TUYẾN TẬP - TÀI NGUYÊN | VA MOI TRUONG BIEN TAP XIV
SO DAC BIET KY NIEM 50 NAM THANH LAP VIEN TAI NGUYEN VA MOI TRUONG BIEN
Trang 2VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIEN TAI NGUYEN VA MOI TRUONG BIEN TUYEN TAP _ TAINGUYEN | VA MOI TRUONG BIEN TAP XIV Ban bién tap Trưởng ban TS Trần Đức Thạnh Thư ký = TS Nguyễn Hữu Cử Các thành viên
TS Nguyễn Đức Cự, TS Lưu Văn Diệu TS Trần Đình Lân, TS Đỗ Công Thung
TS Chu Văn Thuộc, PGS TS Nguyễn Văn Tiến
TS Nguyễn Huy Yết
Trang 3| to ong „in ne KBGES Pees MUC LUC
LOI NOI DAU
1s Một số vấn đề về phương pháp luận điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam
Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Văn Quân, Dinh Van Huy Di sản địa chất trên bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng
Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Củ, Trần Đức Thạnh
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ các dạng tài nguyên thiên nhiên có giá trị di sản ở vùng bờ biên Thừa Thiên Huê
Nguyên Hữu Cử, Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Thị Chiến, Nguyễn
Mai Lựu
Tài nguyên vị thế hệ thống vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam
Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Thị Chiến Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng Nguyễn Thanh Sơn - Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên vùng ven bờ tây vịnh Đặc Bộ
Nguyễn Thị Phương Hoa Một số vấn đề về môi trường xuyên biên giới ở vùng ven bờ tây vịnh Bắc Bộ
Lưu Văn Diệu
Chuyển đổi tự động tần suất khối lượng sang tần suất xuất hiện trong
Trang 4
MỘT SÓ VÁN ĐÈ VÈ PHƯƠNG PHÁP LUẬN DIEU TRA, DANH GIA TAI —
NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN SINH THÁI, ĐỊA CHÁT anil
VUNG BIEN, VEN BO VA CAC DAO VIET NAM
Trần Đức Thạnh, Tran Dinh Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Văn Quân, Đinh Văn Huy
I MO DAU
Tai nguyên vị thế được hiểu là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cầu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia Kỳ quan sinh thái bao gồm các hệ sinh thái hoặc các sinh cảnh, hoặc tổ hợp của chúng, có những tính chất đặc biệt về tài nguyên sinh vật; đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của sinh vật có giá trị bảo tồn tự nhiên, phục vụ cho khoa học, văn hoá, giáo dục và phát triển kinh tế Kỳ quan địa chất là một phần xác định của địa quyên có giá trị địa chất học và địa mạo học nồi bật cần được bảo vệ để tránh huỷ hoại về vật chất, hình thẻ và sự phát triển tự nhiên của chúng
Vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất là các dang tai nguyén đặc biệt ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội hết sức to lớn, còn là vấn đề rất mới ở nước ta và cũng chưa phải phổ biến trên thế giới và hiểu biết về chúng còn hết sức hạn chế Việc điều tra, đánh giá các dạng tài nguyên này là nhiệm vụ cập bách đã được đặt ra trong Dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyen vi thé, ky quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc Đề án tong thé “Diéu tra co ban và quản lý tài nguyên - môi trường, biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”
II ĐỊNH DẠNG TÀI NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN SINH THÁI, DIA CHAT VUNG BIEN, VEN BO VA CAC DAO VIET NAM
2.1 Tai nguyén thién nhién truyén théng
Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích
Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, v.v Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế [9]
Tài nguyên biển bao gôm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ Tài nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên sinh vật biển (động và thực vật), nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể Nó còn bao gồm các tài nguyên văn hoá có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển
cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hoá của cộng đồng bản địa Chủ thể được xác lập để bảo vệ các ,vùng có một hoặc nhiều các đặc trưng tự nhiên và văn hoá Tài nguyên
biển thường gắn liền với quyên tài phán quốc gia [7, 8]
Trang 5Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyển Văn Quân, Đinh Văn Huy
khác, được tăng lên nhờ nằm trong vùng bờ biển [26]
Tài nguyên biển, theo phương cách truyền thống, được phân theo các nhóm, loại
khác nhau Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển được chia thành tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật
Theo khả năng tái tao, tài nguyên thiên nhiên biển được chia thành tài nguyên tái tạo và không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và không tiêu hao Tài nguyên tái tạo thường là tài nguyên sinh vật (tôm, cá, rừng ngập mặn, v.v ), có thể tự tạo mới, phục hồi ở ngang mức chúng được lấy ra nều không bị khai thác quá mức Tài nguyên tái tạo phi sinh vật
bao gồm đất và các tài nguyên năng lượng như gió, thuỷ triều, sóng biển và bức xạ Mặt
trời Tài nguyên không tái tạo điển hình là đất ngập nước và khoáng sản
2.2 Tài nguyên vị thế
Ở Việt Nam, vị thế được nhắc nhiều trong các văn liệu kinh tế và quản lý gần đây
Cơ sở khoa học của tài nguyên vị thế cho phát triển kinh tế - xã hội còn là vấn đề mới °
mẻ ở nước ta và cũng chưa phải phổ biến trên thế giới Tuy nhiên, đây là hướng rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hợp lý và bền vững
15,221 :
Tai nguyén bién Viét Nam bao gồm các nhóm tài nguyên sinh vật, phi sinh vật và tài
nguyên vị thế Tài nguyên vị thế biển được hiểu là các lợi ích có được từ một khu vực,
một nơi ở biển hoặc ven bờ biên, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi
sinh vật có trong khu vực Ấy, nơi Ấy, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ giá trị hình
thê và vị trí không gian của nó
Có thể xác định các dạng tài nguyên vị thế cơ bản ở biển Việt Nam là các hệ thống
thuỷ vực hoặc địa hệ [21] năm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, vùng biển [18, 19], các đảo [1, 23], các thuỷ vực ven bờ và các vùng nước ngoài khơi với cả ba hợp phần nền đất (hoặc đáy), nước và không khí,
Trên thực tế, việc vận dụng cơ sở tài nguyên vị thế ngày càng mở rộng và có định
hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận của vấn đẻ tài nguyên không gian hoặc vị thể chưa
được định hình, còn nhiều bàn luận Theo Cộng đồng Châu Âu, tài nguyên thiên nhiên
được chia thành 5 dạng [10]:
- Tai nguyén tái tạo không tiêu hạo (Renewable resources - non - extinguishable) như năng lượng Mặt trời, gió, sóng, nước mưa, các nguồn không khí (oxy, CO;), nước biển - Tai nguyén tai tạo có tiêu hao (Renewable resources - ©xtinguishable) như tài nguyên
sinh vật (rừng, cá, sinh khối, v.V.), các nguồn nước mặt, nước ngầm, đất mầu, v.v
- Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources - non-
extinguishable): có thể tái chế hoặc thu hồi như kim loại, khoáng sản, đất, v.v
-_ Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources - extinguishable) va
không thu hồi gồm các loại nhiên liệu hoá thạch như khí, dầu, than, v.v
Trang 6Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV
Cách phân loại trên là theo động thái tài nguyên khả năng tái tạo - tiêu hao tài nguyên Nếu phân theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gôm có ba nhóm chủ cơ
bản: tài nguyên sinh vật; tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên vị thé (không gian)
Theo cách chia này, trong hệ thống tài nguyên biển, tài nguyên vị thế biển cũng đóng vai trò then chốt Đó là không gian biên và ven bờ, nổi và ngầm gồm luồng lạch, bến bãi,
đất đai ven bờ, bán đảo và hải đảo, bãi cát biển, thềm da, hang động, v.v Ví dụ, một
vịnh nước sâu, kín không có phong phú tài nguyên truyền thống, nhưng có thể sử dụng thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích4kinh tê to lớn Tài nguyên vị thế (không gian) biển không chỉ đơn thuần là nguồn gốc tự nhiên, mà còn mang các yêu tố tài nguyên nhân văn, bao gôm: các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, cấu trúc cộng đồng, v.v
Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản lý hiện nay
có lẽ mang hàm ý rộng hơn tài nguyên vị thé (space) trong các tài liệu nước ngoài, bao
hàm cả giá trị đưa lại của không gian trong môi quan hệ vê vị trí địa lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế chính trị khu vực, quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế trên biên, ven biển, v.v
Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các yếu tố tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, tái tạo và không tái tạo Tuy nhiên, nó có những nội hàm riêng, mang tính bản chất, là các yêu tô hình thể và vị trí trong không gian Đó cũng chính là các giá trị cơ bản của đạng tài nguyên này mà nhờ đó Singapor đã biết phát huy để trở thành một quốc đảo giàu có Sử dụng hợp lý tài nguyên vị thế biển là một định hướng cơ bản cho phát triển bền vững 2.3 Kỳ quan sinh thái và địa chất
2.3.1 Kỳ quan và kỳ quan thiên nhiên
Theo từ điển Từ điển Webster's New World, kỳ quan (wonders) là các sự vật, hiện
tượng'kỳ diệu, tuyệt vời gây nên sự ngạc nhiên, thán phục “K) quan” là một vật bất kỳ
do thiên nhiên hoặc con người tạo ra nhưng khác xa với những đặc điểm thông thường của chúng mà nhân loại có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức và khâm phục bằng tất cả cảm quan của con người
-_ Kỳ quan nhân tạo (hay kỳ quan văn hoá): là các công trình xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo và kỳ vỹ do con người tạo ra trong quá trình xây dựng và phát triển từ xưa cho đến nay
- Bảy kỳ quan của thế giới cô đại ( Kim rự tháp Giza 6 Ai Cap; Vườn treo ở ï Rắc; Tượng Chia Gié-su trén dinh Olympia, Hy Lap; D én tho: than A-te-mis & E-phe-sus; Lăng mộ của Mơ-¬sơ-lơs ở Ha-li-ca-na-sus; Tượng thân Mat troi Rhodes; Ngon Hai đăng ở A-lexan-dria ) đều là các công trình kiến trúc nằm quanh Địa Trung Hải, đến nay chỉ còn tồn tại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập Tổ chức phi chính phủ của Thuy Sỹ NOWC do nhà thám hiểm và là đạo diễn phim người Thuy Sỹ Bernard Weber bảo trợ đã phát động cuộc bình chọn 7 kỳ quan | fhế giới mới vào năm 1999 Kết quả bình chọn, bao gồm: Vạn lý trường thành của TPung Quốc; Khu Thành cổ bằng đá Pe-tra của Jo-da-ni; Tượng chúa Giê-su ở Rio-Ja-ne-ro, Bra-xin; Thành cổ Ma-chu Pi-chu ở Pê-ru; Kim tr thap Chi-chen It za ở Mê«vi-cơ; Đấu trường Cô-lô-se-um, Rô-ma, Italia; Đền Taj Ma-hal, An D6 Kim tu thap Gi-za cua Ai Cập, kiến trúc duy nhất còn
Trang 7Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyển Văn Quân, Đinh Văn Huy
cùng với 7 kỳ quan mới của thế giới [17]
-_ K) quan thiên nhiên: là những vật thể được tạo hoá tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của Trái đất Đây là sản phẩm của các hoạt động tổng hợp của 4 quyền là: địa quyền, thuỷ quyền, sinh quyển và khí quyền Ngoài ra còn cần phải kể đến tác động rất lớn của vũ trụ như Mặt trăng, Mặt trời, các chòm sao trong thiên hà, v.v Theo nguồn gốc sinh thành, các kỳ quan thiên nhiên lại được chia thành các kiểu loại: Kỳ quan địa chất: được tạo ra bởi các quá trình địa chất và Ky quan sinh thai: được tạo ra bởi các nhóm sinh vat
Tổ chức NOWC (2007) đang tiến hành bình chọn Bảy kỳ quan Thiên nhiên thế giới, dành cho các đanh thắng tự nhiên, không phải do con người tạo ra và không bị con người can thiệp vào một cách đáng kể Ba tiêu chí (Criteria) do tổ chức này đưa ra khá đơn giản: Một khu vực tự nhiên; Một danh thắng tự nhiên; Một cảnh quan Các kiểu loại (Categories) kỳ quan quy tụ về hai nhóm Nhóm kỳ quan sinh thái gồm: Khu dự trữ động vật; lừng, cây; Công viên bảo tồn tự nhiên; ốc đảo; Thế giới dưới nước, rạn; Di chỉ tiền thiên nhiên thời tiền sử và loại khác Nhóm kỳ quan địa chất bao gồm: hẻm núi; hang động; bờ biển, vách đá; khu vực địa chất; sông băng; núi, núi lửa, đá; thuỷ vực, biển, hồ, sông; thác nước và loại khác
Trong số 77 kỳ quan thế giới đang được đề xuất để lựa chọn 7 kỳ quan hàng đầu, có l6 kỳ quan sinh thái và 62 kỳ quan địa chất; 55 lục địa và 22 biển, đảo và bờ biển Trong số 22 kỳ quan biển, đảo và bờ, nhóm ky quan sinh thai gồm có 6 (Rạn san hô - 3; vườn Quốc gia - 01; Hồ nước mm - 1); nhóm kỳ quan Địa chất có: 17 ( đảo núi lửa - l; đảo - 5; quan đảo - 4; vịnh biển - 2; đầm phá- 1; bãi biển - 2; hồ biển - 1 và tổ hợp đá - 01)
2.3.2 K) quan sinh thái
Đến nay chưa có một định nghĩa về #Kỳ quan sinh thái” trong các văn liệu Việt Nam và thế giới Dựa theo các định nghĩa về kỳ quan nhân tạo, kỳ quan thiên nhiên (NOWC), kỳ quan địa chất (UNESCO), chúng tôi đã đưa ra định nghĩa nhu sau: “Ky quan sinh thái là các loài sinh vật có hình thà kỳ dị, khác thường, các quân thể, quần xã sinh vật có quy mô lớn và tổ chức chặt chẽ; các hệ sinh thái điển hình hoặc tổ hợp của chúng có diện tích đủ rộng để duy trì ồn định sự tôn tại trong thời gian dài Chúng có những giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của sinh vật có giá trị bảo tôn tự nhiên, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế”
Theo định nghĩa này, đối tượng lựa chọn bao gồm
-_ Các loài sinh vật hiếm, có hình thù đẹp, kỳ dị khác thường;
-_ Các quần thể sinh vật có cấu trúc phức tạp, nhạy cảm, có giá trị đa dạng sinh học cao;
-_ Các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển và ven biển Việt Nam có quy mô rộng lớn,
có cấu trúc phức tạp, có đa dạng sinh học cao và bền vững tương đối với thời gian
Với quy mô như trên đối tượng lựa chọn của kỳ quan sinh thái rất phong phú Chúng có thể là các loài động thực vật quý, hiếm, có hình thù kỳ dị, có tuổi tho cao, các hệ sinh thái đặc trưng có quy mô rộng lớn ở vùng biển và ven biển như hệ sinh thái rừng trên đảo và vùng ven bờ, hệ sinh thái các khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái các thảm cỏ biển, hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, hệ sinh thái các hồ nước mặn, hệ sinh thái vùng
aS
SSIS
mà
Trang 8Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV
triéu rạn đá, các dai bai cat biển, các sân chim, hệ sinh thái rạn san hô (kiểu rạn vòng, viền bờ, chăn bờ, dạng tháp, cao nguyên ngầm, v.v.) Trong điều kiện thực tế hiện nay
của Việt Nam, có thể coi một số loài thú biển (Bò biển, cá Voi), các di sản thiên nhiên,
các khu dự trữ sinh quyền, các vườn Quốc gia ven biên và trên đảo đã được công nhận và các khu bảo tồn biển là các dạng kỳ quan sinh thái [3, 12]
Một khía cạnh đáng chú ý là các đối tượng sinh vật được coi là kỳ quan thường tồn tại trong một môi trường sinh thái nhất định Vì vậy trong khi lựa chọn các kỳ quan sinh thái cân phải bao hàm thêm các giá trị về điều kiện tự nhiên và môi trường mà đối tượng đó tồn tại trong một thời gian dài để tạo nên giá trị kỳ quan đó Trong mối quan hệ mật thiết đó thì mỗi kỳ quan sinh thái phải được coi là một kỳ quan thiên nhiên của khu vực 2.3.3 Ky quan dia chat
Ky quan dia chất có những giá trị di sản địa chất quý giá và nhận biết được bằng trực quan Những vấn đề về di sản, kỳ quan và bảo tồn địa chất mới được thé gidi quan tam điều tra, đánh giá gần đây, nhưng đã đạt được những thành công to lớn về cả lý luận và thực tiễn Việc bảo vệ và phát triển bền vững các di sản địa chất và kỳ quan địa chất và
công viên địa chất là một đóng góp cho Agenda 21 (UNCED, Rio de Janeiro, 1992) va
được Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững năm 2002 khang dinh Ở Việt Nam, tài liệu điều tra đánh giá theo hướng kỳ quan địa chất còn rat hạn chế, mới
chỉ quan tâm đến đối tượng hang động [I4]
Di sản thế giới là những khu có ý nghĩa toàn cầu về tự nhiên hoặc văn hoá do
một quốc gia có chủ quyền đề xuất, được UNESCO công nhận và được “bảo vệ nghiêm ngặt Đó là các thành tạo tự nhiên và sinh học, hoặc các nơi sinh sống của
sinh vật có các giá trị tổng hợp nổi bật về mặt mỹ học và khoa học [29] Để được công nhận là một đi sản thiên nhiên thế giới, phải đạt được một trong bốn tiêu chí về
mỹ học, địa chất học, đa dạng sinh học và văn.hoá Nhiều khu di sản địa chất rất có giá trị cho du lịch, đặc biệt là du lịch kết hợp giáo dục, hoặc thích hợp cho hoạt động giải trí có thể mang lại lợi ích kinh tê cao, đồng thời đảm bảo tính bền vững
cho sự nghiệp bảo tồn [27, 28]
Một di sản địa chất thé giới, theo UNESCO, phải đảm bảo được một trong số 13 chủ đề cơ bản là: đặc điểm cấu trúc và kiến tạo; núi lửa và hệ thống núi lửa; hệ thống sơn văn; địa tầng; hoá thạch; hệ thông sông, hồ và châu thổ; hang động và hệ thống karsto; hệ thống bờ biển; các rạn, ám tiêu vòng và các đảo ngoài đại dương; băng hà và mũ bang; tudi bang ha; hệ thống sa mạc khô hạn và bán khô hạn; tác động thiên thạch Trong số các di sản đã được công nhận, có 70 di sản liên quan đến địa chất Những di sản có liên quan nhiều đến kỳ quan địa chất là sông- hồ - châu thổ (20), rạn, ám tiêu vòng và đảo đại dương (11), hệ thống bờ (10), băng hà và mũ băng (7), hang động và karstơ (6) Di sản Hạ Long [20, 24] được xếp vào nhóm hệ thống bờ và đi sản Phong Nha - Kẻ Bàng [15] thuộc nhóm hang động và hệ thống karstơ
Nhiệm vụ bảo tồn địa chất là bảo vệ các đặc tỉnh địa chất và cảnh quan có ý nghĩa vì
những giá trị khoa học, giáo dục, nghiên cứu và giá trị tỉnh thần cho con người, một hệ
Trang 9Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyển Văn Quân, Đinh Văn Huy
Đa dạng địa chất chỉ mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ hợp, hệ thống va các quá trình địa chất và địa mạo, bao gồm đặc trưng về khoáng vật, thạch học, hoá thạch, cấu
trúc, địa hình và cả các yếu tô quan trọng khác vẻ thời gian, môi trường địa chất và các
quá trình địa chất [1 1]
Giá trị di sản địa chất bao gồm yếu tố đa dạng địa chất và thêm các đặc điểm
quan trọng khác như mức độ kết tỉnh khoáng vật, mức độ bảo tồn hoá thạch, kích cỡ và vẻ đẹp của cấu trúc, thạch học, cảnh quan địa hình, v.v Các giá trị di sản địa chất thường đi kèm với các giá trị văn hoá (giáo dục, khoa học, lịch sử và khảo cổ), mỹ
học (vẻ đẹp tự nhiên, tính độc đáo, kỳ vĩ) hoặc giải trí (vui chơi, thưởng thức)
Danh thắng địa chất (geosite) là một khu vực địa chất hoặc địa hình có một hợp phần
đa dạng địa chất có ý nghĩa và giá trị di sản địa chất cao
Công viên địa chất (geopark) theo UNESCO [27] là: “vùng có một hoặc một vải ,
tầm quan trọng khoa học, không chỉ riêng về địa chất, mà còn cả các giá trị tuyệt vời
về văn hoá, sinh thái và khảo cô học” Một khu vực có giá trị di sản địa chất nằm ở
vùng phát triển đơ thị hố với các hoạt động kinh tế tích cực khó có thể bảo tồn
nguyên vẹn khu di sản, mà cần hoà nhập bảo tồn địa chất với khuôn khổ quản lý đã
có Quan niệm công viên địa chất của UNESCO thừa nhận mối quan hệ giữa con
người - môi trường địa chất và khả năng sử dụng khu di sản cho phát triển kinh tế Ở
Việt Nam, những vấn đề về bảo tồn địa chất, đi sản địa chất, cônŸ viên địa chất bước
đầu đã được quan tâm [2, 6, 30]
Việc nhất thể hoá bảo tồn địa chất với du lịch sẽ bảo vệ được các giá trị di sản độc
đáo phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và tăng cường phát triển kinh tế dựa trên du lịch địa chất (geotourism)
Trong hệ thống này, kỳ quan địa chất được định nghĩa: là một phần xác định của địa
quyền có giá trị địa chất và địa mạo nổi bật cần được bảo vệ để tránh huỷ hoại về vật
chất, hình thể và sự phát triển tự nhiên của chúng
Il MUC TIEU DIEU TRA DANH GIA TAI NGUYEN VI THE, KY QUAN
SINH THAI, DIA CHAT VUNG BIEN, VEN BO VA CÁC ĐẢO VIET NAM
3.1 Mục tiêu lâu dài
-_ Đáp ứng nhu cầu lâu dài bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất cho sự nghiệp bảo tồn tự nhiên, phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển
-_ Lồng ghép sử dụng hợp lý và bảo vệ các giá trị tài nguyên vị thế, giá trị di sản sinh
thái và địa chất nhằm phát huy các giá trị văn hoá, khoa hoc và giáo dục gắn với kinh tế du lịch và bảo tồn tự nhiên biển
~ Xay dựng cơ sở dữ liệu cho việc thiết lập và quản lý hệ thống bảo tổn biển và công
viên biển nhằm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ tự nhiên, thúc đây du lịch biển và hoà
nhập với hệ thông các khu di sản, bảo tồn, công viên khu vực và thế gidi
- Nang cao nang luc diéu tra, danh giá đạt trình độ khu vực trong lĩnh vực điều tra,
đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất cho vùng biển và các đảo
Trang 10Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV 3.2 Mục tiêu trước mắt
-_ Có được bộ tư liệu điều tra cơ bản tổng thẻ về tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam và chỉ tiết cho một số khu vực, đối tượng có giá trị ngoại hạng
-_ Phát hiện mới và có được những đánh giá hệ thống về nguồn gỐC Ss sinh thành, điều
kiện tồn tại, giá trị và thứ hạng của các đối tượng tài nguyên Đê xuất danh mục các
đối tượng tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất trên vùng biển, ven bờ và hệ thống đảo Việt Nam
- Dé xuat chiến lược, phương án và giải pháp sử dụng hợp lý, quản lý, bảo tồn và tôn vinh các đối tượng tài nguyên vị thê, kỳ quan theo định hướng phát triển bền vững và tạo khả năng đột phá về kinh tế - xã hội
IV TIẾP CẬN ĐIÊU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VI THE, KY QUAN SINH THAI, DIA CHAT TRONG HE THONG TAI NGUYEN VUNG BIEN, VEN BO ˆ VÀ CÁC ĐẢO VIỆT NAM
4.1 Tiếp cận hệ thống
Mỗi một khu vực, hoặc vị trí được đánh giá là có giá trị đặc biệt về tài nguyên vị thế hay là một kỳ quan sinh thái, địa chất đều là một hệ thống tự nhiên, một hệ thống tài nguyên có các giá trị nổi bật và các giá trị đi kèm Trong cùng một&ÿ quan có thể đồng thời có hai hoặc ba giá trị nổi bật về vị thế, sinh thái và địa chất có mối liên hệ hệ thống với nhau, như trường hợp vịnh Hạ Long Vì thế, khi điều tra, đánh giá yếu tố noi bat, can phai điều tra, đánh giá toàn diện các yếu tố trong hệ thống dé thay cơ sở tồn tại của các giá trị nôi bật á ấy Cũng theo quan điêm hệ thống, các điểm vị thê, kỳ quan cần
được điều tra, đánh giá tổng thể các yêu tố tự nhiên, môi trường, tài nguyên, các giá trị
di sản và giá trị kỳ quan nỗi bật, hiện trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề về quản lý
4.2 Tiếp cận liên ngành
Tính chất liên ngành của công tác điều tra là đảm bảo cho định hướng sử dụng tài nguyên có hiệu quả kinh tẾ, dung hoà mâu thuẫn lợi ích sử dụng, tôn trọng các yêu tố câu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn Do bản chất của đối tượng và định hướng sử dụng hợp lý, các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội sẽ được kết hợp chặt chẽ trong dự án này Để đảm bảo thành công, sẽ có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan khoa học chuyên ngành, các bộ ngành địa phương và trung ương, chuyên gia và các tổ chức trong và ngoài nước để tư vân, điêu tra, đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý, lập luận chứng trình công nhận các khu bảo tồn tự nhiên có giá trị kỳ quan với các hình loại khác nhau như khu di sản; khu dự trữ sinh quyền, khu bảo tồn biên (bảo tồn loài, dự trữ tài nguyên, vườn quốc gia biển); khu bảo tồn đất ngập nước; kỳ quan địa chất, danh thắng
địa chất và công viên địa chất biển và ven bờ và các đảo
4.3 Tiếp cận phát triển bền vững kết hợp với với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biến
Trang 11Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kén, Nguyển Văn Quân, Đinh Văn Huy
như là một giải pháp hiệu quả cao nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển theo định
hướng phát triển bên vững [25] nhằm đảm bảo cả ba vấn đề kinh tế (du lịch là trọng
tâm), xã hội (khoa học, văn hoá và giáo dục) và môi trường (bảo vệ cảnh quan sinh thái
và đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị di sản, v.v.) Việc xây dựng hệ thống các khu bảo x
tồn biển cho các kỳ quan không chỉ bảo tôn, gìn giữ lâu dài các giá trị quý giá cho đất
nước và nhân loại trước áp lực phát triển mạnh kinh tế và dân số, mà còn mang lại hiệu
quả và lợi ích thiết thực cho du lịch sinh thái, duy trì bền vững nghề cá: nuôi trồng và
đánh bắt ven bờ, phòng tránh thiên tai và giảm thiểu các tác động môi trường Việc
lồng ghép các giá trị đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền lãnh hải làm tăng giá
trị bảo tồn và đồng thời, bảo tồn là một giải pháp đảm bảo chủ quyền
4.4 Tiếp cận nhận thức mới về đánh giá và sử dụng tài nguyên
Với vùng biển và các đảo, ngoài tài nguyên sinh vật, phi sinh vật theo truyền thống;
tài nguyên vị thế là một cách tiếp cận mới Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích '
có được nhờ sử dụng vị trí, không gian của một nơi nào đó vào các mục đích phát triển
kinh tế - xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác [22] Vì vậy, việc điều tra đánh
giá tài nguyên vị thế có phương pháp khác với tài nguyên truyền thống Với kỳ quan
sinh thái, tài nguyên điều tra được tiếp cận dưới góc độ sử dụng hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học, chú trọng đánh giá theo các nhóm, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị
sử dụng gián tiếp và giá trị lưu tồn Với kỳ quan địa chất, tài nguyên điều tra được tiếp
cận dưới góc độ sử dụng các giá trị di sản được bảo tồn theo phương thức các khu di sản, danh thắng hoặc công viên địa chất nhằm giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, tính đa dạng địa chất và các yếu tố kỳ quan nỗi bật
Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo tư duy truyền thống, chỉ là những
dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được
hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thê sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử
dụng nhưng sự tồn tại của bản thân nó đã mang lại lợi ích cho con người Quan niệm như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng cảnh quan tự nhiên đẹp là một dạng tài nguyên quý giá, không có khả năng tái tạo nếu bị hủy hoại, nhưng có thẻ dùng mãi mãi nếu cách khai thác giá trị
kinh tế của nó hợp lý Trong khi đó, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, tài nguyên sinh
vật có thể tái tạo và năng lượng nhiệt, gió, thủy triều có thể coi là vô tận
Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu hạ
tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện tượng và quá trình tự
nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài nguyên
truyền thống cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển Đó là nguồn gốc dẫn đến
thiếu tư duy cơ bản trong tổ chức lãnh thổ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thực tế
đã có ở một số quy hoạch phát triển, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại chăng dựa vào những dạng tài nguyên chính yếu đã được ghi nhận, mà lại dựa vào một sô yêu tố,
được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tuỳ vào nhận thức ngẫu
nhiên của người làm quy hoạch Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhât của một vùng chính là dựa vào tài nguyên không gian (vị thế), nhưng lại không được ghi
nhận một cách chính thức Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước
Trang 12Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV
4.5 Tiếp cận nền kinh tế dịch vụ
Kinh tế dịch vụ là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang hướng tới Tài nguyên vị thế biển, ven bờ và các đảo là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đây sự phát triển của kinh tế thị trường nước ta trong thời gian tới Đó là các hoạt động cần
sử dụng hợp lý và hiệu quả không gian biển và phát huy các lợi thế tài nguyên địa kinh tế và địa chính trị vùng biển, ven bờ và các đảo như du lịch [4], cảng - hang hai [5], dich vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ viễn thông, các khu trung chuyền, khu mậu dịch tự do, các hoạt động kinh tế liên kết vùng miễn, lãnh thổ và lãnh hải như các tuyến vành đai và
hành lang kinh tế,'v.v
Định hướng xây dựng hệ thống công viên biển cũng là một hướng tiếp cận kinh tế dịch vụ Công viên biên là một hình thức tích cực kết hợp giữa bảo tồn và phát triển (chủ yêu là văn hoá và du lịch) Trong hệ thống phân loại của IUCN được áp dụng vào bảo tồn biển Việt Nam, công viên biển (marine parks) được gọi là vườn quôc gia, thường mang nội dung của một kỳ quan sinh thái Thực ra, công viên biển bao gồm cả công viên địa chất biển Vì vậy, ở Việt Nam có thể coi công viên biển là một nhóm công
viên sinh thái biển (vườn quốc gia biên) và công viên địa chất biển
Một công viên địa chất biển cần hội đủ các yêu cầu: có một diện tích giới hạn rõ rằng và đủ rộng; có một kế hoạch quản lý theo định hướng phát triên bền vững kinh tế - xã hội, lấy du lịch địa chất làm nòng cot; cd cdc giải pháp bảo tồn vasphat huy giá trị di sản; có được cách thức giảng dạy về khoa học địa chất và rộng hơn là về môi trường; có những đề xuất phối hợp với chính quyền, cộng đồng địa phương và các tổ chức tạo ra khả năng tốt nhất bảo tôn di san dia chất và hoà nhập với phát triên bền vững
V TIỂU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN SINH THÁI, ĐỊA
CHAT TRONG HE THONG TAI NGUYEN VUNG BIEN, VEN BO VA CÁC ĐẢO VIỆT NAM
5.1 Tiêu chí đánh giá tài nguyên vị thế
Vị thế tự nhiên: Tài nguyên vị thế tự nhiên là các giá trị và lợi ích có được từ tổng thể
các yêu tố hình thể, cấu trúc không gian của một khu vực nào đó và các tài nguyên
thiên nhiên khác có mặt tại đó a
- Vi thé dia kinh tế: Tai nguyên địa kinh tế là các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực
- Vi thé dia chinh tri: Tài nguyên địa chính tri là sự kết hợp của lợi thê về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bồi cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó [13]
- Cade gia trị đi kèm: tài nguyên sinh vật; tài nguyên phi sinh vật; tài nguyên nhân văn một khu vực hay một đối tượng được coi là có giá trị tài nguyên vị thế ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam cân đạt được một trong ba tiêu chí đầu tiên
5.2 Tiêu chí đánh giá kỳ quan sinh thái
-_ Đa dạng sinh học: đa dạig loài, đa dạng hệ sinh thái, các loài-quỷ hiếm, đặc hữu,
v.v [29]
- My hoc: co cay, hoa, la dep noi chung, theo mua noi riéng [29]
Trang 13Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyển Văn Quân, Đỉnh Văn Huy
bật về đa dạng sinh học, sinh thái học cảnh quan, V.V Khu vực có quy mô rộng lớn, tối thiểu quy mô phải đủ để duy trì sự bền vững của các hệ sinh thái, các quần xã sinh vật điển hình [17]
- Các giá trị đi kèm: Giá trị kinh tế (giá trị đóng góp trực tiếp cho kinh tế địa phương); Giá trị văn hoá (truyền thuyết dân gian, lịch sử, khảo cổ, v.v.); Giá trị môi trường (bảo vệ tài nguyên đất, nước; điều hoà khí hậu, phân huỷ các chất thải; các giá trị tiện ích, v.v.)
Một khu vực hay một đối tượng được coi là có giá trị kỳ quan sinh thái ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam cần đạt được một trong ba tiêu chí dưới đầu tiên
5.3 Tiêu chí đánh giá cho một kỳ quan địa chất bao gồm:
-_ Tiêu chí về đa dạng địa chất: chỉ mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ hợp, hệ thống và các quá trình địa chất, bao gồm đa dạng về vật chất (thạch học, khoáng vật, hoá thạch, v.v.); đa dạng về địa hình - địa mạo và kiến trúc, câu tạo; đa dạng về môi trường địa chất (cổ và hiện đại); đa dạn về quá trình và lịch sử tiến hoá địa chất [11]
- Tiêu chí về mỹ học: bao gom các cảnh quan thiên nhiên đẹp; các giá trị thâm mỹ phục cho du lịch địa chất và giải trí; các giá trị cho cảm hứng nghệ thuật (thơ ca, nhạc, hoạ, v.v.) [29]
-_ Tiêu chí độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ: bao gồm các vật thể và hiện tượng hiểm và độc đáo; tiêu biểu và đặc sắc; có quy mô không gian đồ sộ và có ‡ầm cỡ đại diện cho địa phương, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế [17]
-_ Tiêu chí vê các giá trị đi kèm, bao gồm các giá trị văn hoá (truyền thuyết dân gian, khảo cổ - lịch sử, giá trị tỉnh thần, tâm linh, cảm xúc, v.v.); giá trị đa dạng sinh học Một khu vực hay một đối tượng được coi là có giá trị kỳ quan địa chất ở vùng biển,
ven bờ và các đảo Việt Nam cần đạt được một trong ba tiêu chí dưới đầu tiên
Để trở thành một kỳ quan địa chất chỉ cần đạt được một trong ba tiêu chuẩn đầu Đề đạt được một tiêu chuân nào đó, cũng không nhất thiết phải có đầy đủ các yếu tố hợp phần của nó Tuy nhiên, nếu đạt được càng nhiều hợp phân tiêu chuẩn và tiêu chuẩn, thì giá trị kỳ quan càng lớn
VI KẾT LUẬN
Tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất là các dạng tài nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triên kinh tế - xã hội vùng biển, ven bờ và các đảo _ Việt Nam vé khoa hoc, day 14 van dé rất mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả đối với thế giới Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích to lớn, lớn hơn nhiều các tài nguyên truyền thống Đây là vân đề rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới vỆ sử dụng, hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tô chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế — xã hội
Vì thê, mặc dù đây là dự án điều tra cơ bản, nhưng việc xây dựng phương pháp luận là hết sức quan trọng và cần phải đi trước-một bước Những vấn đề then chốt mà việc xây dựng phương pháp luận cân đặt ra là định dạng tài nguyên, các tiêu chí đánh giá tài nguyên vị thé, ky quan sinh thai va dia chất, tiềm năng và giá trị của chúng và vấn đề xếp hạng chúng Lý luận cần phải kiểm chứng qua thực tiễn, hy vọng cơ sở phương pháp luận đề xuất, được đem ra áp dụng cho Dự án 14 và từ đấy sẽ có những kiểm chứng, điều chỉnh trở lại sau khi kết thúc Dự án
Trang 14Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV 11: 12 13 14 15 16
TAI LIEU THAM KHAO
Lê Đức An và nnk, 1996 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
kinh tÊ - xã hội hệ thông các đảo ven bờ Việt Nam trong chiên lược phát triển kinh tế - xã hội biên Báo cáo đê tài KT 03 - 12
Lê Đức An, 2008 Tiến tới xây dựng các công viên địa chất ở Việt Nam: Lược khảo về các di sản địa mạo Các Khoa học về Trái dat 30 (1), 49- 57
Bộ Thuỷ sản, 2004 Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2010 (tóm
tat du thao lan 1 30 trang
Vũ Tuấn Cảnh và nnk, 1995 Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biên Việt Nam Báo cáo để tài KT 03 - 18
Vũ Cần và nnk, 1996 Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2010 Lưu trữ tại Cục Hàng hải Việt Nam
Trịnh Dánh, 2004 Nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam (Báo cáo tông
kết đề án nghiên cứu khoa học) Trung tâm Lưu trữ tư liệu địa chất, Cục Địa chât và
khoáng sản /
De Jesus, E.A., D.A.D Diamante-Fabunan, C Nanola, A.T White and H.J
Cabangon 2001 Coastal Environmental Profile of the Sarangani Bay Area, Mindanao, Philippines Coastal Resource Management Project, Cebu City, Philippines, 102 p
Ebarvia M., 1998 Management option for coastal and marine resource protection Trop[ical coast Vol.5, No.1 p.3-8
European Environment Agency, 2007 EEA multilingual environment glossary - European Commission, 2002 Towards a European Strategy for the sustainable use of natural resources Directorate General environment Directorate A Sustainable Development and Policy Support ENV.A2 Sustainable Resources Meeting with
Stakeholders, April 10, 2002 ,
Gray Murray, 2004, Geodiversity: valuing and conserving abiotic nature John Wiley & sons Ltd England pp1-434
Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1999 Cơ sở khoa học thiết lập hệ thống khu bảo tồn biển
Việt Nam Báo cáo Khoa học đề tài cấp Bộ KH CN&MT Lưu trữ tại Viện TN&MT biên 120 trang
Vũ Hồng Lâm, 2008 Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam http://saigontimes.com.vn/
Nguyén Quang My, Haward Limbert (đồng chủ biên), 2001 Kỳ quan hang động Việt Nam (2 tập) Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục xuât bản, 262 trang
Trần Nghi, Tạ Hoà Phương, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào,
Phan Duy Ngà, 2004 Tính đa dạng địa chât, địa mạo cấu thành di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng Địa chât, sô 282: 1-10
Sien, Chia Lin, 1992 Singapores urban coastal area: Strategies for management
Trang 15Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyển Van Quan, Dinh Van Huy
ICLARM, Coastal resources management project Technical Pub Series 9 p.1 - 100 17 New Open World Foundation, 2008 The top 77 candidates of the New 7
Wonders of Nature Nominees
18 Nguyén Thanh Son va Trịnh Phùng, 1979 Về các kiểu bờ biển Việt Nam Tuyển
tập nghiên cứu biên Tập I Phần 2 Nha Trang, trang 103 - 113
19 Trần Đức Thạnh và nnk, 1997 Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam Tr 7 - 28, Tập
IV Tài nguyên và Môi trường biển Nxb KH & KT Hà Nội
20 Trần Đức Thạnh, Waltham Tony, 2001 The oustanding value of the geology of Ha Long Bay Advances in Natural Sciences, Vol.2, No.3
21 Tran Dire Thanh, Nguyén Hữu Cử, Đỉnh Văn Huy, Bùi Văn Vượng 2007 Các
thuỷ vực ven bờ biên Việt Nam Khoa học và Công nghệ biên T.7 No.I Hà Nội
Tr 64 — 79 ,
22 Trần Đức Thạnh, 2007 Một số dạng tài nguyên vị thế biển Việt Nam Khoa học
và Công nghệ biên Hà Nội No.4 T 7 Tr 80, 93 |
23 Lê Đức Tố và nnk, 2005 Luận chửng khoa học về mô hình phát triển kinh tế —
sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biên Việt Nam Đề tài cấp
nhà nước KC.09.12 Lưu trữ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội
24 Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, 2003
Di sản thê giới vịnh Hạ Long: Những giá trị nổi bật về địa chất Dia chất, số 277
25 UNCED (United Nation Conference on Environment and Development), 1992, Agenda 21, the Rio Declaration on Environment and Development Rio de Raneiro, June 1992,
26 UNEP, 1996 Guidelines for integrated planning and management of coastal and marine areas in the Wider Caribbean Region UNEP Caribbean Environment
Programme, Kingston, Jamaica
27 UESCO,1999 International network of Geoparks
28 UNESCO, 2004 A global strategy for geological world heritage A Contribution to the Global theme studyof World Heritage Natural sites Consultantation document
29 UNESCO, 2005 Operational Guidelines for the Implementation of the World
Heritage Convention UNESCO World Heritage Centre Paris Page 83
30 Trần Tân Văn, 2008 Tiềm năng đi sản địa chất và công viên địa chất đối với ven
biển và hải đảo Việt Nam qua thí dụ các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng Tuyền tập báo cáo Hội thảo: “Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và phát triển bền vững” Hải Phòng 17 — 18/9/2008 Tr 165 — 182
Trang 16Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV
Summary
SOME ISUUES ON METHODOLOGY FOR INVESTIGATING AND ESTIMATING SPACE RESOURCES, ECOLOGIACAL AND GEOLOGICAL
WONDERS IN VIETNAMESE MARINE AND COASTAL AREAS AND ISLANDS
Tran Duc Thanh, Tran Dinh Lan, Nguyen Huu Cu,
Lang Van Ken, Nguyen Van Quan, Dinh Van Huy
The space resources, ecologiacal and geological wonders which are special resources and have great potential for eco-social development is a very new theme in our country The investigation and estimation of these resources is content of project No.14 “principal investigation and estimation of the space resources, ecologiacal and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands” belonging to the general project “principal investigation and management of marine resources — environment towards 2010, visibility to 2020”
On the theorical and practical bases, this paper identified the resources of space, ecologiacal and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands; determined forthcoming and longterm purposes for investigation &nd estimation of them The approaches were orientated such as: systeme; multisectors; suistainable development combined to guarantee for national security, defence and soveiregnty at
sea; new awareness on the estimation and use of marine resources; service economy;
The space resources were proposed to estimate by the criteria as natural space, economical space and polical space The ecological wonders were proposed to estimate by the criteria as biodiversity; aesthetics; unique — speciality - grandiosity; and anticipated values The geological wonders were proposed to estimate by the criteria as
geodiversity; aesthetics; unique — speciality - grandiosity; and anticipated values