Chúng tôi phải đi bộ chừng 200m lên đến ViewPoint - nơi đẹp nhất trên đỉnh Penanjakan để ngắm toàn cảnh hõm chảo Tengger.. Yên lặng đón bình minh Adi - một du khách người Malaysia - cho
Trang 1Ngắm bình minh trên núi
lửa Bromo
Trang 2Đường lên đỉnh Penanjakan chỉ mất nửa giờ nhưng uốn lượn khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, có những lúc chiếc xe như khựng lại khi bò lên con dốc thẳng đứng Trong sương đêm, thỉnh thoảng lại thấy những tốp xe máy của người đi “phượt” và cả khách du lịch bám theo phía sau Gần lên tới đỉnh
Penanjakan, xe dừng Chúng tôi phải đi bộ chừng 200m lên đến ViewPoint - nơi đẹp nhất trên đỉnh Penanjakan để ngắm toàn cảnh hõm chảo Tengger
Yên lặng đón bình minh
Adi - một du khách người Malaysia - cho biết: “Hôm qua, nhóm của tôi đã ngồi xe hết chín tiếng đồng hồ, đi từ
Yogyakarta đến đây để ngắm mặt trời mọc Bình minh ở đây quá tuyệt! Cả nhóm quyết định ở lại thuê nhà nghỉ để hôm nay lên đón bình minh một lần nữa trước khi đi Bali” Lẫn trong đám đông, những người thổ dân chìa những bó hoa dại màu tim tím, trắng kem và hồng nhạt kết tỉ mỉ mời du khách
Trang 3Họ nói nếu đứng trên miệng núi lửa Bromo cầu nguyện và ném bó hoa đó vào miệng núi lửa thì sẽ rất linh thiêng
Du khách đông nhưng không khí rất tĩnh mịch, có lẽ ai cũng muốn thảnh thơi tận hưởng khoảnh khắc nhìn thấy ánh mặt trời trên độ cao 2.770m và ngẩn ngơ dõi theo sự biến đổi kỳ
ảo mê hoặc của quần thể núi lửa Tengger
Trước mặt chúng tôi là Batok, Bromo và Semeru - những núi lửa mới nổi từ trong lòng núi lửa cổ đại khổng lồ Tengger Gần nhất là ngọn Batok đã ngủ yên từ lâu Sau lưng Batok là Bromo, từng được bình chọn là một trong năm ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới Đỉnh cao nhất phía xa là Semeru Người Indonesia tin rằng hai ngọn núi lửa Semeru và Bromo là hai cánh cửa dẫn vào thế giới bí ẩn Semeru là núi lửa cao nhất đảo Java (3.676m), trung bình cứ bốn năm lại phun nham thạch một lần Còn Bromo mới đầu năm 2011 bất ngờ hoạt động trở lại, sự thức dậy đột ngột ấy đã làm hai du khách
Trang 4thiệt mạng và sân bay Bali phải đóng cửa vì tro bụi
Chân trời rực lên những dãy màu cam tươi, đỏ, vàng, xám nhạt và sắc trắng xanh rực rỡ cứ chuyển đổi gam màu từng phút Những tia nắng mặt trời đầu tiên rực rỡ từ phía sau các đỉnh núi ở phía đông Bóng thay đổi xung quanh các miệng núi lửa Lòng chảo Tengger đẹp huyền ảo, lộng lẫy như một thứ rượu làm người ta ngây ngất, lặng người và chỉ muốn được chạm vào mây trắng bồng bềnh kia, vào những khối núi như tạc như khắc kia
Nắng ở đây như một thứ ánh sáng thanh khiết và kỳ ảo, vén tan biển mây trắng muốt để dần hiện ra biển cát xám mênh mông và ngôi đền của người Hindu Pura Luhur Poten bé xíu
Một du khách trèo lên đỉnh núi lửa Bromo - Ảnh: T.Hậu
Trang 5Núi lửa bên trong núi lửa
Bãi cát hướng đi lên đỉnh Bromo ngập dấu chân người và vó ngựa, vết cũ chồng lên vết mới Sau khi mặc cả, người thổ dân tên Bumo đồng ý cái giá 70.000 rupiad để tôi leo lên con ngựa béo khoang trắng Nhìn về dãy núi Bromo cao lớn trùng trùng, chợt nhớ đến cảnh thầy trò Đường Tăng vượt dãy Hỏa Diệm Sơn
Không biết Hỏa Diệm Sơn nóng tới cỡ nào nhưng ở cái lòng chảo núi lửa khổng lồ này, gió thổi mát lạnh khiến người ta thấy dễ chịu, phấn khích và chỉ muốn phi ngựa lao đi xé gió giữa sa mạc cát chạy thẳng lên đỉnh Bromo ngạo nghễ, hùng
vĩ kia
Bromo có nghĩa là thần của các thần, dù không phải là ngọn núi lửa cao nhất đảo Java nhưng lại nổi tiếng nhất bởi vẻ đẹp
Trang 6kỳ vĩ của nó Để lên đến đỉnh Bromo phải mất 30 phút cho đoạn đường núi dài 2km dốc tới 45 độ và vượt qua hơn 100 bậc thang đá, mà mỗi chiều chỉ rộng khoảng 0,5m Càng lên gần đỉnh càng cảm nhận rõ mùi khí lưu huỳnh phả vào mũi, vào mặt, loang ra trong từng hơi thở gấp Đầu gối dễ chừng muốn long ra, chân muốn khuỵu xuống
Trước khi lên Bromo, mọi người đi ngang qua đền Pura
Luhur Poten Bumo nói rằng đá để xây ngôi đền này được lấy
từ núi lửa nên có độ chắc vĩnh cửu Trong đền là khoảnh sân rộng vắng lặng đầy nắng gió sa mạc và những gian phòng không có bóng dáng con người
Pura Luhur Poten cô quạnh đến não nề Đây là nơi lễ hội Yadnya Kasada - lễ hội chính của người Tengger theo đạo Hindu - được tổ chức hằng năm Lễ hội này kéo dài một
tháng Tới ngày thứ 14 của lễ hội, người Tengger hành lễ ở đền cho đến khi mặt trời đứng bóng rồi di chuyển lên núi lửa
Trang 7Bromo Họ mang theo gạo, rau quả, gia súc rồi thả vào lòng núi lửa để hiến tế thần linh Đó là cách để tạ ơn các vị thần đã che chở và cho họ một cuộc sống sung túc
Khi rời bậc thang cuối cùng, đặt chân lên miệng núi lửa, tận mắt nhìn thấy “dung nhan” bên trong lòng núi là khoảnh khắc rất khó quên trong đời Ngập trong đôi mắt tôi là một vực sâu hình tròn dốc đến thẳng đứng, cheo leo với đường kính gần 10km Chỉ cần sảy chân thôi là rơi thẳng xuống dưới những
hố đen sâu như cánh cửa đưa người ta đến cõi âm ty! Từ
những kẽ nứt trong lòng núi, thỉnh thoảng lại thấy sục lên những cột nước
Trên miệng núi lửa Bromo có một con đường nhỏ, rộng
khoảng 1m, đủ để khách du lịch thử thách “độ lì” của nhịp tim bằng cách dợm vài bước chân dọc theo rìa miệng núi lửa Tôi đặt một bước chân ra cái khoảng không gian vẻn vẹn 1m chênh vênh giữa hai vờ vực ấy, lồng ngực run lên và đầu
Trang 8choáng ngợp cảm giác chới với, chênh chao và rờn rợn Xung quanh tôi chênh vênh, thăm thẳm và đầy rẫy những cảm xúc sống động, xô đẩy nhau của sự mạo hiểm, chinh phục, sợ sệt
và thích thú
Giữa thiên nhiên bao la, kỳ vĩ, không thấy mình nhỏ bé mà chỉ thấy thích thú và náo nức Kỳ lạ là ở trên miệng núi lửa nhưng không khí rất mát mẻ, nếu không nói là hơi lạnh Khi
đã lên tới đây, du khách thật sự không muốn xuống một chút nào, chỉ muốn kéo dài mãi giây phút ấy để tận hưởng cảm giác vượt qua giới hạn của chính mình, tận hưởng cảm giác được thỏa thích ngắm nhìn, được thu vào tầm mắt vẻ hoành tráng, hùng vĩ, bao la của thiên nhiên
Đường đi lên vốn đã không đơn giản mà đi xuống còn thử thách hơn bội phần Con đường như chiếc thang cắm dốc thẳng đứng xuống chân núi Có những lúc chúng tôi tưởng mình sẽ té cắm đầu xuống đất hoặc chóng mặt mà lăn đùng ra
Trang 9thì không biết sẽ thê thảm như thế nào Vậy là vừa mò mẫm
đi vừa cầu nguyện