận dưới góc độ
khoa học pháp lý thì khái niệm này cần được xem xét kỹ hơn. Qua thực tiễn xét xử và các
loại chứngcứ được quy định tại Điều 82 BộluậtTốtụngdân sự, theo tác giả có một số
quan điểm sau:
Cụm từ "những gì có thật" chưa thực sự chính xác, đầy đủ và khoa học. Cụm từ
này trừu tượng khó hiểu, nghĩa dân dã trong câu từ; thuật ngữ pháp lý đòi hỏi trong
sáng, minh bạch, chuẩn xác và hàn lâm. Trước đó, đã có quan điểm góp ý dự thảo Bộ
luật Tốtụngdânsự cho rằng nên dùng cụm từ "những tin tức có thật". Có thể cụm từ
này sẽ làm cho định nghĩa về chứngcứcụ thể hơn, sát với thực tế cuộc sống hơn. Nó
giúp cho các chủ thể nhận thức về chứngcứdễ dàng hơn vì chứngcứ là những cái có
thể xác định được, nghe được, nhìn được, thậm chí chiếm giữ được trên thực tế. Tóm
lại, dù tồn tại dưới dạng vật hay vật có giá trị mang tin thì nó đều tồn tại dưới dạng vật
chất cụ thể, tựu chung nó mang một thông tin, một số thông tin khách quan có thật.
Việc quy định " do Tòa án thu thập được theo trình tự thủ tục do Bộluật này
quy dịnh mà Tòa án dùng làm căn cứđể xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự ",
quy định này còn bỏ sót chủ thể.
Việc quy định phần sau " cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắnsự vụ việc dân sự". Quy định này tạo nên sự rời rạc của định nghĩa. Khái
niệm hoàn chỉnh phải tuân thủ đủ ba đặc điểm cơ bản: phản ánh toàn diện về đối tượng;
phản ánh tương đối chính xác về đối tượng; là sự hiểu biết tương đối có hệ thống về đối
tượng.
Trên lập trường, quan điểm thế giới quan duy vật, xem xét chứngcứ xuất phát từ
thực tế khách quan của chính bản thân nó chứ không lệ thuộc vào ý thức của con người.
Trong mối liên hệ biện chứng, nhìn nhận và xem xét chứngcứtrongsựvận động,
phát triển và toàn diện. Trong thế giới khách quan, mỗi chứngcứ đều có nguồn gốc, có
nguyên nhân dẫn đến hình thành ra nó. Sự tồn tại của chứngcứ không ở dạng tĩnh lặng, bất
động, riêng lẻ mà chúng có sự liên quan lẫn nhau.
Từ những ý kiến bình luận trên, tác giả xin đưa ra định nghĩa như sau:
Chứng cứtrong vụ việc dânsự là những sự kiện, tình tiết, tin tức phản ánh sự
thật khách quan do đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cá nhân, cơ
quan, tổ chức, người tham gia tốtụng giao nộp hoặc Tòa án thu thập theo trình tự,
thủ tục Bộluật này quy định mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết đúng đắn vụ việc dân
sự.
1.1.2. Đặc điểm của chứngcứ
a) Tính khách quan của chứngcứ
Chứng cứ trước hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý
thức chủ quan của con người. Đương sựvà các cơ quan tiến hành tốtụng không được tạo
ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không còn; do đó không thể coi là chứng cứ.
Con người phát hiện tìm kiếm và thu thập chứng cứ, con người nghiên cứu và đánh giá
để sử dụng nó.
b) Tính liên quan của chứngcứ
Tính liên quan: Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998: "Tính liên
quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất".
Tính liên quan trong vụ việc dânsự được hiểu là các tình tiết, sự kiện có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc dânsự mà Tòa án đâng giải quyết.
Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan và có liên quan
đến vụ việc mà Tòa án cần giải quyết. BộluậtTốtụngdânsự Việt Nam quy định cụ thể
các loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Tòa án phải chọn lọc và đánh giá những gì có thật
liên quan đến vụ việc mà thôi. Tính liên quan của chứngcứ có thể là trực tiếp hoặc gián
tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định được ngay những
tình tiết, theo quy định của BộluậtTốtụngdânsự xem đây là tình tiết, sự kiện không cần
phải chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trung gian mới tìm được tình tiết, sự
kiện. Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải có mối quan hệ nội tại, có
mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên quan, Tòa án có thể xác định
đúng chứngcứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn vụ việc dânsự mà không để xảy ra
trường hợp thừa, hoặc không đầy đủ chứng cứ.
c) Tính hợp pháp của chứngcứ
Các tình tiết, sự kiện phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên
cứu theo thủ tục luật định, có như vậy mới bảo đảm giá trị của chứng cứ. Trước hết,
chứng cứ phải được pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ được coi là chứngcứ
khi mà pháp luậtdânsự quy định nó là một trong các loại nguồn của chứng cứ. Vật
chứng phải luôn là vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dânsự thì mới có giá
trị pháp lý, nếu sao chép, tái hiện lại vật chứng thì không được coi là vật chứng. Vì vậy,
Tòa án không chỉ thu thập đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giá chứngcứ
một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ.
Tính hợp pháp của chứngcứ được xác định cụ thể:
- Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà BộluậtTốtụngdânsự quy định.
- Phải từ phương tiện chứngminh hợp pháp mà BộluậtTốtụngdânsự quy định.
- Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp (Bộ luậtTốtụngdânsự đang
để trống quy định này).
- Phải được công bố công khai theo quy định của BộluậtTốtụngdân sự.
- Phải được thu thập, cung cấp đúng pháp luậttốtụngdân sự.
1.1.3. Phân loại chứngcứ
Trên thực tế, chứngcứ thường được phân thành các loại khác nhau. Những tình
tiết, sự kiện tồn tại trong thế giới vật chất chung quy lại tồn tại dưới hai dạng sau:
- Các dấu vết phi vật chất liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dânsự
được phản ánh vào đầu óc con người, từ đó con người ghi lại, chụp lại và phản ánh có ý
thức lại chính nó.
- Các dấu vết, vật chứng là vật chất.
Dựa vào hai dạng cơ bản trên mà có các cách gọi khác nhau như: chứngcứ gián tiết,
chứng cứ thuật lại, chứngcứ gốc, chứngcứ miệng, chứngcứ phủ định, chứngcứ khẳng định,
chứng cứ viết ; nhưng dù có gọi như thế nào thì cũng không làm thay đổi giá trị của nó. Việc
phân loại có giá trị trong việc nghiên cứu và ban hành các quy định về chứngcứđể giải quyết
vụ việc dânsự có hệ thống vàminh bạch.
- Chứngcứ theo người: Là chứngcứ được rút ra từ lời khai của đương sự, người làm
chứng.
- Chứngcứ theo vật: Là chứngcứ được rút ra từ những vật như vật chứng, tài liệu,
giấy tờ.
1.1.4. Nguồn của chứngcứ
Nguồn chứngcứ ở trongtốtụngdânsự là nguồn được thu thập, cung cấp theo
trình tự BộluậtTốtụngdânsựvà được liệt kê tại Điều 82 BộluậtTốtụngdânsự thì
được coi là nguồn. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứngcứ sẽ không chứngminh làm
sáng tỏđể giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của BộluậtTốtụngdânsự thì nguồn của chứngcứ bao gồm: "Các
tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai của
người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết
quả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định" (Điều 82 BộluậtTốtụngdân
sự). Có thể hiểu nguồn của chứngcứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Nó tồn tại hai loại nguồn
chủ yếu là nguồn vật và tài liệu. Nguồn chứngcứvà phương tiện chứngminh là hai khái
niệm khác nhau; nhưng thực tế là thường được hiểu chung. Vì một số trường hợp các
phương tiện chứngminh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức và vụ việc dânsự như
vật chứng, tài liệu chứa đựng chứngcứ tức cũng là nguồn của chứng cứ.
Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ. Bất kỳ
loại chứngcứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứngcứ nhất định; nhưng không
có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứngcứ nào đó thì nhất định trong đó sẽ chứa đựng
chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong đánh giá, sử dụng. Ví dụ, vật chứng đương sự
cung cấp cho Tòa án là nguồn nhưng là vật chứng được đương sự làm giả, gian dối thì
không thể coi vật chứng này là nguồn được; hay kết luận giám định là nguồn chứngcứ
nhưng kết luận giám định sai thì không thể coi là nguồn của chứngcứ được.
Theo pháp luật Việt Nam ban hành, có các loại nguồn cụ thể:
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp
pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc
hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải
xuất trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản vàsự liên quan
tới cuộc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi hình, phim
ảnh Nếu đương sự không xuất trình được các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe, đọc,
nhìn được mà đương sự giao nộp không thể được coi là chứng cứ.
[...]... luậtTốtụngdânsự đã quy định về chế định chứngcứvàchứngminh Chương 2 Quy định của BộluậtTốtụngdânsự về chứngcứvàchứngminh 2.1 Quyền và nghĩa vụ của đương sựtrong việc cung cấp chứngcứvàchứngminh 2.1.1 Nghĩa vụ chứngminhvà cung cấp chứngcứ Tại Điều 5 BộluậtTốtụngdânsự đã khẳng định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Tại Điều 6 BộluậtTốtụngdânsự lại quy định... sự phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra chứngcứđể phản đối Theo quy định của Bộ luậtTốtụngdân sự, nghĩa vụ chứngminh đặt ra cho cả hai bên đương sự, bên khởi kiện, bị kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan BộluậtTốtụngdânsựđề cao vai trò, trách nhiệm chứngminh của đương sự Mỗi bên đương sự tham gia tốtụng đều phải chứngminh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân. .. việc cung cấp chứngcứvàchứngminhtrongtốtụngdân sự, trong đó nêu: 1 Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứngcứ cho tòa án vàchứngminh cho yêu cầu của mình là có căn cứvà hợp pháp Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứngminh như đương sự Vậy, vì sao pháp luậttốtụngdânsự lại đặt ra... nhân dân 2.2.1 Xác định chứngcứ Theo quy định tại Điều 81 của Bộ luậtTốtụngdân sự, chứngcứ là phải được đương sựvà cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luậtTốtụngdânsự quy định; do đó, việc giao nộp chứngcứvà việc thu thập chứngcứ phải được thực hiện theo đúng quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ luậtTốtụngdânsự và. .. tranh luận đểchứngminh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không hạn chế (Điều 233 Bộ luậtTốtụngdân sự) Khi có kháng cáo, người kháng cáo phải gửi cho Tòa án các tài liệu, chứngcứbổ sung (nếu có) đểchứngminh cho kháng cáo của mình là có căn cứvà hợp pháp (khoản 3 Điều 244 BộluậtTốtụngdân sự) Theo Điều 83 BộluậtTốtụngdân sự, trong trường hợp đương sự không thể tự... gia tốtụngdânsự đều xuất phát từ những mục đích, nhiệm vụ khác nhau nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng khác nhau Trong đó, xác định nghĩa vụ chứngminh của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựvà Tòa án trong việc làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ án dânsự Chủ thể chứngminhtrongtốtụngdânsự gồm đương sự, ngưòi đại diện cho đương sự, người... nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nếu không thực hiện nghĩa vụ chứngminh thì sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các đương sự Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự, trongBộluậtTốtụngdânsự không có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứngminh của họ Nhưng tại Điều 74 BộluậtTốtụngdânsự quy định người đại diện của đương sự thay mặt tốtụng của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của... đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của BộluậtTốtụngdânsự về "chứng minhvàchứng cứ" Nghị quyết đã hướng dẫncụ thể, rõ hơn về quy định về chế định chứngminhvàchứngcứtrongBộluậtTốtụngdânsự gồm các điều: 6, 7, 79, 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 166, 244, 255 và 312 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP... Tại chương VII, từ Điều 79 đến Điều 98 của BộluậtTốtụngdânsự kế thừa và phát triển của pháp luật hiện hành về chứngcứvàchứng minh, đồng thời quy định nhiều điểm mới tiến bộ, Tòa án không tự làm thay cho các đương sựtrong việc thu thập chứng cứ, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứngcứ cho Tòa án vàchứngminh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp - Giai đoạn từ 2005 đến nay... ai là người đứng ra để nghiên cứu, thu thập, giao nộp, đánh giá chứngcứtrong quá trình giải quyết vụ việc dân sự? Trongtốtụngdân sự, đương sự tham gia tốtụng là chủ thể trung tâm Tuy vậy, chứngminh không chỉ giới hạn ở việc xác định chứng cứ, chứngminh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự mà còn phải làm rõ được tất cả các vấnđề liên quan đến vụ việc dânsự Tòa án có nhiệm vụ giải quyết .
Nguồn chứng cứ ở trong tố tụng dân sự là nguồn được thu thập, cung cấp theo
trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và được liệt kê tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân. về chứng cứ và khái niệm chứng minh trong tố
tụng dân sự.
- Chỉ ra những đặc trưng của chứng cứ trong tố tụng dân sự.
- Chỉ ra những bất cập của luật