Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá
Trang 1CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
1.1 Hoạt động tài chính và vai trò của phân tích tài chính10
1.2 Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp14
Trang 2
1.2.2.2 Phương pháp tỷ số18
1.2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính
Trang 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạnxá
2.1.4 Tổ chức Bộ máy kế toán và Công tác kế toán của Công ty49
2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phầnCảng Đoạn xá
Trang 4
2.3 Đánh giá công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
3.1 Định hướng cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích tàichính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá
3.2 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phầnCảng Đoạn xá
Trang 5
3.2.2.6 Đánh giá khả năng tăng trưởng79
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDN: Doanh nghiệp.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.CP: Cổ phần
HĐTC: Hoạt động tài chính.PTTC: Phân tích tài chínhBCTC: Báo cáo tài chínhTSCĐ: Tài sản cố địnhTSLĐ: Tài sản lưu động
Trang 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn24Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá
Bảng 2.4: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty58Bảng 2.5: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ sự gia tăng của doanh thu đòi hỏi sự giatăng của nợ vay và giữ lại lợi nhuận
Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và khảnăng sinh lời
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty46
Trang 9
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tàichính đóng vai trò hết sức cần thiết Mục đích của việc phân tích tài chính là giúpngười sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời vàtriển vọng của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà cácthông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư,nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quảnlý nhà nước về kinh tế Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặcbiệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của cácnhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp
Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chínhtại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối tượngliên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó
Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựckhai thác cảng biển, đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Trong lĩnh vựcnày, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn của gần 200 doanh nghiệp làm dịchvụ hàng hải chủ yếu tập trung tại các trung tâm thưong mại hàng hải như HảiPhòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và trong tương lai có thểcòn phải cạnh tranh gay gắt với các hãng tàu nước ngoài Muốn tồn tại và pháttriển trong bối cảnh cạnh tranh, một nhân tố quan trọng là doanh nghiệp cần phảiđánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ranhững quyết định đúng Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâm củacác nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnh
Trang 10
hưởng rất nhiều từ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp Nhận thức đượctầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cảng Đoạnxá cũng quan tâm tới công tác này Nhưng công tác phân tích tài chính của Côngty vẫn chưa thực sự có hệ thống, chưa có chiều sâu, chưa thực sự là công cụ đắclực cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và chưa trở thành đòn bẩy để thuhút sự quan tâm của các đối tượng liên quan khác Để khắc phục những tồn tại trongcông tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá, tôi đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạnxá”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệpvà thực tiễn công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá Trên cơ sởđánh giá hiệu quả của công tác này tại Công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp để hoànthiện công tác phân tích tài chính tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phầnCảng Đoạn xá từ năm 2004 đến năm 2006.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễncông tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của công
Trang 11
tác phân tích tài chính tại Công ty, trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những giải phápcần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại Công ty.
- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệuquả hoạt động tài chính của Công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanhnghiệp cùng ngành – đây là một nội dung quan trọng của công tác phân tích tài chính
* Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu nhữngthông tin sau:
Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình vềlý thuyết phân tích tài chính )
Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáokhoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tới vấn đề phân tích tài chínhdoanh nghiệp)
Chủ trương, chính sách liên quan tới nội dung nghiên cứu (chủ yếulà các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quan tớitài chính doanh nghiệp)
Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báocáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành )
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các nhà đầu tư, các nhà quản trịdoanh nghiệp hoặc các đối tượng liên quan khác để làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin:
Trang 12
+ Phương pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụngphương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của các số liệu, xác địnhđược quy luật của tập hợp số liệu
+ Phương pháp xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra nhữngphán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện liên hệ logic của các sự kiện.
5 Kết cấu của đề tài
Đề tài với tên gọi: ”Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phầnCảng Đoạn xá”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tài liệu tham khảo,danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính tại doanh
Trang 13CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1.Hoạt động tài chính và vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1 Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạtđộng kinh doanh.
Để đạt được lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết địnhvề tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi Trong quá trình đó, có rấtnhiều yếu tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.
Trước hết, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển củacông nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuậtmới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mặt khác là đối tượng quản lý của nhà nước Nhà nước điều chỉnhhoạt động của doanh nghiệp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là cácvăn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn luôn phải dự tính trước các khảnăng rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro tài chính để có thể có cách ứng phó kịp thời,đúng đắn Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng những đòi hỏi ngày càngcao hơn của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá và các loại dịch vụ.
Doanh nghiệp cũng thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mứcvốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kểtới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước sự thayđổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó Trong môi trường đó, quan hệ tàichính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
Trang 14
Trước hết, để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp phải cómột lượng vốn nhất định để đầu tư các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,nguyên liệu, nhân lực…) và sau đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra cáchàng hoá - dịch vụ đầu ra (hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đượcsử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh khác) Như vậy, trong một thời kỳ nhấtđịnh, các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dịch vụ đầu vào thành các hànghoá, dịch vụ đầu ra để trao đổi (bán) Quá trình này được mô tả qua sơ đồ sau:
Hàng hoá và dịch vụ (mua vào)
Sản xuất - chuyển hoá
Hàng hoá và dịch vụ (bán ra)
SƠ ĐỒ 1.1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ
Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một tài sản đặc biệt – đó làtiền Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và kháiniệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hoá, dịchvụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế Như vậy, tưong ứng vớidòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tươngứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào) Quy trìnhnày được mô tả qua sơ đồ sau:
Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)
Trang 15
Sản xuất chuyển hoá
Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)
SƠ ĐỒ 1.2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ Một mặt, nó được đặc trưngbởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó được đặc trưng bởi các yếutố cần thiết cho sự vận hành – đó là tư liệu sản xuất và sức lao động Quá trình côngnghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanhnghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hànghoá, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đầu ravà tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ quá trình trao đổi đó Hoạt động tàichính có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh và nó phục vụ cho các mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp Nói một cách cụ thể, hoạt động tài chính doanh nghiệplà hoạt động của các luồng chuyển dịch, các luồng vận động và chuyển hoá các luồngtài chính trong quá trình sản xuất, cung cấp và trao đổi để tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệnhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể khái quát hoạt động tài chính với những nội dung cơ bản sau:- Hoạt động huy động vốn và hình thành các nguồn vốn.
- Hoạt động sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.o Hoạt động phân phối vốn.
o Hoạt động luân chuyển vốn trong kinh doanh.
- Hoạt động phân phối nguồn tài chính trở lại các quỹ tiền tệ và vốn kinhdoanh.
Trang 16
1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp cácphương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khácvề tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro,mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Với những nội dungnày, phân tích tài chính của một doanh nghiệp trở thành mối quan tâm của nhiều đốitượng khác nhau như Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông,người cho vay…
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâmhàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Do vậy, hơn ai hết, họ cầncó đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thựchiện cân bằng tài chính và khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tàichính nhằm đề ra quyết định đúng.
Đối với với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm củahọ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tớisố lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển dổi thành tiền nhanh; từ đó so sánh vớisố nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Ngoài ra,các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn củachủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủiro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn,… Vì vậy, họ cần nhữngthông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và cáctiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn vàtính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết địnhxem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không.
Trang 17
Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cầnphải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng.
1.2.Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
1.2.1 Quy trình phân tích tài chính.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau:* Xác định mục tiêu phân tích:
Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tích tài chínhđược xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề của hoạt động tài chính nhưkhả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chi phí và lợi nhuận… thì mỗivấn đề có mục tiêu riêng như:
Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năng thanhtoán và lưu chuyển vốn.
Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả và cấutrúc tài sản.
Về kiểm soát chi phí và lợi nhuận có mục tiêu phân tích là khả năng sinh lãi,doanh thu…
Xác định mục tiêu phân tích là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa củacông tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan.
* Lập kế hoạch phân tích:
Trên cơ sở tuân thủ mục têiu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác địnhrõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự chocông tác phân tích tài chính.
Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàndiện.
Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích làphân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau.
Trang 18
Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nàođó Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ cácnguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp.
Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằmxác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục vụ choviệc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó.
Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thựchiện toàn bộ công việc.
Về nhân sự, công tác phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhânsự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Thu thập, xử lý thông tin.
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thôngtin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từthông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích cóthể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung (thông tinliên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất…),thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinhtế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…) và cácthông tin về phương diện pháp lý đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệpphải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sửdụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…)
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, cóthể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tinquan trọng bậc nhất Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kếtoán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ vàthuyết minh báo cáo tài chính.
Trang 19
Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cần thu thập,xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích.
* Tiến hành công tác phân tích tài chính:
Công tác phân tích tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phươngpháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đóđược tiến hành như sau:
Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉtiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quáttoàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanhnghiệp.
Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđối với đối tượng phân tích Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tinđể xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích, qua các phương pháp phântích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phântích.
Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Lập báo cáo phân tích tài chính:
Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích tài chính doanhnghiệp Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc doanhnghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp.
1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính:
Phương pháp phân tích tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý cácthông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Hiện nay có rấtnhiều phương pháp được các nhà phân tích tài chính sử dụng Sau đây là một vàiphương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến nhất:
Trang 20
1.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tíchtài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉtiêu phân tích Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụngbằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phântích dọc) So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đốivà số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụngcác tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tàichính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.
Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinhtế.
+ Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán.
+ Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo lường.
+ Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một quimô không gian.
- Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu củamột kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh Gốc so sánh thường đượcxác định theo thời gian và không gian Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau,người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là sốliệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước.
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc sosánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức.
Trang 21
+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc sosánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trungbình ngành
1.2.2.2 Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêutài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thờigian liên tục và theo từng giai đoạn Các tỷ số được chia thành bốn nhóm chính:
- Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khảnăng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mứcđộ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dịng nợ, vay của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tàinguyên nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinhdoanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tớinhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Ví dụ, các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới khả năngthanh toán của người vay, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm tới khả năng hoạt động vàhiệu quả sản xuất – kinh doanh Đồng thời, họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khảnăng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiệntại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng, tỷ số về cơ cấu vốn làmthay đổi đáng kể lợi ích của các nhà đầu tư Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số vàtrong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất và quy mô củahoạt động phân tích
1.2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont:
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác độngtương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xácđịnh khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Trang 22
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốnchủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này Công thứcxác định như sau:
Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA)
Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác độngtương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:
ROE = LN sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tài sản = ROA x EM
Trang 23ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tàisản cho các chủ sở hữu Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sảncủa doanh nghiệp – khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý EM là hệ số nhânvốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài.
Tách ROA:
ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu = PM x AU
PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thucủa doanh nghiệp.
AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệuquả.
Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau:ROE = PM x AU x EM
Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó làkhả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính.
1.2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu tài sản:
Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷtrọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấuhiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việcnâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp hay không Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích
Trang 24
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tổng số tài sản=
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanhnghiệp
Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sảnvà từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,hàng tồn kho, …) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và sosánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đố thấy được xu hướng biếnđộng và mức độ hợp lý của việc phân bổ
Nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:
BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Tài sản
Kỳ gốcKỳ phân tíchKỳ PT so với KG
Chênh lệch
Số tiền
Trang 25
1 2 3 4 5 6 7 8
A Tài sản ngắn hạn
I Tiền và tương đương tiềnII Đầu tư tài chính ngắnhạn
III Phải thu ngắn hạnIV Hàng tồn kho
Tổng cộng
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổivề giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhữngdấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp vớiviệc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thácnguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như cóphù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Trang 26
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Tổng sô nguồn vốn=
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồnvốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phântích cơ cấu tài sản Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồnvốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọngcủa từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động,mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Khi phân tích có thể lập bảng theo mẫu sau:
BẢNG 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Nguồn vốn
Kỳ gốcKỳ phân tíchKỳ PT so vớiKG
Chênh lệch
Số tiền
(%)A Nợ phải trả
Trang 27
Nợ phải trảTài sản=
Hệ số nợ so với tài sảnI Nợ ngắn hạn
* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sảnvà cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích mốiquan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốndoanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng cóhợp lý, hiệu quả hay không
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ravà so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ so với tài sản:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tàisản là bao nhiêu Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó cáckhoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khiđó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuậnnhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tàichính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt
Trang 28
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Tài sản
động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thulợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanhnghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát đượchoạt động của mình Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảmthiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cânbằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủsở hữu Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đượctài trợ bằng vỗn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanhnghiệp càng kém và ngược lại.
1.2.3.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động đượcmột lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sảndài hạn Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoảnchiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹdần về vốn chủ sở hữu Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt độngkinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tàisản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sảnbao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài
Vốn chủ sở hữu
Trang 29
sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn trongdoanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dàihạn và vốn chủ sở hữu Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sảndài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tàisản ngắn hạn.
Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tàisản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mốiquan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắnhạn Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạnvới chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắnhạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tàisản dài hạn Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫnđến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính khôngtốt.
Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn
hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vìkhi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Tuynhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại là bất hợp lý vì nó làmmất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dàihạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn Điềunày vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợdài hạn
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người
phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn
thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếmdụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tạidoanh nghiệp Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:
Trang 30
Tài sản dài hạnVốn hoạt động thuần
-Nguồn tài trợ thường xuyên
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tổng nguồn vốn=
Hệ số tài trợ thường xuyên
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụngthường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn (nợ dài hạn, trunghạn).
Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thườnghay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặccân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn Cân bằng tài chính trong trườnghợp này gọi là cân bằng tốt.
Ngược lại, nếu vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đốigiữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyênvới tài sản dài hạn Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời chocả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chínhcủa doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpcó thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trườnghợp này là cân bằng xấu.
* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tíchcần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên
Trang 31
Nguồn tài trợ tạm thời
Tổng nguồn vốn=
Hệ số tài trợ tạm thời
Vốn chủ sở hữu
Nguồn tài trợ thường xuyên=
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợthường xuyên chiếm mấy phần Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chínhcàng cao và ngược lại.
+ Hệ số tài trợ tạm thời
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt độngkinh doanh trong một thời gian ngắn Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắnhạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua,người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng,thuê công nhân mà không trả lương…)
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so vớitổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này cànglớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại
+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợthường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thìtính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn
Trang 32
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tài sản dài hạn=
Hệ số nguồn vốn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn=
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thườngxuyên Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanhnghiệp càng lớn và ngược lại.
+ Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợngắn hạn là cao hay thấp Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bềnvững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếuvào tình hình thanh toán của doanh nghiệp Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệpsẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại, nếuhoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéodài Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phảithu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quảhoạt động tài chính.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng hợp:
Trang 33
Hệ số khả năng thanh
toán tổng hợp =
Số tiền có thể dùng thanh toán(khả năng thanh toán)Số tiền phải thanh toán
(Nhu cầu thanh toán)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanhtoán của doanh nghiệp Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp cókhả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính khả quan Ngược lại,nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ thực trạng tài chính không bình thường, doanhnghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải công nợ Hệ số càng nhỏ phản ánh thực trạngtài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán dẫntới nguy cơ phá sản.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạnHệ số khả năng thanh
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:Hệ số khả năng thanh
Trang 34
thì hợp lý, nếu cảng nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặpnhiều khó khăn Doanh nghiệp sẽ phải bán gấp sản phẩm, hàng hoá để lấy tiền thanhtoán các khoản nợ.
* Chỉ tiêu thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiềnNợ ngắn hạn
Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của Doanh nghiệp tốt hơn.Nếu nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Tuynhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại không tốt vì gây tình trạng quay vòng vốn chậm, hiệuquả sử dụng vốn không cao.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi:Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vayLãi vay
Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nhưthế nào Nói cách khác, số vốn doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, manglại lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp tiền vay hay không.
1.2.3.4 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanhnghiệp Các chỉ tiêu này được thiết lập dựa trên doanh thu nhằm mục đích tìm ra tốc độquay vòng của một số đại lượng cần thiết cho quản lý tài chính ngắn hạn.
* Vòng quay tiền:
Vòng quay tiền = Doanh thu
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong một năm CNó phản ánh với mộtlượng tiền nhất định dùng vào kinh doanh đã mang lại tổng số doanh thu là bao nhiêu
Trang 35
trong một năm Tuy nhiên cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác mới phản ánh đượchiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho có thể rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.Thông thường tỷ số này cao cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặtcao, nguy cơ ứ đọng hàng hoá giảm, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quảgóp phần củng cố niềm tin của khách hàng Các doanh nghiệp mong muốn duy trìlượng hàng tồn kho càng thấp càng tốt bởi chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho làtương đối lớn như: bảo hiểm cho hàng tồn kho, đọng vốn hàng tồn kho, nguy cơ bị lạchậu… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá thấp, doanh nghiệp không đủ nguyên,nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầukhách hàng… thì cũng không tốt cho doanh nghiệp.
* Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt củadoanh nghiệp Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh làtốt, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
* Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360Doanh thu
Trang 36
Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặcbiệt là việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá, đồng thời cũng phản ánh hiệu quảviệc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện vớikhách hàng của mình Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu(số ngày của một vòng quay các khoản phải thu)
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanhthu trong một năm Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại tại thờiđiểm lập báo cáo.
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản bình quânDoanh thu
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản hoặc nguồn vốn, cho bếtmột đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, đánh giá khả năng sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp.
1.2.3.5 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi:
Đây là các chỉ tiêu đánh giá khái quát nhất hiệu quả kinh doanh, khả năng dinhlợi của doanh nghiệp Nó là kết quả của quá trình quản lý doanh nghiệp đồng thời cũnglà căn cứ để đưa ra các quyết định cho các nhà quản lý.
* Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: (PM)
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nóphản ánh lợi nhuận sau thuế do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại Tỷ số này chỉ ra
Trang 37
tỷ trọng kết quả trọng tổng các hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ năng lực của doanhnghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh.
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu: (ROE)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhàchủ đầu tư quan tâm đặc biệt khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tong hoạt độngquản lý tài chính doanh nghiệp.
* Doanh lợi tài sản:
Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãiTài sảnHoặc
Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của mộtđồng vốn đầu tư Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đơn vị được phân tích và phạm viso sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để sosánh với tổng tài sản.
* Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính còn được gọi là hệ số nợ, được tính theo công thức sau:Đòn bẩy tài chính = Tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hoặc được thể hiện bởi công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tổng số nợ vayTổng vốn
Trang 38
Từ đó ta có thế xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:Doanh lợi vốn
Tổng vốn - Tổng nợ vay 1- Hệ số nợ (ĐBTC)Tổng vốn
Từ công thức trên ta thấy, khi doanh lợi tổng vốn không thay đổi, hệ số nợ càngcao (vốn vay càng nhiều) thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn Do vậy, người ta gọihệ số nợ là đòn bẩy tài chính và dùng nó để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi Nếu tổng tài sảnkhông có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chỉ phí lãi vay phảitrả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút.
Gọi: T: Tổng vốn; C: Vốn chủ sở hữu; V: Vốn vay
P’TT&L : Doanh lợi tổng tài sản EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vayP’TT&L = EBIT/T; Suy ra: EBIT = P’TT&L x T
r : Lãi suất tiền vay ; t% : Thuế suất thuế TNDNVậy, lãi vay phải trả là : V x r
Doanh lợi vốn chủsở hữu =
Lợi nhuận sau thuế=
(EBIT - V x r) x (1- t%)
[(P’TT&L x T – V x r)] x (1 – t%)C
= [(P’TT&L x (C + V) – V x r)] x (1 – t%)C
[(P’TT&L x C) + (P’TT&L x V) – (V x r)] x (1 – t%)C
= [(P’TT&L + (V/C) x (P’TT&L – r))] x (1 – t%)
Trang 39
Ta thấy (1 – t%) là một hằng số, vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ phụ thuộcvào lãi suất tiền vay r, doanh lợi tổng tài sản (P’TT&L) và tỷ lệ giữa tài sản được tài trợbằng vốn vay với tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu với (V/C) ≥ 0.
Vì vậy:
Nếu P’TT&L > r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinhlợi của tổng tài sản và được khuyếch đại thêm một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r).Trường hợp này người ta gọi là đòn bẩy tài chính dương.
Nếu P’TT&L < r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinhlợi của tổng tài sản và được khấu trừ đi một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r) Trường hợpnày người ta gọi là đòn bẩy tài chính âm.
1.2.3.6 Đánh giá khả năng tăng trưởng:
Đánh giá chính xác khả năng tăng trưởng, giúp cho việc tính toán khả năng pháttriển của doanh nghiệp trong tương lai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đốivới nhà quản lý doanh nghiệp mà kể cả các nhà đầu tư Thực tế hiện nay cho thấykhông phải chỉ có doanh nghiệp suy thoái bị phá sản mà có nhiều doanh nghiệp bị phásản bởi tăng trưởng quá nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm Việc quản lý đểđạt được sự tăng trưởng đúng mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi của các nhà quảnlý nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận
Phân tích, đánh giá khả năng tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu, xácđịnh được tốc độ phát triển bền vững của doanh nghiệp Đây lµ tốc độ tăng trưởng tốiđa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn nội lựctài chính của doanh nghiệp Tiếp theo tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêuvới tốc độ tăng trưởng bền vững đồng thời nghiên cứu, xem xét tình huống đặt ra chocác nhà quản trị một khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu vượt quá tốc độ tăng trưởng bềnvững hay ngược lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bền vững.
Trước hết hãy giả định rằng: 1 Trong điều kiện thị trường cho phép, mọi doanhnghiệp đều muốn tăng trưởng càng nhanh càng tốt; 2 Doanh nghiệp không thể hoặc
Trang 40
không muốn tăng vốn chủ bằng cách gọi thêm và phát hành cổ phiếu; 3 Doanh nghiệpmuốn duy trì một chính sách tài chính mà công ty cần phải đạt được.
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh có thểbiểu diễn qua hình sau:
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản mới giatăng để đáp ứng sựgia tăng của doanhthu
giữ lại lợi nhuậnTài sản gốc Nợ phải trả và vốn
Vấn đề cần xác định là tốc độ giới hạn mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thuđó chính là tốc độ tăng trưởng bền vững (ký hệu Tbv).
Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một tỉlệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ vay quyếtđịnh tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của doanhthu Do đó: