1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

85 535 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

i) Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới,là điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia đi vào quỹ đạochung của thế giới thông qua việc tận dụng được dòng chảy vốn khổng lồcùng với công nghệ tiên tiến Đẩy mạnh hội nhập ngân hàng, xây dựng hệthống ngân hàng vững mạnh trở thành kênh dẫn nhập vốn hàng đầu, là cáchtốt nhất cho nền kinh tế đang cần vốn như Việt Nam từng bước chuyển dịchcơ cấu vốn theo định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Hộinhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam sẽ phát triển mạnhhơn cả theo chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là sự gia tăng hoạt động của cácđịnh chế tài chính như các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tàichính phi ngân hàng và các tổ chức tài chính ngân hàng đa quốc gia Thể chếkinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đầy đủhơn, đồng bộ hơn, minh bạch hơn và bình đẳng hơn giữa các chủ thể tham giathị trường Rõ ràng là những biến đổi này sẽ tạo ra cho các ngân hàng ViệtNam môi trường kinh doanh mới với nhiều điều kiện thuận lợi, mở ra nhiềucơ hội kinh doanh và hợp tác cùng phát triển.

Tuy nhiên, chính sức ép của cạnh tranh và hội nhập sẽ buộc các ngânhàng Việt Nam phải nỗ lực đổi mới để có thể tồn tại và phát triển Hiện nay,hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệpcủa các cơ quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lýchưa hoàn thiện, công nghệ ngân hàng tụt hậu so với các nước, nợ khó đòicao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vàotình thế rủi ro khá cao Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng cần nhanh chóng hội nhập

Trang 2

cùng với hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới, xây dựng hệ thống ngânhàng có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn vàcung ứng sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập.Không nằm ngoài xu thế đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương ChươngDương cũng xác định phải chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổimới triệt để và toàn diện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, vững bước trêncon đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Dựa trên những phân tích trên, em chọn đề tài : "Nâng cao năng lực

cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trongbối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế" Luận văn tốt nghiệp đi sâu

nghiên cứu tình hình hoạt động và thực trạng năng lực cạnh tranh của Chinhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương, trên cơ sở đó tính toán mộtsố chỉ tiêu phân tích, rút ra nhận xét chủ quan, mạnh dạn đưa ra những kiếnnghị mong muốn góp một phần nhỏ trong quá trình không ngừng đổi mới vàhoàn thiện Chi nhánh.

Q ii) Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánhNgân hàng Công thương Chương Dương ở thời điểm hiện tại; đồng thời xácđịnh các cản trở hạn chế năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ củaNgân hàng Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của Ngân hàng trong thời gian tới.

iii) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngânhàng Công thương Chương Dương

Trang 3

- Phạm vi nghiên cứu: Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốctế

iv) Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thống kê.

v) Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu theo 3 chương như sau:

ươ ng 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của

ngân hàng thương mại

ươ ng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh

tranh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

ươ ng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

Trang 4

ƯƠ NG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆCNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Trước đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã đề cập tớivấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản Theo C.Mác: "Cạnh tranh tư bản chủnghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giànhgiật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợinhuận siêu ngạch" Ở đây, C.Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong xã hộitư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhânvề tư liệu sản xuất Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốctừ chế độ tư hữu Cạnh tranh được xem xét là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau đểtồn tại Quan niệm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực

Ở Việt Nam, trong một thời gian dài trước đây, cạnh tranh cũng đượcnhìn nhận dưới góc độ tiêu cực: cạnh tranh gắn với đổ vỡ, cạnh tranh là tiêudiệt lẫn nhau, là “cá lớn nuốt cá bé” Nhận thức không đầy đủ về cạnh tranhđã dẫn tới không thừa nhận cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền, nuôi dưỡng độcquyền trong nền kinh tế

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại hiện nay, cạnhtranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Trang 5

Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất - kinhdoanh (năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tay nghề, ),nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực Cạnh tranhkhông phải chỉ có tranh giành, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranhtrong sự hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau Do đó, ngày nay hầu hết cácnước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môitrường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấutranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thịtrường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường,thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao.Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do dựa vàođể đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong muốncủa người tiêu dùng Khi có cạnh tranh, không một chính phủ nào cần phảiquy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất lượng vàgiá cả thế nào Cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanhnghiệp

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnhtranh (còn gọi là sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp Cóquan niệm gắn sức cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưara thị trường Có quan điểm lại gắn sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo thịphần mà nó chiếm giữ, có người lại đồng nghĩa công cụ cạnh tranh với cácchỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp, và thậm chícó người còn đồng nghĩa sức cạnh tranh với hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 6

Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất: “Năng lực cạnh tranhchính là thực lực và lợi thế mà quốc gia (ngành, doanh nghiệp hay sản phẩmdịch vụ) có thể huy động được để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với cácđối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới một cách lâu dài và có ý chínhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình và cho quốcgia (ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm dịch vụ) mình.”

Như vậy, năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thànhbởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô, là kếtquả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động của nhiều nhân tố bên trongvà bên ngoài của quốc gia ( ngành, doanh nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ)

1.2 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ màchúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đangkhông ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả cáccông ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tươnghỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ củangân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnhtranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cungcấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảohiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại Cáchtiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diệnnhững loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp

Trang 7

Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại: “Ngân hàng thương mại

là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiềuchức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nềnkinh tế”.

Ở Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên

cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụtài chính.

Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó

thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thứckhác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụnghay dịch vụ tài chính.

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội

đồng Nhà nước xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiềntệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng vớitrách nhiệm hoàn trả và được phép sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiệnnghiệp vụ chiết khấu và là phương tiện thanh toán.”

Như vậy, Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệmvụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàngthương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi vàbơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mụcđích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy độngvốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợinhuận của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phụcvụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanhnghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.

Trang 8

Qua những khái niệm trên, ta có thể rút ra một số điểm đặc trưng củaNgân hàng thương mại như sau:

 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng kýthác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả.

 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng kýthác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịchvụ tài chính khác

Hiện nay, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quantrọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinhtế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của mộtnền kinh tế thị trường còn non yếu.

1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại thể hiện ở thựclực và lợi thế của Ngân hàng thương mại đó so với đối thủ cạnh tranh trongviệc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng caohơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại trước hếtphải được tạo ra từ thực lực của chính ngân hàng đó Đây là các yếu tố nộihàm của mỗi ngân hàng, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ,tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị … một cách riêng biệt mà cần đánh giá,so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực,cùng một thị trường Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại thểhiện ở khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá cả thấp hoặc hợplý, chất lượng cao, uy tín cao, thực hiện tốt các cam kết với các bạn hàng vàlàm hài lòng khách hàng Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lựccạnh tranh, ngoài các yếu tố nội hàm, Ngân hàng thương mại còn phải tạo lậpđược lợi thế so sánh với đối tác của mình Nhờ lợi thế này, Ngân hàng thương

Trang 9

mại có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôikéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại là sự tổnghợp của các yếu tố từ công tác chỉ đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cánbộ, uy tín và thương hiệu của Ngân hàng thương mại Năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năngthu lợi nhuận của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh trong và ngoàinước

Để duy trì sự tồn tại và phát triển trong một thời gian dài đòi hỏi Ngânhàng thương mại phải có một năng lực cạnh tranh tốt Năng lực cạnh tranhcủa Ngân hàng thương mại được cấu thành nên từ những lợi thế cạnh tranhtrong từng giai đoạn của Ngân hàng Đó là những lợi thế Ngân hàng có đượctạo ra và sử dụng trong cạnh tranh, nhờ đó Ngân hàng có thể tạo ra một sốtính trội hơn, ưu việt hơn so với đối thủ trực tiếp Xem xét dưới góc độ hoạtđộng cơ bản, các lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng thương mạiđược phân như sau:

* Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn:

Huy động vốn là một trong những hoạt động tạo vốn quan trọng hàngđầu của các Ngân hàng thương mại Với chức năng và nhiệm vụ của mình,các Ngân hàng thương mại đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạmthời chưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào Ngân hàng.Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ tiến hành hoạtđộng cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu pháttriển kinh tế của vùng, ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầuvốn của xã hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Với hoạt động huy động vốn, các Ngân hàng thương mại đã thực sựhuy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưu

Trang 10

thông hàng hoá Nếu như không có Ngân hàng thương mại, việc huy động củacải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều.Nhờ hoạt động này của Ngân hàng thương mại, tiền tiết kiệm của cá nhân,đoàn thể, các tổ chức kinh tế được huy động vào quá trình vận động của nềnkinh tế Nó chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềmtàng vào quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nâng cao mứcsống xã hội.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng mở rộng, uy tín vàvị thế của Ngân hàng sẽ càng được khẳng định, Ngân hàng sẽ chủ động tronghoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế, tổ chức,dân cư Điều quan trọng là Ngân hàng cần phải căn cứ vào chiến lược, mụctiêu phát triển kinh tế của từng vùng, từng ngành trong cả nước,… để từ đóđưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chocông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

* Cạnh tranh trong lĩnh vực sử dụng vốn.

Đây là hoạt động trực tiếp đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng Đốitượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiềntệ, do vậy lợi tức của Ngân hàng có được chủ yếu từ việc đầu tư và cho vay.Nếu một Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không có kếhoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả thì không những không đem lại lợi nhuậncho Ngân hàng, ngược lại còn không có nguồn bù đắp chi phí từ việc huyđộng Do vậy, có thể nói sử dụng vốn là hoạt động hết sức quan trọng của mỗiNgân hàng Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động ngân quỹ, chovay, đầu tư tài chính,…

Một Ngân hàng có hoạt động sử dụng vốn với hiệu quả cao sẽ nângcao vai trò, uy tín của Ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường,từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với mình, tạo điều kiện

Trang 11

thuận lợi để mở rộng hoạt động huy động vốn Vì vậy, nhiệm vụ của mỗiNgân hàng là phải thường xuyên bám vào các mục tiêu phát triển kinh tế củavùng, ngành, đất nước,… nhằm đưa ra các hình thức đầu tư đúng đắn, có hiệuquả cao, thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu của ngân hàng Ở cácnước phát triển, Ngân hàng thương mại thực hiện rất nhu cầu sử dụng vốn củaxã hội, thực hiện cho vay theo dự án đầu tư, chương trình phục hồi sản xuất.

* Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trung gian củangân hàng

Đó là các hoạt động Ngân hàng cung ứng dịch vụ phục vụ khách hàng.Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triểntheo để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng, Ngânhàng thực hiện hoạt động trung gian và được hưởng thu nhập từ phí hoặc hoahồng Các hoạt động trung gian phản ánh mức độ phát triển nhiều hoạt độngtrung gian và luôn có dịch vụ cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng Thunhập từ các hoạt động trung gian chiếm khoảng 30-35% tổng thu nhập củaNgân hàng.

Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng sẽ làm tăng thunhập cho Ngân hàng, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Cóthể thấy, xu hướng nguồn thu về dịch vụ trung gian ngày càng tăng và chiếmtỷ lệ lớn trong tổng doanh thu về kinh doanh của Ngân hàng Đồng thời vớicác hoạt động trung gian này, ngân hàng thương mại góp phần làm tăng khảnăng chu chuyển của đồng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, do đótiết kiệm được chi phí lưu thông trong xã hội Mặt khác, thực hiện tốt các hoạtđộng này, Ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Điều đó cũngtạo điều kiện phát triển hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.

Trang 12

1.2.3 Tính đặc thù trong cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, cácNgân hàng thương mại trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranhgay gắt, không chỉ từ các Ngân hàng thương mại khác, mà từ tất cả các tổchức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mụctiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộngcung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Tuy vậy, so với sựcạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các Ngân hàngthương mại có những đặc thù nhất định Cụ thể:

(1) Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy

cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý,truyền thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhấtcũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanhchung Chẳng hạn: chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gâynên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong của cả hệ thống các tổchức tín dụng Một Ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, khả năngthanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tếvà dân chúng trên địa bàn… Chính vì vậy, trong kinh doanh, các Ngân hàngthương mại tuy phải cạnh tranh để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộngthị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủđoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ làcác Ngân hàng thương mại khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quảđem lại thường là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính Ngân hàngthương mại này do tác động dây chuyền.

(2) Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại có liên quan

đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đến từng cá nhân thông quacác hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình

Trang 13

dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, cácNgân hàng thương mại cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ cácđối tượng khách hàng chung Chính vì vậy, nếu như một Ngân hàng thươngmại bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác độngdây chuyền đến gần như tất cả các Ngân hàng thương mại khác, không nhữngthế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng Đây quả làđiều mà các Ngân hàng thương mại không bao giờ mong muốn Chính vì vậy,các Ngân hàng thương mại trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫnnhau để dành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướngtới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.

(3) Do hoạt động của các Ngân hàng thương mại có liên quan đến tất

cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, cho nên, để tránh sựhoạt động của các Ngân hàng thương mại mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống,tất cả Ngân hàng Trung ương các nước đều có sự giám sát chặt chẽ thị trườngnày và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro Thực tiễn đã chỉra những bài học đắt giá, khi mà Ngân hàng Trung ương thờ ơ trước nhữngdiễn biến bất lợi của thị trường đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trườngtài chính - tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy, sựcạnh tranh trong hệ thống các Ngân hàng thương mại không thể dẫn đến làmsuy yếu và thôn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nềnkinh tế.

(4) Hoạt động của các Ngân hàng thương mại liên quan đến lưu

chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiềunước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, do vậy, kinh doanh tronghệ thống Ngân hàng thương mại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nướcvà quốc tế, như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, cácthông lệ quốc tế… đặc biệt nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ

Trang 14

tầng cơ sở tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quantrọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các Ngânhàng này Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các Ngânhàng thương mại trước hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tậpquán kinh doanh tiền tệ của các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trênnền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanhtối thiểu; bởi vì, một Ngân hàng thương mại mở ra một loại hình dịch vụ cungứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh với các Ngân hàngthương mại khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, muốn lĩnhvực dịch vụ này được thực hiện thì đòi hỏi phải đáp ứng tối thiểu về điều kiệnhạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động được Như vậy,sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại là loại hình cạnh tranh bậc cao,đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác.

.1.2.4 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, cạnh tranh mang tính tất yếu,khách quan và đó cũng là động lực cho sự phát triển Tuy nhiên, trong nềnkinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh sẽ không chỉ là tạo động lực đểphát triển mà còn phải đối mặt với những yếu tố không lành mạnh nhằmchiếm lĩnh ưu thế trên thương trường, để thu lợi nhuận cao hơn và đươngnhiên nảy sinh sự thôn tính, sáp nhập, phá sản, giải thể và cả những rủi ro vềđạo đức…

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và Ngân hàngthương mại nói riêng được biểu hiện bằng tiềm năng về tài chính, quản trịđiều hành, chất lượng đội ngũ, chất lượng và hiệu quả hoạt động, tốc độ đổimới về công nghệ và sản phẩm… Năng lực tài chính của một Ngân hàng

Trang 15

thương mại là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quátrình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chấtlượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảoan toàn trong hoạt động kinh doanh.

Một Ngân hàng thương mại có năng lực tài chính tốt phải là Ngânhàng thương mại luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển mộtcách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ởtrong nước và trên thế giới Ngân hàng thương mại có khả năng cung cấp tíndụng có hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế Ngân hàng thươngmại luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngânhàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới.Ngân hàng thương mại còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển củamình một cách an toàn, không xảy ra những đổ vỡ hay phá sản Năng lực tàichính của một Ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng Nănglực tài chính của một Ngân hàng thương mại càng được đảm bảo thì mức độrủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của Ngânhàng thương mại trên thị trường càng cao Do vậy, năng lực tài chính củaNgân hàng thương mại phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và làđiều kiện không thể thiếu được bất cứ một Ngân hàng thương mại nào.

Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại được đánh giá dựa trêncác yếu tố định lượng và các yếu tố định tính.

+ Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao

gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinhlời…

+ Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng

các nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý,trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…

Trang 16

Như vậy, năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại có thểđược đánh giá qua các tiêu chí sau:

(1) Nguồn lực tài chính: bao gồm yếu tố vốn, chất lượng tài sản, khả

năng thanh toán và khả năng sinh lời…

* Yêú tố vốn

Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành theo nhiều kênh dẫn khácnhau, trong đó tiền gửi của khách hàng là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếmtỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng Nguồn vốn đóng vai tròquan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng Nócung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạmvi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới củaNgân hàng thương mại; giúp Ngân hàng thương mại chống lại rủi ro phá sản,bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ người gửi tiền khi gặprủi ro trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao uy tín của Ngân hàngthương mại với khách hàng, các nhà đầu tư Vì vậy có thể khẳng định: Vốn làyếu tố quan trọng tạo đối với Ngân hàng thương mại, vì nó nói nên sức mạnhvà khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước.Đồng thời, đó cũng là cơ sở để Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tớicác thị trường tài chính khu vực và quốc tế Do đó, quy mô vốn có thể coi làtiêu chí hết sức quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngânhàng thương mại, thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân Ngânhàng thương mại.

Đối với yếu tố vốn của Ngân hàng, ta sẽ tập trung đánh giá theo haichỉ tiêu sau:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi

thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và vay: Đây là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốnhuy động Nó có ảnh hưởng đến quy mô phát triển hoạt động ngân hàng bởi

Trang 17

hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là huy động để cho vay và cáchoạt động thanh toán khác Nếu nguồn vốn không ổn định và có chất lượngkhông tốt sẽ dễ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán và đưa đến thualỗ, phá sản Vậy mặt chất lượng biểu hiện trong tính hiệu quả về tác dụngthực tiễn và mức độ ảnh hưởng của quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh

trong từng giai đoạn cụ thể.

Cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu: Cơ cấu vốn, sự biến

động về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéotheo là rủi ro, biến động về thu nhập, vì vậy cơ cấu vốn cần phải có sự ổn địnhvà phù hợp với hoạt động của ngân hàng

* Chất l ư ợng tài sản:

Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại là tìm kiếm các khoảnvốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạonên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng Do Ngân hàng thương mại làdoanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên phần lớn tài sản của Ngân hàng là các tàisản tài chính, bao gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê - mua, cácchứng khoán, các khoản tiền gửi ( tài sản sinh lời), một phần nhỏ trongkhối tài sản của Ngân hàng là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị ( tàisản không sinh lời), trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quantrọng của Ngân hàng Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thứckhác nhau, vì những mục tiêu khác nhau song đều tập trung đảm bảo an toànvà sinh lợi cho Ngân hàng

Một danh mục tài sản nếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro cao sẽlàm giảm uy tín, hạn chế thu nhập của Ngân hàng, hạn chế Ngân hàng mởrộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khả năng mở rộngthị trường nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị giảm sút Nguồn tiền suy giảmnhanh và mạnh có thể đẩy Ngân hàng đến phá sản Như vậy, chất lượng tài

Trang 18

sản của Ngân hàng thương mại là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bềnvững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng

* Khả n ă ng thanh toán ( Tính thanh khoản):

Tính thanh khoản của Ngân hàng là khả năng của Ngân hàng trongviệc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng Thực hiện chức năng trunggian tài chính, trung gian thanh toán, Ngân hàng thường xuyên phải duy trìkhả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của Ngân hàng Việc đáp ứngnhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thương xuyên và trong nhữngtrường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọngtrong công tác quản lý của Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro Nó liên quan tớisự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng và của cả hệ thống.

Tính thanh khoản của Ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoảncủa tài sản và tính thanh khoản của nguồn Do vậy, một Ngân hàng có tínhthanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộngnguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản

* Khả n ă ng sinh lời:

Sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng sinhlời của Ngân hàng Cách an toàn tuyệt đối là không làm gì cả Tuy nhiên đốivới Ngân hàng, giữ tiền trong két cũng không phải là giải pháp an toàn Tăngkhả năng sinh lời có thể coi là cách đảm bảo an toàn nhất Nó là cách tốt nhấtđể có thể trả lương cao cho người lao động, để tăng năng suất và tính liêmkhiết rất cần thiết đối với cán bộ Ngân hàng Đồng thời, nó là biện pháp quantrọng để Ngân hàng tăng quỹ tích luỹ ( tăng vốn của chủ), thiết lập quỹ dựphòng lớn, đủ sức chống đỡ rủi ro.

Khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại gắn liền với chất lượngtài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng thương mại Nâng cao chấtlượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt

Trang 19

động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Khả năng sinh lời là chỉ tiêutổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một Ngânhàng thương mại Để đánh giá khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại,người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA), chỉtiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận ròng trêndoanh thu.

 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA):

ROA =Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản

Ý nghĩa của chỉ tiêu này một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công việc quản lý tài sản có - tàisản có sinh lời càng lớn thì hệ số này càng lớn

 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE):

ROE =Lợi nhuận sau thuếTài sản sinh lãi

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng thương mại, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của Ngân hàng.Hệ số này càng lớn thì khả năng sinh lời tài chính càng lớn

Trang 20

(2) Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn là vấn đề quan tâm của mọi kháchhàng và của mọi ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày nay trở thànhmột lợi thế cạnh tranh mang ý nghĩa sống còn đối với mọi Ngân hàng thươngmại.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấpcác sản phẩm dịch vụ cho khách hàng Trong xu hướng phát triển ngân hàngtại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thịdịch vụ, một bách hoá tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụkhác nhau tuỳ theo cách phân loại và tuỳ theo trình độ phát triển của ngânhàng Ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ là để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Nếu như chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoànhảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngânhàng Không những vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chấtlượng của khách hàng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những người khác có nhucầu dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch Điều này góp phần nâng cao uytín, thương hiệu của Ngân hàng, tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng mạnglưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được đánh giá theo quanđiểm của khách hàng Nó thể hiện qua sự tin tưởng, cảm tình, ưa thích củakhách hàng đối với dịch vụ ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ phụthuộc rất lớn vào chất lượng nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ Ngoài ra,đối tượng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại là tiền tệ, nên chấtlượng dịch vụ không chỉ được đánh giá thông qua chất lượng phục vụ củanhân viên Ngân hàng mà còn được đánh giá thông qua độ an toàn chính xáctrong xử lý nghiệp vụ, tính đơn giản, thuận tiện trong giao dịch và khoảngthời gian cần thiết để có thể hoàn tất một giao dịch.

Trang 21

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàngthương mại bao gồm:

 Chất lượng nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ. Độ an toàn, chính xác.

 Thủ tục giao dịch. Tốc độ xử lý giao dịch.

(3) Chất lượng nguồn nhân lực:

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính ngân hàng đòi hỏinguồn cung cấp nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làmviệc và đáp ứng được nhu cầu mới Bởi vì theo nguyên lý, con người là yếu tốquyết định

Về mặt quản lý: Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản,

nguồn vốn, phòng tránh rủi ro tốt nhất, quản lý các danh muc đầu tư hiệu quảthì hoạt động của ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn và tăng trưỏng, tăng uy tín,thu hút khách hàng.

Về mặt nghiệp vụ: Với trình độ nghiệp vụ cao, mọi thao tác nghiệp vụ

thực hiện chính xác, hiệu quả, tác phong làm việc nhiệt tình, cởi mở, tạo điềukiện thuận lợi cho khách hàng sẽ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng Kháchhàng là người có quyền lựa chọn, vì vậy họ sẽ chọn nơi làm họ hài lòng nhấtđể gửi tiền, vay tiền tiền và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng cungcấp.

Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu của hộinhập, các Ngân hàng thương mại cần hết sức quan tâm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chấtlượng cao.

Trang 22

Chất lượng nguồn nhân lực có thể được đánh giá thông qua các chỉtiêu sau:

 Số lượng lao động Độ tuổi lao động

 Cơ cấu lao động qua các cấp học như: trung cấp, cao đẳng,đại học

 Trình độ ngoại ngữ, tin học

(4) Năng lực quản trị, điều hành:

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ Ngân hàng Cũng như các doanhnghiệp khác, các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có nhiều yếu tố kháchquan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránhkhỏi rủi ro Từng nghiệp vụ cụ thể của ngân hàng nếu không được quản lýtheo những qui trình chặt chẽ cũng có nhiều khả năng rủi ro Ví dụ: cácnghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, tiền tệ kho quỹ,huy động và sử dụng vốn, Vì vậy công tác quản trị trong hoạt động kinhdoanh Ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế và xửlý rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Quản trị ngân hàng là điều hành những quan hệ liên quan đến việc xâydựng chiến lược, chiến thuật, phân tích, nghiên cứu, điều chỉnh, kiểm tra,quản lý tài chính, hoạt động marketing, quản lý nhân sự và điều hành cácnghiệp vụ ngân hàng Quản trị ngân hàng tác động đến giá trị và hoạt độngcủa Ngân hàng, đồng thời quản trị ngân hàng cũng tác động đến khả năngchấp nhận rủi ro của ngân hàng và rủi ro của khủng hoảng tài chính, cả đốivới các ngân hàng cá thể và toàn bộ hệ thống ngân hàng của nền kinh tế.Quản trị ngân hàng tốt là một trong những cơ sở tạo niềm tin của công chúng

Trang 23

vào ngân hàng Do vậy, việc quản trị trong Ngân hàng thương mại có vai tròquyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nó

(5) Trình độ công nghệ:

Ngày nay các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau theo hướngphát triển đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chấtlượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ ngân hàng luôn phụ thuộc và trình độcông nghệ ngân hàng Nếu trình độ công nghệ ngân hàng không tiên tiến, hiệnđại thì chất lượng dịch vụ cũng không thể nâng cao được Do đó, một xu thếtất yếu là các Ngân hàng thương mại phải ứng dụng công nghệ tiên tiến đểphát triển và nâng cao chất lựong dịch vụ ngân hàng Việc ứng dụng và pháttriển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn củacác Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh củacác Ngân hàng trong quá trình hội nhập Nó giúp cho Ngân hàng thoả mãnhơn trước các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Nếu một ngân hàngứng dụng và sử dụng công nghệ có hiệu quả thì Ngân hàng đó sẽ mở rộngkhông giới hạn về không gian hoạt động, thời gian phục vụ và cung cấpnhững dịch vụ Ngân hàng mới tối đa hoá tiện ích cho khách hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, việc thu thập thông tin làrất cần thiết Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, Ngân hàng có thể thu thậpthông tin về khách hàng, về thị trường tốt hơn, qua đó có thể xác định đượcthị trường đầu tư vốn có hiệu quả, phát triển nghiệp vụ và dịch vụ của mình,hạn chế rủi ro trong kinh doanh, tạo điều kiện mở rộng vốn tự có.

Như vậy, xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ và việc hiệnđại hoá công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới việc đảmbảo các chuẩn mực quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trongquá trình cạnh tranh và hội nhập Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là điềutất yếu phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng

Trang 24

chung về công nghệ của đất nước, đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốctế

Trình độ công nghệ của Ngân hàng được thể hiện qua những dịch vụmà ngân hàng đã và đang áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

(6) Uy tín thương hiệu của Ngân hàng:

Thương hiệu là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp nóichung và ngân hàng nói riêng Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọngnhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho kháchhàng sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngày nay, thương hiệu càng có ý nghĩa rấtquan trọng và việc xây dựng thương hiệu là cả một quá trình khó khăn Bởi lẽ,các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ có những phản ứng rất nhanh và khách hàngyêu cầu cao hơn đối với một sản phẩm Do đó, phải xem việc xây dựngthương hiệu là một quá trình đầu tư dài hạn và phải có đường đi nước bướcthích hợp thương hiệu không phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian xuất hiệntrên thị trường, mà còn nhiều yếu tố khác như thông tin, chất lượng về sảnphẩm, sự truyền tải những thông tin, thương hiệu đó v.v đến với người tiêudùng một các chính xác và nhanh nhất Trong thời đại ngày nay, với hệ thốngmạng internet toàn cầu thì mọi ngăn cách về địa lý coi như không có Cácdoanh nghiệp sử dụng hệ thống Internet, Website làm kênh truyền thông trựctiếp truyền tải các chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách hữuhiệu Đối với một ngân hàng thương mại, việc xây dựng thương hiệu còn khókhăn hơn do tính đặc thù của các sản phẩm Đó là tính chất vô hình và thườngcó nhiều điểm giống nhau giữa các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng Dođó, thương hiệu đối với một Ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần làmột nhãn hiệu, một cái tên mà nó bao gồm cả uy tín, chất lượng, giá cả sảnphẩm dịch vụ, phong cách giao dịch và văn hoá của mỗi ngân hàng

Trang 25

Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khảnăng tác động đến thái độ và hành vi của khách hàng Nó đảm bảo uy tín củaNgân hàng với tư cách như là một thể nhân ra vào thị trường, đồng thời là mộtcông cụ đảm bảo tính cạnh tranh cao của Ngân hàng trên thị trường Đặc biệt,trong xu thế của toàn cầu hoá thì thương hiệu ngày càng trở lên quan trọngđối với sự sống còn của Ngân hàng Thương hiệu có thể cam kết một tiêuchuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm dịch vụ và đáp ứng mongmuốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễdàng, thuận tiện Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phépNgân hàng dự báo và kiểm soát thị trường Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản,gây khó khăn cho các Ngân hàng khác muốn xâm nhập thị trường Như vậy,thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để Ngân hàng đảmbảo lợi thế cạnh tranh.

Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin đối với người tiêu dùng, đòi hỏisản phẩm của ngân hàng đó cần phải có những điểm phù hợp,đồng thời phảicó sự khác biệt đối với sản phẩm của ngân hàng khác Sự phù hợp trong sảnphẩm là khả năng thuơng hiệu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Còn sựkhác biệt là để thể hiện sự vượt trội của thương hiệu đó Điều này đòi hỏingân hàng phải phải thường xuyên có những sản phẩm, dịch vụ mới hoặc giatăng chức năng vượt trội so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại Và việc truyểntải sự phù hợp và sự khác biệt trong từng sản phẩm đến với khách hàng là mộtquá trình liên tục thông qua nhiều phương thức Đó có thể là quảng cáo trêncác phương tiện thông tin đại chúng, bằng tờ rơi hay từ việc trực tiếp trongviệc giao tiếp, quan hệ với khách hàng và công chúng

Như vậy, uy tín thương hiệu của Ngân hàng được thể hiện ở: Cở sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật.

 Thâm niên hoạt động.

Trang 26

 Mạng lưới hoạt động. Chất lượng dịch vụ.

 Tình hình tài chính của ngân hàng. Hình thức sở hữu của ngân hàng

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàngthương mại dựa theo mô hình Kim cương của Michael Porter

Mô hình Kim cương là một trong những sáng kiến rất nổi tiếng của M.Porter Nó là một công cụ rất tốt để phân tích, chẩn đoán các lợi thế, bất lợitrong xây dựng năng lực cạnh tranh của một ngành, một địa phương hay sảnphẩm nào đó Theo mô hình “Kim cương” về năng lực cạnh tranh, năng lựccạnh tranh của một ngân hàng thương mại phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố:

(1) Các điều kiện về cầu:

Khách hàng trong một nền kinh tế càng khắc khe đối với nhà sản xuấtthì khả năng nâng cao cạnh tranh của sản phẩm càng lớn Nếu trong nước cónhu cầu lớn về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì nghành đó sẽ có lợi thếtrong cạnh tranh toàn cầu Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nướcthì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn Thị trường trong nước với sốcầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trongngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Đối với các ngânhàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, phân tích về cầu nhằm xácđịnh tính phức tạp của cầu trong ngành ngân hàng, để từ đó nhằm định hướngkhả năng cạnh tranh, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ và mức độ côngnghệ của ngành.

Trang 27

ơ đ ồ 1.1: Mô hình kim cương

(Nguồn: http://www.vccimekong.com/VCCIMEKONG/KTDP/baocaotongket)

(2) Các điều kiện về yếu tố đầu vào:

Các điều kiện về yếu tố đầu vào là khả năng cung ứng nguồn nguyênliệu, nguồn nhân công có trình độ hay cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên trong một doanh nghiệp nếu các điều kiện đó chưa sẵn có thì cũngkhông được xem là bất lợi, thậm chí nó còn khuyến khích tính cạnh tranh Vớiđiều kiện bất lợi đó, buộc các doanh nghiệp phải hành động một cách sángtạo Chất lượng lao động, vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công

Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu và đối

thủ cạnh tranh

Những ngành công nghiệp liên quan và

phụ trợCác điều kiện về yếu

tố đầu vào

Các điều kiện về cầu

Trang 28

nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành, của các doanh nghiệpnói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng

Việc phân tích các điều kiện về các yếu tố đầu vào nhằm xem xét tớitính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hoá của những yếu tố này mà cáctổ chức tài chính sử dụng trong quá trình cạnh tranh để có nguồn nhân lực,nguồn vốn, cơ sở vật chất, cơ sở khoa học công nghệ.

(3) Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu của ngân hàng vàcác đối thủ cạnh tranh:

Ổn định môi trường kinh doanh trong nước đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại xác định tầm nhìn,xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn Điều này đồng nghĩa với việc tăngcường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với thay đổi của môitrường bên ngoài ngày càng khó dự đoán đối với các Ngân hàng thương mạiViệt Nam.

Bên cạnh đó, những ngân hàng có chiến lược và cơ cấu phù hợp vớicác định chế và chính sách cuả quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnhtranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn Mặtkhác, nếu ngân hàng tập trung nghiên cứu và thu thập được đầy đủ nhữngthông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh củangân hàng mình thì ngân hàng đó có thể xây dựng được chiến lược kinhdoanh hiệu quả Như vậy, một điều chắc chắn xảy ra là những quyết địnhchiến lược của các ngân hàng có tác động ảnh hưởng đến tính cạnh tranhtrong tương lai của họ Một cơ cấu lành mạnh của ngân hàng và mức độ tậptrung cao của các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức lợi thếcạnh tranh của ngân hàng nói riêng và của cả ngành nói chung Khả năngcạnh tranh tổng hợp sẽ hỗ trợ các ngân hàng nói riêng và ngành ngân hàng

Trang 29

trong nước nói chung cạnh tranh với các đối thủ từ bên ngoài trong bối cảnhhội nhập.

(4) Những ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ:

Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhàcung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ trợ Các ngành này rất có ích trongviệc hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và thúc đẩy việc trao đổi ý kiến và sángkiến đổi mới, đồng thời cũng phải chấp nhận cạnh tranh quốc tế Các nhàcung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lạicho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí và chất lượng Cácngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lantruyền công nghệ Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợithế kinh tế theo quy mô Không nằm ngoài quy luật đó, những ngành côngnghiệp liên quan và phụ trợ cũng có tác động tới lợi thế cạnh tranh của cácdịch vụ ngân hàng do những ngành này cung cấp đầu vào cho ngành ngânhàng Sự có mặt và phát triển của nhóm các ngành kinh tế liên quan như viễnthông, công nghệ thông tin, dịch vụ kiểm toán sẽ làm tăng năng suất cũng nhưsức cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng

1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chinhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

Được thành lập từ năm 1988, đến nay, chi nhánh Ngân hàng Côngthương Chương Dương đã khẳng định được năng lực của mình bằng nhữngbước đi vững chắc Thời gian vừa qua, chi nhánh đã mở nhiều lớp đào tạo chocán bộ công nhân viên để thích ứng với công nghệ hiện đại như các lớp họcngắn ngày về marketing, các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kho quỹ,kế toán, vi tính, ngoại ngữ… Đồng thời, thực hiện tốt việc thi tuyển đầu vào

Trang 30

để tìm những người thực sự có trình độ, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phùhợp với năng lực và điều kiện của từng phòng ban Tổng nguồn vốn huy độngcủa chi nhánh liên tục tăng qua các năm Cùng với việc huy động vốn tăng thìkết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời gian qua cũng được đánh giá làkhá thành công Nhiều dự án, phương án kinh doanh của các doanh nghiệptrên địa bàn do được đầu tư kịp thời từ nguồn vốn vay của chi nhánh nên đãphát huy hiệu quả Ngoài ra, do nắm bắt được nhu cầu thị trường và sẵn sàngmở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư, cũng như hỗ trợ cho các đối tượng kinhdoanh khác nhau, chi nhánh đã chú trọng mở rộng các nghiệp vụ khác nhưchuyển tiền trong và ngoài nước, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toánquốc tế, kinh doanh ngoại tệ…

Như vậy, có thể thấy rằng tình hình hoạt động của chi nhánh Ngânhàng Công thương Chương Dương đã có những bước tiến đáng kể trong thờigian vừa qua Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trước nhu cầu cấp thiết của hộinhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của côngnghệ và dịch vụ ngân hàng, của sức ép mở cửa thị trường tài chính, Chi nhánhđang phải đối mặt với những thách thức từ việc đầu tư đổi mới công nghệ.Với tiềm lực tài chính và năng lực vận hành còn hạn chế, những thách thức đãtrở thành sức ép Bởi lẽ, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó đồngnghĩa với việc các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép cung cấp thêm dịch vụvà chịu ít hạn chế hơn Với việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đượcnới lỏng và tiến tới xoá bỏ các hạn chế trong huy động vốn, cùng sự xuất hiệncác ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong thời gian tới thì mức độ cạnh tranhtrong hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực huy động vốn nói riêng giữacác ngân hàng sẽ càng gia tăng, đặc biệt là giữa các ngân hàng thương mạitrong nước với các ngân hàng nước ngoài Trong khi đó, sự phát triển của nềnkinh tế, của khoa học kỹ thuật, mức sống của người dân, và tác động mạnh

Trang 31

mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho cáckhách hàng sử dụng thêm những dịch vụ ngân hàng khác nhau phù hợp vớinhu cầu sống và làm việc mới Các khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịchvụ tại ngân hàng phù hợp với yêu cầu và lợi ích của mình nhất Trong điềukiện đó, với công nghệ và dịch vụ hiện đại, các ngân hàng nước ngoài sẽ làmlợi cho khách hàng, qua đó mở rộng quy mô hoạt động và khả năng tiếp cậnthị trường, các nhóm khách hàng Như vậy, thị trường sẽ không chỉ lớn hơnvà bị chia sẻ bởi nhiều ngân hàng hơn, mà còn trở nên bị phân khúc nhiều hơnvới các nhu cầu đa dạng của khách hàng

Trong khi đó, quy mô vốn của chi nhánh còn nhỏ bé, lực lượng laođộng tuy đông nhưng trình độ chuyên môn còn chưa đáp ứng được yêu cầucủa hội nhập, sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế của cán bộ côngnhân viên còn hạn chế, trình độ quản lý, tổ chức còn chưa cao Các yếu kémnày sẽ tác động một cách tổ hợp Khi đó, chúng kích phát lẫn nhau và sinh ranguy cơ tạo vòng xoáy: sức cạnh tranh thấp - kinh doanh không hiệu quả -không thể tiếp cận vốn và công nghệ cao - không thể cải thiện sức cạnh tranh.Từ góc nhìn hội nhập và cạnh tranh quốc tế, có thể thấy vòng xoáy này đangđe doạ không ít đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong thời gian tới.Đây là vấn đề cảnh báo đối với chi nhánh Ngân hàng Công thương ChươngDương Chính vì vậy, trước sức ép của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tếngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnhtranh của chi nhánh là việc làm hết sức cần thiết và cần được triển khai mộtcách nhanh chóng và có hiệu quả

Trang 32

ƯƠ NG 2:

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

2.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt độngkinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Côngthương Chương Dương

Tháng 8/ 1988, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương rađời trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm thành Ngân hàngCông thương Chương Dương và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Châu quỳ Ngân hàng Công thương Chương Dương khi đó với số vốnban đầu chỉ 13 tỷ đồng là một ngân hàng cấp huyện có trụ sở chính tại số 1ngõ Quân Chính, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Tháng 6/ 1993, Ngân hàng Công thương huyện Gia Lâm mở rộngmạng lưới, thành lập phòng giao dịch Yên Viên.

Tháng 1/ 1994: Ngân hàng thành lập phòng giao dịch Đức GiangTháng 1/ 1995: Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đông Anh Đếntháng 1/ 1996, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên chi nhánh ĐôngAnh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam ( ngang hàng chi nhánhChương Dương)

Tháng 2/ 2001, hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang đượcnâng cấp thành chi nhánh thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương.

Trang 33

Tháng 4/ 2003: hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tụcđược nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương ChươngDương.

Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thờikỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thươngChương Dương đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt vàvượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dựphòng rủi ro Với 20 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Ngân hàngCông thương Chương Dương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiênphong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đườnglối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươnlên, khẳng định đựơc vị thế của mình trên thị trường, có bước phát triển đángkể và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạtđộng kinh doanh - dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đốinội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín vớikhách hàng trong nước và quốc tế

Các hoạt động chính của Chi nhánh bao gồm:

* Huy động vốn:

 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng Việt Namđồng (VNĐ) và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú vàhấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐvà ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ  Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

* Cho vay, đầu tư:

 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ  Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Trang 34

 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn,

thời gian hoàn vốn dài

 Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan(SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tíndụng khung

 Thấu chi, cho vay tiêu dùng

 Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng vàcác định chế tài chính trong nước và quốc tế

 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước vàquốc tế

* Bảo lãnh :

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảolãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán

* Thanh toán và Tài trợ thương mại:

 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo,xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu

 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếutrả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)  Chuyển tiền trong nước và quốc tế

 Chuyển tiền nhanh Western Union

 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc

 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM  Chi trả Kiều hối…

* Ngân quỹ:

 Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

Trang 35

 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tínphiếu kho bạc, thương phiếu…)

 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấytờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

 Cho thuê tài chính

 Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mụcđầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ quaCông ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhậpvới các nước trong khu vực và quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Công thươngChương Dương luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tậptrung ở 3 lĩnh vực:

 Phát triển nguồn nhân lực  Phát triển công nghệ  Phát triển kênh phân phối

Trang 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương ChươngDương

Bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng Công thương ChươngDương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòngban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý củagiám đốc.

Chi nhánh bao gồm 10 phòng ban:

* Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng khách hàng doanh nghiệp

là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp đểkhai thác vốn bằng Việt Nam đồng ( VNĐ) và ngoại tệ, thực hiện các nghiệpvụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trựctiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chocác doanh nghiệp.

* Phòng khách hàng cá nhân: Phòng khách hàng cá nhân là phòng

nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốnbằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quảnlý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫncủa Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giớithiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

* Phòng/ Tổ quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham

mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quảnlý giám sát thực hiên danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạntín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dựán, phương án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lýrủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàngCông thương Việt Nam.

Trang 37

* Phòng quản lý nợ có vấn đ ề: Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách

nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ:cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tàisản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợgốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lýrủi ro.

* Phòng kế toán: Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao

dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quảnlý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liênquan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịutrách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đếntừng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Côngthương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng cácsản phẩm của Ngân hàng.

* Phòng/ Tổ Thanh toán xuất nhập khẩu: Phòng Thanh toán xuất nhập

khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệtại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

* Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ

quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàngNhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹtiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho cácdoanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

* Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính là phòng

nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theođúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Côngthương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt

Trang 38

động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chinhánh.

* Phòng/ Tổ Thông tin đ iện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì

hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảmbảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

* Phòng/Tổ tổng hợp: Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu

cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tíchđánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàngnăm của chi nhánh.

ơ đ ồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý

( Nguồn: Phòng Tổ chức Chi nhánh )

Các phó giám đốcGiám đốc

Trưởng phòng kế

Tổ kiểm tra nội

Các phòng

nghiệp vụgiao dịchPhòng Quỹ tiết kiệm

Trang 39

2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thươngChương Dương

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tíndụng Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn cómục tiêu hàng đầu là lợi nhuận Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thểnhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữatổng thu nhập và tổng chi phí Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lýtốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đadạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí Khi lợi nhuậntăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sungnguồn vốn tự có Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta sẽ tiến hành phân tíchtình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dươngthông qua ba yếu tố: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1của Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụthuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương Việt Nam, có con dấu và bảngtổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy địnhchung của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Hoạt động của chi nhánh tậptrung vào bốn nhóm: huy động vốn, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân quỹ,các hoạt động khác Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều biếnđộng và khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ, lãi suất thị trườngquốc tế và trong nước tăng cao, hoạt động thị trường chứng khoán sôi động,giá vật tư nguyên liệu tăng, đóng băng thị trường bất động sản, bệnh dịch giasúc, gia cầm, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, … nhưng dưới sự chỉ đạocủa Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhânviên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã vượt qua khókhăn, được những kết quả đáng kể và tiếp tục đạt được những thành công cơ

Trang 40

bản trong lộ trình cải cách, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cổ phầnhóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.1: Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua

Về thu nhập của Chi nhánh, qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập của Chi

nhánh không ngừng tăng trưởng Cụ thể là: thu nhập của chi nhánh năm 2005là 435 tỷ đồng tăng lên 451 tỷ đồng năm 2006, và sang đến năm 2007, thunhập của chi nhánh đạt được là 450 tỷ đồng ( Bảng 2.1)

Chi nhánh đạt được kết quả này là do trong thời gian qua, nguồn vốnhoạt động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng, từ 35.101.854 tỷ đồng( năm 2005) tăng lên 47.214.466 tỷ đồng ( năm 2006) và sang đến năm 2007

là 57.098.089 đồng, ( Phòng Tổng hợp, chi nhánh Ngân hàng Công thươngChương Dương) Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho Chi

nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế Bên cạnh đó, hoạtđộng đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăngtrưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là một nguyên nhân gópphần làm thu nhập của chi nhánh tăng dần trong ba năm vừa qua

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ơ đồ 1.1: Mô hình kim cương - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Mô hình kim cương (Trang 28)
Bảng 2.1: Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua (Trang 41)
Bảng 2.3: Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm vừa qua - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm vừa qua (Trang 43)
Hình 2.1: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh                                                                 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.1 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh (Đơn vị: Tỷ VNĐ) (Trang 44)
Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh trong ba năm vừa qua - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Tổng nguồn vốn của Chi nhánh trong ba năm vừa qua (Trang 47)
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi và vay của chi nhánh trong ba năm vừa qua - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Cơ cấu tiền gửi và vay của chi nhánh trong ba năm vừa qua (Trang 49)
Hình 2.3: Tỷ trọng các loại tiền gửi năm 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.3 Tỷ trọng các loại tiền gửi năm 2007 (Trang 50)
Bảng 2.6: Độ tuổi của cán bộ nhân viên của Chi nhánh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.6 Độ tuổi của cán bộ nhân viên của Chi nhánh (Trang 54)
Bảng 2.7: Trình độ văn hoá của cán bộ nhân viên của Chi nhánh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.7 Trình độ văn hoá của cán bộ nhân viên của Chi nhánh (Trang 56)
Qua số liệu ở bảng 2.7, ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh ngày càng được nâng cao - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
ua số liệu ở bảng 2.7, ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh ngày càng được nâng cao (Trang 56)
Hình 2.3: Tỷ lệ cán bộ nhân viên ở các trình độ văn hoá năm 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.3 Tỷ lệ cán bộ nhân viên ở các trình độ văn hoá năm 2007 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w