1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa

87 438 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 585,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 6

I Ngân hàng và tín dụng ngân hàng 6

1 Khái quát về ngân hàng thương mại 6

1.1 Khái niệm NHTM 6

1.2 Các chức năng chủ yếu của NHTM 7

2 Tín dụng ngân hàng 8

2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 8

2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của NHTM 8

II Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1 Khái niệm rủi ro 11

2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 11

2.1 Rủi ro tín dụng 11

2.2 Rủi ro lãi suất 12

2.3 Rủi ro nguồn vốn 12

2.4 Rủi ro hối đoái 13

2.5 Rủi ro trong thanh toán 14

2.6 Rủi ro thuần tuý 15

2.7 Rủi ro mất khả năng thanh toán 15

3 Rủi ro tín dụng 15

3.1 Các hình thức của rủi ro tín dụng 15

3.1.1 Không thu được lãi đúng hạn 15

3.1.2 Không thu được vốn đúng hạn 15

3.1.3 Không thu đủ lãi 16

3.1.4 Không thu đủ vốn 16

3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro 16

Trang 2

3.2.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 17

3.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 18

3.2.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 19

3.3 Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng 20

3.4 Tác động của rủi ro tín dụng 22

3.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 24

4 Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro tín dụng 25

Chương 2: Thực trạng cho vay an toàn và rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội 31

I Tổng quan về Ngân hàng công thương Đống Đa 31

II Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa 34

1 Tình hình huy động vốn 35

2 Tình hình sử dụng vốn 38

III Rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 44

1 Thực trạng rủi ro tín dụng 44

1.1 Tình hình lãi treo 44

1.2 Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây tại NHCT Đống Đa 45

1.3 Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT Đống Đa năm 2004 51

2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 53

3 Công tác xử lý rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 60

4 Một số biện pháp NHCT Đống Đa đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 62

Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Đống Đa 67

I Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới 67

II Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 68

1 Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ 68

2 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 69

3 Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ 70

Trang 3

4 Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 71

5 Các biện pháp bảo đảm tiền vay 73

6 Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 74

7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 74

III Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 75

1 Kiến nghị với NHCT Việt Nam 75

2 Kiến nghị với NHNN và các cấp, các ngành có liên quan 75

3 Kiến nghị với Chính phủ 76

Kết luận 79

Tài liệu tham khảo 80

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước pháttriển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới.Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được nhữngthành tựu đáng khích lệ Để đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ củangành Ngân hàng với vai trò là "đòn bảy kinh tế" thông qua hoạt động tíndụng

Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phầnthúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo địnhhướng của Nhà nước Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếucho Ngân hàng thương mại Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại làhoạt động chứa đựng nhiều rủi ro

Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngânhàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế Chính vì vậy, côngtác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, sau thời gian thực tập tại Ngân

hàng Công thương Đống Đa, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa".

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là:

- Nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết: Bảnchất của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như tácđộng của nó tới bản thân Ngân hàng Thương mại và với nền kinh tế

- Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngânhàng công thương Đống Đa để đánh giá được tình hình rủi ro trong hoạt độngtín dụng của Chi nhánh

Trang 5

- Đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương ĐốngĐa.

Để giải quyết từng vấn đề trên, chuyên đề được thiết kế làm 3 chương:Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh tronghoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng an toàn kinh tếngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Chương 3: Một số giải phá hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoàiquốc doanh đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Trang 6

CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO AN TOÀN TÍN DỤNG KINH TẾ

NGOÀI QUỐC DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại.

Khi nghiên cứu về Ngân hàng thương mại, các nhà kinh tế học đưa ra rấtnhiều những quan niệm khác nhau về NHTM Người thì cho rằng "NHTM là

tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền" Người khác lại nhận định:NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để chovay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùngséc…" Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt động NHTM rất đa dạng, các thaotác trong từng nghiệp vụ Ngân hàng lại phức tạp và vấn đề này luôn biếnđộng theo sự thay đổi chung của nền kinh tế Mặt khác, do tập quán, luật phápcủa mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau đã dẫn đến những quan niệm vềNHTM không đồng nhất giữa các nước trên thế giới

Theo pháp lệnh: "Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính"ban hành ngày 24/5/1990:" NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán"

Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệthông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn để cho vay, đầu tư và thựchiện các nghiệp vụ tài chính khác

1.2 Các chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

- Chức năng huy động vốn: Đây là chức năng cơ bản đầu tiên củaNHTM Nó quyết định quy mô cũng như hiệu quả các hoạt động khác của

Trang 7

NHTM NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhậntiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua các hình thức tiền gửi không

kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Ngoài ra,khi cần thêm vốn, NHTM có thể huy động vốn qua các biện pháp chủ độngnhư phát hành kì phiếu ngân hàng, phát hành các chứng chỉ tiền gửi hay vayvốn của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác

Tuy nhiên, NHTM phải huy động vốn trên cơ sở vốn tự có như một rằngbuộc về trách nhiệm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động của Ngân hàng.Theo quy định của Việt Nam, các NHTM không được phép huy động quá 20lần số vốn tự có

- Chức năng cung cấp tín dụng và đầu tư: Đây là hoạt động kinh doanhmang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM Thực hiện nghiệp vụ quan trọng làtạo tiền, trở thành nguồn tích luỹ vốn cho nền kinh tế tạo điều kiện làm tăngtổng sản phẩm xã hội, mở rộng vốn đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế

Có thể thấy hoạt động tín dụng làhoạt động quan trọng nhất của NHTM,

nó liên quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên,hoạt động lại chứa đựng rủi ro tiềm ẩn từ tất cả các ngành các lĩnh vực đó.Chính vì vậy việc nghiên cứu rủi ro tín dụng là vấn đề cấp bách luôn được cácNHTM quan tâm

- Cung cấp các hoạt động dịch vụ:

Ngoài các chức năng cơ bản trên, NHTM còn tiến hành các hoạt độngdịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khác hàng nhằm thu hút khách hàngđồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Các hoạt động dịch

vụ của NHTM gồm có:

+ Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

+ Dịch vụ mua bán và môi giới chứng khoán

+ Dịch vụ tư vấn đầu tư

+ Dịch vụ quản lý tài sản và các chứng từ có giá

Trang 8

Thông qua các hoạt động này, NHTM nhận được các khoản thu nhậpdưới hình thức lệ phí hoặc hoa hồng.

Có thể nói, các chức năng của NHTM đều rất quan trọng và liên quanchặt chẽ với nhau Chức năng huy động vốn là tiền đề tạo nguồn vốn tích luỹcho các hoạt động nghiệp vụ Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thunhập cho NHTM Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêm khách hàng, tạođiều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi và kinh doanh củaNHTM

2 Tín dụng Ngân hàng

2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bênchuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đã thoả thụân.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chứckinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, chokhách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo hành hay chiết khấu…

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay làhoạt động phức tạp nhất Trong bài viết này tôi chỉ xin được đề cập đến khíacạnh cho vay của hoạt động tín dụng Ngân hàng

2.2 Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM

Thứ nhất, tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của cácdoanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần ktnn màcòn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Tíndụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triểncủa đất nước

Tín dụng Ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thônghàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợcủa tín dụng ngân hàng

Trang 9

Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác…để đảm bảo sản xuất ổnđịnh cần thết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp cácchi phí sản xuất…Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động,chất lượng sản phẩm, tìm kiếm lợi thế trông cạnh tranh, các doanh nghiệpbuộc phải thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ đặcbiệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay Tất cảnhững công việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của ngânhàng thông qua hoạt động tín dụng.

Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sảnxuất đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượnghàng hoá cần thiết trang trải các chi phí lưu thông, thuế…Hơn nữa, để mởrộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hànghoá lớn với chủng loại phong phú, nhưng thông thường các doanh nghiệp nàykhông có nhiều vốn lưu động Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanhnghiệp này cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng

Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn, du lịch…sẽ hoạtđộng ra sao khi không có vốn của ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựngtang thiết bị vật chất, phương tiện vận tải…Khi bước vào kinh doanh tronglĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cầnđến tín dụng ngân hàng và xem nó như là một trong những nguồn vốn có thểhuy động cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưuđộng và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng vìnếu chỉ dựa vào vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triểntrong nền kinh tế thị trường Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ quantrọng cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp mới

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất

mở rộng, tín dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại nâng cao năng suất vàhiệu quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Trang 10

Ngân hàng với chức năng huy động vốn, tập trung mọi nguồn vốn trong vàngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế Tín dụngngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các nhà sản xuấtkinh doanh thực hiện tái sản xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để cạnhtranh thắng lợi trên thị trường.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm,tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và các chương trình,

dự án mang tính xã hội khác

Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làmkhông thể chỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vào các khoảnvay nước ngoài Tín dụng ngân hàng thực sự giữ vai trò quan trọng trongviecẹd dầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế và xã hội để giải quyết nhữngviệc như vậy

Thứ tư, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sảnxuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trongnước và quốc tế Các doanh nghiệp, các Công ty làm ăn có hiệu quả và uy tínđược ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thịtrường tiêu thụ Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tậptrung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liêndoanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh tế nước ta hoà nhậpvào nền kinh tế thế giới

Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thểkiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra cácbiện pháp chính sách quản lý kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tếthông qua các chính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất

và các điều kiện cho vay khác cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mụctiêu định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước

Phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng để đạt mục tiêu phát triển là mộtnhiệm vụ đầy khó khăn thử thách Song song với việc này là phải đảm bảo an

Trang 11

toàn tín dụng và đó là mục tiêu lớn trong hoạt động kinh doanh của cácNHTM nói chung và của Chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng.

II RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm rủi ro

Rất có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể

và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môitrường Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro

là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được

Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngânhàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi Vì thế, các nhà quảntrị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có nhữngbiện pháp chủ động xử lý Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thịtrường hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi

ro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó

2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức khác nhau

Do đặc điểm đặc thù của hoạt động Ngân hàng làm cho hoạt động này có độrủi ro lớn Có các loại rủi ro chủ yếu sau trong hoạt động của NHTM

2.1 Rủi ro tín dụng

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM Nguồn thu từ hoạt động tíndụng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ ngân hàng và đem lạiphần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại làhoạtđộng có nhiều rủi ro nhất và phức tạp nhất Hoạt động tín dụng liên quan chặtchẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mỗi rui ro trong các lĩnh vực này đềutiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM Trong hoạt động tín dụng,NHTM luôn đặt ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hoá rủi

Trang 12

ro Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi NHTM phải có những giải pháp thíchhợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

2.2 Rủi ro lãi suất

Đây là loại rủi ro mang tính xã hội, nó ảnh hưởng đến hầu hết các tổchức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh tế quốc dân Người ta quan niệm lãisuất là chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào

đó Trong cơ chế thị trường, lãi suất luôn biến động và điều này có thể gây rarủi ro cho hoạt động của NHTM Chẳng hạn, ngân hàng đã ký hợp đồng chovay một kỳ hạn với lãi suất cố định, sự thiệt hại của ngân hàng sẽ diễn ra khilãi suất trên thị trường tăng lên Ngược lại, khi nhận vốn với một thời hạn vàlãi suất ấn định, ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường giảm xuống.Rủi ro lãi suất là loại rui ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ Rủi ro lãisuất nảy sinh trong những trường hợp sau:

+ Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng làmchi phí của ngân hàng phải bỏ ra cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập củangân hàng Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợicho người cho vay

+ Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng không hợp lý Ngânhàng dùng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn Nếu lãi suấtngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng phải bỏ ra cũng sẽ tăng lên, trong khi thunhập ở tài sản có dài hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của ngân hàngkhông đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn

+ Ngoài ra, rủi ro lãi suất có thể xayra do trình độ thấp kém bị thua thiệttrong việc cạnh tranh lãi suất trên thị trường Hoặc do yếu tố của nền kinh tếtác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố thị trường…Khi Nhà nước cóquyết định điều chỉnh lãi suất theo hướn giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳhạn chưa đến hạn trả Như vậy, lãi suất cho vay bị giảm thấp, nhưng phần trảlãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi

ro lãi suất

Trang 13

b) Rủi do do thiếu vốn.

Loại rủi ro này xảy ra khi Ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầucho vay và đầu tư, thậm chí không đủ vốn để thanh toán cho người gửi tiềnkhi đến hạn Rủi ro này xuất phát từ chưc năng chuyển hoán các kỳ hạn sửdụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng, thông thường các kỳ hạn sử dụng vốndài hơn kỳ hạn các nguồn vốn, hoặc do mất lòng tin mà các hàng loạt kháchhàng đến rút tiền, khiến cho ngân hàng không có đủ tiền để chi trả cùng mộtlúc Trong bối cảnh đó, ngân hàng khó lòng huy động được nguồn vốn dồidào, từ đó kinh doanh có thể bị thu hẹp và vỡ nợ rất có thể xảy ra Rủi ro nàycòn có thể do ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác huy động vốn thể hiện ởviệc không thu hút đủ vốn để cho vay hoặc do sự mất cân đối trong cơ cấuvốn huy động, thiếu các nguồn vốn trung dài hạn trong khi nhu cầu vay vốntrung dài hạn lại ở mức cao Điều này đã làm cho Ngân hàng mất cơ hội đầu

tư vào những dự án an toàn và có thể đem lại lợi nhuận cao

2.4 Rủi ro hối đoái:

Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái Nếu tỷgiá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lạithì bị lỗ Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi về giá trị ngoại hối, cụ thể:

Trang 14

+ Nếu ngân hàng có dư dật về ngoại tệ (vị thế thường - net longposition): Nếu ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng sẽ có lãi khi đánh giá lại vàngược lại ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.

+ Nếu ngân hàng ở vị thế đoản (net short position) về loại ngoại tệ nào

đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãikhi ngoại tệ đó xuống giá

Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơgây ra tổn thất cho ngân hàng Dư dật về ngoại tệ(vị thế trường) càng lớn thìrủi ro càng cao khi tỷ giá giảm, ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnhthì rủi ro cũng không ít khi tỷ lệ tăng

Khi phân biệt tình hình lãi lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta sosánh lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chấtlượng quản lý rủi ro so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượngquản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một ngân hàng

2.5 Rủi ro trong thanh toán

Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năngthanh toán Khả năng thanh toán tưc là đáp ứng được các nhu cầu thanh toánhiện đại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng được khả năng thanhtoán trong tương lai Khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu khôngđược giải quyết một cách kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảmkhả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm

Rủi ro thanh toán nảy sinh do những nguyên nhân sau:

+ Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừaquá lớn, trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp nên một số ngân hàng đã dùngvốn huy động ngắn hạn để cho tập trung dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụtkhả năng thanh toán cuối cùng

+ Đến hạn các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hànggiảm sút, người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó

Trang 15

khăn của ngân hàng bằng cách rút hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiềncho những nhu cầu về sau hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rútđược Tất cả những khía cạnh trên đều dẫn đến những rủi ro trong thanh toáncủa ngân hàng.

+ Loại rủi ro này còn có thể phát sinh trong quá trình thanh toán củangân hàng, có thể do ngân hàng bị lợi dụng trong thanh toán điện tử,thanhtoán séc chấp nhận thanh toán các chứng từ giả mạo hoặc do nhầm lẫn, sai sóttrong hoạt động nghiệp vụ…dẫn đến sự thiệt hại của ngân hàng

2.6 Rủi ro thuần tuý

Đây là loại rủi ro khách quan do thiên tại gây ra như: lụt lội, động đất,hoả hoạn hoặc do bị mất trộm, bị lừa đảo, tham nhũng…làm thiệt hại hay pháhuỷ các tài sản của ngân hàng Các rủi ro này xảy ra cũng gây mất mát, thiệthại không nhỏ cho ngân hàng

2.7 Rủi ro mất khả năng thanh toán

Đây là loại rủi ro đặc trưng của NHTM liên quan đến sự sống còn củangân hàng, nó là hậu quả của một hoặc nhiều loại rủi ro kể trên dẫn đến việcNHTM bị thua lỗ, không có đủ khả năng trả nợ cho người gửi tiền khi đếnhạn hoặc không có đủ tiền nhất thời để chi trả cho nhu cầu rút tiền ồ ạt củakhách hàng tại một thời điểm Đây là loại rủi ro nghiêm trọng nhất, nó khôngnhững làm sụp đổ chính NHTM đó mà còn là nguy cơ dẫn đến sự phá sản củahàng loạt các chưc năng, các tổ chức tín dụng khác có liên quan

Bài học thực tiễn của loại rủi ro này có thể kể đến như sự sụp đổ củahàng trăm tổ chức tín dụng ở Mỹ từ năm 1985 đến năm 1992 hay sự đổ vỡhàng loạt quỹ tín dụng nhân dân ở nước ta trong những năm cuối của thập kỷ80

3 Rủi ro tín dụng

3.1 Các hình thức của rủi ro tín dụng

Trang 16

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không trả được nợ lãi và nợ gốcđúng hạn, đầy đủ Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người

ta chia rủi ro tín dụng thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro

3.1.1 Không thu được lãi đúng hạn:

Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đóNgân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh Hình thứcrủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàngmuốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cânđối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng

3.1.2 Không thu được vốn đúng hạn.

Khi không thu được vốn đúng hạn tình hình dường như nghiêm trọnghơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất Khi đó, Ngân hàng sẽchuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh Khoản mục này phát sinhvào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng Tuy nhiên, đấy chưa phải làkhoản mất mát thực hiện của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinhdoanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch đã đề ra trình Ngân hàng

3.1.3 Không thu được đủ lãi.

Khi Ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêmtrọng hơn Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệu quả đếnmức không thể trả đủ lãi cho Ngân hàng Khi đó, Ngân hàng phải chuyểnkhoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thựchiện miễn giảm lãi cho khách hàng

3.1.4 Không thu đủ vốn cho vay:

Tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân hàng không thuđủ vốn cho vay vàlúc này Ngân hàng đã bị mất vốn Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyểnkhoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ, coi nhưkhép lại một hợp đồng tín dụng không có hiệu quả

Trên đây chủ yếu là bốn hình thức giúp cho NHTM phân biệt rủi ro tíndụng và có biện pháp xử lý Tuy nhiên, không phải lúc nào gặp rủi ro tín dụng

Trang 17

thì Ngân hàng đều phải trải qua bốn trường hợp trên Có trường hợp kháchhàng đã trả lãi rất đầy đủ và đúng hạn nhưng cuối cùng lại không thể trả được

nợ gốc cho Ngân hàng Vì vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng, người tathường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng như làlãi treo phát sinh và đặc biệt là nợ quá hạn phát sinh Còn ở các trường hợpkhác có lãi treo đóng băng hay nợ không có khả năng thu hồi được coi là rủi

ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và ruít ra nhữngbài học kinh nghiệm

3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

3.2.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.

a) Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trongnước:

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vựckinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế Khinền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

và có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơivào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rấtnhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bịgiảm sút,hàng hoá bị ứ đọng Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn

có hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng

Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng Chính phủ có thể gây khókhăn cho một số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăngtrưởng kinh tế cao đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyênvật liệu đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hoá khó tiêu thụ được.Hơn nữa, việc chính phủ cho phép nhập khẩu tràn lan những mặt hàng mà ởtrong nước có thể sản xuất được, từ đó làm cho hàng hoá trong nước bị cạnhtranh, chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ…

Trang 18

- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạođiều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Ngược lại, nếu doanh nghiệp luônphải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệnạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sảnxuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi rotín dụng của ngân hàng nói riêng.

- Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lýchặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chứckinh tế với nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng Ngượclại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánhkhoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán đối với Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngânhàng, điển hình như vụ án Tamexco, Epco - Minh Phung…đã gây xôn xao dưluận

b) Môi trường quốc tế.

Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởngrất lớn đến kinh doanh kinh tế Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tănghiệu quả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranhkhốc liệt Nếu doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sảngây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Ngân hàng Quan hệ kinh tế mở rộng

ra các nước đã tạo sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệthống Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằngchứng điển hình Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của cácnước mà hậu quả của nó vẫn còn dư âm đến tận hôm nay

3.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng xảy ra do các doanh nghiệp thực

sự làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng Đây lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM Ta có thể chianguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng làm hai trường hợp

Trang 19

Đó là trường hợp khách hàng gian lận và trường hợp khách hàng không gianlận.

a) Khách hàng gian lận:

Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợpkhách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng Điều này được thể hiện qua một sốhình thức sau:

Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lạikhông có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàncho việc vay vốn ngân hàng Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng quamắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn Nếu ngân hàng không pháthiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn

Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hếtđược hoạt động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốnvay của ngân hàng vào mục đích khách với hợp đồng đã cam kết Như vậy,coi như toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng

đã trở thành vô nghĩa và rủi ro tín dụng được đặt ở mức độ báo động

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạođức kém đã cố tình chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn

để quỵt nợ Trong trường hợp này ngân hàng hoàn tàon bị thua thiệt và chỉcòn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp

Trang 20

+ Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất,mất trộm…Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước.

+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặprủi ro Trong nền kinh tế doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổchức kinh tế khác và cũng giống như ngân hàng doanh nghiệp cũng có thể bịrủi ro từ phía các đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không cókhả năng trả nợ cho ngân hàng

Trường hợp khác là rủi ro xuất phát từ chính sự yếu kém của bản thândoanh nghiệp Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt doanhnghiệp trong tình trạng phải có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nàotrong phương thức quản lý kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đếnthua lỗ, phát sản doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng

3.2.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

Ngoài những nguyên nhân trên, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chínhbản thân Ngân hàng Đó là do Ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn,trình độ nắm bắt các thông tin trên thị trường, trình độ dự đoán và hiểu biếtcác lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghềnghiệp của cán bộ tín dụng đãc dẫn đến rủi ri tín dụng Ngân hàng

3.3 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiệndưới nhiều hình thức khác nhau Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng,các nhà ngân hàng đã rút ra một số dấu liệu cơ bản để giúp cho các cán bộ tíndụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặnnhững rủi ro thực sự có thể xảy ra Có các dấu hiệu cơ bản sau:

Trang 21

ổn định và hiệu quả hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Trong nhiềuyếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn nhân tố rễ gây

ra rủi ro cho Ngân hàng Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụngthhì Ngân hàng phải giữ cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức hợp lý, và có thể, không

để phát sinh nợ quá hạn

Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên, nếu dựa vào khả năng thu hồi thì ta

có thể chia nợ quá hạn ra thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và

nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh toán,

vì nhiều lý do khác nhau khách hàng chưa có khả năng thanh toán, nhưng cácphân tích chủ quan của Ngân hàng cho thấy có thể thu hồi được nợ

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồisau khi phân tích các khả năng thu hồi Trong trường hợp này, các Ngân hàngđược phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp

3.3.2 Lãi treo.

Lãi treo là số tiền mà khác không trả được khi đến hạn thanh toán lãi.Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vìviệc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rấtnhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phầnlãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tàichính

Do vậy, khi xuất hiện lãi treo Ngân hàng phải tiến hành điều tra, phântích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năngthanh toán lãi theo đúng hạn Dựa vào kết quả phân tích, Ngân hàng sẽ đưa racác biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả Ngân hàng vàdoanh nghiệp

3.3.3 Một số dấu hiệu khác.

Trang 22

Rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong "khoản vay có vấn đề" được thểhiện bằng nhiều dấu hiệu, nhưng không có một mô hình nhất định nào có thể

mô tả chính xác, đầy đủ những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng sẽ xảy ratrong tương lai Tuy nhiên, kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động tín dụng, một

số dấu hiệu sau thường có tác dụng cảnh báo với cán bộ tín dụng về khả năngtrả nợ của người vay

- Việc trì hoãn nộ các báo cáo tài chính của người vay

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tìnhhình tài chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của họ.Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyênnhân chính đó là do tình hình hoạt động kinh doanh của người vay đã cónhững dấu hiệu không bình thường nên họ không muốn Ngân hàng biết sớmtình hình tài chính đang kém của họ

- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi

Đó là sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàngđối với doanh nghiệp, nhằm giúp cho Ngân hàng kiểm tra, giám sát nhữngnghĩa vụ của người vay đối với khoản vay Vấn đề này biểu hiện bởi sự giảmsút bầu không khí không tin cậy và hợp tác giữa cán bộ Ngân hàng và ngườivay vốn đã có từ lâu

- Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũnggia tăng

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàngcủa họ không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thờihạn trả tiền lâu hơn, hoặc bán cả cho những khách hàng có khả năng yếu kém

về tài chính, có khả năng thanh toán thấp

- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳhạn

- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh

Trang 23

Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp qui môsản xuất, chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một

số vụ việc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp

- Các thảm hoạ về thiên như như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…

Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biệnpháp đâu tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định tínhnghiêm trọng của vấn đề Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải cóthêm lòng tin và sự cộng tác của người vay, thông tin thường lấy từ các báocáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay Các biện pháp sau

đó sẽ tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lý

3.4 Tác động của rủi ro tín dụng.

3.4.1 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng.

Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại vềmặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuậnNgân hàng

Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũnglàm Ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng manglại lợi nhuận

3.4.2 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng:

Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặpnhiều khó khăn Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu hồitrong khi Ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn.Chính điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng

3.4.3 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của của Ngân hàng NHTM gặp nhiều rủi ro là Ngânhàng hoạt động kém hiệu quả Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bịgiảm sút Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng,

họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những

Trang 24

khoản tiền đã gửi Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của Ngânhàng làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng NHTM gặp rủi ro cũng sẽlàm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng nước ngoài nên rấtkhó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết Ngoài ra,Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc

tế, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng

3.4.4 Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng.

Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đốivới dân chúng Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền đểtìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác Trường hợp nghiêmtrọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sựcủa Ngân hàng

Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phảigánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với ngânhàng Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàngloạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡcủa hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của các nước trong khu Vực

bị điêu đúng Chính điều này đã gây ta những rối loạn về an ninh, chính trị, xãhội kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệnạn xã hội nảy sinh Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ nhữngrủi ro tín dụng của NHTM

3.5 Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường rủi ro của ngân hàng thương mại.

Rủi ro gây ra làm thiệt hại rất lớn cho bất cứ ai phải đương đầu với nó.Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung vàNHTM nói riêng cần phải để đoán được rủi ro để có những giải pháp quản lý

và phòng chống rủi ro và chấp nhận rủi ro mức độ hợp lý Không có côngviệc kinh doanh nào lại không có rủi ro, nhưng rủi o quá giới hạn cho phép thìkinh doanh sẽ lỗ, thậm chí phá sản Cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng:

Trang 25

các chiến lược kinh doanh vạch ra cho dù cẩn thận, tỷ mỷ đến đâu vẫn có thểgặp thất bại Chiến lược kinh doanh càng táo bạo, cạnh tranh càng khốc liệtthì các nhà kinh doanh càng dễ thu lợi nhuận lớn song cũng dễ vướng phải tổnthất nặng nề.

Rủi ro trong kinh doanh là một tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu nàyhay khâu khác dưới nhiều dáng thức khác nhau Chỉ cần một sơ suất nhỏ hoặcmột quyết định thiếu kịp thời: nên đầu tư hay rút vốn ra cũng có thể đưa đếncho ngân hàng những bất trắc khó lường Vì vậy trong kinh doanh ngân hàngcần thiết phải đo lường rủi ro

+ Kết cấu dư nợ tín dụng

Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng củangân hàng cao hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanhnghiệp hoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặcmột số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi ro lớn do tập trung vốn cao Chẳng hạn, tạiNgân hàng Công thương chi nhánh 3 Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nợ quáhạn cao (28,4) trong tổng dư nợ là do Ngân hàng đã tập trung cho vay chủ yếuvào một vài doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thịtrường các nước Đông Âu Khi thị trường này bị biến động vào đầu nhữngnăm 1990, nhiều doanh nghiệp bị mất thị trường, không tiêu thụ được sảnphẩm, phá sản khiến cho Ngân hàng không thu hồi được nợ

Như vậy, dựa vào kết cấu tín dụng (theo thành phần, đối tượng, ngànhnghề, thời hạn) kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới kháchhàng, thị trường của Ngân hàng và của khách hàng ta có thể đánh giá rủi rotín dụng là cao hay thấp

Trang 26

tiếp cho thấy qui mô của các khoản vay có vấn đề của ngân hàng Nếu tỷ lệnày quá lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, ngân hàng phảixem xét lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lạiqui trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng đánh giá lại cáckhoản cho vay của mình, đánh giá lại qui trình thủ tục cho vay, đặc biệt làxem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, nợ quá hạn không phải là tổn thất của Ngân hàng, đây vẫn làchỉ tiêu gián tiếp Bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này sẽ dẫnđến rủi ro

+ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/ Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/ Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu trựctiếp phản ánh rủi ro Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêuđồng bị tổn thất Nói một cách khác, chỉ tiêu phản ánh mức độ có thể gây rarủi ro trong số nợ của Ngân hàng

Nợ quá hạn có khả năng tổn thất thường bao gồm những khoản nợ quáhạn có thời gian qua hạn lớn (6 tháng trở lên) Đối với Ngân hàng, việc duy trìcác chỉ tiêu này với tỷ lệ cao trong các báo cáo tài chính là điều khó chấpnhận Ngân hàng luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống và biện pháp duynhất là tích cực thu các khoản này Những khoản nào thực sự không thu hồiđược phải hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng và lấy quĩ dựphòng rủi ro để bù đắp

4 Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng.

Vấn đề cấp bách hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanhngân hàng là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tàichính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Dướiđây xin nêu những phương thức quản lý tổng quát về đảm bảo an toàn cũngnhư các kỹ thuật thu nhập và xử lý thông tin có thể áp dụng cho các NHTMtrong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của NHTM trong thời gian tới, thực hiện chiến lược đã đề ra

Trang 27

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượngtín dụng.

Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tíchthẩm định kỹ lưỡng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính củangười nhận nợ và áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằmphân loại khoản vay và các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rui ro tín dụngcủa nó để quản lý

* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro

Tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng ngằm bù đắp chonhững rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có

* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng

Thị trường trái khoán hoặc NHTM yêu cầu người nhận nợ phải có mộtkhoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanhnghiệp trong trường hợp phá sản

Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càngthấp, khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các nhà đầu tư tráikhoán và các NHTM sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn

Việc tăng lên của các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp chomất mát dự kiến cao hơn về trái khoán hoặc khoản vay vì khả năng khoán vay

sẽ không được hoàn trả Kết quả là mức độ thấp về chất lượng tín dụng có thềlàm tăng chi phí vay của nó

* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách phân tán rủi ro

Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một hay một

số loại tài sản có rủi ro nhất định Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiềungười vay cho phép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tíndụng đối với toàn bộ tài sản có

Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụnggiảm sự thay đổi về thu nhập của chúng Thu nhập từ các khoản cho vay

Trang 28

thành công sẽ bù đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ Do đó làmgiảm khả năng tổ chức tín dụng đó sẽ bị thiệt hại.

* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ.Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng hoặcnhà đầu tư lập tức tập hợp các tài sản có rủi ro (trái phiếu những khoản nợ córủi ro tín dụng) và bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản

nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng

Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này

là tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua

Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này làtương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoảnvay sẽ làm giảm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từgói nợ đã mua mà không nhất thiết phải nắm giữ các tài liệu có này

Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư

có thể sử dụng các phương thức như nâng cao tín dụng, trích lập dự phòng rủi

ro, bảo hiểm, phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tàisản khác và bán các phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngoài Nhữngphương thức như vậy có thể làm giảm rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụnghoặc nhà đầu tư và những rủi ro tín dụng này có thể được chia sẻ cho nhiềungười sở hữu mới Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ này có những hạn chế,

cụ thể:

Việc áp dụng những thủ tục cấp dụng quá chặt chẽ nhằm nâng cao chấtlượng tín dụng làm người vay trở lên khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốntín dụng, điều này sẽ làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng hoặc nhà đầutư

Việc trích lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chínhđối với các tổ chức tín dụng Trong khi bảo hiểm rủi ro tín dụng lại đặt ranhững yêu cầu về tài chính đối với người nhận nợ Do vậy, cả hai phươngthức hoặc làm giảm khả năng cân đối và điều hành vốn khả năng của tổ chức

Trang 29

tín dụng hoặc làm tăng chi phí vay vốn của người vay, dẫn đến tổ chức tíndụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và không thực hiện đượcchính sách khách hàng.

* Phương thức quản lý rủi to tín dụng bằng cách thông qua dẫn xuất tíndụng

Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bêntham gia giao dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công

ty bảo hiểm, nhà đầu tư.v.v…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sựchuyển dịch bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc nhữngtổn thất liên quan đến tín dụng

Nhưng hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ vàngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ phân tán rủi

ro và bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro tín dụng

* Các cộng cụ dẫn xuất tín dụng chủ yếu hiện nay gồm:

Hoán đổi tín dụng: là công cụ dẫn xuất làm giảm rủi ro tín dụng thôngqua phân toán rủi ro

Thay cho việc phân tán rủi ro thông qua hoạt động cho vay ra cả bênngoài địa phương, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư có thể bán một số khoản

nợ và mua một số khoản khác nhằm hoán đỏi các khoản thanh toán từ mộthoạt động cho vay của nó với khoản thanh toán từ các tổ chức khác Nghiệp

vụ hoán đổi tín dụng chung nhất được gọi là hoán đổi thu nhập toàn bộ; tronggiao dịch này, tổ chức quản lý rủi ro sẽ hoán đổi các khoản thanh toán đầu tưhoặc khoản cho vay có lãi suất cố định của tổ chức tín dụng này với khoảnthanh toán đầu tư hoặc vay có lãi suất được điều chỉnh của các tổ chức tíndụng, nhà đầu tư hoặc công ty bảo hiểm khác Hoán đổi tín dụng tạo ra haiđiểm thuận lợi quan trọng

Nó cho phép các tổ chức tín dụng phân tán rủi ro tín dụng trong khi duytrì một cách trung thành các số dư tài chính của khách hàng Trong giao dịchhoá đổi thu nhập toàn bộ, số dư của các doanh nghiệp vay vốn được duy trì

Trang 30

với các tổ chức tín dụng ban đầu Khi các khoản nợ được bán, số dư nợ củadoanh nghiệp được chuyển đổi cho những người sở hữu mới của khoản nợ.Các khoản chi phí quản lý giao dịch hoán đổi có thể thấp hơn là chi phícủa giao dịch bán nợ Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ làm chi phí vay vốncủa người nhận nợ giảm và có thể thực hiện phân tán rủi ro với mức chi phíthấp hơn.

* Quyền chọn tín dụng

Là loại dẫn xuất tín dụng cung cấp chức năng tương tự bảo hiểm Cácquyền chọn này cho phép các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể lựa chọnmua hoặc bán các tài sản có rủi ro tại một mức giá cố định để bảo vệ cho họđối với những biến động bất lợi về chất lượng tín dụng các tài sản tài chínhhoặc khoản vay của tổ chức tín dụng trong trường hợp rủi to xảy ra

Quyền chọn tín dụng mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc trích lập dựphòng của các tổ chức tín dụng vì nó không làm tăng chi phí của người vay vàkhông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn khả năng của tổ chức tín dụng do phảigiữ lại các tài sản có dự phòng Như vậy nó sẽ bảo vệ cho nhà đầu tư khỏi sựgiảm giá của các tài sản có

* Các chứng chỉ liên quan đến tín dụng

Là một loại dẫn xuất tín dụng khác được sự bởi người phát hành tráiphiếu nhằm tránh rủi rto tín dụng Một chứng chỉ liên quan đến tín dụng baogồm môi tập hợp trái phiếu và một hợp đồng quyền chọn tín dụng Chứng chỉnày hứa sẽ thanh toán định kỳ lãi suất và thanh toán một lần giá trị như tráiphiếu khi đến hạn Quyền chọn tín dụng trên chứng chỉ này cho phép ngườiphát hành giảm các thanh toán của giấy tờ nếu có sự biến động rõ ràng về tàichính khi giấy tờ giảm giá trị

Tổ chức tín dụng, nhà đầu tư có thể cân nhắc viẹc mua các chứng chỉliên quan đến tín dụng vì nó có thể được một tỷ lệ doanh thu cao hơn tráiphiếu thông thường của nhà phát hành nợ, bởi vì khi phát hành chứng chỉ,thông thường giá của chứng chỉ thấp hơn giá trị trái phiếu Chi phí thấp hơn

Trang 31

của tổ chức tín dụng, nhà đầu tư giá đối với thanh toán lãi suất sẽ cho họ cómột doanh thu cao hơn.

Trên đây là những cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của

đề tài, để xem xét một cách cụ thể hơn chúng ta cùng đi hiểu tình hình thực tếtại ngân hàng công thương Đống Đa

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY AN TOÀN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA VÀ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRONG KHU VỰC

1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng công thương Đống Đa

Đống Đa là một quận lớn của thành phố Hà Nội với số dân trên 38 vạnngười, phân bổ trên diện tích 28km gồm 28 phòng, đây là nơi tập trung nhiều

xí nghiệp lớn của trung ương và địa phương, với nhiều hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp, các hộ tư nhân và nhiều điểm thương mại lớn Do đó đã có sựcạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế với nhau

để cùng tồn tại và phát triển Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời trên cơ

sở ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa Trước tháng 3/1990 tức là trước Nghịđịnh 53/HĐBT về đổi mới hoạt động ngân hàng thì nhiệm vụ chủ yếu củaNgân hàng công thương Đống Đa là vừa phục vụ, vừa thực hiện kinh doanhtiền tệ tín dụng và thanh toán trên địa bàn quận Ngân hàng hoạt động theo cơchế kế hoạch tập trung, bao cấp của Nhà nước

Sau Nghị định 53/HĐBT, ngành ngân hàng nước ta chuyển từ hệ thốngngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp và từ đấy Ngân hàngCông Đống Đa là một ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống ngân hàngcông thương Việt Nam

Là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng Công thương Hà Nội Từ 1988đến 1990 là thời kỳ chuyển đổi khó khăn của hệ thống ngân hàng nói chung

và Ngân hàng công thương Đống Đa nói riêng, cũng là thời kỳ hệ thống ngânhàng bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường Giai đoạn này có rất nhiều quỹtín dụng có nợ, còn các ngân hàng thì nợ quá hạn khó đòi tăng đến mức kỷlục Sự kiện này không phải do bản thân hoạt động của ngân hàng tạo ra, mà

Trang 33

đấy chính là vòng xoáy của quá trình chuyển đổi nền kinh tế Mà hệ thốngngân hàng như một tấm gương phản chiếu qua hoạt động của mình Nguyênnhân chính do sự yếu kém của cơ chế quản lý tập trung quan liêu gây ra hoạtđộng ngân hàng thời kỳ này vừa tập trung bao cấp, nhưng vẫn có hoạt độngkinh doanh.

Sau một thời gian ngân hàng Công thương Đống Đa đã tự đổi mới đểtồn tại và phát triển đứng vững trong cơ chế thị trường với địa thế nằm trênđịa bàn rộng lớn, tập trung nhiều loại hình kinh tế nên khách hàng của ngânhàng rất đa dạng và phong phú Mặt khác ngân hàng còn là một trong nhữngđơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có năng lực, năng động trong điều hành hoạtđộng kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi chongân hàng Công thương Đống Đa mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ, tín dụng, thanh toán Với mục tiêu: "kinh doanh phát triển, an toànvốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý" đến nay Ngân hàng Công thươngĐống Đa là motọ ngân hàng làm ăn có hiệu quả so với các ngân hàng khác.Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa là vẫn huyđộng tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư để cho vay đối với tất

cả các thành phần kinh tế Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện một số công tácthanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn quận

Để làm tốt chức năng và vai trò của mình Cơ cấu quản lý của Ngânhàng Công thương Đống Đa được tổ chức thành các bộ phận:

- Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và các phó giám đốc là bộ phậnquản lý và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chịutrách nhiệm trước ngân hàng công thương Việt Nam và cơ quan pháp luật

- Phòng nguồn vốn: có chức năng huy động vốn theo dõi các hình thứcđược ngân hàng công thương cho phép, theo dõi nguồn vốn ngân hàng huyđộng báo cáo với giám đốc và phòng kinh doanh lập kế hoạch huy động vốn

và tư vấn cho giám đốc

Trang 34

- Phòng kinh doanh: thẩm định cho vay vốn theo các hình thức tín dụngđược ngân hàng công thương cho phép, theo dõi tình hình sử dụng vốn củangân hàng, lập kế hoạch cho vay và tư vấn cho giám đốc các biện pháp chovay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Phòng kế toán: phản ánh các hoạt động cho vay và huy động vốn củangân hàng, theo dõi sự biến động về nguồn vốn, hạch toán kinh tế theo pháplệnh kế toán và thống kê, thực hiện các dịch vụ thanh toán với khách hàng, tưvấn cho giám đốc các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chấtlượng dịch vụ thanh toán

- Phòng kiểm soát: hướng dẫn kiểm tra các bộ phận như kinh doanhnguồn vốn và kế toán thực hiện theo đúng chế độ mà nhà nước và ngân hàngcông thương Việt Nam ban hành

- Phòng kho quỹ: Có chức năng cơ bản là kiểm ngân, bảo quản tiền vàthực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng

- Phòng hành chính: Quản lý các hoạt động nội chính của ngân hàngnhư sắp xếp tổ chức cán bộ, bảo vệ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách…

Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn

và nhiệm vụ rõ ràng như một mắt xích trong sợi dây xích, chúng hoạt độngnhịp nhàng dưới sự điều hành của ban giám đốc ngân hàng nhưng bên cạnh

đó thì ngân hàng gặp không ít những khó khăn Đó là phần lớn các doanhnghiệp có vốn tự có quá thấp Một số doanh nghiệp còn túng túng chưa tìm ragiải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nguyên tắchoạt động của ngân hàng công thương Đống Đa là tự huy động vốn tự bù đắpchi phí trang trải vốn và làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Để khẳngđịnh được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững vàphát triển trong cơ chế mới, ngân hàng đã chủ động mở rộng mạng lưới giaodịch, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh tiền tệ tín dụng, thường xuyêntăng cường cả nguồn vốn lẫn sử dụng vốn Kết quả kinh doanh tiền tệ nămsau cao hơn năm trước đóng góp cho ngân hàng nhà nước ngày càng lớn, tạo

Trang 35

được uy tín với nhiều khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đượcthể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

+ Hoạt động đầu tư tín dụng

+ Huy động vốn

+ Dịch vụ thanh toán

+ Các hoạt động kinh doanh khác

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của ngân hàng công thương Đống Đa

Trong những năm qua, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn chứng

tỏ là một chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam đã tìm ra hướng đi đúngđắn, phát triển vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao Những thành công màNgân hàng đã đạt được đặc biệt trong hoạt động tín dụng đã góp phần tíchcực vào sự phát triển kinh tế thủ đô, nâng cao hiệu quả hoạt động chung củatoàn hệ thống NHCT Việt Nam

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng

Ngân quỹ

Phòng Nguồn vốn

Phòng kế toán

T i chính ài chính

Phòng H nh ài chính chính tổ chức

Phòng Kiểm soát

Phòng Kinh doanh Phòng kinh doanh đối

ngoại

Trang 36

II TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Trong hoạt động của NHTM thì việc huy động vốn và sử dụng vốn làhai hoạt động chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng Để có một cái nhìn tương đối khái quát về hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Công thương Đống Đa ta sẽ nghiên cứu tình hình huy động và sửdụng vốn của ngân hàng trong những năm gần đây

Có thể nói trong những năm qua nền kinh tế nước ta liên tục phải đốimặt với nhiều thử thách khó khăn Cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực giữanăm 1997 đã để lại hậu quả nặng nề làm tốc độ tăng trưởng của một số ngànhchậm lại, thị trường trầm lắng, sức mua giảm sút, xu hướng cung vượt cầuxuất hiện ở nhiều loại hàng hoá Đất nước lại phải chịu nhiều thiên tai liêntiếp đặc biệt là trong năm 1999, hạn hạn lớn ở đầu năm và lũ lụt cuối năm ởcác tỉnh miền Trung gây ra nhiều thiệt hại nặng nề trên lĩnh vực kinh tế xãhội

Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng nóichung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa nóiriêng Song dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, kết hợp với sựlinh hoạt trong xử lý nghiệp vụ và có chiến lược kinh doanh thích hợp, Ngânhàng Công thương Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nguồnvốn tăng trưởng ổn định, dư nợ tín dụng lành mạnh ngày một tăng, các dịchvụngân hàng đều phát triển

1 Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM

Vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàngCông thương Đống Đa là đẩy mạnh công tác huy động vốn Với những thếmạnh của mình như uy tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình nhanhgọn, chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú… Ngân hàngCông thương Đống Đa ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao

Trang 37

dịch, kết quả nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định chẳng nhữngđáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng mà còn thường xuyên nộp vốn thừa vềNgân hàng công thương Việt Nam để điều hoà toàn hệ thống.

Trang 38

Bảng 1: Tình hình huy động vốn ở Ngân hàng Công thương Đống Đa

phân tích theo tốc độ tăng trưởng

Đơn vị: Tri u ệu đồng đồng ng

Số tiền %/0 Số tiền %/02 Số tiền %/03Tổng vốn huy động 622.402 659.089 106 833.655 126Tiền gửi TCKT 161.691 123 174.403 108 212.486 122Tiền gửi dân cư 436.155 117 454.997 104 601.840 132

Kỳ phiếu, trái phiếu 24.556 142 29.689 121 19.329 65

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa

Số liệu bảng trên cho thấy tổng vốn huy động của Ngân hàng Côngthương Đống Đa mấy năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao bấtchấp những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế Năm 2002, ngân hàng vẫnthu hút được 622.089 triệu đồng tăng 19% so với năm 2001

Có thể nói điều này đã khẳng định uy tín của Ngân hàng Công thươngĐống Đa với khách hàng khẳng định chiến lược kinh doanh đúng hướng củaNgân hàng Công thương Đống Đa trong tời kỳ kinh tế đất nước gặp khó khăn

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống

Đa phân tích tích theo hình thức huy động

0 100000

Kú phiÕu, tr¸i phiÕu

Trang 39

Trong số các nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Đống

Đa nguồn tiền gửi của dân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng nhanhtrong những năm gần đây, năm 2002 tăng 17%, năm 2003 tăng 4% và năm

2004 tăng 32% Điều này là sự cụ thể hoá chủ trương của Ngân hàng Côngthương Đống Đa khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng qua cácchính sách lãi suất thực dương do đặc điểm quận Đống Đa có nhiều cơ quanđơn vị sản xuất kinh doanh đóng và mới thành lập, dân cư đông đúc nênlượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn, triệt để khai thác nguồn vốn này là một chủtrương đúng đắn của NHCT Đống Đa nhằm phát huy lợi thế trên địa bàn hoạtđộng

Tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng là một nguồn tiền chiếm tỷ trọng caotrong tổng vốn huy động, nó chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán qua ngânhàng và biến động theo chiều hướng tăng trưởng của sản xuất kinh doanh Đểđánh giá tốc độ tăng bất thường của tiền gửi các tổ chứuc kinh tế (năm 2002tăng 23%, năm 2003 tăng 8%, năm 2004 tăng lên 22%)

Cùng với nguồn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiếtkiệm dân cư, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện nhiều hìnhthức huy động vốn khác như phát hành kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội tệ vàngoại tệ Tuy nhiên, nguồn này không lớn và chỉ là giải pháp tình thế nhằmthu hút vốn tức thời cho các mục đích nhất định Năm 2002-2003, do nhu cầuthu hút tiền để phát triển kinh doanh, nguồn huy động này được phát huy,năm 2002 đạt 24.556 trđ tăng 42% so với năm 2003 và năm 2003 đạt 29.689trđ tăng 21% so với năm 2002, nhưng đến năm 2004, ngân hàng không có nhucầu huy động vốn bất thường nên nguồn huy động chỉ đạt 19.329trđ, bằng65% so với năm 2003

Tóm lại, qua phân tích tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa cóthể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của Chi nhánh góp phần tăngtrưởng nguồn vốn cung cấp đầy đủ và thuận lợi cho các nhu cầu sử dụng vốncủa ngân hàng

Trang 40

Trong những năm qua, với quyết tâm cao, Chi nhánh đã vận dụng kịpthời, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sáttừng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tíndụng của Ngân hàng Công thương Đống Đa đạt được những kết quả tốt cả vềtốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng các khoản đầu tư Ngân hàng đã thực hiệncho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vựccủa nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc dân, cácngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh lớn như:thép, cà phê, dầu khí, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, ưu tiên đầu tưcho các dự án lớn, khả thi, có hiệu quả Cùng với hoạt động kinh doanh tíndụng đơn thuần, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện các chươngtrình tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng tạo việclàm hay cho vay sinh viên… Các chương trình này đều thực hiện với lãi suất

ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng tạo việc làm hay chovay sinh viên… Các chương trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi, tuy số

dư không nhiều nhưng nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc được mọi tầng lớpnhân dân ủng hộ, nâng cao uy tín của ngân hàng

Bảng 2: Tình hình sử dụng ở Ngân hàng Công thương Đống Đa

n v : tri u ng Đơn vị: triệu đồng ị: triệu đồng ệu đồng đồng

Chỉ tiêu Tổng sốNăm 2002%/98 Tổng sốNăm 2003%/02 Tổng sốNăm 2004%/03Huy động vốn 622.402 119 659.089 106 833.655 126

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các tạp chí , thời báo Ngân hàng, tài chính Khác
2. Nghiệm vụ Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - 1998 Khác
3. Hoạt động Ngân hàng và thị trường tài chính - Tác giả Lê Vinh Danh - Nhà xuất bản Chính trị - năm 1997 Khác
4. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng - Nhà xuất bản Pháp lý - năm 1997 Khác
5. Các nghị định, Thông tư, hướng dẫn của Chính phủ, NHNH, NHCT Việt Nam Khác
6. Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2002, 2003, 2004 Khác
7. Tài liệu tham khảo về công tác tín dụng của trung tâm đào tạo của NHCT Việt Nam Khác
8. Frederic S. Mis khin - Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội - Năm 1994 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỡnh hỡnh huy động vốn ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn tớch theo tốc độ tăng trưởng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 1 Tỡnh hỡnh huy động vốn ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn tớch theo tốc độ tăng trưởng (Trang 38)
Bảng trờn cho ta thấy tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa cú nhiều tiến bộ - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng tr ờn cho ta thấy tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa cú nhiều tiến bộ (Trang 41)
Bảng 6: Tỡnh hỡnh lói treo ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 6 Tỡnh hỡnh lói treo ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa (Trang 46)
Bảng 7: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 7 Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn ở Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa (Trang 47)
Số liệu bảng trờn cho thấy tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa những năm gần đõy cú những chuyển biến tớch cực, số nợ  quỏ hạn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa giảm dần qua cỏc năm - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
li ệu bảng trờn cho thấy tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa những năm gần đõy cú những chuyển biến tớch cực, số nợ quỏ hạn của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa giảm dần qua cỏc năm (Trang 47)
Bảng 9: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn theo cơ cấu tớn dụng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 9 Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn theo cơ cấu tớn dụng (Trang 49)
Bảng 8: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn tớch theo thành phần kinh tế, thời hạn tớn dụng và phõn theo nội,  - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 8 Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa phõn tớch theo thành phần kinh tế, thời hạn tớn dụng và phõn theo nội, (Trang 51)
Nhỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy số nợ quỏ hạn khú thu hồi của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa rất cao, chiếm khoảng 80% tổng số nợ quỏ hạn - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
h ỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy số nợ quỏ hạn khú thu hồi của Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa rất cao, chiếm khoảng 80% tổng số nợ quỏ hạn (Trang 52)
Bảng 1 0: Tỡnh hỡnh NQH cú khả năng tổn thất tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa. - Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa
Bảng 1 0: Tỡnh hỡnh NQH cú khả năng tổn thất tại Ngõn hàng Cụng thương Đống Đa (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w