1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÁCH KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC PHẦN 1

2 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CÁCH KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC PHẦN 1 Nhiệm vụ của phần kết bài là kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài I Nguyên tắ.

CÁCH KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC PHẦN Nhiệm vụ của phần kết bài là kết thúc vấn đề đã đặt ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài I Nguyên tắc kết bài - Phần kết bài thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài - Phần kết bài chỉ nêu những ý khái quát Không trình bày lan man hay lặp lại sự giảng giải, minh hoạ, nhận xét chi tiết Cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của mở bài Khác với mở bài, phần kết bài thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề II Các lỗi kết bài thường gặp Kết bài quá ngắn gọn Chúng ta thường có phần kết bài quá ngắn gọn không đủ thời gian hoặc phần mở bài và thân bài viết quá nhiều dẫn tới phần kết bài cảm thấy không còn cảm xúc để viết Ví dụ phân tích nhân vật Chí Phèo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, có bạn đã kết bài bằng một câu như sau: “Tóm lại, Chí Phèo là hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân trước cách mạng tháng Tám bị tha hóa” Kiểu kết bài sơ sài này sẽ không gây ấn tượng với người chấm và ảnh hưởng đến điểm số của cả bài văn, vậy chúng ta cần tránh mắc phải Kết bài quá dài dòng lan man Kết bài quá dài dòng và lan man cũng là một những lỗi sai học sinh thường mắc phải Đây cũng là điều khiến cho bài viết bị mất điểm một cách đáng tiếc đa phần viết bị trùng với ý ở phần mở bài hoặc thân bài Ví dụ phân tích nhân vật Huấn Cao truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, có bạn đã kết bài như sau: “Trong tác phẩm, Huấn Cao là một người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất, không có một sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục ông Hiện lên qua lời nhận xét của viên thơ lại và viên quản ngục là một người “chọc trời khuấy nước”, Huấn Cao đã dám đứng lên chống lại cái triều đình mục rỗng Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lý tưởng lớn nên điều đó có hề gì Đến bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài vẫn coi thường: Đến cái chết cũng chẳng sợ nữa… Huấn Cao có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm hứng bình sinh, dù bị cầm tù Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng bạn đọc nhiều thời.” Do đó, ở kết bài chúng cần gói lại được vấn đề và gói làm cho gọn gàng, dễ hiểu nhưng vẫn đủ ý Kết bài sai, không “trúng” Kết bài không “trúng” có thể hiểu đơn giản là việc kết bài lệch hoàn toàn với vấn đề nghị luận được nêu ở mở bài hoặc thậm tệ là sai kiến thức cơ bản Ví dụ như đề bài phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu có bạn đã viết như sau: “Qua toàn bộ thi phẩm Xuân Diệu như thể hiện niềm khao khát tận hưởng và tận hướng đến mãnh liệt Ông sự chết, sợ mọi thứ tàn phai theo thời gian bời vậy Vội vàng như lời nhắn nhủ của thi nhân tới hậu thế: hãy yêu cuộc sống còn có thể, đừng bỏ lỡ thời gian của tuổi trẻ để làm những việc không đâu thay vào đó là những việc có ích cho xã hội ngày một nhiều tệ nạn” Sai kiến thức cơ bản là một điều không thể chấp nhận bởi vậy trước có một kết bài hay chúng ta phải hoàn thiện một mở bài đúng III Một số cách kết bài hay Kết bài theo lối “Điểm nhãn” - Đây là câu chuyện “điểm nhãn” cho rồng theo nguyên tắc hội hoạ phương Đông Người hoạ sĩ vẽ đúng, người xem vẫn nhận đây là rồng, song ông ta điểm nhãn (vẽ mắt) thì rồng sống động hẳn lên - Dưới đây là hai kết bài phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên chúng ta cùng so sánh: Kết bài 1: Cùng với các nhà thơ khác phong trào thơ Mới, Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ” của mình dã đóng góp một giọng điệu thơ mới mẻ, đầy khởi sắc, đóng góp cho đời một cách nhận thức, cách hiểu biết và một thái độ, một nhân sinh quan mới mẻ, mang giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân bản sâu sắc Kết bài 2: “Ông đồ” của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà Nhưng dẫu hoà một biển, “giọt nước” của nhà thơ Vũ Đình Liên vẫn mặn mà, nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thuỷ triều, Bài thơ nói về số phận người, bài thơ nhắc nhở ta công cuộc đổi thay to lớn ngày hãy gìn giữ người, gìn giữ tình thương và những giá trị đẹp đẽ của người để không bao giờ phải xót xa, luyến tiếc => Rõ ràng kết bài chỉ dừng lại ở phạm trù đúng còn kết bài người viết đã có ý thức “trang sức, điểm nhãn” cho lời văn của mình từ cách dùng hình ảnh “giọt nước” – “mặn mà, nồng thắm vẫn âm vang nhịp tủy triều” đến dùng từ ngữ chỉ cái “thần” của bài thơ: “một nét đơn sơ nhỏ bé” đến cái tình người viết có được suy nghĩ, cảm xúc mà nảy sinh, được diễn đạt bằng một giọng truyền cảm ... là việc kết bài lệch hoàn toàn với vấn đề nghị luận được nêu ở mở bài hoặc thậm tệ là sai kiến thức cơ bản Ví dụ như đề bài phân tích bài thơ... chấp nhận bởi vậy trước có một kết bài hay chúng ta phải hoàn thiện một mở bài đúng III Một số cách kết bài hay Kết bài theo lối “Điểm nhãn” - Đây là... hai kết bài phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên chúng ta cùng so sánh: Kết bài 1: Cùng với các nhà thơ khác phong trào thơ Mới, Vũ Đình Liên và bài

Ngày đăng: 14/10/2022, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w