Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX - PLC I. Giới thiệu về công ty PLC 1. Giới thiệu sơ lược công ty Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX Tên tiếng Anh : Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company Tên viết tắt : PLC.,JSC Biểu trưng : ® Công ty PLC có đầy đủ quyền hạn sử dụng biểu trưng Công ty theo “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa” số 66723 do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ cấp (Quyết định số A10172/QĐ-ĐK ngày 20/09/2005) . Địa chỉ trụ sở chính : Số 1 Khâm Thiên - Phường Khâm Thiên - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Điện thoại : 04 - 851 3205 Fax : 04 - 851 3207 2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ngày nay, tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành lập ( theo Quyết định 745/TM/TCCB ngày 09/6/1994 của Bộ Thương mại) hoạt động vào tháng 09/1994 trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - PETROLIMEX Từ tháng 10/1998 để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô phát triển doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập, công ty Dầu nhờn đã được đổi tên thành Công ty Hóa dầu (theo Quyết định 1191/1998/QĐ-BTM ngày 13/12/1998 của Bộ Thương mại). Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Công ty Hóa dầu đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex theo Quyết định 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 của Bộ Thương mại . Công ty CP Hóa dầu Petrolimex được Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003690, ngày 18/02/2004. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/03/2004. Thực hiện Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/04/2005 của Đại hội đồng Cổ đông Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex và Nghị quyết số 022/NQ-PLC-HĐQT ngày 16/12/2005 của Hội đồng quản trị . Công ty đã triển khai thực hiện Đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”. Ngày 01/03/2006, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”. 3. Mục tiêu phát triển Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp tục phát triển sản phẩm mới gắn với thương hiệu Petrolimex, trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực Hóa dầu. Góp phần xây dựng Petrolimex trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và năng động, từng bước mở rộng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sang các nước trong khu vực. Đa dạng hóa các hoạt động SXKD trên cơ sở khai thác những lợi thế sẵn có của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 4. Các ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex chủ yếu kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: • Lĩnh vực kinh doanh chính (chiếm 99% doanh thu): Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hoá chất và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt • Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu • Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật • Đầu tư kinh doanh bất động sản, địa ốc • Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển 5. Các sản phẩm Dầu mỡ nhờn Nhựa đường Hóa chất 6. Các hoạt động và thành tựu Trước năm 1994, 100% các sản phẩm dầu mỡ nhờn do Petrolimex cung cấp tại Việt Nam đều phải nhập khẩu, đến nay Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã tự nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất các sản phẩm dầu mỡ nhờn mang thương hiệu PETROLIMEX - PLC để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty đã từng bước mở rộng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dầu mỡ nhờn ra thị trường các nước trong khu vực như : Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine… Hơn 12 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi hóa chất của Công ty vẫn tiếp tục duy trì, giữ vững vai trò chủ đạo của Petrolimex trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi hóa chất của các công ty nước ngoài, các công ty trong nước khác. Đến nay, Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã đầu tư nâng cấp, xây dựng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và hình thành một mạng lưới sản xuất và dịch vụ liên kho trải dài trên toàn quốc từ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. HCM và Cần Thơ gồm 02 nhà máy sản xuất dầu nhờn, 05 hệ thống kho chứa nhựa đường đặc nóng dạng xá, và 02 kho chứa dung môi hóa chất với tổng chi phí đầu tư trên 150 tỷ đồng với một hệ thống cơ sở vật chất kho tàng, nhà máy có công nghệ tiên tiến, hiện đại II. Cơ cấu tổ chức của PLC 1. Mô hình hiện tại Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con của PLC: Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty mẹ: Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị , hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc ; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc . Tổng Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Các phòng nghiệp vụ Công ty mẹ: • Phòng Tổ chức Hành chính • Phòng Tài chính Kế toán • Phòng Tổng hợp • Phòng Kỹ thuật • Phòng Công nghệ Thông tin • Phòng Đảm bảo chất lượng • Phòng Đảm bảo Dầu mỡ nhờn • Phòng Kinh doanh Tổng hợp • Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn Tổng đại lý, • Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn Công nghiệp, • Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn Hàng hải, • Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn Lon hộp. Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ: Các Chi nhánh Hóa dầu: có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh Dầu mỡ nhờn tại các thị trường được phân công, bao gồm: • Chi nhánh Hóa dầu Hải Phòng - TP Hải Phòng • Chi nhánh Hóa dầu Đà Nẵng - TP Đà Nẵng. • Chi nhánh Hóa dầu Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. • Chi nhánh Hóa dầu Cần Thơ - TP Cần Thơ. Các Nhà máy Dầu nhờn: có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn hàng cho ngành hàng Dầu mỡ nhờn (tiếp nhận, pha chế, tồn chứa bảo quản, xuất cấp, giao nhận, vận chuyển ); các hoạt động quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động và lao động tại các nhà máy, bao gồm: • Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý – TP. Hải Phòng. • Nhà máy Dầu nhờn Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh. Kho Dầu nhờn Đức Giang: có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp nhận, tồn chứa, bảo quản, xuất cấp Dầu mỡ nhờn, Dung môi Hóa chất; các hoạt động quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, công cụ lao động và lao động tại Kho. 2. Nhận xét cấu trúc hiện tại a. Đánh giá Mô hình Cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty PLC là sự kết hợp giữa mô hình cấu trúc tập đoàn công ty mẹ - công ty con và cấu trúc ma trận theo chức năng – địa lý và khách hàng. Hạn chế trong việc thiết kế cấu trúc tổ chức : + Công ty chỉ tập trung nhiều vào hoạt động sản xuất (nhiều phòng ban hỗ trợ như : phòng kỹ thuật, phòng bảo đảm chất lượng, phòng đảm bảo dầu mỡ nhờn). + Không chú trọng vào hoạt động marketing và nhân sự tại trụ sở đầu não. + Thiết kế phòng quản trị thương hiệu tại các kênh phân phối không đạt hiệu quả cao về mặt tiếp thị tốn nhiều chi phí hoạt động. + Kho dầu nhờn Đức Giang đặt tại TP. Hà Nội thuận tiện về mặt quản lý, giám sát (gần trụ sở chính) nhưng gây tốn kém về mặt chi phí vận chuyển. - Cấu trúc tập đoàn công ty mẹ công ty con - Cấu trúc ma trận theo khu vực (đối với sản phẩm truyền thống của công ty là dầu mỡ nhờn) b. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức Ưu điểm Nhược điểm Xây dựng cấu trúc tập đoàn công ty mẹ, công ty con Cho phép thiết lập cấu trúc tổ chức linh động cho từng công ty con Mỗi công ty con đòi hỏi cấu trúc quản trị khác nhau, phát sinh nhiều chí phi quản trị Đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau cho từng sản phẩm cụ thể Khó khăn trong truyền đạt thông tin, mắt xích điều hành Xây dựng cấu trúc ma trận theo chức năng – khách hàng Cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng và tập trung vào khách hàng Không khuyến khích việc liên kết khách hàng giữa các khu vực Các thiết bị sản xuất sản phẩm được đặt ở một vị trí địa lý thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí Tất cả các chức năng – kế toán, kinh doanh, kỹ thuật là nhân đôi trong mỗi khu vực địa lý, làm tăng chi phí cho tổ chức Thuận lợi trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của từng khu vực địa lý. Có thể gây xung đột giữa mục tiêu của chi nhánh/ nhà máy và mục tiêu công ty Sự hợp tác giữa các đơn vị khác nhau dẫn đến sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên Đòi hỏi sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động hiệu quả. Có cơ hội đào tạo các nhà quản trị tổng quát Cần có những quy tắc và quy định chung về hợp tác và bảo đảm sự đồng nhất về chất lượng các vị trí III.Phương hướng đổi mới cơ cấu tổ chức của PLC trong tương lai 1. Chiến lược kinh doanh trong tương lai Tiếp tục là Công ty dẫn đầu về sản lượng và thị phần các sản phẩm Hoá dầu: Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất,… tại Việt Nam. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao; có vị trí thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu mang thương hiệu PETROLIMEX - PLC có chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế; dịch vụ hoàn hảo và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đầu tư phát triển hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sang thị trường các nước trong khu vực. Đa dạng hóa các hoạt động Sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác những lợi thế sẵn có của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động; quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng. Đầu tư xúc tiến quảng cáo thương hiệu PETROLIMEX -PLC. Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các cổ đông đầu tư vào Công ty. Phát triển Công ty ổn định và bền vững. 2. Đề xuất mô hình đổi mới - Phân tách chuyên môn của Phòng Hành chính tổng hợp thành các Phòng ban với mức độ chuyên môn phù hợp với quy mô công ty gồm các phòng ban như sau: Phòng hành chính tổng hợp chuyên lo việc hành chính, xây dựng cơ bản, Phòng nhân sự chuyên tuyển dụng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Phòng Marketing chuyên tiếp thị xây dựng thương hiệu PLC. - Thành lập công ty con Cty TNHH tàu biển Petrolimex kinh doanh lĩnh vực cung cấp tàu biển (phát triển kinh doanh theo hướng mở rộng chiều ngang). - Thay đổi địa diểm đặt kho dầu từ Hà Nội sang TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng giảm chi phí vận chuyển. - Xây dựng nhà máy lọc dầu Vân Phong chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. - Phòng kinh doanh tổng hợp phát triển bộ phận Xuất khẩu (có bộ phận marketing, hành chính, phân phối, đại diện ở nước ngoài) phát triển xuất khẩu đến các nước trong khu vực, hướng đến phát triển theo hướng công ty đa quốc gia