1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương phần 1

88 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 7,73 MB

Nội dung

Trang 2

_ NGUYEN CẢNH MINH (Chủ biên) ĐỖ HỒNG THÁI - HỒNG THANH HẢI

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 0ứU

VA BIEN SOAN LICH SU DIA PHUONG

(Dùng cho các trường Đại học Sư phạm)

Trang 3

MỤC LỤC Trang Mở dấu PHẦN LÍ THUYẾ: Chương 1

KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

| Khai luận lịch sử địa phương, đổi tượng nghiên cứu của mơn học Lịch sử địa phương

II Vị trí, tác dụng của cơng tác nghiên cứu, biên soạn, giảng day, học tập mơn học Lịch sử địa phương ở các trường Đại học Sư phạm, Trung học phổ thơng Ill Tinh hinh nghiên cứu, giẳng dạy mơn Lich sử địa a puting Chuong 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1 Tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương

II Cơng tác sưu tẩm tài liệu

Il Bién soạn lịch sử địa phương,

Chương 3

BIEN SOAN VA GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG

| Vịtrí, ý nghĩa, tẩm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương

ở trường phổ thơn:

Trang 4

PHẦN THỰC HÀNH

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

I Vị trí, ý nghĩa của cơng tác thực hành lịch sử địa phương II Thực hành sưu tầm, khai thác tài liệu lịch sử địa phương Ill Thực hành biên soạn và giảng dạy lich sử địa phương

IV Thực hành biên soạn lịch sử nhà trưởng và xây dựng phịng truyền thống 134 1 Biên soạn lịch sử nhà trường - 2 Thực hành xây dựng phịng truyền thống nhà trường

V Day va hoe bài lịch sử địa phương tại các di tích lịch si

bảo tàng, nhà truyền thống địa phương

1 Ý nghĩa của di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống đối với việc dạy và học lịch sử địa phương

Trang 5

Gs; dau

Lịch sử địa phương cĩ ý nghĩa đúc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử dân tộc Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương sẽ gĩp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học ở các khoa Lịch sử trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và ở trường Phổ thơng Nĩ cịn cĩ tác dụng tích cực nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm, khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, gắn liển học với hành, li luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội

Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương được chú ý và đẩy mạnh hơn, đã gĩp phần khơng nhỏ vào việc hiểu biết đầy đủ, tồn điện, sâu sắc hơn lich sử dân tộc, Những hoạt động đĩ đã cĩ tác dụng rên luyện kĩ năng thực hành, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lịng tự hào dân tộc cho sinh viên, học sinh

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn thiểu một cuốn giáo trình Lịch sử địa phương cho các trường Đại học Sư phạm, bởi vậy, việc nghiên cứu, giảng day, học tập lịch sử địa phương vẫn chưa được tiến hành thống nhất và đều khắp trong các trường Đại học Sư phạm và phổ thơng Nhiều giáo viên dạy bộ mơn Lịch sử ở các trưởng Sư phạm cũng như ở các

trường Trung học phổ thơng vẫn cịn lúng túng trong việc tổ chức sưu tầm tài liệu, biên

soạn các bài giảng vể lịch sử địa phương theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tổ chức cho sinh viên, học sinh nghiên cứu, biên soạn các dé tai về lịch sử địa phương, xây

dựng phỏng truyền thống

Bởi vậy, cuốn giáo trình này được biên scạn nhằm trang bị cho các thay, cơ giáo và các bạn sinh viên khoa Lịch sử các trưởng Đại học Sư phạm những kiến thức cơ bản về lịch sử địa phương; những nội dung cơ bản về cơng tác tổ chức nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương; biết sử dụng những phương pháp cẩn thiết trong nghiên

cứu, biên soạn các tác phẩm về lịch sử địa phương và các bài giảng lịch sử địa phương

trong các trường Trung học phổ thơng và cơ sở Trên cơ sở đĩ để dạy và học tốt các tiết

lịch sử địa phương theo chương trình quy định", gĩp phần gắn bĩ nhà trưởng với địa phương, phát huy tốt hơn vai trị trung tâm văn hố giáo dục của địa phương nơi trưởng đồng

Trang 6

Cuốn giảo trình này ngồi phắn lí thuyết cịn cĩ phần thực hành nhằm trang bị cho

giảng viên và sinh viễn, giáo viên các trưởng Trung học phổ thơng những thao tác cụ thể,

những kinh nghiệm khi vận dụng phần lí thuyết về bộ mơn Lịch sử địa phương vào thực tế tổ chức nghiên cứu, giảng dạy

Phần lí thuyết gồm cĩ 4 chương:

Chương 1: “Khải niệm về lịch sử địa phương” Chương này trình bày khải niệm lịch sử

địa phương, đổi tượng, nhiệm vụ của mơn học Lịch sử địa phương: vị trí, tầm quan trong

của cơng việc nghiên cứu và giảng day lịch sử địa phương ở các trường Đại học va Phổ thơng; giới thiệu những nét chính về tiến trình nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương

ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử

Chương 2: "Phương pháp nghiên cửu và biên soạn lịch sử địa phương' Nội dung chủ

yếu của chương này là trình bày về tiến trình các bước, các khâu trong việc tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương, trong cơng tác sưu tắm tải liệu, về các nguồn tài liệu lịch sử địa phương và phương pháp phân loại chúng trong biên soạn lịch sử địa phương

Chương 3: "Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trưởng Trung học phổ

thơng" Chương này trình bày vị trí, ý nghĩa, tẩm quan trọng của cơng việc giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thơng; vể phương pháp và tiến trình biên soạn các

bài giảng về lich sử địa phương trong giở nội khố và tại thực địa ở trưởng Trung học phổi

thơng; cách thức sử dụng nguồn tải liệu lịch sử địa phương vào bài giảng lịch sử dân tộc

để năng cao chất lượng bải giảng, gây hứng thú học tập và gĩp phần giáo dục lơng yêu quê hương, đất nước cho học sinh

Chương 4: "Biên soạn lịch sử nhà trường Đại học và Phổ thơng xãy dựng phịng

truyền thống và phịng học lịch sử Chương này trình bày về phương pháp, các bước

trong cơng việc biên soạn một cuốn lịch sử của nhà trưởng, về xây dựng phịng truyền thống và phịng học lịch sử ở trưởng Đại học và Trung học phổ thơng

Phẩn thực hành nêu lên vị trí, tẩm quan trọng và tác dụng của cơng tác thực hành

lịch sử địa phương đối với việc nghiên cứu, giẳng dạy giáo dục lịch sử: các nội dung và hình thức thực hành lịch sử địa phương như học tập, tham quan tại các di tích lịch sử, bảo tang, nha truyền thống; các phương pháp tiến hành các hoạt động thực hành lịch sử địa

phương bao gồm thực hành sưu tẩm tài liệu lịch sử địa phương, thực hành biên soạn bải

giẳng, thực hành các hoạt động ngoại khoả lịch sử địa phương Cuối mỗi chương và phần cĩ mục hướng dẫn học tập, các bi và trắc nghiệm),

Cuối cuốn giáo trình cĩ phần phụ lục, bằng tra cứu thuật ngữ và tải liệu tham khảo chính Khi sử dụng cuốn giáo trình nay, các thầy cơ giáo và các ban sinh viên cẩn chú ý đọc kĩ

phan mở đầu để nắm được mục đích, yêu cẩu của giáo trình, những tải liệu tham khảo cần phẩt đọc Đọc mục hướng dẫn học tập sau mỗi chương, cả phần lỉ thuyết và phẩn thực hành

Trang 7

Để nắm chắc nội dung giáo trình và mở rộng thêm nhận thức, độc giả cẩn tham khảo

một số tai liệu dưới day:

1 Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hồng, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Văn Am, Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, 1989

2 Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp day hoc lịch sử, NXB Giáo dục, 1992 3, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Trần Văn Trị, Cơng tác ngoại khố thực hành bộ mơn Lịch sử ở trường Phổ thơng, NXB Giảo dục, 1968

.4 Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên), Nguyễn Văn Đằng, Hồng Thanh Hải, Đỗ Hồng Thái, Lịch sử địa phương (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXB ĐHSP, 2005

5 Hội Giáo dục Lịch sử, Nghiên cứu, biên soạn, giảng day lich sử địa phương, KĨ yếu Hội thảo Khoa học tồn quốc, Vinh, tháng 6/2002

Khi tham khảo các tài liệu trên, cẩn lưu ý: đọc tồn bộ tải liệu số 1 và số 4 để mở tộng kiến thức và thấy được những điểm mới của cuốn giáo trinh này Khi học và đọc đến chương nào trong giáo trình hãy đọc các tài liệu tham khảo viết về nội dung chương đĩ Đổi với các tài liệu tham khảo số 2, 3, 8 chỉ cần đọc các chương, bài viết về phần thực hành bộ mơn Lịch sử

Trang 8

Phan lí thuyết

Phương 1

KHÁI LUẬN VỀ LỊPH SỬ ĐỊA PHƯƠNE

Chương này nhằm cung cấp cho các thầy, cơ giáo và các bạn sinh viên khái niệm địa phương và lịch sử địa phương Trên cơ sở đĩ nắm được đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương Thấy

được mối quan hệ chặt chẽ nhưng khơng đồng nhất giữa lịch sử dân tộc với

lịch sử địa phương trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng và tác dụng của cơng tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương: nắm bắt được những thành tựu và hạn chế

hiện nay trong cơng tác này để học tập và giảng dạy cĩ chất lượng chương

trình lịch sử địa phương trong nhà trường Dại học Sư phạm và Trung học

phổ thơng +

I KHÁI NIỆM LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CUU CUA MƠN HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

1 Khái niệm “địa phương”, “lịch sử địa phương”

Khái niệm “địa phương”: Theo Từ điển tiếng Việt thì “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và những khu vực khác

trong nước", :

Khai niệm “địa phương” cĩ thể hiểu theo hai khía cạnh: cụ thể và trừu tượng Với nghĩa cụ thể, cĩ thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính

Trang 9

của một quốc gia như thành phố, tỉnh, huyện, xã, thơn, bản, làng, buơn, ấp, mường v.v Với nghĩa thứ hai, hiểu một cách khái quát hơn, địa phương được

hiểu là một vùng đất, khu vực nhất định, được hình thành trong lịch sử, cĩ

ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để phân biệt với các địa phương khác Ví dụ miển Bắc, miển Trung, miễn Nam, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên v.v đểu thuộc phạm vi địa phương Từ nhận thức như vậy, chúng ta cĩ thể hiểu rằng lịch sử địa phương là lịch sử của các đơn vị hành chính, như

lịch sử của làng, xã, huyện, tỉnh, vùng, miền

Lịch sử địa phương cịn bao hàm lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến

các cơ quan, xí nghiệp Tuy nhiên, về mặt chuyên mơn, kĩ thuật, cĩ thể xếp nĩ vào dạng lịch sử chuyên ngành

Khái niệm lịch sử địa phương như vậy rất da dạng, phong phú cả về nội

dung và thể loại

2 Đối tượng nghiên cứu

lịch sử địa phương chưa phải là một ngành khoa học độc lập, mà chỉ là

một bộ phận của việc nghiên cứu lịch sử dân tộc Tuy vậy nĩ cũng cĩ đối tượng

nghiên cứu cụ thể,

Lịch sử địa phương cĩ ba đối tượng nghiên cứu chủ yếu sau đây:

~ Nghiên cứu các đơn vị hành chính của một quốc gia như các làng, xã, huyện, tình, thành phố v.v Với các đối tượng này, lịch sử địa phương nghiên cứu tồn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn h một địa phương trong tiến trình lịch sử cổa địa phương đĩ từ thời điểm ra dời đến thời điểm nghiên cứu hoặc trong một thời kì lịch sử nhất định Mặt khác, nĩ được

nghiên cứu gắn liền với mối quan hệ với hồn cảnh lịch sử chung của đất

nước, dân tộc trong từng giai doạn lịch sử cụ thể tương ứng Trên cơ sở đĩ

khai thác, rút ra nét đặc thù, độc đáo của địa phương, những giá trị văn hố vật chất và tinh thần, những thành tựu, đĩng gĩp quý báu của địa phương để xây dựng truyền thống chung, bổ sung, hồn chỉnh lịch sử dân tộc Đối với đối

n cứu tồn điện cả mặt tích cực, cả

tượng này, khi nghiên cứu cần phải nghị

những mặt hạn chế, tiêu eựe trong quá trình phát triển của địa phương

nhiều thể loại phong phú như:

Nghiên cứu dối tượng nây e

Trang 10

thời kì lịch sử cụ thể, như trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời cận

đại, hiện đại),

+ Lich sit Ding bộ, các đồn thể, địa phương

+ Lịch sử phong trào cách mạng ở địa phương như phong trào yêu nước

chống Pháp xâm lược, kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

các tổ chức, lực lượng vũ trang của

+ Lịch sử phát triển kinh tế, văn hố, giáo dục, tơn giáo tín ngưỡng ở địa phương + Những truyền thống của địa phương trong lịch sử

~ Đối tượng thứ hai của lịch sử địa phương là nghiên cứu các sự kiện lịch sử ở một địa phương cĩ liên quan đến những sự kiện, biến cố trong lịch sử dân tộc Ví dụ: Phong trào Cẩn Vương ở địa phương trong phong trào Cần Vương của lịch sử dân tộc, sự kiện Nhật đảo chính Pháp, sự kiện Cách mạng tháng

Tam năm 1945 v.v Những đối tượng như vậy thường được đi sâu nghiên cứu, trình bày dưới dạng các chuyên khảo

~ Nghiên cứu các đơn vi san xuất (nơng trường, lâm trường, xí nghiệp,

nhà máy, hợp tác xã), nghiên cứu các cơ quan, ngành, trường học, các tổ chức (ngành bưu điện, giao thơng, Mặt trận Tổ quốc v.v ) Đây là lịch sử ngành Ở loại đối tượng này thường trình bày về lịch sử phát triển hay lịch sử truyền thống ngành

II VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA CƠNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊ: Ï SOẠN, GIẢNG

DẠY, HỌC TẬP MƠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SU PHAM, TRUNG HQC PHO THONG 1 Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc tách rời nằm trong cặp phạm neu Đây là mối quan hệ biện chứng khơng th

trù “cái chung và cái riêng” Trì thức lịch sử địa phương là những biểu hiệ thể, sinh động, đa dạng của trí thức lịch sử dân tộc Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử đân tộc Lịch sử dân tộc, đất nước được hình thành, xây dựng và phát triển trên nền tảng khối lượng trí thức lịch sử địa phương

được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao

Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính địa

phương, bởi nĩ gắn liền với một vị trí khơng gian eu thể ở một hoặc một số

Trang 11

quy mơ, mức độ ảnh hưởng khác nhau Cĩ những sự kiện, hiện tượng chỉ cĩ

tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của một địa phương, nhưng cĩ

những sự kiện, hiện tượng xảy ra cĩ mức độ ảnh hưởng vượt ra ngồi giới hạn địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, gắn liển với lịch sử cả nước,

thậm chí, cĩ những sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra cĩ ảnh hưởng đến lịch sử của nhiều quốc gia Khơng chỉ đối với các nhà sử học, nĩi chung, mỗi

người ở những mức độ khác nhau đều cĩ như cầu tìm hiểu về lịch sử của địa phương mình và lịch sử đất nước, mối quan hệ giữa lịch sử quê hương với lịch sử dân tộc Tri thức lich sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người Bài học lịch sử luơn luơn là kinh nghiệm để cho con người biết cách hành động đúng đắn Bởi vậy, cĩ thể nĩi rằng: Lịch sử là "cơ giáo của cuộc sống” Sự am

hiểu về lịch sử dân tộc cịn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa

phương, hiểu biết về mối quan hệ giữa lich sử địa phương và lịch sử dân tộc

Những tri thức về lịch sử dân tộc sẽ gĩp phần quan trọng và hữu ích vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương một cách đây đủ,

hồn chỉnh, sâu sắc, sinh động hơn, khoa học hơn Nếu nghiên cứu lich sit di phương mà tách rời, thốt li khỏi lịch sử cả nước tức là tách rời hồn cảnh lịch

sử dân tộc trong từng giai doạn lịch sử tương ứng cĩ quan hệ với lịch sử dia

phương thì sẽ khơng sâu sắc, thiếu tính khoa học, Mặt khác, trỉ thức lich sử địa phương gĩp phần quan trọng, bổ sung cho sự hiểu biết đẩy dủ về lịch sử

dân tộc, đất nước: bổ sung tư liệu lịch sử đổ dạy và học lịch sử đân tộc sinh

động, hấp dan hơn

2 Đối với các địa phương khác

Lịch sử mỗi dịa phương cĩ quan hệ qua lại với một số địa phương khác ở một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, cĩ quan hệ về mặt khơng gian do thay đổi địa giới hành chính Trong tiến trình lịch sử của nhiều địa phương, địa giới hành chính và tên gọi cĩ sự thay đổi tách, nhập với dịa phương khác Cĩ những địa phương được sắp nhập một bộ phận (làng, xã, huyện) của địa phương khác vào hay được tách ra từ một địa phương do chủ trương của Nhà nước Nĩi một cách khác, trong từng thời kì lịch sử, do chủ trương của Nhà nước, địa giới hành chính của một số địa phương cĩ sự thay đổi Bởi vậy, khi nghiên cứu lịch sử của một địa

phương cụ thể phải nghiên cứu đẩy đủ về phạm vi khơng gian của địa phương,

0, phường, quận đã tách thành một đơn vị

Trang 12

hành chính khác, nhưng trong giai đoạn lịch sử được xác định để nghiên cứu

lại nằm trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương nghiên cứu, thì

cũng phải nghiên cứu cả những địa phương đã tách ra Ví dụ, nghiên cứu, biên soạn lịch sử của huyện Từ Liêm (Thành phố Hà Nội) thời ki 1954 ~ 1984 “Trong thời kì này địa giới hành chính của huyện Từ Liêm bao gồm cả nhiều

xã của quận Cầu Giấy hiện tại Vậy cũng phải nghiên cứu lịch sử của những xã đã tách ra để thành lập quận mới - quận Cầu Giấy Như vậy, việc nghiên cứu mới đẩy đủ về phạm vi khơng gian nghiên cứu của để tài

Thứ hai, cĩ những sự kiện, biến cố diễn ra ở một địa phương nhưng lại cĩ quan hệ mật thiết, tác động đến một số địa phương khác Bởi vậy, khi nghiên

cứu cũng phải chú ý tìm hiểu về mối quan hệ tác động đĩ

Việc nghiên cứu lịch sử địa phương nơi trường đĩng sẽ cĩ tác dụng tích cực

để gắn nhà trường với địa phương, gắn việc học tập, nghiên cứu trong nhà

trường với việc đĩng gĩp, xây dựng địa phương; gắn học tập với thực hành, tập dượt phương pháp nghiên cứu cho sinh viên, học sinh; phát huy được vai trị

trung tâm văn hố, giáo dục của địa phương; bổ sung thêm nguồn tài liệu

phong phú để biên soạn bài giảng lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương theo chương trình quy định của Bộ Giáo Dục - Đào tạo

4 Vị trí của cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương trong nghiên cứu đổi

mới phương pháp giảng dạy lịch sử

~ Trong nghiên cứu khoa học: Lịch sử địa phương là một nguồn để tài vơ cùng phong phú, quan trọng trong nghiên cứu khoa học, trong việc lựa chọn các để tài luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Lịch sử địa phương cũng là nơi chứa đựng, lưu giữ nhiều nguồn tài liệu vơ cùng phong phú, da dạng để thực hiện cĩ chất lượng các để tài nghiên cứu về lịch sử địa phương, biên soạn các tác phẩm cĩ giá trị về lịch sử địa phương, bổ sung, làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử đân tộ

'Trong nhiều năm qua, nhất là từ sau ngày đất nước được thống nhất (1975), đặc biệt từ những năm đất nước bước vào thời kì đổi mới, nhiều sinh viên khoa Lịch sử, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam ở nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, đã chọn các để tài nghiên cứu từ lịch sử địa phương và đã hồn thành, cĩ chất lượng khoa học tốt Ví dụ các luận văn thạc sĩ như: Hà Nam trong kháng chiến chống Pháp (1946 ~ 1954),

Trang 13

đột số nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Đơng Sơn (Thanh Hod), Thanh phố Hà Nội: quá trình hình thành uà phát triển, Thành phố Thanh Hố: quá trình hình thành cà phát triển thời hì trước 1945, Giáo dục phổ thơng trung học ở Hà Nội thời kì đổi mới 1964 - 2004, Văn hĩa một

ở huyện Đẳng Hỉ (Thái Nguyên) trước 1945 Các luận ân tiến sĩ đã hồn thành cĩ chất lượng tốt như: Cơng cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiên Hải

năm 1898, Chế độ sở hữu uà canh tác ruộng đất È Nam Bộ nửa đầu thế hỉ

XIX, Tình hình ruộng đất uà hình tế nơng nghiệp ở huyện Yên Hưng (Quảng

Ninh) nửa đầu thế bÌ XIX, Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân

Gia Lai — Kon Tum cubt thế hỉ XIX đến 1945, Thành phố Vĩnh cuối thế kỉ XIX

quả nghiên cứu về để tài lịch sử địa phương nĩi trên đã gĩp

bổ sung thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu, biên soạn lịch sử phần thiết th „ tạo thuận lợi cho nhiều địa phương biên soạn các cuốn lịch sử cho địa phương mình

Nhiều để tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thành phố cũng được chọn từ

để tài về lịch sử địa phương như Cơng cuộc khai hoang lập thành làng ấp ving déng bang Bic Bộ nửa đầu thế kỉ XIX, Tình hình giáo dục ở Hà Nội qua các chặng đường lịch sử từ 1075 - 1868, Thủ cơng nghiệp ở Hình Định, Phong trao nong dan Tay Son 6 Binh Dink

Đõ ràng, chọn để tài nghiên cứu từ lịch sử địa phương là một hướng cĩ nhiều thuận lợi trong nghiên cứu khoa học và rất bổ ích, đồng gĩp thiết thực

vào việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử cả nước

~ Trong giảng dạy lịch sử dân tộc: Những kết quả trong cơng tác nghiên cứu lịch sit dia phương dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau cĩ tác dụng áo trình, bài giảng lịch

bổ sung thêm các nguồn tài liệu cho việc biên soạn

sit dan toe trong từng sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể, làm cho bài giảng, giáo trình sinh động hơn, tăng thêm hiệu quả giáo dục tư tưởng, tình cảm cho sinh viên, học sinh,

ìm hiểu, nghiên cứu, biên soạn các bài giảng, các tác phẩm về lịch sử

địa phương do giáo viên tổ chức để sinh viên, hoc sinh thực hiện sẽ gắn liền

thực hành ngồi

ng thực hành cho sinh viên Ở bậc Đại học, Cao

đẳng (ngành Sử) ‘Trung học phổ thơng và cơ sở đều cĩ chương trình

Trang 14

mơn học này sẽ cĩ tác dụng rất tốt khơng những trong việc gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương thức đào tạo gắn

liển lí thuyết với thực tế, học với hành, mà cịn cĩ tác dụng giáo dục tư tưởng,

tình cẩm yêu quê hương, đất nước cho người học, hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm đối với quê hướng, dân tộc của họ, từ đĩ càng cĩ nhận thức

đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tí

Dạy và học lịch sử địa phương từ những làng, xã, cụ thể là quê hướng của giáo viên và học sinh cĩ tác dụng làm cho các thầy cơ giáo và học sinh cĩ nhận

thức cụ thể, sinh động về những thành tựu, truyền thống tươi đẹp trong lao

động, về văn hố, trong sự nghiệp xây đựng và bảo vệ quê hương đất nước của

cha ơng, về sự lãnh đạo đúng dan, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam thơng qua tổ chức Đảng Cộng sản ở địa phương Trên cơ sở nhận thức đĩ sẽ

gĩp phần giáo dục cho sinh viên, học sinh tư tưởng, tình cảm, nhận thức đúng

đấn về vai trị của quần chúng nhân dân, của Đảng Cộng sản Việt Nam dối

với sự phát triển của quê hương, đất nước, củng cố thêm niềm tin vào sự

thành cơng của cơng cuộc đổi mới biện tại và tương lai tươi sáng của dân tí Việc nghiên cứu, học tập, biên soạn lich sử địa phương cịn cĩ tác dụng bồi

dưỡng cho sinh viên những kĩ năng cẩn thiết trong việc vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đồi hỏi: rèn luyện cho

sinh viên ý thức nghiêm túc, lơng say mê, hứng thú, kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá và năng lực khái quất trong học tập lịch sử dân tộc,

lịch sử thế giới Từ hoạt động thực tiễn đĩ, học sinh thấy được mối quan hệ

chặt chẽ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, thấy được nét dặc thù, đặc sắc của lịch sử địa phương song vẫn nằm trong quy luật tiến hố chung của lịch sử dân tộc và nhân loại

Việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương bất đầu từ cơng việc

sưu tầm, tập hợp tài liệu lịch sử của làng xã, quê hương mình sẽ làm cho học

sinh thấy được giá trị của các di sản văn hố của cha ơng để lại đối với cuộc sống ngày nay (từ những di tích lịch sử, văn hố, v.v ), gĩp phần nâng cao ý

thức bảo vệ mơi trường nĩi chung cho học sinh,

Việc nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn lịch sử địa phương trong nhà

trường cịn là điều kiện thuận lợi để tăng cường mối quan hệ gắn bĩ giữa học

với hành, giữa nhà trường với dịa phương nơi trường đĩng, giữa giáo viên và học sinh với dịa phương, từ đĩ cĩ tác dụng bổi dưỡng, nâng cao quan điểm

và ý thức cơng tác quần chúng, rèn luyện phương pháp khảo sát điển đã, thực

Trang 15

Lịch sử thơng qua cơng tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương sẽ cĩ khả năng và diều kiện thuận lợi hơn để hồn thành cĩ chấ t lượng những cuốn sử dịa phương, những luận văn, luận án cĩ giá trị cao về mặt khoa học và thực tiễn

Việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử địa phương cịn cĩ tác dụng trực tiếp

và quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử đân tộc của người giáo viên “hơng qua việc sưu tẩm, Lập hợp và giám định tài liệu lịch sử ở các làng xã

nơi trường đĩng, người giáo viên sẽ cĩ những tài liệu cụ thể, phong phú, đa

dạng dưa vào bài giảng lịch sử dân tộc trong từng tiết học, nội dung học phù hợp với từng diễn biến lịch sử của dân tộc Như vậy sẽ làm cho bài giảng lịch sử sinh động hơn, cĩ sức truyền cảm, gây thêm hứng thú học lịch sử cho học

sinh, tạo được những biểu tượng lịch sử giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn

các khái niệm, các hiện tượng ở bài học lịch sử Tri thức lịch sử địa phương con cĩ ý nghĩa giáo dục sâu sắc lịng tự hào chân chính về những truyền thống

tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở của người học

‘Tom lại, việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dịa phương trong nhà

trường cĩ vị trí quan trọng, cĩ tác dụng to lớn, trực tiếp về giáo dưỡng và giáo

dục; kết hợp học tập với lao động sản xuất theo ngành nghề; tập dượt nghiên

cứu khoa học với phục vụ xã hội

Với tác dụng và ý nghĩa đĩ, nghiên cứu và giảng lịch sử địa phương giữ

i trí quan trọng trong nhà trường Mỗi địa phương luơn luơn là nguồn

cảm m hững đối với việc nghiên cứu lịch sử của thầy và trị trong nhà trường Đại học (ngành Lịch sử) trường Trung học phổ thơng và cơ sở

Il TINH HiNH NGHIEN CUU, GIANG DAY MON LICH SU DIA PHUONG

1 Việc nghiên cứu và giảng dạy bộ mơn Lịch sử địa phương ở một số nước

trên thế giới

Do tầm quan trọng và vị trí của cơng tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương nên để tài lịch sử địa phương đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu

của nhiều nhà khoa học xã hội ~ nhân văn Ở nhiều quốc gia trên thế giới,

ngành Địa phương học đã thực sự thu hút các nhà khảo cổ, sử học, dân tộc

học, văn hố học ngơn ngữ học, v.v đi vào nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực:

chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục, cấu trúc xã hội, v.v

Trang 16

tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên ở các địa phương Các chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử, dân tộc học, ngơn ngữ, văn học đân gian,

địa của Địa phương học đã đạt được nhiều thành tựu, là cơ sở đáng tin

cậy cho việc hoạch định và thực thi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng

địa phương trong chiến lược tổng thể của quốc gia Nghiên cứu lịch sử

phương khơng chỉ là hoạt động riêng của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành xã hội ~ nhân văn mà cịn thu hút đơng đảo lực lượng giáo viên, học

sinh và những người yêu thích, am hiểu về lịch sử địa phương tham gia

Nhiều hội nghị khoa học về Địa phương học đều chú ý tới phương pháp luận

của việc nghiên cứu, phương pháp sưu tẩm và xử lí các nguồn tài liệu, phương

pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết những yêu cầu của thực tiễn

Ở nhiều nước, kể cả khu vực Đơng Nam A, lịch sử địa phương dã gắn liễn với hoạt động của ngành du lịch Nhờ vậy, mơi trường sinh thái nĩi chung, mơi trường văn hố nĩi riêng được quan tâm bảo vệ, các di sản văn hố cĩ giá trị được bảo tổn, tơn tạo, là nguồn tài liệu quý giá để khai thác, nghiên cứu, đem lại hiệu quả cao, cĩ ý nghĩa thiết thực về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội Dưới đây là vài nét khái quát về tĩnh hình nghiên cứu lịch sử địa phương

ở một số nước trên thế giới

Liên bang Nga là một trong những nước quan tâm tới cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương từ rất sớm Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, Nga hồng Die đệ nhất đã ra chỉ dụ: “Mọi sự tìm kiếm của các nhà nghiên cứu dều phải báo cáo lên Nựa hồng Nhà vua sẽ trọng thưởng cho những ạ cĩ cơng tìm ra các cổ vật trong phạm vi vương quốc Nga”' Trong thời gian này, cuốn lịch sử dịa phương đâu tiên với tựa để Lịch sử Xibiz của Remedốp được biên soạn Tiếp đĩ, M.V Lơmơnơxốp biên soạn tác phẩm về lịch sử các mặt của từng tỉnh, thành phố nước Nga Cuối thế kỉ XVII, nhiều tác phẩm chuyên khảo về các vùng miễn khác nhau của nước Nga được xuất bản như Dia hình úng

Orenbua, Những kiến thức lịch sử sơ gidn vé dan téc Davin, So yeu lich sử

thành phố Acbhanghen® Đặc biệt, một giáo viên trung học đã biên soạn tối 20 cuốn sách về lịch sử địa phương

Nhiều trường Đại học ở Cadan, Kháccốp Kiếp, Odetxa, v.v đã thành lập các hội nghiên cứu khoa học trong đĩ cĩ việc nghiên cứu lịch sử địa phương

"Theo Lich sit địa phương, Nxb Giáo dục, 1989, tr 7,8

- Cuốn: Địa hình úng Orenbua của P.1 Rútcốp

- Cuốn Sư yếu lịch sử thành phố Ackhanghen của V.Y, Crétxtinhin

Trang 17

Một số trường học đã sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào việc giáo dục tư

tưởng, tình cảm cho học sinh

Dau thé ki XX, gắn liên với hoạt động cách mạng của mình, VI Lênin và những người Bơnsêvích chân chính đã thúc đẩy khoa học Lịch sử nĩi chung,

Lich sit địa phương nĩi riêng ở nước Nga phát triển

Các tác phẩm sử học của Lênin trước Cách mạng tháng Mười như Sự phát

triển của Chủ nghĩa tư bản Nga, v.v được hồn thành trên cơ sở sự tập hợp,

phân tích, nghiên cứu kĩ tình hình địa phương ở Xibia, khái quát hố trên

quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng Bởi vậy, các tác phẩm đĩ

khơng những đã chuẩn bị cho sự ra đời của nền Sử học Xơ viết mà cịn đặt nền mĩng cho việc đẩy mạnh nghiên cứu lich sử địa phương ở nước Nga sau này, Từ sau Cách mạng XHƠN tháng Mười (1917), V.I Lênin và nhà nước Xơ viết

rất quan tâm đến nhiệm vụ bảo tổn các di sản văn hoa của các địa phương,

nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử trong đĩ cĩ lịch sử địa phương Điều đồ được thể hiện trong lời kêu gọi của Uỷ ban Hành pháp Xơ viết với đại cơng nhân và bình lính Petdrơgrats tháng 11/1917: "Hỡi đồng bào! Khơng làm

hư hồng một viên đá, hãy giữ tất cả các đài kỉ niệm, nhà cửa, vật cổ, tài liệu, tất cả cái đĩ là lịch sử, niềm tự hào của đồng bào”!, Tiếp sau đĩ, các sắc lệnh

của chính quyền Xơ viết lần lượt được ban hành như Sắc lệnh ngày 6/10/1918

về "Đăng kí và bảo vệ di vật nghệ thuật cổ xưa”; Sắc lệnh ngày 1/6/1918 về

“Tổ chức lại và tập trung lưu trữ”; v.v Với sự quan tâm đĩ, nền Sử học

Xơ viết nĩi chung, ngành Lịch sử địa phương nĩi riêng, việc biên soạn các tác phẩm lịch sử với nhiều cơ quan quản lí, tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương đã ra đời, đội ngũ làm sử cũng như việc dạy và học lịch sử địa phương được

triển khai trong hệ thống trường học

Van kiện giáo dục đầu tiên của chính quyển Xơ viết ngay từ năm 1918 đã yêu cầu các trường phổ thơng sử dụng hình thức và phương pháp day hoc

lich sử địa phương trong giờ nội khố Từ năm học 1920 - 1921, mơn Địa phương học được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, về sau trở thành mơn học bắt buộc

Năm 1930, mơn Địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường

Đại học Sư phạm Nhiều tổ chức, cơ quan quản lí, nghiên cứu, phổ biến lịch

Trang 18

Ở Hungari và nhiễu nước khác, cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương rất được coi trọng Nhà trường kết hợp với các cơ quan chuyên mơn về lịch sử và văn hố đã tổ chức cho học sinh các trường học sưu tẩm tài liệu lịch sử địa

phương để xây dựng những "làng bảo tàng” địa phương Ở đĩ, người ta trưng bày những hiện vật lịch sử, những tư liệu, v.v phản ánh những thành tựu,

những nét đặc sắc và đặc thù trong đời sống văn hố, xã hội của nhân dân các

địa phương

2 Tỉnh hình nghiên cứu lịch sử địa phương (Việt Nam) của người nước ngồi

Những người nước ngồi quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dịa phương ở nước ta đầu tiên cĩ lẽ là các giáo sĩ và thương nhân phương Tây Iiện nay trong kho lưu trữ tư liệu của Cơng tỉ Đơng Ấn của Anh, Hà Lan,

Pháp, Bổ Đào Nha vẫn cịn khá nhiều tư liệu nĩi về tình hình các địa

phương của nước ta ở thế kỉ XVII, XVIII như ác cuốn mơ tả làng xã Vương quốc Đăng Ngồi của S.Baron, Richanh Từ cuối thé ki XIX dén thé ki XX, ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm chuyên khảo về các địa phương, chủ yếu

về các làng xã Việt Nam đương thời Năm 1894, cuốn Lắng xã An Nam ở Bắc

Ki cia P Ory ra đời Năm 1909, C.Briffnaut hồn thành cuốn Thành bang An Nam Tiếp sau đồ các tác phẩm nghiên cứu và biên soạn về làng xã Việt Nam

ngày càng nhiều hơn Chúng ta thấy cĩ một số: i

nhu Pierre Gourou với Nơng dân úng đẳng bằng Bắc Kĩ (Pari,1936), v.v 'Trong những năm gần dây cĩ nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khon học trẻ tuổi của nhiều nước đã đến Việt Nam học tập, nghi: án

hồn thành nhiều cơng trình nghiên cứu, luận văn cử nhân, luậ

mắng để tài lịch sử địa phương như: Làng Việt Nam truyền thống đến hiện

đại (hơng qua nghiên cứu tiến trình lịch sử của làng Cổ Sở (Hà Nội) Trong kỉ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học (2001) cĩ 14 cơng tình nghiên cứu của

ịch sử làng xã Vi

người nước ngồi về để t

Nhìn chúng lại, cĩ thể khẳng định rằng để tài lich sử địa phương Việt Nam ngày càng được nhiều người nước ngồi quan tâm, nghiên cứu Mặc đù cĩ những mục dích và quan niệm khác nhau, nhưng các cơng trình nghiên

tác phẩm đã được cơng bố của người nước ngồi đã gĩp phần cung

mới, gĩp phẩn đẩy mạnh việc nghiên cứu, cấp, bổ sung thêm nhiều

Trang 19

3 Việc nghiên cứu và giảng dạy mơn Lịch sử địa phương ở Việt Nam

¬ Dưới thời phong kiến, cơng tác giảng dạy lịch sử địa phương chưa được thực hiện trong các trường học các cấp Việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử

địa phương chưa được nhà nước phong kiến quan tâm Tuy vay, đã cĩ một số

tác phẩm về lịch sử địa phương hay địa lí ~ lịch sử địa phương được biên soạn

Những tác phẩm đĩ chứa đựng nhiều tư liệu rất cĩ giá trị, gĩp phần cĩ hiệu

quả vào việc nghiên cứu lịch sử dịa phương nĩi riêng, lich sử dân tộc nĩi

chung của chúng ta ngày nay Ví dụ như cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc" cĩ

một phần (Q1) ghi chép về địa lí — lịch sử của một số quận, huyện, sơng, núi ở một số địa phương của nước ta từ thời Trần trở về trước Tác phẩm Sự tích

khai thiết khơi phục hai xứ Thuận Hố tà Quảng Nam; Hình thế sơng núi,

thành luỹ, trụ sở, đường sá, bến đị, nhà trạm hai xứ Thuận Hố, Quang Nam;

Nhân tài thơ uăn; Vật sản, phong tục ở Thuận Hố, Quảng Nam” của Lê Quý Đơn đã chứa dựng nhiều nguồn tài liệu phong phú, phẩn ánh rõ nét lịch sử - chính trị, kính tế, văn hố ở Đàng Trong, nhất là hai xứ Thuận Hố, Quảng

Nam từ thế kỉ XVIHI trở về trước Các tác phẩm sử học địa phương của Lê Quý

Đơn biên soạn ngắn gọn, rõ ràng, cĩ giá trị giúp ích cho việc nghiên cứu, hiểu biết về nhiều mặt vùng đất Đàng Trong, nhất là 6 hai tran Thuan ~ Quang thời phong kiến Các tác phẩm sử học của Lê Quý Đơn cịn thể hiện một

phương pháp nghiên cứu khoa học, chú trọng thu thập, tổng hợp các nguồn tài

liệu, cĩ sự giám định trước khi sử dụng nên cĩ độ tin cậy Một số tác phẩm địa M — lịch sử cĩ giá trị về các địa phương lần lượt ra đời như bộ Đợi Nam nhất

thống chữ Bộ sách này gồm cĩ õ tập Tập 1 viết về các mặt thành trì, sơn

làng, phủ đệ, chùa quán ở kinh đơ Huế, về vị trí địa lí, hình thế núi, sơng, thành trì, khí hậu, phong tục, tập quán của nhân dân ở phủ Thừa Thiên Các

tap 2, 3, 4, 5 viết về tình hình các mặt của từng tỉnh, huyện cịn lại ở nước ta

tit thai Nguyễn trở về trước Ngồi ra cịn cĩ các tác phẩm dịa lí - lịch sử địa phương khác như Ơ Châu cận lục!, Gia Định thành thơng chổ, Hưng Hố ! Viện Dai học Huế, Lê Tắc, An Nam chi luve, Uy ban phiên dịch Sử liệu Việt Nam, Sài Gịn, 1961, Q.1

* 12 Quỷ Đơn, Tồn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

3 Quốc sử quân triểu Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hố, 1997

*Ơ Châu cận lục của Dương Văn An thời Mạc ghỉ chép về núi sơng, thành trì, phong tục

của vùng Thuận Quảng

* Gia dink thank thong chí của Trịnh Hồi Đức

Trang 20

phong thổ chí, Bắc thành địa dư chí, Nghệ An hí, Cao Bằng kỉ lược!, Thái Bình thơng chí, Nam Định tỉnh dư địa chí, Trà Lũ xã chú, Hành Thiện xã chí, Quần Anh địa chí, Kim Sơn tân huyện sự tích, v-

Ư nhiều làng xã cịn lưu giữ nhiều nguồn "u quý giá ghỉ chép về tình

hình ruộng đất, kinh tế, văn hố, xã hội của địa phương như nguồn tài liệu thành văn (gia pha, văn bia, địa bạ, thần, ngọc pha, minh chuơng, ), tài liệu

hiện vật, các dấu tích lịch sử, tài liệu văn học dân gian

= Từ năm 1954 đến năm 197, đất nước ta tạm bị chia cắt thành hai

miền” Ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nhà

nước quan tâm, các cơ quan nghiên cứu lịch sử của nhà nước lần lượt ra đời để chỉ đạo các hoạt động sử học trong đĩ cĩ hoạt động nghiên cứu và biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương

Trên cơ sở Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lí, Văn học (được thành lập năm 1953), Viện Sử học Việt Nam ra đời năm 1960 đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, biên soạn lịch sử nĩi chung, lịch sử địa phương nĩi riêng trên tồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa Cùng lúc đĩ, Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lí,

Van học được dổi gọi là Ban Văn, Sử, Địa và Tạp chí Văn, Sử, Địa cũng được

thành lập, sau đổi thành Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Cũng năm 1960, nhiều cơ quan nghiên cứu lịch sử khác cũng được thành lập như Viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Ban Lịch sử

dân tộc, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, huyện, xã và các khoa Lịch sử trong nhiều trường Đại học Hà Nội, Vinh, Việt Bắc, v.v

Với sự ra đời của nhiều cơ quan, cơng tác sử học đã thúc đẩy việc nghiên

cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử dân tộc nĩi chung, lịch sử địa phương nĩi

riêng ngày càng phát triển

Từ năm 1962, sau Hội nghị về phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch

sử địa phương ở miền Bắc XHƠN, cơng tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử dịa

phương càng được đẩy mạnh trong các cơ quan nghiên cứu lịch sử ở các viện, tỉnh, thành phố, huyện, xã và ở khoa Sử các trường Đại học Sinh viên năm

thứ II khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội hàng năm đều cĩ 2 ~ 3 tuần về các

* Hưng Hố phong thổ chí của Hồng Bình Chính; Bắc Thành dư địa chí, Nghệ An kí của

Bai Dương Lịch; Cao Bằng kỉ lược của Phạm An Phủ

* Miễn Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miển Nam dưới chính thể

quyển Ngõ Đình Diệm thống trị

Trang 21

địa phương để nghiên cứu, biên soạn lịch sử xã, lịch sử Đẳng bộ xã, huyện hay nghiên cứu biên soạn lịch sử truyển thống của các lĩnh vực kinh tế hay văn

hố, giáo dục ở một số địa phương

Nhiều trường phổ thơng trong những năm sơ tán, chống chiến tranh phá

hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ cũng cĩ nhiều hoạt động sưu tầm, sử dụng tài liệu lich sử địa phương trong các bài giảng lịch sử dân tộc, hoặc gĩp phần cùng ban nghiên cứu lịch sử Đảng xã nơi trường sơ tán biên soạn lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân

Tuy nhiên, do hồn cảnh khách quan cĩ nhiều khĩ khăn, nhất là dang trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong thời gian này chưa dược thường xuyên

~ Ở miền Nam trước ngày giải phĩng (1975) cũng đã cĩ một số sách chuyên khảo, biên soạn lịch sử địa phương như cuốn Phong quang Dak Lak, Cao nguyên miễn Thượng, Nước non Bình Định

~ Từ năm 197õ đến nay, việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương được tiến hành ngày càng mạnh và phổ biến, đạt được nhiều thành tựu trên các mật nghiên cứu và giảng dạ)

Trong nghiên cứu ngày càng cĩ nhiều cơ quan, tổ chức dồn thể, trường học làm cơng tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử của cơ quan, đồn thể, trường, ngành nghề của mình Đặc biệt, hầu hết các tỉnh, thành phố, huyện và nhiều xã, đồn thể đã xuất bản các cuốn lịch sử tỉnh, thành phố, huyện, xã và lịch sử Đảng của các dịa phương, từ 1 - 9 tập, cũng cĩ tỉnh 4 tập như Thanh Hố Mỗi cuốn sử địa phương đều được biên soạn rất cơng phu với số lượng từ

400 ~ 500 trang, cĩ hệ thống qua các chặng đường lịch sử từ khối thuỷ đến ngày

nay nên rất bổ ích trong việc giáo dục truyển thống quê hương, gĩp phần bổ

sung cho lịch sử cả nước, Nhiều tinh, huyện đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn các cuốn địa chí rất cĩ giá trị về mặt sử liệu, làm sáng tỏ nhiều mặt trong suốt tiến trình lịch sử của địa phương như Địa chí Hà Bắc, Địa chí Thanh Hố,

Bình Định, Quảng Nam, Hà Nội, v.v Một số huyện và xã cũng đã cho xuất bản

sách địa chí của địa phương mình

Nhiều trường Đại học và một số trường phổ thơng đã nghiên cứu và biên soạn lịch sử trường như ĐHSP Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQG Hà Nội, trường Trung học cơ sở Bắc Lí, Trung học phổ thơng Lê Hồng Phong (Nam Định), Chu Văn An, Việt Đức (Hà Nội), Trung học phổ thơng Thai Phién, Ngơ Quyền (Hải Phịng), v

Trang 22

Các tổ chức làm nhiệm vụ chỉ đạo cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương

ngày càng được bổ sung, đơng đảo về số lượng và nâng cao về trình độ chuyên

mơn, nghiệp vụ Một số cán bộ lãnh đạo cĩ trình độ tiến sĩ Sử học Dây là một

nhân tố đưa cơng tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua

Việc phối hợp nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương giữa các cơ quan nghiên cứu như Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân sự, Hội Sử học với các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHSP cũng được đẩy mạnh trong

phạm vi cả ba miền đất nước

ƠỞ một số trường Đại học, việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương được đưa vào chương trình học tập Trong mỗi khố đào tạo cĩ từ 3 ~ 4 tuần đi làm cơng tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử huyện, xã Nhiều cuốn lịch sử tỉnh, huyện, xã dưới dạng thơng sử, chuyên để, lịch sử Đảng của một số địa phương đã được cán bộ và sinh viên biên soạn Chương trình mơn Lịch sử dia phương được dưa vào giảng dạy trong khoa Lịch sử của các trường Đại học Sư phạm, Cao dẳng Sư phạm trong 30 tiết Trong các trường Trung học phổ thơng và cơ sở trong những năm gan dây, việc học tập mơn Lịch sử địa phương đã được đẩy mạnh hơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định ở tất cả các lớp đều cĩ học một số tiết về lịch sử địa phương: lớp 6 cĩ ? tiết, lớp 7 cĩ 4

tiết, lớp 8, 9, 10, 11, 12 cĩ 2 tiết

' uy vậy, việc tổ chức nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương chưa được đẩy mạnh đều khắp ở các địa phương Việc giẳng dạy lịch sử dịa phương nơi trường đồng trong các trường Trung học phổ thơng và cơ sở cũng chưa

được tiến hành trong cả nước Nhất là ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, việc

giảng dạy lịch sử dịa phương cịn gặp nhiều khĩ khăn Các giáo viên chỉ tập trung giảng dạy các bài lịch sử nội khố, cịn cơng tác thực hành, ngoại khố, nhiều nơi thực hiện cịn tuỷ thuộc vào điều kiện của mỗi trường nên hiệu quả

chưa cao

“Tĩm lại, đo vị trí, tầm quan trọng của cơng tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương đối với cơng tác giáo dục tư tưởng và nâng cao nhận thức

lịch sử đất nước, dân tộc cho mỗi người nên cơng tác này đã sớm được các

quốc gia quan tâm Nước ta, từ rất sớm, trong thời phong kiến cũng đã

cĩ một số người để sức tìm tồi, nghiên cứu, biên soạn những cuốn sử địa

phương dưới dạng thơng sử hay chuyên sử mà tiêu biểu là nhà bác học Lê Quý Đơn Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, cơng tác nghiên cứu,

phương ngày càng được đẩy mạnh trong các cơ quan,

Trang 23

viện nghiên cứu, các trường Đại học ngành KHXH ~ NV, Cơng tác giẳng dạy

về lịch sử địa phương ở các trường Đại học, Trung học phổ thơng và cơ sở khá

đều khấp trong cả nước, đã gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo, kĩ năng

thực hành cho người học

Để đẩy mạnh hơn nữa cơng tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương cũng như việc giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường ở các bậc học,

cấp học trên phạm vi cả nước, đáp ứng được vị trí, tầm quan trọng và tác dụng

của mơn học này, chúng ta cần tổ chức cĩ hiệu quả việc giảng dạy, học tập

chương trình lịch sử địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cần chú

ý đến cơng tác tổ chức thực hành, ngoại khố lịch sử địa phương

4 Những nội dung cơ bản và yêu cầu chung của cơng tác nghiên cứu lịch sử

địa phương

Nghiên cứu lịch sử địa phương là một bộ phận của việc nghiên cứu lịch sử

dân tộc, phải tuân thủ phương pháp luận sử học maexít và tư tưởng Hồ

Chi Minh

Thứ nhất, cần xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu — sự kiện lịch sử

với khái quát lí luận, phải dựa trên cơ sơ tài liệu, sự kiện cụ thể, chính xác Trên cơ sở đĩ tiến tới khái quát lí luận mới cĩ thể sử dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử dịa phương

nĩi riêng, lịch sử nĩi chung 7hứ hai, cẩn phải nắm vững lịch sử thế giới

và nhất là lịch sử Việt Nam qua các thời kì để soi sáng những sự kiện, hiện tượng lịch sử ở địa phương Thứ ba, nghiên cứu lịch sử dịa phương đồi hí

phải tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu đa dạng và phức tạp, do đĩ, địi hỏi phải

nắm vững phương pháp sưu tẩm, phát hiện tư liệu từ các nguồn tài liệu thành

văn, hiện vật, truyền miệng, dân tộc học, v.v Phải thích ứng một cách linh

hoạt với tình hình thực tế để xử lí tư liệu đúng đắn Thứ #, người làm cơng

tác nghiên cứu lịch sử địa phương phải biết làm cơng tác vận động quần

chúng nhân dân, thơng hiểu đạc điểm của địa phương nghiên cứu khi di làm

cơng tác sưu tẩm, biên soạn lịch sử địa phương về các mật (diều kiện tự nhiên, dân cư, văn hố, phong tục tập quần, xã hội); biết dựa vào chính quyền, Đẳng,

đồn thể để tiến hành và phối hợp nghiên cứu Cơng tác nghiên cứu phải được

cụ thể hố qua việc xáy đựng để cương sưu tầm, hệ thống, giám định tư liệu, dé cương biên soạn Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã sưu tầm, hệ thống hố,

Trang 24

Những tài liệu, tác phẩm đã được biên soạn hồn chỉnh, được lãnh dạo địa phương thơng qua, cẩn cĩ biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương: cần được sử dụng để biên soạn các bài giảng lịch sử địa phương

trong trường Trung học phổ thơng và cơ sở; bổ sung tài liệu cho bài giảng lịch

sử Việt Nam ở khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm hay Cao đẳng Sư phạm Những nội dung và yêu cầu nĩi trên cũng như những cơng việc cụ thể, các

bước tiến hành nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương sẽ được trình bày ở

các chương 9, 3, 4 và phần Thực hành của cuốn sách này

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1

A Câu hỏi tự luận

1 Phân tích khái niệm và đối tượng nghiên cứu của mơn Lịch sử địa phương 2 Vị trí của cơng tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử địa phương?

3 Anh/chị cĩ nhận xét gì về tình hình nghiên cứu và giảng đạy Lịch sử địa

phương ở nước ta từ trước tới nay? Theo anh/chị, để làm tốt cơng tác

nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy Lịch sử dịa phương trong các trường Đại

học Sư phạm và trường Trung học phổ thơng và eơ sở thì phải làm những

cơng việc gì? Trách nhiệm của anh/chị sau khi tốt nghiệp về giảng dạy ở

trường Trung học phổ thơng trong những cơng việc trên?

4 Vì sao việc nghiên cứu, giảng đạy Lịch sử địa phương ở nước ta thời kì

trước 1976 khơng được đẩy mạnh?

B Câu hỏi trắc nghị

h là đối tượng nghiên

1 Hãy đánh dấu (+) vào những nội dung đượ

Trang 25

3 4 ~ Lịch sử trường học - Lịch sử văn hố, văn minh phương Đơng thời cổ đại - Lịch sử thủ đơ - Lịch sử quân đội

Hãy ghi kí hiệu dấu (+) vào những sự kiện lịch sử được xác định là đối tượng nghiên cứu của Lịch sử địa phương trong số các sự kiện lịch sử sau:

LILIL]L]

~ Chiến thắng Bach Ding nam 938

- Nhat đảo chính Pháp 9/3/1945

- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam

~ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân din Ha Nam

- Cuộc cải cách ruộng dất ở Hà Tĩnh

LILITLILIT

~ Chiến dịch Việt Bác

Những đối tượng sau đây cố phải là đối tượng nghiên cứu của Lịch sử địa

phương khơng? Hãy đánh dấu (+) vào những nội dung được xác định là đối Lượng nghiên cứu của Lịch sử địa phương:

- Lịch sử Đẳng Cộng sản

~ Lịch sử Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở xã, phường

+ Lich sit Mat tran Tổ quốc ở một tỉnh - Lịch sử ngành Đường sắt, ngành Bưu diện

- Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

LILILILILIT]

~ Lịch sử Thủ đơ Hà Nội

Điển bổ sung thêm những ý kiến cịn thiếu về ý nghĩa của việc nghiên cứu

Lịch sử địa phương dối với việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thơng:

Trang 26

ð Hãy đánh đấu (+) vào những nhận xét, đánh giá được xác định là đúng trong những nhận xĩt dánh giá dưới đây về tình hình nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử địa phương ở Việt Nam từ 1975 đến nay:

- Khơng được coi trọng - Duige coi trong bude đầu ~ Rất được coi trọng nhưng thiếu các tổ chức chỉ đạo, nghiêt

~ Được coi trọng, cĩ nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu

- Được giảng đạy đều khắp ở các trường Đại học Sư phạm, Trung học phổ thơng - C6 được giảng dạy trong các trường nhưng khơng đồng đều

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

1 Lịch sử địa phương, Nxb Giáo dục, 1989, Chương 1, tr 8 — 10

9 Lịch sử địa phương (sách Cao đẳng Sư phạm), Nxb Dại học Sư phạm, 2005, Chương 1, tr 9 — 24

3 Nghiên cứu uà dạy học Lịch sử địa phương ở Việt Bắc, Nxb ĐỊQG Hà Nội 1996 Phần thứ nhất - Khái luận về Lịch sử địa phương, tr 9 ~ 22

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 1

“Trong chương 1, sinh viên cẩn nắm vững những nội dung kiến thức cơ bản

sau đây:

Thứ nhất: Khái niệm địa phương, lịch sử địa phương, đối tượng và nhiệm vụ của cơng tác nghiên cứu lịch sử dịa phương khác với đối tượng và nhiệm vụ của nghiên cứu lịch sử nĩi chung

Thứ hai: Vì trí, tác dụng, tâm quan trọng của cơng tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương thể hiện ở các mối quan hệ với lịch sử dân với địa phương nơi trường đĩng, trong mối quan hệ với nội dung giảng dạy

sử dân tộc Đồng thời, cũng cần thấy được vai trị của cơng tác nghiên cứu,

giảng dạy lich sử địa phương trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phương pháp học tập, tập đượt nghiên cứu khoa học cho họ sinh

Thứ ba: Những nội dung cớ bản và những yêu cầu chung của cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương

Trang 27

Chuong 2

PHUONG PHAP NGHIEN CUU VA BIEN SOAN LICH SU DIA PHUONG

Chương này nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, những khái niệm, lí luận, phương pháp tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương; sưu tầm và giám

định các nguồn tài liệu, biên soạn các tác phẩm lịch sử địa phương cho sinh

viên các trường Đại học Sư phạm, giáo viên và học sinh các trường Trung học

phổ thơng cĩ thể thực hành trong quá trình học tập ở trường và bồn thành

tốt cơng tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương nơi trường đĩng sau

khi tốt nghiệp ra trường

I TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Muốn cĩ một cơng trình nghiên cứu, một tác phẩm lịch sử địa phương cĩ

chất lượng, đáp ứng yêu cầu giáo dưỡng và giáo dục tốt, khâu đầu tiên là phải

làm tốt cơng tác tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương

Khau nay bao gém các cơng việc cụ thể sau:

1 Xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu

Muốn xác định dúng đối tượng, mục đích của cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương cần dựa vào những cơ sở sau:

Thứ nhất, mục tiêu đào tạo của giáo dục được Luật Giáo dục của nước ta quy định: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, cĩ đạo dức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bổi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của cơng dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc""

Trang 28

Thứ hai, mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng được

Quốc hội nước ta thơng qua ngay 9/12/20001 là “xây dựng nội dung chương

trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thơng nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục tồn điện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân

lực phục vụ cơng nghiệp hố, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt

Nam ~ khác phục những mắt cịn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa

hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học,

coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn",

Thứ ba, dựa vào mục tiêu của chương trình mơn học Lịch sử địa phương

được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Về kiến thức, nắm được những kiến

thức cơ bản về vị trí, đối tượng nghiên cứu lịch sử dịa phương; nấm được những nội dung cơ bản của cơng tác nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn lịch sử

địa phương Về tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng ý thức và tình cảm dối với quê

hương, địa phương nơi cơng tác; bổi dưỡng ý thức về vị trí của lịch sử địa

phương trong lịch sử dân tộc Về kĩ năng, bổi đưỡng và rèn luyện kĩ năng tổ

chức nghiên cứu và biên soạn, giảng đạy lịch sử địa phương

Tuy nhiên, như đã trình bày ở Chương 1, đối tượng của lịch sử địa phương

khá rộng, bao gồm nhiều mặt, nhiều thời kì lịch sử, Do đĩ, tùy theo diều kiệt thời gian, mục dích cụ thể của mỗi để tải nghiên cứu, của một đợt đi nghiên

cứu, lực lượng tham gia, mà xác định đối tượng nghiên cứu của một đợt tổ chức đi nghiên cứu Cĩ thể là tồn diện các mặt, bao gồm các thời kì lich sử

của một địa phương, hoặc chỉ là một nội dung cụ thể nằm trong một thời ki

lịch sử cụ thể hay một chuyên để, một chuyên ngành

Nhìn chưng, đù thời gian nghiên cứu nhiều, ít cĩ khác nhau, đối tượng

nghiên cứu cụ thể khơng giống nhau về phạm vi khơng gian, thời gian, để tài nghiên cứu, nhưng trong một đợt tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương cần đạt được những mục đích sau đây:

~ lọc tập và rèn luyện trong thực tế, tập dugt nghiên cứu khoa học, gắn

liển với thực tiễn cuộc sống xã hội, học gắn liền với hành thơng qua hoạt động

trong một đợt nghiên cứu lịch sử địa phương ở một đơn vị làng, xã, huyện,

„ hầm mỏ v.v Cụ thể, rèn luyện năng lực vận động quần chúng xây sáng bổ sung, kiểm nghiệm những bài học về lí thuyết mơn nha ma dung li h SỬ; s

*Alghi quyết cổ đãi mơi Chương trình giáo dục phổ thơng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khố X, kỉ họp thứ 8, ngày 9/13/2000,

Trang 29

Lịch sử địa phương ở nhà trường; bồi dưỡng, giáo dục lịng yêu quê hương, tự hao về truyền thống của cha ơng cho học sinh

~ Gĩp phần vào cơng cuộc xây đựng nơng thơn mới, phục vụ mục tiêu kinh

tế ~ xã hội của địa phương Gắn liền mục dích rên luyện, học tập với mục dich phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hĩa xã hội của địa phương

2 Xây dựng để cương nghiên cứu

Sau khi xác định được đổi tượng và mục dích nghiên cứu, những người thực hiện nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của người phụ trách chung (một giáo

viên chuyên mơn) bắt tay vào việc xây dựng để cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu thơng thường phải bao gồm các nội dung: - Mục đích, yêu cầu, thời gian, lực lượng tham gia nghiên cứu

gi dung chủ yếu của để cương nghiên cứu là phải vạch ra được tồn bộ

kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho tồn đợt nghiên cứu và cho từng thời gian cụ

thể; phân cơng lực lượng nghiên cứu cho từng nội dung khoa học từ khâu đầu

tiên ~ xây dựng để cương, đến khâu cuối cùng - biên soạn, nộp bản thảo Tuy

nhiên, tùy theo các hình thức tổ chức nghiên cứu, để cương cĩ thể cĩ những điểm khác nhau Người phụ trách cần căn cứ vào mỗi hình thức tổ chức nghiên cứu để cĩ sự diễu chỉnh cho phù hợp với đối tượng, mục tiêu, hình thức, thời gian nghiên cứu

3, Các hình thức tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương

“Trong cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương, thơng thường cĩ mấy hình thức tổ chức nghiên cứu như sau:

một tập thể sinh viên (một lớp học hoặc một, hai tổ học tập)

đưới sự hướng dẫn và phụ trách chung của giáo viên, đến một địa phương (xã,

ài cụ thể đã được xác định

huyện, phường, nhà máy v.v ) nghiên cứu một

theo mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo của nhà trường (để tài cĩ thể

dưới dạng thơng sử) nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương đĩ một cách

tồn diện về các mặt, qua các thời kì lịch sử; hay dưới dạng một chuyên để,

theo từng lĩnh vực của địa phương), giúp địa phương biên soạn cuốn lịch sử địa phương để làm tài liệu giáo dục truyền thống

‘Thit hai, giáo viên hoặc sinh viên (cá nhân hay một nhĩm) về dịa phương nghiên cứu để làm để tài luận án, khĩa luận tốt nghiệp về địa phương đĩ

Trang 30

cĩ sự tham gia của một lực lượng sinh viên đơng đảo, thời gian thường dai hon (tity theo kế hoạch dé ra, cĩ thể hàng tháng, một năm ) dưới sự hướng dẫn và

phụ trách của giáo viên chuyên mơn

Đối với giáo viên và học sinh các trường Trung học phổ thơng, hình thức tổ chức nghiên cứu thường là dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ mơn Sử hoặc

Van, phan chia hoe sinh thành từng tổ, nhĩm về các làng, xã, huyện, phường, quận sưu tầm tài liệu theo để cương đã vạch ra Sau đĩ, giáo viên tập hợp, hệ thống, giám định tính chính xác để biên soạn các bài giảng về lịch sử địa phương theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sử dụng bổ sung tài

liệu cho bài giảng Lịch sử dân tộc, hoặc biên soạn các bài giảng về lịch sử địa phương nơi trường dĩng dưới dang thơng sử, chuyên để, theo yêu cầu của lãnh

đạo địa phương để gĩp phần giáo dục truyền thống cho nhân dân, rên luyện

phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện năng lực vận động quần chúng cho học sinh

4 Cơng tác chuẩn bị

Đối tượng, mục tiêu và yêu cầu của cơng tác nghiên cứu lịch sử địa phương dù theo hình thức, thời gian, địa điểm khác nhau (tập trung trong

một đợt cơng tác hoặc rải ra nhiều ngày, hoặc vừa học tập vừa nghiên cứu),

nhưng cũng phải được chuẩn bị rất chu đáo mới đảm bảo thành cơng Cơng tác chuẩn bị bao gồm các khâu, các bước lần lượt sau đây:

a Thành lập ban chỉ đạo (ban phụ trách chung)

Ban này gồm một trưởng ban (thường là chọn một giáo viên chuyên ngành Lịch sử, cĩ kinh nghiệm), một phĩ ban giúp trưởng ban, thường là lo việc hậu

cần Phĩ ban cĩ thể là một giáo viên hoặc một sinh viên năng nổ, là cán bộ

lớp, Đồn Thanh niên Nếu số thành viên đi nghiên cứu khơng đơng, di ít

ngày, để tài nghiên cứu hẹp thì chỉ cần một trưởng ban

Bạn chỉ đạo, mà trực tiếp là trưởng ban, căn cứ vào số lượng người tham

gia, chủ để nghiên cứu để tổ chức, phân cơng cơng việc nghiên cứu cho từng nhĩm, từng thành viên với những nhiệm vụ, chuyên mơn khác nhau (theo từng vấn để nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau) Nếu là nghiên cửu tồn đi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hĩa, xã hội trong i trình lịch sử của một địa phương, thì cĩ thể phân thành từng nhĩm nghiên

cứu theo từng lĩnh vực: nhĩm nghiên cứu về kinh tế, nhĩm nghiên cứu về văn

nhĩm nghiên cứu về thiết chế làng xã qua các thời kì lịch sử Nếu

Trang 31

nghiên cứu theo chuyên để thì cĩ thể chia các nhĩm nghiên cứu theo từng giai đoạn lịch sử v.v (Nếu số lượng người nghiên cứu ít thì phân cơng trực tiếp cơng việc cho từng thành viên của đồn) Mỗi nhĩm thường cĩ từ 2 ~ 3 người do một nhĩm trưởng điểu hành cơng việc được ban chỉ đạo phân cơng

Nhĩm trưởng cĩ nhiệm vụ tổ chức, đơn đốc các thành viên trong nhĩm thực

hiện đúng kế hoạch, thời gian và nhiệm vụ chuyên mơn từ đầu đến hết đợt

nghiên cứu

b Xác định địa phương nghiên cửu

Sau khi được thành lập (thường là do Ban Chủ nhiệm khoa hoặc Han Giám hiệu nhà trường quyết định), Ban chỉ đạo hoặc trưởng dồn nghiên cứu (nếu đồn ít người) cĩ nhiệm vụ xác định địa phương đồn đến nghiên cứu “Thơng thường, để đợt di nghiên cứu thực hiện được mục dích, yêu cầu về cả hai mật rèn luyện và học tập, vừa học vừa hành, vừa gĩp phần phục vụ xã hội, lại thuận lợi cho việc nghiên cứu, nên chọn những địa phương cĩ yêu cầu giúp họ biên soạn lịch sử truyển thống của quê hương Chính những địa

phương đĩ lại cĩ nhiều vấn để để nghiên cứu

Đối với các trường Trung học phổ thơng, thơng thường dịa bàn nghiên cứu phường, quận v.v )

là địa phương nơi trường đĩng (xã, huyệ

Như vậy, khi xáe định địa phương nghiên cứu, ban chỉ đạo hị

hoặc khoa phải sơ bộ nắm được tình hình các mặt của địa phương cĩ liên quan

đến nội dung nghiên cứu để này cĩ liên quan chật chẽ với cơng tác tiển

trạm ở bước tiếp theo

e Cổng tắc tiến trạm

“Tiền tram (vé dia phương noi di nghiên cứu liên hệ cơng tác với lãnh đạo

trước) là một bước rất quan trọng khơng thể bỏ qua trong một đợt đi nghiên cứu lịch sử địa phương Cơng tác tién tram chu đáo là một trong những yếu tố quan trọng gĩp phần thành cơng cho đợt đi nghiên cứu

Cơng tác tiền trạm cĩ thể thực hiện ngay sau khi cĩ kế hoạch đi nghiên

cứu của nhà trường, của khoa và tổ bộ mơn, cũng cĩ thể trước ngày xuất phát

một, bai tuần lễ Tùy tình hình thực tế mà việc tiển trạm với số lần nhiều ít

khác nhau và hình thức cũng khơng giống nhau

¡ hồn thành những việc sau day

Cơng tác tiền trạm pl

~ §ơ bộ nắm được tình hình các mặt của địa phương nơi đến nghiên cứu cĩ

Trang 32

— Làm cho lãnh đạo địa phương nắm được mục dích, yêu cầu, kế hoạch cơng tác nghiên cứu của đồn; số lượng, thành phần của đồn (giáo viên, sinh viên, nam, nữ )

~ Khả năng đồn nghiên cứu cĩ thể đĩng gĩp cho địa phương về chuyên

mơn (biên soạn lịch sử địa phương, tham gia một số cơng tác xã hội ở địa phương), để xuất những yêu cầu của đồn để dịa phương giúp đỡ

~ Thăm đị để nắm bắt được những yêu cầu của địa phương đối với đồn nghiên cứu về chuyên mơn, sinh hoạt để chủ động cĩ kế hoạch đáp ứng

~ Thống nhất với lãnh đạo địa phương về kế hoạch cơng tác của đồn Nếu địa phương nắm chắc và ủng hộ mục dích, nội dung, kế hoạch nghiên cứu của

đồn trước khi đồn đến địa phương sẽ rất thuận lợi cho cơng tác, tranh thủ

được sự giúp đỡ về nhiều mặt của địa phương

~ Liên hệ chuẩn bị trước nơi án, nơi nghỉ cho đồn, dự kiến những tình huống và biện pháp khắc phục khi đến địa phương

Chuẩn bị cho sinh viên, học sinh trước khi di nghiên cúu

~ Về mặt tư tưởng: Cần làm cho các thành viên của đồn nghiên cứu nắm chắc tính chất, nhiệm vụ của đợt cơng tác, quán triệt ý thức tổ chức, kỉ luật, cĩ thái độ đúng đắn đối với cán bộ, nhân dân địa phương, hành vi ứng xử cĩ văn hĩa, tỉnh thần làm việc nghiêm túc, tránh thái độ bàng quan, hồi hợt, vui đùa thái quá trong cơng tác

Đặt ra những giả thiết, tình huống cĩ thể xảy ra để các thành viên của đồn thận trọng, chủ động trong cơng việc và sinh hoạt ở địa phương Phổ

biến nội quy của đồn để mọi thành viên nắm vững và chấp hành khi đến địa

phương Nội quy của đồn được xây dựng căn cứ vào mục dích, nhiệm vụ, kế hoạch thời gian đợt cơng tác kết hợp với tình hình của địa phương và những yêu cầu đối với đồn của lãnh đạo địa phương qua cơng tác tiền trạm

~ Về mặt chuyên mơn: Cần bồi đưỡng phương pháp thâm nhập thực tế,

vận động quần chúng cho các thành viên của dồn nghiên cứu Phổ biến cho

các thành viên nấm được để cương sưu tẩm, nghiên cứu của đồn trong tồn

đợt, phân cơng các nhĩm phụ trách nghiên cứu từng phần, nội dung của để

cương, chỉ dịnh các nhĩm trưởng, kế hoạch thực hiện và phải hồn thành

trong từng thời gian v.v Phổ biến cho các thành viên chuẩn bị một số tài liệu cẩn thiết để phục vụ cho việc đối chứng, so sánh với những tài liệu ở

Trang 33

~— Hướng dẫn cho các thành viên trong việc chuẩn bị hành lí, tư trang,

phương tiên phù hợp với một chuyển đi thực tế nghiên cứu dã ngoại và làm cơng tác dân vận Phổ biến về tổ chức, phiên chế trong đồn khi về địa

phương Những cơng việc chuẩn bì nĩi trên cần được thực hiện thơng qua buổi họp toần đồn do Đồn trường chủ trì

~ Về mặt tổ chức, tùy theo số lượng thành viên đi nghiên cứu, cĩ thể chia thành nhiều tổ hay nhĩm do một tổ trưởng hay nhĩm trưởng phụ trách để đơn

dốc, theo đõi việc thực hiện kế hoạch trong từng thời gian của tồn đồn đưới sự chỉ đạo của đồn trưởng là một thầy, cơ giáo và một phĩ đồn thường là một sinh viên hay một học sinh cĩ khả năng chuyên mơn, cĩ đạo đức tốt, tư

tưởng vững vàng

5, Những cơng việc cần thực hiện ở địa phương

Sau khi tới địa phương, việc đầu tiên cần phải thực hiện tốt là ổn định nơi

ăn chốn ở cho các thành viên Tiếp đĩ, một vài buổi đầu tiên tổ chức cuộc gặp

mật tồn đồn với lãnh đạo dịa phương, nghe một vài cán bộ chủ chốt của địa

phương báo cáo tình hình địa phương về các mặt, nhất là về tình hình an

ninh, phong tục, tập quán của dia phương thành viên trong đồn cĩ cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; nêu lên những yêu cầu của địa phương với đồn Một nội dung quan trọng trong những buổi gặp mặt này (nên cĩ từ 1

đến 2 buổi) là đồn nghe những người am tường về lịch sử địa phương (thường

là một số cán bộ lão thành), báo cáo cho đồn nghe về lịch sử địa phương qua các thời kì mã tập trung nĩi nhiều đến những nội dung dồn cẩn nghiên cứu,

bước đầu giới thiệu cho đồn một số nhân chứng lịch sử (những người nấm

chắc lịch sử địa phương) để sau mỗi buổi họp, các nhĩm trong đồn cĩ kế hoạch đến gặp gỡ, khai thác tư liệu Những buổi tiếp theo, các nhĩm đi vào thực hiện nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của đợt nghiên cứu là sưu tầm tư liệu

và biên soạn lịch sử địa phương:

Nội dụng quan trọng này xin được trình bày thành một mục riêng,

II CƠNG TÁC SƯU TAM TƯ LIỆU

1 Vị trí, tắm quan trọng của tải liệu vả cơng tác sưu tầm tải liệu trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương

a Vị trí, tấm quan trọng của t:

Cơng tác sưu tầm tài liệu là bước dầu tiên cĩ ý nghĩa quyết định dến kết

Trang 34

nĩi riêng, Nếu khơng cĩ tài liệu lịch sử sẽ khơng thể cĩ một cơng trình, tác phẩm lịch sử, nhất là lịch sử địa phương Bởi lẽ, mục dích và nhiệm vụ của cơng tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử là nhằm nghiên cứu để khơi phục lại bức tranh chính xác về lịch sử của một địa phương (tồn diện các mặt hay một

mặt cĩ tính chất chuyên đề, chuyên ngành), nhằm gĩp phần vào việc bổ sung, nâng cao nhận thức về lịch sử địa phương nĩi riêng, lịch sử đất nước nĩi

chung được đẩy đủ, tồn diện, sinh động hơn Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương để giáo dục truyền thống cho nhân dân,

thanh thiếu niên

Lịch sử một địa phương là lịch sử hoạt động phong phú, đa dạng của con người Những hoạt động phong phú, đa dạng đĩ được thể hiện thơng qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử được ghi chép lại đưới dạng này hay đạng khác

trong các tài liệu lịch sử Chỉ khi nào, trên cơ sở sưu tầm được nhiều tài liệu lịch sử của một địa phương về tồn diện hay một lĩnh vực (tùy theo chủ để

nghiên cứu) mới cĩ thể biên soạn được một cuốn lịch sử địa phương

Vì vậy, tài liệu lịch sử địa phương (ở địa phương nghiên cứu và ở những

địa phương khác cĩ quan đến địa phương nghiên cứu), cĩ tầm quan trong

dạo biệt, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng (thành cơng hay thất bại) của một cơng trình lịch sử địa phương

sách) lịch sử địa phương như một cd thể sống

thì các tài liệu lịch sử là những tế bào tạo nên Do đĩ, khơng cĩ tài liệu lịch sử

thì sẽ khơng cĩ được những cơng trình nghiên cứu lịch sử địa phương cĩ giá trị khoa học, thậm chí khơng phải là một tác phẩm về lịch sử một địi phương cụ thể (ở đây là những tài liệu của địa phương đĩ hay viết về địa phương đĩ) Khi xác định để tài nghiên cứu để biên soạn về một địa phương,

cu thé như quá trình trình thành làng, xã, quá trình kháng chiến chống ngoại xâm, tình hình kinh tế, văn hĩa của địa phương này khơng giống với

các địa phương khác thì khi biên soạn khơng thể lấy tài liệu viết về dịa biên soạn lịch sử của địa phương khác phương này để làm cứ

Điểu kiện tiên quyết để đảm bảo cho một cơng trình tác phẩm về lịch sử địa phương cĩ giá trị khoa học, được nhân dân dịa phương chấp nhận là phải cĩ các nguồn tài liệu khác nhau ở địa phương tương đối phong phú, đẩy đủ V.I Lênin đã từng nĩi rất dúng là: Muốn dựng lại bức tranh chân thực của

lịch sử thì cần phải xem xét khơng chút ngoại lệ tồn bộ các sự kiên cá biệt

Trang 35

một cách tùy tiện, thay mối quan hệ khách quan bằng chủ nghĩa chủ quan

Quá trình tìm tời và làm rõ sự thật lịch sử trong cơng tác biên soạn lịch sử nĩi chung, lịch sử địa phương nĩi riêng là một quá trình hết sức cơng phu, phức

tạp để cĩ thể sưu tầm, phát hiện, tập hợp, hệ thống các nguồn tài liệu khác nhau để biên soạn được một tác phẩm lịch sử địa phương, hoặc bổ sung tài

liệu để lắm sáng tỏ hơn một số nội dung lịch sử quan trọng của cả nước cĩ liên quan đến lịch sử địa phương được nghiên cứu

la phương cĩ một vị trí quan trọng đặc biệt trong

“Tĩm lại, tài liệu lịch sử

nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương

b Vị trí, tấm quan trọng của cơng việc suu tầm tài liệu

Như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng đặc biệt của cơng việc sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương Nhưng một đặc điểm của tài

liệu lịch sử địa phương là khơng tập trung tại một nơi như các tài liệu lịch sử

nĩi chung, mà nằm rải rác trong nhân dân, ở các làng xã Một số nguồn tài

liệu quan trọng như các gia phả, thần phả, địa bạ v.v cĩ khi đã biết được nơi

cất giữ nhưng khơng phải dễ đàng thu thập được do nhiều lí do mà gia đình từ

chối cung cấp Nhiều tài liệu, văn bản quý giá về lịch sử của địa phương (về hoạt động của chính quyển, chỉ bộ Đẳng, của các đồn thể, tổ chức cách mạng) qua các thời kì bị thất lạc Một đặc diểm khác là cơng việc lưu trữ tài liệu lịch

sử ở các địa phương chưa được chú trọng, ý thức bảo quản khơng tốt v.v Bởi

vậy, để cĩ được các nguồn tài liệu lịch sử địa phương trước khi bắt tay vào biên

u cĩ một ý nghĩa rất quan trọng Nếu khơng chú phương pháp sưu tầm dúng đắn, phủ hợp, đặc biệt là phương pháp diễn dã, sẽ khơng hồn thành tốt cơng việc sưu tắm Để

làm tốt cơng tác sưu tầm và sử dụng các tài liệu lịch sử địa phương, cần nắm

được nội dung một số khái niệm như sự kiện lịch sử, tài liệu lịch sử

Su kién lịch sử: là những hiện tượng, sự việ

khứ được ghỉ lại g nhận thức của con người, mang, theo nĩ dấu vết của ý thức xã hội Như vậy, khái niệm sự kiện lịch sử bao gồm at; 'Thứ nhất: Sự kiện lịch sử là bản thân hiện tượng, biến cố xảy ra ủ Thứ hai: Sự kiện lịch sử là sự phản ánh những hiện tượng, biến

cố lịch sử vào nhận thức của con người một cách khách quan

Sự kiện lịch sử về bản chất cĩ tính chất xã hội, là sản phẩm của sự phát triển lịch sử ~ xã t vật chất và tỉnh thần của con người trong quá khứ

soạn, cơng việc sưu tầm tài

Trang 36

Về mặt nhận thức, sự kiện lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ được ghỉ lại trên eơ sở các nguồn tư liệu Nĩ là sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan cĩ trong bản thân hiện thực lịch sử cũng như trong

nhận thức lịch sử phẩn ánh hiện thực đĩ

“Tĩm lại, theo quan điểm mácxít thì sự kiện lich sử là hiện tượng, biến cố xay ra trong quá khứ được ghi lại bằng tư liệu do hoạt động nhận thức của con người, mang theo nĩ dấu vết của ý thức xã hội

~ Mối quan hệ giữa sự kiện và sự

là bản thân hiện thực lịch sử nên được gọi là sự kiện hiện tượng Cịn sự kiện lịch sử thường được gọi là sự kiện trì thức Sự kiện tri thức là sự phan ánh của sự kiện hiện tượng cĩ tính khách quan đã được con người nhận thức, do đĩ sự hiểu biết của con người về quá khứ mới được xác định Khi nào nhà sử học phản ánh đúng hiện thực khách quan thì lúc đĩ sự kiện tri thức mới là sự kiện lịch sử thực sự khách quan khoa học, mới cĩ giá trị là cơ sở dáng tin cậy cho việc nhận xét, khái quát, hiểu đúng bản chất của sự kiện đã

Xây ra,

Bởi vậy, khi dựng lại hiện thực lịch sử khách quan, tức là sự kiện hiện tượng thành sự kiện tri thức khoa học đồi hỏi phải làm cho tư duy lịch sử phù hợp với hiện thực lịch sử

lịch sử là hiện thực, tổn tại khách quan, khơng phải do bịa đặt mà

cĩ Nếu khơng sưu tầm được, khơng sử dụng đúng sự kiện lịch sử chân xác mà

sử dụng những sự kiện bĩp méo, bịa đặt thì các tác phẩm sử học khơng cịn giá trị khoa học Sự kiện lịch sử phải gắn liền với tính hiện thực, phản ánh hiện thực lịch sử: Vậy, sự kiện lịch sử và tài liệu (tư liệu) lịch sử cĩ gì giống, khác nhau? Tài h sử

liệu lich sử cĩ vị trí như thế nào trong nghiên cứu lịch sit néi chung, li

địa phương nĩi riêng?

~ Tài liệu lịch sử là những đấu tích, di tích lịch sử, các sự kiện, sự vid điển ra, xuất hiện như

một mặt hoạt động nào đĩ của con người Tài liệu lịch sử chứa dựng các sự kiện, hiện tượng lịch sử khách quan Nĩ cĩ thể bị bĩp méo, xuyên tạe, bị biến

thành một sản phẩm khác nếu người sử dụng nĩ khơng khách quan trong

nghiên cứu khoa học

Cĩ thể nĩi rằng, tài liệu lịch sử là những nguyên vật liệu để các nhà

nghiên cứu sử dụng, chế biến ra thành các sản phẩm khác nhau trong nghiên

Trang 37

tài liệu lịch sử cĩ chân xác bay đã bị bĩp méo, nhào nặn, và cĩ nhiều hay ít các tài liệu lịch sử chân xác đĩ

xuất hiện và tổn tại độc lập, khách quan ngồi ý muốn chủ quan của người nghiên cứu Vì vậy, chúng ta thường quan niệm tài liệu lịch sử và sự kiện lịch sử là một, Quan niệm như vậy khơng sai, nhưng chưa hồn tồn chính Cần hiểu rằng, khái niệm tài liệu lịch sử bao hàm một phạm vì rộng hơn Tài liệu lịch sử chứa dựng các sự kiện lịch sử Ví dụ, nguồn tải liệu lịch sử thành

văn mà chúng ta để cập đến ở mục sau gồm cĩ rất nhiều các sự kiện lịch sử

khác nhau trên nhiều mặt hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hĩa, xã hội v.v đã diễn ra trong lịch sử, mà các nhà sử học thường gọi là các sự kiện lich

sử về kinh

Cần biết rằng, cĩ những tài liệu lịch sử ngay từ khi mới xuất hiện trong các thời kì lịch sử đã thiếu chính xác, do bị hạn chế bởi quan điểm giai cấp, phương pháp biên soạn của tác giả Ví dụ, trong một số tác phẩm sử học của nước ta thời phong kiến ghi chép về các cuộc khổi nghĩa nơng dân, cĩ nhiều sự kiện lịch sử bị xuyên tạc, bĩp méo Hoặc, trong một số gia phả ghi lại sự tích,

cơng trạng của gia tộc đã tơ vẽ, thổi phồng, khơng phản ánh hồn tồn đúng

hiện thực Đây là điều mà khi sưu tầm, sử dụng các tài liệu lịch sử xa xưa địi hỏi người nghiên cứu phải cĩ phương pháp giám định cẩn thận Chúng ta sẽ

trở lại vấn để này ở mục sau

về chính trị v.v

2 Các nguồn tài liệu lịch sử địa phương

“Trong cơng tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nĩi chung, lịch sử địa

phương nĩi riêng, cơng việc đầu tiên của người nghiên cứu là thực hiện việc

sưu tẩm các nguồn tài liệu Các nguồn tài liệu sưu tầm được càng phong phú,

chính xác thì tác phẩm sử học được biên soạn càng cĩ chất lượng

Vậy, chúng ta cần phải sưu tầm các nguồn tài liệu lịch sử địa phương

nào? Dưới đây xin giới thiệu tĩm tắt các nguồn tài liệu cần sưu tầm

a Nguồn sử liệu vật chất (sử liệu hiện vật)

Nguồn sử liệu này hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm những di vật khảo cổ (các cơng cụ lao động, hiệ đồ trang sức, nhạc khí, vũ khí, đổ gốm

qua các thời kì lịch sử: nguyên thủy, cổ đại, phong kiến ), các cơng trình kiến

trúc, nghệ thuật, lăng tẩm các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phươn/ Chúng ta cĩ thể khẳng định, ở đâu cĩ con người sinh sống thì ở đồ cĩ các di

Trang 38

tích vật chất của con người để lại Nguồn sử liệu vật chất cĩ ưu điểm là phản ánh khá trung thực, đúng đấn, khách quan hiện thực lịch sử con người ở mỗi

thời kì lịch sử khác nhau, nhất là trong thời kì con người chưa cĩ chữ viết “Trong thời kì đã cĩ tài liệu chữ viết (thành văn), nguồn sử liệu vật chất cĩ giá

bổ sung hoặc kiểm tra tính chính xác của tài liệu thành văn Trong nguồn

sử liệu vật chất, đáng chú ý trong sưu tẩm khai thác tài liệu lich sử địa phương là các di tích lịch sử, văn hĩa, dĩ tích cách mạng

Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi khai thác tài liệu ở các di tích lịch

sử — văn hồ:

~ Di tích lịch sử - văn hố là những khơng gian vật chất cụ thể, trong đĩ chứa dựng các giá trị lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử, chứa dựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau Mỗi di tích cĩ nội dung, giá trị văn hố, lượng thơng tin khơng giống nhau Khi nghiên cứu để

khai thác thơng tin từ các di tích lịch sử - văn hố cẩn phải phân biệt được

các loại di tích khác nhau; di tích văn hố khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn

hố nghệ thuật, các đanh lam thắng cảnh Di tích văn hố nghệ thuật thường

gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật

— Đa số các di tích văn hố khảo cổ nằm trong lồng đất, cũng cĩ trường

hợp tổn tại trên mặt đất như các bức chạm khắc trên vách đá Loại di tích này được chia ra thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng, đi chỉ sản xuất Di chỉ

cư trú gồm cĩ đi chỉ hang động, di chỉ cư trú cĩ thành luỹ, di chỉ đống vỏ sị

Loại hình di tích khảo cổ cĩ chứa dựng nhiều thơng tin về thời gian tổn tại,

trình độ văn hố, xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của con người thời xa

xưa, nĩ cho chúng ta biết về thời gian xuất hiện cuộc sống, tiến trình lịch sử

thời cổ, trung đại của con người ở địa phương chúng ta nghiên cứu Dây là một

trong những nội dung quan trọng và cẩn thiết khi nghiên cứu và biên soạn

lịch sử một địa phương

~ Loại hình di tích lịch sử thường cĩ:

+ Các di tích ghỉ đấu về đân tộc học của cư đân một vùng, một huyện, xã, bản, buơn làng (phản ánh các mặt ăn, ở, sinh hoạt của tộc người ) cĩ tác dụng giúp người nghiên cứu hiểu biết thêm về đặc điểm dời sống văn hố của cư dân nơi đĩ

+ Di tích ghi dấu về các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, tiêu biểu, cĩ ý nghĩa và tác dụng đến chiểu hướng phát triển của một quốc gia hay một địa

Trang 39

+ Di tích ghỉ đấu chiến cơng chống xâm lược của một địa phương hay của nhân dân cả nước (như di tích ải Chỉ Lãng, thành Xương Giang, Tam Điệp, gị Đống Đa, Điện Biên Phủ, ngã ba Đồng Lộc )

+ Di tích ghỉ

Những loại di tích lịch sử nĩi trên chứa dựng lượng thơng tin nĩi lên

truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm của nhãn dân một dịa

phương hay trong cẳ nước qua các thời kì lịch sử, sẽ là nguồn tài liệu cĩ giá trị

và sinh động để biên soạn lịch sử địa phương trong từng giai đoạn lịch sử tương ứng với thời điểm diễn ra các sự kiện lịch sử được ghỉ lại ở di tích

ấu tội ác của đế quốc xâm lược

— Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật: chứa dựng những thơng tin về

đặc điểm, giá trị kiến trúc, gid tri văn hố, xã hội, (các ngơi dình làng, chùa, tháp, đổn, miếu, nhà thờ, tồ thánh như Đình Bảng ở Bắc Ninh, chùa Keo, chùa Phật Tích, chùa Khai Quốc, tồ thánh ở Tây Ninh ) phản ánh tình hình

văn hố, đời sống tỉnh thân của nhân dân ở một dịa phương hay của cả dân

trong tiến trình lịch sử vào thời điểm tướng ứng với sự ra đời của những di

tích nĩi trên Đây là những tài liệu lịch sử quý giá cần được khai thác khi biên soạn lịch sử địa phương, nhất là các đi tích được nhà nước xếp hạng Ngày nay

trên dất nước ta, ở nhiều địa phương ngày càng cĩ nhiều di tích lịch sử - văn

hố được Bộ Văn hố - Thơng tin xếp hạng, là tài sản của nhà nước Những đi

tích được xếp hạng chứa dựng nhiều thơng tin, nhiều tài liệu sinh động, quý

giá Hởi lẽ, theo tiêu chuẩn, những di tích được xếp hạng là những di tích cĩ đủ các tiêu chuẩn: Là những động sản, bất động sản cĩ giá trị lịch sử, văn

khoa học, nghệ thuật, những cơng trình mang tính chất sáng tạo trên các

lĩnh vực từ văn hố vật chất đến văn hố tỉnh thần; là chứng tích mang tính

cho con người trong một giai doạn lịch sử; là

những chiến cơng hiển hách, những thành tựu tiêu biểu, cĩ giá trị xuất ich chứng tích, những mốc

lồn trong lao động sắng tạo

Ví dụ, khi sưu tẩm tài liệu ở một di

cĩ hình rồng giun, mình trơn khơng cĩ sừng uổn mình đều nhau, chúng ta cĩ

thế liên tưởng đến một biểu hiện về nghệ thuật kiến trúc thời Lý (1009 = 1225),

từ đĩ, đối chiếu với các tài liệu kháe ở địa phương nghiên cứu để xác định thời

điểm ra đời của ngơi đến làng và làng này Hoặc như, căn cứ vào các hiện vật bằng đá khai quật được ở Núi Đọ (Thanh Hố), đối chiếu với các tài liệu khác trong chính sử chúng ta cĩ thể khẳng định rằng địa phương Thanh Hố ra đời từ thời xa xưa, thời kì nguyên thuỷ, cĩ niên đại cách ngày

Trang 40

' uy nhiên, nguồn sử liệu vật chất khơng nĩi lên được, hoặc khơng đẩy đủ những nội dung mà ta cẩn khai thác, ghi chép Bởi vậy, cần cĩ phương pháp

đối chiếu, xác minh chặt chẽ, cần nắm được những kiến thức về khảo eổ học,

lịch sử mĩ thuật ở các thời kì tướng ứng với niên đại của chúng,

Tĩm lại, nguồn sử liệu vật chất rất cĩ giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử phương, giúp chúng ta xác minh, làm rõ, bổ sung thêm nguồn tài

rõ thêm một số vấn để đặt ra đối với thời kì xa xưa Nĩ là biểu hiện của hoạt

động lao động sáng tạo của con người trong mỗi thời kì Từ những tài liệu đĩ chúng ta cĩ thể hình dung được trạng thái kinh tế, cấu trúc

văn hố của cư đân một địa phương, gĩp phần xác định niên dại về lịch sử

hình thành và phát triển của mỗi địa phương chúng ta nghiên cứu

Trong nguồn tài liệu vật chất bao gồm cả loại tài liệu tượng hình Loại sử

liệu tượng hình giúp các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương tìm hiểu để nhận biết trình độ văn hố tỉnh thần của cư đân địa phương

b Nguồn sử liệu thành văn

Sử liệu thành văn là những sử liệu (tài liệu) cho ta những thơng tin về các

sự kiện lịch sử đã xảy ra, được ghỉ lại bằng chữ viết Nguồn tài liệu này chiếm

khối lượng rất lớn và rất quan trọng đối với cơng việc nghiên cứu lịch sử địa

phương Nĩ giữ vị trí chủ yếu trong các nguồn tài liệu Sử liệu thành văn rất

phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại Tuy theo sy phat triển của khoa học, kĩ

thuật mà sử liệu thành văn ở mỗi giai đoạn lại cĩ thêm những loại khác nhau

và ngày càng phong phú, da dang han Nguơi

sử liệu thành văn gắn liền với sự ra đời của chữ viết Tuy vậy, ở

giai doạn mới ra dồi, sử liệu thành văn cịn bĩ hẹp trong sự phẩn ánh hoạt

động của một bộ phận, tầng lớp trên của xã hội ~ giai cấp thống trị Cùng với

sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sử liệu thành văn ngày càng chứa dựng

nhiều thơng tin đa dạng hơn về hoạt động của con người ở địa phương trên các ất của đời sống xã hội, từ văn hố vật chất đến văn hố tỉnh thần

Với một khối lượng lớn, da dạng, phịng phú, các nhà nghiên cứu lịch sử đã chia sử liệu thành văn thành nhiều loại sau đây:

* Địa chí: Địa chí là một loại tài liệu ra đời từ khá sớm, do nhu cầu của nhà nước và chính quyển các địa phương muốn hiểu biết và nắm được mọi mặt tự nhiên, xã hội trong phạm vi quản lí của mình về đất đai, khí hậu, tài nguyên

Ngày đăng: 11/10/2022, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w