Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
67,06 KB
Nội dung
Việc phântíchtàichính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp cho nhà quản lý
cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tàichính
trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tìnhhình phát triển và hiệu quả hoạt động,
giúp các nhà hoạch định chínhsách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong tìnhhình kinh tế
bất ổn và khó khăn như hiện nay, cần phải thực hiện tốt công việc này. Nhận biết được
tầm quan trọng của việc phântíchtài chính, chúng tôi đã cố gắng thực hiện tốt đề tài “
Phân tíchtìnhhìnhtàichínhcủaCôngty cổ phầninsáchgiáokhoaTpHồChí Minh”
I.Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua tìm hiểu thực tiễn để nắm bắt và hiểu rõ hơn nội dung bài học đồng thời xây
dựng kỹ năng phântíchtài chính.
- Phân tích, đánh giá tìnhhìnhtài chính, hiệu quả hoạt động củacôngty từ đó dưa ra một
số giải pháp để khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy thế mạnh củacôngty trong
khuôn khổ những kiến thức đã được học.
2. Phương pháp: Thu thập, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, tính toán các chỉ số tài
chính, nghiên cứu tài liệu.
3. Giới hạn bài báo cáo: Thời gian làm đề tài ngắn (6tuần), trình độ còn hạn chế do bước
đầu làm quen với phântíchtàichínhcông ty, tài liệu tiếp cận gồm giáo trình TCDN, bài
giảng của thầy và các số liệu của cục thống kê
4. Các giả định của bài nghiên cứu:
- Côngty chịu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, điều kiện ngành và công ty.
- Thông tin côngty cung cấp trên các phương tiện là trung thực, chính xác.
- Côngty hoạt động liên tục, đặt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi nhuận lên
hàng đầu.
II. Giới thiệu về công ty:
- Côngtycổphầnin SGK TpHCM được thành lập trên cơ sở cổphần hóa xí nghiệp in
sách TpHCM.
- 14/12/2006 cổ phiếu côngty được niêm yết trên sàn GDCK với mã chứng khoán SAP.
- Ngành nghề kinh doanh củacông ty:
+ In SGK, sách báo tạp chí, tập san, nhãn, biểu, sản phẩm bao bì và các giấy tờ
quản lý KT-XH.
+ Sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm: giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và
các loại văn phòng phẩm.
+ Mua bán vật tư thiết bị ngành in.
PHÂN TÍCH VĨ MÔ
2007-2011 là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động của kinh tế thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng tàichính xuất hiện vào năm 2007 và bùng phát
mạnh vào cuối năm 2008 ở Hoa Kì nhanh chóng trở thành khủng hoảng kinh tế thế giới,
tiếp theo đó là khủng hoảng nợ côngtại Châu Âu vào năm 2011 đã gây ra những hệ lụy
vô cùng to lớn. Là nền kinh tế nhỏ với sức đề kháng thấp, Việt Nam đã phải chịu những
ảnh hưởng nặng nề từ tìnhhình kinh tế thế giới, do đó, kinh tế trong nước cũng có nhiều
chuyển biến lớn.
Biến động của 1 số yếu tố vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011:
• Lạm phát:
Sau 12 năm (1995-2007) được kiềm chế ở mức một con số, cuối năm 2007 tình
hình lạm phát có dấu hiệu bùng phát trở lại. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh
trước đó, đồng thời, giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh do bất ổn
làm lạm phát bùng nổ vào năm 2008 với tỷ lệ lạm phát lên đến 22.97%. Kết quả thực
hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, giá cả hàng hóa trên thế giới dần hạ nhiệt đã giúp
tình hình lạm phát 2009 và đầu năm 2010 bớt căng thẳng, tuy vẫn đứng trước nguy cơ
lạm phát cao trở lại. Cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao ( CPI tháng 12/2010
tăng 11,75% so với 12/2009). Năm 2011, lạm phát lại tiếp tục tăng mạnh.
Tỷ lệ lạm phát bình quân ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị :%
2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 8,30 22,97 6,88 9,19 18,58
Lạm phát tăng nhanh làm cho giá cả và chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, sức mua
của người tiêu dùng giảm. Đối với SAP, giá cả nguyên nhiên vật liệu, mà chủ yếu là giấy,
tăng mạnh, nhưng giá bán sáchgiáokhoa lại tăng quá ít làm lợi nhuận giảm. Điều này đã
gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động của doanh nghiệp.
• Lãi suất:
Cùng với những bất ổn của nền kinh tế, lãi suất trong giai đoạn ngày cũng có
những biến động lớn.
Biến động lãi suất cơ bản 2007 - 2011
Thời gian Lãi suất cơ bản
01/03/2007 – 31/01/2008 8,25%/năm
01/02/2008 – 18/05/2008 8,75%/năm
19/05/2008 – 10/06/2008 12,00%/năm
11/06/2008 – 20/10/2008 14,00%/năm
21/10/2008 – 04/11/2008 13,00%/năm
05/11/2008 – 20/11/2008 12,00%/năm
21/11/2008 – 04/12/2008 11,00%/năm
05/12/2008 – 21/12/2008 10,00%/năm
22/12/2008 – 31/01/2009 8,50%/năm
01/02/2009 – 30/11/2009 7,00%/năm
01/12/2009 – 04/11/2010 8,00%/năm
05/11/2010 – 31/12/2011 9,00%/năm
Theo bảng số liệu, ta có thể thấy lãi suất trong năm 2008 được điều chỉnh liên tục, với
mức lãi suất cơ bản cao, có thời kì đạt đỉnh 14%/năm. Trong lúc đó, NHNN quy định lãi
suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không quá
150%, sau đó tăng lên 165% của lãi suất cơ bản. Như vậy, trong thời gian này, có lúc lãi
suất cho vay lên đến 21%/năm, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp
cận vốn và chi trả chi phí cho các khoản vay. Hơn nữa, xu hướng biến động lãi suất lại
không ổn định khiến doanh nghiệp khó tính toán được mức vốn vay phù hợp. Đến
03/2011, trần lãi suất huy động được quy định cụ thể là 14%/năm, sau đó giảm xuống còn
13%/năm vào 03/2012 và 12%/năm vào tháng 04/2012. Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp
ngăn chặn lãi suất bị đẩy lên cao nhưng hầu hết các biện pháp này đều mang tính đối phó,
tạm thời, lãi suất vẫn ở mức cao so với khu vực và thế giới. Hơn nữa, việc chỉ quy định
trần lãi suất huy động mà không quản lý lãi suất cho vay khiến cho lãi suất này vẫn quá
cao mặc dù đã điều chỉnh, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí
dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phá sản hoàng loạt vì không thể tiếp tục vay vốn.
• Tỷ giá:
Trong giai đoạn này, việc tỷ giá dao động mạnh với xu hướng tăng qua các năm đã
gây ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá tăng làm cho hoạt
động nhập khẩu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn nhưng lại tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy vậy, tìnhhình bất ổn củatỷ giá với việc
tăng giảm biên độ lớn cũng làm cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc triển
khai kế hoạch kinh doanh.
Là côngtycổphầninsáchgiáo khoa, thị trường của SAP thị trường trong nước,
do đó việc thay đổi tỷ giá không có tác động trực tiếp đến hoạt động củacông ty. Tuy
nhiên, biến động củatỷ giá lại ảnh hưởng đến côngty theo hướng gián tiếp, đó là ảnh
hưởng đến giá giấy nguyên liệu.
Là doanh nghiệp thuộc ngành in nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu và quan trọng
nhất của SAP là giấy. Tỷ giá tăng làm cho giá cả bột giấy nhập khẩu tăng, khiến giá giấy
sản xuất trong nước cũng tăng theo. Hơn nữa, ngành giấy trong nước chưa đáp ứng được
nhu cầu của ngành in, lượng giấy nhập khẩu vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong bối
cảnh tỷ giá mất ổn định và có xu hướng tăng cao, giá giấy tăng đã gây không ít khó khăn
cho doanh nghiệp.
1. Tổng quan ngành:
- Trong 2 năm 2006 – 2007 là thời kì mà các doanh nghiệp in thành lập nhiều nhất,
mỗi năm có hàng trăm cơ sở in và dịch vụ ngành in ra đời. Tốc độ tăng trưởng trong giai
đoạn này của ngành in là từ 10-15%/năm. Từ năm 2008 tăng trưởng chậm lại do: khủng
hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài suốt hơn 4 năm qua, tình trạng lạm phát và lãi suất ngân
hàng ở trong nước quá cao đẩy chi phí sản xuất lên quá lớn trong khi sức mua của xã hội
đối với ngành in bị sụt giảm. Lúc đó lợi nhuận ngành giảm đi phân nữa, tính bình quân
ngành chỉ còn khoảng 3% doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở các doanh
nghiệp xuống dưới mức 2 con số. Với những khó khăn và tác động mạnh mẽ của các yếu
tố mang tính chủ quan và khách quan nên nhịp độ tăng trưởng ngành in trong 3 năm qua
đã giảm đi rõ rệt so với thời kì trước, chỉ còn khoảng 5% mỗi năm. Khá nhiều doanh
nghiệp mới thành lập đã phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động. Số lượng doanh
nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả và tăng trưởng chỉ khoảng 20-30%, số còn lại hoạt
động cầm chừng hoặc đang rất lúng túng trong việc ổn định sản xuất và phát triển.
2. Phântích mô hình porter 5 forces:
a. Các rào cản gia nhập:
- Đối với ngành in, không chỉ các đối thủ hiện tại mà khả năng các doanh nghiệp
mới có thể gia nhập cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Vì là một côngty hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục và là côngty được tách ra từ NXBGD tp HCM nên được sự hỗ
trợ cấp giấy phép củachính phủ. Những điều kiện của nhà nước, chính phủ là 1 rào cản
đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành này.
- Các thiết bị máy móc của các côngty trong ngành in mang tính chuyên môn hóa
cao và có giá cả rất đắt như côngtycổphầninsáchgiáokhoatp HCM có máy in offset 4
màu giá hơn 3.3 tỷ. Những thiết bị này mang tính chuyên môn hóa chỉcó thể sử dụng để
in những sản phẩm đặc trưng cho công ty, với lại những máy móc này có cấu tạo, cơ chế
khá phức tạp và dễ hư hỏng rất khó sữa. Do tính đặc trưng củatài sản cố định nên khi
thay thế thường rất khó và có giá bán rất thấp, vô tình điều đó tạo ra 1 rào cản cho các
doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.
- Các côngty muốn gia nhập ngành in nói chung và ngành insáchgiáokhoa nói
riêng khá khó khi mà phải giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm, tiếp cận với kênh
phân phối. Đối với côngtycổphầninsáchgiáokhoatp HCM phân phối sách cho
NXBGD tạitp HCM, do đó ổn định được đầu ra nên côngty dễ dàng có định hướng
chiến lược phát triển trong dài hạn, đó có thể là 1 lợi thế so với các doanh nghiệp khác
cùng ngành.
b. Sản phẩm thay thế:
- Sự xâm thực của phương tiện truyền thông mạng đã tác động mạnh mẽ tốc độ
ngành in nước ta. Trong 3 năm gần đây với sự phát triển rộng rãi của internet, sách điện
tử và các phương tiện truy cập ngày một hiện đại và tiện ích thì khối lượng sách báo in ở
Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Tuy số đầu sách và báo chí vẫn tăng hơn trước nhưng số ấn
bản đã giảm sút 30-40%, quảng cáo in cũng giảm hơn so với trước kia.
c. Cạnh tranh nội bộ ngành:
- Số lượng các cơ sở in lớn, nhiều cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, đặc điểm cơ chế
thị trường… đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong ngành in. Đã có những
chuyển dịch cơ cấu, thay đổi trong việc lựa chọn đầu tư về lĩnh vực in để giảm sức ép
cạnh tranh nhưng việc đầu tư vẫn còn trùng lặp, thiếu sự đa dạng. Ví dụ thị trường sản
phẩm in truyền thống đã bão hòa nên nhiều cơ sở chuyển qua in catalogue, bao bì nhãn
mác… mà không có sự tổ chức tốt về công nghệ, quản lý… đã gây nên lãng phí vốn đầu
tư. Số lượng nhà in chuyên biệt chiếm quá ít. Các cơ sở incủa nước ta lại có quy mô nhỏ
lẻ, tạo điều kiện cho các côngty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào. Điều đó không những
giảm sức ép trong cạnh tranh ở phân khúc thị phần sản phẩm truyền thống mà còn tạo
nhiều cơ hội, khoảng trống thị trường để cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ấy
chiếm lĩnh thực trạng vừa thừa lại vừa thiếu về năng lực công nghệ.
- Mô hình tổ chức và phân bổ lực lượng của ngành in nước ta chủ yếu là các doanh
nghiệp in độc lập, dần hướng tới các tập đoàn in, tập đoàn xuất bản - in - phát hành sách
hoạt động theo cơ chế côngty mẹ, côngty con.
- Vì thế, ngoài các côngty con trong cùng một công ty, trên thị trường có rất nhiều
doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực và hoạt động đều mang lại những hiệu
quả khả quan. Chỉ riêng về lĩnh vực in SGK đã có khoảng 41 nhà in trên toàn quốc và
một số côngty lớn như: CôngtyIn Trần Phú, Tổng côngty văn hoá Sài Gòn, CôngtyIn
Tổng hợp và bao bì Liksin, là những nhà in hoạt động hiệu quả và chiếm thị phần cao
trên thị trường in SGK ở thành phố HồChí Minh.
- Những thông tin thời sự gần đây còn cho ta thấy một hiện tượng phổ biến, tràn lan
hiện nay là nạn in lậu. Với những thủ thuật tinh vi, nhiều trang incó chất lượng kém, giá
rẻ vẫn được bày bán rộng và gần như công khai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những
cơ sở in chân chính. Đây quả thực là một thách thức không nhỏ.
d. Sức mạnh nhà cung cấp:
- Có nhiều côngty trong ngành in, sản phẩm thay thế cũng đa dạng, nên khả năng
cạnh tranh không cao. Vì vậy, côngty cần chủ động các yếu tố đầu vào: lao động, nguồn
nguyên liệu, vốn… khi đó mới có đủ lực để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
e. Sức mạnh khách hàng:
- Độ nhạy về giá của khách hàng là điểm để thu hút khách hàng về với côngty
mình, cho nên cần cung cấp nhiều thông tin hơn cho khách hàng, tăng kênh phân phối, hạ
giá thành ở mức cho phép, tạo dấu ấn bằng biện pháp khác biệt hóa sản phẩm. Khách
hàng chính là người điều khiển cạnh tranh ngành thông qua quyết định mua hàng.
Phần D: Phântích rủi ro
1. Rủi ro kinh tế
Sách là nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho việc học tập và là phương tiện của ngành
giáo dục nước ta.
Cho dù nền kinh tế phát triển hay suy thoái thì sự nghiệp giáo dục vẫn được xem
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì thế ngành insáchgiáokhoa đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ít bị ảnh hưởng bởi
những tác động suy thoái kinh tế. Khi kinh tế kém phát triển, sức mua của các
hàng hóa khác có thể giảm nhưng nhu cầu về sách thì không thể cắt giảm, sức mua
ít thay đổi nên doanh thu của doanh nghiệp ổn định. Khi kinh tế phát triển, cần có
nguồn nhân lực với trình độ cao để đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, nhu cầu học
hành cũng sẽ tăng cao. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng
trưởng với mức ổn định từ 7,5 % đến 8 %. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được
đánh giá là “con rồng” trong khu vực, dự đoán trong những năm tới cũng sẽ phát
triển bền vững với tốc độ tăng trưởng 8 %/ năm. Do vậy, rủi ro kinh tế đối với
ngành insáchgiáokhoa là không đáng kể.
2. Rủi ro pháp lý
Khi côngty được chính thức đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoài
việc bị điều chỉnh bởi các quy định hiện hành, côngty còn chịu sự chi phối bởi các
quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do đó, côngty sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi những thay đổi về luật
pháp liên quan đến kinh doanh, các chínhsách đầu tư, ưu đãi, thuế.
Thiếu kiến thức về pháp lý và việc thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế
hoặc đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho công ty.
3. Rủi ro về môi trường kinh doanh
a.Sự biến đổi nhu cầu thị trường.
Đối với ngành insáchgiáo khoa, nhu cầu thị trường, số lượng sản phẩm tiêu thụ
của doanh nghiệp ổn định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nên rủi ro
kinh doanh của doanh nghiệp thấp.
b.Sự biến đổi giá bán.
Sách là sản phẩm có giá bán ít dao động (giá cả ổn định) nên rủi ro của ngành in
sách giáokhoa thấp hơn so với nhiều ngành khác.
c.Sự biến đổi giá cả các yếu tố đầu vào.
Để insách cần có giấy, mực in, kẽm, trong đó, giấy in là chủ yếu. Giá cả của giấy
in bị ảnh hưởng bởi giá của những nguyên vật liệu khác, quá trình vận chuyển nên
khi có sự biến động của thị trường làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, sẽ
làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận củacôngty cũng như hiệu quả kinh
doanh củacông ty.
Công tycổphầninsáchgiáokhoa Thành phố HồChíMinh là côngty con
NXBGD nên được đảm bảo doanh số ổn định và không phải lo đầu ra cho sản
phẩm. Nhưng lợi thế trên sẽ trở thành khó khăn củacôngty vì sắp tới NXBGD có
kế hoạch bán phần vốn củamình ra bên ngoài nên côngty phải đối mặt với việc
tìm kiếm thị trường trong một môi trường cạnh tranh gay gắt.
d.Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi chi phí đầu vào.
Khă năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi chi phí đầu vào cao hay thấp phản
ánh mức độ rủi ro củacông ty. Là côngty con của NXBGD nên gần như côngty
nắm thế độc quyền về việc phát hành sách, không phải lo đầu ra cho sản phẩm do
vậy khả năng tăng giá khi chi phí đầu vào tăng là rất lớn vì thế mức độ rủi ro trong
kinh doanh là thấp. Việc tăng giá phải được sự chấp nhận củacơ quan quản lý nhà
nước nên kém linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh tự do. Tuy vậy,
mức độ an toàn trong kinh doanh cao, doanh thu ổn định.
4. Rủi ro cạnh tranh và in lậu
Cùng hoạt động trong lĩnh vực in, ngoài các côngty con trong cùng NXBGD, hiện
nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Chỉtính
riêng về insáchgiáo khoa, trên thị trường đã có 41 nhà in, trong đó tại thành phố
Hồ ChíMinhcó tới 5 nhà in lớn có thương hiệu và kinh nghiệm trong việc đấu
thầu (Công tyin Trần Phú, Tổng côngty Văn hóa Sài Gòn, Côngtyin tổng hợp và
bao bì Liksin, côngtyin và văn hóa phẩm, nhà máy in Quân đội nhân dân 2). Bên
cạnh đó, nạn in lậu ở nhiều cơ sở tư nhân còn diễn ra một cách tràn lan và rất phổ
biến. Đây là thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhận
thức được điều này, côngty đã từng bước đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở
rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm thêm nhiều thị trường khác, đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh củacôngty nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo
được doanh thu, lợi nhuận củacôngty và cổ tức cho cổ đông.
5. Rủi ro thông tin
Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành côngcủa doanh
nghiệp. Vì vậy việc thiếu thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
công ty.
Trong các hợp đồng nhập khẩu giấy in, nếu thiếu thông tin về phía đối tác sẽ dẫn
đến nguy cơ bị đối tác lừa, không thanh toán hoặc không thực hiện đơn hàng. Mặt
khác thiếu thông tin về sự thay đổi giá cả của sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp
không bắt nhịp được xu hướng của thị trường, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ và
doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc thiếu thông tin về những thay đổi
công nghệ sản xuất mới sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá bán và chất lượng
sản phẩm so với những côngty cùng ngành.
6. Rủi ro đến từ nội bộ doanh nghiệp và một số rủi ro khác
[...]... hoạt động tàichínhcủa SAP giảm mạnh Đến năm 2009 dòng tiền thuần từ hoạt động tàichính tuy vẫn âm nhưng đã tăng lên và tương đối ổn định qua năm 20010, 2011 và quý I năm 2012 Kết luận Việc phân tíchtàichínhcủaCôngty Cổ phầninsáchgiáokhoaTpHồChíMinh đã cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hìnhtàichínhcủaCôngty trong thời kỳ 2007 – 2011 – thời kì chứa đựng nhiều bất ổn của nền kinh tế... chínhsách quản lý khoản phải thu củacôngty hợp lý hơn, tức là côngty đang cắt giảm bán chịu hàng hóa Chínhsách này cóphần nới lỏng hơn từ năm 2010 trở đi, chỉ số tăng trở lại, nguyên nhân do khoản phải thu tăng, thị trường bấy giờ bất ổn, trì trệ dẫn đến côngty phải tăng lượng bán chịu Tuy nhiên, bên cạnh đó, côngty cần quản lý tốt chínhsách bán chịu để hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn, vừa... thấy dòng tiền thuần từ hoạt động tàichính luôn âm và ít biến động qua các năm Dòng tiền tàichính được dùng để chi cho các dự án đầu tư, chi cho quản lý doanh nghiệp và mua các công cụ tàichính ngắn hạn và dài hạn.Thông qua dòng tiền từ hoạt động tàichính cũng cho ta thấy khả năng vay của SAP là khá cao, thể hiện thông qua dòng tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà côngty đã nhận được qua các năm SAP... trở lại Năm 2011, chỉ số này là 6.67, thấp hơn ALT, chứng tỏ côngty không thu hút đầu tư so với đối thủ Điều này cho thấy thị trường đang có kì vọng không tốt về triển vọng phát triển của côngtyPHÂNTÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦACÔNG TY: Chủ trương củaCôngty trong giai đoạn 2007-2011 xác định SGK là chủ đạo: phấn đấu sản lượng trang in năm sau luôn cao hơn năm trước, tập trung nâng cao năng suất... chính dần dần phục hồi nên côngty đã đầu tư một nguồn vốn khá lớn vào việc chi cho vay và đầu tư vào các công cụ nợ của các đơn vị khác, bên cạnh đó dòng thu từ các công cụ tàichính cũng giảm đáng kể so với năm 2011làm cho dòng tiền âm Tuy nhiên đây chỉ mới là 3 tháng đầu năm 2012 nên cũng chưa thể đánh giá chính xác dòng tiền đầu tư trong năm 2012 *Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Ta thấy dòng... hạ giá thành sản phẩm Đồng thời Côngty sẽ tích cực hợp tác với các côngtySáchGiáo dục nhằm khai thác thêm nguồn hàng, nỗ lực mở rộng hợp tác với các CôngtySách Thiết bị trường học địa phương để tìm thêm nhiều nguồn hàng phong phú, đa dạng hơn Bên cạnh đó, côngty đang triển khai dự án đầu tư tại KCN Cát Lái, quận 2 trên diện tích 10.000 m2 để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm,... động kinh doanh: Rõ ràng dòng tiền từ HĐKD luôn cao hơn lợi nhuận sau thuế củacôngty ( trừ năm 2011 và quý I/2012), điều này phát ra một tính hiệu tốt cho các nhà đầu tư vào SAP, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh củacôngty thường sản sinh ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp côngtychi tiêu cho các hoạt động khác Từ năm 2007-2010 thì dòng tiền từ HĐKD củacôngty giảm... Côngty trong thời kỳ 2007 – 2011 – thời kì chứa đựng nhiều bất ổn của nền kinh tế Trong thời gian này, tình hìnhtàichínhcủaCôngty có nhiều biến động cùng những biến động của thị trường với cuộc suy thoái chung của toàn thế giới, nhưng Côngty đã vượt qua và tiếp tục phát triển tốt Tuy nhiên Côngty cần chú ý đến ... điều này cũng đồng nghĩa côngty được các tổ chức t í n d ụ n g t í n n h i ệ m N g o à i r a c ô n g t y c ũ n g đ ư ợ c n h à n ư ớ c ư u đ ã i v ề c á c k h o ả n n h ư thuế Việc này cũng làm tăng khả năng vay của SAP Dòng tiền thuần từ hoạt động tàichính các năm này là âm vì trong giai đoạn này, côngty trả nợ gốc nhiều, kết hợp với đó là việc côngtycó chia cổ tức cho các cổ đông, làm cho dòng... lãi suất Ngân hàng tại thời điểm vay hoặc thuê tàichính Kế hoạch kinh doanh năm 2012 Côngty đã thông qua tại ĐHCĐ với tổng doanh thu 13 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,73 tỷ đồng và trả cổ tức 10% Côngty cần có cách chiến lược phù hợp như: *Về sản xuất: − Bố trí nhân lực hợp lý ở từng công đọan sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với từng công nhân, gắn tiền lương cán bộ quản lý sản xuất . trọng của việc phân tích tài chính, chúng tôi đã cố gắng thực hiện tốt đề tài “
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần in sách giáo khoa Tp Hồ Chí. hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng như hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Công ty cổ phần in sách giáo khoa Thành phố Hồ Chí Minh là công ty con
NXBGD nên