Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đ ố i tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc trong Công
Trang 1I
1
ỉ
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
C H U Y Ê N N G À N H KINH DOANH Q U Ố C T É
So ta Gỉ
K H Ó A LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TÒNG GIÁM D Ó C TRONG
C Ô N G TY CỎ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
Hà Nội, tháng 3 năm 2010
Trang 31.1.1 Khái niệm về công ty cố phần 4
1.1.2 Đặc điếm cạa công ty cổ phần 5
Ì Ì 3 C ơ cấu tổ chức và hoạt động cạa Công ty cổ phần 8
1.2 Tổng giám đốc cạa Công ty cổ phần li
1.2.Ì Khái niệm, đặc điểm và phân loại l i
1.2.2 VỊ trí, vai trò cạa Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần 14
Ì 3 Địa vị pháp lý cạa Tổng giám đốc trong các Công ty cổ phần 17
1.3.1 Khái niệm về địa vị pháp lý 17
1.3.2 Địa vị pháp lý cạa Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần khi Tổng giám
đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật 19
1.3.3 Địa vị pháp lý cạa Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần khi Tổng giám
đốc chỉ là người điều hành, quản lý Công ty cổ phần 22
C H Ư Ơ N G 2: N H Ữ N G Q U Y ĐỊNH V Ề Đ Ị A VỊ P H Á P L Ý C Ủ A T Ổ N G
G I Á M Đ Ố C T R O N G C Ô N G T Y C Ổ P H À N T H E O L U Ậ T D O A N H
N G H I Ệ P V I Ệ T N A M N Ă M 2005 23
2.1 Giới thiệu vài nét về Luật Doanh nghiệp Việt N a m năm 2005 23
2.1.1 Sự cần thiết phải ban hành Luật Doanh nghiệp Việt N a m năm 2005 23
2 Ì 2 M ộ t số điểm cần lưu ý k h i nghiên cứu Luật Doanh nghiệp Việt Nam
năm 2005 24
ĩ
Trang 42.2 Những quy định về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty C ô
phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 32
2.2.1 Tiêu chuẩn để được làm Tổng giám đốc (Giám đốc) trong Công ty cô
phần 32
2.2.2 Quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng giám đốc với tư cách là người
đại diện trước pháp luật của Công ty cổ phần 33
2.2.3 Quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng giám đốc với tư cách là người
quản lý và điều hành hoạt đấng của Công ty cổ phần 34
2.2.4 M ố i quan hệ giữa Tổng giám đốc với Chủ tịch Hấi đồng quản trị và Ban
kiểm soát trong Công ty cổ phần 35
2.3 Nhận xét chung về các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về địa
vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần 39
3 Ì.2 Công ty cố phẩn là hình thức pháp lý tỏ ra có nhiều ưu thế trong nền
3.1.3 Chủ trương phát triển các Công ty đa quốc gia của Việt Nam cũng có
tác đấng tích cực đến sự gia tăng Công ty cổ phần 53
3.2 Phương hướng hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của Tổng giám
đốc trong Công ty cổ phần 55
li
Trang 53.2.1 Nên tăng cường quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tông giám dóc đôi
với Công ty cổ phần 55
3.2.2 X u thế độc lập hóa vai trò, vị trí, chức quyền của Tổng giám dóc và Chủ
tịch hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần 56
3.3 Các giải pháp cụ thể 61
3.3.1 Những giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2005 61
3.3.2 N h ó m giải pháp đẢi với Công ty cổ phần 65
3.3.3 N h ó m giải pháp đẢi với Tổng giám đẢc 66
3.3.4 N h ó m giải pháp khác 66
TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O 75
iii
Trang 6P G Đ Phó giám dóc TTCK Thị trường chứng khoán DNTN Doanh nghiệp thống nhất
DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Đ T N N Đâu tư nước ngoài
Trang 7LỜI M Ở Đ À U
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ V I (tháng 12 - 1986) và cho đến ngày hôm nay, công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã và đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luọt Nhà nước
ta đã sắp xếp và tổ chức lại khu vực kinh tế quốc doanh, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhàm khai thác mọi tiềm năng sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Phát triển gắn liền với mô hình kinh tế thị trường này, các hình thức doanh nghiệp và công ty có những sự thay đổi lớn, tác động đến sự hình thành nhiều loại hình công ty mới, trong đó có "Công ty cổ phần" Và người đại diện về mặt pháp lý của Công ty trong phần lớn các trường hợp là Tổng giám đốc Ở nhiều nước trên Thế giới, Tổng giám đốc của công ty cổ phần có mối quan hệ khá đặc biệt với các vị lãnh đạo, quản lý khác như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Ở Việt Nam, theo Luọt Doanh nghiệp năm 2005 địa vị pháp lý của Tổng giám đốc được quy đinh trong Luọt Doanh nghiệp Ngoài ra, điều lệ của công ty cổ phần cũng mở rộng thèm quyền hạn cho Tổng giám đốc nếu thấy cần thiết Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của Tống giám đốc công ty cố phần cũng như tìm hiểu xem những quy định trong Luọt Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 có được thực hiện và tuân thủ trong thực tiễn hay không cần phải có sự nghiên cứu vấn đề một cách cụ thể Bời vọy em đã chọn vấn đề "Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần theo Luọt Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005" làm đề tài khóa luọn tốt nghiệp Đại học của mình
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
Ì
Trang 82 M ụ c đích và nhiệm vụ nghiên cứu
tế, đặc biệt nêu ra những khó khăn, bất cập có liên quan
- Đ ề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cố phần nhằm tăng hiệu quả điều hành hoạt đễng của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đ ể thực hiện mục đích nêu trên, khóa luận có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- L à m rõ khái niệm, đặc điếm và vai trò của Công ty cố phần nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
- Phân tích vị trí của Tống giám đốc trong hệ thống bễ máy quản lý của Công ty cổ phần
- Phân tích khái niệm về địa vị pháp lý và nễi dung của khái niệm về địa
vị pháp lý của Tống giám đốc
- Nêu bật những bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của Công ty
cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005
- Đánh giá thực trạng thực thi các quy định của Luật doanh nghiệp năm
2005 về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong thực tiễn vừa qua
- Đ e xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2005 về quản lý nhân viên của Công ty cổ phần
Phạm Thị Thủy Linh -A2- LT4 - DHNT
2
Trang 93 Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đ ố i tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tống giám đốc trong Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 và theo các văn bản dưới luật có liên quan
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp như phương pháp nghiên cứu tổng hợp đã được sử dụng như phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh và phương pháp tống hợp
5 Bố cục khóa luận
Ngoài lểi mể đầu và kết luận, bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương Ì: Những vấn đề chung về Công ty cổ phần và về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần
Chương 2: Những quy định về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
Chương 3: Giải pháp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công ty cô phân
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
3
Trang 10C H Ư Ơ N G 1: NHỮNG VẤN Đ È C H Ư N G VỀ C Ô N G TY C Ổ PHẦN
V À ĐỊA VỊ PHÁP L Ý CỦA TỔNG G I Á M Đ Ố C TRONG
C Ô N G TY C Ò PHẦN
1.1 Công ty cổ phần
1.1.1 Khái niệm về công ty cổ phần
Theo Bách khoa toàn thư mở W I K I P E D I A đã định nghĩa thì " Công t y
cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty cố phần,
số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổ chờc sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.Công ty
cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất
là đế niêm yết trên thị trường chờng khoán."1
Còn theo điều 77 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, công t y cố phần được định nghĩa như sau:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- V ố n điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chờc, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm v i số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền t ự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chờng nhận đăng kí kinh doanh
Ì http://vi.wikipedia.org
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
4
Trang 11- Công t y cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại đế huy động vốn
1.1.2 Đ ặ c điểm của công ty cổ phần
So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có rất nhiều đặc điểm, trong đó, nổi lên là các đặc điểm sau đây
a) về tính chất pháp lý:
Công ty cổ phần là công ty đối vốn Điều này có nghĩa là tham gia vào công ty, điều quan trọng nhất là số vốn cảu cổ đông góp vào công ty, còn tiếng tăm xưng danh của cá nhân góp vốn không quan trọng Nếu góp vốn nhiều sẽ năm quyền kiểm soát công ty, hay nói cách khác quyền lực của cố đông sẽ tỷ lệ thuịn với số vốn góp của họ vào công ty
b) về vốn điều lệ:
V ố n điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (giá trị mỗi cổ phần hay còn gọi là mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và ghi trên tờ cổ phiếu)
Cố phần bao gồm các loại:
- Cố phần phổ thông: loại cổ phần m à công ty cổ phần bắt buộc phải có
và người sở hữu cổ phần đó được gọi là cổ đông phổ thông
- Cổ phần ưu đãi: công ty cổ phần có thể có hoặc không có loại cổ phần này, và người sở hữu cổ phần này được gọi là cổ đông ưu đãi
Cố phần ưu đãi gồm các loại sau:
• Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
• Cổ phần ưu đãi cổ tức;
• Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
• Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy đinh
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lịp được quyền nắm g i ữ cổ phần ưu đãi biêu quyết Ư u đãi biểu quyết của cổ đông
Phạm Thị Thúy Linh -A2- LT4 - ĐHNT
5
Trang 12sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đố, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông2
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại
và cố phần khác do Điều lệ công ty quy định hoỗc do Đ ạ i hội đồng cổ đông quyết định
M ỗ i cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền
và lợi ích ngang nhau
Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi cổ phần ưu đãi có thế chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đ ạ i h ộ i đồng cổ đông
c) về thành viên:
Thành viên công ty cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa
Cổ đông có hai loại là cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông
• Cổ đông phổ thông có quyền cơ bản như sau:
Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đ ạ i hội đồng cổ đông (mỗi cổ phần có một phiếu biểu quyết), được nhận cổ tức v ớ i mức theo quy định của Đ ạ i hội đồng cổ đông, được ưu tiên mua cổ phần m ớ i chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của túng cổ đông trong công ty
Cổ đông hoỗc nhóm cổ đông sở hữu trên 1 0 % số cổ phần phổ thông
trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng hoỗc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của điều lệ công ty và có quyền đề cử người vào H Đ Q T và BKS, yêu cầu
triệu tập cuộc họp Đ ạ i hội đồng cổ đông.3
2 Điều 78 Luật DN 2005
3 Xem thèm Điều 77,78,79 Luật DN 2005
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
6
Trang 13' Cố đông ưu đãi:
Cô đông ưu đãi biểu quyết là cổ đông sờ hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết,
cô đông ưu đãi biếu quyết có các quyền như biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyên của Đ ạ i hội đồng cổ đ ô n g n h ư n g cổ đông ưu đãi biểu quyết không được nhượng cổ phần đó cho người khác4
Cổ đông ưu đãi cổ tức là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cố tức, loại cô đông này có quyền nhận cổ tức vựi mức theo quy định tại khoản Ì, Điều 82 Luật D N V N 2005, được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng v ự i số co phần góp vốn vào công ty nhưng không có quyền biểu quyết, d ự họp Đ ạ i hội đồng cổ đông hay đề cử người vào H Đ Q T và BKS5
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại và
cố đông ưu đãi hoàn lại có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đ ạ i hội đồng cổ đông, đề cử người vào H Đ Q T và BKS6
d) về tính tự do chuyển nhượng cổ phần:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp về việc chào bán
và chuyển nhượng cổ phần thì tính tự do chuyển nhượng cổ phần được quy định như sau: cổ đông có quyền tự do chuyến nhượng cố phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bàng cách trao tay cổ phiếu Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của
họ ký Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu xo phần có liên quan cho đến
k h i tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ cổ đông Trường họp chi chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu
Trang 14cũ bị hủy bỏ và công t y phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phàn còn lại
e) về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của cổ đông
C ô đông chi chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vỉ số vốn đã góp vào doanh nghiệp.7
f) về tư cách pháp lý
Công ty cổ phần được thựa nhận là pháp nhân Theo Luật D N 2005, kể
tự ngày được cấp Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh8
, và được phép phát hành các loại cứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu Chính điều này đã giúp cho công ty cổ phần có thể huy động vốn một cách rộng rãi và có thể có quy
m ô phát triển mạnh cả về số lượng cổ đông, quy m ô đông v ố n và lĩnh vực ngành nghề, địa bàn hoạt động
1.1.3 C ơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần
Do đặc điểm nhiều chủ sờ hữu trong Công ty cổ phần nên các cô đông không thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình m à phải thông qua
tổ chức đại diện làm nhiệm vụ tực tiếp quản lý công ty Vì vậy, về mặt hình thức, công ty cổ phần có Đ ạ i hội đồng cổ đông, H ộ i đồng quản trị, Giám đốc
và Ban kiểm soát
1.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đ ạ i hội đồng gồm những cổ đông có quyền biểu quyết Đ ạ i hội đồng cổ đông có thể quản lý hoạt động công ty cổ phần thông qua việc ra nghị quyết tại các cuộc họp Có 3 cuộc họp là: Đ ạ i hội đồng cổ đông thành lập, Đ ạ i hội đồng cổ đông bất thường và Đ ạ i hội đồng cổ đông thường kỳ
- Đ ạ i hội đồng cổ đông thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập thảo luận và thông qua Điều lệ công ty Đ ạ i hội đồng cổ đông thành
7 Điều 77, điểm c, khoán Ì Luật DNVN 2005
8 Điều 77, khoản 2 Luật D N V N 2005
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
8
Trang 15lập phải có nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ công t y và biểu quyết theo đa số phiếu quá bán
- Đ ạ i hội đồng cổ đông bất thường được triệu tập đế sửa đôi Điêu lệ công ty
- Đ ạ i hội đồng cổ đông thường kỳ được triệu tập vào cuối m ỗ i năm tài chính hoặc bất kỳ lúc nào m à H Đ Q T và K i ể m soát viên thấy cớn thiết, đê giải quyết các công việc thuộc hoạt động kinh doanh của công ty trong khuôn khố điều lệ, trong đó các việc chủ yếu như quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hang năm, thảo luận và thông qua bản Tống kết tài chính, bớu, bãi nhiệm thành viên H Đ Q T và K i ể m soát viên, quyêt định số lợi nhuận thích họp, các quỹ của công ty, số l ợ i nhuận chia cho các cổ đông
1.1.3.2 Hội đổng quản trị
H Đ Q T là bộ máy quản lý của công ty bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao phó số thành viên của H Đ Q T do Đ ạ i hội đồng cổ đông quyết định gồm không ít hơn 5 người, không quá 11 người và được ghi vào điều lệ của công ty H Đ Q T có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đ ạ i hội đồng cổ đông H Đ Q T chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý, v i phạm điều lệ, v i phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho công ty H Đ Q T tự bớu Chủ tịch H Đ Q T và Chủ tịch
H Đ Q T có thể kiêm Tổng giám đốc công ty nếu điều lệ còng ty không có quy định khác
Một điều đáng kưu ý là trong Điều 95 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm
2005 quy định là Chủ tịch H Đ Q T hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại điều lệ công ty Điều
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
9
Trang 16này có nghĩa là muốn biết ai là người đại diện cho công ty cổ phân vê mặt pháp luật, cần phải nghiên cứu Điều lệ của công ty cổ phần
1.1.3.3 Giảm đốc (Tổng giảm đốc) công ty co phần
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hang ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước H Đ Q T về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn đưữc giao, G Đ (TGĐ) có thể đưữc bầu, đưữc thuê hoặc có thể có thể đưữc kiêm nhiệm Dù ở vị trí nào thì khi giữ cương vị GĐ(TGĐ), họ phải có nghĩa vụ điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty cổ phần GĐ(TGĐ) không làm việc theo nhiệm kỳ mà theo thời hạn hữp đồng ký kết với Chủ tịch HĐQT
G Đ (TGĐ) công ty cổ phần không đưữc đồng thời làm G Đ (TGĐ) của doanh nghiệp khác G Đ (TGĐ) công ty cổ phần có quyền và nhiệm vụ như quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần có quyết định của HĐQT; tổ chức thực hiện các quyết định của HDDQT; tổ chức thực hiện kế hoach kinh doanh và phương án đầu
tư của công ty; bổ nhiệm , miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty thuộc thẩm quyền của mình, quyết định lương, phụ cấp đối với người lao đông; tuyển dụng lao động GĐ (TGĐ) phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngàycủa công ty theo đúng quy định pháp luật, Điều lệ công ty, hữp đồng lao động ký với công ty Nêu vi phạm mà gây thiệt hại cho công ty thì G Đ (TGĐ) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty9
1.1.3.4 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty cổ phần có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy đinh khác; nhiệm kỳ của BKS không quá 5 năm; thành viên BKS có thể đưữc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Các thành viên BKS bầu một người trong số họ làm Trưởng BKS Quyền và nhiệm vụ của
9 Diều 116, Luật D N V N 2005
Phạm Thị Thúy Linh-Al - LT4 - ĐHNT
10
Trang 17Trưởng BKS do Điều lệ công ty quy định BKS phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ờ Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên Nhiệm vụ chủ yếu của BKS là kiểm tra tính chính xác, trang thực, hợp pháp, trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty K i ế m soát viên không thể là thành viên H Đ Q T , không được là G Đ ( T G Đ ) công ty, không thể là vợ chọng hoặc người thân thuộc hệ 3 đời của các thành viên HĐQT,của G Đ (TGĐ) hoặc người quản lý khác.10
1.2 Tổng giám đốc của Công t y cổ phần
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại
1.2.1.1 Khái niệm
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Tổng giám đốc được định nghĩa: "Tổng giám đốc (còn gọi là Giám đốc điều hành - Chief executive officer - CEO) là một chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn, công ty hay tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một
Vị trí Chủ tịch và Tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự liên quan đến nhau trong sự quản lý công ty
1.2.1.2 Đặc điểm
T G Đ được là người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần nói riêng Cho đến nay, người ta chưa đưa ra một chuẩn chung thống nhất cho T G Đ Tuy nhiên, trong thực tế để trở thành
10 Xem thêm Điều 121, 122, 123 Luật DNVN2005
Trang 18người đảm nhiệm chức vụ điều hành hoạt động kinh doanh cao nhất của công
ty ,TGĐ sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn, yêu cầu Ví dụ, T G Đ
có thể phải là người có học vấn cao nếu H Đ Q T công ty cố phần yêu cầu Song, cũng có khi không cần tiêu chuẩn này Mặc dù, đã là một T G Đ thì phải
am hiểu lĩnh vực kinh doanh, phải tuyển dụng nhân sự phù họp, phải có m ố i quan hệ xã hội tốt vì T G Đ hàng ngày phải "va vấp" và giải quyết nhiều vấn
đề chứ không chậ có kinh doanh
Vì lý do đó, tiêu chuẩn của T G Đ công ty cổ phần đã được nhiều tôr chức, cơ quan, nhà nghiên cứu cuãng như pháp luật cố gang phân tiachs và đưa ra
Theo Viện Ke toán - Quản trị Doanh nghiệp, T G Đ phải có kiến thức đa lĩnh vực Ngoài kỹ năng kinh doanh, T G Đ còn am hiểu các vấn đề liên quan
đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành v i tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán, Viện này đưa ra những m ô n học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Ke toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm : Chiến lược kinh doanh, Hành v i
Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho T G Đ , Ke toán dành cho T G Đ , Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho T G Đ , Kinh doanh trong môi trường quốc tế, H ệ thống quản lý ì so, Kinh tế học dành cho T G Đ1 3
Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L (Bạch Thái B ư ở i School o f Leaders), T G Đ phải có thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi m ớ i là không thể thiếu trong giai đoạn hậu W T O của thị trường Việt Nam1 4
Trang 19Luật D N V N năm 2005 cũng đã quy định về tiêu chuẩn T G Đ tại Điều
116, vấn đề này sẽ được phân tích ờ những phần tiếp theo của bài Khóa luận
1.2.1.3 Phân loại TGĐ công ty cổ phần
a) Tông giám đốc Công ty cô phần Nhà nước
Theo khoản Ì, điều 38 Luật Doanh nghiệp N h à nước năm 2003 có quy định rõ "Tông giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ công ty
và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đọng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đọng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao."
Theo quy định này, trong các công ty cổ phần Nhà nước, T G Đ là người đại diện về pháp luật của công ty theo quy định của luật D N N N 2003
b) Tống giám đốc Công ty cố phần khống có vốn Nhà nước
Theo điều 116 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định về Tống giám đốc Công ty cổ phần như sau:
Ì H Đ Q T bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường họp Điều lệ công ty không quy định Chủ tích H Đ Q T là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty
2 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điêu hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của H Đ Q T và chịu trách nhiệm trước H Đ Q T và trước pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tống giám đốc không quá 5 năm, có thể
bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
N h ư vậy, ở Việt Nam khi nói về T G Đ công ty cổ phần, do lịch sử đẻ lại,
có 2 loại công ty cổ phần là công ty cổ phần N h à nước và công ty cổ phần
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
13
Trang 20không có vốn Nhà nước Điều này đã tạo ra những điểm không thống nhất về địa vị pháp lý của T G Đ trong 2 loại hình công ty cổ phần này
1.2.2 Vị trí, vai trò của Tổng giám đốc t r o n g Công ty cố phần
Tổng giám đốc công ty cổ phần là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty cỗ phần
Trong giai đoạn nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các T G Đ có thể kinh ngạc trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công ty Công ty có thể rơi vào tình trạng khó khăn m à ban giám đốc không có bất kỳ sai lâm nào trong điều hành, quản lý Điều tối quan trọng trong những trưẫng hợp như thê này là các T G Đ phải ghi nhớ rằng thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền tảng cơ bản của vai trò T G Đ vẫn cần phải tiếp tục được áp dụng: Các T G Đ phải chịu trách nhiệm giám sát công việc kinh doanh của công ty
Mặc dù hầu hết các T G Đ đều có sự hiểubiết, nhưng cũng vân can pnai nhắc lại những điểm căn bản này: N ó chính là trách nhiệm của T G Đ trong việc điều hành các hoạt động của công ty và đó là công việc điều hành hàng ngày của T G Đ đối với hoạt động của công ty Trong giai đoạn phát triển của nền k i n h tế thị trưẫng, có ba lĩnh vực chính m à các T G Đ cần phải tập trung chú ý khi điều hành hoạt động của công ty, đó là : Tình trạng kinh doanh, chất lượng và chiều sâu quản lý (bao gồm cả kế hoạch kế nhiệm), và khả năng thanh khoản của công ty Đây cũng là vai trò của T G Đ Cụ thể, vai trò đó thể hiện ở:
à) Rà soát mô hình kinh doanh của công ty
Chú ý một cách cẩn trọng vào tình trạng kinh doanh tổng thể của công ty
là trọng tâm trách nhiệm của một T G Đ Trong quá trình thích ứng v ớ i những điều kiện kinh tế đang thay đổi, T G Đ nên đánh giá khả năng chống chịu của
m ô hình kinh doanh m à công ty đang có Ví dụ, sự sụp đổ của thị trưẫng cho vay dưới chuẩn năm 2007 của Hoa Kỳ đã gây ra những tổn thất không nhỏ -
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4 - ĐHNT
14
Trang 21một số tổn thất trong đó có thể dự báo được nhưng phần đa là không thế - đối với nhiều công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau, và các tổn thất về mặt tài chính có thể xảy ra m à không được cảnh báo trước
Tuy nhiên, nếu ban quản trị của một công ty có thể nhận thức được nhẵng rủi ro tiềm tàng phát sinh từ nhẵng điều kiện thị trường đang thay đổi
và sẵn sàng điều chỉnh m ô hình cũng như chiến lược kinh doanh của công t y thích ứng với nhẵng thay đổi này, họ có thể giảm thiểu được tổn thất nếu khủng hoảng xảy ra hoặc cao hơn còn có thể chặn đứng tình trạng khủng hoảng tiềm tàng
b) Chăm sóc công ty
Khi Tổng giám đốc tự cảm thấy hài lòng rằng m ô hình kinh doanh và chiến lược của mình là hợp lý, và đội ngũ quản lý hiện thời có đủ khả năng quản lý hiệu quả tình trạng hiện tại của công ty, thì Tống giám đốc vẫn cần phải chắc chắn rằng họ hiểu rõ nhẵng nhân tố quan trọng tạo dựng nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tổng giám đốc cần hiểu nguồn doanh thu của công ty có thể phản ứng như thế nào với nhẵng điều kiện đang thay đối trong nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp của họ nói riêng
Ví dụ như Tổng giám đốc cần phải có hiểu biết tổng thể nền tảng khách hàng của công ty và liệu nó có đang thay đổi theo chiều hướng khả quan hay không Tổng giám đốc cũng cần phải có được sự hiểu biết tổng thể về chi phí hoạt động của công ty, bao gồm cả nhân công và hàng hoa đã bán cũng như hàng hoa đang bán, các chi phí quản lý Tổng giám đốc nên có một cái nhìn tổng quan về vị thế thị trường và tài chính của công ty để có thể đưa ra được phương sách quản lý đúng đắn trước nhẵng r ủ i ro tiềm tàng trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào nhẵng bối cảnh kinh tế khác nhau
Các thành viên trong H ộ i đồng quản trị sẽ tập trung sự chú ý vào khả
năng thanh khoản của công ty v ấ n đề này là đặc biệt quan trọng trong môi
Phạm Thị Thúy Linh -A2- Lĩ4 - ĐHNT
15
Trang 22trường thị trường ngày nay và các thành viên H ộ i đồng quản trị sẽ đánh giá ý lực của T G Đ về việc này Hiểu rõ về dòng tiền mặt của công ty và các sắp xếp tín dụng là tối quan trọng.Tổng giám đốc cần nhằn thức được liệu công việc kinh doanh của công ty có phát sinh nhu cầu thời vụ tiền mặt hay không
và phải đảm bảo rằng trong thời điểm công ty có nhu cầu tiền mặt lớn nhát, công ty vẫn có đủ khả năng tiếp cằn với nguồn vốn đế đáp ứng được nhu câu cho hoạt động kinh doanh Ban quản lý cần hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu dòng tiền mặt không đủ mạnh như dự đoán V à Tổng giám đốc nên tự đặt ra câu hỏi rằng nếu một ngành kinh doanh suy thoái đồng thời trong giai đoạn có nhu cầu tiền mặt cao nhất, thì khả năng thanh khoản của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?
c) Đưa ra quyết định trên cơ sở thông tin đầy đủ
Mức độ thằn trọng đòi hỏi sự thay đổi ở T G Đ , phụ thuộc vào tình trạng
cụ thể m à công ty đang phải đối mặt T G Đ cần phải lưu tâm tới các điều kiện của thị trường và suy nghĩ thấu đáo về cách thức các x u hướng hay các sự kiện ảnh hường tới chiến lược và khả năng kinh doanh của công ty Chỉ cần
T G Đ hành động trên cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ, t ự tin, và theo cách khiến họ tin tưởng rằng lợi ích cao nhất của công ty luôn được đảm bảo, thì các quyết định kinh doanh của họ sẽ nhằn được sự bảo hộ từ phía luằt pháp
T G Đ chủ động tìm kiếm thông tin để được cung cấp thông tin đầy đủ
-đó chính là nguyên lý cốt lõi của trách nhiệm chăm sóc công ty Đ e được cung cấp thông tin đầy đủ, T G Đ phải quan tâm đúng mức tới những tài liệu có liên quan, thực sự suy ngẫm, cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định Một sự thiếu quan tâm đối với công ty - cho dù đó là việc cố ý đưa ra quyết định khi chưa thu thằp đầy đủ thông tin và cân nhắc kỹ càng hay thông qua việc bỏ qua có hệ thống một rủi ro đã được biết đến - sẽ không thể thỏa m ã n
Phạm Thị Thúy Linh -A2- LT4 - ĐHNT
16
Trang 23yêu cầu hành động trung thực và dựa trên nền tảng được cung cấp đây đủ thông tin đối với một T G Đ
Trách nhiệm của T G Đ là phải đòi hỏi được cung cấp thông tin họ cần để
biến mình thành người đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, và đồng
thời cũng chính là nghĩa vậ của nhóm quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin
cho T G Đ Ngược lại, T G Đ được quyền dựa vào những thành viên trong hội
đồng quản lý và các chuyên gia khác trong quá trình đưa ra quyết định H ơ n
thế nữa, T G Đ không nên ngần ngại tham khảo ý kiến của các chuyên iíia.tư
-vấn xem thông tin họ được cung cấp là đủ để ra quyết định hay chưa.;
Trong môi trường kinh doanh canh tranh khốc liệt như hiên nay, tranh
châp, kiện tậng rát dê xảy ra, các công ty cân phải đảm bảo có sự chuân bị sáp xếp bồi thường hợp lý và thường xuyên cập nhật dành cho các thành viên trong
H Đ Q T và phải đảm bảo rằng công ty đã mua bảo hiểm trách nhiệm pháp lý cho các cán bộ và T G Đ đầy đủ
Những sự sắp xếp này cần phải được rà soát thường xuyên nhằm đảm bảo rằng các T G Đ được bảo hiểm đầy đủ trước những rủi ro trách nhiệm pháp
lý cá nhân cho những hành động của họ với tư cách là T G Đ Mặc dù bảo hiểm
trách nhiệm pháp lý cho cán bộ và các giám đốc ngày càng đắt, nhưng chúng bao gồm bảo hiểm trong hầu hết các trường họp và các công ty nên mua loại bảo hiếm này Những hạn chế và ngoại lệ trong gói bảo hiểm cần phải được nghiên cứu cấn thận, qua đó T G Đ hiếu rõ họ chỗ nào họ được bảo hiểm và chỗ nào không
1.3 Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc t r o n g các Công ty cổ phần
1.3.1 Khái niệm về địa vị pháp lý
Trước hết, ta phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: thẩm quyền, quyền và nghĩa vậ, địa vị pháp lý
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
17
Trang 24Thẩm quyền: Thẩm quyền là hệ thống các quyền hạn mang tính nhà
nước - pháp luật, nghĩa là có tính đơn phương và hiệu lực bắt buộc thi hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành và phải chịu trách nhiệm pháp lý Vì vậy, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước báo cáo, chịu trách nhiệm trước cơ quan cáp trên hoặc toa án, quyền và nghĩa vụ theo họp đợng không phải là yếu tố của thấm quyền "Người có thẩm quyền" phải là người đại diện theo pháp luật cho
cơ quan, được thay mặt cơ quan thực hiện thẩm quyền của nó, chứ không phải
là bất kỳ cán bộ, công chức nào1 5
Điều đó có nghĩa là không phải m ọ i quyền
và nghĩa vụ của cơ quan đều là yếu tố của thẩm quyền
Thẩm quyền là một hệ thống (chứ không phải là một tập hợp giản đơn) các yếu tố cấu thành bao gợm hai nhóm lớn sau đây:
Một là, các quyền và nghĩa vụ để thực hiện các chức năng nhất định m à
cơ quan nhà nước được trao để giải quyết những vấn đề, quản lý những đối tượng/khách the nhất định trong những lĩnh vực nhất định của đời sống nhằm đạt những nhiệm vụ nhất định Đây là nhóm các quyền và nghĩa vụ chung Hai là, các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung nói trên (là quyền thực hiện các hình thức hoạt động cụ thế như ban hành hay tham gia vào việc ban hành quyết định, quyền đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định, quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ) Các quyền hạn cụ thể
là công cụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ (chung) ờ nhóm một N h ờ các quyền hạn cụ thế m à các quyền và nghĩa vụ chung mới có tính hiện thực Ví
dụ, các quyền hạn cụ thể như quyền ra quyết định x ử phạt hành chính, quyết định kỷ luật hay quyết định bợi thường thiệt hại vật chất thường được quy
15 Trường Hành chinh quốc gia, về cải cách bộ máy nhà nước,
Trang 25định với cơ cấu hợp lý kèm theo quyền thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát Có như vậy chức năng này mới có hiệu lực
Đỉa vi p h á p lý là khái niệm rộng hơn thẩm quyền, rộng hơn cả tổng thể
các quyên và nghĩa vụ của cơ quan, nó bao hàm mọi quy định của pháp luật
liên quan đèn cơ quan, vì các quy định đó đều ảnh hưầng đến "địa vị" của cơ
quan Thâm quyên chỉ là một bộ phận, nhưng là bộ phận pháp lý nhất của địa
vị pháp lý
Nói cách khác, địa vị pháp lý là khái niệm thuộc khoa học, pháp luật Theo đó, khái niệm này đề cập tính hệ thống các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của một cá nhân hay một tổ chức khi h ọ tràm gia vào các mối quan hệ xã hội
N h ư vậy ta có thể hiểu địa vị pháp lý của TGĐ trong công ty cổ phần là
tổng thể các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thế của T G Đ khi ngưầi này thực hiện vai trò là ngưầi điều hành hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần Địa vị pháp lý của T G Đ công ty cố phần còn nói lên mối quan hệ giữa T G Đ với H Đ Q T , với BKS, với các cổ đông trong công
ty cũng như đối với xã hội
1.3.2 Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc t r o n g Công t y cổ phần k h i Tổng giám đốc là ngưầi chịu trách nhiệm trước pháp luật
1.3.2.1 Khái niệm người đại diện pháp lý
Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 qui định Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh Vậy, nó
là một "thực thể" do luật pháp đặt ra và do đó có thể đi kiện và bị kiện Các câu hỏi được đặt ra: L à m sao để tóm được nó? L à m sao gửi thư cho nó? D ù
nó có "cơ cấu tổ chức chặt chẽ" nhưng vào một công t y bạn sẽ thấy nhà xưởng, máy móc và nhiều ngưầi Vậy ai là công ty?
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
19
Trang 26Đ ể trả lời, luật đặt ra người đại diện pháp lý V à người ấy có thể là một
người nắm một trong những chức vụ đã nêu ở trên Đ ê làm rõ khái niệm
người đại diện pháp lý, ta cần phân biệt giữa một cá nhân nhất định (ông A,
bà B); chức vụ hớ nắm giữ (ông tổng, bà phó ) và người đại diện pháp lý
ở ba yếu tố trên và trong tương quan với công ty, hai cái đâu thay đôi còn cái thứ ba không; nó tồn tại cùng v ớ i công ty Chính vì yêu tô này m à
công ty có thể đi kiện và bị kiện
Vậy người đại diện pháp lý của công ty là người nhăn danh công ty để xác lập giao dịch với người bên ngoài, và làm cho công ty trực tiếp nhận kết quả của các giao dịch đó 16
Trách nhiệm của người đại diện pháp lý công ty
Cũng giống như một cá nhân, khi công ty hoạt động nó có thể gây thiệt
hại; do đó nó phải chịu trách nhiệm Mục đích chính yếu của luật là ấn định tư cách và quy định trách nhiệm
Công ty cũng có nhiều tư cách: người mua khi cần nguyên liệu; người bán khi có sản phẩm; người cung cấp dịch vụ và tất nhiên cũng là chủ nợ Trách nhiệm của nó chỉ có thể là tự nguyện hay bị cơ quan tư pháp buộc thanh toán nợ nần và bị phạt theo một lệnh hành chính Đ ó là trách nhiệm dân
sự Chính công ty chịu trách nhiệm chứ không phải người đại diện pháp lý của nó, hay những người nắm chức Chủ tịch, Tống giám dóc
Người ờ ngoài công ty khi giao dịch với nó thì chỉ cẩn quan tâm đến việc ràng buộc được công ty v ớ i hành động của nó để bắt công t y chịu trách nhiệm, không lẫn lộn giữa công ty với người điều hành nó
16 "Ngô Viễn Phú (2005), Địa vị pháp lý của long giám đốc
công tỵ co phần, Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số 7
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
20
Trang 27Ràng buộc công ty vào hành động của nó
Đ ố i với người bên ngoài, công ty không thể chối bỏ hành động của mình khi người đại diện pháp lý của nó thực hiện nhân danh nó (ký hợp đồng, gửi văn bản, lập cam kết ) Công ty có một khối tài sản lớn; cho nên trong bản điều lệ - m à các cổ đông đã lập ra - hừ phân định thẩm quyền: cam kết v ớ i sô tiền nào thì ai được quyết định Bản điều lệ có thể ghi hội đồng quản trị quyêt định các hừp đồng từ một tỉ trở lên Nếu giám đốc công ty - người đại diện pháp lý-kỹ hợp đồng có giá trị 1,1 tỉ m à không có phép của hội đồng quản trị
là ông ta vượt thẩm quyền và công ty có thể chối bỏ trách nhiệm của mình Ví
dụ, vụ sụp đổ của Trung tâm anh ngữ SITC vào năm 2006 tại Việt Nam Tổng giám đốc Micheal Y u đã vượt quá thẩm quyền của mình, tổ chức sai chương trình hừc và cấp bằng không đúng so với quy định trong H ồ sơ đăng ký kinh doanh, thao túng và tham nhũng tài chính của công ty K h i sự việc v ỡ lở, tống giám đốc Y u - người đại diện pháp lý của SITC bỏ trốn, khiến cho các phiên tòa xử vụ kiện của bên phụ huynh hừc sinh Việt Nam với trung tâm này luôn thiếu bên bị đơn Hậu quả là SITC bị thanh lý toàn bộ tài sản, quyền l ợ i của các hừc viên tại trung tâm cũng không được làm rõ và đảm bảo một cách xứng đáng
1.3.2.2 Địa vị pháp lý của Tống giám đốc trong Công ty cố phần khi Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý
Điều 95, Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định:
Chủ tịch H ộ i đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty N g ư ờ i đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ờ Việt Nam thì phải uy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm
vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
21
Trang 28Còn theo Điều 116 khoản Ì có quy định về "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công t y "
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty
1.3.3 Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc t r o n g Công t y co phân k h i Tống giám đốc chỉ là người điều hành, quản lý Công ty cố phần
Điều 116 khoản 2 Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định:
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hụng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác
N h ư vậy, muốn hiểu rõ hơn về địa vị pháp lý của T G Đ công ty cổ phần thì phải nghiên cứu kỹ Điều 57 Luật D N 2005 Đây là nội dung sẽ được phân tích ở chương 2, chương nghiên cứu về địa vị pháp lý của T G Đ công ty cổ phần theo quy định của Luật D N V N năm 2005
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
22
Trang 29cơ sờ pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc m ọ i thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuịt, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội
Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đã bộc l ộ những hạn chế, vẫn còn những quy định mang tính chịt phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những phân biệt đó thể hiện trên các mặt sau:
- Thủ tục, điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường
- C ơ cịu, thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ
- Phạm v i kinh doanh, các quyền và mức độ t ự chủ thực hiện các quyền
k i n h doanh
- Mức độ và phương thức tổ chức lại kinh doanh
- Chế độ và phương thức quản lý nhà nước đối v ớ i doanh nghiệp
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
23
Trang 30Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc l ộ hạn chế, gây ảnh hường đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
Nghọ quyết Đ ạ i hội lần thứ I X của Đảng và một sổ Nghọ quyết hội nghọ Ban chấp hành Trung ương đã khắng đọnh chủ trương xây dựng Luật thông nhất về doanh nghiệp
Để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tê nhiều thành phần được xác đọnh trong Hiến pháp, trong các Nghọ quyết của Đảng và Nhà nước; khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực ữong và ngoài nước cho phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng động, hăng hái, tự tin của các doanh nghiệp, doanh nhân; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp - một động lực quan trọng của sự phát triển; tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch, bình đẳng hơn cho mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật doanh nghiệp tại thòi điểm này là cần thiết
2.1.2 Một số điếm cần lưu ý khi nghiên cứu Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho m ọ i loại hình doanh nghiệp Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp V ớ i việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thọ trường ở Việt Nam hiện nay Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối x ử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
24
Trang 31Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thể hiện
ở những nội dung sau đây:
ì Luật Doanh nghiệp với tư cách là luật chung cho các loại hình doanh nghiệp:
Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm
1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, các quy định về tổ chức quản
lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật Đ ầ u tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo lập môi trường pháp lý chung cho hoạt động của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
2 Các quy định về đăng kỷ kinh doanh:
Thay cho việc có Đơn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm
1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về Giừy đề nghị đăng ký kinh doanh, Luật năm 2005 cũng có những quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp bao gồm hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định
cụ thể về tên của doanh nghiệp, trong đó có cách đặt tên cho doanh nghiệp, những trường hợp cừm về cách đặt tên doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp trong trường hợp tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp và những trường hợp tên trùng và tên gây nhầm lẫn
M ộ t điểm mới khác của luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng là luật chung cho các loại hình doanh nghiệp, là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh vói thủ tục đăng ký đầu tư Điều này xuừt phát từ quan điểm đổi mới, đơn giản hoa tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận l ợ i cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt động đầu tư Rút ngan hơn thời hạn cừp giừy chứng nhận đăng ký kinh doanh Theo khoản 2 Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005: "Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
25
Trang 32xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn m ư ờ i ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ" H ồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đẩu tiên đầu tư vào Việt Nam đưữc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật về đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3 Các quy định về điều lệ công ty
So với Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã
có nét đột phá khi đi theo hướng chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc về nhiều nội dung trong quản trị nội bộ doanh nghiệp, cho phép Điều lệ công ty quy định thêm những vấn đề cụ thế đe đáp ứng yêu cầu điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có quyền quy định trong Điều lệ của mình các quan hệ ứng xử nội bộ và cách thức quản
lý, điều hành cụ thể trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp M ố i quan hệ giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 với các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp ghi trong Điều lệ công ty đưữc thể hiện trong nhiều điều khoản của Luật này Cách quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2005 nhằm hình thành khung quản trị nội bộ tiên tiến của doanh nghiệp
4 Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp:
Khung quản trị doanh nghiệp đưữc hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và bảo
vệ mạnh mẽ hơn quyền và lữi ích của thành viên, cố đông thiểu số, cụ thể: Khung quản trị đưữc thiết kế tùy theo loại hình doanh nghiệp và đưữc áp dụng thống nhất đối với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có sở hữu tư nhân, doanh nghiệp sờ hữu v ố n nhà nước:
Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối v ớ i thành viên H Đ Q T và giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn
Phạm Thị Thúy Linh-Ai -LT4- ĐHNT
26
Trang 33trọng; quy định rõ điều kiện và tiêu chuẩn của một chức danh quản lý quan trọng trong công ty
- Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch hóa, nhất là đối với những người quản lý
- Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thự hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiựm soát
- Tăng cường thêm các quy định về quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng trách nhiệm hữu hạn
5 Các quy định về nhóm công ty:
Luật Doanh nghiệp năm 2005 bổ sung quy định về nhóm công ty Thực chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiựu số Đ ó là các quy định trách nhiệm đền bù của công ty mẹ đối với công ty con, hay nghĩa vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty Đây là một bước phát triựm mới của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý đự hình thành các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
6 Các quy định về công ty hợp danh:
Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
7 Các quy định Công ty TNHH một thành viên
Điựm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công t y trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Luật cho phép một cá nhân có thự thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp) và
đã đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân Đ ạ o luật cũng đã đưa ra những quy định cụ thự về
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
27
Trang 34người đại diện theo pháp luật của công ty Chủ tịch H ộ i đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty N g ư ờ i đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uy quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty
8 Các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên ừở lên
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định cữ thể khác biệt và cữ thể hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, theo đó Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty N g ư ờ i đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường họp vắng mặt
ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vữ của người đại diện theo pháp luật của công ty Những quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng tương đồng với quy định về vấn đề này của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định về người đại diện theo
uy quyền Đây là quy định mới so v ớ i Luật Doanh nghiệp năm 1999 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc chỉ định người đại diện theo
uy quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định
Trang 35v ề cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, Luật quy định áp dụng bâu H ộ i đồng quản trị và Ban kiểm soát theo quy chế cộng dồn phiếu bầu (diêm c khoản 3 điều 104); đó là cơ chế đảm bảo các cổ đông phổ thông luôn có đại diện của mình trong Hội đồng quản trị Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhiệm kỳ của H ộ i đồng quản trị là năm năm, nhiệm kỳ của thành viên H ộ i đồng quản trị không quá năm năm Thành viên H ộ i đồng quản trị có thể được bầu lại vọi số nhiệm kỳ không hạn chế Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng
có những quy định khác biệt so vọi Luật Doanh nghiệp năm 1999 về v i ệ thông qua quyết định của Đ ạ i hội đồng cổ đông Theo Luật mọi, quyết định của Đai hội đồng cố đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ một trong các điều kiện:
(1) Được số cổ đông đại diện ít nhất 6 5 % tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy đinh; (2) Đ ố i vọi quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, sửa đổi, bổ sung theo Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty, đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lọn hơn 5 0 % tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được ít nhất 7 5 % tổng số phiếu biểu quyết của tất cả số cố động dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thế do Điều lệ công t y quy định;
(3) Việc biểu quyết bầu thành viên H Đ Q T và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tống số phiếu biểu quyết tương ưúng vọi tổng số cổ phần sở hữu nhân vọi số thành viên được bầu của
H Đ Q T hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên;
(4) Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đ ạ i hội đồng cổ đông vọi số cổ đông trực tiếp và uy quyền tham dự đại diện 1 0 0 % tổng số cổ phần
Phạm Thị Thúy Linh-A2- LT4 - ĐHNT
29
Trang 36có quyền biếu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng quy đinh;
(5)Trường họp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đ ố i hội đồng cổ đông đối diện ít nhất 7 5 % tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công t y quy định
về vị trí Chủ tịch H ộ i đồng quản trị: Khoản Ì Điều 111 quy định: Điều lệ công ty quy định Đ ố i hội đồng cổ đông hoặc H ộ i đồng quản trị bầu Chủ tịch
H Đ Q T Trường họp H Đ Q T bầu Chủ tịch H Đ Q T thì Chủ tịch được bầu trong
số thành viên của H Đ Q T Chủ tịch H Đ Q T có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác N h ư vậy, trong cơ cấu này Chủ tịch H Đ Q T là cơ quan thường trực của H Đ Q T , tố chức thực hiện các nhiệm vụ và công việc của H Đ Q T giữa hai kỳ họp; không phải
là một chức danh có thấm quyền độc lập tách biệt riêng
Nếu Đ ố i hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch H Đ Q T có thể phát sinh xung đột trong quản lý, điều hành của Công ty Cụ thể là Chủ tịch H Đ Q T lúc này chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đ ố i hội đồng cổ đông, chứ không phải
H Đ Q T Do đó, khi các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ đúng theo quy định của pháp luật và quyết định, nghị quyết của H Đ Q T thì công việc của H Đ Q T có nguy cơ bị đình trệ thậm chí không thực hiện được? Vì vậy, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định: Điều lệ công ty quy định thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ tối khoản 9 Điều 22
Quy định về công khai các lợi ích liên quan: Đ ố i tượng phải công khai: Thành viên H ộ i đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của Công ty (Điều 118)
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
30
Trang 37Xác định rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý: Thiết lập chế
độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty (các Điều 58,73,117,125); Nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối vói thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực
và cạn trọng (Điều 56,72,119,126,134); Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát, Thành viên Ban kiểm soát (các Điều 123,124,126)
10 Các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là bốn năm) kết thúc quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Việc xác định thời hạn 4 năm xuất phát t ừ yêu cầu đạy nhanh quá trình sắp xếp, tổ chức lại và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu tạo lập môi trường kinh doanh bình thường, không phân biệt đối x ử giữa các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, đồng thời, đã tính đến các điều kiện, các vấn đề cần phải xử lý trong quá trình chuyển đổi
Như vậy, l ộ trình chuyển đổi D N N N đã được luật hoa, theo đó các quy định hiện hành về D N N N sẽ chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian 4 năm,
kể từ ngày Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực Sau thời gian này, các doanh nghiệp không kể thành phần kinh tế đều hoạt động trong một hành lang pháp
lý chung về doanh nghiệp và đâu tư
li Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp:
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được tăng cường và cụ thể hơn Điều này được thể hiện bàng các quy định về cung cấp thông t i n giữa các cơ quan nhà nước, quy định rõ và cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước, cấp chính quyền trong quản lý doanh nghiệp, quy định cụ thể điều kiện giải thể doanh nghiệp, quy định cụ thế các hành v i bị cấm, bổ sung thêm trường họp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Đ ổ i mới cơ bản cơ chế
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
31
Trang 38thực hiện quyền chủ sờ hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó, tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở hữu, đồng thời tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp
2.2 Những quy định về địa vị pháp lý của Tổng giám đốc trong Công
ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam n ă m 2005
2.2.1 Tiêu chuẩn để được làm Tổng giám đốc (Giám đốc) trong Công
ty cổ phần
Tiêu chuổn và điều kiện để được làm Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty cổ phần được quy định tại điều 57 của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 như sau:
1 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuổn và điêu kiện sau:
a) Có đủ năng lực hành v i dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản
lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định
b) Là cá nhân sở hữu ít nhất 1 0 % v ố n điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tể trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công
ty hoặc tiêu chuổn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty
2 Đ ố i với công ty con của công ty có phần vốn góp cổ phần của Nhà nước chiếm trên 5 0 % vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuổn và điều kiện quy định tại khoản Ì Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý
và người có thổm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ
Qui định về tiêu chuổn, điều kiện để làm Tổng giám đốc, giám đốc công ty cổ phần đã làm nảy sinh một vấn đề bất cập trên thực tế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đ ó là, theo quy định trên đối v ớ i một Công ty muốn hoạt động kinh doanh trên những ngành, nghề m à theo quy
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
32
Trang 39định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì buộc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và ít nhất một cá nhân khác phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp hay nói cách khác, ít nhất phải có hai người phải có chứng chỉ hành nghề và một trong hai giữ vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc N h ư vậy, một công ty
sẽ khó có thể đồng thời kinh doanh về tư vấn pháp luật và tư vấn kiểm toán vì
để thục hiện được, ít nhất Giám đốc công ty phải là kiểm toán viên đông thời
có chứng chỉ hành nghề luật Hay nếu một công ty vừa muốn kinh doanh trên ngành nghề thiết kế công trình dân dụng, công trình thúy lợi và công trình giao thông thì đòi hỏi phải tìm được một Giám đốc phải đồng thời có đủ cả 03 chứng chỉ hành nghề trên 03 lĩnh vục trên Đây là vấn đề khó đối v ớ i các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gây cản trở việc doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường B ở i vì trên thục tế không ít T G Đ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý chứ không phải đảm nhận công tác chuyên môn Nói chung quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để làm G Đ hoặc T G Đ công ty
cổ phần còn nhiều hạn chế vì chỉ có những doanh nghiệp có quy m ô lớn, m ô hình tổ chức của công ty có thể gồm T G Đ và các G Đ phụ trách về chuyên môn thì mới có thể đáp ứng được quy định này
2.2.2 Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng giám đốc v ớ i tư cách là người đại diện trước pháp luật của Công ty cố phần
Quyền của Tổng giám đốc công ty cố phần xuất phát t ừ sụ ủy quyền của Hội đồng quản trị, cho nên bản chất pháp lý của quyền đó là quyền đại diện Quyền của Tổng giám đốc chứa đụng hai quyền năng đó là quyền điều hành
và quyền đại diện Quyền đại diện có nghĩa là Tổng giám đốc có quyền nhân danh công ty để xác lập giao dịch với người bên ngoài, và làm cho công t y trục tiếp nhận kết quả pháp luật của các giao dịch đó Theo Học thuyết ủy thác đại diện (agency theory), quyền đại diện của Tổng giám đốc có c ộ i nguồn t ừ sụ ủy quyền của người ủy quyền V ớ i sụ ủy quyền, hành v i của
Phạm Thị Thúy Linh -A2- LT4 - ĐHNT
33
Trang 40Tổng giám đốc đã đồng nhất v ớ i hành v i của công ty trong hoạt động kinh
doanh đối ngoại, và công ty chịu m ọ i kết quả của các hành v i đó
Quyền đại diện của Tổng giám đốc phản ánh m ố i quan hệ pháp luật đối
ngoại nhiều chiều hơn là phản ánh m ố i quan hệ giữa người được ủy quyền và
người ủy quyền, trong khi mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được
ủy quyền giao cho khe ước ủy thác hoỉc các nghĩa vụ pháp định để điều
chỉnh Chính vì vậy, người ủy quyền (công ty) không được phép từ chối nhận,
gánh chịu các hậu quả phát sinh do chính T G Đ v ớ i vị tri là được ủy quyền là
một T G Đ công ty đã giao dịch v ớ i người thứ ba, cho dù T G Đ đã vượt quá
quyền hạn được giao N h ư vậy tính hiệu lực của quyền T G Đ có sự tách biệt
với tính hiệu lực của hành v i là căn cứ hay là cơ sở của quyền đó (hành v i ủy
quyền và bổ nhiệm, hành v i làm thuê)
2.2.3 Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của T ổ n g giám đốc v ớ i tư cách là
người quản lý và điều hành hoạt động của Công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám chứa đựng hai quyền năng đó là
quyền điều hành và quyền đại diện Quyền quản lý điều hành có nghĩa là
Tổng giám đốc có quyền quản lý kinh doanh và x ử lý nghiệp vụ trong phạm
vi được ủy quyền1 7
' Điều 116, khoản 3, 4 của L D N V N quy định quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của Tổng giám đốc công ty cổ phần trong vai trò là người điều hành
như sau:
3 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty m à không cần phải có quyết định của H ộ i đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của H ộ i đồng quản trị;
17 Ngó Viễn Phú (2005), Địa vị pháp lý cùa tồng giám đắc cõng ty cổ phần, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 7
Phạm Thị Thúy Linh -A2-LT4- ĐHNT
34