1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kỳ quan địa chất tiêu biểu ở vùng biển và ven bờ việt nam tuyển tập HNKH địa chất biển toàn quốc lần thứ nhất

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trang 2

Trang

34 Trần Nghi, Nguyễn Văn Vượng, Phan Trường Thị, Phạm Nguyễn Hà Vũ 309

Vùng Đông Nam Biển Đông: Địa chất và kiến tạo

35 Do Chien Thang, Nguyen The Tiep, Doan The Hung, Duong Quoc Hung, 39

Hoang Van Vuong Some geophysical research results for continental shelf of Vietnamese sea

36 Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Tử Chung, Nguyễn Ngọc Huấn, Đoàn Thế Hùng,

Hứa Chiến Thắng, Lê thị Thanh, Đoàn Thùy Linh, Phạm Thị Hồng Nhung 326

Điều tra cơ bản tài nguyên — môi trường biển và phát triển bền vững

Đỗ Tử Chung,Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Ngọc Huấn, Đoàn Thế Hùng, Hứa Chiến Thang, Lê thị Thanh, Đoàn Thùy Linh, Pham Thi Hồng Nhung Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên — môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

tà 2 oO

TIEU BAN 2: TAI NGUYEN VA KHOANG SAN BIEN

38 Phan Trung Điền, Phan Trọng Trịnh, Phan Quỳnh Anh Tổng quan về các 343

biến cố chính và một số đối tượng tài nguyên khoáng sản Mesozoi muộn — Kainozoi trên rìa Tây Biển Đông Việt Nam

39 Nguyễn Thế Hùng, Vũ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Quang Tuấn, 357

Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Đăng Hùng Phân tích đôi sánh các phát hiện dầu khí của Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực trung tâm Bề Sông Hồng - một vài giải pháp nghiên cứu tiếp theo

40 Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn Hydrat Methan và triển vọng ở sườn và chân lục địa Biển Đông Việt Nam và kế cận

41.Nguyễn Như Trung, Xác định chiều dày tầng hình thành và ổn định gas 373

Hydrate (GHSZ) trên Biển Đông: bước đầu đánh giá trữ lượng CH¡

42 Đào Mạnh Tiến, Nguyễn Huy Phương Đặc điểm địa chất, tài nguyên thiên 382 nhiên, môt trường và tai biên thiên nhiên vùng ven biên và biên ven bờ Phú

Quốc - Hà Tiên

43 Đoàn Văn Cánh, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Phan Chu Nam Nước ngầm trên 389

đảo Phú Quý và các giải pháp lưu giữ nước mưa đưa vào lòng đảo để gia tăng trữ lượng và chống xâm nhập nước biển vào nước ngầm

44 Lê Đức An, Tài nguyên vị thế hệ thống đảo ven bờ Việt Nam 396

45 Nguyễn Hữu Cử, Trần ,Ðức Thạnh, Nguyễn Thị Kim Anh, Đặng Hoài Nhơn, 405

Bùi Văn Vượng, Nguyễn Ngọc Anh Đặc điểm môi trường địa chất đầm Lăng Cô và hướng sử dụng hợp lý

46 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy Một số kỳ quan địa chất 414

tiêu biêu ở vùng biên và ven bờ Việt Nam

47 Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Đình Đàn Đảo Phú Quý - Một di sản địa chất ven 422

biên Việt Nam

48 La Thế Phúc, Nguyễn Quang Ngọ, Trương Quang Quý, Lê Đức An, Lương 428

Thị Tuất Nghiên cứu, bảo tồn di sản địa chất biển - đảo trên thềm lục địa Việt

Nam

49 Trịnh Thế Hiếu, Tài nguyên thiên nhiên khu vực Cam Ranh - Cam Lâm tỉnh 437

Khánh Hoà: hiện trạng và đè xuât hướng khai thác sử dụng

Trang 3

Trần Duc Thanh vacs 414-42) —

Tuyên tap bao cdo H6i nghi Toan quoc lan I: Dia Chat Biển Việt Nam & Phát Triển Bên Vững 9-10/10/2008 TP Hạ Long

MOT SO KY QUAN DIA CHAT TIEU BIEU O VUNG BIEN VA DOI BO VIET NAM

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Dinh Van Huy Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TOM TAT

Ky quan dia chất ở vùng biển và đới bờ Việt Nam phong phú và đa dạng thuộc về 3 nhóm (): nhóm thu) vực; nhóm đáo và bán đáo: nhóm tô hợp đá - trầm tích - hưng động Mười kỳ quan được giới thiệu tiêu biéu cho các nhóm, kiêu khác nhau, đó la: 1 Ban dao Hai Van; 2.Dao Cat Ba; 3 Quân đảo Bái Từ

Long; 4.Vùng cửa sông Đông Nai; 5.Hệ đâm phá Tam Giang - Câu Hai; 6.Vịnh Hạ Long: 7 Ghénh Dé Đĩa Tuy An; 8 Bãi biên Lăng Cô: 9 Côn cát ven biên Bình Trị Thiên; 10 Rạn san hô Trường Sa

Các đặc điểm nổi bật của các kỳ quan này là tính thâm mỹ, tiếp đến là tính kỳ vỹ, tính độc đáo và tính tiêu biểu Trong đó, nhiều kỳ quan đạt được 3 - 4 thuộc tính Các kỳ quan địa chat còn thé hiện cả tính địa đới và phi địa đới của các quá trình bờ và biên Việt Nam Mor số kỳ quan có tiềm năng xây dựng thành công viên địa chất quốc tê hoặc quốc gia

MỞ ĐÀU

Trên thế giới, vấn dé di san dia chat đã được quan tâm nhiều và đã có được cơ sở khoa

học hệ thống [17, 18, 19], trong khi vấn để kỳ quan địa chất được quan tâm nhiều về hướng

ứng dụng [5, 7] Gan đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vân đề bảo tồn địa chất, di sản dia chat hoặc tiệp cận xây dựng các công viên địa chất [1,3, 9, 12, 16, 20] Tuy nhiên, vấn đề kỳ quan địa chất còn rất mới, ít được quan tâm [6] và chưa có công trình nào xem xét hệ thống kiểu loại các kỳ quan địa chất ở vùng biển và bờ biển

Kỳ quan địa chất (ở vùng biển và đới bờ Việt Nam phong phú và đa dạng Tiềm năng

sử dụng chúng rât lớn liên quan đến các lĩnh vực phát triên kinh tế du lịch; phát huy các giá trị văn hoá và thâm mỹ, phát huy các giá trị khoa học và giáo dục; bảo tồn tự nhiên và góp phần khăng định chủ quyên, lợi ích quôc gia trên biên Bước đâu có thê xác định các đôi tượng kỳ quan địa chất ở vùng biên và đới bờ Việt Nam gồm 12 kiểu thuộc về 3 nhóm: nhóm thuỷ vực; nhóm đảo và bán đảo; nhóm tổ hợp đá - trầm tích - hang động Trong phạm vi bài viết này, xin được giới thiệu 10 kỳ quan đại diện cho các nhóm, kiểu khác nhau Thứ tự sắp xếp ở đây theo trình tự các nhóm kiểu, không phản ánh mức độ cao thấp về giá trị của chúng

1 Bán đảo Hải Vân

Bán đảo Hải Vân nằm giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, vươn ra biển 12km, là bán

đảo đá gốc vươn xa bờ Việt Nam Bán đảo được cầu tạo từ phức hệ da magma Hai Van, tuoi

Trias muộn, đặc trưng cho giai đoạn xâm nhập - hoạt hoá Mesozoi rìa phía bắc địa khôi

Kontum, chủ yêu gồm các granitoid khác nhau, xâm nhập trong ba pha Lớp thổ những từ vỏ

phong hoá granit giàu vi khoảng, khá dày do nằm ở vùng nóng âm, mưa nhiều, đã tạo nên

rừng nhiệt đới xanh tốt bốn mùa

Đây là phần nhánh kéo dài của dãy Bạch Mã (1.444 m) đâm ngang ra Biển Dong, nơi

kết thúc của dải Trường Sơn Bắc Bán đảo là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc có mùa đông lạnh và miền Nam nóng ấm quanh năm, là ranh giới tự nhiên phía nam của bờ Tây vịnh Bắc Bộ Đây cũng là vùng giao thoa của thế giới động thực vật trên cạn và dưới biển của hai miền Nam - Bắc Nhiều thế kỷ trước, nơi đây là biên ải giữa Đại Việt và Chiêm Thành, chứng kiến bao sự kiện bi hùng của lịch sử

Phong cảnh bán đảo hùng vĩ với bốn bề biển, trời, mây, núi Phía bắc là đầm Lập An trong xanh và bãi cát biển Lăng Cô trắng muốt, chạy dài tới tận Mũi Chân Mây Đông Phía nam là vịnh

Đà Nẵng hình cánh cung nằm sát kề bán đảo Sơn Trà Đèo Hải Vân vất ngang qua bán đào Hải

Vân, là một trong những đèo cao ở Việt Nam, quanh co uốn lượn, địa thế hiểm trở, chênh vênh

mà đẹp lung linh, huyền ảo, gắn với nhiều di tích văn hoá và lịch sử, được tiền nhân đề tặng cho

Theo ý kiến của Lê Đức An (người phản biện): - : /

! Ba nhóm được chia ra chua logic: Nhóm | va 2 chỉ lãnh thô, còn nhóm 3 chỉ thành phần và quá trình ? Cần có định nghĩa ngăn gọn về kỳ quan địa chất thec các tác giả

Trang 4

-414-\ Tran Duc Thanh et al 414 - 421

PROCEEDINGS OF FIRST SYMPOSIUM: MARINE GEOLOGY & SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIET NAM, OCT 9-10,2008 HA LONG CITY

hâu thế sáu chữ " Thiên hạ đệ nhất hùng quan" Xuyên qua bán đảo có đường hầm Hải Vân dài

6280m, dài nhất Đông Nam Á Đây là một danh thăng quốc gia được công nhận từ năm 1998

2 Đảo Cát Bà

Đảo Cát Bà rộng 144 km2, là đảo đá vôi lớn nhất ở ven bờ tây Biển Đông, là một trong những đảo đá vôi lớn trên thê giới (đảo đá vôi Middle Caicos thuộc Anh trên vùng Caribê,

rộng khoảng 155km2), các đỉnh có độ cao 100-250m, cao nhât 331m Tách rời đảo chính còn

có trên 300 hòn nhỏ Đảo câu tạo từ trâm tích carbonat và silic của các Hệ tâng Phô Hàn (7D; - C¡ ph), Cát Bà (C¡ cb) va Bac Son (C- P bs), chứa phong phú hoá thạch san hô, tay cuộn,

trùng lỗ và huệ biên, nhiêu khi xuât hiện trên bê mặt đá phong hoá như những bức hoạ khảm

sinh động Ranh giới chuyên tiép Devon - Carbon tại đây có giá trị di sản địa chât quý hiêm

Cảnh quan karst nhiệt đới độc đáo, với nhiều hang động đẹp (Hoa Cương, Trung Trang

V.V.), các giêng, phéu karst và các thung lũng karst phat triển trên nền đứt gãy kiến tạo như ở

Trung Trang và Gia Luận Trên vách bờ đảo, có thể gặp lớp đá nằm ngang, đơn nghiêng hay

uốn nếp mêm mại Ăn mòn hoá học của nước biển và mài mòn do sóng, dòng triêu tạo nên

các hàm ếch chân vách và các hang luôn xuyên qua các khối đá, làm tăng tính kì dị, độc đáo của các hòn đá vôi hình chóp và hình tháp Tên của chúng thường thể hiện hình dáng của vạn

vat nhu hon Ot, Hòn Chuông, Mai Rùa, Lã Vọng, Đuôi Rồng, gợi cảm thiên nhiên thanh mich

như Hang Thuỷ, Vườn Quả, hay phong cảnh hùng vĩ như Đá Lở, Hòn Báo, Sư Tử v.v

Đảo lớn, nên ven rìa có một số thung lũng sông, suối karst bị biển chìm ngập, tạo nên các vịnh hẹp, kéo dài như Tùng Gấu, vịnh Thỏ Rừng, có hình dáng kỳ lạ và phong cảnh tuyệt đẹp Nhiều hồ karst rộng tới vài ha bị nước biển xâm nhập, biến thành các hồ nước mặn, gọi là các áng (áng Thảm, áng Vẹm v.v) Do tách biệt với biển bên ngoài, nơi đây còn ton tại một số yếu tô của hệ sinh thái biên cô, có tính nguyên bản lưu tôn từ 6 - § nghìn năm trước,

khi biển tiến Holocen mới tràn Vào Một số áng nửa kín, có san hô viền bờ phát triển tạo nên

hiện tượng “ám tiêu vòng giả” hệt sức độc đáo và kỳ thú [13]

Đảo Cát Bà có tiềm năng xây dựng thành công viên địa chất quốc tế, hiện đã được công

nhận là vườn Quốc gia (1998), Khu dự trữ sinh quyền thé giới (2004) va nằm trong danh mục

15 khu bảo tồn biển Việt Nam

3 Quần đảo Bái Tử Long

Quần đảo Bái Tử Long (Quảng Ninh) là một hệ thống trên nghìn hòn đảo cầu tạo từ các

đá lục nguyên và carbonat Paleozoi, nằm trên đới uốn nếp Caledonit Katazia Với vai trò của ba hệ thông đứt gãy hoạt động trong Tân kiến tạo và kiến tao hiện đại có phương tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam và á vĩ tuyến, vòng cung đảo Bái Tử Long được xem là phần tương đồng của vòng cung Đông Triều mở rộng về phía biển, xen với các bồn trũng hẹp

Các đảo đá lục nguyên như Trà Bản, Trà Ngọ, Ba Mùn, Minh Châu, Sậu Nam, Thoi Xanh v.v

thường có hình thái rất hẹp, kéo dài và khá cao, phổ biến 8-150m, cao nhất 325m (Trà Bản) Các

đảo đá vôi có hình thái và cảnh quan ít nhiều tương tự vịnh Hạ Long Viền bờ nhiều đảo có các rạn san hô (Ba Mùn), các bãi cát biển (Ngọc Vừng), các doi cát (Thoi Xanh) và các bãi lay su vet

_ Hinh thai cdc dao thuong tao chudi kéo dai, duge goi 1a dang trang hat [21],dinh huéng xép song song với bờ lục địa, tao nên kiểu bờ biển nguyên sinh Dalmatic điển hình [8,11]

Đây là một quần đảo có mật độ đảo thuộc loại dày đặc, vốn là đồi và núi thấp chịu quá trình

xâm thực, bóc mòn yếu và bị biển tiến sau băng hà lần cuối làm ngập chìm Bờ của chúng

chịu tác động của các quá trình biển, nhưng các đặc điểm kiến trúc - hình thái chưa bị biến đổi

sâu sắc Cảnh quan quần đảo rất đẹp, đa dạng hơn Vịnh Hạ Long Nhiều đảo còn giữ được

rừng nguyên sinh xanh tốt và nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là Vườn Quốc gia Bái Tử

Long mà trung tâm là đảo Ba Mùn [14] 4.Vùng cửa sông Đồng Nai

n Vùng cửa sông Đồng Nai nằm ở rìa phía bắc Châu thổ sông Mê Kông, được tạo nên từ phần cửa của các nhánh sông chính là Đồng Nai, Sài Gòn, Sông Ngã Bảy, sông Thị Vải và

Trang 5

-—

Tran Ditc Thanh vacs.,414-421 Ne

Tuyên tập báo cáo Hội nghị Toản quốc lan I: Dia Chat Bién Viét Nam & Phat Trién Bén Ving 9- 10/10/2008, TP Ha Long

sông Dinh Cửa Soài Rạp và vịnh Ghẻnh Rái là các hợp phần của vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai, từ năm 1952 đã được nhà Dia ly X6viét Xamoilov xép vào hàng những vùng cửa sông hình phễu điển hình của thế giới [15]

Vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai phát triển trên nền ngập chìm không đền bù trầm tích, có cấu trúc nửa kín, có thể hạn chế sóng gió lớn từ biển, thuỷ triều biên độ lớn, khả năng sa bồi ít và luồng lạch sâu rộng nhờ động lực triều thống trị tạo nên xâm thực sâu Đây là nơi phát triển các đầm lầy sú vẹt (mangrove marshes) rong nhất Đông Nam Á điển hình cho vùng ven bờ nhiệt đới với hệ thông lạch triều phân nhánh dày đặc Khu Dự trữ sinh quyền Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ trong vùng cửa sông được UNESCO công nhận đầu tiên ở Việt Nam rộng trên 75 nghìn ha,

Vùng cửa sông có lợi thế phát triển các cảng lớn với các hoạt động công nghiệp, hàng hải, dịch vụ và du lịch đi kèm, có cảng lớn Sài Gòn, gần đây phát triển mở rộng các cụm cảng Sao Mai - Bến Đình, Thị Vải - Phú Mỹ Đây là cửa ngõ ra biển ở phía nam trong môi quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm thành phô Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu

5 Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa, Thiên Huế), kéo đài 70 km dọc bờ biển theo hướng tây bắc - đông nam, có diện tích 216km’, rong 1 - 10 km, sâu 1 - 2m, sau nhat 10m, ngăn cách với biển qua hệ thống cồn cát đồ sộ và thông với biển qua hai cửa Thuận An, Tư Hiền Hệ đầm phá thuộc cỡ lớn trên thế giới, thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á, lớn nhất và tiêu biểu nhất trong số 12 đầm phá ven bờ Miền trung Việt Nam, đặc trưng cho đầm phá nhiệt đới gió mùa, năm ở vùng mưa nhiều và mùa mưa trùng mùa đông lạnh [1 5]

Đồng bằng aluvi cổ ven biển thoải và rộng, nguồn bồi tích cát phong phú và sóng mạnh đã hình thành hệ cồn cát chắn ngoài để tạo đầm phá trong điều kiện biển tiên Holocen dâng chậm lại vào khoảng 3 - 4 nghìn năm trước trên nên kiến tạo nâng yếu Cảnh quan đầm phá thật đẹp với vùng nước yên tĩnh, trong xanh, có hệ cỗn cát hùng VŸ ở phía biển, có các đầm lầy cửa sông hoang dã với các đàn chim nước cư trú dày đặc Các thảm cỏ biển như những cánh rừng dưới đáy nước trong xanh Những bãi biển rất đẹp như Thuận An, Vinh Hiền phía rìa ngoài đầm phá.v.v Vung dam phá còn có nhiều các di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa, tập quán, lễ hội v.v góp phần cho phat trién du lịch sinh thái và địa chất Hệ đầm phá có tiềm năng được công nhận là vùng dat ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế

6.Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về karst trưởng thành trong ‹ điều kiện nhiệt đới âm,

có đủ tất cả các cấp bậc của địa hình karst, các hệ thống hang động cô, hang động đang hoạt

động và cả hang động tạo ra do quá trình biển Tại đây phổ biến kiểu địa hinh karst hình chóp kiểu Phong Tung va hinh thap kiéu Phong Linh Cac chép và tháp bị biển tràn ngập cánh đồng karst, tách rời nhau tạo nên cảnh ¡quan vô cùng đặc sắc [12, 16]

Biển còn làm chìm một số phéu karst, bién chúng thành những hồ nước mặn nằm sâu

trong lòng đảo, như cụm hồ Ba Hằm Biển cũng tạo nên những ngân vách, có khi ăn sâu thành ham éch, hang luôn, tô vẽ thêm vẻ kỳ vĩ cho cảnh quan karst Hang động vịnh rất phong phú, đa dạng và thuộc về ba nhóm chính Nhóm thứ nhất là di tích các hang ngầm cô, tiêu biểu là hang Sửng Sốt - động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Hoàng Long và Thiên Long Nhóm thứ hai là các hang nền karst, tiêu biểu là Trinh Nữ, Bỗ Nâu, Tiên Ông và Hang Trồng Nhóm thứ ba là những hang hàm ếch biển, tiêu biểu là ba hang luồn khu hồ Ba Ham, hang luồn ở đảo Bồ Hòn

Karst vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính nền tảng cho khoa học địa mạo Về độ cao, độ dốc và số lượng các tháp đá vôi thì Vịnh đứng sau vùng Yangshu, Quang tay, Trung Quéc Nhung Ha Long có thêm quá trình biển ngập và xâm thực biển đã tạo nên những

nét mới làm cho địa mạo karst vịnh trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới Vịnh hai lần được

" công nhận là di sản thể giới về mỹ học (1994), địa chất học (2000) và đang có cơ hội được bầu chọn là một trong bẩy kỳ quan thiên nhiên của thế giới

Trang 6

-ñ Tran Duc Thanh et al 414-421

S0

.6 PR al EEDINGS OF FIRST SYMPOSIUM: MARINE GEOLOGY & SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIET NAM, OCT 9-10, 2008 HA LONG CITY

7 Ghềnh Đá Đĩa Tuy An

Ghénh Da Đĩa thuộc xã An Ninh Đông huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có diện tích

khoảng 1km2, nằm trải dài 300m bên bờ biển , trông xa như một chồng đĩa không 16, nửa chìm, nửa nổi, có một lõm trũng ở giữa

Ghềnh được cầu tạo từ các cột đá basalt tuổi Pliocen thuộc hệ tang Dai Nga [3] xếp chặt

xít với nhau, nhiều màu sắc, phô biến là đen huyền và xám nâu Các cột đá có chiều dài khác

nhau, xếp thẳng đứng, xiên, uốn lượn hoặc gân năm ngang Các cột thường dài đến 3 - 4m,

thiết diện 30- 40cm, có khi 60 - 70cm, phỏ biến hình ngũ giác, ít hơn là tứ giác và lục giác, bị khe nứt tách ngang thành từng lớp dày 10 - 20cm tạo thành hình các chồng đĩa

Hiện tượng đá basalt phong hoá dạng cột, dạng cầu không phải hiếm gặp Tuy nhiên, trong trường hợp tại ghénh Tuy An, các hình khối được tạo ra do hai hệ thống khe nứt vuông góc với nhau, phân bố đều đặn là hiện tượng rất hiểm gặp Có lẽ tính đồng nhất rất cao của thành phan dung nham và môi trường phun trảo đã tạo ra trạng thái ky la nay Do khối đá nằm sát bờ biển, có lẽ môi trường biển đã có tác động quan trọng đến quá trình phong hoá, bào mòn và tạo nên hình thái xuất lộ độc đáo Hình khối, cầu trúc tự nhiên và sự sắp xếp trong không gian dường như do bàn tay của con người tạo ra đã mang lại những nét độc đáo và kỳ diệu của Ghềnh Đá Đĩa

Tuy quy mô nhỏ hơn, Ghềnh Đá Đĩa Tuy An có thể sánh với điểm trụ đá Basalt dạng

cột Boscarró ở Garrotxa, Tây Ban Nha, được coi là một trong mười kỳ quan địa chất đứng đầu Châu Âu [5] Gềnh Đá Đĩa Tuy An được Bộ Văn hố Thơng tin xếp hạng là thắng cảnh quốc gia năm 1998, có triển vọng xây dựng thành công viên địa chất kết hợp với bảo tồn địa chất ngoài trời

8 Bãi biển Lăng Cô

Bãi biển Lãng Cô (Thừa Thiên Huế) nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân tfền quốc lộ 1A, cách trung tâm thành pho Hué §0km về phía Nam, và cách khu Bạch Mã 24km Đây là một danh thắng thiên nhiên nỗi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nam tại khu vực có phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam Dưới góc độ thâm mỹ và kinh tế, bãi biển Lăng Cô được xem là một trong 25 bãi biên tốt nhất Việt Nam [2] Dưới góc độ kỳ quan địa chất, bãi biển Lãng Cô được xem là tiêu biểu cho các bãi biển Việt Nam

Bãi có thành phần cát mịn và cát trung, màu xám trắng, vàng nhạt, nằm tựa lưng vào hệ cồn cát tuổi Holocen giữa - muộn, rộng khoảng 200 - 300m, kéo dài 12km từ mũi Chân Mây Đông đến cửa đầm Lập An Không chỉ phong cảnh rất đẹp, đây còn là một trong những bãi biển dài nhất ven bờ Việt Nam, thăng tap dén ky la, minh chimg cho tinh 6 én định cao của trắc diện dọc Trắc diện ngang bãi phát triển rất hoàn chỉnh Đới bãi sau nỗi cao, phẳng và rộng do sóng vỗ có độ cao khá ôn định sau khi vượt qua vùng đáy nông thoải vào bờ Đới bãi trước rat thoải và hình thái khá 6 ổn định do đao động triều không lớn và chân bãi mở lấn xuống dưới mực triều thấp nhất Đáy biển trước bãi, nông thoải và lượn sóng Ra phía biển, sau rãnh nông sát chân bãi là dải cồn ngầm nông thoải trải dài đưới dải sóng vỡ bạc đầu tăng thêm khả năng an toàn cho người tắm biển

Dải bãi biển Lăng Cô cùng với dải bờ Đông Bắc bán đảo Hải Vân tạo nên một vịnh hở, đang được xem là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới

9 Cồn cát ven biển Bình Trị Thiên

Các cồn cát đồ sộ ven biển Bình Trị Thiên phân bồ trên chiều dài 250km, rộng khoảng

67 nghìn hecta, riêng Quảng Bình 39 nghìn hecta, chiếm khoảng hai phần ba diện tích của dải

cồn cát ven bờ biển Miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận

Các cồn cát có độ cao 10 - 40m, có khi đạt 50 - 60m, thường có 2- 3 hệ thống ngăn cách nhau qua các trùng hẹp, hoặc có doạn chồng phủ trực tiếp lên nhau Ở nam Quảng Bình, ba hệ từ phía biển vào có độ cao lần lượt là 10 - 15m, 30 - 40m và 10 - 20 m xen với các tring nam giữa cao 5 -15m Chúng có hướng thoải phía biển và hướng dốc hơn phía lục địa, thành phần cát nhỏ, cát trung màu xám vàng (cồn phía biển) và xám trang (cồn phía lục địa)

Trang 7

Tran Đức Thạnh và cs 414 - 42] Ls | - 1

Tuyên tập báo cáo Hội nghị Toản quốc lần I: Địa Chất Biển Việt Nam & Phat Triển Bén Vitng, 9-10/10/2008 TP Hạ Long

Tổng khối lượng cát của hệ thống cồn khoảng 16km3, là một con số quá lớn so với tông

lượng cát các sông Bình Trị Thiên đưa ra biển trong suốt cả Holocen Nguồn cát để SỘ này có nguồn gốc sông Hồng cổ nằm trên thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ và được sóng biển di chuyển ngang vào bờ trong quá trình dâng cao của biển tiến Holocen [21] Bồi tích cát phong phú,

mùa khô trùng mùa nóng, gió biển thôi mạnh vuông góc với bờ là tiền đề thành tạo các cồn cát đồ sộ ven biển Bình Trị Thiên, thé hiện tính phi địa đới của quá trình bờ Việt Nam Các

cồn cát đang di lấn về phía lục địa với tốc độ thường 2 - 5m/năm, có khi 10 -15m/năm Tại

Thừa Thiên Hué, biên độ di chuyển cồn cát về phía lục địa đã được xác định khoảng 250m trong khoảng 1200 năm qua

So sánh với một số cồn cát ven biển quy mô đồ sộ nhất thế gidi:

- Đại cồn cát Pilat nằm ở vịnh Arcachon, Pháp, trên bờ Đại Tây Dương, rộng 0,5- 3km, cao nhất 117m, thể tích 60 triệu m°, thuộc loại đồ sộ nhất châu Âu

- Cồn cát Oregon ở bờ biển Miền Tây nước Mỹ, dài khoảng 73km, cao nhất đến 152m, nằm trong khu công viên quốc gia rộng 110 km?

- Cồn cát Cronulla nằm trên bán đảo Kumell, Australia, rộng 4km2 có đỉnh 40m cao hơn và chân 90m thấp hơn mực biển, đang di động về phía bắc 8m/năm

- Cồn cát Curonian trải dài trên bán đảo Sambian, thuộc Lithuania và Nga, chắn ngoai đầm phá Curonian trên bờ biển Ban Tích, dài trên 52km, (phần thuộc Lithuania) rộng 0.4 - 3,8km, cao trung bình 35m, cao nhất 60m

Có thể thay, các cồn cát ven biển Binh Trị Thiên là một công trình kỳ vỹ của thiên nhiên, tầm cỡ thế giới, theo Trần Đình Gián (1962) có quy mô đồ sộ chỉ đứng sau các cồn cát ven biển miễn nam Italy [4]

Đồi sa mạc cát Bình Trị Thiên tạo nên cảm giác mạnh về thiên nhiên hoang sơ, bao la, bí â an

và cuộc đời sinh động của các thực thể cát, có giá trị cao cho du lịỂh địa chất Chúng có vai trò vô cùng quan trọng đôi với điều hồ mơi trường và phịng chống thiên tai như hạn chế sức tàn phá của gió biên, bão, sóng biển và sóng thần, điều hoà nước ngầm và hạn chế xâm nhập mặn v.v

10 Rạn san hô Trường Sa

Các rạn san hô quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng vĩ tuyến 5° - 12° N trén cao nguyén ngam bị chia cắt có diện tích trên 300 ngàn cây số vuông Quần đảo bao gồm hàng trăm đảo nôi, đá, bãi nông, bãi ngầm với trên 130 nơi đã được đặt tên, thuộc về 8 cụm lớn là Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Bình Nguyên, Trường Sa và Thám Hiểm Day là một trong những vùng phân bố rạn san hô lớn nhất thế giới Hệ thống rạn san hô phát triển hết sức đa dạng và phong phú về kiểu loại, bao gồm các rạn vong (atolls), cac bãi ngam (coral banks) , cac bai néng (coral shoals), cac da (coral reefs) nam lập lờ mặt nước và các đảo nôi (coral islands/cays) Quần đảo Trường Sa có 23 đảo nôi, độ cao trung bình 2-4m, rộng trung

bình 5-16ha Lớn và cao nhất là đảo Thái Bình diện tích tới 43ha và độ cao đạt tới 5m Một số

đảo có hình thái biến dạng rất mạnh do bồi tụ, xói lở bãi theo mùa gió [10, 11]

Các san hô phát triển trên các dạng địa hình dương phần lớn có chân nằm ở độ sâu 1500-2500m, có vỏ trái đất kiểu lục địa dày 24-26km Các thành tạo rạn trên có hình thái phụ thuộc cấu trúc địa chất và hướng gió thịnh hành với trục dài phân bố theo hướng đông bắc - tây nam hoặc bắc - nam

Sự phát triển của rạn san hô Trường Sa là một hiện tượng kỳ lạ, dường như liên tục từ

Miocen giữa, không tựa vào các đảo (thường là núi lửa) bị sụt chìm như giả thuyết của Đac Uyn Các yêu tố độ mặn, độ trong, nhiệt độ cao và ổn định tạo cơ hội cho các san hô tạo rạn phát triển vươn lên theo kịp mức dâng cao của mực biển Đặc biệt, đảo Trường Sa, diện tích 9ha, đứng đơn lẻ vươn lên từ độ sâu trên dưới 2000m, thuộc kiểu rạn hình tháp nhọn (pinnacle reef)

Trang 8

i

ran Duc Thanh et al., 414 - 421

sree SEDINGS OF FIRST SYMPOSIUM: MARINE GEOLOGY & SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIET NAM, OCT 9-10, 2008 HA LONG CITY

Hình 2 Khu vực Bến Bèo, đảo Cát Bà

(Anh: Tran Văn Điện

Hình 3 Quân đảo Bái Tử Long nhìn từ

ảnh vé tinh Landsat

Hình 4 Đâm lây sú vẹt Cân Giờ ở vùng cửa

sông hình phêu Đông Nai

guon: Wiki ipedi a z

wo

Hình 5 Hệ đâm phá Tam Giang- Câu Hai — Hình 6 Địa hình karst dang chop Vinh Ha

nhin tir anh vé tinh Landsat Long nhin qua hang Bo Nau

(Anh: Waltham Tony)

Hình 8 Bãi biển Lăng Cô

(Anh: Nguyên Hữu Cit)

Hình 9 Hệ th ng côn cát ven n Bien Bình Trị Hinh 10 "Mặt ¡ rạn san hô Nam Yết, Trường

Thiên Ảnh vệ tỉnh Modis Sa (Anh: Nguyễn Đăng Ngải)

Trang 9

-419-Trần Đức Thạnh và cs 4l4-421 —- - _k

Tuyển tập báo cáo Hội nghị Toàn quốc lẫn 1: Địa Chất Biển Việt Nam & Phát Triển Bên Vững 9- 10/10/2008, TP Hạ Long Hình thái các rạn vòng rất điển hình Các rạn vòng tiêu biểu là Song Từ, Nam Yết và Sinh Tồn, nằm trong các đường đăng sâu 100-200m, có các vụng nằm giữa với đường kính

20-30km, đôi nơi tới 100km, sâu trung bình là 50m đôi khi 70-80m Trên vành khuyên của

rạn vòng điển hình thường có mặt đầy đủ các đá, bãi nông và một vài đảo nỗi

Về quy mô, rạn vòng Bãi Cỏ Rong ở Trường Sa rộng 8866km2, có kích thước lớn thứ ba trong số các rạn vòng trên thế giới chỉ đứng sau bãi Saya de Malha, phía nam đảo Xây Xen (thuộc chủ quyền của Mauritius, Án Độ Dương), rộng 35000km2 và Bãi Great Chagos (thuộc Anh, Án Độ Dương, phía nam Maldivers), rộng 12642km2 Hệ thông rạn san hô Trường Sa là một kỳ quan địa chất học, đồng thời là kỳ quan sinh thái Đó là một công trình

thiên nhiên kỳ vỹ trên biển của Việt Nam và của nhân loại, có giá trị rất lớn về du lịch và bảo tồn tự nhiên

KÉT LUẬN

Do đặc điểm địa chất, hoàn cảnh địa lý nhiệt đới gió mùa, các kỳ quan địa chất vùng biển và đới bờ Việt Nam rất phong phú và đa dạng mà 10 kỳ quan trên có thể chưa đại diện đầy đủ cho ba nhóm cơ bản Đặc điểm nỗi bật của các kỳ quan này là tính thẩm mỹ, tiếp đến là tính kỳ vỹ Có trường hợp kỳ vỹ trở thành thuộc tính hàng đầu như trường hợp cồn cát ven biển Bình Trị Thiên Tính chất độc đáo của kỳ quan đan xen vào từng trường hợp cụ thể và có trường hợp trở thành yếu tô giá trị chủ yếu nhất như trường hợp Ghénh Da Dia Tính chất tiêu biểu nỗi trong trường hợp với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và bãi biên Lăng Cô Rất nhiều

kỳ quan đạt được ba tiêu chí thẩm mỹ, kỳ vy và độc đáo như trường hợp Vịnh Hạ Long quần

đảo Bái Tử Long, rạn san hô Trường Sa v.v

Các kỳ quan vùng biển và đới bờ Việt Nam thể hiện được tính địa đới và phi địa đới của

các quá trình bờ và biển của vùng nhiệt đới âm có chế độ gió mùa Sự biểu hiện bề ngoài của kỳ quan là hình thể và cảnh quan, liên quan trực tiếp đến dia mao koc, nhung vé ban chat déu do các thuộc tinh địa chất quyết định, quan hệ với thành phần vật chất, cấu trúc - kiến trúc và các quá trình động lực của môi trường địa chất có tính kế thừa quá khứ - hiện tại Chắc chắn trong tương lai, các kỳ quan địa chất vùng biển và ven bờ Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm

của cả giới khoa học và quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Lê Đức An, 2008 Tiến tới xây dựng các công viên địa chất ở Việt Nam: Lược khảo về các đi sản địa mao Các Khoa học về trái đât 30 (1), 49- 57

2 Vũ Tuấn Cảnh và nnk, 1995 Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triên hệ thông du lịch biên Việt Nam Báo cáo đê tài KT 03 - 18

3 Trịnh Dánh, 2004 Nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam (Báo cáo tổng

kết đề án nghiên cứu khoa học) Trung tâm Lưu trữ tư liệu địa chất, Cục Địa chất và khoáng sản 4 Trần Đình Gián 1962 Đặc điểm địa mạo của khu vực bờ biển Bắc Trung Bộ và phương hướng sử dụng Tập san "sinh vật và địa học" Tập III sô 4 năm 1964 Hà Nội

5 Inntravel, 2008 Top Ten Geological Wonders

http://www inntravel.co.uk/toptens/geological.htm

6 Nguyễn Quang Mỹ, Haward Limbert (đồng chủ biên), 2001 Kỳ quan hang động Việt Nam (2 tập) Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục xuât bản, 262 trang

7 NewOpenWorld Foundation, 2008 The top 77 candidates of the New 7 Wonders of Nature Nominees http://www.new7wonders.com/nature/

§ Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, 1979 Về các kiểu bờ biển Việt - Nam.Tuyển

tập nghiên cứu biên, tập I, phân II Nha Trang

9 Trần Nghi, Tạ Hoà Phương, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Phan Duy Ngà, 2004 Tính đa dạng địa chất, địa mạo cấu thành di sản thiên nhiên thé giới Phong Nha - Kẻ Bàng Địa chất, số 282: 1-10

Trang 10

-Tran Duc Thanh et al 414-421

PROCEEDINGS OF FIRST SYMPOSIUM: MARINE GEOLOGY & SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIET NAM, OCT 9-10, 2008 HA LONG CITY

10 Tran Đức Thạnh và Nguyễn Đình Hồng, 1989 Cấu trúc và phân bố của hệ thống

ám tiêu san hô quần đảo Trường Sa Tạp chí hải quân số 5 (142),1989

11 Trần Đức Thạnh và nnk, 1997, Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam.Tr 7 - 28, Tập IV Tài mu và Môi trường biển Nxb KH & KT Hà Nội

12 Trần Đức Thạnh, Waltham Tony, 2001 The oustanding value of the geology of

Ha Long Bay Advances in Natural Sciences, Vol.2, No.3

13 Trần Đức Thạnh, Đỗ Công Thung và nnk, 2004 Đề án Khu dự trữ sinh quyên Quan dao Cát Bà Hé so trinh UNESCO,

14 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Mai Trọng Thông và nnk, 2006 Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và để xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam Báo cáo đề tài KC.09-22,

15 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, Bùi Văn Vượng 2007 Các thuỷ vực ven bờ biển Việt Nam Khoa học và Công nghệ biển T7 No.1 Hà Nội Tr.64 79

16 Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Tony Waltham,

2003 Di sản thế giới vịnh Hạ Long: Những giá trị nỗi bật về địa chất Tc Địa chất, số 277

17 UESCO 1999 International network of Geoparks

http://www.unesco.org/science/earthsciences/geoparks/geoparks.htm

18 UNESCO (2005) Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention UNESCO World Heritage Centre Paris Page 83

19 UNESSCO 2007 A Users Guide to the World Heritage Criteria for Inscription 20 Tran Tan Van & Nguyen Xuan Khien, 2006 Potential of Geopark and Geotourism Development in Vietnam: some science and management issues The 1* International Symposium on development within Geoparks: science and fhanagement Jiaozuo

Henan, China, May 15-18, 2006 7 p

21 Zenkovich V.P, 1963 Về bờ biển nước Việt Nam dân chủ cộng hoà "Hải dương

học" Tap III, cuốn 3 Maxcơva (tiếng Nga)

>

SUMMARY

SOME TYPICAL GEOLOGICAL WONDERS IN VIETNAMESE MARINE AND COASTAL AREAS

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy

Institute of Marine environment and resource - Vietnamese Academy of Science and Technology

The geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas are abundant and*diversity, and belong to three groups such as peninsular, group of island and archipelago; group of waters; and group of stone formation, soft sedimentary bodies and caves Tens typical geological wonders were presented as 1 Hai Van Peninsular; 2 Cat Ba Island; 3 Bai Tu Long Archipelago; 4 Dong Nai Estuary, 5 Tam Giang - Cau Hai Lagoon; 6 Ha Long Bay; 7 Tuy An stone formation of disk shapes; 8 Lang Co Beach; 9.Coastal Sandy Dunes in Binh Tri Thien; 10.Coral reefs and atolls in Spratly Archipelago

The distinguished aspects of these wonders are of grandiose, aesthetic, unique or typical ones From them, many wonders possess three or four mentioned distinguished aspects These geological wonders also manifest geographical zonal and azonal characteristics of marine and coastal processes in Vietnam Some of them have potention to establish the geoparks in the international or national levels

Ngày đăng: 14/10/2022, 07:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w