Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, luận văn Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đề xuất một số biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trang 1
VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BUI QUOC PHONG
QUAN LY HOAT Dt GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÓ THÔNG HUYEN BA TRI, TINH BEN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẦN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2
VIEN HAN LAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BUI QUOC PHONG
QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC HUONG NGHIEP CHO HQC SINH CAC TRUONG TRUNG HQC PHO THONG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Bài Quốc Phong, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục
khóa X đợt 2 năm 2019 Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được công bố trong bat kì công trình nảo khác
TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2021 ‘Tae giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
‘That vinh dự và tự hào cho bản thân là học viên của Học viện Khoa học xã hội, đây là cơ hội để tôi có dip học tập, nghiên cứu, rèn luyén,, trai nghiệm để bổ
sung kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình công tác
Cảm ơn Quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã nhiệt tâm, nhiệt tinh trong suốt quá
trình học tập, ngoài kiến thức được truyền đạt, tôi còn học từ thầy cô phương pháp làm việc, sự tận tình chia sẻ các nguyên tắc, phong cách lãnh đạo và kinh nghiệm trong quản lý, tất cả sẽ là hành trang quý báu cho tôi trong hành trình thực hiện
nhiệm vụ
Bang tat ca long chan thanh, xin tri ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Liên đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định
Xin cảm ơn các cấp lãnh đạo của Học viện đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và các điều kiện khác đề lớp an tâm học tập, cảm ơn tắt cả các anh chị em học viên lớp Thạc sĩ Quản lý giáo dục khóa X đợt 2 năm 2019 đã cùng gắn bó, chia sẻ, cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thay cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh các trường
trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre đã cung cấp những
thông tin và số liệu làm cơ sở nghiên cứu đề tài
Do năng lực bản thân và kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên chắc chắn nội
dung luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều sự góp ý để
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU sen - - HH HH HH hoi
Chuong 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO DỤC
HUONG NGHIEP CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG 13
1.1 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 13 1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 14
1.3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung hoe phé thông 19 1.4 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông 2Š
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông 3
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG
HUYEN BA TRI, TINH BEN TRE 36
2.1 Khái quát về tình hình giáo dục ở địa phương năm 2021 36 2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục hướng
nghiệp các trường trung học phổ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre 4l
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung
học phổ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre 45
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các
trường trung học phỏ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre 56 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre 62 2.6 Đánh giá chung về thực trang quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Trị, tinh Bến Tre 63 Chuong 3: BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HQC PHO THONG
HUYEN BA TRI, TINH BEN TRE 66
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại
các trường trung học phô thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre 66 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các
Trang 63.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT
Ki HIEU ‘CUM TU VIET DAY DU
Trang 8DANH MUC BANG
'Bảng 2.1 Đội ngũ toàn tỉnh cấp trung học phô thông năm học 2020-2021
Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục 2 mặt năm học 2020-2021
Bang 2.3 Thống kê số lớp, số học sinh các trường 2 năm học qua Bảng 2.4 Số liệu cán bộ, giáo viên các trường 2 năm học qua Bảng 2.5 Chất lượng đội ngũ cần bộ quan lý các trường năm 2021
Bang 2.6 Chat lượng đội ngũ giáo viên các trường năm 2021
Bảng 2.7 Phân công CBQL, giáo viên dạy hướng nghiệp của các trường Bang 2.8 Thống kê kết quả học tập và tỉ lệ tốt nghiệp THPT
Bang 2.9 Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm
Bảng 2.10 Thống kê diện tích, phòng chức năng các trường
Bảng 2.11 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên
Bang 2.12 Thực trạng nhận thức của phụ huynh Bảng 2.13 Thực trạng nhận thức của học sinh Bảng 2.14 Kết quả khảo sit CBQL, giáo viên
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát học sinh
'Bảng 2.16 Kết quả khảo sát CBQL, giáo viên
Bảng 2.17 Kết quả khảo sát học sinh
Bảng 2.18 Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Bang 2.19 Kết quả khảo sát CBQL, giáo viên
Bang 2.20 Kết quả khảo sát học sinh : Bảng 2.21 Thực trạng công tác lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp
Bảng 2.22 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
Bang 2.23 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảng 2.24 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giá
dục hướng nghiệp Bảng 2.25 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp
Trang 9DANH MỤC SO DO, BIEU DO
Sơ đồ 1.3 Tương quan giữa các chức năng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp
Biểu đồ 2.1 Đánh giá nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Biểu đồ 2.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp
Biểu đồ 2.3 Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động hướng nghiệp
Trang 10MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày cảng sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đắt nước
nhưng cũng tạo ra không ít thách thức Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn
điện theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đăng Cộng sản Việt Nam Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo tạo [1] thì giáo dục hướng nghiệp là nội dung cằn được chú trọng
Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2018 phê duyệt “Để án Giáo dục hướng nghiệp và Định hướng phân luồng học sinh
trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” đã xác định mục tiêu chung: “Tạo
bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phô thông,
góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo duc nghé nghiệp phủ hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế" [7],
Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh nhận thức nghiêm túc về nghề nghiệp
và có khả năng chọn nghề trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân
với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đồng thời tạo tâm thế để các em sẵn sàng
bước vào thế giới nghề nghiệp sau tốt nghiệp trung học phỏ thông Từ khi đưa vào chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã có nhiều đóng góp tích cực cho công tác phân luồng, cung ứng nguồn nhân lực cho sự
nghiệp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân chủ quan lần khách quan nên cho đến nay, từ nhận thức đến tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre vẫn còn nhiều hạn chế và bắt cập
Xu hướng phô biến hiện nay trong phụ huynh và học sinh ở huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre là học sinh sau khi được xét tốt nghiệp trung học cơ sở thì thi tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông, học xong trung học phổ thông thì phải th àm gì cho phủ hợp, chỉ một số
ít các em không đỗ đại học mới chọn lấy một trường nghề để học Song song đó,
vào đại học trước khi suy nghĩ xem mình sẽ học gì,
giáo viên dạy hướng nghiệp không được đào tạo chuyên về lĩnh vực này; công tác
Trang 11đến kiểm tra đánh giá; dạy học và tô chức hoạt động hướng nghiệp còn mang tính
hình thức, thời vụ; công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục và quan tâm đầu tư
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao
Nghề nghiệp rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, có nghề nghiệp
con người mới có cuộc sống ôn định Câu hỏi “Chọn nghề gì? ” luôn là nỗi trăn trở
của học sinh, nhất là các em đang học trung học phô thông Bên cạnh đó, hiện nay
iên quyết liệt Chỉ thị số 01-CT/TU ngày
các cấp ngành tỉnh Bến Tre đang thực
17/10/2020 của Tỉnh ủy về phát động phong trào thi đua “Đảng khởi mới” giai
đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 [10] nên nhu cầu về số lượng lẫn chất
lượng nguồn nhân lực rất lớn, nhưng đến thời điểm hiện tại, ở huyện Ba Tri nói
riêng, tỉnh Bến Tre nói chung chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nên chưa có những biện pháp
phủ hợp, hiệu quả để chuẩn bị cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước vả địa phương Vì vậy, đề tài Quản lý hoạt động giáo duc hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phỗ thông huyện Ba Tri, tĩnh Bến Tre là cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Tong quan về nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu ở các quốc
gia trên thế giới Hầu hết các công trình nghiên cứu về hướng nghiệp, giáo dục
hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông đều khang định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên, học sinh là giúp các em chọn được nghề nghiệp phủ hợp với năng lực, sở thích, hứng thú của bản thân, khuyến khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản xuất, tham quan, thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh các cấp về nghề nghiệp
21.1 Các nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp
4 Một số nghiên cứu ngoài nước
Đề cập đến vấn đề đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển công nghiệp và
việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp là nội dung
quyền sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản ở Pháp năm 1848 Nam 1909, Frank
Parsons bàn đến hướng nghiệp cho học sinh dựa trên năng lực, năng khiếu, hứng
Trang 12
động phần lớn phụ thuộc vào sự phủ hợp của con người đối với nghề nghiệp giai đoạn từ năm 1918 đến 1939
Ở các quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Điển đều xuất hiện cơ sở dịch vụ
hướng nghiệp từ những năm đầu thế kỷ 20 Những thập kỉ đầu thế kỉ 20 công tác
hướng nghiệp rất được chú trọng ở Nga, để làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực
phục vụ nền công nghiệp hóa đắt nước lúc bấy giờ
UNESCO, khi phân tích những trụ cột của giáo dục toàn cầu đã viết: “Học để
t, học để làm việc, học để làm người, và học để chung sống với nhau” Kết quả của
dục phải được thể hiện rõ ở thế hệ trẻ năng lực “sống - lam vi
~ phát triển” Keller và Viteles đưa ra tầm nhìn toàn thế giới về tư vấn và hướng nghiệp
vào năm 1937, họ tiến hành khảo sát so sánh các quốc gia ở Châu Âu, châu Á Ở
một số quốc gia, các thuật ngữ như “hướng dẫn nghÈ”, “tư vấn nghề", “thông tin, tư
vấn và hướng dẫn” đều chỉ các hoạt động tư vấn và hướng nghiệp Suốt thé ki 20 va
dau thé ki 21, tư vấn và hướng nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường giáo dục
Có thể nhận định chung, ngoài bối cảnh đặc thù của mỗi quốc gia, giáo dục hướng
nghiệp ở các nước đều xuất hiện các vấn đề chung cả về lý luận và thực tiễn cần làm 18 dé tim ra con đường khả thi va hiệu quả cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
* Ở Châu Âu:
Tất cả các quốc gia Châu Âu có nét tương đồng là sự phát triển mạnh về
khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế Để phù hợp với xu thế
phát triển, các nền giáo dục ở Châu Âu đặc biệt quan tâm đến trình độ giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề và có sự gắn kết chặt chẻ giữa giáo dục phô thông, giáo dục nghề và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
'Về điểm riêng thì mỗi quốc gia có cách thực hiện khác nhau Ở Pháp phân hóa hẹp sau trung học cao trung, phân hóa cắp 2, 3 theo hướng phân ban, phân chia 50/50 theo luồng phô thông và kỹ thuật, nghề kỹ thuật dạy theo mô đun gồm 6 lĩnh
vực như: Kỹ thuật nghề, Toán, Khoa học, Thế giới, Quốc ngữ, Ngoại ngữ Ở Ba
Lan chú trọng đến phân hóa rộng nhằm phát triên toàn diện các lĩnh vực Ở Đức, vé thực tập cho học sinh, xác lập mồi quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp,
phối hợp giữa trường phổ thông và các trung tâm kỹ thuật tông hợp để l loạch
hướng nghiệp và phân luồng hướng nghiệp ngay sau bậc tiêu học, sau lớp 10 học
Trang 13lại học hết lớp 12 phổ thông, sau đó lại được tiếp tục phân luồng lần nữa theo hai
hướng hoặc vào đại học hoặc vào trung cắp nghề
* Ở Châu Á:
Điểm chung của một số nước Châu Á là chú trọng việc tổ chức giáo dục
nghề sau trung học cơ sở, hầu hết các nước phân luồng học sinh theo hai hướng
chính là một bộ phận tiếp tục học lên trung học phổ thông và bộ phận còn lại
chuyển sang học nghề, đó là trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề ở Nhật
Bản, Trung Quốc và Hàn Qui
'Về điểm riêng thì tương tự như Châu Âu, mỗi quốc gia Châu Á cũng có cách
làm khác nhau Giáo dục hướng nghiệp thông qua chương trình giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục nghề bao gồm các chủ đề: Kế hoạch nghề, tìm việc, thiết lập mục
tiêu nghề ở Hồng Kông hoặc ở Malaysia thì sau trung học cơ sở học sinh được phân chia 3 hướng chính: Nhóm giáo dục kỹ thuật công nghệ cơ khí dân dụng, nhóm giáo dục phổ thông dạy các môn văn hóa và nhóm giáo dục nghề nghiệp giảng dạy lý
thuyết, thực hành nghề cơ khí, ô tô, hàn, điện, điện tử
b Một số nghiên cứu trong nước
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chất
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo đã xác
định mục tiêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh ”[I]
Theo tác giả Phạm Tắt Dong (2006): “Đa số thanh niên không kiếm được việc
làm là do không biết nghề và nhấn mạnh cẩn chú trọng hình thành những năng lực
nghề nghiệp cho thể hệ trẻ để tự ho tìm ra việc làm đồng thời tiếp sau quá trình hướng
nghiệp dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh Đây sẽ là một nguyên tắc cơ bản” [ 14]
Nguyễn Văn Hộ, một trong những nhà khoa học giáo dục rất tâm huyết với
công tác hướng nghiệp Năm 1998, ông đã xuất bản sách “Cơ sở sư phạm của công, tác hướng nghiệp trong trưởng phồ thông” [L7], năm 2006, ông và bà Nguyễn Thị
Thanh Huyền xuất bản sách: “Hoạr động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ:
thuật ở trường trung học phổ thông” [18] Các công trình nghiên cứu và sách của
ông đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh nước ta mở cửa, hội nhập sâu rộng, phát triển mạnh nên kinh
Trang 14
21-2 Nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phố thông
Đề tài nghiên cứu bám sát chương trình giáo dục hướng nghiệp ở cấp trung
học phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đảo tạo Ban hành theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 [2], bao gồm các thành ~ Mục tiêu của giáo dục hướng ngh
ở trung học phổ thông xác định rõ các
yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng và thái độ
~ Nội dung giáo dục hướng nghiệp cấp trung học phổ thông được chia thành
các chủ đề theo từng khối lớp Đề chuyển tải được hết các nội dung trên, nhà trường
thực hiện giáo dục hướng nghiệp thông qua 04 con đường chủ yếu sau đây:
+ Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa
+ Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và dạy môn công nghệ
+ Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghỉ
+ Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan ngoại khóa
“Tác giả chọn cách tiếp cận theo chức năng quản lý đề nghiên cứu các thành tó 2.1.3 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
a Một số nghiên cứu trên thế giới
Lich sử nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng
nghiệp trên thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng hệ thống lý
thuyết và các chiến lược phát triển giáo dục hướng nghiệp hơn 100 năm qua Khởi
đầu là lý thuyết của Frank Parsons - Giáo sư người Mỹ é ố
nhân cách” vào những năm đầu của thế kỷ 20 Ông cho rằng phải quản lý giáo dục ¡ cách cân “yế
hướng nghiệp sao cho cá nhân thực hiện được 3 yêu cầu sau trước khi chọn nghề: Hiểu được chính xác đặc điểm nhân cách của mình như: Thái độ, mối quan tâm, khả năng cá nhân ; Có kiến thức về thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động; Đánh
giá khách quan và hợp lý về mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách bản thân và thị trường lao động
Giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp đã mang tính pháp
lý tại Pháp năm 1938 thông qua Quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt
buộc đối với tắt cả thanh niên dưới 17 tuổi Các nhà nghiên cứu giáo dục Pháp cũng
là một trong những người đi đầu nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và quản lý:
Trang 15
Nha nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp người Úc - Allan Walker cho rằng:
“Nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết mà phải cung cấp cho học sinh
một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong tắt cả học sinh, làm
cho học sinh vừa có kỹ năng lao động vừa có trí thức”
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục hướng
nghiệp cần chú ý đến mục tiêu phát triển kỹ năng hướng nghiệp và thích ứng nghề
của học sinh để các em được tiếp cận với hoạt động giáo dục này ở mức cao nhất,
đây là bước đầu tiên trong công tác cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát
triển đất nước
b Một số nghiên cứu trong nước
Nước ta bước vào giai đoạn đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội hap qui
cho nền giáo dục Việt Nam phải đảo tạo nguồn nhân lực có khả năng làm chủ khoa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra yêu cầu học công nghệ hiện đại Để thực hiện mục tiêu này thì giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp các em
tìm hiểu
hiểu về chính mình, hiểu yêu cầu của nghề mình sẽ chọn, định hướng vi
thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp mà xã hội đang có nhu cầu
Phạm Tắt Dong, Đặng Danh Ánh là những người có những đóng góp rất
lớn cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam, đã dày công nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn cho giáo dục hướng nghiệp như xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò
của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan
điểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
Năm 2002, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông, các tác giả Phạm Tắt Dong, Đăng Danh Ánh, Phạm Mai Thu đã biên soạn bộ sách hướng dẫn giáo viên thực hiện bộ môn giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và sau này ban hành tài liệu giảng dạy từ năm 2006 [13] và đã trực tiếp tập huấn cho giáo viên cốt cán toàn
quốc về phương pháp quản lý, tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông Bộ sách xoay quanh 3 nhóm nội dung chính: Các chủ đề về lý
luận giáo dục hướng nghiệp; Các chủ đề về tìm hiểu ngành nghề cụ thể, thực hành;
Các chủ đề giao lưu, tham quan, thực tế
Trang 16dục) Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu quốc gia về lao động hướng
nghiệp Công hòa Pháp (INETOP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế mang tên “Đối thoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt
.Nam ” Rất nhiều tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Việt + Nam và "Pháp tại Hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý
giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm quản lý giáo dục hướng
nghiệp tại Pháp, góp pl i
của giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam
2.2 Đánh giá chung về các hướng nghiên cứu:
2.2.1 Một số kết quả đạt được ở Việt Nam và trên thế giới
Qua nghiên cứu hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở một số quốc gia trên trễ giới và UNESCO, có thê khẳng định
it Ion vao su phat triển cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
rằng các quốc gia rất chú trọng hoạt động giáo dục hướng nghiệp từ khi học sinh
¡ trên ghế nhà trường phổ thông và xác định rõ công tác hướng nghiệp hiệu
quả sẽ cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu mỗi quốc gia, dân tộc Ở Việt Nam, trong những năm gần đây công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường luôn được Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành chú trọng và đã ban hành rất nhiều các văn bản chỉ đạo để
triển khai thực hiện, có thể kể đến như sau: Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo tạo [1]; Luật Giáo dục số 43/2019/QH14
ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội khóa 14 [9]; Quyết định 522/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2018 phê duyệt “Đề án Giáo dục hướng nghiệp và Định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025{7]; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [4]
Ngày cảng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực này như các luận án tiến
xĩ của các tác giả: Bùi Việt Phú (2009)
sinh trung học phô thông theo tỉnh thân xã hội hóa ” [24]; Phạm Đăng Khoa (2016):
Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học
“Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phat triển nhân lực Thành phố Hà Chí Minh "[22], là cơ sở lý luận quan trong dé
Trang 172.2.2 Những vẫn đề chưa đề cập
Những công trình nghiên cứu ngoài nước phần lớn tập trung vào việc đổi
mới tư tưởng, quan điểm và một số mặt về nội dung, chương trình, tổ chức, quản lý:
kiện nên kinh
tế - xã hội ở các nước phát triển nên chỉ là cơ sở, là kinh nghiệm để từng bước vận
hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho hoe sinh pl
dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn nước ta giai đoạn hiện nay
Thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo [2] cho đến nay thì việc thực hiện 5 con đường giáo dục hướng
nghiệp chủ yếu trong nhà trường trung học phô thông đã đạt những thành quả nhất
định trong việc định hướng ngh nghiệp cho học sinh Tuy nhiên cả 5 con đường
trên chưa đi sâu giúp học sinh giải tỏa về mặt tâm lý, giải quyết những băn khoăn,
lo lắng, thắc mắc khi các em chọn nghề, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác này, môn Hướng nghiệp không tham gia vào đánh giá kết quả học tập cuối năm nên công tác tổ chức dạy học và quản lý gặp không ít khó khăn
Trong bồi cảnh đất nước ta đang đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế cùng với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu cũng như cơ cấu lao động Thị trường lao động sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng nghề thấp và nhóm lao động có kỹ năng nghề cao, ngay cả lao
động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị
những kỹ năng mới, kỹ năng sáng tạo để vận dụng vào thực tiễn lao động sản xuất hiện nay
2.2.3 Những vẫn đề cần tập trung nghiên cứu trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
"Nhân thức của đội cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học
sinh và các ngành địa phương về công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đẩy đủ,
không có giáo viên được đào tạo chuyên về lĩnh vực này, công tác tập huấn rất hạn
chế, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp quản lý chưa sâu sát và kịp thời, khâu
triển khai tô chức thực hiện, tổng kết đánh giá chưa được chú trọng, kinh
điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế nên hiệu quả
Trang 18Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ban hành chương trình giáo dục
phổ thông 2018 [4]: “Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của
nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành
năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chon ng!
nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của ban than,
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội
Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông” Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phân biệt rõ hai giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
(từ lớp 10 đến lớp 12) Qua nghiên cứu ta thấy chương trình giáo dục phổ thông
2018 rất chú trọng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và sẽ triển khai ở cấp trung
học phổ thơng tồn quốc từ đầu năm học 2022-2023, đây là thách thức không nhỏ
cho ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung và các cơ sở giáo dục ở huyện Ba Trỉ nói
riêng, do đó cần có sự tập trung lãnh chỉ đạo, chuẩn bị mọi mặt nhất là các nguồn
lực cơ bản để đáp ứng như kinh phí, cơ sở vật chất và đặc biệt là nguồn nhân lực 3 Mục đích và nhiệm vụ m
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp các trường trung học phô thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre, tác giả
đề xuất một số biện pháp phủ hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng
nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
~ Khảo sắt, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre
~ Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp
với điều kiện thực tiễn các trường trung học phổ thông huyện Ba Trí, tỉnh Bến tre 4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học
Trang 194.2 Khách thể nghiên cứu
~ Khách thể nghiên cứ
sinh các trường trung học phổ thông
~ Khách thể khảo sát: Chọn mẫu 200 khách thẻ khảo sát, chia làm 02 nhóm: + Nhóm 1 Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên 05 trường,
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
trung học phổ thông, mỗi trường 20 người Tổng số 100 người
+ Nhóm 2 Phụ huynh và học sinh 05 trường trung học phổ thông, mỗi
trường 10 phụ huynh và 10 học sinh Tông số 100 người 4.3 Pham vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành cụ thé ở 05 trường trung học phổ thông đặt trên
địa bàn huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre
~ Trường THPT Phan Thanh Giản - thị trắn Ba Trị, huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre ~ Trường THPT Phan Liêm ~ xã An Hòa Tây, huyện Ba Trị tỉnh Bến Tre ~ Trường THPT Phan Ngọc Tòng - xã An Ngãi Tây, huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre
~ Trường THPT Tán Kế - xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre
~ Trường THPT Sương Nguyệt Anh - xã Phước Ngãi, huyện Ba Trí, tinh
Bến Tre
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu %1 Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
Tác giả xác định cách tiếp cận theo chức năng quản lý gồm 04 hoạt động:
Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo
thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông dựa trên cơ sở lý luận khoa học
của các văn bản, tải liệu, sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn, luận án, báo cáo đề
tải khoa học và báo cáo hàng năm của cơ quan quản lý giáo dục các cấp 5.2 Phuong phip nghiên cứu
‘Dé tai tập trung vào 04 phương pháp
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu a Mục đích
Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông để xác định cách tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài Đây cũng là cơ sở quan
Trang 20b Nội dụng
~ Văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục ~ Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước, tài liệu, sách chuyên khảo, luận văn, luận án chuyên ngành quản lý giáo dục
~ Nghiên cứu các số liệu qua báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục và kết
quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông
huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre
e Cách thực hiện
Nghiên cứu, xác định các tài liệu chính thống trong và ngoài nước liên quan đến luận văn, phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu để xác định cách tiếp cận nghiên cứu, các khái niệm công cụ, lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt đông giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Trí, tỉnh Bến Tre, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của luận văn
$.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
$.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu:
$.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thắng kê toán học
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và chương 3 của luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông Trong đó bao gồm các khái niệm, các vấn để lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp tại các trường trung học phỏ thông Từ cách tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu sẽ cụ thể hóa những nội dung quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các
trường trung học phỏ thông 6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 21yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung
học phổ thông
Nghiên cứu cũng chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nhận diện rõ nguyên
nhân hạn chế là cơ sở để xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Các biện pháp có phân tích cụ thể mục tiêu, nội dung, cách
thực hiện, điều kiện thực hiện để triển khai thực hiện trong thực tiễn Vì vậy, kết
quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo với các nhà nghiên cứu về giáo
dục, là cơ sở để đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý, nhất là cán bộ
quan lý các trưởng trung học phổ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre 7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bay cụ thể trong 3 chương:
~ Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
~ Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt đông giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre
~ Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
Trang 22Chương I
CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO DỤC HUONG NGHIEP CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG
1.1 Trường trung học phỗ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
“Theo Luật Giáo dục 2005: ''Trường trung học phổ thông là nhà trường trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế
hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Nhà nước tạo điều kiện để
trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc 8|,
Thong tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phô thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
[5] quy định cụ thể như sau:
Điều 2 Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
Điều 3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học kí kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về (1) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với đi
giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường;
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục;
(3) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(4) Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân côi
(5) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội; (6) Quan lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
(7) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
{§) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật;
(9) Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và
Trang 23(10) Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chỉ tài chính theo quy định của pháp luật;
(11)Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản
lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội
trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
(12) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, trường trung học phô thông là một bộ phận quan trọng của hệ
thống giáo dục quốc dân, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, là tế bào
của hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương, là cấp cơ sở của hệ thống gi:
dục, nơi trực tiếp giáo duc, dio tao học sinh, nơi thực thi moi chi trương, đường lối,
chế độ chính sách, phương pháp, nội dung giáo dục Đây cũng là nơi trực tiếp đào
tạo thể hệ trẻ, nơi diễn ra hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, hoạt động của bộ máy quản lý nhà trường
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1 Khái niệm Quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội và hiện nay được xem là một nghề gin
liền và cùng phát triển với xã hội loài người, có nhiều quan niệm khác nhau để đưa
ra khái niệm
Harold Koontz, Cryric Odonnell va Heinz Wehrich trong quyển sách “Nhiing vin dé cot yéu cia quan I” cho ring: “Quan lý là hoạt động đảm bảo sự nỗ lực
của từng cá nhân để đạt tới mục tiêu quan trong la dié kiện chỉ phí về thời gian, công * [30] Tác gid Trin Kiểm quan niệm: *Quản lý là những tác động có định hướng, thất và đạt được kết quả cao nhất mong muối sức, tài liệu, vật li có kế hoạch của chủ thê quản lý đến đối tượng quản lý trong tô chức để vận hành tô chức nhằm đạt mục đích nhất định.” [19]
Theo Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan: “Quan lý là sự tá
hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thê đến khách thể
động có định của nó” [1S]
Trang 24Theo Trần Hồng Quâi
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận
'Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích
hành và đạt được mục đích của tổ chức” [25]
Tác giả Nguyễn Lộc (2010): “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn
lực sẵn có đề đạt những mục tiêu của tổ chức” [20]
Lê Thị Thu Trả (2016), tác giả luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam ~ Bộ Giáo dục và Đảo tạo:
“Quan lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định; quản lý là tập hợp các hoạt động với các nguồn lực của tổ chức nhằm mục đích đạt được các
mục tiêu của tô chức hiệu quả nhất” [28]
“Tổng hợp các nghiên cứu trên, tác giả đề tài đưa ra quan niệm: “Quán jÿ là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đê ra ` 1.2.2 Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục để
thực hiện mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu giáo dục và đào tạo Vì thế, hoạt động quản lý giáo dục được hiểu một cách căn bản nhất là sự điều hành toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
“Theo Luật Giáo dục 2005, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục như sau: [8] (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triễ
(2) Ban hành và tô chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tô chức và hoạt động của cơ sở
giáo dục; giáo dục khác;
(3) Quy định mục tỉ
giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất
,, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà
và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cắp văn bằng;
Trang 25(5) Thực hiện công tác thống kê,
thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
(6) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
(7) Tỏ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
(8) Huy déng, quan lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
(9) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
(10) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
(11) Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công
lao đối với sự nghiệp giáo dục;
(12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục
“Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, thuật ngữ “Quản lý giáo dục” thường được đề cập ở hai cắp độ [27]
~ Ở cấp vĩ mô thì quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thê quản lý đến
các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát
triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội
~ Ở cấp vi mô thì quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ
thống những tác động có hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục,
đến con người, đến các nguồn lực, các yếu tố ảnh hưởng một cách hợp quy luật
nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Tir cde nhận định trên, theo tác gid dé tài "Quán lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lÿ đến đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
1.2.3 Quản lý nhà trường
Nha trường là một thiết chế xã hội đặc biệt, là đơn vị cơ sở nằm trong hệ
thống giáo dục quốc dân Chức năng của nhà trường là đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực theo yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trường học với tr cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội
Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý trường học là thực hiện hoạt động
Trang 26quản lý nhà trường thực hiện, bao gồm các hoạt động quản lý bên trong nhà trường
như: Quản lý giáo viên; quản lý học sinh; quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị trường học; quản lý tài chính, tai sản nhà trường; quản lý
quan hệ nhà trường và cộng đồng xa hoi” [16]
Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: “Quản lý trường học là hoạt
ng của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục
để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [29] Cu thé hơn cho khái
ìm quản lý nhà trường, theo tác giá Nguyễn Sỹ Thư: “Quan lý trường học là hệ thống những tác đông tự giác, có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài
nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trường ”.[26]
Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục Từ phân tích trên, có thể xác định khái niệm quản lý nhà trường như sau: “Quản /ý nhà trường là sự tác động có mục dich, có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý nhà trường đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu xác định của nhà trường "
1.2.4 Hướng nghiệp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp
a Hướng nghiệp
Theo UNESCO: "Hướng nghiệp là một quá trình cung cắp cho người học
những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học
có những quyết định đúng đắn đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình"
“Theo Điều 3 của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục 2005: “Hướng nghiệp trong
giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học
sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở
kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” [6]
Theo Luật Giáo dục 2019: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tiến
Trang 27khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá
nhân với nhu cầu sử dụng lao đông của xã hội” [9]
“Trên cơ sở các nhận định, theo đề tài: “Hướng nghiệp là một quá trình giáo
dục nhằm điều chỉnh động cơ lựa chọn nghề của học sinh một cách khoa học để
định hướng cho các em trở thành những người lao động có năng lực phù hợp, thích
ting vai lĩnh vực nghề nghiệp mà mình lựa chon” b, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Theo Đặng Danh Ánh (1982), giáo dục hướng nghiệp nói chung có 4 giai
đoạn liên tiếp nhau: Định hướng nghề - Tư vấn nghề - Tuyển chọn nghề - Thích ứng
nghề Hai giai đoạn đầu diễn ra ở nhà trường phổ thông, hai giai đoạn sau diễn ra ở
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động.[12]
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [4]: *Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn
bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến
thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh
lựa chọn nghề nghiệp phủ hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị
của bản thân, phủ hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phủ hợp với nhu cầu
của xã hội có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
và phân luỗng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông”
Trên cơ sở các quan niệm trên, theo tác giả: "/foạr động giáo dục hướng nghiệp là việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm
cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng chọn nghề cho học sinh Trên cơ sở đó, học
sinh quyết định chọn nghẻ phù hợp với năng lực, tính cách, sở trường của bản thân
ứng với điễu kiện hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xã hội về nghẻ nghiệp mà các em da chon” 1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục lưướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh không chỉ làm thay đổi nhận
thức về giá trị của nghề nghiệp mà còn kích thích niềm say mê, hứng thú với nghề
nghiệp, với nghĩa vụ lao động và những giá trị mà nghề mang lại cho cuộc sống, từ
Trang 28Quản lý tốt giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn điện cho học sinh ở các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động Song song đó, hiệu quả
công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp nhà trường thực hiện tốt
hơn việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh, góp phần cung ứng nguồn nhân
lực có chất lượng cho thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, của địa phương nhất là giai đoạn hiện nay
Có thể khẳng định rằng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông là một mảng quan trọng trong quản lý nhà trường Đề thực thực có hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp đồi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải đề ra những biện pháp ngắn hạn và lâu dài trong công tác quản lý giúp nhà trường đạt mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh một cách khoa học, giúp các em nhận thức rõ về bản thân và có đủ thông tin về thế giới nghề nghiệp để chọn
cho mình một hướng đi phủ hợp sau khi tốt nghiệp trung học phô thông
Tác giả xác định tiếp cận theo chức năng quản lý nên nội dung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tập trung các công việc: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung
học phổ thông
Qua phân tích trên, cho theo tác giả đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục lướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo dục, là sự tác động có mục đích, có
tổ chức, có kễ hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh”
1.3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông
1.3.1 Đặc điểm tâm lý cúa học sinh trung học phổ thông
Hoe sinh trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn
cuối của tuôi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên Đặc trưng lớn nhất
của sự phát triển ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là các quan hệ có tính mở và
à vị thế xã hội Đặc trưng này đuợc thể hiện cụ thể sự chuyển đôi vai trò ~ Ở lứa tuổi học sinh trung học phô thông, ác mỗi quan hi
Trang 29
~ Trong gia đình, học sinh được tôn trọng và lắng nghe, có thể tự quyết định
một số vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như
lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm
~ Trong quan hệ với bạn bè, học sinh trung học phổ thông có thể tham gia
vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn, có thể vừa tham gia vào các nhóm có tô chức như
lớp học, chỉ đoàn vừa tham gia vào các nhóm bạn bè tự phát, trong đó có những
nhóm thường xuyên, ôn định và các nhóm tạm thời tình huồng
~ Đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở học sinh trung học phổ thông là nhận thức,
sáng tạo thể hiện rõ nét; Sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và én định hơn; sự biết rộng và phong phú hơn, thể hiện ở một số mặt: Tính độc lập và
phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao Sự phát triển trí tuệ gắn liền với năng lực sáng
tạo, sự phát triển nhận thức và trí tuệ không giống nhau ở từng cá nhân, đặc biệt phụ
thuộc nhiều vào cách dạy học
~ Đời sống tình cảm và ý chí của học sinh cũng có nhiều thay đổi như có tính
phân hóa sâu, tính tự chủ và được điều tiết tốt hơn Những tình cảm như tính thâm
mỹ, tình bạn, tỉnh yêu bộc lộ một cách rõ rằng Tình yêu ở thời học sinh trung học phổ thông là chỉ nhìn thấy nét đẹp của người yêu và dễ dàng từ bỏ cái tôi của bản thân để làm đẹp lòng người yêu
~ Đặc điểm nồi bật trong nhân cách của học sinh thể hiện ở tự ý thức và cái
tôi Tự ý thức là khả năng học sinh tự tách ra khỏi bản thân mình làm đối tượng của
nhận thức, để đánh giá Tự đánh giá là một khả năng được hình thành trong suốt quá
trình phát triển nhân cách và được coi là dấu hiệu cơ bản để nhận biết mức độ
trưởng thành của nhân cách
~ Định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông thể hiện qua các hoạt
động và các mỗi quan hệ xã hội Định hướng giá trị được hiểu là thái độ, sự lựa
chọn của cá nhân với giá trị vật chất hay tỉnh thần Định hướng giá trị có vai trò
quan trọng trong cuộc sống con người vì nó quyết định mục đích hoạt động mà con
người hướng tới, nó thúc đẩy con người thực hiện hoạt động dé hướng tới giá trị đó,
nó đóng vai trò tiêu chuẩn, nguyên tắc của hành vi
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 [2] đã xác định, sau khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp, học sinh cần đạt:
Trang 30
a Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, tằm quan trọng của việc lựa chọn nghề
nghiệp tương lai; Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh
tội của địa phương và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động,
ng giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng,
đại học ở địa phương và cả nước
b Về kỳ năng: Tự đánh giá được năng lực của bản thân, truyền thống nghề
nghiệp và hoàn cảnh gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai: Tìm kiếm
được những thông tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của bản thân
c Vé thai độ: Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp; Có hứng thú
và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn
Theo Tai liệu bỗ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp
10, 11 và 12 của các tác giả Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu và Nguyễn
Ngọc Tài (2013) [23] thì sau khi tham gia chương trình hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở từng khối lớp, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
a Lớp 10: Trình bày va chia sé được với người xung quanh về sở thích, khả
năng, mong muốn, ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến
việc chọn ngành học, chọn nghề của bản thâi
"Nêu được nội dung chính trong “ban
mô tả nghề” của một số nghề phổ biến và những nghề mà học sinh yêu thích, dự
định lựa chọn; Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề, thị trường tuyển dụng lao
động: Có khả năng liên hệ để thấy được sự tương quan giữa bản thân và yêu cầu của
một số ngành nghề yêu thích, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp phủ hợp với
bản thân; Chia sẻ và trao đổi được với người xung quanh về mục tiêu nghề nghiệp,
tương quan giữa bản thân, mục tiêu nghề nghiệp và con đường học hành; Có khả năng
tạo cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp và lập bản kế hoạch nghề nghiệp ở mức đơn giản
b, Lớp 11: Nhận thức và bảo vệ được quan điểm của bản thân trên các lĩnh vực: Khả năng, sở thích và cá tính; Đánh giá, phân tích được những thuận lợi, khó khăn của bản thân, hoàn cảnh gia đình, xã hội khi thực hiện ước mơ, kế hoạch nghề
nghiệp Từ đó có hướng phấn đấu, rèn luyện để đạt ước mơ nghề nghiệp và điều
chỉnh bản kế hoạch nghề nghiệp cho phủ hợp với bản thân; Xây dựng được kiến
thức về một số nghề phổ biến và những nghề mà học sinh yêu thích, lựa chọn đi
theo sau khi tốt nghiệp trung học phô thông; Hiểu và áp dụng một cách tự tin những
thông tin thu thập được về nghề, nhu cầu của thị trường tuyển dụng lao động, ngành
Trang 31học, hệ thống đảo tạo dé dé xuất 2 - 3 lựa chọn thích hợp nhất với bản thân và hoàn
cảnh gia đình; Phân tích, lý giải được sự khác biệt giữa bản thân và bạn bè về mong
muốn, ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp, con đường học hành và kế hoạch nghề
nghiệp: được những hoạt động ngoại khóa và hoạt động phục vụ công đồng
phủ hợp với bản thân mình nhất dé tiếp tục tham gia; Áp dụng được những hiểu biết về
bản thân, nghề nghiệp, thị trường tuyển dụng lao động đẻ xây dựng kế hoạch nghề
nghiệp và tự đánh giá tinh khả thi của kế hoạch nghề nghiệp do mình xây dựng
+h, kha ning, cd tính, giá trị nghề
Lớp I2: Sử dụng được kiến thức về sở t
nghiệp của bản thân và kiến thức về hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế xã hội
để đưa ra quyết định chọn ngành học, chọn nghề; Đề xuất với phụ huynh và người
thân về mong muốn, ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân; Đối chiếu và
lựa chọn được ngành học, nghề nghiệp phù hợp để chuẩn bị những bước cần thiết cho việc đăng ky thi vào trường đảo tạo nghề nghiệp đã lựa chọn hoặc tham gia lao động phù hợp; Lập kế hoạch học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa, học hỏi kinh
nghiệm thực tiễn để chuẩn bị cho việc quyết định nghề nghiệp tương lai; Liên tục
cập nhật thông tin hướng nghiệp để điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp, con đường
học hành khi cần thiết; Sử dụng được những kiến thức về bản thân, nghề nghiệp,
kinh nghiệm rút ra từ hoạt động ngoại khóa, hoạt động phục vụ cộng đồng để viết
kế hoạch nghề nghiệp và điều chinh, bổ sung kế hoạch cho phủ hợp; Làm được hồ
sơ tuyển sinh cho bản thân; Chủ động tham gia tư vấn, tìm hiểu thông tỉn hướng nghiệp và tham gia các hoạt động tại nhà trường, gia đình và cộng đồng để từng bước đến gần hơn mục tiêu nghề nghiệp
1.3.3 Nội dụng giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2006 với tư cách là một hoạt động giáo dục, có chương trình dạy học, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cho từng chủ để hướng nghiệp ở từng khối, lớp Trước năm học 2009-2010, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 10, 11, 12 là 27 tiế/năm học/lớp tương đương 3
tiếUtháng/lớp nhưng từ năm học 2009-2010 trở đi, thời lượng rút xuống còn 9
tiếƯnăm học/lớp tương đương 1 tiếutháng/lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ lớp 10
Trang 32Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 ban hành
Chương trình giáo dục phổ thông [2], nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cấp trung học phổ thông gồm các chủ đẻ ở 03 khối lớp cu thể như sau:
a Lớp 10: Năng lực nghề nghiệp và truyền
thống nghề nghiệp gia đình; Tìm hiểu nghề dạy học; Vấn đề giới trong chọn ngl
ìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; Tìm hiểu một số nghề thuộc
các ngành Y và Dược; Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông
nghiệp; Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng; Nghề tương lai của tôi
b Lớp 11: Gồm các chủ đề:
vận tải và địa chất; Tìm hiểu một số nghẻ thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ; Tìm
ìm hiểu một số nghề thuộc ngành giao thông hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính ~ viễn thông, công nghệ thông
tin; Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng; Giao lưu với gương
vượt khó, điễn hình về sản xuất, kinh doanh giỏi: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị
trường lao động; Tôi muốn đạt ước mo; Tim hiểu thực tế một trường Đại học (hoặc
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghẻ) tại địa phương
e Lớp 12: Gồm các chủ đề: Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước và địa phương; Những điều kiện để thành đạt trong nghề; Tìm hiểu hệ thống
đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của trung ương và địa phương; Tìm
hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng; Tư vấn chọn nghề; Hướng dẫn học sinh
chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh; Thanh niên lập thân, lập nghiệp: Tổ chức tham
quan hoặc giao lưu theo chủ đẻ hướng nghiệp
Để chuyển tải được hết các nội dung trên, nhà trường thực hiện giáo dục hướng nghiệp thông qua 04 con đường chủ yếu sau đây:
~ Hướng nghiệp qua hoạt động đạy học các môn văn hóa
~ Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phô thông và dạy môn công nghị
~ Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ~ Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan ngoại khóa
Diễn đạt cụ thể hơn thì 04 con đường giáo dục hướng nghiệp nêu trên được chia nhỏ ra thành 10 con đường giáo dục hướng nghiệp (10 nội dung) mà các trường trung học phô thông cần thực hiện như sau:
~ Hướng nghiệp qua dạy chương trình hướng nghiệp chính khóa; ~ Hướng nghiệp qua dạy các môn khoa học cơ bản;
~ Hướng nghiệp qua day môn công nghệ
Trang 33~ Hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông;
~ Hướng nghiệp qua tham quan cơ sở sản xuất;
~ Hướng nghiệp qua việc mời các chuyên gia nói chuyện;
~ Hướng nghiệp qua hội thảo, tranh luận theo chủ
~ Hưởng nghiệp qua tham quan các cơ sở đảo tạo nị
~ Hướng nghiệp qua tư vấn hướng nghiệp:
~ Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa khác
* Đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Chương trình hướng nghiệp
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông Bộ giáo dục và Đào tạo chưa ban hành tiêu chí đánh giá, chỉ yêu
cầu các trường trung học phổ thông thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp vời
các hình thức như trên và cuối năm báo cáo vào bảng báo cáo tổng kết năm hoc,
môn hướng nghiệp không tham gia đánh giá kết quả học tập cuối năm của học sinh,
công tác thì đua giữa các trường, cụm trường của tỉnh Bến Tre không có tiêu chí về giáo dục hướng nghiệp
1.3.4 Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 ban hành Chương
trình giáo dục phổ thông [2] quy định điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cắp trung học phổ thông cụ thể như sau:
(1) Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện chủ yếu tại các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp ~ Hướng nghiệp;
(2) Đội ngũ giáo viên hướng nghiệp gồm: Giáo viên chủ nhiệm lớp và những
giáo viên có năng lực tô chức hoạt động Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ
thông; Giáo viên trong các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp;
(3) Về cơ sở vật chất cần ách giáo viên; Tài liệu tham khảo, nguồn
thông tin, tư liệu cho nội dung hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cần được bô sung
thường xuyên; Phương tiện, thiết bị, công cụ cẩn thiết cho tư vấn chọn nghề;
Phuong tiện nghe, nhìn;
(4) Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ của các nguồn lực ngoài nhà trường cho hoạt
động Giáo dục hướng nghiệp như cha, mẹ học sinh, cá
cơ quan, đoàn thị xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ quan thông tin đại chúng
Nhu vay, để triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thông hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chỉ tiết và cụ thể về điều
Trang 34
kiện cơ sở vật chất Ngoài ra, theo tác giả nhận thấy vẫn còn một số điều kiện bồ trợ
đóng vai trò quan trọng có thể kể đến như sau: Điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý
đạt chuẩn và trách nhiệm với công tác hướng nghiệp; Điều kiện về đội ngũ giáo
viên được đào tạo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; Chính sách hỗ trợ và chỉ phí thực
hiện nhiệm vụ
Trên đây là các điều kiện cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, các
trường cần xác định nội dung trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị mình
kết hợp với lòng nhiệt thành và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực
tiếp làm công tác giáo dục hướng nghiệp thì hiệu quả sẽ được nâng lên
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thong Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là chủ thể quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp Dó đó, cần phải nghiên cứu vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổi thông
14.1 Vị tri, vai trò của Hiệu trướng trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông
“Theo Luật Giáo dục năm 2005: [S]
(1) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận;
(2) Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào
tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học;
(3) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm,
công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với
các trường ở các cắp học khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định; đối với cơ sở
dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định;
(4) Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là người đứng đầu một đơn vị
trường trung học phô thông, phải đạt trình độ chuân được đào tạo của nhà giáo theo
quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuân được đảo tạo ở cấp
học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cắp học và đã dạy học ít nhất 5 năm
(hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó, đạt tiêu
chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường trung học phô thông và được cơ quan
có thâm quyền công nhận hoặc bồ nhiệm;
Trang 35(5) Đội ngũ
đầu một đơn vị trường trung học phổ thông đạt trình độ đảo tạo, lý luận chính trị
trưởng Trung học phổ thông là tập hợp những người đứng theo quy định được cắp có thẩm quyền bỗ nhiệm
1.4.2 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Lập kế hoạch là dự kiến trước những công việc cần phải làm, thời gian phải
thực hiện, nguồn lực có thể huy động và kết quả cần đạt được Bản chất của kế
hoạch là chương trình hành động đã được sắp xếp theo một logic hợp lý Lập kế
một biện pháp chỉ đạo chủ
yếu giúp cán bộ quản lý hình dung rõ rằng, đầy đủ mọi công việc cần phải làm để
hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản
chủ động điều hành Lập kế hoạch giúp cán bộ quản lý ứng phó được với sự bắt
định của các yếu tố chỉ phối quá trình hướng đến mục tiêu, lường trước được các
biến cố có thể xảy ra và phương thức xử lý Để lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả thì cán bộ quản lý giáo dục cần:
~ Xây dựng kế hoạch từ đầu mỗi năm học trên cơ sở xác định mục tiêu, phân
tích tất cả điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với hoạt động giáo dục
hướng nghiệp để lựa chọn các biện pháp phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị ~ Xác định rõ mục tiêu đài hạn, ngắn hạn để tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong từng năm học trên cơ sở căn cứ vào nguồn nhân lực, vật lực
hiện có, nguồn kinh phí từ ngân sách và các nguồn có thể vận động tải trợ trong
từng năm để đáp ứng nhu cầu hướng nghiệp của phụ huynh và học sinh
~ Thành lập bộ phận chuyên trách hướng nghiệp trong nhà trường gồm có đủ thành phần gồm Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng), Ban đại diện
Cha mẹ học sinh, Giáo viên dạy hưởng nghiệp, Giáo viên dạy nghề phổ thơng,
Đồn thanh niên, Cán bộ tư vấn tâm lý và hướng nghiệp do Hiệu trưởng làm
Trưởng ban và chủ trì phiên họp trao đổi thống nhất tổ chức một số hoạt động
hướng nghiệp và phân công Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
~ Hiệu trưởng triệu tập phiên họp tập thể lãnh đạo mở rộng gồm tập thể lãnh đạo nhà trường và bộ phận chuyên trách hướng nghiệp để thông qua dự thảo Kế
hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp năm học, xin ý kiến đóng góp của tập thể
để trình Hội đồng sư phạm đóng góp để hoàn thiện kế hoạch
~ Hiệu trưởng ký ban hành, triển khai kế hoạch và đưa vào nghị quyết năm
học để thực hiện Trong kế hoạch phải cụ thể hóa việc phân công, phân nhiệm từng bộ phận, cá nhân, thời gian thực hiện nhiệm vụ, thời gian sơ tổng kết; xây dựng
Trang 36
định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động theo quy chế chỉ tiêu nội bộ; xây dựng các tiêu
chí đánh giá kết quả hoạt động gắn với quy chế bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ
luật cuối năm của nhà trường
~ Hiệu trưởng xây dung quy cl hợp giữa các bộ phận khi thực hiện
vụ, phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ
về nhân lực, vật lực và kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Tóm lại, xây dựng kế hoạch hoạt động hướng nghiệp có đầy đủ cơ sở, đảm
bao tinh logic, khoa học và sát hợp với điều kiện thực tiễn sẽ giúp nhà quản lý giáo
dục ứng phó với sự bất định, tập trung chú ý vào các mục tiêu và tìm cách tốt nhất
tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho tồn bộ tơ chức để đạt được mục
tiêu Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp là chức năng cơ bản nhất,
mang tính “mở đường” cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo Lập kế hoạch
giáo dục hướng nghiệp sát hợp với điều kiện thực tế của đơn vị sẽ mang tính khả thỉ
cao và thuận lợi cho công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả 1.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp “Trong một chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn cụ thể hóa kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp là tổ chức bộ máy nhân
sự thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, là xác định các bộ phận, chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, từng các nhân khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp Ở đây, việc tổ chức cần phải đảm bảo chặt chẽ, khoa học, cụ thể sẽ cho
phép các thành viên trong nhà trường từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên đóng góp có hiệu quả nhất vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Nội
dung công tác tô chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tiến hành qua một số
công việc như sau:
~ Xác định các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp gằm Ban Giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp Hiệu trưởng rà soát trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ để chọn người có kinh nghiệm và tâm huyết
công tác hướng nghiệp làm lực lượng nồng cốt cho công tác bồi dưỡng, tập huấn đẻ
họ đi tiên phong trong các hoạt động đạy học và giáo dục hướng nghiệp
~ Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, từng thành viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp gồm: Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng; các Tổ
Trang 37trưởng, nhóm trưởng; Các tổ chức đoàn thể và nhân viên; Giáo viên trực tiếp dạy
học và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Phụ huynh học sinh
~ Xây dựng, phổ biến các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác Cán
lễu quyết của các
bộ quản lý xây dựng, hướng dẫn, giải thích, trao đổi, xin ý
lực lượng tham gia về dự thảo các tiêu chí đánh giá để thống nhất ban hành và thực
hiện trong toàn đơn vị
~ Xây dựng phương án phối hợp hài hòa, cộng đồng trách nhiệm và tích cực
hỗ trợ nhau khi thực hiện nhiệm vụ Thông qua các phiên họp, hiệu trưởng nhắn
mạnh ý thức trách nhiệm trong công việc, giải thích ý nghĩa của công tác phối hợp
giữa các bộ phận trong trường khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và
hướng dẫn phương pháp phối hợp, giám sát và đánh giá kết quả công tác phối hợp
từng thời điểm thực hiện công việc
~ Tổ chức triển khai, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo
viên trực tiếp tham gia giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Trên cơ sở các nội dung về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được tập huấn và triển khai theo kế hoạch, Ban Giám hiệu thường xuyên tuyên
truyền về vai trò, vị tri, tim quan trọng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh để nâng cao nhận thức và tranh thủ sự ủng hộ của tập thể nhà trường tạo thuận lợi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả
~ Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài
nhà trường Định kỳ tổ chức các hình thức như chuyên đề, dự giờ, thao giảng để
chia sẻ kinh nghiệm giữa các lớp, các trường với nhau; Mời cựu học sinh thành đạt
về nói chuyện chuyên đề hướng nghiệp; Mời các trường đại học, cao đẳng tổ chức
các buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho học sinh nhà trường; Cung cấp tài liệu,
thông tin chính thống về nghề nghiệp, việc làm cho phụ huynh và học sinh tham
khảo; thường xuyên tổ chức tư vấn nhóm và tư vấn cá nhân cho học sinh và phụ
huynh có nhu cầu; Tranh thủ ý kiến chỉ đạo cấp trên và cấp kinh phí tô chức tham
quan các trường đại học, cao đăng và các cơ sở sản xuất kinh doanh; Khuyến khích
dạy học thực địa tại các làng nghề truyền thống; Tô chức cho học sinh tham dự các
phiên giao dịch việc làm, các ngày hội tư vấn hướng nghiệp
~ Lựa chọn, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động hướng nghiệp phủ hợp từng thời điểm trong năm học để thu hút đông đảo học sinh tham gia, bước
Trang 38đầu tạo cho hoc sinh lớp 10, 11 tiếp cận và tham gia nhiều hoạt động sẽ có
tác dụng định hướng nghề cho các em
Tom lai, tổ chức là một công cụ, một tổ chức có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
cụ thể, rõ rằng như quy chế, quy định, nội quy là cơ sở, là điều kiện, là
cùng với sự phân công, phân nhiệm càng chuyên sâu, đúng người, đúng việc thì khả
năng đạt hiệu quả cảng cao Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng
nghiệp là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn của các bộ phận liên quan cùng
hướng đến mục tiêu giáo dục hướng nghiệp
kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghỉ,
“Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy va sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý Chỉ đạo là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi công việc nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị giáo dục vận hành thuận lợi, diễn ra có kỷ cương và trật tự Nội dung chi đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường bao gồm
~ Ban hành các quyết định tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường theo từng năm học Gồm một số quyết định cơ bản như:
Quyết định ban hành kế hoạch theo năm học; quyết định thành lập Ban chỉ đạo;
quyết định phân công công việc; quyết định thực hiện chương trình hoạt động giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường; quyết định cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ
~ Xây dựng đội hình chuyên và giao lưu học tập kinh nghiệm về giáo dục hướng nghiệp Tìm hiểu nhu cầu nâng cao trình độ của các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; Xác định mục đích, nội dung, hình thức, điều kiện tập huấn, bồi dưỡng Sử dụng lực lượng đã được bồi
dưỡng, tập huấn làm nồng cốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường; Hiệu trưởng tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh
~ Thường xuyên quan tâm, theo đõi, đôn đốc, động viên, thúc đây, tạo điều
kiện thuận lợi cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ Ban giám hiệu dự giờ một số tiết
dạy hướng nghiệp trong nhà trường, tham dự đầy đủ các hoạt động có lồng ghép nội
dung giáo dục hướng nghiệp, định kỳ tổ chức họp tổ, nhóm đề báo cáo kết quả thực
hiện nhằm trao đôi, rút kinh nghiệm, xử lí kịp thời và có hiệu quả các tình huống
phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch
Trang 39~ Phát động phong trào thỉ đua chuyên đề gắn v‹
¡ công tác thỉ đua khen thưởng tại đơn vị hing năm Hiệu trưởng lập kế hoạch và tổ chức phong trào thỉ đua
thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho cấp
dưới, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ, khuyến khích, tạo động lực cho ho
thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và có hiệu quả, kịp thời tuyên dương, khen thưởng
các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, gắn nội dung này vào công tác thi đua
dạy và học để đánh giá viên chức cuối năm
~ Chỉ đạo tô bộ môn yêu cầu giáo viên tất cả các môn nghiệm túc thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các hình thức dạy học và thường xuyên kiểm tra, dự giờ và giám sát và lắng nghe thông tin phản hội
từ học sinh, đồng thời tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, dạy học thự
địa Thông qua các hình thức dạy học phù hợp với nhu cầu học sinh sẽ góp phần xây
dựng nên nếp học tập và thái độ tham gia các hoạt động hướng nghiệp của các em, đó
là tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tối đa các thông tin về thế giới nghề nghiệp ~ Phát huy hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp thông qua các chính sich hỗ trợ và đầu tư, bô sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho bộ phận tư vấn Phòng tư
vấn hướng nghiệp phải đươc trang bị máy tính kết nỗi mạng để có thể cung cấp
thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm nhằm tư vấn cho phụ
huynh và học sinh có nhu cầu song song đó, cần ban hành các chính sách hỗ trợ đẻ
động viên, khích lệ tính thần tổ tư vấn tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và
thực hiện nhiệm vụ tư vấn trong cả năm học chứ không phải “theo mùa vụ” như
hiện nay
~ Chú trọng công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để nâng
cao hiệu quả công tác hướng nghiệp tại đơn vị Tạo điều kiện thuận lợi và xây dựng
mối quan hệ gắn kết với các trường đại học, cao đảng, trung cấp, các hội nghề
nghiệp, hội cựu học sinh, trung tâm địch vụ việc làm của tỉnh, các công ty xuất khẩu lao động, quý mạnh thường quân, doanh nghiệp để chung tay hỗ trợ nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt được nhiều thông tin nghề nghiệp, việc làm,
đồng thời thông qua đó để vận động nguồn tài trợ nhằm trang bị cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp,
~ Thực hiện tốt công tác tri ơn và định kỳ công khai minh bạch các nguồn
kinh phí, các khoản tải trợ đúng nguyên tắc công khai tải chính ở trường và trên Website của trường
Trang 40‘Tom lai, chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lực của nhà quản lý Chỉ đạo
thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình mà Hiệu trưởng điều khiển tô chức hoạt động, động viên, thúc đẩy, tạo động lực để lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt
được mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại don vi
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Kiểm tra đánh giá là chức năng quan trọng của công tác quản lý nói chung
theo quan điểm “quản lý mà không kiểm tra thì xem như không có quản lý ” Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng theo dõi, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận được phân công, có cái nhìn tổng quan ở 2 mặt là được và chưa được để
kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, khắc phục những sai lệch nhằm hướng đến mục tiêu
kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Hoạt động kiểm tra, đánh giá tập trung các nội dung như sau:
~ Hiệu trưởng xác định các hình thức, phương pháp kiêm tra đánh giá, kết
hợp đánh giá trực tiếp và gián tiếp việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương
thức hướng nghiệp
~ Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động ở tất cả các khâu
từ chuẩn bị, tổ chức, quy trình thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp làm
cơ sở cho việc điều chỉnh cách thức tổ chức, quản lý ở các năm tiếp theo
~ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn 6 ti
hướng nghiệp và tham gia các hoạt động hướng nghiệp do nhà trường tổ chức song song với đánh giá công tác phối hợp các bộ phận thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp
~ Tổ chức sơ tổng kết, rút kinh nghiệm theo định kỳ hoặc sau khi tổ chức các
hoạt động để phát hiện những hạn chế, kịp thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh
hướng đến mục tiêu
~ Đánh giá hoạt động phải căn cứ theo Bộ tiêu chí đã được xây dựng, thống
nhất và ban hành
~ Hiệu trưởng nhà trường sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo duc hướng nghiệp là một trong những cơ sở để đánh giá viên chức hàng năm
Tom lai, kiểm tra đánh giá hoạt đông giáo dục hướng nghiệp là nhằm thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, là xem xét năng lực, trách nhiệm của cá nhân, tập thể có phù hợp với nhiệm vụ được phân công hay không, tìm ra ưu, nhược điểm và nguyên