Chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi xin việc ở Nhật , có thể dùng để tham khảo khi xin việc tại các công ty Việt Nam có vốn đầu tư từ Nhật
Kinh nghiệm xin việc ở Nhật. Chuyện tốt nghiệp xong đi xin việc ở Nhật hay về Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên ở bài viết này ta không bàn vấn đề nên hay không nên làm, mà chú trọng vào việc một khi đã quyết định làm rồi thì làm thế nào. Nhớ lại tầm này (tháng 7) năm ngoái, bản thân Ánh sáng cảm thấy xin việc nó sao mơ hồ mù mịt, mặc dù mình chắc chắn phải làm nhưng hoàn toàn không biết phải làm như thế nào. Cảm giác thật là bất an. Nay, để cảm tạ những thầy cô giáo, người phụ trách xin việc của NUT, những người bạn cùng khóa, những nhân viên nhân sự của các công ty đã giúp đỡ tận tình để AS có một quãng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời, AS xin viết một bài ngắn gọn về tổng thể giai đoạn xin việc. Hi vọng nó có thể giúp đỡ những KOUHAI cũng đang băn khoăn như AS năm ngoái. Chỉ có kinh nghiệm về xin việc bằng tiếng Nhật, do đó AS chỉ viết về xin việc bằng tiếng Nhật. Xin việc (就職活動) ở Nhật là gì? Là một giai đoạn trong cuộc đời mà bất kỳ sinh viên DH Nhật nào cũng trải qua. Đây là lần duy nhất trong cuộc đời sinh viên có cơ hội tự do vào thăm bao nhiêu công ty tùy thích, có thời gian trấn tĩnh ngồi nhìn lại phần cuộc đời đã trải qua để phân tích chính mình, có thời gian học kỹ năng làm thế nào để thể hiện chính xác mình trong khoảng thời gian ngắn nhất. Có thể coi là một "khóa học" đặc biệt của trường Đại học, của công ty, của trường đời. Mục đích của xin việc? -Tìm được công ty tốt và phù hợp với bạn. -Tự làm bản thân trưởng thành hơn. Tôi xin việc linh tinh cũng được. Sau này mà không hợp thì chuyển việc sang công ty khác! Không được! Đây là cơ hội 1 lần duy nhất trong đời. Chỉ khi bạn đang ở trong trường ĐH và xin việc lần đầu, bạn mới có cơ hội vào thăm bất cứ công ty nào bạn muốn. Sau này vào công ty rồi thì sẽ không được thế đâu. Và, đừng nghĩ là khi bạn có kinh nghiệm rồi thì các công ty sẽ mặc nhiên muốn nhận bạn. Bạn có kinh nghiệm, nhưng là công ty khác đào tạo. Có khi họ sẽ phải "tẩy" bạn đi rồi đào tạo lại từ đầu. Sinh viên mới tốt nghiệp, là một tờ giấy trắng họ có thể viết sao tùy ý, là cái họ muốn nhất. Nội dung cụ thể. Có 3 việc chính: 1. Đi thăm quan công ty, đi dự hội thảo, Mục đích là để tìm hiểu công ty đó là công ty như thế nào. 2. Tự phân tích bản thân qua việc đọc sách, sử dụng các trang web chuyên dụng Mục đích là để tìm hiểu bạn là người như thế nào. Tin AS đi, bạn không (chưa) biết bạn là người thế nào đâu. 3. Học cách viết CV, cách phỏng vấn Mục đích là để chứng tỏ rằng bạn biết công ty đó là công ty như thế nào, bạn biết bạn là người như thế nào, và 2 thứ đó phù hợp với nhau. Việc đầu tiên tôi cần làm là gì? Ra tiệm sách mua ngay 1 quyển sách viết về tổng quan xin việc. Đọc xong sẽ hiểu hết. AS giới thiệu quyển "Sách đỏ xin việc" (就活の赤本). Giá rẻ bất ngờ: 1.200 yen. Lý do là mỗi năm ra một bản, sách chỉ bán được trong một khoảng thời gian rất ngắn thôi, nó đánh vào số lượng là chính. Tiếp theo thì sao? Nói cụ thể chút đi! Xin được viết lại nhật ký xin việc của AS (TN tháng 4/2010): Tháng 9/2008: Vừa chân ướt chân ráo nhập học Master được 5 tháng đã lóc cóc lên Tokyo tham dự VYSA Job Fair. Mặc bộ vest 4 cúc mang ở Việt Nam sang cho nó phù hợp với VYSA Job Fair Nghe giải thích của khá nhiều công ty. Đặc biệt ấn tượng mạnh ở công ty Panasonic. Người thuyết trình trình độ rất cao. Ngoài ra, có mấy em xinh xinh người Việt ngồi bàn tiếp tân & quầy. Mỗi tội bọn nó dở hơi mình nói tiếng Việt không thèm hiểu, phải nói tiếng Nhật mới hiểu Tình cờ gặp Mai, Mai giới thiệu cho 1 em khác, còn thúc đẩy 2 đứa trao đổi SDT, với lý do "sau này nộp CV thì gọi em". Thực ra SDT có thể dùng vào mục đích xấu, nhưng mình đã không dùng Khi chưa quyết định công ty nào để thi vào, thì tham dự những hội chợ việc làm nhiều công ty( 合同説明説 ) như thế này cũng là một ý tưởng hay. Có thể sẽ tìm được hứng thú với một vài công ty ở đó. Tháng 10/2008: Về vào trang web của Panasonic biết nó tổ thức hội thảo(説明説) vào tháng 10, đăng ký tham dự. Ngày đến "Road to Panasonic", 6000 người ở đó. Nghe xong, thấy hay quá cho Pana làm nguyện vọng 1. Việc tham gia hội thảo thế này, về sau trong quá trình xét tuyển sẽ thành điểm cộng. Tháng 11/2008: Bắt đầu "phân tích bản thân" (自己分析). Đến Gakuseika của NUT lấy tài liệu họ để đấy. Về đăng kí vào trang web phân tích bản thân. Nhưng vừa làm vừa nghịch, chẳng cái gì ra hồn. Tháng 12/2008: Định đi hội thảo của mấy công ty khác, nhưng ngại, với lại chẳng có hứng thú với công ty nào nên không đi. Tháng 1/2009: Tham dự 1, 2 cái hội chợ việc làm ở Tokyo nữa. Toàn tự bỏ tiền túi Shinkansen, xót quá. Mua set xin việc: Vest, măng tô, cặp đen, áo sơ mi, cà vạt, giầy Lại tiền. Tháng 2/2009: Tham dự hội chợ việc làm nhiều công ty do NUT tổ chức. Có hứng thú với Claray, Honda, YKK. Tháng 3/2009: NUT điều tra nguyện vọng của SV. Nộp Pana nguyện vọng 1. Rất may Panasonic có cho NUT 2 suất tiến cử. Quyết định nhận tiến cử. Tháng 3/2009: Pana cử 1 người tuyển việc (NTV) (リクル説タ説) đến làm hội thảo tại NUT. Tham dự. Ông này là một ông vừa tốt nghiệp NUT, hiện đang làm trong Pana. Do là OB (Alumi) của NUT nên có cảm giác thân quen, hỏi được nhiều thứ. Tháng 3/2009: Thông qua ông NTV này đăng ký tham quan nơi làm việc của 3 bộ phận trong Pana. Đi tận Osaka, nhưng Pana cho tiền nên sướng. Tháng 3/2009: Viết CV. Mất mấy ngày suy ngẫm về chính bản thân mình. Tháng 4/2009: Đi phỏng vấn vòng 2 (nhận tiến cử của trường nên miễn vòng 1). Bọn bạn truyền lại kinh nghiệm là trước khi thi công ty nguyện vọng 1 nên "thử lửa" ở mấy công ty linh tinh khác cho quen, nhưng do lười nên đã không đi. Lo. Tháng 4/2009: Phỏng vấn vòng 3 (vòng cuối). Đỗ và nhận "chân trong" (説定). Kết thúc xin việc. Những việc rất rất rất quan trọng phải làm và lý do tại sao. -Tham quan nhà máy (nơi làm việc)(説社見説説工場見説). Khi viết CV(エントリ説シ説ト) kiểu gì cũng có mục "Tại sao lại chọn công ty này?" Đây là câu hỏi mấu chốt, tuy nhiên lại rất khó trả lời. Đi tham quan công ty về thì có thể bịa được: "Tôi đến nhà máy của quý công ty thấy trang thiết bị hiện đại, máy móc tinh vi. Tuy vậy vẫn có những công đoạn cần đôi bàn tay của con người mà máy móc không thể nào thay thế được. Nhìn những khuôn mặt chăm chú của người công nhân đang lao động, tôi đã nghĩ rằng tôi muốn làm việc trong môi trường này " -Gặp gỡ nhân viên công ty (OB 訪問): Gặp về thì thêm một chiêu nữa viết trong mục trên: "Gặp anh Tanaka của quý công ty, tôi đã có dịp nghe anh kể về công việc trong công ty. Khi anh nói về cảm giác vui sướng lúc cùng mọi người hoàn thành thiết kế và sản xuất sản phẩm, và sản phẩm xuất hiện trên catalog của công ty, nhìn vào ánh mắt ánh lên của anh, tôi biết tôi muốn làm công việc như thế. Và muốn làm việc với những người như thế. Tôi muốn cảm nhận được niềm vui lao động giống anh " Chú ý là khi gặp nhân viên, có 1 câu nhất định phải hỏi: Công việc anh làm vui chỗ nào? (仕事 のやりがいは何ですか?). Bằng việc nói về sự cảm động lúc tham quan nhà máy và gặp gỡ nhân viên, bạn khoe được 1 sự thật là: "Bạn đã bỏ thời gian và công sức làm những việc đó, bạn thực sự muốn vào công ty". Phần có thể viết trong mục "tại sao chọn công ty này" rất ngắn, phải lựa chọn nội dung kỹ càng. Có thể viết những lý do lớn lao và "chuyên môn" như: "Quý công ty đang đứng đầu thế giới về lĩnh vực ABC. Tôi muốn vào công ty để nghiên cứu về XYZ". Nhưng đối với những người nhân sự đã đọc hàng nghìn hồ sơ, có khi những lý do "nhỏ nhặt tầm thường" và "con người" như trên lại gây ấn tượng mạnh hơn. Phân tích bản thân. Về căn bản, cách làm là tự tách ra khỏi bản thân và nhìn vào những hành động của bản thân đã làm trong quá khứ một cách khách quan. Quan sát xem bản thân đã ứng xử thế nào trong các tình huống. Từ đó đưa ra được kết luận bản thân là người thế nào. Ví dụ: "Hồi đó mình phải có được 2kyu để sang Nhật. Còn thời hạn 2 tháng nữa là ngày thi mà mình biết trình độ của mình chưa thể đủ được. Nhiều lúc mình rất nản. Vậy lúc đó mình đã làm gì? Mình đóng cửa trong nhà, suốt ngày từ sáng 7h sáng đến 12h đêm học tiếng Nhật, trong suốt 2 tháng. Và mình đã đỗ". => Nếu bạn hồi tưởng lại được câu chuyện như trên đã xảy ra được với bạn, thì có thể kết luận bạn là người có khả năng tập trung cao độ, có chỉ hướng nhìn cho tương lai. Và ngược lại, nếu bạn cứ nghĩ bạn là người có chí, nhưng không thể nhớ được một câu chuyện nào chứng tỏ bạn đã cực kỳ cố gắng, thì có thể coi là bạn không có chỉ "Hãy cho tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn." Đây là câu hỏi kiểu gì cũng bị hỏi, trong CV và khi phỏng vấn. Luật: Khi nêu điểm mạnh, phải kể một câu chuyện nhỏ để chứng minh. Khi nêu điểm yếu, không cần kể câu chuyện, nhưng phải luôn luôn "quảng cáo ngầm" được điểm mạnh khác. Ví dụ: "Điểm mạnh của tôi là khi tôi đã xác định mục tiêu, thì sẽ thực hiện đến cùng." Rồi bắt đầu kể câu chuyện học ôn tiếng Nhật ở trên. Có 1 điểm chú ý: Đừng bao giờ nói dối. Chỉ kể những chuyện có thật. Có khi chỉ cần nói 1 câu chứng minh thôi, nhưng phải có. "Điểm mạnh của tôi là khả năng giao tiếp. Tôi có 6 người bạn thân đến từ 4 quốc gia khác nhau." Còn điểm yếu: "Điểm yếu của tôi là khả năng quản lý thời gian của bản thân. Ví dụ có lúc tôi ngày hôm sau là phát biểu seminar và tôi chưa làm xong file powerpoint. Nhưng đang làm thí nghiệm và kết quả đang ra nên tôi làm tiếp, mặc dù kết quả để báo cáo seminar tôi đã có đủ rồi. Lúc tôi ngầng đầu lên thì đã là đêm. Và đêm đó tôi phải thức trắng để làm file powerpoint." => Tuy câu chuyện thoạt qua có vẻ như là giải thích cho cái khả năng kém quản lý thời gian, nhưng thực ra bạn quảng cáo ngầm được 2 điểm tốt: Bạn có khả năng tập trung cao độ, và bạn có thể lực để làm việc trong cường độ khắc nghiệt (xuyên đêm). "Điểm yếu của tôi là riêng những việc gì liên quan đến người khác, tôi thường chần chừ không quyết định. Vì tôi thường hay đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, và tôi không muốn làm tổn thưong người khác nên tôi thường quyết định rất chậm" => Quảng cáo ngầm rằng tôi là người tốt, hay nghĩ cho người khác, và là người cẩn trọng. Ngoài ra không nói nhưng người ta cũng tự hiểu là "còn với những việc chỉ liên quan đến tôi, tôi là người quyết đoán". Kết. Nếu bạn có ý định xin việc ở Nhật, chúc bạn thành công, tìm được công ty tốt. Và thông qua giai đoạn này để hiểu rõ hơn về chính bạn, từ đó sửa chữa điểm yếu mài dũa điểm mạnh. Một giai đoạn cuộc sống vất vả nhưng có ý nghĩa đang đón chờ bạn! . Kinh nghiệm xin việc ở Nhật. Chuyện tốt nghiệp xong đi xin việc ở Nhật hay về Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên ở bài. năm ngoái. Chỉ có kinh nghiệm về xin việc bằng tiếng Nhật, do đó AS chỉ viết về xin việc bằng tiếng Nhật. Xin việc (就職活動) ở Nhật là gì? Là một giai đoạn trong