1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1

18 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1 nghiên cứu tìm hiểu tầm quan trọng của việc cần hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh ngay từ lớp 1, hướng các em học sinh biết đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ và biết đem niềm vui đến cho mọi người. Mời thầy cô cùng tham khảo dung chi tiết tại đây.

1. ĐỀ  TÀI:  “Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học   sinh lớp 1” 2. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời Bác Hồ đã dạy:  “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.” Thật vậy, bất kỳ  xã hội nào, nền văn hóa nào thì chuẩn mực đạo đức  của con người cũng ln được chú trọng  Giáo dục đạo đức con người ln  là một việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp. Đặc   biệt, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở  nên cấp bách và cần thiết. Bởi lẽ, trong xã hội hiện nay, sự suy thối đạo đức  đang diễn ra nghiêm trọng xung quanh chúng ta gây nhức nhối trong xã hội   Thực tế, chưa bao giờ trường học ở Việt Nam, các thầy cơ giáo, các bậc phụ  huynh  và cả  các em  học sinh  lại kinh hồng trước vấn  đề  “bạo lực học  đường” của chính các em học sinh như hiện nay. Mà đa số các em đánh nhau,   bơi nhọ danh dự của nhau chỉ vì một lý do rất đơn giản.  Chính vì thế, giáo dục đạo đức lại càng phải quan tâm và coi trọng, nó là  một nhân tố  quyết định đến nhân cách con người, là ln thường đạo lý của  con người.  Đặc   biệt   với     giáo   dục     chúng   ta     nay,   việc   thực   hiện  chương trình GDPT 2018 khơng chỉ  chú trọng đến dạy kiến thức cho học  sinh mà đặc biệt chú trọng phẩm chất, năng lực cho học sinh   Hình thành  và phát triển phẩm chất cho h ọc sinh ti ểu h ọc là một việc   làm vơ cùng  quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như  búp trên cành"  Trẻ  em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành và phát triển cho  các em có những phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất “nhân ái”  là một việc làm  vơ cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức  tốt mãi mãi về sau Vì vậy, trong q trình dạy học bản thân tơi ln chú trọng tới việc hình   thành và phát triển phẩm chấc cho học sinh đặc biệt là phẩm chất nhân ái  cho  học sinh qua tất cả các mơn học  và hoạt động giáo dục.  Chính vì vậy, nên tơi  đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và bắt tay vào thực hiện các hoạt động cụ  thể để: “Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1”   với mong muốn tạo tập thể lớp 1/4 đồn kết, biết u thương, chia sẻ và biết  đem niềm vui đến cho mọi người Trong phạm vi nghiên cứu của đề  tài, tơi chỉ tiến hành khảo sát sự  hình  thành và phát triển phẩm chất nhân ái cua hoc sinh  ̉ ̣ lớp 1/4 trong năm học 2020  ­ 2021.  Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1/4 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con   người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người “Nhân ái là u thương con người”. Lịng nhân ái có vai trị đặc biệt quan  trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá con người. Lịng   nhân ái là cơ sở khơng thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo;   là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người  Lịng nhân ái là một  phẩm chất tốt đẹp, cao q, cần phải được bồi đắp, gìn giữ.     Theo Chương trình giáo dục phổ  thơng ­ Chương trình tổng thể  chính  thức được Bộ  giáo dục và Đào tạo cơng bố  vào ngày 27 tháng 12 năm 2018,   phẩm chất “nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi sau: Yêu nước, Nhân   ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.  Đối với cấp tiểu học phẩm chất nhân ái bao hàm các biểu hiện sau đây: Nhân ái Các biểu hiện Yêu   quý  ­ u thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình mọi người ­ u q bạn bè, thầy cơ; quan tâm, động viên, khích lệ  bạn  bè ­ Tơn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, ốm yếu, người   khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ ­ Biết chia sẻ với những bạn có hồn cảnh khó khăn, các bạn   vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị   ảnh  hưởng của thiên tai Tôn   trọng  ­ Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc,    khác  tính nết và hồn cảnh gia đình biệt   giữa  ­ Khơng phân biệt đối xữ, chia rẽ các bạn mọi người Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm học 2020 – 2021 tơi được nhà trường phân cơng chủ nhiệm lớp 1/4.  Lớp tơi chủ nhiệm có 29 học sinh. Tồn lớp có 13 học sinh nữ và 16 học sinh  nam, một em học sinh khuyết tật trí tuệ. Vì lớp đơng học sinh nam hơn nên  các em hiếu động, nghịch ngợm và ít chăm học hơn. Hầu hết các em đều là  con nhà nơng, cuộc sống cịn nhiều khó khăn.  Ngay trong tuần lễ đầu nhận lớp, tơi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu,  quan sát thái độ, cử  chỉ  cũng như  hành vi đạo đức của các em trong  ứng xử  với bạn bè, các anh chị lớp trên, với thầy cơ giáo khi ở trường và cách ứng xử  với ơng bà, cha mẹ, hàng xóm của các em khi ở nhà.  Chi m ̉ ơi mơt tn mà tơi đã nh ́ ̣ ̀ ận thấy cac em đa bơc lơ nh ́ ̃ ̣ ̣ ững hanh vi đao ̀ ̣   đức chưa tôt. Cu thê: ́ ̣ ̉ Hành vi Số lượng HS  bộc lộ hành vi Tỉ lệ Những em cụ thể Các em ít vâng lời ba  mẹ, anh chị 27.6% Thiện, Phòng, Lợi,  Hậu, Minh, Ánh, Hiếu,  Thư Các em nam trêu gheo ̣   em nư, cãi nhau ̃ 20.1% Hùng, Vũ, Khoa, Lợi,  Minh, Phòng Các em bắt nạt bạn  khuyết tật 27.6% Vy, Phòng, Lợi, Vũ,  Khoa, Dương, Hằng,  Trân Các em chơi một  mình, ít tiếp xúc với  bạn 17.2% Nam, Gia, Trân, Ánh,  Thiện Các em phân biệt đối  xữ, chia rẽ các bạn 24.1% Linh, Hà, Vy, Như,  Trâm, Dương, Hằng ­ 27.6% các em ít vâng lời ba mẹ, anh chị  là những em về nhà khơng học  bài, khơng chuẩn bị bài trước ở nhà, là những em phụ huynh hay gọi điện trao  đổi với giáo viên chủ nhiệm nhờ giúp đỡ các em thêm ở lớp ­ 20.1% các em nam trêu ghẹo em nữ  là những em hay nghịch, lấy việc  ghẹo bạn như một trị chơi rất vui. Vì sau mỗi lần các em ghẹo bạn nữ  đều  được một số em khác vỗ  tay tán thưởng rồi các em lần lượt thay phiên nhau  ghẹo các bạn nữ trong lớp mình và các lớp khác ­ 27,6% các em bắt nạt bạn khuyết tật là những em thấy bạn khơng biết  gì nên treo ghẹo bạn, lấy đồ của bạn, xữ bạn làm những việc chưa đúng ­ 17.2% các em chơi một mình, ít tiếp xúc với bạn là những em nhút nhát   ra chơi hay ngồi một mình trong lớp, ít trao đổi với bạn. Là những em ít  tham gia thảo luận nhóm trong giờ học ­ 24,1% các em phân biệt đối xữ, chia rẽ bạn bè là những em được ba mẹ  chiều chuộng, muốn bạn bè nghe theo nếu khơng nghe theo sẽ khơng cho chơi  chung Với những biểu hiện, hành vi chưa tốt đó của các em, tơi tiến hành tìm  hiểu ngun nhân: * Đây là do đặc thù tâm lý lứa tuổi Tiểu học – Các em chưa có ý thức tự  học cao, chưa điều khiển được hành vi của mình theo hướng tích cực * Các em cịn thiếu sự  quan tâm đúng mức của gia đình vì phần lớn các   em có cha mẹ đi làm ăn xa, các em  ở với ơng bà hoặc cha mẹ làm cơng nhân  tăng ca nhiều nên hầu như khơng quan tâm để ý đến con cái và khơng quản lí  được giờ giấc đến trường và sinh hoạt của các em * Các em bắt chước theo cách  ứng xử  của cha mẹ, của các thanh thiếu  niên hư hỏng gần nhà * Một số  em la con m ̀ ột, hoan c ̀ ảnh gia đinh “kha gia” nên đ ̀ ́ ̉ ược bô me ́ ̣  nng chiêu. Chính vi le đo ma cac ̀ ̀ ̃ ́ ̀ ́  cơ cậu “con cưng” cung thât kho “khiên” ̃ ̣ ́ ́ * Ngồi ra, cịn ngun nhân chủ  quan nữa là do chưa có một giải pháp  kết hợp giáo dục tốt cho các em   trường,   nhà và ngồi xã hội. Hơn nữa,   giáo viên chủ nhiệm các em chưa có những giải pháp đảm bảo cơng tác chủ  nhiệm đạt kết quả tốt làm động cơ tích cực thúc đẩy q trình rèn luyện đạo  đức của học sinh 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1, trong   q trình giảng dạy tơi đã thực hiện các biện pháp sau: 5.1. Tìm hiểu tầm quan trọng của  việc cần hình thành phẩm chất  nhân ái cho học sinh ngay từ lớp 1 Qua thực tế giảng dạy, tơi thấy rằng học sinh của chúng ta nếu chỉ học  trên lí thuyết chưa đủ mà trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ, có nhiều  tình huống khác nhau mà chỉ  với những kiến thức đơn thuần học sinh khơng  có khả  năng giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Khoảng   cách giữa nhận thức và hành động cách nhau q xa. Nhiều tình huống cuộc   sống các em chỉ   ứng phó một mình. Do q nhiều việc phải tự  mình quyết  định nên các em khơng những phải cần biết rõ làm thế  nào là điều hay, lẽ  phải mà cịn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Có phẩm chất, hiểu  rõ được phẩm chất các em biết điều chỉnh hành vi của mình trong những tình   huống khác nhau trong cuộc sống. Giáo dục phẩm chất giúp các em xây dựng   những hành vi lành mạnh, thay đổi những hành vi tiêu cực, giúp cho các em có   mơi trường học tập lành mạnh “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.  Chính vì điều đó nên tơi nhận thấy rằng với sự phát triển của xã hội hiện nay  thì hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh là cơng việc quan trọng  khơng thể coi nhẹ hơn giáo dục kiến thức được.  5.2. Giáo viên chủ  nhiệm phải là tấm gương sáng để  cho học sinh  noi theo Với truyền thống “Tơn sư  trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên  ln được coi là một hình tượng mẫu mực, là người dạy học trị tri thức và   nhân cách. Người giáo viên, hàng ngày qua từng bài giảng, hành động của  mình đã và đang ni dưỡng nhân cách cho học trị. Vì vậy mỗi thầy giáo, cơ  giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, cho học sinh noi theo Chính vì thế, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tơi ln dùng tình thương  và trách nhiệm để  cảm hóa học sinh hay chính là để  làm gương cho các em   Một thầy cơ muốn hồn thành nhiệm vụ  của giáo viên chủ  nhiệm trước hết  phải có tâm, có tấm lịng vì tình u thương con người, có sự  độ  lượng, bao  dung, đồng thời giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế.  Bởi vì làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, địi hỏi người giáo viên phải là tấm  gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho  đến trình độ  chun mơn; quan hệ  với học trị như  một người bạn lớn, vừa   gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu   “mưa dầm  thấm lâu”; giáo dục phẩm chất phải trở  thành thói quen của giáo viên chủ  nhiệm. Có như vậy thì mới thình thành tốt phẩm chất cho học sinh Ví dụ: Trong giờ  ra chơi, tơi thường trị chuyện cùng học sinh, tơi ln tạo   điều kiện cho cơ trị gần gũi tình cảm, dễ chia sẻ cảm thơng với nhau hơn. Có  như vậy thì các em mới dám nói, dám tâm sự  và giáo viên mới hiểu được tâm  tư, tình cảm của các em. Cùng các em thực hiện các hoạt động ngồi giờ lên  lớp cũng góp phần tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh Hình ảnh: Cơ giáo cùng các em dọn vệ sinh sân trường 5.3. Làm tốt cơng tác chủ  nhiệm qua tìm hiểu quan sát đối tượng  học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp Tơi tìm hiểu đối tượng thơng qua học sinh trong lớp, giáo viên bộ  mơn  hoặc qua phụ huynh. Sau đó, tơi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ  kế hoạch cá nhân, kế hoạch cơng tác chủ nhiệm, cụ thể: +  Học  sinh  nghịch  ngợm,  chưa  ngoan:  Minh,  Phịng,  Vũ,  Lợi,  Hùng,   Đạt,  Hằng, Vy + Học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ  năng: Trân, Châu, Khang,  Ánh,  Hiếu, Thiện, Thuy + Học sinh gặp hồn cảnh khó khăn: Thiện, Ánh + Học sinh khuyết tật: Gia + Học sinh rụt rè, nhút nhát: Ánh, Thuy, Nam, Kha, Trân, Châu * Đối với  học sinh nghịch ngợm, chưa ngoan: Tơi tìm hiểu ngun nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố  và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lơi kéo….Hoặc  trẻ có những tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được,… Với những em chưa ngoan, tơi dùng phương pháp tác động tình cảm,  nghiêm khắc đối với học sinh nhưng khơng cứng nhắc. Tuyệt đối khơng  sử  dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xun nhắc  nhở  động viên, khen ngợi kịp thời để  tạo động lực để  các em cố  gắng. Giao  cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với trách nhiệm với các em   để từng bước điều chỉnh, hồn thiện mình.  * Đối với học sinh học chưa hồn thành mục tiêu bài học:  Tơi tìm hiểu ngun nhân vì sao em đó chưa hồn thành bài, học chậm   những mơn nào. Có thể là ở gia đình các em đó khơng có thời gian học tập vì  phải làm nhiều việc hoặc em đó chưa hiểu bài nên cảm thấy chán nản Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ bằng những việc cụ thể : + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm   tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em + Quan tâm đến các em học sinh đó trong các giờ  lên lớp và hoạt động giáo  dục + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh học tốt giúp đỡ  học sinh   chưa đạt chuẩn kiến thức tiến bộ.  Hình: Học sinh luyện đọc cặp đơi Gặp gỡ  phụ  huynh học sinh trao đổi về  tình hình học tập, cũng như  sự  tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ, kèm cặp và động viên các em Chú ý tránh thái độ  miệt thị, phân biệt đối xử  làm cho các em nhụt chí,  xấu hổ trước bạn bè * Đối với những học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn:  Lớp tơi chủ  nhiệm có nhiều học sinh gặp hồn cảnh khó khăn về  các  mặt như: về kinh tế (em Ánh, em Châu), hồn cảnh bố mẹ lớn tuổi bệnh tật   quanh năm, phải chạy chữa rất tốn kém (em Thiện) Với những học sinh này, tơi thường sắp xếp thời gian tới thăm gia đình  các em  (ngay từ  đầu năm) để  phần nào nắm rõ hơn hồn cảnh cụ  thể  của   từng em để tìm ra giải pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường  Tới thăm  gia đình học sinh với thái độ gần gũi, chân thành, tơi hỏi han, chia sẻ và cảm   thơng với từng mảnh đời của họ Với những  học sinh trong hồn cảnh này, tơi quan tâm tới các em nhiều   hơn về  tình cảm, động viên các em để  các em coi mình là người mẹ, người  thân, người bạn  để các em vượt qua khó khăn đi học đều, cố gắng vươn lên  trong học tập, rèn luyện. Ngồi ra, tơi khun và chỉ  ra cho các em nên làm   những việc làm có ích và vừa sức giúp đỡ gia đình Riêng em Thiện, tơi chú ý giúp em ln tiến bộ để mẹ em n tâm chữa  bệnh. Bố  mẹ  em rất quan tâm đến con cái nên tơi thường xun gọi điện   động viên, hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ em . Một sự cảm thơng dâng  trào làm tơi rất xúc động trước tình cảm của mẹ Thiện dành cho em.  Với những học sinh khác, tơi chia sẻ  và khun các em nên có thái độ  cảm thơng với bạn và cùng giúp đỡ  nhau trong mọi hoạt động để  cùng nhau  tiến bộ.  * Đối với những học sinh khuyết tật: Lớp tơi có 1 học sinh khuyết tật dạng tự kỉ. Đó là em: Ung Hồng Gia   Em Gia là học sinh trầm tính, ngoan hiền nhưng khơng tập trung, trong giờ  học em hay đi ra ngồi khơng có khả năng giao tiếp. Với em học sinh này, tơi  theo dõi thường xun sự tiến bộ của em và tìm hiểu thêm các cuốn sách, các  thơng tin trên mạng Internet nói về học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tự  kỉ  để tìm các biện pháp hữu hiệu hy vọng giúp em cải thiện được tình hình  sức khỏe cũng như tâm lý Từ những hiểu biết về trẻ em, tơi gần gũi với các em, tạo cơ hội cho các   em được hoạt động về trí tuệ cũng như các giao tiếp khác: + Giao bài với lượng kiến thức nhẹ, vừa sức mang tính động viên + Rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản như: từ tự vệ sinh cá nhân  đến vệ  sinh cá nhân sạch sẽ, biết trực nhật, tham gia lao động dọn vệ  sinh   cùng các bạn, biết giữ  vệ  sinh chung, biết giúp đỡ  gia đình, bạn bè, người   thân những việc vừa sức, biết chào hỏi người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và  xin lỗi   + Nhắc nhở các học sinh khác phải gần gũi, thương u bạn, khơng được có  thái độ miệt thị, trêu ghẹo bạn. Lao động giúp các em xích lại gần  nhau hơn,  biết giúp đỡ  nhau cùng làm cơng việc. Vì thế , tơi thường tổ chức để  các em  được làm việc cùng nhau, biết chia sẻ cơng việc với nhau, tạo cơ hội cho bạn  tham gia các hoạt động tập thể khác Hình: Em Gia tham gia chăm sóc tưới nước cho cây 5.4. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự ( BCS) lớp giỏi quản lý Xây dựng một đội ngũ BCS quản lý giỏi là việc rất quan trọng, người   giáo viên làm cơng tác chủ  nhiệm phải có kế  hoạch thực hiện cụ  thể. Hơn   nữa, để  đội ngũ BCS lớp cùng giáo viên chủ  nhiệm đơn đốc, nhắc nhở  việc  thực hiện nề nếp học tập của các bạn là cơng việc cần thiết và có ích Trước hết , những học sinh được chọn làm BCS lớp bao giờ  cũng phải   gương mẫu trước các bạn về  mọi mặt: Học tập, kỷ  luật, tham gia các hoạt   động, đối xử với bạn bè  (Việc bầu BCS của lớp tơi để các em tự chọn, tơi chỉ tham gia sau khi đã có ý  kiến của số  đơng học sinh. Tiếp theo đó cùng cả  lớp   thảo luận về  nội quy  của nhà trường và một số  điều do lớp đặt ra để  các bạn trong BCS của lớp  dễ  theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả  các em đều được tham   gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi  xem có điểm nào các em thấy khó thực  hiện tơi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động   thi đua giữa các tổ).  Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ  lớp bao gồm: Lớp trưởng   quản lý chung, 2 Lớp phó học tập quản lý nề  nếp học tập, 1 lớp phó trật tự  quản nề nếp lớp, 4 Tổ trưởng và 10 nhóm trưởng sẽ tiến hành cơng việc của   mình như sau: Nêu nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận: Lớp trưởng: theo dõi  chung cơng việc của lớp như: thi đua giữa các tổ, báo cáo về  tình hình hàng   ngày của lớp cho giáo viên chủ  nhiệm. Lớp phó học tập:  theo dõi, đơn đốc  giúp đỡ  các bạn trong học tập. Lớp phó văn thể  mĩ: phát động tốt các phong  trào     Nhà   trường   tổ   chức   Lớp   phó   lao   động:   theo   dõi   vệ   sinh   chung  trường, lớp, các nhân. Lớp phó kỉ  luật: theo dõi các bạn về  trật tự, nề  nếp,   thực hiện nội qui trường, lớp. Tổ trưởng: điều hành việc chung, theo dõi và  đơn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc thực hiện nề nếp, nội quy,   học tập… Tổ phó: cùng với tổ trưởng điều hành cơng việc chung nhưng chủ  yếu phụ  trách về  việc thực hiện nội quy là chính  Nhiệm vụ  chung của tổ  trưởng và tổ  phó, là truy bài 15 phút đầu giờ  kiểm tra tổ  viên việc chuẩn bị  sách vở, đồ dùng và bài mới, thực hiện nội quy. Tơi ln phối hợp tốt với ban  các sự lớp làm việc với tinh thần kiểm tra, đơn đốc, giúp đỡ và tơn trọng 5.5. Nêu gương và khen thưởng Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được  động viên nên tơi hướng dẫn ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng   học sinh về các việc làm tốt trong tuần.  Hằng ngày, hằng tuần, qua quan sát các biểu hiện trong các hoạt động  của học sinh,  sau  khi đánh giá nhận xét  chỉ  rõ cho các em nắm được điểm  mạnh và điểm cần cố gắng của từng em, tơi thường động viên, khích lệ, giúp   học sinh khắc phục khó khăn, phát huy được ưu điểm Một  điều khơng thể  thiếu nữa là để  tạo sự  hưng phấn, vui vẻ, phấn  khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện tu dưỡng bản thân, tơi  ln chú ý động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt các hoạt động học   tập, rèn luyện. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tơi trao đổi với phụ  huynh lớp cùng phối hợp và dành một khoản chi phí riêng để khen thưởng kịp  thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì   thực hiện nội quy, nề  nếp. Bên cạnh đó  tơi dành một ít thời gian trong  giờ  sinh chủ nhiệm để các em kể lại những việc tốt, việc làm các em đã giúp bạn   trong tuần (như giúp đỡ bạn học tập, cho bạn mượn bút, thấy bạn té ngã thì   đỡ  bạn, nhắc nhở  bạn khơng được mua đồ  ăn vặt, tha lỗi cho bạn khi bạn   làm mình té,  ). Sau đó bầu chọn HS có nhiều việc làm giúp đỡ  bạn tun  dương trước lớp và nhận thưởng.    10 Hình: Học sinh được nhận thư khen về việc giúp đỡ bạn Mỗi lần được tun dương, các em rất vui và hãnh diện. Vì thế  các em   khơng ngừng thi đua cố  gắng thực hiện tốt mọi u cầu học tập, tích cực  trong các hoạt động. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và  hiệu quả. Các em sẽ  nhanh nhẹn hơn,   phẩm chất nhân ái cũng được hình  thành và phát triển một cách tự nhiên và bền chặt nhất 5.6. Tạo khơng khí vui vẻ, sơi động, hào hứng trong giờ học Để chuẩn bị cho một tiết dạy, tạo được hứng thú cho học sinh, giáo viên  cần kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động, sáng tạo. Để  tạo nên một khơng khí sinh động và lơi cuốn học sinh thì khơng dễ dàng, giáo  viên phải hiểu biết ngơn ngữ  diễn đạt, cách tổ  chức, trình bày bài giảng, …   Những PPDH tích cực cần được phát huy trong dạy học là: PPDH thực hành  giao tiếp, PPDH phân tích ngơn ngữ, PPDH rèn luyện theo mẫu, PPDH đặt và   giải quyết vấn đề, PPDH trực quan, PPDH đóng vai, PPDH trị chơi… Mỗi  hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực để  phát triển học sinh ở  một khía cạnh nào đó. Vì vậy mỗi giáo viên cần biết kết hợp nhiều hình thức   tổ  chức để  phát huy thế  mạnh của từng học sinh,  tạo khơng khí vui vẻ, sơi  động, hào hứng trong tiết học Phương pháp dạy học mới, địi hỏi phải có hình thức tổ  chức dạy học   tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều  hơn… nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh.  Ví dụ: Bài 4: u thương con người, hoạt động 3: Xử  lí tình huống  (trang 18), sách Hoạt động trải nghiệm, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống + Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đơi quan sát tranh và tìm hiểu   nội dung tranh và trả lời câu hỏi: Nếu em là các bạn trong tranh em sẽ làm gì  để thể hiện hành động u thương?  11 + Học sinh hoạt động nhóm. Sau đó đại diện nhóm lên chia sẻ bằng hình  thức đóng vai Tranh 1: Em sẽ chăm sóc khi mẹ ốm Tranh 2: Em nhặt sách hộ cơ giáo Tranh 3: Em nhặt trái cây hộ cơ bán hàng Tranh 4: Em sẽ chúc mừng Sinh nhật mẹ + Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại nội dung Như vậy, kết hợp nhiều hình thức dạy học sẽ  làm cho tiết học sơi nổi,   các em sẽ  khắc sâu được nội dung bài học và biết cách u thương giúp đỡ  mọi người. Qua đó, cách em sẽ  dễ  hình thành phẩm chất nhân ái hơn thơng   qua nội dung của bài học 5.7. Xem những bộ phim ngắn về bài học cuộc sống trong các hoạt  động ngồi giờ lên lớp Những phim ngắn “Q tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục và  giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vì thế giáo viên có thể  chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt Ví dụ, khi chiếu phim “Câu chuyện chiếc bình nứt”, giáo viên có thể đặt câu  hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị  khơng? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng   cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của   bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ  đóng vai trị   "người gánh nước" trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn   nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân? Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả  lời cho tất cả  các câu  hỏi trên. Giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các  em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc  sống. Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những  khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các  vết nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chúng của  chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá  tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên khơng  phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần   gũi liên quan với phẩm chất mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học  sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ  giống như “râu ơng nọ cắm cằm bà kia” 12 Mỗi giờ sinh hoạt, tơi chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, khơng nên   chiếu q nhiều mà khơng để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận Trong năm học, tơi đã cho học sinh xem các video:  “Câu chuyện về tình  bạn”, “Đứa cháu hư”, “Bữa trưa ở trường”, “Bánh đúc có xương”,   5.8. Thường  xun tổ  chức các hoạt động trải nghiệm cho học  sinh để tạo cơ hội cho các em hình thành phẩm chất nhân ái Các  năng lực phẩm chất học sinh khơng chỉ  được hình thành trong q  trình học tập và rèn luyện mà nó cịn được hình thành nhiều qua các hoạt   động trải nghiệm trong và ngồi nhà trường. Hoạt động trải nghiệm có thể tổ  chức quy mơ lớn nhỏ  tùy vào thời gian, điều kiện của nhà trường, của từng  lớp, từng đối tượng học sinh. Ngồi các hoạt động trải nghiệm theo quy mơ  lớn như tổ chức theo trường, theo khối, tơi thấy các trải nghiệm qui mơ nhỏ  (theo từng lớp riêng) cũng rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Bởi vì học   sinh chủ yếu hoạt động trên lớp mà tổ chức trải nghiệm cho các em cũng cần  có   hoạt   động,  thực  tế,  đa  dạng,  cần   giáo  viên   tổ  chức  thường   xun, liên tục thì mới thành kĩ năng, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh Để  hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh, tơi đã tổ  chức cho các em tham gia một số  hoạt động như: chơi các trị chơi dân gian   trên sân trường, ni heo đất giúp bạn khó khăn (mua dép có quai hậu cho em  Ánh), làm huy hiệu tặng mẹ nhân ngày 8/3,  5.9. Áp dụng phương pháp dạy học “Trị chơi học tập” trong các   mơn học và hoạt động ngồi giờ lên lớp Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là lớp 1, khi các em vừa kết thúc lứa tuổi hoạt   động vui chơi của mình là chính mà bước vào hoạt động chủ yếu là học tập.  Vì thế, việc tổ chức trị chơi cho các em có vai trị vơ cùng quan trọng phù hợp  với đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh. Việc tổ chức trị chơi cho các em,   bên cạnh việc gây hứng thú, phấn khởi học tập cho học sinh, cịn giúp cho các  em khắc sâu kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả  trong giờ học. Tổ chức  trị chơi giúp các em hịa nhập với tập thể, nâng cao tinh thần đồn kết, mạnh   dạn tham gia vào các trị chơi Ví dụ: Trong mơn Tốn bộ sách Kết nối với tri thức, bài 1: Các số 0, 1, 2,  3, 4, 5 (trang 8). Trong hoạt động khám phá, sau khi hình thành các số  0, 1, 2,  3, 4, 5. Giáo viên tổ chức cho HS chơi một trị chơi nhỏ mang tên: “Tơi cần”.  Giáo viên chia lớp thành 3 đội tương ứng với 3 tổ trong lớp. Khi giáo viên đưa   ra u cầu (cần 3 bạn nữ, cần 4 bạn nam, cần 1 bạn nữ và 1 bạn nam), đội   13 nào thực hiện nhanh và đúng được nhận một hoa học tốt. Đội nào dành được  nhiều hoa sẽ  dành chiến thắng chung cuộc.  Ở trị chơi này, có lúc các em sẽ  dành nhau lên bảng, làm cho đội của mình thua cuộc. Lúc này, tơi sẽ nhận xét   và đưa ra lời khun cho các em nên nhường nhau như vậy đội của mình mới  thắng được. Và những lượt chơi sau tơi thấy các em thực hiện rất tốt Một số  trị chơi học tập giáo dục và phát triển phẩm chất nhân ái cho   học sinh mà tơi đã thực hiện: Trị chơi “Kết bạn”, “Xếp hàng thứ tự”, “Ghép   tranh với từ tương ứng”, “Thi đọc tiếp sức”,  6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với nhận thức sâu sắc về  ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc  hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh  ở bậc Tiểu học nói  chung lớp 1/4  nói riêng. Để  tạo một tập thể  lớp vững mạnh, đạo đức tốt,  người giáo viên chủ  nhiệm phải kiên trì nhẫn nại giáo dục các em thường  xun, liên tục. Qua áp dụng một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm  chất cho học sinh nói trên, tơi nhận thấy các em trong tập thể lớp 1 /4 học tập  tiến bộ, các em đều ngoan ngỗn, thực hiện đầy đủ  5 nhiệm vụ  của người  học sinh, nề  nếp học tập và rèn luyện của lớp tốt, các em có tinh thần trách  nhiệm cao, có ý thức tự học tự rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào  của lớp của trường cũng như  của Đội đề  ra; trung thực, kỉ  luật, ln kính  trọng và biết ơn thầy cơ, đồn kết với bạn bè, u thương em nhỏ.  * Kết quả các phong trào:           ­ Thi Làm lồng đèn: Giải Khuyến khích cấp trường ­ Thi hóa trang nhân vật: Giải Ba cấp Trường ­ Thi Nghi thức Đội khối 1, 2, 3: Giải Nhì cấp trường * Những hành vi đạo đức của các em có hướng chuyển biến tốt: ­ Các em Thiện, Phịng, Lợi, Hậu, Minh, Ánh, Hiếu, Thư  đã vâng lời cha  mẹ, anh chị, các em đã có ý thức trong học tập. Nhờ đó mà học lực của các   em cũng tiến bộ hơn ­ Các em Hùng, Vũ, Khoa, Lợi, Minh, Phịng khơng cịn trêu ghẹo các bạn  nữ nữa. Các em đồn kết, giúp đỡ nhau trong học tập ­ Các em Vy, Phịng, Lợi, Vũ, Khoa, Dương, Hằng, Trân khơng cịn bắt  nạt bạn Gia (học sinh khuyết tật) nữa mà các em biết cách giúp đỡ bạn, chơi   với bạn 14 ­ Ánh, Thiện đã mạnh dạn chào hỏi thầy cơ khi các em gặp trên đường.  Nam, Gia, Trân khơng cịn chơi một mình nữa, các em đã tự tin, biết cách tham  gia trị chơi cùng bạn bè.  ­ Các em Hằng, Hà, Linh, Vy, Như, Trâm, Dương đã hịa đồng chơi cùng  các bạn, khơng cịn chia nhóm chơi. Các em đã biết giúp đỡ  nhau trong học  tập Mới đến giữa kì II mà những hành vi đạo đức của các em đã có những  chuyển biến tích cực. Tơi hi vọng rằng đến cuối năm học và trong tương lai,  những phẩm chất đạo đức đó sẽ ươm mầm cho những nhân cách tồn diện 7. KẾT LUẬN Để  hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1, mỗi  giáo viên cần: Hiểu đặc điểm, tình hình, hồn cảnh từng học sinh. Tìm hiểu để  biết   được một cách tồn diện, sâu sắc về  từng học sinh. Hiểu rõ hồn cảnh gia   đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, của từng học sinh để có  biện pháp giáo dục phù hợp Đầu năm phải có một số  nội quy, quy định riêng của lớp và phải được  đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện Xây dựng đội ngũ các bộ  lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ  nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ  lớp để  cùng giúp các em thực hiện   tốt nhiệm vụ của mình Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách cơng bằng. Biết lắng   nghe và tơn trọng ý kiến của học sinh Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua cơng bằng  và phải được duy trì xun suốt năm học Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo  viên bộ mơn và các đồn thể trong trường Ln giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ  thấu đáo ngun nhân của mỗi tình huống xảy ra để  có cách xử  lí đúng đắn,  hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang,  thiếu niềm tin vào người thầy Ln biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu  điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có  niềm tin và hứng thú học tập hơn 15 Ln thể  hiện cho học sinh thấy tình cảm u thương của một người  thầy đối với học sinh. Hãy nhớ  rằng lịng nhân ái, bao dung, đức vị  tha của  người thầy ln có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh 8. ĐỀ NGHỊ Nhà trường tổ  chức thêm nhiều chun đề  về  hình thành và phát triển  phẩm   chất   cho   học   sinh  tạo   điều   kiện   cho   giáo   viên   học   hỏi   thêm   kinh  nghiệm, trau dồi kiến thức; trang bị  thêm một số  tài liệu, đồ  dùng cho việc   dạy học. Nhà trường cùng với địa phương tạo điều kiện cơ  sở  vật chất cho   học sinh học tập tốt hơn Giáo viên thường xun tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp,  nghiên cứu các tài  liệu, sách giáo khoa,  …để  nâng cao tay nghề. Thường  xun kiểm tra đánh giá việc học của học sinh và ghi nhận kết quả Đối với các phụ  huynh  phải cần quan tâm hơn nữa con em mình cả  về  mặt tình cảm cũng như vật chất, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải  thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình Trao đổi thường xun với giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  mơn về  việc học tập, rèn luyện của con em mình. Đồng thời, thơng báo những biểu  hiện thường xun cũng như  bất thường của con mình với giáo viên để  có  những bước đi đúng hướng trong cơng tác giáo dục 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Phương pháp dạy học các mơn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2007 ­ Tài liệu chương  trình giáo dục phổ  thơng Chương trình tổng thể, Bộ giáo  dục và đào tạo ­ Tâm li hoc va ph ́ ̣ ̀ ương phap day hoc (CT THSP 12+2) ́ ̣ ̣ , Trương CĐSPQNĐN ̀   (lưu hanh nôi bô) ̀ ̣ ̣ ­ Thông tư 27/2020 – BGDĐT 16 10. MỤC LỤC ST T Tiêu đề Trang 01 1.Tên đề tài 01 02 2.Đặt vấn đề 01 03 3.Cơ sở lí luận 02 04 4.Cơ sở thực tiễn 02 05 5.Nội dung nghiên cứu 04 06 5.1.  Tìm hiểu tầm quan trọng của  việc cần hình thành phẩm  04 chất nhân ái cho học sinh ngay từ lớp 1 07 5.2. Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng để  cho học  04 sinh noi theo 08 09 5.3. Làm  tốt cơng tác chủ  nhiệm  qua tìm hiểu quan sát đối  05 tượng học sinh để  đưa ra những phương pháp giáo dục phù  hợp 5.4. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự ( BCS) lớp giỏi quản lý 08 10 5.5. Nêu gương và khen thưởng 09 11 5.6. Tạo khơng khí vui vẻ, sơi động, hào hứng trong giờ học 10 12 5.7. Xem những bộ phim ngắn về bài học cuộc sống trong các   11 hoạt động ngồi giờ lên lớp 13 5.8. Thường xun tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học  12 sinh để tạo cơ hội cho các em hình thành phẩm chất nhân ái 17 14 5.9. Áp dụng phương pháp dạy học “Trị chơi học tập” trong   12 các mơn học và hoạt động ngồi giờ lên lớp 15 Kết quả nghiên cứu 13 16 Kết luận 14 17 Đề nghị 15 18 Tài liệu tham khảo 15 18 ...  tài, tơi chỉ tiến hành khảo sát sự ? ?hình? ? thành? ?và? ?phát? ?triển? ?phẩm? ?chất? ?nhân? ?ái? ?cua hoc? ?sinh? ? ̉ ̣ lớp? ?1/ 4 trong năm? ?học? ?2020  ­ 20 21.   Đối tượng nghiên cứu:? ?Học? ?sinh? ?lớp? ?1/ 4 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN Phẩm? ?chất? ?là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con...  chức các hoạt động trải? ?nghiệm? ?cho? ?học? ? sinh? ?để tạo cơ hội? ?cho? ?các em? ?hình? ?thành? ?phẩm? ?chất? ?nhân? ?ái Các  năng lực? ?phẩm? ?chất? ?học? ?sinh? ?khơng chỉ  được? ?hình? ?thành? ?trong q  trình? ?học? ?tập? ?và? ?rèn luyện mà nó cịn được? ?hình? ?thành? ?nhiều qua các hoạt... những? ?phẩm? ?chất? ?đạo đức đó sẽ ươm mầm? ?cho? ?những? ?nhân? ?cách tồn diện 7. KẾT LUẬN Để ? ?hình? ?thành? ?và? ?phát? ?triển? ?phẩm? ?chất? ?nhân? ?ái? ?cho? ?học? ?sinh? ?lớp? ?1,  mỗi  giáo viên cần: Hiểu đặc điểm, tình? ?hình,  hồn cảnh từng? ?học? ?sinh.  Tìm hiểu để

Ngày đăng: 19/10/2022, 02:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  nh: Cơ giáo cùng ả  các em d n v  sinh sân tr ọệ ường. - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
nh nh: Cơ giáo cùng ả  các em d n v  sinh sân tr ọệ ường (Trang 6)
Hình: H c sinh luy nọ ệ  đ c c p đôi ặ - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
nh  H c sinh luy nọ ệ  đ c c p đôi ặ (Trang 7)
Hình: Em Gia tham gia chăm sóc t ướ ướ i n c cho cây . 5.4. Xây d ng đ i ngũ ựộBan cán sự  ( BCS) l p gi i qu n lý.ớỏả - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
nh  Em Gia tham gia chăm sóc t ướ ướ i n c cho cây . 5.4. Xây d ng đ i ngũ ựộBan cán sự  ( BCS) l p gi i qu n lý.ớỏả (Trang 9)
Hình: H c sinh đ ọ ượ c nh n th  khen v  vi c giúp đ  b n. ạ - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
nh  H c sinh đ ọ ượ c nh n th  khen v  vi c giúp đ  b n. ạ (Trang 11)
06 5.1. Tìm hi u t m quan tr ng c a  ọủ vi c c n hình thành ph ẩ  ch t nhân ái cho h c sinh ngay t  l p 1.ấọừ ớ 04 075.2. Giáo viên ch  nhi m ph i là t m gủệảấương sáng đ  cho h cểọ  - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
06 5.1. Tìm hi u t m quan tr ng c a  ọủ vi c c n hình thành ph ẩ  ch t nhân ái cho h c sinh ngay t  l p 1.ấọừ ớ 04 075.2. Giáo viên ch  nhi m ph i là t m gủệảấương sáng đ  cho h cểọ  (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w