1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc

38 332 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 358 KB

Nội dung

Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, đượcsản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á Cũng như các mặt hàng lương thựckhác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cungtrong nước để đảm bảo an ninh lương thực Do vậy, khối lượng gạo trao đổichiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới Trong thươngmại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tươngđương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hànghóa.

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới,sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng Trong 10 năm (1991 – 2001),bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượngtăng 5%/năm Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuấtkhẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàncầu Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trongnhững mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4%tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô).

Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàntoàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu Dư cung gạo không phải bắtnguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninhlương thực Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫnchủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon cógiá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp).

Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệtđể hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng nhưtìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặthàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giảiquyết.

Trang 2

Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng sản xuất và biện pháp

đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” để bảo vệ luận văn ngày

ra trường.

Kết cấu luận văn:

Chương I: Cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh sản xuất và xuấtkhẩu gạo

Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Namtrong thời gian qua.

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

1 Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới:

Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế,nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, nhu cầuvề ăn và mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uốnglại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày Bởi vậy, lương thực trởthành yếu tố được chú trọng hàng đầu Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thếgiới luôn quan tâm, lo lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấpbách Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốcgai và quốc tế thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thựcquốc gia và toàn cầu Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loạido nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc Theo số liệucủa Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triêu người ở

Trang 3

những nước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực,trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em Trung bình hàng năm trên thế giới cókhoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì nạn đóinghiêm trọng Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luận rằng:giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nayđể phát triển kinh tế xã hội Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loạicây lương thực được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê… Trong đó lúa gạo và lúamì là 2 loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất Với nhu cầu trung bìnhhiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người,chiếm gần 53% dân số thế giới Tuy sản lượng lúa gạp thấp hơn lúa mì mộtchút, nhưng căn cứ vào tỷ lệ hư hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và chếbiến, căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôIsống hơn một nửa dân số trên thế giới Gần nửa dân số còn lại được đảm bảobằng lúa mì và các loại lương thực khác.

Điều này chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới vàtrong đời sống kinh tế quốc tế.

2 Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế nước ta:

Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúanước cổ xưa nhất thế giới Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninhlương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước Dân sốnước ta là gần 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm 80% và lựclượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước.Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lựclượng lao động cả nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tíchcanh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồngcây lương thực: Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khiđó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực.

Trang 4

Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hútnguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tếquốc dân.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trícủa lúa gạo Việt Nam: Lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấplương thực cho cả nước và do đó chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốcdân Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nóichung và lúa gạo nói riêng, như: Chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thíchđáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ Lúagạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (nhưvăn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu) Nhờ đó, từ năm1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lạinguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xâydựng đất nước.

II NHU CẦU GẠO CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI:

1 Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới:

Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhậpcủa các hộ gia đình Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nướcđang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ởcác nước đó còn thiếu.

Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hoà ở các nướcphát triển Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu trụ gạotoàn cầu từ năm 1998 – 2002 chỉ tăng 5,5%, từ 387,145 triệu tấn năm1998/1999 lên 408,764 triệu tấn năm 2002/2003, trong đó khu vực Bắc Mỹcông tăng 1,1%, châu Mỹ La Tinh tăng 8,9%, EU tăng 5,3%, Các nướcthuộc Liên Xô cũ tăng 15,2%, Trung Đông tăng 15,7%, Bắc Phi tăng 18,7%,các nước Châu Phi tăng 27,1%, Nam Á tăng 5,9%, các nước Châu Á kháctăng 3,4%, Châu Úc giảm 14,7%và các nước thuộc Đông Âu giảm 2,2%.

Trang 5

Theo đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thếgiới là 58% kg/người/năm, tại các nước Viễn Đông châu Á hiện nay ổn địnhở mức 95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Ấn Độ là76kg/người/năm, cận Đông Châu Á là 20kg/người/năm, Châu Phi là17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là 26kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm,Thái Lan là 106kg/người/năm.

Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượnggạo tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29% Tỷ trọngtiêu thụ gạo ở các khu vực khác tương đối thấp : châu Mỹ chiếm khoảng 5%,châu Phi 4,3%, Liên Xô và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là0,6%.

Bảng 1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước(quy gạo xay theo niên vụ)

Đơn vị: ngàn tấnSttCác nước1998/991999/002000/012001/022002/03

Trang 6

Tổng thế giới 387.145398.511395.547410.800408.764

Nguồn : FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

2 Tình hình xuất – nhập khẩu gạo trên thế giới:

2.1.Tình hình nhập khẩu gạo:

Theo dự báo của USDA, lượng gạo nhập khẩu toàn cầu năm 2003 sẽđạt mức 26,8 triệu tấn, giảm 5% so với 28,1 triệu tấn năm 2002 do nhu cầunhập khẩu từ nhiều nước nhập khẩu chính do sản lượng nội địa tăng vàchính phủ các nước khuyến khích sản xuất trong nước bắng nhiều biện phápnhư trợ cấp, trợ giá, giảm giá vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật…

Theo USDA, niên vụ 2002/2003, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầuước tính khoảng 26,334 triệu tấn Nhu cầu nhập khẩu gạo chủ yếu là ở cácnước Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, trong đó nhập khẩu gạo ở các nướcChâu Phi và Trung Đông chiếm đến 42% tổng lượng gạo nhập khẩu toàncầu Trong khi đó, Châu Á sản xuất đến trên 90% lượng gạo trên thế giớinhưng chỉ nhập khẩu khoảng 34% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu.Trong năm 2003, sản lượng gạo nhập khẩu Iran, Banglades, EU, Arapsaudi,Trung Quốc, Nga sẽ tăng, các nước Indonesia, Irắc, Senegal và Brazil giảm

Theo thống kê của USDA, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới làIndonesia với mức nhập khẩu là 3,5 triệu tấn niên vụ 2002/2003, thứ hai làNigeria nhập khẩu 1,5 triệu tấn tiếp đến là Philipin là 1,2 triệu tấn, Irắc 1,1triệu tấn, Iran 1 triệu tấn và Trung Quốc 1 triệu tấn.

Trung Quốc dự tính sẽ nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo trong năm2003, tăng 7,5 ngàn tấn so với năm 2002 Phần lớn gạo nhập khẩu của TrungQuốc là loại gạo thơm của Thái Lan để tiêu dùng cho người có thu nhập caocủa thành phố Theo cam kết với WTO, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuếquan đối với mặt hàng gạo Thuế nhập khẩu trong hạn ngạch tương đối thấp,1% đối với hàng thô, không quá 10% đối với gạo xay xát, thuế ngoài hạnngạch là 80%, sau đó giảm xuống 40% vào năm 2004

Theo USDA, Trung Đông nhập khẩu khoảng 4,71 triệu tấn gạo tăng

Trang 7

gạo tiêu dùng của mình do khu vực này rất khó mở rộng sản xuất Đây là thịtrường lớn nhất thế giới về các loại gạo chất lượng cao như gạo phơi mộtphần, gạo hạt dài cao cấp, basmati Các nước Iran, Irắc, ArapSaudi là nhữngnước nhập khẩu lớn nhất, còn các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani nhập khẩuít hơn chủ yếu là loại gạo Japonica.

Dự báo nhập khẩu gạo của khu vực Cận Sahara và Nam Phi là 6,2triệu tấn trong năm 2003 giảm 3% so với năm 2002 và giảm 4% so với mứckỷ lục năm 2001 là 6,4 triệu tấn.

Nhập khẩu của Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2,75 triệu tấn năm2003, giảm chút ít so với năm 2002 Tình hình nhập khẩu của khu vực nàyphụ thuộc rất nhiều vào hiện tượng thời tiết, đó là El Nino, năm 1998 lượnggạo nhập khẩu của khu vực đạt mức kỷ lục là 3,65 triệu tấn

Bảng 2: Nhập khẩu gạo thế giới theo nước (quy gạo xay)

Trang 8

Nguồn: FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

2.2 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới:

Sản lượng thóc năm 2002 giảm sẽ làm giảm cung xuất khẩu của ẤnĐộ và Úc trong năm 2003 Do đó, sức ép cạnh tranh giảm đi từ Ấn Độ sẽkhuyến khích xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam tăng lên Xuất khẩu cũngcó triển vọng tăng lên từ Ai Cập, Pakixtan và Mỹ, trong khi xuất khẩu củaTrung Quốc duy trì ở mức 2,25 triệu tấn năm 2003.

Bảng 3: xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay)

Trang 9

Nguồn: FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

Theo USDA, xuất khẩu gạo toàn đạt 24,9 triệu tấn năm 1999, 22,8triệu tấn năm 2000, 24,4 triệu tấn năm 2001, 27,9 triệu tấn năm 2002 và ướcđạt 26,3 triệu tấn năm 2003.

2.3 Diến biến giá gạo trên thị trường thế giới:

Trên thị trường thế giới, giá gạo đã liên tục sụt giảm từ năm 1998 vàluôn duy trì ở mức thấp trong những năm gần đây Theo số liệu của FAO,diễn biến giá xuất khẩu của một số loại gạo chính trong giai đoạn 1998 –tháng 3/2003, như sau:

Theo số liệu về chỉ số giá của FAO, giá xuất khẩu của hầu hết các loạigạo đều giảm trên 25% so với mức giá trung bình của các năm 1998 – 2000,trong đó gạo Japonica có chỉ số giá giảm lớn nhất, từ 34% trong giai đoạn2000 – 3/2003.

Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy giá gạo trên thị trường bắt đầu phụchồi, nhưng triển vọng giá gạo trong thời gian tới vẫn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khó xác định như diễn biến chính trị ở Trung Đông, nhu cầu và chínhsách nhập khẩu của các nước Châu Phi… Mặt khác, nhu cầu nhập khẩutrong năm 2003 có xu hướng giảm đi từ nhiều nước nhập khẩu chính nhưIndonesia, Philippin, Iran… sẽ là những yếu tố làm cản trở giá gạo tăng trởlại trong thời gian tới.

3 Dự báo triển vọng thị trường gạo tới năm 2010:

3.1 Triển vọng tiêu thụ:

Trang 10

Theo dự báo của USDA, tổng mức tiêu thụ gạo của thế giới đến năm2010 là 439.324 ngàn tấn Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo bình quân từ nayđến năm 2010 là 0,9%/năm, trong đó số lượng gạo dùng làm thực phẩm là399.023 ngàn tấn, sử dụng làm thực phẩm với mức độ tăng bình quân là 1%/năm.

Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: Tổng mức tiêu thụ của các nướcđang phát triển sẽ tăng khoảng 1%/năm và tại các nước phát triển chỉ tăng0,5%/năm Dự báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: Tiêu dùng gạo nhưthực phẩm tại các nước đang phát triển sẽ tăng bình quân 1,1%/năm còn tạicác nước phát triển là 0,3%/năm.

Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ theo đầu người thì Myanmar có mức tiêuthụ theo đầu người cao nhất đạt 183,8kg/người/năm vào năm 2010, tiếp đếnlà Campuchia với 166kg/người/năm, thứ 3 là Indonesia là 158kg/người/năm.

3.2 Triển vọng buôn bán gạo trên thị trường thế giới:

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), buôn bángạo toàn cầu dự báo sẽ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2003 –2012 Tới năm 2012, buôn bán gạo dự báo sẽ đạt trên 33 triệu tấn, tăng 25%so với mức kỷ lục đạt trong năm 1998.

*Nhập khẩu:

Gạo hạt dài (Indica) sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng giao dịchgạo toàn cầu Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu là các nước Châu Á, TrungĐông, Cận Sahara Châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó phải kể đến Indonesia,Iran, Irắc, Philippin và Arập-xê-út sẽ vẫn là những nước nhập khẩu gạo hạtdài chủ yếu.

*Xuất khẩu:

Thái Lan và Việt Nam, hai nước đứng đầu về xuất khẩu gạo hạt dài,dự báo sẽ chiếm khoảng 44% trong tổng lượng gạo xuất khẩu toàn câù.

Trang 11

Năng suất tăng trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thị trườngnội địa có xu hướng giảm đi sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung xuất khẩu củahai nước này.

Ấn Độ vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo lớn từ giữa thập niên 90 mặcdù gạo xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là gạo hạt dài chất lượng thấp, gao caocấp basmati chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo củanước này.

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc – nước đứng thứ 5 thế giới về xuấtkhẩu gạo – chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sảnxuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấpđể đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng nhưthị trường xuất khẩu.

Mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trongnguồn thu ngoại tệ của Pakixtan, nhưng những khó khăn về nguồn nước tướicũng như cơ sở hạ tầng ngăn cản Paxkitan tăng sản xuất và xuất khẩu gạo,làm lượng xuất khẩu của nước này, sau khi tăng nhẹ, lại giảm xuống mức2,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu năm 2000

III.SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM:

1 Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo:

Điều kiện đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo.Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sảnphẩm Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đấtgiành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cảnước, bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất cókhả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp.Theo khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, đất có khả năng nông nghiệp nước ta có trên10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha

Trang 12

Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cảhướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa.

Khí hậu:

Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cungcấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mưa Khí hậucủa nước ta có điều kiện lý tưởng đối với cây lúa do có sự kết hợp chặt chẽgiữa các yếu tố trên Nghiên cứu các yếu tố về đIều kiện sinh tháI cho thấyrõ thêm, không phải vô cớ mà cây lúa là cây bản địa của Việt Nam với lịchsử nhiều ngàn năm cua nghề trồng lúa Đặc biệt ở 2 vựa lúa chính, có chế độthâm canh và luân canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế đó.

1.3 Nước tưới tiêu:

TàI nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghềtrồng lúa ở Việt Nam Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồngbằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nươc trời quý giá mà còn đồngthời bồi bổ cho lúa nguồn phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước vàđạm nhân tạo không thể so sánh Cùng với nước mưa trời, dòng chảy mặtcòn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỉ m nước Ngoài ra, hệthống thuỷ lợ nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm đã đạtđược thành qủa bước đầu đáng mừng Có thể nói, nước, nguồn tài sản thiênnhiên vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát thuỷ lợi hơn nữa của Nhànước trong thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩugạo tăng mạnh trong những năm gần đây.

1.4 Nhân lực:

Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còncó ưu thế lớn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa Lịchsử sản xuất lúa của Việt Nam đã trải qua hơn 6000 năm kể từ thưở cộngđồng nguyên thuỷ ngươì Việt cho đến khi ra đời nhà nước Văn Lang và chotới nay, đã được các thế hệ đúc rút và để lại nhiều tri thức, kinh nghiệm quíbáu Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biệt, nó cho phép

Trang 13

khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tàI sản thiên nhiên nhưtàI sản đất, tài sản nước, tàI sản khí hậu.

1.5 Địa lý và cảng khẩu:

Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu thường đượcvận chuyển bằng đường biển So với các phương thức vận tải quốc tế bằngđường sắt, đường hàng không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi,thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn Do vậy, riêng phương thức này đãchiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế Việt Nam có vị trí giao thôngđường biển rất thuận lợi Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằmgần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đIĐông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu,Châu Mỹ… Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hảI quốc tế thường chỉ hết 3giờ hành trình với 40 hải lý Từ cảng Sài Gòn, nếu xuất khẩu gạo điSingapore thường hết 2 ngày hành trình, Nhật: 6 ngày,Indonesia: 3 ngày,Hàn Quốc: 5 ngày, Hồng Kông : 1 ngày, Pháp: 25 ngày, Hà Lan: 34 ngày,Anh: 35 ngày, Mỹ (Los Angelss): 25 ngày.

Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩugạo.

2 Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam:

Bên cạnh những lợi thế trên như là một tiềm năng trong sản xuất vàphát triển sản xuất lúa gạo để xuất khẩu, thì sự cần thiết phải xuất khẩu gạođối với Việt Nam có thể qui tụ vào những lẽ cơ bản sau đây:

2.1 Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước:

Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiệnnay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩunói chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho côngnghiệp hóa Trước tình hình đó, lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặthàng xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta, sau dầu thô Trong suốt 13 (1991 –10/2003) năm qua, riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 8 tỷ USD…

Trang 14

Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộcđổi mới kinh tế của đất nước.

2.2 Cải thiện đời sống:

Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớnthuộc chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lượckinh tế – xã hội của đất nước.

Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinhsống bằng sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực Trong khi đó, đời sốngở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể Đời sống của người nôngdân còn thấp, xét cả về mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vậtchất và cơ sở hạ tầng v v… Với tình trạng đó thì việc phát triển sản xuất lúagạo và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nông dân góp phần xâydựng nông thôn ngày một giàu mạnh là điều thật sự cần thiết.

2.3 Phát huy lợi thế trong nước:

Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản nhưlợi thế về đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý vàcảng khẩu Một chiến lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác triệtđể nhất các lợi thế Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa tăngđều đặn trong những năm qua Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúngta thấy rõ sự cần thiết phải xuất khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của địnhhướng xuất khẩu gạo là tất lẽ dĩ ngẫu.

Trang 15

Trong giai đoạn 1992 – 1997, diện tích trồng lúa tăng bình quân1,85%, năng suất tăng bình quân 3,10%/năm và sản lượng tăng bình quân4,97%/năm Trong giai đoạn tiếp theo (1997 – 2002), mặc dù diện tích trồnglúa chỉ tăng 1,05%/năm, nhưng do năng suất tăng cao hơn so với giai đoạntrước, đạt 3,25%/năm, nên sản lượng lúa cả năm vẫn đạt tốc độ tăng4,3%/năm Bảng 4 cho thấy các số liệu cụ thể về diện tích, năng suất và sảnlượng lúa qua các năm Như vậy, trong giai đoạn 1992 – 1997, khoảng trên60% mức tăng trưởng sản lượng lúa là do tăng năng suất và trong giai đoạn1997 – 2002 là khoảng 75%.

Bảng 4: Tình hình sản xuất lúa ở Việt NamNămDiện tích lúa cả

1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng 1000 tấn % tăng

Trang 16

lương thực bình quân đầu người tăng từ 324,4kg/người năm 1990 lên 372kg/người năm 1995 và 435kg/người năm 2002, nhưng mức sản lượng bình quâncao nhất đạt được vào năm 2000 là 455kg/người.

2 Thị trường lúa, gạo Việt Nam:

Sản xuất và cung ứng lúa, gạo:

Tham gia vào sản xuất lúa ở Việt Nam có tới 70% số hộ cả nước, hay84% số hộ ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất phânbố rộng, qui mô nhỏ và yêu cầu đảm bảo tiêu dùng lương thực trong các hộgia đình, nên tỷ lệ số hộ có bán lúa chỉ chiếm khoảng 60% Nếu xét theovùng sản xuất, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ bán lúa chiếm khoảng 76% (caonhất trong cả nước).

2.2 Tiêu dùng và mua lúa, gạo:

Chỉ có khoảng 98% số hộ gia đình ở khu vực thành thị và3/4 số hộ giađình ở khu vực nông thôn phải mua gạo trên thị trường Trong khu vực nôngthôn, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ mua gạo cao nhất, chiếm khoảng 89% Nếuxét theo nhóm thu nhập, thì trong nhóm hộ giàu, tỷ lệ số hộ mua gạo trên thịtrường cao hơn so với nhóm thu nhập thấp Bình quân lượng gạo mua trongmột năm của một hộ gia đình là trên 300kg, bình quân cao nhất là ở vùngĐBSCL (350kg/hộ/năm) và thấp nhất là ở vùng ĐBSH (100kg/hộ/năm).

II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM:

1 Tình hình xuất khẩu:

Từ năm 1989 đến nay, 14 năm liên tục, Việt Nam được xem là mộtthế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng ngàycàng tăng Trong giai đoạn (1992 – 1997), xuất khẩu gạo của Việt Nam tăngbình quân 12,94%/năm về lượng và 15,80%/năm về trị giá Mặc dù tronggiai đoạn gần đây (1997 – 2002), xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có dấuhiệu tăng chậm lại Điều này có nguyên nhân từ sự suy giảm giá chung trênthị trường thế giới Tuy nhiên, năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệutấn gạo, với giá trị xuất khẩu đạt 1,025 tỷ USD, so với năm 1989, lượng tăng

Trang 17

gấp 3,2 lần và giá xuất khẩu bình quân tăng 1,11 lần và giá trị tăng gấp 3,53lần Năm 2000, xuất khẩu 3,5 triệu tấn, do khó khăn về thị trường và giá cảgiảm, năm 2001 xuất 3,7 triệu tấn và năm 2002 xuất 3,2 triệu tấn.

Bảng 5: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 1991 – 2003

NămSản lượng gạo

Kim nghạchxuất khẩu

Gía bình quân1 tấn

Nguồn : Niên giám Thống kê Việt Nam

Tính chung 14 năm, nước ta đã cung cấp cho thị trường gạo thế giớitrên 37 triệu tấn, bình quân 2,64 triệu tấn/năm và tổng giá trị xuất khẩu gạođạt trên 8 tỷ USD, bình quân 572 triệu USD/năm Năm 2003, mặc dù thịtrường Irắc có biến động, nhưng các thị trường mới đã mở ra như Iran,Libăng, Xi-ri, Châu Phi, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao Kế

Trang 18

hoạch xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo năm 2003 đã hoàn toàn có thể đạt hoặcvượt.

Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao cả về chất lượng gạo và chất lượng chế biến (phân theo tỷ lệ tấm) Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng trung bình, với tỷ lệ tấm cao trên 25% chiếm đến 80 – 90%, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 6: Tỷ lệ một số loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được tăng dần cùng với xuhướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung – cầu của thị trường lúa gạothế giới Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm 1995 – 1998 là 269 USD/tấn,tăng 61 USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989 – 1994).Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần: từ

Trang 19

40 – 55 USD/tấn những năm 1989 – 1994 xuống 20 – 25 USD/tấn nhữngnăm 1995 – 2000 Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nayvẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới.

2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam:

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: ngày càng được mở rộng.Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm1993 – 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến trên 80nước và có mặt ở cả 5 châu lục Trong đó, thị trường nhập khẩu chính củagạo Việt Nam là các nước Châu Á với 29 nước, Châu Âu 29 nước, Châu Mỹ17 nước, Châu Phi 16 nước va Châu Đại Dương 3 nước Trong đó, Châu Ávà Châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Giai đoạn1991 – 2000 hai thị trường ày chiếm tỷ lệ tương ứng là 58,8% va 18,8%.Các thị trường nhập khẩu với lượng lớn và ổn định la Philippine, Inđônêsia,Malaysia, Irắc Các nước Singapore, Thuỵ Sỹ, Hà Lan và Mỹ nhập khẩugạo của ta chủ yếu là để tái xuất.

3 Một số nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam:

Inđônêsia: Trong 5 năm trở lại đây, Inđônêsia đã nhập khẩu gạo của

Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Myanma và Đài Loan Chính phủ Indonesia chủyếu nhập khẩu gạo 25% tấm Năm 1999 nhập 1804 ngàn tấn (40%) và 2001chỉ còn 350 ngàn tấn (14%), năm 2002 là 744,0 ngàn tấn.

Philippine: Hàng năm, gạo Việt Nam chiếm 40 – 60% tổng lượng gạo

nhập khẩu của nước này.Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Philippine370 ngàn tấn (trên thực tế là 530 ngàn tấn vì một số công ty nước ngoài nhậpkhẩu gạo của Việt Nam rồi xuất sang đây).

Malaysia: Nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,

Myanma, Mỹ, Ấn Độ, với giá trị 36,52 triệu USD.

Singapore: Năm 1999, đã nhập khẩu 112 ngàn tấn gạo của Việt Nam,

năm 2000 là 221 ngàn tấn, 260 ngàn tấn trong năm 2001 và 97,36 ngàn tấnnăm 2002.

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước (quy gạo xay theo niên vụ) - Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc
Bảng 1 Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước (quy gạo xay theo niên vụ) (Trang 5)
Bảng 2: Nhập khẩu gạo  thế giới theo nước (quy gạo xay) - Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc
Bảng 2 Nhập khẩu gạo thế giới theo nước (quy gạo xay) (Trang 7)
Bảng 3: xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay) - Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc
Bảng 3 xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay) (Trang 8)
Bảng 4: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Năm Diện tích lúa cả - Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc
Bảng 4 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Năm Diện tích lúa cả (Trang 15)
Bảng  5: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 1991 – 2003 - Xuất khẩu gạo ra TT TG.doc
ng 5: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 1991 – 2003 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w