Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
173,34 KB
Nội dung
Người đitìmđịnhnghĩa
về lũa
Là một người chơi lũa có tiếng từ lâu ở Hà Nội, nay ông lập
hẳn một bảo tàng để trưng bày, bảo tồn những tác phẩm lũa
ngay trong khuôn viên nhà mình. Ở đó, những huyền thoại,
nhân vật lịch sử của dân tộc và nhân loại… được ông triết lý
vào lũa.
Sự hóa thân trong lũa
Không phải ngẫu nhiên mà khi chúng tôi gõ cửa tìm đến nhà,
ông Chu Văn Hồng lại nhiệt tình nói: “Cứ đi dạo cái bảo tàng
này đã, tôi sẽ nói chuyện về đời mình có duyên nghiệp với
lũa sau”.
Một căn nhà hai tầng, được dựng bằng một tổ hợp cọc bê
tông, che chắn xung quanh bởi mành tre, ánh sáng được thiết
kế vừa đủ để làm bật nổi được các tác phẩm lũa trưng bày
theo chủ ý của người chơi.
Tầng một chủ yếu là chỗ “ngự trị” của các lũa có khối lượng,
kích thước lớn và đồng thời cũng là nhà xưởng để ông thực
hiện niềm say mê kiếm tìm hồn mộc. Tầng hai là “địa hạt”
của những hóa thân tinh tế, sâu sắc qua cách chiêm nghiệm
cuộc sống và sự hiểu biết của chủ nhân.
Đã nhiều năm nay, một mình ông xoay vòng trong không
gian này đến nỗi mà: “Xe đạp còn chẳng mó đến nữa là nói
chi đến việc… chịu áp lực từ giá xăng tăng”.
Ông Chu Văn Hồng trong bảo tàng của mình
Như được “thoát thai” một cách thanh thản từ phần còn lại
của cây sau khi đã trải qua một chu kì sống rồi chết trong sự
chọn lọc tự nhiên, lũa được trưng bày trong bảo tàng đã mang
linh hồn của cuộc sống.
Ông chỉ tay về hình tượng chú mèo có đôi mắt sáng quắc
đang trong tư thế buông tha một con cá béo núc, rồi giải
thích: “Cá gặp mèo như gặp tên sát nhân. Nhưng trong hình
lũa này, mèo lại tha mạng cho cá, dẫu cơn đói bụng đang cồn
cào. Con người sống trên đời cũng vậy, sự bao dung, ý thức
trân trọng sự sống phải chiến thắng bản năng - tội ác”.
Ngẫu hứng dân gian đã trở thành một điểm tựa cho ông mặc
sức sáng tạo trong giới hạn cho phép trên những mảnh lũa
thô kệch ban đầu.
Ông tự nhận mình là người có cách sống hồn nhiên nên sẵn
sàng “đặt một tấm vé tinh thần” đivề những miền có chuyện
cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn mà tuổi thơ ai trong chúng ta
cũng từng thích thú.
Một cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ, hình tượng Thạch Sanh
chém rắn, nàng Âu Cơ và chàng Lạc Long Quân với “thuyết
đồng bào”, chàng Mai An Tiêm với hòn đảo dưa hấu, giếng
ngọc của mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, Thánh Gióng cởi
áo giáp bay về trời… đã được ông tái hiện bằng lũa.
Lịch sử và những nhân vật dân tộc là một mảng đề tài khá
lớn trong cảm hứng tạo tác lũa của ông. Trước khi bắt tay
“chỉnh hình” cho mỗi tác phẩm lũa, ông chỉ cho phép mình
nâng cấp ý tưởng thêm khoảng 30%, còn 70% còn lại là phải
giữ nguyên hình hài, sắc vóc, kích thước ban đầu của một
khối gỗ đã được thời gian xem là lũa.
“Nếu cải biến hoàn toàn theo ý mình thì không còn là lũa nữa
mà thành hàng… thủ công mỹ nghệ. Nghề chơi này, trước
hết là phải biết trân trọng và tìm ra vẻ đẹp đã được tạo hóa
cất giữ, nhào nặn qua thời gian”, ông lý lẽ.
Hình ảnh Bác Hồ dường như đã trở thành một ám ảnh thôi
thúc ông tìmvề sự trường tồn trong lũa. Năm 1956, cậu bé
Chu Văn Hồng được gặp Bác và đón lấy từ bàn tay Người
những viên kẹo ngọt. Đến nay, đầu đã bạc trắng tóc, ông vẫn
không thể quên kỉ niệm ấy, nên: “Cứ có cơ hội là tôi lại ngồi
chuyện trò với Bác trong bảo tàng này”.
Một bức lũa lớn, ấn tượng bởi mang dáng dấp của tấm bản đồ
của đất nước Việt Nam được ông đúc vào đó hình ảnh một ẩn
sĩ trên một chiếc thuyền câu. Có người vào ngắm, bảo: “Cụ
Nguyễn Khuyến đang vịnh mùa thu nơi chốn quê bình dị, thì
phải?”.
Ông cười, đưa tay khoát nhẹ lên: “Đây là hình chữ S, chỗ
cong cong này là dọc các tỉnh miền Trung. Ông già ngồi câu
cá cạnh đây là cụ Phan Bội Châu trong những ngày bị thực
dân Pháp quản thúc ở Huế”. Thế mới biết, chơi lũa cần phải
có trí tưởng tượng để liên tưởng và không thể sở hữu sự
nghèo nàn về tâm hồn và kiến thức được!
Cảm quan nghệ thuật trong thú chơi này của ông còn được
bồi đắp bằng… những vấn đề mang tính thời sự của xã hội.
Ông không ngần ngại thức khuya mấy đêm liền để làm cho kì
được một bức lũa có tên “Còn trông nhiều bề”, tặng tất thảy
nông dân với nỗi niềm đất đai, thời tiết liên quan đến sản
xuất mùa màng.
Hoặc “bay bổng và vượt biên giới quốc gia” hơn là ông tỉ
mẩn ngồi “lũa” cho được một tấm bản đồ của Liên bang Xô
Viết, lấy cảm hứng từ đường lối hoạt động chính trường của
vị tổng thống tiền nhiệm Putin. Chu Văn Hồng cho biết:
“Riêng tác phẫm lũa bản đồ này có một nữ nhà văn rất thích,
đồng ý mua với bất cứ giá nào nhưng tôi không bán”.
Hà Nội đang chuẩn bị kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội, ông đang ấp ủ thực hiện cho bằng được ý tưởng lũa
của mình. Dự kiến, ông sẽ tham gia triển lãm với các tác
phẩm: Thần Kim Quy ở hai thời khắc trao và nhận kiếm và
Bác Hồ đang trong tư thế ngồi làm việc.
Đi tìm “định nghĩa” cho một thú chơi
Gần 20 năm “bán mình” cho lũa, có những lúc gia đình gặp
khó khăn, ông tự thân làm đủ nghề để sống. Xây hẳn một dãy
chuồng để tăng gia nuôi lợn, tự mày mò phục chế cây cảnh
bằng nhựa đem bán lấy tiền mua nguyên liệu, ông bảo: “Đã
chơi là phải theo đến hết đời.
Tôi học cách xoay sở kinh phí của nông dân hay làm: “lấy
ngắn nuôi dài”. Số tiền tích góp được, ông đều “nướng” hết
vào các chuyến đi lên tận vùng rừng miền núi Sơn La, Lai
Châu, Hòa Bình… để tìm mua lũa. “Muốn có lũa, người chơi
phải có con mắt tinh đời. Nhiều khi, một gốc gỗ vứt ở bìa
rừng hay ven đường, không ai để ý đến lại là một thứ lũa
quý”.
Theo ông, gù hương là loại đang được thịnh hành trong đẳng
cấp lũa khi đặt bên cạnh các loại gỗ như đinh, trai, nghiến,
giáng hương, đinh hương. Có 3 loại: lũa nằm sâu trong lòng
đất, lũa chìm lâu trong bùn nước và lũa được “oanh tạc” từ
mưa, gió. Mỗi loại có màu sắc khác nhau, trong đó đẹp nhất
là loại lũa được hình thành trong mưa, gió.
Lũa là một thú chơi chọn người khá kĩ lưỡng. Thẳng thắn,
ông nói: “Nếu ham tiền, thiếu cốt cách, đừng chơi lũa”. Năm
ngoái, có một thương gia người Mỹ đến thăm bảo tàng, hết
lời tấm tắc trước các sản phẩm do tự tay ông làm nên. Ra về,
người ta có ý đặt mua ông một sản phẩm nhưng với số lượng
lên đến hàng trăm bức. Lắc đầu từ chối vị khách nọ với lý do:
“Thế thì ngài chưa hiểu gì về món này cả!”.
Lũa, vẻ đẹp của nó là sự kết hợp của một ý tưởng duy nhất
với một nguyên phôi lũa duy nhất. Không có sự lặp lại.
Trong sự độc nhất vô nhị của một bức lũa, bàn tay của người
chơi chỉ chạm vào những chỗ nào thật cần thiết cho sự hiện
diện ý tưởng của mình, cố gắng tôn trọng, tận dụng tối đa sự
hiện diện của các đường nét, góc cạnh đã được thiên tạo. Với
quan niệm này, Chu Văn Hồng là một “nhà nghề” của thú
chơi lũa đất Bắc.
Lũa, kèm theo nó là một giá trị tinh thần, đòi hỏi người chơi
phải công phu thực hiện tâm và trí của mình trên mỗi tác
[...]...phẩm Bởi, lũa có sức sống vượt qua những hạn định của thời gian, cho phép con người ta gửi gắm vào đó một triết lý nhân sinh, một câu chuyện của cuộc sống, một lát cắt của lịch sử, thậm chí là một dự đoán tương lai… .
Người đi tìm định nghĩa
về lũa
Là một người chơi lũa có tiếng từ lâu ở Hà Nội, nay ông lập
hẳn một bảo tàng để trưng bày, bảo tồn những tác phẩm lũa.
Bác Hồ đang trong tư thế ngồi làm việc.
Đi tìm định nghĩa cho một thú chơi
Gần 20 năm “bán mình” cho lũa, có những lúc gia đình gặp
khó khăn, ông