Đi tìm một định nghĩa về Thơ

5 1.2K 3
Đi tìm một định nghĩa về Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THƠ LÀ RƯỢU CỦA THẾ GIAN ! Thơ là rượu của thế gian Phải đâu nước lọc rót tràn mời nhau ( Huy Trụ) Chưa có một đất nước nào có nhiều nhà thơ như ở Việt Nam, có thể nói ra ngõ là gặp nhà thơ. Có rất nhiều bạn đã hỏi tôi: “ Thơ là gì và không biết những gì mình viết ra có được gọi là thơ không? “Và điều đó cũng là băn khoăn của người đang viết bài này sau khi đã xuất bản hai tập thơ Vũ điệu của Trăng & Dấu yêu ơi, cùng với dăm chục bài thơ và bình thơ đăng trên các báo. Thật khó định nghĩa thế nào gọi là thơ? Thế nào là nhà thơ khi ở đất nước này người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Ở nông thôn bạn có thể bắt gặp vài cụ già, một manh chiếu, cái điếu cày và ấm chè xanh. Thế là có thơ, các cụ đọc cho nhau nghe rồi khề khà, vuốt râu, rung đùi, rồi vui rồi tan đi những nhọc nhằn. Và gọi đó là thơ mặc dù phảng phất đâu đó những tứ thơ trong Kiều, trong thơ cổ động, hoặc ở đâu đó thơ như là hơi thở của cuộc sống vậy. Ở các thành phố cũng vậy, có rất nhiều câu lạc bộ thơ, gần đây là các sân chơi trên mạng, blogs, rồi mỗi năm cũng có cả ngàn tập thơ ra đời. Thơ nhiều lắm nhưng thật hiếm hoi mới bắt gặp được bài tâm đắc và vui sướng cả ngày. Nhà thơ Hữu Thỉnh nói: “Thơ mỗi ngày người càng ít đọc hơn. Nhưng con chọn thứ vũ khí này bênh vực mẹ” Vậy đó thơ gắn liền với tình cảm con người dù bất kể ai và thời đại nào. Trai gái vẫn làm thơ tặng nhau, con vẫn muốn dâng cho mẹ những lời ngọt ngào yêu thương nhất mà không có loại hình thể hiện nào mạnh hơn thơ ca. Thử xem các nhà thơ có tên tuổi từ trước tới nay nói về thơ như thế nào? Nhà thơ Chế Lan Viên: “Người làm thơ phải giữ gìn tâm hồn mình như giữ gìn một nguồn suốt trong, vì người đầu tiên uống là mình” Nếu thơ là món ăn tinh thần, người làm thơ phải giữ được tâm hồn trong như suối nguồn thì hãy đặt bút làm thơ. Thơ đưa tới bạn đọc phải được viết từ cảm xúc thanh tao cũng như người nông dân trồng lúa trồng khoai nuôi chính con mình vậy. Nhà thơ Tế Hanh: “Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang Tôi 1 học tập các nhà thơ phương Đông khi họ nói: Phải kết hợp "xảo" - kỹ thuật tinh vi với "phác" - giản dị mộc mạc. Tôi học tập Bôđơle khi ông khuyên: "Mỗi nhà thơ phải là một nhà phê bình." (của chính mình)” Đang nói về thơ Việt mà tôi lại lan man sang thơ Pushkin thì có gì đó tản mạn. Tôi chỉ muốn nói rằng cả thế giới tôn thờ mặt trời thi ca thế giới người Nga bởi trong bài thơ rất ngắn của ông cũng đủ cho ta nghe, nhìn, sờ thấy những âm thanh, những hình ảnh và sự giao thoa giữa chúng: Giọng anh thổn thức dịu dàng Đêm đen tĩnh lặng khuấy lên. Khuya rồi. Bên giường ngọn nến buồn rơi Câu thơ hoà ánh lửa ngời, reo lên ( Đêm – Nguyệt Vũ dịch) Nhà thơ Nguyễn Duy viết: " Trắng trong từng giọt rơi rơi Để cho em nép vào tôi thế này Trắng trong từng giọt bay bay Để cho tay chạm vào tay giật mình" Đọc lên ta thấy câu thơ cứ ngân lên trong lòng Nhà thơ Vũ Cao: “Nỗi buồn tự nó không có hại gì, đôi khi nó còn giúp ta hiểu ta hơn, thông cảm hơn với mỗi số phận, mỗi cuộc đời. Nhưng buồn đến mức xám ngắt, bế tắc thì buồn ấy không có ích lợi gì cho thơ ca chúng ta. Bởi vì thơ bao giờ cũng là sự sống là yêu thương và hi vọng. Đổi mới thơ ca cũng không ngoài ý nghĩa ấy” Ta thường bắt gặp trong thơ những nỗi buồn và những bài thơ buồn là những bài thơ lắng và sâu sắc nhất. Thơ buồn thường hay vì nó dễ có sự cảm thông, chia sẻ. Nỗi buồn trong thơ cũng phải là nỗi buồn trong suốt như pha lê, những giọt nước mắt phải là những giọt ngọc hạnh phúc vì những ngày đã qua. Làm sao đừng để nỗi buồn trong thơ trở thành bi luỵ. Làm sao để bạn đọc đọc thơ buồn mà bớt buồn hơn bởi sự an ủi vỗ về và sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi câu thơ. Viết như vậy chẳng khó lắm sao? Tôi thích một câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn: "có những dòng lệ nhỏ khiến đá hóa trái tim có nỗi buồn triền miên làm trái tim hóa đá" Thơ của tôi cũng có những bài buồn lắm nhưng thường là một nỗi buồn đau dịu nhẹ, man mác rồi nhanh chóng qua đi, xoa dịu bởi những ký ức hạnh phúc ngọt ngào. Nỗi buồn đẹp và sang như một bạn đọc đã nhận xét. 2 Những câu thơ có tính triết học thường được sống lâu với thời gian, tuy nhiên để đạt tới tầm này không dễ chút nào. Bài thơ đâu chỉ là vần điệu, nếu chỉ có thế nhà thơ thành thợ ghép vần mất. Đọc một câu thơ ai chả muốn tìm ra một tư tưởng gì trong đó. Nói vậy không có nghĩa là những câu thơ không có tính triết học thì không sống được. Tôi bỗng nhớ câu thơ của Các Mác tặng Genny: "Genny em! Ước gì anh có được Những lời ca của ngôn ngữ bầu trời Anh sẽ viết tên em bằng tia chớp sáng ngời Bằng tiếng sấm ngợi ca tình vĩ đại Để thế giới muôn đời nhớ anh em mãi mãi" Đây là một bài thơ tình hay vậy tính triết học ở đâu mà bài thơ đã trường tồn qua nhiều thập niên. Cách giải thích duy nhất ở đây là triết học chính là tình yêu? Thơ không chỉ là triết học thơ là muôn mặt của cuộc sống và thơ có đa dạng như vậy thì thơ mới tồn tại. Nếu khi ta đọc bài thơ nào cũng mang tính triết lý thì e rằng các bạn đọc thơ sẽ bỏ đi mất. Nhiều nhà thơ muốn thay đổi kiểu thơ truyền thống bằng trường phái thơ mới, câu thơ dài viết tràn theo mạch, không vần điệu không chấm phẩy, và thú thực có lúc đọc nhòa cả mắt vẫn không hiểu nhà thơ muốn nói gì vì ý tứ thơ chằng chịt, đa tầng. Vẫn biết đổi mới thơ là cần thiết và rất nên làm nhưng đổi mới như thế thơ có còn gọi là thơ nữa hay không và tác phẩm tồn tại được bao lâu? Fet– là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga thế kỉ XIX, ông là một bậc thầy ngôn ngữ của Nga, có nhiều học trò là những nhà thơ Nga nổi tiếng như Valery Briusov, Konstantin Balmont, Andrei Bely và Alexandr Blok. Tuy nhiên đọc thơ ông, ngôn từ vô cùng trong sáng và dễ hiểu, hình ảnh thơ không nhiều nhưng lúc nào ông cũng đưa cảm xúc của người đọc lên cao nhất, rồi lắng sâu: Trong ảo huyền đêm, em của tôi! Làm sao nén nỗi buồn được nhỉ? Em như tình yêu, rạng ngời đến thế, Trong đêm yên lặng trắng sao trời. ( Nguyệt Vũ dịch) Tôi đã từng run rẩy khi dịch đoạn thơ này của ông: Anh đến chào em buổi sớm mai, Để nói rằng, mặt trời đã dậy Cùng tia nắng ấm đang run rẩy Trên từng chiếc lá đón bình minh; Để nói rằng, cả cánh rừng đã tỉnh, Bởi từng cành cây động giấc nồng, Bởi từng con chim bắt đầu vỗ cánh 3 Và mùa xuân đầy ắp khát khao; Không phải là cả vầng mặt trời rực rỡ mà là từng tia nắng ấm trên từng chiếc lá, không phải là cả đàn chim tung cánh bay mà là từng con chim, từng cành cây đang tỉnh dậy sau một đêm dài. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi: “Càng viết, tôi càng thấy khó. Một thiếu nữ xinh đẹp. 50 năm sau là một bà già nhưng trên khuôn mặt nhăn nheo ấy, người ta vẫn đọc được những nét của một thời xuân sắc đã qua. Nhà thơ thì không thế. Có người đã từng viết được một vài bài thơ thật hay, bạn đọc không tưởng tượng được sau này ông ta lại viết kém như thế” Tôi cũng đã từng thất vọng khi cầm trong tay một tập thơ của một nhà thơ nữ đã có tên tuổi một thời. Trừ những bài cũ in lại những bài mới viết là một sự cố gắng đến thảm hại. Vậy thì viết thêm để làm gì khi mình không vượt qua được chính mình? Và chẳng nói đâu xa đôi khi tôi cũng thất vọng với chính tôi. Đôi khi nàng thơ bỏ nhà thơ ra đi giống như cuộc ra đi của người tình. Đau đớn cũng chỉ đến thế mà thôi nhưng ta phải học cách chấp nhận. Không níu kéo hay van vỉ mà biết nói dừng lại với chính mình. Nhà thơ Thi Hoàng: “Tự nhiên và thành thực, ấy là hai điều mà tôi quan tâm khi viết. Không thành thực thì khó tự nhiên mà không tự nhiên cũng khó thành thực. Cũng cần một chút khôn ngoan là đừng để tự nhiên dẫn đến vô nghĩa và thành thực dẫn đến thô thiển” Cuộc sống thông qua lăng kính của nhà thơ nhà văn đi vào văn học. Không có bột thì không gột nên hồ. Không chết đi sống lại vì yêu, không điên dại vì nhớ viết làm sao được thơ tình. Nhưng rên rỉ quá thì đâu còn là thơ nữa. Và nếu chỉ ghi chép lại thì thế giới này tất cả thành nhà thơ nhà văn cũng không có gì là lạ. Vậy rốt cuộc thơ là gì nhỉ? Đã qua rồi cái thời thơ phải là vần điệu, luật vần. Khi thơ tự do lên ngôi, người ta đã cách tân thơ nhiều lắm. Cứ như các nhà thơ có tên tuổi nói trên thì định nghĩa về thơ cũng muôn hình muôn vẻ. Chính sự đa dạng đó định nghĩa mỗi nhà thơ, để người ta nhận ra Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Cao trong chính thơ của họ. Cũng như tình yêu, ai cũng nói về nó viết về nó mà đã ai định nghĩa được nó như thế nào? Ai đã từng nắm bắt được tình yêu hay chỉ khi nó vụt ra khỏi tầm tay mới sự hụt hẫng đớn đau. Tình yêu là cái gì mà thế giới này phải khóc. Thơ là cái gì để người ta trăn trở? Vậy mà người ta vẫn cứ yêu vẫn cứ làm thơ. Với tôi thơ là sự thăng hoa của cảm xúc của ngôn từ giống như rượu chưng từ gạo, hoa thơm trái ngọt từ đất từ cây. 4 Ai cũng có thể làm thơ nhưng không thể gọi tất cả những người làm thơ thành nhà thơ được kể cả những người mỗi ngày làm đến vài bài thơ cũng thế thôi. Nhà thơ là danh hiệu của công chúng yêu thơ ban tặng, nó được định nghĩa bằng sức sống hoặc tiềm năng sống thực sự của tác phẩm. Nhà thơ Trọng Khánh nói với tôi: " Thơ là cái nghiệp trời đầy, vướng vào thơ không dễ gì dứt bỏ. Thơ là cái sự trời cho, viết được lúc nào thì viết để cảm xúc tuột mất chính là cái chết của thơ". Là người ngoại đạo, tôi vẫn tự hỏi mình " Liệu những gì mình viết có được gọi là thơ hay không?" Cứ đọc lại những gì các nhà thơ đã nói, thực sự là băn khoăn lắm. Cho đời nhớ được một câu Bạc đầu người viết chắc đâu đã thành ( Huy Trụ). Viết một câu thơ khó vậy đấy nhưng những cái mà người ta tưởng là thơ thì nhan nhản. Tôi có một người bạn, một lần hai anh em tâm sự về thơ anh bảo: "Cái duy nhất anh muốn nói với em là khi em làm thơ, em cố không nói giống bất kỳ ai. Nói sao cho người ta mới đọc một hai câu thì biết ngay đó là Nguyệt VŨ. Không cần viết nhiều, mà phải viết rất lạ, rất bất ngờ bằng con tim, niềm yêu thương, con mắt nhận xét tinh tế ". Nghe thì đơn giản lắm nhưng cả đời người viết đạt những điều bạn tôi nói thật chẳng dễ dàng gì. Mỗi con người sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Tôi sinh ra không phải là nhà thơ nhưng chỉ chạm được tới thơ tôi cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Và viết và băn khoăn “ Thơ là gì?”. Giải đáp những băn khoăn của tôi, nhà thơ Trần Anh Thái nói: “ Thơ chỉ là thơ thôi, không có thơ mới hay thơ cũ mà chỉ có thơ hay và thơ không hay. Thơ không là triết học, thơ không là chính trị…thơ vẫn là thơ thôi.” Vậy thơ là gì, mỗi người có thể cho mình một định nghĩa riêng. Và dù ai định nghĩa thế nào thì ánh sáng của vương quốc Thơ sẽ không bao giờ tắt cùng với sự sống trên thế gian này! 5 . “ Thơ là gì?”. Giải đáp những băn khoăn của tôi, nhà thơ Trần Anh Thái nói: “ Thơ chỉ là thơ thôi, không có thơ mới hay thơ cũ mà chỉ có thơ hay và thơ không hay. Thơ không là triết học, thơ. Đã qua rồi cái thời thơ phải là vần đi u, luật vần. Khi thơ tự do lên ngôi, người ta đã cách tân thơ nhiều lắm. Cứ như các nhà thơ có tên tuổi nói trên thì định nghĩa về thơ cũng muôn hình muôn. học, thơ không là chính trị thơ vẫn là thơ thôi.” Vậy thơ là gì, mỗi người có thể cho mình một định nghĩa riêng. Và dù ai định nghĩa thế nào thì ánh sáng của vương quốc Thơ sẽ không bao giờ tắt

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan