79
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
VAI TRÒVÀNHỮNGTHÁCHTHỨCTỪCÁCCÔNGTRÌNHTHỦYĐIỆN–
THỦY LỢI Ở MIỀNTRUNGVIỆTNAM
Lê Thị Nguyện, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì thế một
hiện tượng phổ biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” là tình trạng phát triển rầm rộ
các côngtrìnhthủy điện. ViệtNam đã được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá
là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện.
Do đặc
điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ởmiềnTrung - Tây Nguyên với lưu
lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối
ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủyđiện rất lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển tràn lan các
công trìnhthủy điện, thủylợi đã gây ra nhiều tác động không mong muố
n đến cả môi trường tự
nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.
1. Đặt vấn đề
Không ai phủ nhận những cái lợitừ việc đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện.
Thủy điện có thể được coi là một nguồn năng lượng tái tạo như những nguồn năng
lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng bức xạ Mặt trời Thủy năng thải rất
ít khí thải nhà kính so với phương thức sản xuất điện khác. Lượng khí nhà kính mà thủy
điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuocbin khí chu kì hỗn hợp và nhỏ hơn
25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Về mặt kinh tế, việc đầu tưthủyđiện thật sự
có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Thủyđiện có công suất càng lớn, địa hình
tốt thì suất đầu tư thấp, với suất đầu tư bình quân 25 tỉ đồng/ MW thì chỉ từ 8 – 10 năm
sẽ thu hồi vốn. Chính vì thế, trong nhữngnăm gần đây, phong trào đầu tưcác dự án
thủy điện đang trở nên rất sôi động.
Trong khi đất nước đang thiếu điện trầm trọng, trách nhiệm của các tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên vốn có lợi thế về thủyđiện nên phải góp phần b
ảo đảm năng
lượng cho đất nước phát triển. Có lẽ vì thế mà các tỉnh miềnTrung đã, đang và sẽ xây
dựng gần 150 nhà máy thủyđiện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan các nhà
máy thủyđiện đã để lại những hiểm họa khôn lường. Những cánh rừng bị phá hủy tan
nát khiến lũ ngày càng hung hãn, hiện tượng “lũ chồng lũ” xuất hiện, môi trường sinh
thái thay đổi làm bi
ến mất nhiều loài động vật, thực vật, nguồn nước trên các sông bị
suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, nhiều vùng đất
sản xuất bị biến mất Đặc biệt cuộc sống của người dân ở nhiều khu tái định cư thủy
80
điện hiện đang là những vấn đề bức xúc do quá trìnhthực hiện các chính sách tái định
cư chưa được nghiêm túc, nhất là đối với dân tộc thiểu số, cuộc sống của họ càng khốn
đốn hơn.
2. Nội dung
2.1. Khái quát hệ thống sông miềnTrungvà hiện trạng sử dụng nguồn nước
Việt Nam có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực sông trên 10.000km
2
, nhưng
riêng khu vực miềnTrungvà Tây Nguyên đã chiếm hết 7 hệ thống sông, bao gồm hệ
thống sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sê San, sông Srêpok, sông Ba
và hệ thống sông Đồng Nai, các yếu tố thủy văn liên quan đến các hệ thống sông như
sau:
Bảng 1. Các hệ thống sông lớn ởmiềnTrung
STT
Hệ thống
sông
Diện tích lưu
vực (km
2
)
Tổng lượng dòng chảy
(tỷ m
3
)
Nhu cầu nước
(tỷ m
3
)
1 Mả 28.400/ 17.600 18 4,5 7,807 36,478
2 Cả 27.200/ 17.730 23,5 4,7 3,749 4,294
3
Vu Gia –
Thu Bồn
10.350 19,9 5,78 2,473 3,522
4 Sê San 11.450 12,9 4,63 1,327 1,625
5 Srêpôk 18.480 15,04 2,83 1,37 2,002
6 Ba 13.900 10,34 2,39 2,709 3,182
7 Đồng Nai 38.600 33,64 9,603 8,061 9,635
Nguồn [2].
Nếu tính đến các hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 2.500km
2
thì ViệtNam
có 16 hệ thống sông và riêng khu vực miềnTrung– Tây Nguyên đã chiếm 12 hệ thống
sông. Nghĩa là ngoài 7 hệ thống sông kể trên còn có hệ thống sông Gianh (Quảng Bình),
sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng
Ngãi) và sông Kone (Bình Định). Nhìn chung, khu vực miềnTrungvà Tây Nguyên Việt
Nam có mật độ hệ thống sông dày đặc và rất đa dạng. Hầu hết, sông đều ngắn, dốc và
được phân bố đồng đều khắp các tỉnh. Đại đa số các sông được bắt nguồn từ sườn Đông
dải Trường Sơn, ngoại trừ sông Cả bắt nguồn từ Lào, sông Mã bắt nguồn từ phía Nam
Điện Biên nhưng sau đó chảy qua Lào rồi vào ViệtNamở tỉnh Thanh Hóa, còn sông
Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, địa phận tỉnh Lâm Đồng, sau đó chảy qua
tỉnh Đắk Nông trước khi chảy qua các tỉnh Đông Nam Bộ.
Hệ thống sông của miề
n Trung đã đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển
81
kinh tế của các tỉnh. Tuy nhiên do dòng chảy của các sông này thường tập trung nhanh,
lưu lượng lớn nên thường gây ngập lụt ở vùng hạ lưu, nhất là vào mùa mưa lũ, làm thiệt
hại đến đời sống của người dân vùng hạ lưu và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh. Theo tài liệu điều tra của Bộ Tài nguyên – Môi trường, hiện trạng sử
dụng tài nguyên nước ởcác hệ thống sông miềnTrung– Tây Nguyên được xác định
như sau:
Hình 1. Cơ cấu sử dụng nguồn nước theo ngành
Hình 2. Tỉ lệ (%) dân đô thị được cấp nước sạch từcác hệ thống sông
Nguồn [2].
0 20406080
Bằng Giang – Kỳ
…
Red - Thai Binh
Mã
Cả
Gi an h
Th ạch Hãn
Hương
Thu Bồn & Vu Gia
Tra Khuc
Kone
Ba
Đồ ng Nai
Nhóm sông ĐNB
Sê Sa n
Sr ê Po k
ĐBSCL
Kh u vực đô thị do trung ương hoặc t ỉnh quản lý
%
0 102030
Khu vực huyện lỵ
84
83
88
81
67
71
88
82
94
93
96
72
58
84
87
81
5
9
2
1
13
9
1
7
1
3
1
14
11
6
2
1
3
4
2
5
9
5
4
3
1
2
2
8
5
4
5
1
8
4
8
14
11
14
7
8
4
2
2
6
26
6
7
16
0 102030405060708090100
Bằng Giang-Kỳ Cung
Hồng-Thái Bình
Mã
Cả
Gianh
Thạch Hãn
Hương
Vu Gia-Thu Bồn
Trà Khúc
Kone
Ba
Đồng Nai
Nhóm sông ĐNB
Sê Sa n
Sr ê Po k
CĐBSCL
Sử dụng nước theo ngành
Tưới Công nghiệp Cấp nước sinh hoạt Nuôi t r ồng thủy sản
%
Tưới
Công nghiệp
Cấp nước sinh hoạt Nuôi trồng thủy sản
Khu vực đô thị do trung ương hoặc tỉnh quản lý
Khu vực huyện lỵ
82
2.2. Khả năng khai thác thủyđiệntừcác hệ thống sông miềnTrung
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một hiện tượng phổ
biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” ởViệtNam là sự phát triển tràn lan các
nhà máy thủy điện. ViệtNam được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá là
nước đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện. Thật vậy, đối với các nước
phát triển, thủyđiện chỉ chiếm vaitrò thứ yếu, như ở Nhật Bản thủyđiện chỉ chiếm 3%
nguồn cung cấp năng lượng trong năm (20% năng lượng than đá, 13% năng lượng
nguyên tử ). Đối với khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Indonesia thủyđiện cũng chỉ
chiếm 2%, Trung Quốc mặc dù thủ
y điện xây dựng khá rầm rộ nhưng cũng chỉ chiếm
6% so với tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm. Trong khi đối với Việt Nam,
thủy điện chiếm đến 20% tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm.
Với điều kiện tự nhiên của hệ thống sông ngòi ởmiềnTrung là bắt nguồn từcác
núi cao nên sông có độ dốc lớn, có nhiều thác ghềnh và v
ới khả năng hiện có của các
tỉnh, nên trong thời gian qua UBND các tỉnh cùng với các Sở, Ban ngành đã tiến hành
lập nhiều đề án, chiến lược trong việc xây dựng và khai thác thủy điện, thủy lợi. Đồng
thời, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như vốn ngân sách, vốn của một số tập đoàn
kinh tế đã đầu tư nhiều côngtrìnhthủy lợi, thủyđiện khắp trên các sông. Có thể nói
mật độ các dự án nhà máy thủyđiện đã và đang được xây dựng dày đặc, cụ thể:
- Quảng Nam có đến 62 dự án thủyđiện được phê duyệt. Riêng hệ thống sông
Vu Gia - Thu Bồn đã có 10 dự án hoạt động và 47 dự án thủyđiện vừa và nhỏ đã được
địa phương cho phép lập kế hoạch nghiên cứu và đầu tư.
- Thừa Thiên Huế cũng có một loạt nhà máy thủyđiệnnằm trên các nhánh của
sông Hương đang được thi côngồ ạt. Hệ thống sông Hương là hợp lưu của 3 nhánh
sông lớn, sông Bồ, sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Tổng diện tích lưu vực khoảng
2.960km
2
.
+ Sông Bồ: Có diện tích lưu vực 780km
2
, nhập lưu với sông Hương ở ngã ba
Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ đến ngã ba Sình là 94km. Hiện nay trên thượng
nguồn sông Bồ đang được Công ty cổ phần Thủyđiện Hương Điền đầu tư xây dựng hồ
thủy điện Hương Điền để tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia phục vụ
miền TrungvàmiềnNam với công suất 81MW, điện lượng trung bình năm là
197,7.10
6
kwh. Côngtrìnhthủyđiện Hương Điền còn đón thêm lưu lượng xã từ nhà máy
thủy điện A Lưới vàcácthủyđiện nhỏ khác trên sông Bồ để tăng thêm công suất.
+ Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới vàNam Đông,
nhập lưu với sông Tả Trạch tại ngã ba Tuần, có diện tích tính đến của nhập lưu là
729km
2
, chiều dài sông chính 51km. Hiện trên sông Hữu Trạch đã được đầu tư xây
dựng côngtrìnhthủyđiện Bình Điền với công suất 44MW.
+ Sông Tả Trạch: Sông Tả Trạch được coi là dòng chính phía thượng nguồn của
83
sông Hương. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện Nam Đông và nhập lưu cùng sông
Tả Trạch tại ngã ba Tuần. Diện tích lưu vực đến ngã ba Tuần là 821km
2
. Từnăm 2005 ở
Dương Hòa đã khởi công xây dựng côngtrình hồ chứa nước Tả Trạch, đây được coi là
công trình đập lớn nhất Việt Nam, dự kiến côngtrình sẽ hoàn thành vào năm 2011. Hồ
chứa nước Tả Trạch ngoài nhiệm vụ cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nước tưới, cải tạo môi
trường, côngtrình còn có nhiệm vụ phát điện với công suất 19,5MW.
- Sông A Sáp: Sông bắt nguồn từ nước Lào và chảy vào địa phận tỉnh Thừa
Thiên Huế. Ngày 26/04/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chính
thức phát lệnh chặn dòng sông A Sáp tại huyện A Lưới để xây dựng côngtrìnhThủy
điện A Lưới với công suất 170MW, côngtrình này do Công ty cổ phần Thủyđiệnmiền
Trung làm chủ đầu tư, điện lượng bình quân năm là 686,5.10
6
kwh và nhiều côngtrình
thủy điện nhỏ khác (dưới 10MW).
- Đối với khu vực Tây Nguyên, riêng 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum đã
có 11 nhà máy thủyđiện lớn đang vận hành, với tổng công suất trên 5.000 MW, chiếm
25% tổng công suất nguồn thủyđiện của cả nước. Theo quy hoạch của 3 tỉnh này thì có
đến 257 dự án xây dựng nhà máy thủyđiện vừa và nhỏ. Trong đó Gia Lai có đến 113
nhà máy với tổng công suất 549,78MW, Đắk Nông 70 nhà máy với tổng công suất
241,07MW, Đắk Lắk 104 nhà máy Trên sông Đắk Mi dài chưa đến 100km đã có 4 nhà
máy thủyđiện bậc thang, gồm Đắk Mi 1 (58MW, Kon Tum), Đắk Mi 2 (90MW), Đắk
Mi 3 (45MW) và Đắk Mi 4 (210MW). Như vậy, “1 giọt nước” chảy từ nguồn ra biển
phải qua 4 cửa tuốc bin.
Hình 3. Các nhà máy thủyđiện đã, đang và sẽ xây dựng ở tỉnh Quảng Nam
84
Có thể thấy mức độ phát triển cáccôngtrìnhthủyđiện trên các lưu vực sông ở
miền Trungvà Tây Nguyên qua hình sau:
Hình 4. Mức độ phát triển thủyđiện trên các hệ thống sông
Nguồn [3].
Việc đầu tư xây dựng các côngtrìnhthủy lợi, thủyđiện nêu trên sẽ mang lại
nhiều hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, như cung cấp điện năng, các hồ chứa sẽ tham
gia giảm nhẹ và phòng chống thiên tai, nghĩa là sẽ cắt được lũ và chống được hạn, sẽ
bảo đảm nguồn nước nuôi trồng thủy sản và canh tác. Cụ thể như hồ Tả Trạch (Thừa
Thiên Huế) theo quy hoạch sẽ kết hợp với hồ Bình Điền để cắt 100% lũ tiểu mãn và lũ
sớm (theo tính toán của Viện Khoa học ThủylợimiềnNam trong dự án Quy hoạch ổn
định sông Hương đã phê duyệt), từ đó sẽ giảm thiệt hại cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống
nhân dân, đặc biệt là bảo vệ được khu di sản Kinh Thành Huế và vùng phụ cận. Hệ
thống cáccôngtrìnhthủy lợi, thủyđiện này sẽ bổ sung nguồn nước tưới cho 34.728ha,
cấp nước sinh hoạt và hoạt động công nghiệp với lưu lượng Q = 2m
3
/s và bổ sung nước
để đẩy mặn với lưu lượng Q = 25km
3
/s. Ngoài ra, khi toàn bộ cáccôngtrình được xây
dựng hoàn thành sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia với công suất 260MW, trong đó Tả
Trạch: 19,5MW, Bình Điền: 48MW, Hương Điền: 50MW và A Lưới: 150MW.
2.3. Những tác hại từcáccôngtrìnhthủyđiện–thủylợiởmiềnTrung
Song song với những hiệu quả tích cực từcáccôngtrìnhthủy lợi, thủyđiện thì
những tác động tiêu cực đưa đến từcáccôngtrình này là không nhỏ
, cụ thể:
- Do sợ tốn kém nhiều nhà máy đã không xây dựng các hồ phòng lũ, vì vậy để
tránh hiện tượng vỡ đập nhiều nhà máy buộc phải xả lũ trong lúc lũ ở hạ lưu đang dâng
cao.
Thủy điện A Vương (Quảng Nam) với công suất 210MW, lớn gấp đôi thủyđiện
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Lo -
Gam -
Ch ay
Da Ma Ca Vu Gia
-Thu
Bon
Tr a
Khu c -
Huong
Ba Se San Sr e
Pok
Dong
Nai
Côn g su ất (Mw)
Trữ n ăng Kinh t
ế
Kỹ thuật Công su
ấ
t đã khai thác Công su
ấ
t sẽ khai thác đ
ế
n 2025
85
Thác Bà (Yên Bái) nhưng phạm vi mặt thoáng tạo thành hồ chứa chỉ có 9,09km
2
, một
cái mặt hồ rất bé và dung tích toàn bộ của hồ chứa chỉ 343,55 triệu m
3
, trong khi dung
tích hồ chứa của Thác Bà lên tới 1,4 tỉ m
3
, gấp gần năm lần hồ chứa của A Vương [1],
[4]. Chính vì vậy, bao nhiêu năm nay hồ Thác Bà chứa và điều tiết nước rất tốt, không
gây ra vấn đề gì đối với hạ lưu. Còn A Vương, chỉ cần một trận lũ lớn sẽ làm đầy hồ rất
nhanh chóng, vì vậy buộc phải tính đến phương án giữ an toàn cho bản thân côngtrình
là phải đưa nước xuống hết và hạ lưu đương nhiên phải chấp nhận một đợt đại hồng
thủy. Hiện tượng xả lũ của thủyđiện A Vương từ ngày 28-30 tháng 09 năm 2009 là điển
hình. Ngoài ra, vào mùa mưa lũ, hiện tượng ngập lụt ở hạ lưu càng trầm trọng hơn khi
lũ có kèm theo theo bùn cát sẽ dễ gây sụp đổ nhà cửa và lượng phù sa ởcác con sông
cũng sẽ bị bồi lắng quá mức. Như sông Vu Gia tại trạm quan trắc Thành Mỹ (Nam
Giang) bình quân mỗi năm bị bồi lắng 460.000 tấn đất, cát [5].
- Để lấy mặt bằng xây dựng cáccôngtrìnhthủy điện, thủy lợi, để mở đường vào
các công trình, để có mặt bằng xây dựng các khu tái định cư cho người dân thuộc phạm
vi di dời rừng già đã bị tàn phá mãnh liệt, tính trung bình để sản xuất 1MW thủy năng
thì phải mất 100ha rừng. Như ở Quảng Nam, chỉ mới triển khai 4 nhà máy thủyđiện
trên 62 dự án đã phê duyệt mà đã mất trên 4.000ha rừng liên quan phục vụ cho cáccông
trình xây dựng và 6.000ha rừng phải chặt bỏ để kéo đường dây điện [5].
Hình 5. Rừng già bị san ủi để mở đường vào thủyđiện A Lưới
- Việc xây dựng quá nhiều đập thủyđiện trên cùng một con sông đã dẫn tới việc
ngăn cản nhiều động vật thủy sinh không thể di cư bình thường và nhiều quần thể sẽ bị
hủy diệt, hoặc gây ra nguy cơ thay đổi hệ sinh thái ở vùng hạ lưu. Việc đắp đập giữ
nước còn làm suy giảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở hạ lưu, như hoạt động của
các côngtrìnhthủyđiện trên hệ thống sông Hương đã làm cho hàm lượng chất Fe, Mn
tăng lên gấp nhiều lần. Chỉ sau một năm hoạt động (2008-2009), hàm lượng chất Fe đã
tăng gấp 3 lần, Mn tăng gấp 46,8 lần, chất hữu cơ tăng 2,5 lần, coliform tổng tăng 2
86
lần (theo đánh giá của Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế). Ngoài ra, còn làm
cho nhiệt độ ở phía trước và sau đập sẽ bị chênh lệch, đồng nghĩa với việc đảo lộn môi
trường sống của các loài sinh vật thủy sinh vàthực vật sống dựa vào các con sông.
- Việc đắp đập chứa nước sẽ làm ngập diện tích rừng tự nhiên, cây công nghiệp
và hoa màu trong khu vực lòng hồ, như nhà máy thủyđiện Đắk Pô Kô chỉ 15MW
nhưng đã nhấn chìm 117,2 ha thảm thực vật và sau một thời gian khi chúng bị phân hủy
sẽ bốc mùi hôi thối. Đồng thời, dòng nước sau khi qua tuốc bin phát điện sẽ có áp lực
lớn gây xói lở ở phía hạ lưu là rất mạnh [4].
- Ngoài ra, trong quá trình thi côngcáccôngtrình sẽ phát sinh bụi từ việc khai
thác đá làm vật liệu xây dựng và quá trình san lấp mặt bằng. Như côngtrìnhthủyđiện
Đắk Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum có công suất chỉ 15MW nhưng khối lượng
bụi phát sinh do khai thác đá và quá trình san lắp mặt bằng là 20.000m
3
.
- Nhiều hồ chứa thủyđiện lại thiếu cửa xả đáy vì thế vào mùa khô nếu một lý do
nào đó nhà máy tạm ngưng không phát điện thì không một giọt nước nào có thể qua đập
để đổ về hạ lưu. Như vậy, chắc chắn ở hạ lưu sẽ bị khô hạn, như côngtrìnhthủyđiện
Đắk Mi 4 vàthủyđiện A Vương.
- Cáccôngtrình thủ
y điện, thủylợi hầu như đều có liên quan đến việc di dân ra
khỏi các khu vực xây dựng và số dân này sẽ được đưa đến định cư ở một khu vực mới.
Nghị quyết số 26 được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII, khóa IX
thông qua là: “Nơi tái định cư phải có điều kiện sống, sinh hoạt phát triển tốt hơn hoặc
bằng so với nơi ở cũ”. Mặc dù hầu hết trong các dự án về tái định cư thủyđiện đều tạo
điều kiện cho người dân khi đến các khu tái định cư sẽ được hưởng các chính sách về hạ
tầng, nhà cửa, đất sản xuất, đất canh tác,… bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Nhưng một
thực tế là người dân thuộc diện di dời “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Tại các khu tái định cư
thủy điệnởmiềnTrung– Tây Nguyên nhìn chung điều kiện sống của bà con nhiều nơi
không được thực hiện như các chính sách, các quy định đã đưa ra. Một khó khăn chung
là người dân hầu như bất lực trong việc kiếm kế sinh nhai. Các dự án hỗ trợtừ chính
quyền đều không có hiệu quả. Tình trạng phổ biến nhất ởcác khu tái định cư là nông
dân không có đấ
t canh tác, nếu có thì đất cằn cỗi, trơ sỏi đá cũng không canh tác được.
Nghĩa là định cư nhưng thiếu định canh.
Thủy điện Pa Ôi (huyện Nam Giang, trên suối Tạp Rông và Laê, một nhánh
sông Bung, Quảng Nam) đã đụng đến đất sản xuất của dân tộc Katu quá nhiều, hơn 16
ha đất ruộng bị chìm trong lòng hồ, nghĩa là 100% dân tộc Katu nơi đây không có đất để
làm nương rẫy.
Ông Nguyễn Chua - Trưởng thôn khu tái định cư Hoà Bình, Thừa Thiên Huế,
ngậm ngùi: “Sau khi được Nhà nước bố trí tái định cư, dù nơi ở mới đầy đủ hơn về điện,
đường, trường, trạm nhưng việc làm thì rất bấp bênh nên đời sống người dân gặp nhiều
khó khăn”[1].
87
Nhiều khu tái định cư ngay sát cạnh nhà máy phát điệnthủy năng nhưng cũng
thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt, tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng như khu tái định
cư thủyđiện A Vương, Quảng Nam.
Đặc biệt, cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số, họ đang gặp rất nhiều trở
ngại, khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai, có thể nói một hiện tượng phổ biến đối với
người dân ởcác khu tái định cư thủyđiệnmiềnTrungvà Tây Nguyên là tình trạng “tái
định cư đi đôi với tình trạng tái nghèo”. Mặc dù, cũng có nhiều khu tái định cư người
dân nhận được số tiền đền bù giải tỏa không phải là nhỏ (có hộ đã nhận được tiền đền
bù đến 500 triệu) nhưng do không biết cách tính toán làm ă
n, không có sự hướng dẫn
cách sử dụng đồng tiền sao cho có hiệu quả nên “tiền vào nhà khó như gió vào nhà
trống”, nghèo khổ vẫn hoàn lại nghèo khổ. Ngoài ra, nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số
đang dần dần mất đi bản sắc văn hóa, nghĩa là đời sống tinh thần ngàn đời nguy cơ bị
“tước đoạt” bởi sự tất trách, vô cảm của các chủ đầu tư.
3. K
ết luận
Với điều kiện địa hình và mạng lưới sông ngòi dày đặc thì khu vực miềnTrung
rất thuận lợi cho việc xây dựng các côngtrìnhthủy lợi, thủy điện. Bên cạnh những tác
động tích cực từcáccôngtrình này mang lại thì những tác động tiêu cực cũng đang là
những vấn đề bức xúc gây nhiều tranh cãi. Sự xuất hiện cáccôngtrìnhthủy điện, thủy
lợi đã tác động đến cả môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội ởcác vùng liên
quan đến việc xây dựng cáccông trình, cụ thể:
- Vào mùa mưa tình trạng ngập lụt ở vùng hạ lưu ngày càng trầm trọng hơn.
Điều này dẫn đến nhiều quần thể sinh vật nguy cơ bị hủy diệt, hoặc thay đổi hệ sinh thái
và nhiều loài sinh vật thủy sinh ở trước và sau đập sẽ đảo lộn môi trường sống do nhiệt
độ trước và sau đập rất chênh lệch. Ngược lại, vào mùa khô vùng hạ lưu cũng là nơi có
nguy cơ bị khô hạn trầm trọng.
- Diện tích rừng già bị tàn phá mãnh liệt để có mặt bằng xây dựng nhiều công
trình có liên quan đến hệ thống thủy điện, thủy lợi. Đồng thời, trong khu vực lòng hồ sẽ
làm ngập nhiều diện tích rừng tự nhiên, diện tích cây trồng công nghiệp và cây hoa màu.
- Chất lượ
ng nước sinh hoạt ở vùng hạ lưu bị suy giảm.
- Việc di dân ra khỏi vùng lòng hồ và đưa dân đến các khu tái định cư cũng đã
để lại nhiều hệ lụy. Quan trọng hơn cả là cuộc sống của người dân ở một số khu tái định
cư trở nên bấp bênh vì phần lớn họ bị bế tắt trong việc tìm kiếm kế sinh nhai, nhất là đối
với dân tộc thiể
u số…
Với nhữngthực trạng trên, để có thể khắc phục dần những tác động không mong
muốn từcáccôngtrìnhthủy điện, thủylợi thì việc ban hành các nguyên tắc cần phải
được thực thi nghiêm túc, phải được giám sát chặt chẽ và quan trọng hơn cả là công tác
đánh giá tác động môi trường từ các côngtrìnhthủy lợi, thủyđiện phải được tiến hành
hết sức nghiêm túc, kĩ lưỡng.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo Tuổi trẻ, phát hành ngày 09, 10, 17, 22 tháng 10 năm 2009.
[2]. Lê Bắc Huỳnh, Lưu vực sông vàthực trạng quản lý lưu vực sông ởViệt Nam, Báo cáo
Hội thảo Các khuyến nghị của Ủy ban thế giới về đập, Hòa Bình, 2009.
[3]. Nguyễn Danh Oanh, Tiềm năng, hiện trạng và kế hoạch phát triển thủyđiệnởViệt
Nam, Báo cáo Hội thảo Các khuyến nghị của Ủy ban th
ế giới về đập, Hòa Bình, 2009.
[4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăklăk, Tài nguyên nước Tây Nguyên và vấn
đề khai thác sử dụng hiệu quả, Báo cáo của Sở năm 2009.
[5]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam, Các vấn đề liên quan đến sông
ngòi và tài nguyên nước ở Quảng Nam, Báo cáo của Sở năm 2009.
ROLES AND CHALLENGES IN HYDROELECTRIC - IRRIGATIONAL
WORKS IN CENTRAL VIETNAM
Le Thi Nguyen, College of Sciences, Hue University
SUMMARY
Vietnam is in its stage of industrialization and modernization. So there is a popular
phenomenon toward electrification - “the first step”- that is the development of hydroelectrical
works. EIA assessed that VietNam is on top of the list of Southeast Asian countries with
exploitation of hydropower.
The Central – Western highland region has a dense, sloping river systerm, many
waterfalls and rapids, which are favourable for the building of hydroelectrical – irigational
works. However, dense develpoment of those works has resulted in undesirable impacts on the
natural and ecomic- social environment.
. HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN –
THỦY LỢI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Lê Thị Nguyện, Trường Đại học. thủy lợi ở miền Trung
Song song với những hiệu quả tích cực từ các công trình thủy lợi, thủy điện thì
những tác động tiêu cực đưa đến từ các công trình