1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình

102 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoàn Thiện Hoạt Động Thông Tin Địa Chí Tại Thư Viện Tỉnh Thái Bình
Tác giả Nguyễn Thị Minh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Đức
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 25,44 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình là khảo sát thực trạng hoạt động thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình; khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động thông tin địa chí trong sự phát triển của tỉnh.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU

LỊCH

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOI

NGUYEN THI MINH

NGHIEN CUU HOAN THIEN

HOAT DONG THONG TIN DIA CHÍ TẠI

THU VIEN TINH THAI BINH

Chuyên ngành: Khoa học thư viện Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HQC: TS NGUYEN THE DUC

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

CNH- HĐH: _ Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá

CSDL: Cơ sở dữ liệu

PTTH: Phổ thông trung học

Trang 3

MUC LUC Trang

MO DAU - cee cesseeeeeee - - - 01

CHƯƠNG 1: HOAT DONG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TĨNH

THÁI BÌNH VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TE XA HOI CUA DIA PHƯƠNG 04

1.1 Tổng quan về tỉnh Thái Bình - khe .04

1.2.1 Điều kiện tự nhiên - 04'

1.2.2 Tiềm năng kinh tế a 7 pees 05

1.2.3 Truyền thống lịch sử, văn hoá, xã hội su 09

1.2 Khái quát về thư viện tỉi ái Bình ae 15

1.3 Hoạt động thông tin địa chí tại thu vign tinh Thai Binh 17 1.3.1 Khái niệm tài liệu địa chí : : — , 1.3.2 Nhu cầu thông tin địa chí : - cesses 1.3.3 Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát

triển kinh tế - xã hội địa phương - - 26

.Nhận xét chưng - - - cesses - 30

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN DIA CHÍ TẠI

THU VIEN TINH THAI BINH

2.1 Xây dựng vốn tài liệu địa cl 31

2.1.1 Nguồn bổ sung vốn tài liệu địa chí 31

2.1.2 Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí - - 34

2.1.3 Hình thức bổ sung : " 39

2.1.4 Kinh phí bổ sung, cee „44

2.1.5 Kết quả vốn tài liệu địa chí in 45

2.1.6 T6 chite kho tài liệu địa chí - - 46

2.1.7 Bảo quản vốn tài liệu địa chí wee 47

Trang 4

2.2.1 Mô tả thư mục 48

2.2.2 Phân loại tài liệu địa chí 49

2.2.3 Định từ khoá 52

2.3 Tổ chức bộ máy tra cứu địa chí 55

2.3.1 Bộ máy tra cứu truyền thống 55

2.3.2 Bộ máy tra cứu hiện đại 63

2.4 Khai thác phục vụ người dùng tin địa chí 60

2.4.1 Phục vụ đọc tại thư viện 61

2.4.2 Phục vụ tra cứu 63

2.4.4 Tuyên truyền, giới thiệu tư liệu địa chí 66

2.5 Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ công tác địa chí 68

2.6 Cơ sở vật chất của hoạt động địa chí 69

Nhận xét chung 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ TAI THU VIỆN TÍNH THÁI BÌNH

3.1 Củng cố, tăng cường vốn tài liệu địa chí 73

3.2 Tin học hố hoạt động thơng tin địa chí 81

3.3 Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí 83

3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm va dich vu thông tin địa chí 8

3.5 Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí §6 3.6 Phát huy nhân tố con người trong hoạt động địa chí §7

Kiến nghị 88

KET LUAN 91

Trang 5

MO DAU LTINH CAP THIET CUA DE TAL

Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước tỉnh, thành phố là

tế bào phát triển kinh tế, là địa bàn để thực hiện các chương trình mục tiêu do

Đảng và Nhà nước đề ra Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ này tỉnh, thành

phố phải huy động mọi nguồn lực trong đó có sự đóng góp của hoạt động thông

tin dia chí thư viện tỉnh, thành phố

Hoạt động thông tin địa chí là hoạt động đặc thù của các thư viện tinh,

thành phó tỉnh, thành phố đã

đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, khăng định vị trí của mình trong hệ hông qua hoạt động thông tin địa chí các thư

thống các cơ quan văn hoá giáo dục ở địa phương

Với tư cách là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, là thành viên của

trung tâm thông tin tư liệu Quốc gia, Thư viện tỉnh Thái Bình là tắm gương phản

ánh quá trình hình thành và phát triển của tỉnh thông qua kho tài liệu địa chí

Nhận rõ tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của

tỉnh, thư viện đã định cho mình một hướng đi đúng đắn: Xây dựng thư viện công kinh tế, chính trị,

cộng, ngoài việc thoả mãn nhu cầu tin về khoa học kỹ thuật

thư viện còn phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về tỉnh Hoạt

động thông tin địa chí từng bước được chú ý phát triển Thư viện đã tiến hành

sưu tầm, bổ sung, xử lý kỹ thuật, tổ chức khai thác và phục vụ bạn đọc Tuy

liệu dia chí (đặc biệt là tài liệu quý hiếm) còn thiếu vắng gây khó khăn cho việc nghiên cứu, học t nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau vốn tài tìm hiệu

về địa phương Đồng thời hoạt động này cũng chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh phục vụ nhu cầu người dùng tin địa chí và còn một số vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin địa chí đáp

ứng yêu cầu và nhiệm vụ của địa phương trong thời kỳ CNH- HĐH

Trang 6

“Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến đề

hoạt động thông tin địa

chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình” mới chỉ có những vấn đề chung của hoạt động

dia chi thư viện tỉnh, thành đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ địa chí, một vài luận văn nghiên cứu về hoạt động tỉnh, thành ; Công trình "Tài liệu địa chí

Thái Bình " do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với trung tâm Unessco

thông tin địa chí của một số thư việt

thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam xuất bản ; công trình viết sách "Địa

chí Thái Bình" của tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì dự án Những công trình trên chỉ có giá trị tham khảo chứ không thể thay thế cho luận văn cho luận văn nghiên cứu về thực tế hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CÚ Muc dich:

~ Khảo sát thực trạng hoạt động thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình ~ Khăng định vị tí, vai trò của hoạt động thông tin dia chi trong sự phát triển của tỉnh Nhiệm vụ cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động thông tin địa chi - Nghiên cứu nhu cầu tin địa chí

~ Khảo sátphân tích thực trạng hoại động thông ỉnđịa chí cửa Thư viện tỉnh Thái Bình ~ Đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin dia chi của Thư viện tỉnh Thái Bình

IV.ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hoạt động thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình Nhu cầu thông tin địa chí

Trang 7

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề của luận văn tác giả đã vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp luận:

Van dung phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa, thư

viện để lý giải tầm quan trọng của hoạt động thông tin địa chí đối với sự phát

triển kinh tế xã hội của địa phương Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:

Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trao đổi, Thống kê, phân tích, So sánh số liệu

VI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Khang định vai trò của công tác địa chí nói chung

- Đóng góp lý luận của hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình - Đánh giá mặt mạnh mặt yếu của hoạt động thông nđịa chí tại Thư việntỉnh Thái Bình - Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí

góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình VILCAU TRUC CUA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tai liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, phần nội dung chia làm 3 phan:

Chương 1: Hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trang 8

CHUONG 1 : HOAT DONG THONG TIN ĐỊA CHÍ VỚI SỰ PHÁT TRIÊN

KINH TE XA HOLCUA DIA PHƯƠNG

1.1 Téng quan vé tinh Thai Binh

1.L1 Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng nằm ở toạ độ từ

20°17' đến 20°44" vĩ Bắc và 106°06 đến 106°39 kinh đông

Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương,

Hải Phòng, phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Đông giáp

vịnh Bắc Bộ

Đất đai, địa hình:

Thái Bình có diện tích đất tự nhiên 1.545,93 km2 chiếm 0.5% diện tích cả nước Dat dai Thai Binh phi nhiêu màu mỡ, nỗi tiếng là “Bờ xôi, ruộng mat” do

được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% ; cao

trình biến thiên phổ biến trong khoảng 1-1,5m so với mực nước biển thấp dẫn từ tây bắc xuống đông nam và được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín: sông

Luộc ở phía Tây Bắc, sông Hố ở phía Đơng Bắc, sông Hồng ở phía Tây Nam,

phía đông là biển Đông Thái Bình có bờ biển dài 52km và 5 cửa sông lớn (Văn

Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân) Đây là điều kiện thuận lợi để Thái Bình

hình thành các cảng sông và xây dựng các cảng biển phục vụ cho giao thương hàng hố trong và ngồi tỉnh

Trang 9

Đơn vị hành chính: Tỉnh Thái Bình có 7 huyện (Vũ Thư, Đông Hưng,

Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thuy) và thành phố Thái

Bình với 285 xã, phường, thị trần Trung tâm tỉnh ly là thành phố Thái Bình

Dân số: Năm 2006, dân số tỉnh Thái Bình 1860387 người Trong đó, tỷ lệ

dân sống ở nông thôn chiếm 92,63%, dân số thành thị chiếm 7,37% ; mật độ dân số 1203 người/km°; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95%

1.L2 Tiềm năng kinh tế

* Tiềm năng khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải với sản

lượng khai thác bình quân tháng hàng chục triệu m° khí/năm, phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp sản xuất đồ sứ, thuỷ tỉnh, gạch dp lat, xi măng trắng của tỉnh ; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m với trữ lượng khoảng 12 triệu

m°, được người dân trong và ngoài nước biết đến với các sản phẩm nước khoáng

Vital, nước khoáng Tiền Hải ; mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50m và mỏ nước nóng 72°C ở độ sâu 178m tại xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà) Trong lòng đất

Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được

đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 3 tỷ tấn), nhưng do phân bố ở độ sâu 600-

1000m nên chưa đủ điều kiện khai thác

* Tài nguyên du lịch: Thái Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú

với nhiều lễ hội truyền thống, 16 loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, hệ thống

các công trình kiến trúc lăng mộ nồi tiếng, hệ thống các làng nghề đa dạng và

đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên độc đáo, điển hình của một tỉnh đồng bằng ven

biển Bắc Bộ

* Tài nguyên nước: Thái Bình có 3 khu vực mặt nước khác nhau là nước mặn, nước ngọt, nước lg

Nước mặn: Diện tích khoảng 17 km? chủ yếu dành cho hoạt động khai

Trang 10

Nguồn nước lợ: diện tích khoảng 20705 ha, trong đó diện tích có khả năng

phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản là: 5453 ha Thái Bình còn có các cồn cát ven biển như Cồn Vành, Cồn Thi, Con Den va ving đất ngập mặn rất thích hợp trồng tập trung cay sa, vet, ban Hién nay, Thai Bình đã trồng được gần 5000 ha rừng vừa giữ đất chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho phát triển du lịch ven biển

Nguồn nước ngọt khá dồi dào, trong đó có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là

9256 ha Với hệ thống sông ngòi ching chit, hệ thống kênh mương ao hồ rộng

khắp, Thái Bình đảm bảo được nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và

sản xuất của nhân dân trong tỉnh * Kết cấu hạ tầng:

Hệ thống giao thông: Thái Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển sớm và rất nhanh so với cả nước Mạng lưới giao thông

đường bộ của tỉnh phân bố hợp lý và có mật độ tỉnh theo đầu người và theo diện tích cao nhất của cả nước Toàn tỉnh có 5614 km đường ôtô, trong đó quốc lộ là

98 km, đường tỉnh là 312 km, còn lại là đường giao thông nông thôn Bình quân mật độ lưới đường là 3,72km/km và 3,12km/1.000người

Về đường thuỷ: Thái Bình có mạng lưới sông Hồng, sơng Luộc, sơng Hố

và sơng Trà Lý, thuận tiện cho vận tải thuỷ nội địa

Về đường biển: Thái Bình có hơn 52 km ba bién, có cảng Diêm Điền mới được xây dựng cho tàu 600 tấn ra vào làm hàng thuận lợi

Hệ thống hái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống Năm 2006, toàn tỉnh có 100% xã và có 98,8% hộ dân có điện phục vụ sinh hoạt

Trang 11

tổng đài kỹ thuật số được trang bị ở tất cả các trung tâm huyện và tiểu vùng kinh tế Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh vi ba và cáp quang có tiêu chuẩn

công nghệ vào loại cao nhất hiện nay Điện thoại đã đến 100% xã trong tỉnh Mật độ sử dụng điện thoại năm 2005 đạt 6,9 máy/100 dân Có thể

chính viễn thông của Thái Bình hiện nay không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin

ói, mạng lưới bưu

liên lạc của người dân trong tỉnh mà còn có khả năng hoà nhập với khu vực và thể giới

Hệ thống cấp thoát nước: Các công trình cấp nước sạch của tỉnh Thái Bình đang từng bước được đầu tư xây dựng Nhà máy nước thành phố được cải tạo và

nâng cấp từ 20 nghìn m°/ngày đêm lên 30 nghìn m°/ngày đêm 4/7 thị trấn huyện ly được đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất 2000-3000 m*/ngày đêm Năm

2005, 37% hộ dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch từ giếng khoan Uniccf Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội, kết cấu hạ tằng là những nhân tố

quan trọng tác động đến phát triển kinh tế xã hội Nó là những tiền đề quan trọng

tạo thuận lới cho sản xuất nông nghiệp và tiềm năng kinh tế biển thành ngành

kinh tế mũi nhọn nếu khai thác tốt vùng lãnh hải rộng lớn và gần 16 nghìn ha bãi

bồi ven biển Lòng đất Thái Bình có nguồn khí đốt, nước khoáng doi dao, nguồn

nguyên ~ nhiên liệu quan trọng phục vụ cho sản xuất gốm, sứ vật liệu xây dựng,

'ốc đảo” của Thái Bình bị phá vỡ khi

iu Triều Dương, cảng biển Quốc gia Diêm Điền (giai

thuỷ tỉnh mĩ nghệ, thép, điện, đạm, Thế

Quốc lộ 10, cầu Tân

đoạn I) được đưa vào sử dụng Đồng thời kết cầu hạ tầng được quy hoạch đồng

Trang 12

khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có, phát huy lợi thế so sánh để phát triển kinh tế xã hội theo những mũi nhọn đột phá đã được xác định, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo trong thời kỳ phát triển và hội nhập

Trên cơ sở phân tích những tiềm năng lợi thế của đất và người Thái Bình nhằm tìm ra giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến tích cực trong phát

triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định 5 trọng tâm

tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế Đó là : đầu tư phát triển mạnh mẽ công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ; đây mạnh phát triển làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu ; phat triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ; ưu tiên phát triển toàn diện kinh tế biển phát triển thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh ; đổi mới hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực thu

hút đầu tư vào tỉnh [35, tr.24]

Bên cạnh những thuận lợi căn bản và những thành tựu to lớn đã đạt được

Thái Bình đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức Điểm xuất phát ống của nhân dân còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng

về kinh tế còn thấp, đời

xã hội còn yếu kém là những rào cản hạn chế sự phát triển của Thái Bình trong

phát triển kinh tế xã hội Vì thế, trong những năm tới, Thái Bình sẽ tập trung khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tập trung đầu tư phát triển sản xuất,

kết cấu hạ tầng, đưa địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai

Chính những yếu tó trên có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tài liệu địa chí của

‘Thai Binh trước đây, hiện nay và cả mai sau

1.1.3 Truyền thống lịch sử, văn hoá, xã hội

Với vị trí trọng yêu cửa ngõ của vùng đất Thái Bình đã ghi dấu quá trình dau tranh đẻ tồn tại và phát triển, tạo nên truyền thống tốt đẹp được bồi đắp và

Trang 13

Ngay từ buổi đầu Công nguyên, nhiều anh hùng hào kiệt của Thái Bình, tiêu biểu là Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục, đã đứng lên hưởng ứng cuộc khởi

nghĩa của Hai Bà Trưng Thái Bình là nơi Trần Lãm hợp sức giúp Đinh Bộ Lĩnh đẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn củng có nền độc lập Đây cũng là nơi

nhà Trần dựng nghiệp, lập hậu căn cứ quan trọng và phòng tuyến vững chắc cho chống giặc Nguyên — Mông Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thé ki thir

XVIIL, Thái Bình là nơi ghỉ dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó phải kể đến

cuộc khởi nghĩa do Hồng Cơng Chất - người làng Hoàng Xá - Vũ Thư lãnh đạo Đây là cuộc khởi nghĩa dài nhất trong lịch sử (1739-1796) với quy mô rộng

nhất (Thái Bình — Thanh Hoá - Nghệ An — Hà Tĩnh ~ Tây Bắc) Tiếp đó là cuộc

khởi nghiã chống triều đình nhà Nguyễn lớn nhất do Phan Bá Vành (người lang

Minh Giám - Kiến Xương) lãnh đạo Khởi nghĩa Phan Bá Vành đã tạo tiền đề

kinh tế, chính trị cho cuộc khẩn hoang của Doanh sứ Nguyễn Công Trứ, lập hai

huyện Kim Sơn và Tiền Hải (năm 1828),

Nam 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta Hàng trăm con em Thái Bình

theo Phạm Quang Nghị vào Nam giết giặc Khi quân Pháp đánh Bắc Kỳ, các sĩ

phu yêu nước Thái Bình đã cùng toàn dân một lòng đánh giặc, giữ thành Hưởng

ứng chiếu Cần Vương, Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích đã kiên trì chống thực dân Pháp, trở thành thủ lĩnh Cần Vương số 1 ở Bắc Kỳ Ngoài ra các phong trào

Tạ Hiện, Bang Tốn, Đốc Nhưỡng, Đốc Đen, Phạm Huy Quang và nhất là hiện

tượng Bùi Viện đã trở thành những hiện tượng độc đáo của người dân Thái Bình thời cận đại Không chỉ có vậy, Thái Bình còn là nơi gặp gỡ của nhưỡng người chí sĩ yêu nước có tư tưởng lớn, của những người con Thái Bình đi tiên phong trong phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục Trên đất Thái Bình, hạt

giống chủ nghĩa Mác-Lênin sớm nảy mầm Nhiều người con của Thái Bình đã trở thành những yếu nhân thành lập các tỏ chức cộng sản ở Việt Nam và sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương Tiếp đó, cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà —

Trang 14

tranh chống thực dân Pháp của Thái Bình Để rồi, khi kháng chiến chống thực

dân Pháp kết thúc, Thái Bình được Bác Hồ tặng cờ: “Quân dân một lòng tiêu diệt

địch”, làng Nguyên Xá (Đông Hưng) được tặng cờ “Làng kháng chiến kiểu mẫu” Nhiều cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng, trong đó có Nguyễn Thị

Chiên ~ nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên trong toàn quốc

Sau ngày hoà bình lập lại (năm 1954), nhân dân Thái Bình luôn quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải

phóng miền Nam” Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng vạn người con Thái Bình hăng hái ra trận chỉ viện sức người sức của cho tiền tuyến với tỉnh thần “thóc thừa cân, quân vượt mức” Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ tuyển quân cao nhất miền Bắc và cũng là tỉnh đầu tiên đạt 5 tắn thóc/ha Cùng với những chiến công trong sản xuất và chỉ viện sức người, sức của cho tiền tuyến, nhân dân Thái Bình đã chiến đấu bắn rơi 44 máy bay, bắn chìm 4 tàu chiến giặc của Mỹ Nhiều

người con Thái Bình đã ghi vào lịch sử những dấu son chói lọi như Anh hùng

phi công Phạm Tuân - người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, Thiếu tướng tình

báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ, Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận - người

cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Với những thành tích đặc biệt trong kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Thái Bình vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01 Huân chương sao vàng, 01 huân chương độc lập hạng nhất, 6 huân chương Quân công, 185 huân chương chiến công, 207 huân chương lao động các hạng, 79 tập thể và 50 con người Thái Bình được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 10 tập thể và 22 cá nhân anh hùng lao động, 2109 bà mẹ được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng

Trang 15

vừa mang những nét đặc trưng văn hoá tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng, vừa

có những sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai, dân

cư Đó là sắc thái văn hoá của vùng chiêm trũng hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng,

vừa cởi mở phóng khoáng

Biểu hiện văn hoá này trước hết được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín

ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các hội lễ, hội làng truyền thống có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của các cộng đồng người trong mỗi làng xã của Thái Bình

Theo số liệu thống kê thì Thái Bình hiện còn 1404 công trình kiến trúc có đủ loại lớn nhỏ khác nhau như: đình, đền, chùa, miéu,

phủ, từ đường, văn

chỉ Mặc dù trong số đó đã mắt mát thiếu vắng rất nhiều những công trình được xây dựng từ thế kỉ thứ XV trở về trước, song số còn lại cũng phần nào chứng

minh được những di sản nghệ thuật đồ sộ đáng tự hào của người Thái Bình dưới các thời Lê - Nguyễn Đặc biệt, bàn tay nghệ nhân tài hoa Thái Bình đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc qua kĩ thuật tạo dựng công trình cũng như nghệ thuật điêu

ế khí,

lưu giữ tại không ít các di tích như: chùa Keo (Vũ Thư), đình An Cổ (Thái

khắc qua từng mảng kiến trúc, các pho tượng pháp, các di vật, đồ còn

Thuy), chia Ky Con (Đông Hưng), đình Duyên Lãng (Hưng Hà), Am pháp sư Minh Lãng (Vũ Thư), đình Đông (Kiến Xương), đình Đông Linh (Quỳnh

Phụ),

Trước cách mạng tháng Tám 1945,Thái Bình có hơn 800 làng Hầu như

không làng nào không có đình làng với các ngày vào đám hội làng đề tế lễ nhân

các ngày sinh ngày hoá Đến nay sau một thời gian quên lãng đã có hơn 100 hội làng truyền thống được khôi phục Trong đó hầu hết chỉ quy mô gói gọn trong

một vài làng Một số như hội chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng,

Trang 16

Lễ hội Thái Bình khá phong phú, nhưng nội dung tập trung phản ánh cơ bản về việc tôn vinh những anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước ; tái hiện lại cuộc sống nông nghiệp ; tái hiện lại các phong tục tín ngưỡng ; cuối cùng là lễ hội thi tài giải trí Tuy nhiêt

„ sự phân biệt thể loại tính chất của

từng lễ hội cụ thể không được rạch ròi vì ni lội dung đã được đan xen thể

hiện trong cùng một hội Đặc biệt các hội làng còn là nơi tồn tại, củng cố và lưu

giữ rất nhiều hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian và múa hát dân gian độc đáo, đậm đà sắc thái của cư dân nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ

như: múa giáo cờ quạt ở hội làng Thượng Liệt (Đông Tân - Đông Hưng), múa kéo chữ và múa bát dật ở hội làng Lộng Khê (An Khê - Quỳnh Phụ), múa chèo đò ở hội làng xã Minh Quang (Vũ Thư), múa đèn ở Mai Diêm (Thái Thuy), múa

phỗng ở Hồng Minh (Hưng Hà), múa đội chai ở phương Trạch (Tiền Hải), múa Rồng ở Phú Hiếu (Hưng Hà) và Long Bồi ở (Đông Hưng), Hát văn tập trung

nhiều ở hội đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ) Hát ca trù ở nhiều hội làng Kiến

Xương, Tiền Hải Hát đò đưa, hát đám, hát ru ở các xã Phong Châu, Phú Châu,

Nguyên Xá (Đông Hưng) và nhiều làng ven sông, ven biển của hầu hết các huyện Đáng quan tâm nhất là nghệ thuật hát chèo với 3 làng chẻo nỗi tiếng là: chèo Hà Xá (Hưng Hà), chèo làng Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền (Vũ Thư) Sự tồn tại phát triển lâu đời của các gánh chèo là nguyên nhân đề Thái Bình được coi là “cái nôi chèo” ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Cùng với hát chèo, múa rối nước một loại hình sân khấu độc đáo, con đẻ

của vùng sông nước cũng xuất hiện, phát triển ở 7 phương hội cổ truyền thuộc

các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội của huyện Đông Hưng Trải qua

bao thế kỉ, do sự bí truyền giữ nghề, múa rối nước không được nhân rộng hơn, nhưng nghệ thuật độc đáo này đã có mặt ở nhiều hội làng trong và ngoài tỉnh

trước sự ngạc nhiên mến mộ của nhân dân trong và ngoài tỉnh

Thật sự bằng sự cuốn hút của mình, hội làng đã là môi trường trực tiếp,

Trang 17

lưu giữ, phát triển bắt chấp sự biến đổi không ngừng của thời gian Ngược lại chính nghệ thuật dân gian cùng các trò chơi, trò diễn đã làm sống động tạo nên những nét riêng, có sức hấp dẫn mãnh liệt, đậm đà bản sắc cho hội làng, hội lễ của Thái Bình

Sản sinh từ miền đất giàu bản lĩnh ý chí, trưởng thành đắm mình trong môi trường nhiều chất văn hoá lành mạnh, tiếp thu có sáng tạo truyền thống của ông

cha, con người Thái Bình qua nhiều thế hệ đã kịp trau dồi hiểu biết, hoà nhập và vươn tới đỉnh cao của trỉ thức đương thời, đóng góp cho đắt nước không ít nhân

tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Người xưa quan niệm: nhân tài là nguyên khí quốc gia, được chung đúc từ

khí thiêng sông núi, sản sinh từ những miền cát địa nằm ở những cái nơi văn hố lâu đời của đất nước Riêng Thái Bình là vùng đất xa các trung tâm văn hoá cổ,

hẻo lánh, bốn bề sông nước bao bọc, nhưng lại có truyền thống hiếu học ham hiểu biết khá sớm

Đến nay, không còn nguồn tài liệu nảo thống kê số lượng những người từng đỗ tú tài, cử nhân trở lên ở Thái Bình Tuy nhiên xét số tri thức đỗ đại khoa mà các sách “đăng khoa lục” còn ghỉ lại cũng có thẻ hình dung phần nào niềm tự hào về truyền thống học phong, khoa bảng rực rỡ của Thái Bình Trải qua 844

năm dưới chế độ khoa cử của các triều đại phong kiến (1075-1919), trong tổng

số 2898 trí thức đại khoa của Việt Nam, Thái Bình có 111 vị (Phụ lục 3)

Truyền thông học phong đã góp phần hình thành đội ngữ đông đảo nho sĩ,

trí thức phong kiến ở Thái Bình Đó là Tiến sĩ Nguyễn Bảo làm quan đến chức

thượng thư, được các vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông hết sức coi trọng Đó là

hai anh em Thám hoa Quách Đình Bảo, Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm - những bậc phong thần, tài cao học rộng khi đi sứ đã khiến người Trung Hoa phải nể sợ

là Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm “văn chương sắc sảo uẩn súc” tính khang khái, phong

Trang 18

xáo mòn và sự thối nát sa đoạ của vua quan triều Lê - Trịnh ; là cử nhân Bùi

Viện - người Việt Nam đầu tiên 2 lần dùng thuyền vượt biển sang Mỹ để tìm đường canh tân đất nước Đó cũng là danh sách các vị đại khoa thời Nguyễn

ién si Doãn

như: Tiến sĩ Phạm Thế Hiển, Hoàng giáp Nguyễn Quang Bich,

Khê, Phó bảng Trần Xuân Sắc, Cử nhân Phạm Huy Quang, còn rất nhiều gương mặt sáng danh trong đội ngũ nho sí trí thức Thái Bình Song vượt lên trên tắt cả, niềm tự hào của Thái Bình vẫn là tri thức uyên bác bản lĩnh văn hoá trác việt của bảng nhãn Lê Quý Đôn — nhà Bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến Ông

đã dé lai cho hậu thế khối lượng trước tác đỏ sộ, làm phong phú thêm kho tàng học thuật của nước nhà, xứng đáng là “ngôi sao sáng trén bau trời Việt Nam làm vẻ vang cho dân tộc giống nòi." [35, tr.18]

Niềm tự hào sâu sắc về lớp người nhân tài đã trở thành một trong những

yếu tố quan trọng khơi nguồn dẫn mạch hình thành truyền thống học hành, khoa

cử Phát huy truyền thống ấy, ngày nay Thái Bình là địa phương có phong trào

học tập phát triển mạnh, dẫn đầu cả nước về hoạt động khuyến học, khuyến tài

Hàng năm, trong các kỳ thi quốc gia ở cả 3 cấp, học sinh Thái Bình đều đoạt giải

cao Riêng khối PTTH chuyên Thái Bình trong 11 năm (1990-2001), học sinh đã

giảnh 310 giải quốc gia và 4 giải quốc tế

Giáo sư Vũ Khiêu trong cuốn "Đất và người Thái Bình" đã nhận xét: "Những phẩm chất của người Thái Bình là thành quả cao nhất, trọn vẹn nhất về sự phát triển của cả trái tim, bàn tay khối óc của người Thái Bình" [35, tr 18]

1.2 Khái quát về Thư viện tỉnh Thái Bình

Thành lập ngày 15-4-1955, đến nay Thư viện tỉnh Thái Bình đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành

Nhìn lại những ngày đầu thành lập chỉ có vài ngàn bản sách cũ và một cơ

Trang 19

Nhà nước và địa phương Bằng vốn sách báo, công cụ chủ yếu của mình, các thư

viện từ tỉnh đến cơ sở đã biết tạo dựng thời cơ, liên kết tổ chức chặt chẽ với các

tổ chức đoàn thê, các ngành để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước Hàng năm có những cuộc tuyên truyền khác nhau nhân các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại Hoạt động

này trong toàn mạng lưới có sự phối hợp nhịp nhàng ấn tượng và hiệu quả

Trước chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ, thư viện đã hoạt động tích cực góp phần đáng kể trong chiến dịch chống giặc đói, giặc dốt Nạn mù chữ được xoá dần, các phong trào xây dựng con người mới XHCN đã thu hút được thắng lợi đáng kể Thành tích nỗi bật của Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tắn/ha, góp phần vào thành tích trong đó có công không nhỏ của sách báo

Trong thời kì cả nước có chiến tranh, sách báo được cán bộ thư viện cõng “Thành tích

trên lưng, gánh trên vai, vừa đi sơ tán vừa làm nhiệm vụ tuyên truyề

"thóc thừa cân, quân vượt mức" được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ khen ngợi là

tỉnh "Gương mẫu về mọi mặt" cũng có sự đóng góp không nhỏ của thư viện Sau ngày giải phòng miền Nam đến nay, hàng loạt biện pháp, chương

trình kế hoạch đã được triển khai góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tỉnh thần

cho nhân dân Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng

tâm, xuyên suốt của công tác thư viện Vấn đề sản xuất nông nghiệp đã được đưa lên hàng đầu là nhiệm vụ chiến lược, vì vậy công tác thông tin tuyên truyền đến

công tác phục vụ bước đầu đã mang lại tác dụng thiết thực, góp phần đưa văn

hoá về cơ sở, nâng cao dân trí

Hiện nay, tổng số vốn tài liệu của thư viện là 179570 bản trong đó có 9033

sách ngoại văn gồm các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức và 200 loại báo, tạp chí Là thư viện lớn của tỉnh với nội dung kho sách phong phú, đa dạng về

thành phần bạn đọc, hàng năm thư viện có kế hoạch bổ sung phù hợp, dam bao

Trang 20

Trước đây, do điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn mai

đến năm 1975 Nhà nước đầu tư xây dựng cho thư viện hai dãy nhà khang trang

với diện tích là 2000 m2 tổ chức thành 9 loại kho khác nhau Các trang thiết bị hiện có phục vụ cho hoạt động thư viện gồm 10 máy vi tính, 1 máy phô tô, 3

may in, 1 may hút bụi, và một số vật dụng khác Hàng năm, thư viện cấp hơn

1300 thẻ phục vụ hơn 85000 lượt sách, báo tạp chí

Từ 1 cán bộ năm 1955 đến nay thư viện đã có 23 cán bộ (§ nam, 15 nữ) trong đó 17 người có trình độ đại học (1 đang theo học cao học), 4 người có trình độ trung cấp và 2 người đang theo học tại chức

Về cơ cấu tô chức gồm có 3 phòng chính: Phòng hành chính, phòng

nghiệp vụ và phòng phục vụ bạn đọc

Trên đây là những điều kiện cần và đủ dé thư viện tỉnh tiến hành tổ chức những hoạt động khác nhau, nâng cao hiệu quả người dùng tin, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của địa phương

Hoạt động thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình được tiến hành từ

năm 1975 với một số nội dung : Phát hiện, sưu tầm, bổ sung vốn tài liệu địa chí,

biên soạn các thư mục địa chí phục vụ từng chuyên đề nghiên cứu khoa học của

địa phương, bảo quản vốn tư liệu, xây dựng bộ máy tra cứu địa chí, triển khai các

hình thức phục vụ thông tin tư liệu địa chí cho người dùng tin

1.3 Hoạt động thông tin địa chí triển kinh tế xã hội địa phương

Thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát 1.3.1 Khái niệm tài liệu địa chí

Tài liệu địa chí

Trang 21

phương, các nhân vật lỗi lạc của địa phương và những triển vọng phát triển của nó." [34, tr.1]

Giáo trình "Công tác địa chí của thư viện tỉnh" của Trịnh Thị Hà trường đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm "tài liệu địa chí" với nghĩa là những tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương trên bắt kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, tự nhiên, không phân biệt thời gian xuất bản, nơi xuất bản và ngôn ngữ" [8, tr.9]

Trong "Cảm nang nghề thư viện" tiến sĩ Lê Văn Viết đã định nghĩa đầy đủ

và rõ ràng hơn về tài liệu địa chí: "Tắt cả các ấn phẩm, các tài liệu không công bố (viết tay, đánh máy, đồ hoạ), các tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc bằng

máy (băng từ, đĩa compact ) mà nội dung hoàn toàn nói về vùng đó hoặc có nhiều tin tức (theo khối lượng hay giá trị) về nó không phụ thuộc vào loại hình và phương pháp in ấn, số lượng, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo, xu hướng chính tri, tư tưởng." [32, tr.474]

Xuất bản phẩm địa phương: "Bao hàm tắt cả những ấn phẩm được xuất

bản trên lãnh thổ địa phương đó, không phụ thuộc vào nội dung, loại hình và

phương pháp in ấn, ngôn ngữ, kể các xuất bản phẩm xuất bản ít bản, ấn phẩm nội

bộ ngành diện hẹp, các tài liệu xử lí nhóm ; những ấn phẩm được biên soạn ở ngoài lãnh thổ nhưng được in trong lãnh thỏ cũng được tính là ấn phẩm địa phương" [32, tr.475] Sự kiện địa phương: "Sự kiện địa phương là sự kiện được hình thành, diễn biến ở địa phương, có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mặt đời sống xã hội ở địa phương" Nhân vật địa phương: Nhân vật địa phương là những nhân vật sinh ra

Trang 22

với sự phát triển của địa phương hoặc đất nước về một hay nhiều mặt như: văn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự,

phương: Địa phương trong hoạt động thông tin địa chí được các thư viện tỉnh, thành phố hiểu là: "Một vùng lãnh thổ, một bộ phận của đắt nước được phân chia theo nhiều dấu hiệu khác nhau như địa lí tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hoá, mà trước hết trên cơ sở sự phân chia hành chính lãnh thỏ hiện tại (tinh, thành phố, huyện, xã)." [34, tr.17] Khái niệm trên được hiểu như vậy là chính

xác và có cơ sở thực tiễn, bởi vì tất cả các hoạt động của tỏ chức Đảng, Chính

quyền địa phương đều dựa trên sự phân chia các khu vực hành chính, lãnh thỏ

hiện tại, đồng thời phải chú ý đến sự thay đổi lịch sử của các khu vực hành chính

lãnh thỏ tỉnh, thành phố trong từng thời kỳ (chú ý đặc điểm về kinh tế, địa lý tự

nhiên, van hoa)

Nhìn chung những khái niệm nêu trên đã khẳng định tài liệu dia chí là tài liệu có nội dung nói về địa phương Một vài khái niệm đã giải thích rõ nội dung về địa phương như lịch sử, nhân vật, hoặc đề cập đến loại hình tài liệu, tác giả,

nơi xuất bản, thời gian xuất bản và ngôn ngữ của tài liệu địa chí, Quan niệm tài

liệu địa chí được chuyển tải trên nhiều vật mang tin khác nhau cho phép nhìn nhận tài liệu địa chí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là mức độ thông tin và tri

thức Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng cần phải tổng hợp lại làm cơ sở để sử

dụng khái niệm này trong luận văn cho thống nhất, dễ hiểu phù hợp với các khái niệm có liên quan khác Khái niệm mà chúng tôi đúc kết được xác định rõ hơn,

không phải là ấn phẩm hay tài liệu về địa phương chung chung, mà là yếu t6 tri

thức hoặc nguồn thông tin về địa phương Tính xác thực về nội dung của tài liệu

địa chí là cơ sở đẻ hiểu rõ khái niệm này hơn Tài liệu địa chí là tất cả mọi yếu tố

trí thức hoặc nguồn thông tin về đất nước con người của địa phương được tạo ra

at thé, có thể sử dụng làm chứng cứ, nghiên cứu hoặc tra cứu

trên một

Trang 23

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH - HĐH trên phạm vi ca

nước và trong mọi lĩnh vực, không chỉ ở các tỉnh, thành lớn, các ngành mũi nhọn

mà ở tất cả các địa phương Tắt cả các ngành, nghề đều đặt ra cho mình những

mục tiêu phấn đấu, những nhiệm vụ cụ thể Do đó vấn đề đặt ra cho các địa

phương, các ngành là phải hiểu rõ thế mạnh của mình Đề hiểu rõ tình hình thế

mạnh của địa phương, công tác địa chí ở thư viện tỉnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, tư liệu địa chí thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của địa phương về mọi mặt Bởi lẽ tư liệu địa chí có vị trí quan trọng không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu thuộc mọi ngành nghề cho một hay nhiều vùng, khu vực.Vì

chúng chứa đựng những nội dung phản ánh toàn diện cả về bề sâu và bề rộng

Trong tài liệu địa chí chứa những thông tin và tri thức đã được khảo sát, nghiên

cứu tích luỹ từ nhiều thế hệ, chúng được các thư viện lưu trữ, cung cấp một cách

có hệ thống, đầy đủ các mặt mà người dùng tin địa chí đang quan tâm Do vậy,

người đọc hết sức coi trọng việc có đủ nguồn thông tin tư liệu dia chi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình

Nhu cầu tin bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố Trước hết là những nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương Công cuộc "Chuyên dịch cơ cấu kinh tế lãnh thỏ trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của từng vùng, liên kết hỗ trợ

làm cho tat ca các vùng đều phát triển", thêm vào đó môi trường xã hội lại thay

đổi không ngừng do các yếu tố: Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nguồn tin ngày càng đa dạng và phong phú, đã tạo nên những thay đổi lớn trong quan hệ sản

xuất và các giai tầng xã hội, kéo theo sự thay đổi về tính chất, ngành nghề, người

lao động, đã và đang can thiệp một cách rộng lớn, sâu sắc đến quá trình tâm

sinh lí người dùng tin từ đó tác động làm thay đổi tính chất nhu cầu tin của họ

Việc phân chia đánh giá đối tượng người dùng tin địa chí giúp thư viện

phục vụ, cung cấp thông tin có mục đích, có chọn lọc và phù hợp với nhu cầu

Trang 24

trình độ học vấn, lứa tuổi, tâm sinh lí, thói quen và nhu cầu, sở thích của người

dùng tin địa chí mà ta có thể phân ra một số đối tượng người dùng tin địa chí khác nhau Chỉ có việc phân loại chính xác các nhóm đối tượng người dùng tin địa chí thì thư viện mới có căn cứ khoa học xây dựng vốn tài liệu có nội dung và

đầy đủ phù hợp ứng với mỗi nhóm, có loại hình tư liệu đặc thù, nhằm cung cấp

mức cao nhất nội dung thông tin cho người dùng tin Vì thế chúng ta có thê chia người dùng tin địa chí ra 2 nhóm đối tượng chính: Người đọc nghiên cứu và

người đọc phỏ thông

Sử dụng t ia chí là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân địa phương trên nhiều lĩnh vực để tham gia vào công cuộc xây dựng

và phát triển quê hương Đặc điểm của nhu cầu của người dùng tin địa chí rất đa

dạng Có thể chia ra làm 3 dạng chính như sau:

Nhu cầu nghiên cứu

Các đối tượng của loại nhu cầu này thường là người đọc nghiên cứu Họ

bao gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lí địa phương, các nhà hoạch định chiến lược

phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, cán bộ khoa học kỹ thuật, những người làm

công tác nghiên cứu khoa học, các nhà địa phương học, các nhà văn, nhà báo,

nhà sử học của một số cơ quan trung ương quan tâm đến địa phương, các nhà đầu tư xây dựng, các doanh nhân trong và ngoài nước Nhóm người đọc này có

nhu cầu tìm hiểu về địa phương và những yếu tố liên quan đến địa phương cũng

như các vùng lân cận về mọi mặt: điều kiện địa lí tự nhiên, văn hoá xã hội quá trình hình thành phát triển, nguồn nhân lực khoa học, nguồn tài chính chủ yếu,

cơ sở vật chất kỹ thuật, các thành tựu đã đạt được trong nghiên cứu khoa học, thông tin về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo, khả năng phát triển kinh tế, điều

Trang 25

mục đích họ yêu cầu các tư liệu địa chí có nội dung phản ánh toàn diện, đầy đủ,

chính xác và kịp thời nhất Đặc biệt lưu ý là những tài liệu gốc về địa phương

Người dùng tin địa chí là nhà nghiên cứu, người làm công tác chuyên môn thường có thói quen đọc tài liệu, xử lí tài liệu theo mục đích phương pháp rõ ràng do trình độ chun mơn, văn hố của họ tương đối cao Khi tìm tài liệu mình cần họ luôn phải phân tích đặt ra những vấn đề: Việc áp dụng khoa học công nghệ vào một lĩnh vực nào đó của địa phương lúc này có khả thi hay

không?, thành công hoặc thất bại của dự án đó là gì?, hiệu quả kinh tế của dự án

này, công trình nghiên cứu kia có chấp nhận được không? Thông qua việc khảo sát thực tế, qua tìm hiểu các tư liệu địa chí, người dùng tin sẽ phân tích va trả lời cho những câu hỏi như trên, khai thác được thế mạnh đặc thù và nâng cao sức cạnh tranh của địa phương trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội,

Nhu cầu học tập tìm hiểu

Các đối tượng của loại nhu cầu này là người dùng tin địa chí phỏ thông Họ bao gồm quảng đại quần chúng: công nhân, nông dân, sinh viên, bộ đội, Họ thường có trình độ văn hố và chun mơn không cao, nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí rất đa dạng, không ồn định Họ có thể đọc bắt kỳ một loại sách gì nói

về bất kỳ lĩnh vực nào ở địa phương Tài liệu địa chí đối với họ ít nhằm mục đích

nghiên cứu, chủ yếu nhằm phục vụ học tập, mở mang thêm nhận thức, sự hiểu biết về thiên nhiên, lịch sử, của địa phương nơi mình đang sống

Nhu cau gidi tri

Trong cuộc sống của con người giải trí là một nhu cầu thực tế Xã hội càng phát triển nhu cầu giải trí của con người ngày càng phong phú và sinh

động, trở thành nhu cầu cần thiết Các đối tượng của loại nhu cầu này có trong cả

Trang 26

Hiện nay, nhu cầu tài liệu địa chí ngày càng nhiều và đa dạng, đồng thời

vén tai liệu địa chí cũng phát triển phong phú về mặt nội dung, đa dạng về loại hình vật mang tin Người dùng tin kể cả cán bộ lãnh đạo một ngành nhỏ, một chuyên môn hẹp, hay cán bộ nghiên cứu về một vấn đề chuyên ngành của địa phương cũng không thể bao quát hết được những số lượng công trình chuyên

môn của mình được đăng trên khối lượng khổng lồ các ấn phẩm Do đó nhu cầu

tin của họ thường không phải là những cuốn sách cụ thể, mà là một van đề cụ

thể, giúp trả lời câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào?, thường có dạng câu hỏi tra cứu theo chuyên để như: Về địa giới, địa danh, lịch sử địa danh của một huyện, tinh, thành phố về một địa điểm cụ thể như: Huyện Hưng Nhân xưa và huyện Duyên Hà nay là huyện nào?: về sự kiện địa phương có các câu hỏi như : Cuộc

khởi nghĩa của nông dân Tiền Hải diễn ra vào ngày tháng năm nào? ; Về điều

kiện tự nhiên ; về các ngành nghề của địa phương ; về nông nghiệp; về xu hướng dân số ; về du lịch, về lễ hội,

Trong quá trình thực hiện 5 trong tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế

của Thái Bình đã được đề ra từ đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với những nội

dung phù hợp với thực tế của tỉnh nhu cầu tin địa chí ở Thái Bình sẽ phát triển

theo các hướng sau:

Sự phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH làm biến đổi nền sản xuất công nại nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng sản xuất tập trung kết cấu hạ tầng đồng bô, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công

nghệ, yêu cầu phải có cái nhìn tổng thé toàn diện cả về bề sâu và bề rộng ở

mức độ không gian rộng và lâu dài Chính vì vậy chủ trương khôi phục các

ngành nghề thủ công truyền thống là rất phù hợp để các địa phương phát huy thể

mạnh của riêng mình Những tài liệu về từng làng nghề cụ thể, hoặc tài liệu về

Trang 27

lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập như: về ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp may, dệt), các ngành kết hợp được sử dụng nhiều lao động, với công nghệ cao,

Nhằm phục vụ cho các dự án nghiên cứu triển khai để đảm bảo phát huy

thế mạnh vị trí địa lý vùng ven biển, thế mạnh cảng biển, các tiềm năng dé phat

triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh người nghiên cứu cần được cung cấp thông

tin về bến cảng, bờ bãi, tài nguyên môi trường biển, hải sản, khảo sát địa chất

biển, lưu lượng nước, chế độ thuỷ triều,

Bước sang thế ki XXI, nhiều cơ quan trường học, huyện, xã, phường, xí

nghiệp, đều muốn viết sử của đơn vị mình, địa phương mình Đây là những

nhân tố khách quan, kích thích người dùng tin tìm đọc các tư liệu địa chí về tỉnh

Phong trào xây dựng làng xã văn hoá ở các tỉnh, thành đòi hỏi mọi người

phải có thông tin về phố, phường, làng, xã, các thiết chế văn hoá xã hội, văn hoá co sở, ruộng đất, các công trình kiến trúc nông thôn, người dùng tin dia chi

không thể không đọc những hương ước, khoán ước, văn bia, xã chí, tư liệu về phong tục, tập quán nghỉ lễ, tín ngưỡng, địa bạ, của các làng xã thuộc tỉnh hiện

nay để tham khảo cho việc tổ chức làng xã văn hoá mới phù hợp với yêu cầu

phát triển chung Bạn đọc có thê hỏi thư viện cho biết hiện nay có bao nhiêu làng

Trang 28

Bạn đọc phé thong | 8 | 10 | 8 | 9 | 13 | 12] 1 | 14

Thực tế đã chứng minh nhu cầu tin địa chí về Thái Bình ngày một gia tăng không chỉ tập trung vào đối tượng người đọc nghiên cứu mà ở tất cả đối tượng

bạn đọc Năm 2000 số bạn đọc phổ thông đọc tài liệu địa chí về Thái Bình chiếm 40% so với 60% số thẻ bạn đọc cùng năm Năm 2007 số bạn đọc phổ thông đọc tài liệu địa chí là 43,8% so với 56,2% số bạn đọc cùng năm trong đó có các

chuyên đề nghiên cứu như: Phong trào phụ nữ Thái Bình từ 1975 đến nay, Phong trào nông dân Thái Bình trước 1945, Hệ thống cảng biển khu vực Thái

Bình, Các sông ở Thái Bình, Làng nghề Thái Bình, Đảng lãnh đạo hợp tác xã

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Danh nhân Thái Bình, Địa chí Thái Bình

và nhiều đề tài khoa học khác

Nhìn chung yêu cầu thông tin tư liệu địa chí của người dùng tin hiện nay

được tăng lên rất nhiều và thực sự chỉ phối cả quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vì thế hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh,

thành sẽ phải xuất phát từ những nhu cầu thông tin của họ đề tổ chức vốn tài liệu

địa chí và phương thức hoạt động phù hợp, đúng hướng và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ thông tin tư liệu địa chí nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu bạn đọc địa

chí

1.3.3 Vai trò, vị trí của hoạt động thông tin địa chí với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trong mọi thời đại, việc nghiên cứu toàn diện về một địa phương và phổ

biến kiến thức cho cộng đồng là một việc làm có tầm quan trọng lớn lao Bởi lẽ những kiến thức đó không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hoá mà còn có tác dụng thúc đây toàn bộ sự phát triển của địa phương đó

Trong công cuộc đổi mới, theo quan điểm của Đảng, đường lối phát triển

Trang 29

Đảng, Chính quyền, đoàn thẻ, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghiên cứu, giáo dục,

phải hiểu biết sâu sắc và toàn diện về địa phương, để sử dụng hợp lí nguồn lực

về vật chất và giá trị văn hoá phục vụ cho địa phương mình và cho đất nước

Ngày nay, trong đường lối phát triển kinh tế của địa phương, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng lấy tỉnh, thành phố làm trung tâm Vì mỗi địa phương đều

có một vị trí độc đáo về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội, kết cấu hạ tầng và truyền thống văn hoá lịch sử riêng Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IV của Đảng đã nhắn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của địa phương "Mỗi tỉnh,

thành phó phải được xây dựng thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp phát

triển phù hợp với thế mạnh của địa phương và yêu cầu chung của cả nước" Với chính sách phát triển đường lối mở cửa, mỗi địa phương càng có điều kiện vươn lên để tự lực cánh sinh, chủ động khai thác tiềm năng thế mạnh của mình về tự

nhiên, kinh tế xã hội, liên kết mở rộng hợp tác với các địa phương vùng lân cận

Đất nước ta bước vào CNH-HDH thi vai trò vị trí của hoạt động thông tin

địa chí trong hệ thống thông tin tư liệu quốc gia càng có sự đổi mới Mặt khác, số lượng sách, báo, tạp chí và các nguồn thông tin khác trên thế giới ngày một

phát triển như vũ bão trong khi khả năng tiếp nhận thông tin của con người bị

hạn chế, hơn nữa nguyên nhân bao trùm là vấn đề: con người biết được cái gì?

cho ai? tác dụng như thế nào Vì vậy hoạt động thông tin địa chí có ý nghĩa

rất quan trong đối với người dùng tin trong việc chọn tài liệu nghiên cứu vẻ địa

phương,

Mặc dù đóng trên địa bàn có nhiều thư viện và trung tâm thông tin khác nhau nhưng thư viện tỉnh vẫn là trung tâm của tỉnh là mắt xích trong hệ thống thông tin tư liệu quốc gia Thư viện tỉnh, thành cùng lúc thực hiện hai chức năng là thư viện khoa học tông hợp đồng thời là thư viện công cộng lớn nhất trên địa

Trang 30

và họ ở bất cứ đâu, nếu có nhu cầu tìm hiểu về địa bàn mà thư viện đóng ở đó Ở

phương diện này hoạt động thông tin địa chí của thư viện không những đóng vai

trò tiếp cận các nguồn thông tin địa phương, mà còn thu thập, tàng trữ, tổ chức,

xử lý phân tích tổng hợp, bảo quản và phô biến các tài liệu địa chí như vật mang

thông tin xã hội Mặt khác còn thực hiện việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ thông tin tư liệu địa chí mang tính chất tổng hợp hoặc chuyên đề cụ thể phục vụ

nhu cầu người dùng tin địa chí của chính mình

Tuy nhiên, hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh, thành không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu tài liệu địa chí Vì vậy, tài liệu địa chí là bộ phận

quan trọng trong toàn bộ vồn tài liệu của thư viện tỉnh, thành

Thời gian qua, Thư viện Quốc gia đã tiến hành xây dựng CSDL địa chí

toàn quốc thông qua việc nối mạng với CSDL địa chí của các thư viện tỉnh, thành, nhờ đó đã hình thành thông tin tư liệu địa chí về quốc gia, chứa đựng sắc

thái, diện mạo của từng địa phương trong nước Mạng lưới thư viện trong toàn quốc có điều kiện thông tin cho nhau về tình hình xuất bản tài liệu địa chí, xuất bản phẩm địa phương, đồng thời thư viện cũng nắm thông tin về những tài liệu liên quan đến địa phương mình được xuất bản ở nơi khác, nhằm có kế hoạch

sưu tầm

Sự phối hợp hoạt động thông tin địa chí thư viện tỉnh thành với các cơ quan thông tin tư liệu, lưu trữ địa phương và quốc gia, với các ban ngành, tổ chức tư vấn, cho phép mở rộng phạm vi phục vụ của hoạt động thông tin địa chí thư viện tỉnh, thành nâng cao được vai trò vị trí của nó đối với người dùng tin địa chí Hệ thống thông tin tư liệu địa chí với các quy mô khác nhau ở mỗi địa phương, cũng như phạm vi quốc gia đã tạo nên một hạ tầng cơ sở, đảm bao cho hoạt động thông tin địa chí thư viện thực sự là một lĩnh vực hoạt động xã hội,

Trang 31

trí, kinh doanh Nó không còn là một hoạt động có tính chất chuyên môn nghiệp vụ của thư viện với chức năng và nhiệm vụ hạn hẹp như trước đây Mô hình liên

kết này sẽ từng bước gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin tư liệu địa chí của xã hội trong thời kỳ đôi mới

Hiện nay ở các tỉnh, thành các tổ chức nghiên cứu địa chí như lực lượng

xã hội, nhà trường và các cơ quan nhà nước hoạt động như những mắt xích trong

hệ thống thông tin tư liệu địa chí Lực lượng nghiên cứu địa chí mang tính chất xã hội với sự tự nguyện tham gia của các thành viên quan tâm tới sự sinh tồn của địa phương đã hình thành nên những hội, nhóm, câu lạc bộ nghiên cứu địa chí có

tổ chức và tính chất khác nhau Hệ thống nhà trường thông qua các hoạt động xã văn hoá, khoa học các cuộc th viết, thỉ hùng biện tìm hiểu về địa phương

với các chủ đề khác nhau nhằm tiến hành giáo dục cho hàng triệu học sinh của mình hiểu biết về quê hương

Các cơ quan quản lí về chính quyền, kinh tế và về văn hoá thông qua việc

lưu trữ và xử lí các số liệu thống kê chuyên ngành để nghiên cứu và triển khai các đề tài liên quan tới từng tỉnh, từng vùng, từng khu vực, tạo nên những tiểu hệ

thống cung cắp thông tin cho người dùng tin địa chí

Hoạt động liên kết, tổng hợp thông tin tư liệu địa chí từ các nguồn ở địa phương và trong nước đã làm cho hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh,

thành trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống nghiên cứu địa chí Nhà nước có

một vị trí quan trọng thiết yếu trong hệ thống thông tin tư liệu trong nước và

quốc gia ; góp phần tạo nên hệ thống tổng thể về tài liệu địa chí của đất nước

Như vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước vai trò

Trang 32

động này tiến tới hội nhập xã hội thông tin tư liệu quốc gia, góp phần ích nước lợi nhà

Nhận xét chung

Hoạt động thông tin địa chí là một hoạt động mang tính đặc thù của thư

viện; nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của người dùng tin địa chí trong

việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về địa phương, đã trở thành nhiệm vụ quan

trọng không thể thiếu đối với bắt kỳ thư viện tỉnh, thành nào

Công cuộc đổi mới ở địa phương, đòi hỏi vừa phải bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, vừa phải xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Đây cũng chính là nhân tố khách quan tác động tích cực đến nhu cầu thông tỉn tư liệu địa chí, làm biến đổi nó

không chỉ về số lượng mà cả về nội dung và tính chất nhu cầu tin Từ sự thay đổi

này, đã xuất hiện những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới đối với hoạt động thông tin địa chí thư viện Đó chính là điều kiện đòi hỏi phải đổi mới để phát triển và xác định lại vị trí của hoạt động này trong hệ thống thông tỉn tư liệu địa phương và

quốc gia

Để tìm một giải pháp cho hoạt động này trong giai đoạn mới, cần nghiên cứu chính thực trạng hoạt động thông tin địa chí thư viện tỉnh, thành hiện nay, kết hợp với nghiên cứu những thời cơ và thách thức mới trong quá trình phát

Trang 33

CHUONG 2: THYC TRANG HOAT DONG THONG TIN DIA CHÍ TẠI THU VIEN TINH THAI BINH

2.1 Xây dựng vốn tài liệu địa chí

Vốn tài liệu địa chí là nền tảng, cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin địa chí của các thư viện : "Vốn tài liệu địa chí và bộ sưu tập ấn phẩm địa phương tạo nên cơ sở vững chắc của hoạt động thông tin địa chí thư viện tỉnh, thành Nó được hình thành theo nguyên tắc đầy đủ, tối đa có tính đến không chỉ sử dụng tích cực mà còn được bảo quản lâu dài theo yêu cầu người dùng tin địa chí." [32, tr.478] Từ khi tiến hành hoạt động thông tin địa chí đến nay, mặc dù nguồn kinh

phí do Nhà nước cấp hàng năm quá hạn hẹp, nhưng nhờ tích cực kết hợp, mở

rộng hợp tác, trao đôi và tranh thủ các nguồn tài trợ, nộp lưu chiều nên Thư viện

tinh Thai Bình đã cố gắng sưu tầm, bổ sung và xây dựng được một lượng vốn tài

liệu địa chí Số vốn tài liệu địa chí tuy chưa nhiều, chưa thật toàn diện và đầy đủ

song nó cũng phần nào khẳng định được vai trò, vị trí của thư viện tỉnh trong

việc tổ chức công tác địa chí, xây dựng vốn tài liệu, tổ chức bộ máy, tra cứu và bảo quản, khai thác phục vụ nghiên cứu, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương

2.1.1 Nguồn bổ sung vốn tài liệu địa chí

ia chi là rất cần

Việc xác định nguồn và phương thức bổ sung tài liệu

thiết, vì đặc thù của tài liệu địa chí là đa dạng, phong phú, nằm rải rác phân tán

trong nhiều loại hình t và nhiều nơi quản lý, nên không cơ quan nghiên

cứu nào biết hết địa chỉ những tài liệu nói về địa phương mình có ở đâu, cũng như không có đủ khả năng về tài chính và con người để thu thập chúng Thư viện tiền hành sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí là giúp cho người dùng tin địa chí tiết

kiệm được thời gian xác định nguồn tài liệu mà họ cần Nhận thức được ý nghĩa

to lớn đó, Thư viện tỉnh Thái Bình đã chú trọng đến chế độ sưu tầm, sao chụp tài

Trang 34

trao đôi tài liệu địa chí với các cơ quan trong tỉnh và một số thư viện tỉnh bạn như: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Dương, Các nguồn chính mà

thư viện vẫn quan tâm:

~ Nhận xuất bản phẩm nộp lưu chiều của các cơ quan đoàn thể xuất bản,

các nhà in đóng trên địa bản, do phòng quản lý thuộc Sở văn hoá, thể thao và du lịch đảm nhiệm

- Mua trực tiếp tại các nhà xuất bản hoặc các cơ quan khoa học ở địa

phương có xuất bản tư liệu nói về địa phương

~ Mua tại các hiệu sách quốc doanh và tư nhân trong và ngoài tỉnh

- Trao đổi với tập thê, cá nhân và các cơ quan tổ chức, ở địa phương - Quyên góp sách báo địa chí, đặc biệt là sách báo địa chí cũ, viết tay trong nhân dân địa phương

Ngoài nguồn bồ sung tư liệu địa chí ở địa phương, thư viện còn quan tâm với tới các nguồn bổ sung tư liệu địa chí ở các tỉnh ngoài: các cơ quan thông tin,

các thư viện khác, các cơ quan phát hành và cơ quan xuất bản ở trung ương và tỉnh bạn Hiện nay đã có 18 cơ quan địa phương và một số thư viện tỉnh, thành

trao đổi tài liệu địa chí với Thư viện tỉnh Thái Bình

Nguồn bài trích báo, tạp chí có nội dung địa chí mang lại cho thư viện một khối lượng lớn tài liệu địa chí cũng đã được thư viện chú ý đến nhưng chưa được đều đặn, triệt để khai thác nên số bài trích còn chưa được nhiều

'Thực trạng nguồn sưu tầm, bổ sung tai liệu địa chí hiện nay của Thư viện tỉnh Thái Bình chưa phong phú so với khối lượng tài liệu địa chí đang được lưu

trữ ở nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước: Trung tâm thông tin khoa học

và công nghệ Quốc gia, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm lưu trữ

Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (Tp Hồ Chí Minh) Tại trung

Trang 35

sơ Mỗi cặp hồ sơ này có phần van bản thuộc tài liệu địa chí Ở kho tư liệu ảnh

của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia có hàng trăm nghìn tắm ảnh trước 1954 phần lớn là ảnh thuộc Bắc Kỳ Ở viện nghiên cứu Hán Nôm có kho các bản văn bia gồm 22000 bản dập về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, phần nhiều thuộc loại tư liệu địa chí quý hiểm của trung tâm này [31, tr.53-70,110]

Nghiên cứu các thư mục địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình đặc biệt là

hai thư mục địa chí tổng quát "Thái Bình đất nước và con người" cho thấy nguồn

tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình nằm phân tán khắp nơi Theo thống

kê chưa đầy đủ hiện có hơn 9 cơ quan đang lưu giữ tài liệu địa chí về Thái Bình

trong đó có 5 cơ quan chủ yếu lưu giữ với số lượng lớn và tỷ lệ như trình bảy tại

bảng (2)

Số liệu thống kê trong các tài liệu cho thấy, tài liệu địa chí về Thái Bình được lưu giữ ở nhiều địa điểm khác nhau như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Lưu trữ uỷ ban tỉnh, Viện thông tin KHXH, Viện Hán nôm, Viện Sử học, Bảo tàng

tinh, Nhu vậy chưa thấy có nguồn tài liệu ở các thư viện và trung tâm lưu trữ

ở khu vực phía Nam (như trung tâm lưu trữ Quốc gia II) Chính tình hình này đòi hỏi hoạt động xây dựng vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình phải tập trung vào những nguồn tài liệu địa chí quan trọng chưa được khai thác này Mặt

khác, phải định hướng khai thác tài liệu địa chí ở những nguồn khác theo từng

cần ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và khai u địa chí theo hướng tích hợp và phát triển nguồn lực thông tin

trong toàn hệ thống Sự phân tán của tài liệu địa chí là một khó khăn lớn mà Thư

viện tỉnh Thái Bình phải vượt qua để với tới các nguồn tài liệu địa chí khác hiện

còn đang nằm rải rác ở nhiều nơi trong cả nước Công tác bổ sung vốn tài liệu

địa chí còn thiếu sót và gặp khó khăn gấp bội phần

Trang 36

STT | Tên thư viện, cơ quan lưu trữ Số lượng (bản)

01 | Thư viện tỉnh Thái Bình 3357

02 Thư viện Quốc gia Việt Nam 478

03 | Viện Thông tin KHXH 113

04 —_ | Viện sử học 5

05 |LưutrữTrungươngl 108

06 | Viện hán Nôm 4

07 | Lưu trữ uỷ bantỉnh 401

08 | Ban nghiên cứu lịch sử Đảng 1

09 | Bảo tảng tỉnh 1

2.1.2 Siru tầm, bỗ sung tài liệu địa chí

Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong

quy trình xử lí thông tin Thiếu nó, các thư viện tỉnh, thành không thể tổ chức tốt

được hoạt động phục vụ thông tỉn tư liệu địa chí Một vấn đề đặt ra trong quá

trình phát triển vốn tư liệu địa chí là tìm ra những giải pháp hợp lý, mang tính tối

ưu, vừa đảm bảo mức độ tối đa về sưu tầm vốn tư liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu khoa học, vừa triển khai việc quản lý, áp dụng những tri thức trong

tư liệu vào đời sống xã hội ở địa phương Dé thực hiện tốt nhiệm vụ này, thư

viện phải tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp chung về bổ sung vốn tài liệu địa chí Cán bộ thư viện phải xác định, phân biệt, hiểu thật đúng đắn và khoa học các khái niệm cơ bản gắn với các khâu công tác địa chí như: địa phương, tài liệu địa chí, xuất bản phẩm địa phương, nhân vật địa phương Tiến hành sưu tầm,

Trang 37

các môn khoa học trong tất cả các phương diện tri thức đảm bảo cung cấp cho

mỗi đề tài nghiên cứu một lượng tư liệu tương đối đầy đủ để người nghiên cứu

khai thác sử dụng Điều đó giúp cho việc bổ sung đúng hướng, tránh trùng lặp,

tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của

Trong hoạt động thông tin địa chí ấn phẩm địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu địa phương, bởi chúng là sản phẩm của địa phương, phản ánh sự cống hiến của địa phương vào sự phát triển kinh tế, khoa học, văn hoá, văn nghệ chung của đất nước, chúng thể hiện rõ khả năng trình độ, Kĩ thu in ấn, xuất bản phẩm địa phương qua từng giai đoạn, là cơ sở của hoạt động thông tin dia chí của thư viện tỉnh, thành phố Đặc điểm của tài li ia chí

là tài liệu có nội dung nói về địa phương, còn đặc điểm cơ bản của xuất bản

phẩm địa phương là nơi xuất bản Tuy nhiên, phần lớn xuất bản phẩm địa phương về mặt nội dung có liên quan đến địa phương nên nó cũng là tài liệu địa chí Chính vì vậy mà hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh, thành phố bao sồm cả công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu địa chí lẫn công tác thu thập xuất bản

phẩm địa phương

Về nhân vật địa phương Thư viện tỉnh Thái Bình sưu tầm những nhân vật

sinh ra hoặc không sinh ra ở địa phương, nhưng sống ở địa phương một thời gian

đài hoặc cả đời, thậm chí sinh ra ở địa phương nhưng sống ở nới khác, có đóng

góp với sự phát triển của địa phương hoặc đất nước về một hay nhiều mặt như:

văn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự, VD: Nguyễn Công Trứ quê ở Uy Viễn

huyện Nghỉ Xuân Hà Tĩnh sinh ở Thái Bình nhưng lại có công trong việc lập ra 2 huyệ

vật ở Thái Bình, Ninh Bình và Hà Tĩnh Được nhân dân 2 huyện 7

én Hải (Thái Bình) và Kim Son (Ninh Binh) nên ông được coi là nhân

n Hải và

Trang 38

Việc thu thập tai liệu về nhân vật địa phương cần có sự phân định rạch ròi và theo đúng tiêu chí mới đảm bảo chất lượng kho tư liệu địa chí phục vụ tốt

công tác nghiên cứu về lịch sử của vùng của địa phương một cách đầy đủ và toàn

diện

Ngoài những nhân vật địa phương chính diện khi sưu tầm về nhân vật địa phương phản diện điển hình ở địa phương, thư viện cũng cần chú ý sưu tầm những nhân vật địa phương phản diện điển hình ở địa phương và có quan điểm

lịch sử rõ ràng để đánh giá nhân vật, đẻ lựa chọn của họ và nói về họ

Sưu tầm về nhân vật địa phương như vậy mới đảm bảo tính khách quan về nội dung tài liệu, phản ánh mọi mối quan hệ đương thời của các nhân vật địa phương,

Khi sưu tầm tài liệu địa chí mà tỉnh cần, thư viện tỉnh cũng chú ý đến

những tư liệu nói về địa phương theo địa giới hiện nay, tiếp đó tuỳ theo đặc điểm lịch sử, kinh tế, dân tộc, mà có thể sưu tầm tài liệu vượt ra ngoài ranh giới vì tên địa danh các tỉnh, huyện thay đổi nhiều lần trong lịch sử nước ta Sự thay đổi địa danh va phan chia dia giới hành chính theo nhiều nguyên nhân khác nhau gây

ra: Do su chia tach và sát nhập tỉnh, Do nhu cầu cai trị của các triều đại phong

kiến kế tiếp nhau, do sự tranh giành lẫn nhau của các lãnh chúa phong kiến và

chính sách chia để trị của giặc ngoại xâm Trong chế độ ta từ năm 1945 đến nay hành chính các tỉnh,

cũng có nhiều thay đổi địa danh, phân chia lại địa gi

huyện, xã trong toàn quốc Sự thay đồi này xuất phát từ kế hoạch phát triển của

địa phương, từ nhu cầu xây dựng, qui hoạch địa phương phù hợp với qui mô sản xuất Vì vậy, địa danh, địa giới của Thái Bình và các tỉnh giáp ranh như Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam cũng nằm trong tình trạng tách

nhập chung của cả nước Sự chia tách đó dẫn đến tình trạng có những nhân vật

lịch sử, những địa danh và di tích văn hoá, những di sản văn hoá, những sự kiện

Trang 39

sưu tầm tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình đã có những sự kiện, những nhân vật, những địa danh, không chỉ được nhắc đến và lưu trữ tài liệu nói về

họ ở Thái Bình mà còn ở nhiều địa phương khác Vấn đề này còn nhiều bàn luận

song có quan điểm được nhiều người thừa nhận: do điều kiện khách quan lịch sử để lại nên việc sưu tầm phải cố gắng để không bỏ sót tư liệu về từng giai đoạn lịch sử của địa phương Với mục đích để có một quan điểm thống nhất trong công tác sưu tầm và bổ sung tài liệu địa chí, Thư viện Quốc gia đã tô chức hai cuộc hội nghị chuyên đề bàn về công tác địa chí trong đó có vấn đẻ địa danh, địa giới Các ý kiến bàn bạc này có thể phân thành hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: Khi sưu tầm về

u về địa lí tự nhiên để phục vụ nhu cầu phát triển, phục vụ sản xuất công nông ngư nghiệp cần sưu tầm những tư

thuộc phạm vi địa giới hiện tại của địa phương Khi sưu tầm tài liệu địa chí

về những vấn đề lịch sử, văn hoá hay trong một lĩnh vực đời sống, khoa học xã

hội nhằm góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức con người, khơi dậy niềm tự hào

về quê hương, cần sưu tầm những tài liệu địa chí nói đến những sự kiện địa phương, nhân vật địa phương, di sản lịch sử văn hoá mà lúc đó xảy ra trên phạm

vi địa phương mình nhưng nay lại thuộc địa giới địa phương khác

Quan điểm thứ 2: Khi sưu tầm tài liệu địa chí hay viết sách địa chí về địa phương nào đó thì "chỉ sưu tầm những tài liệu địa chí nằm trong địa danh, địa giới của địa phương mình, mà không sưu tắm phản ánh những gì trước đây xảy ra ở địa phương mình nhưng nay thuộc địa giới địa danh tỉnh khác" [34, tr.6]

Nếu làm như quan điểm thứ hai thì chúng ta đã bỏ sót tài liệu địa chí về

một vấn đề, một chuyên để liên quan đến địa phương trước đây nhưng ngày nay không còn thuộc địa danh, địa giới của mình Cách nhìn nhận đó là không logic biện chứng, không phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của đời sống xã hội

Trang 40

khoa học và biện chứng hơn khi nhìn nhận đánh giá một vấn đề trên phương diện lịch sử Mặt khác nó còn thể hiện được tính khách quan, logic

Do đó, khi sưu tầm tài liệu địa chí nhằm mục đích phục vụ sản xuất, Thư

viện tỉnh Thái Bình chỉ sưu tầm những tài liệu địa chí thuộc địa giới hiện tại của

tỉnh Những tài liệu địa chí về lịch sử, khoa học xã hội nhằm giáo dục truyền

thống, lòng yêu quê hương thì sưu tầm tài liệu địa chí giới thiệu những sự kiện, những nhân vật di tích lịch sử văn hoá có liên quan đến địa phương trong quá khứ và hiện tại Thư viện chú ý bổ sung những tư liệu đề cập đến một số sự kiện xảy ra ở các địa phương nhưng có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến Thái Bình tại, Bởi trước năm 1890 tỉnh Thái Bình chưa được

trong cả quá khứ và

thành lập, khi tồn quyền Đơng Dương quyết định thành lập tỉnh Thái Bình gồm Phủ Kiến Xương, Phủ Thái Bình và huyện Thần Khê của tinh Hưng Yên Sau đó toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà

thuộc phủ Tiên Hưng (tỉnh Hưng Yên) sát nhập vào tỉnh Thái Bình lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình Điều này có tác dụng đem đến cho người đọc một cái nhìn trọn vẹn tính thống nhất của tự nhiên, dân cư, lịch sử và văn hoá dân tộc địa phương Ví dụ: Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, là những tỉnh giáp ranh hiện nay có chung quốc lộ 10, 39 đi qua địa phận, có chung một điều kiện lịch sử và có nhiều hoạt động gắn bó nên khi sưu tầm tài liệu địa chí về nhân vật, sự kiện địa phương Chăng hạn như khi sưu tầm tài liệu về cuộc đời

hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh mà bỏ qua các tài liệu nói về các địa

danh và nhân vật có liên quan đến ông như: Hải Phòng, Nghệ An, ông Nguyễn

Lân ở Hải Dương thì sẽ không có cái nhìn toàn vẹn về những đóng góp của nhân vật của địa phương mình, hay khi tìm hiểu cuộc : "Khởi nghĩa nông dân do Hồng Cơng Chất lãnh đạo mà lại gạt đi những sự kiện thuộc địa danh Thanh

Ngày đăng: 18/10/2022, 20:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN