1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

133 9 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Tác giả Phạm Lờ Sơn
Người hướng dẫn TS. Lấ BẢO
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 21,73 MB

Nội dung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2014- 2018, luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình làm rõ những nguyên nhân của những mặt hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới.

Trang 1

PHẠM LÊ SƠN

PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

PHẠM LÊ SƠN

PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN

Mã số: 8.31.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ BẢO

Da Nẵng - Năm 2020

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giả

Trang 4

1 Tính cấp thiết của dé tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của §

` Sơ lược các tải liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 5 8 Téng quan tài liệu nghiên cứu 8

9 Cầu trúc của luận văn 2

CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN PHÁT TRIÊN NÔNG

NGHIỆP 1B

1.1, NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIEN

NONG THON nhan « seo 1B

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của phát triển nông nghiệp, 4 1.1.3 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp 16

1.2 NOI DUNG VA TIEU CHÍ DANH GIÁ PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP

18

1.2.1 Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp 18 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý 20 1.2.3 Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực 2I

1.2.4 Thâm canh trong nông nghiệp : se.26 1.2.5 Các hình thức liên kết kinh tẾ trong nông nghiệp 2

1.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp 29

1.3 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG ĐẾN PHAT TRIEN NONG NGHIEP31

Trang 5

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ BIA

PHƯƠNG VÀ BÀI HOC CHO HUYEN QUANG NINH 36 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, 3 1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của huyện Nông Cổng, tỉnh Thanh Hóa 39 1.43 Bai học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình al

KET LUAN CHUONG 1 43

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHAT TRIEN NONG NGHIEP HUYEN

QUANG NINH, TINH QUANG BINH 44

2.1 ĐẶC ĐIÊM ĐIÊU KIEN TY NHIEN KINH TE XA HOLCUA HUYEN

QUANG NINH so - 44

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 44

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46

2.1.3 Đặc điểm xã hội 50

2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN NONG NGHIEP HUYEN QUANG

NINH 52

2.2.1 Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua 52 2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Quảng Ninh 59

2.2.3 Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp 61 2.2.4, Tinh hình thâm canh trong nông nghiệp 69 2.2.5 Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp 69

2.2.6 Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Quảng Ninh H

23 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP HUYỆN

Trang 6

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

CHƯƠNG 3 GIAL PHAP PHAT TRIEN NONG NGHIEP HUYỆN

QUANG NINH, TINH QUANG BINH TRONG THOI GIAN TOL 83

3.1 CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 83

3.1.1 Sự biến động của môi trường đến phát triển nông nghiệp 8 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh 85 3.1.3 Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp 86

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP HUYEN QUANG

NINH, TÍNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 87

3.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp 87

3.2.2 Đây mạnh chuyển dich cơ cầu sản xuất nông nghiệp 95

3.2.3 Tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp, 98 3.2.4 Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 104

Trang 7

GDP “Tổng thu nhập,

GTSX Giá trị sản xuất

PTNN Phát triển nông nghiệp

SXKD Sản xuất kinh doanh

THT Té hop tác HTX Hop tác xã

Trang 8

T.T— [Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của nguồn lao động, 2 21 _ | Hi rang si dung dt phn theo loại đất và phân theo 7”

đơn vị hành chính tính đến 31/12/2018

22 | Các chiêu nông lâm thủy sản huyện Quảng Ninh giai 6 doan 2014-2018

+ | Tốc độtăng trưởng gid sin xult ede nginh kink Weta | „ huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018

3.4 _ | Diễntích, dân số và mật độ dân số huyện Quảng Ninh I năm 2018 2s _ | Số Mơng cơ sỡ săn xuấtnông nghiệp huyện Quảng Ninh | giaia đoạn 2014-2018 +2 _ | Tônghơpkinhtếhộ ong sản xuấtnông nghiệp giai doan | 2014-2018 37 _| Fone hop wang trai én dia ban huyện Quảng Ninh iif doan 2014-2018 3g _ [P80 done tang tai phn theo nginh hoat ding gia doan | 2014-2018 +g — | Tìnhhình sử đụng đất huyện Quảng Ninh giải đoạn2014- | 2018

Tinh hình đân số trong độ tuôi lao động huyện Quảng 7-10 | in phan theo thành th/ndng thon giai doan 2014-2018 | 2¡¡ | Thhình vốn đấu t xây dựng cơ bản cho nông nghiệp |

huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018

2.12 | Tinh hình vốn vay tín dụng của nông đân huyện Quảng _ [66

Trang 10

1 1 _ | Cae bước đính giá đất sản xuấtnông nghiệp phục vụ quy | 7 độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Quảng 1”

Ninh giai dogn 2014-2018

22 | Biéu đỗ kinh tế hộ huyện Quang Ninh giai đoạn 2014-2018 | 53 + _ [Bib dB sơ cấu trang trại huyện Quảng Ninh giá đoạn s

2014-2018

54 _ | Piễuđỗ cơ cầu ho động rang tr huyện Quảng Ninhgiai | „ đoạn 2014-2018

25 | Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014-2018 6 2.6 [Vẫn đầu tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2018 65 27 [Vẫn vay tin dụng của nông dân giai đoạn 2014-2015 ø

Trang 11

Nông nghiệp là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Trong những năm qua, tỷ trọng của ngành nông nghiệp

đóng góp khá lớn đối với phát triển chung trong cơ cấu các ngành,

của nền kinh tế, đặc biệt với điều kiện của một quốc gia đang phát triển như ¡nh vực

'Việt Nam Để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển liên tục, đúng hướng cần

có sự quan tâm, chỉ đạo sắt sao của Đảng và Nhà nước, sự quản lý chat chẽ

của các cấp chính quyền, đặc biệt là của ngành nông nghiệp Điều đó không chỉ liên quan đến an ninh lương thực của quốc gia, mà còn liên quan đến sự kinh tế phát triển chung của đất nước, khi mà

n đang trong giai đoạn

của sự phát triển theo hướng kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà

nước,

“Trong giai đoạn vừa qua, tinh Quảng Bình đã quản triệt các chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thực hiện nhiều chính sách

quan trọng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh nhà, bước đầu đã mang lại

nhiều kết quả khả quan Xét một cách tổng thể, nông nghiệp đã phần nào giải quyết được nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong

nguyên liệu đổi đào phục vụ ngành công nghiệp chế sản xuất và cí

¡ng phát triển thành một nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa

tập trung

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một địa phương sản xuất nông nghiệp chủ yếu Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có

nhiều thay đổi so với những năm trước đây, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được

day mạnh, đời sống của nhân dân ở nông thôn được nâng cao Tuy nhiên, ngành nông nghiệp huyện Quảng Ninh vẫn chưa khai thác được hết thế mạnh

Trang 12

triển KILXH huyện Quảng Ninh đến năm 2020, theo đỗ mục tiêu huyện

Quảng Ninh tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa bền vững -Cố gắng đây mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phù

hợp với điều kiệ

dần tỷ trọng giá trị trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị n tự nhiên từng vùng và đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm sản xuất nông nghiệp Phắn đấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thời

kỳ 2011-2015 tăng 5,5%, thời kỳ 2016-2020 tăng 4,5% Tỷ trong gia tri sin

xuất chăn nuôi đến năm 2015 chiếm 42,8%, đến năm 2020 chiếm 43,0%

trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Từng bước xây dựng nông thôn mới

văn minh, hiện đại, phủ hợp với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới Để đạt được những yêu cầu về chiến lược phát triển nông nghiệp của

UBND tinh Quảng Bình, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Ninh cần có

những giải pháp hoàn thiện chính sách, co cấu ngành nghề, đào tạo nguồn

nhân lực nông nghiệp

“Xuất phát từ tình hình và những yêu cầu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn dé tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh

Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu * Muc tiéu chung

“Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bản huyện Quảng Ninh, tính Quảng Binh giai đoạn từ 2014-2018, để làm rõ

những nguyên nhân của những mặt hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp

phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới

Trang 13

huyện Quảng Ninh, tinh Quảng Bình giai đoạn 2014-2018,

~ Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện

Quang Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tiếp theo

3 Câu hỗi nghiên cứu

~ Thực trạng phát triển nông nghiệp trên dia bàn huyện Quảng Ninh, tinh ‘Quang Bình giai đoạn 2014-2018 như thể nào?

~ Những giải pháp nào để hồn thiện cơng tác phát triển nông nghiệp trên địa bản huyện Quảng Ninh, tinh Quảng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*D

Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình * Phạm vi nghiên cứu trong những năm tiếp theo?

tượng nghiên cứu

~ Nội dung: Đề tải tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nông

nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-

2018, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện Tập trung nghiên cứu theo nghĩa hẹp, gồm trồng trọt

và chăn nuôi Trong quá trình xây dựng, mở rộng phân tích một số nội dung

theo nghĩa rộng, để hiểu rõ phạm vị nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

~ Thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018 và đưa ra các giái pháp định hướng đến năm 2025

Trang 14

mình, từ đó tác giả có những luận cứ chặt chẻ hơn, có thêm kiến thức rộng,

sâu về lĩnh vực phát triển nông nghiệp cũng như căn cứ trích dẫn tải liệu một cách chính xác nhất

.%.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

* Dữ liệu thứ cắp

~ Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các Sở, ban,

ngành của tỉnh Quảng Bình, các phòng, ban trong huyện Quảng Ninh, các thư

viện, trung tâm nghiên cứu

~ Một số tải liệu cần thu thập: Báo cáo KT-XH huyện; Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp huyện; Hiện trạng đắt đai phục vụ phát triển nông nghiệp; Tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn; Hệ thống các bảng biểu thống kê, và các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành nông nghiệp

nói chung và nông nghiệp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nói riêng,

* Xứ lý số liệu: Thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể và tiến hành mã hóa các số liệu này theo chủ đề Xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềm Excel

5.2 Phương pháp phân tích

~ Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tải liệu đã được tổng hop,

van dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đồ

để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện ‘Quang Ninh, tỉnh Quảng Bình

~ Phương pháp so sánh và phân tích theo chuỗi dữ liệu theo thời gian

Được sử dụng nhằm so sánh, đánh giá biến động qua các năm từ 2014-2018

~ Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng

Trang 15

chuỗi số liệu thu thập được từ năm 2014 đến năm 2018 luận văn sẽ phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Quảng Nẵnh, tinh Quảng Bình Trong đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm nghiên

cứu định lượng thực trạng phát triển nông nghiệp, đồng thời cho biết xu hướng thay đổi của tình hình phát triển nông nghiệp Cách phân tích này sẽ

cho phép chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng

Phuong pháp phân tổ, phương pháp đồ thị và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tương đối từ đó đưa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về thực trạng phát triển nông nghiệp Phương pháp này chủ

yếu sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất giải

pháp, kiến nghị Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,

phương pháp phân tích so sánh được thực hiện để cho ra những đánh giá tình

hình phát triển nông nghiệp của địa phương như thé nao trong thời gian trước

đây và kết luận chính xác làm cơ sở đề ra giải pháp hồn thiện cơng tác trong,

thời gian tới

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học

'Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận phát triển nông nghiệp * Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp Kết quả của đề tài đóng góp cho việc giải quyết những vấn đề thực

tiễn, khó khăn, tìm hướng đi đúng đắn nhằm phục vụ mục đích phát triển KT-

Trang 16

Giáo trình đã nhắn mạnh vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc

dân, những đặc điểm riêng biệt của sản xuất nông nghiệp như: Địa bàn rộng, lớn, tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, tính thời vụ Đánh giá những thành

tựu quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới, qua đó

xây dựng chiến lược nông nghiệp đúng đắn dựa trên những căn cứ có cơ sở khoa học Tác giả cũng trình bày thêm về lịch sử hệ thống kinh tế nông

nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ, sự thay dồi, đổi mới theo xu hướng phát

triển chung của thé gi

~ Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin

và Truyền thông -Giáo trình đã cùng cấp những kiến thức cơ bản về cơ sở lý

luận vững chắc xung quanh các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn lực phát

triển kinh tế, mô hình cũng như chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia

“Giáo trình nay đã chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng nhanh chóng

sản lượng tổng thu nhập (GDP) của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống

của dân chúng, nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp

lý như cơ sở sự tăng trưởng bền vững Trong giáo trình này có một chương về phát triển nông nghiệp Con người không thể sống nếu thiếu lương thực và thực tế không có sản phẩm nào thay thể được lương thực Mỗi quốc gia đều phải sản xuất được lương thực hoặc nhập khâu lương thực Do lịch sử lâu đời mà nên kinh tế nông thôn thường được nói đến như nền kinh tế truyền thống

Nông dân thường áp dụng những kỹ thuật đã phát triển từ hàng trăm năm,

thậm chí hàng nghìn năm trước khi có nền khoa học hiện đại để trồng trọt, vỉ

Trang 17

phát triển là kết quả của quá trình PTNN Tác giả cho rằng nền nông nghiệp

phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn vẻ đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa đạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu,

thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về

nông nghiệp

~ Chu Tiến Quang, (2010), Giáo trình Xây dựng và phân tích chính sách

"tông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp

Giáo trình đã giới thiệu khái niệm và vai trò của chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nội dung chính sách đối với nông nghiệp, nông

thôn cũng rất đa dạng, thay đối theo điều kiện đặc thù ở mỗi giai đoạn của nền kinh tế, của mỗi quốc gia, xét về cách thức hoạt động bao gồm nhóm tác động trực tiếp và nhóm tác động gián tiếp Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực

trạng về các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách vùng Định hướng các nhóm giải pháp hoàn thiện, PTNN, nông thôn, cụ thể: nhóm các

chính sách kinh tế như chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách về thị trường và lưu thông tiêu thụ hàng hóa, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, chính sách đầu tư tài chính tín dụng; Nhóm chính sách xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế hộ nông dân và trang trại, doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp, phát

triển hợp tác xã

~ Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Giáo trình Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Tài nguyên và Môi trường

Giáo trình phân tích tổng quan về PTNN và nông thôn, đặc trưng của

vùng nông thôn Việt Nam như môi trường, kinh tế, chính trị, văn hóa Tác giả

Trang 18

tự các bước lập quy hoạch phát triển nông thôn; Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch phát triên nông thôn; và Đánh giá tác động của phương

án quy hoạch đến môi trường nông thôn

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hoặc viết bài về

các chính sách kinh tế thúc diy PTNN, nông thôn ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố như:

~ Nguyễn Trần Trọng (2012), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020” Tác giả đã đề cập đến phương pháp tiếp cận PTNN trong

giai đoạn hiện nay ở Việt Nam dưới góc độ thị trường; góc độ công nghiệp; góc độ môi sinh và những định hướng chủ yếu PTNN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường, từng bước chuyển các đơn vị, ngành, vùng nông,

nghiệp còn căn bản tự cấp, tự túc ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người lên sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung; hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện

trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng sản

xuất nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chỉ phí sản xuất trên một đơn vị nông sản; xây dựng các loại hình kinh tế phù hợp

trong nông nghiệp Phát triển công nghiệp chế biển nông, lâm, thủy sản, xây

dựng các vùng nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm chế

Trang 19

tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Qua nghiên cứu mối quan hệ về phân công lao động, công nghiệp hóa —

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với các vấn đẻ của đào tạo nghề cho lao

động nông thôn, luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận khi làm rõ các

vin dé cu thé sau: Phin công lao động là cơ sở hình thành nên các ngành

nghề mới; Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đặt ra

những yêu cầu cho các hoạt động đào tạo nghề lao động nông thôn; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm khác với đảo tạo nghề nói

chung” Luận án đã nghiên cứu thực trạng dio tao nghề cho lao động nông

thôn vùng đồng bằng sông Hồng và rút ra các kết luận, đề xuất giải pháp:

'Đẫy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Xây

dung va hoàn thiện chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đồi mới

và phát triển chương trình dạy nghề; Huy động các nguồn lực xã hội để phát

triển mạng lưới đào tạo nghề

~ Bùi Huyền Trang (2013), "Nóng nghiệp Lâm Đẳng: Thực trạng và giải

pháp phát triển”, Luận văn thạc sĩ địa lý học, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hỗ Chí Minh

Tác giả đã khái quát vai trò, đặc điểm nông nghiệp, các nhân tố ảnh

hưởng; tác giả phân tích các hình thức tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất nông

nghiệp Qua đánh giá các thực trạng nông nghiệp của tính Lâm Đồng, tác giả

đã đưa ra các giải pháp quan trọng, cụ thể: Tăng cường vốn đầu tư toàn xã

hội, đầu tư theo nguồn vốn, Lâm Đồng cần phải huy động vốn đầu tư ngoài

nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng Nhà nước, vốn doanh nghiệp, người dân

Trang 20

lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường và sử dụng nguồn đất đai phù

hợp

~ Hoàng Quốc Cường (2009), “Giải pháp PTNN theo hướng sản xuất

hang hóa 6 tinh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ~ Đại học Thái Nguyên

‘Dé tai sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự

cquản lý của nhà nước Về mặt thực tiễn ưa ra được định hướng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản

xuất nông sản hàng hóa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi Yên Bái

tập trung nghiên cứu một số vấn để chủ yếu về lý luận phát triển

kinh tế và phát triển sản xuất hàng hóa để làm rõ tiến trình phát triển "Trên cơ sở dự tính, dự báo triển vọng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt

Nam; đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, phân tích những khó khăn và lợi thế về sản xuất nông sản hàng hóa; từ đó xây

dựng quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp thúc đầy phát triển mạnh

sản xuất nông san hing hóa tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.”

~ Hoàng Mạnh Phú (2016), "Kinh tế nông thôn phát triển bên vững ở các khuyện phía tây của thành phổ Hà Nội”, Luận án tiễn sĩ, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã tổng quan kinh tế nông thôn phát triển

bền vững và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nội

dung dim bao va những nhân tổ ảnh hưởng Các kết quả đạt được: Lực lực

lượng sản xuất ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội phát triển khá toàn diện, năng suất lao động tăng góp phần bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền vững; Quan hệ sản xuất khơng ngừng được hồn thiện góp phần giải

Trang 21

bền vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội Các vấn đề tồn tại: Các yếu tố bảo đảm cho phát triển lực lượng sản xuất còn thiểu ôn định, làm

cho kinh tế nông thôn ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội phát triển

chưa thật bền vững; Một số yếu tố cuả Quan hệ sản xuất phát triển chưa thật

phù hợp đang là lực cản đến quá trình bảo đảm cho kinh tế nông thôn phát

triển bền vững Chính quyền thành phố Hà Nội cần đưa ra những giải pháp: Nâng cao đời sống vất chất và tỉnh thần của cư dân nông thôn là phương hướng xuyên suốt quá trình bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội; Trước mắt tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp sạch, công nghệ cao sản phẩm đang có lợi thể của vùng;

“Xây dựng nông thôn mới kết hợp hải hòa giữa tiêu chí chung và phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng

~ Ngân hàng Thể Giới (2016), "Chuyển đồi Nông nghiệp Việt Nam: Tang

~ Báo cáo phát triển Việt Nam 2016, Nhà xuất bản

Hồng Đức Báo cáo phát triển Việt Nam 2016 đã đi sâu phân tích các chủ

giá trị, giảm đầu và

điểm liên quan đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xây dựng chiến lược nhằm “tăng giá trị, giảm đầu vào” (tức là tăng phúc lợi cho nổng dân, người

tiêu dùng, và xã hội đồng thời sử dụng ít nguồn lực hơn và giảm bớt tác động

tới mồi trường) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống có nhu cầu khác nhau về môi trường, điều kiện ngoại cảnh; sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được phân bố trên phạm vi và không gian rộng lớn; phối hợp chức năng quản trị và chủ sở hữu tư liệu sản xuất; cung và cầu có tính không co giãn; sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với nhiều rủi ro; Báo cáo đã cung cấp cái nhìn tổng thể và đầy đủ về thực trạng kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay Từ đó, đưa ra các nhận định và khuyến nghị các chính sách PTNN trong giai đoạn sắp tới Báo cáo nhắn mạnh vai trò của Chính phủ

Trang 22

tư nhân, nhằm tăng năng suất lao đồng và phát triển thị trường

"Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn này

* Khoảng trống nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho nội dung PTNN Tuy nhiên các công trình này đều không đi sâu vào nghiên cứu vấn để phát triển kinh tế nông nghiệp của một huyện có điều kiện địa hình, dân số cụ thể như huyện Quảng Ninh, cụ thể: Chưa nêu lên được thực trạng vấn đề PTNN cụ thể của một địa phương có đặc thủ diện tích rộng nhưng đồng bằng chật hẹp, sự phân bố địa hình không đồng đều Chưa đi sâu tìm hiểu chính sách đất đai và tác động của nó đối với sản xuất nông

nghiệp, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ khoa học công nghệ,

đầu tư huy động vốn, hỗ trợ đầu vào, đầu ra đối với sản xuất nông nghiệp

Nói chung, sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của ngành nông nghiệp huyện Quảng Ninh đòi hỏi cần phải có một đề tài có cách nhìn chuyên sâu, phân tích cụ thể các thực trạng của phát triển nông nghiệp và giải pháp

PTNN huyén Quang Ninh, tỉnh Quảng Bình

'9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương

như sau:

“Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quang Binh,

Trang 23

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC 1 NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN DE CHUNG VE NONG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN 1.1.1 Một số khái niệm a Nông nghiệp Nông nghiệp là “ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đắt

đại để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trằng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tao ra lương thực thực phẩm và một số:

nguyên liệu cho công nghiệp” Nông nghiệp là “một ngành sản xuất lớn, bao

gdm nhiễu chuyên ngành: trông trot, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa

tông, còn bao gém cá lâm nghiệp, thúy sản ”|22]

“Trong quá trình phát triển, nông nghiệp đi lên từ phương thức sản xuất tự

cung tự cắp, tiến đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển

cao trở thành một nền nông nghiệp thương mại hóa có phạm vi không chỉ

trong một quốc gia mà trên toàn cầu

~ Trồng trọt là một ngành của nông nghiệp, sử dụng đất đai, cây trồng để

làm nguyên liệu sản xuất ra lương thực, thực phẩm và tư liệu cho công nghiệp

~ Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân

b Phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp không có một khái niệm rõ rằng, nó được hiểu là

Trang 24

chính trị nhằm nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp e Phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu ngày cảng cao của thị trường nhưng phải đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lực

1.1.2 Vai trò của phát triển nông nghiệp

“Néng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trỏ to lớn trong

việc phát triển kinh tế ở hằu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển, kinh tế còn lạc hậu đại bộ phân sống bằng nghề nông Tig: nhiên, ngay cả

những nước có nên công nghiệp phát triển cao, mặc đù tj trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và

không ngừng tăng lên, đảm bảo cưng cấp đủ cho đời sống con người những

sản phẩm tối cân thiết đó là lương thực, thực phẩm Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhục hiện nay, vẫn chưa có ngành: nào có thể thay thể được Lương thực, thực phẩm là yêu tổ đầu tiên, có tính

chất quyết định sự tôn tại phát triển của con người và phát triển KT-VH của

đất nước."[15]

PTNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho

công nghiệp và khu vực thành thị, cụ thể:

~ PTNN đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực cdự trữ và cung cắp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị Trong giai

đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập

trung sống ở khu vực nông thôn Vì thể khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực đồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn vẻ lao

động, mặt khác đó là năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên,

lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều Số lao

Trang 25

hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đắt nước

~ PTNN còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý giá cho công

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến,

giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh

tranh của nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường

~ Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cắp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân

“Nguén vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiễu cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp thuê nông nghiệp

ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản trong đó thuế có vị trí rất quan trọng " Nhà kinh tế Simon Kuznets cho rằng: “Gánh nặng của thuế mà nông

nghiệp phải chịu là cao hơn nhiều so với địch vụ nhà nước cung cáp cho công nghiệp "[I6] Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công

nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị

trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ

~ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của ngành công,

nghiệp Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm

tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vảo thị trường, trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn “Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao

Trang 26

loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các

hàng hóa công nghiệp

'Nông thôn và nông nghiệp đóng một nhiệm vụ, vai trò to lớn, nó là điều kiện quan trọng cho sự phát triển một cách bền vững của môi trường Trong,

quá trình phát triển nông nghiệp sẽ sử dụng rất nhiều các hóa chất, phân bón,

các loại thuốc trừ sâu điều này làm ô nhiễm và nguy hại đến nguồn nước, đến đất Điều đó đặt ra phát triển nông nghiệp phải tìm ra các quy trình, cách thức phù hợp để giảm thiểu tối đa tác hại đến môi trường và sự bền vững của

Tóm lại, vai trò đóng góp của PTNN trong sự phát triển kinh tế thị trường bao gồm: (¡) Cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; (ii) Tạo ra sự chuyển dịch giữa các

nguồn lực trong xã hội như nguồn vốn, nguễn lao động, sự chuyển địch từ

ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ

1.1.3 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp

~ PTNN được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt: Đặc điểm này cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành PTNN “Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có

điều kiện đất dai và thời tiắt, khí hậu khác nhau, lịch sử hình thành các loại

đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất khác nhau, ở đó ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau Điêu kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trên từng địa bàn gắn chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ

rệt [I4]

~ Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thé được: Nguồn

Trang 27

thé thay thé, Con người với trí óc của mình sẽ khai thác nguồn tư liệu đắt một

cách hợp lý để gia tăng các sản phẩm đầu ra của nông nghiệp Đắt là nguồn

tài nguyên có giới hạn, khi ta khai thác quá lớn thì đắt sẽ cạn kiệt, vì thể, đòi hỏi phải có cách thức khai thác thật hiệu quả, hạn chế chuyển đổi mục đích sử

dụng đất Tăng cường công nghệ, cải tạo và luôn bồi đắp cho đất ngày một

màu mỡ, từ đó sẽ tăng năng suất nông nghiệp, tao ra cảng nhiều của cải ~ Đối tượng của phát triển sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định, chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất

trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau Để chất lượng giống cây

trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dưỡng các

giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương - Phát lên sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao Tính thời vụ có tác động

quan trọng đối với nông dân Tạo hóa đã cung cấp nhi

đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp như: ánh sáng, ôn độ, độ 4m, lượng mưa,

không

i Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng

hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản chất lượng với chỉ phí thấp Để kimi

thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi

hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm có, tưới tiêu "Việc chực hiện kịp thời vụ

Trang 28

chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư - kỳ thuật kịp thời, trang bị công cu,

máy móc thích hợp, đẳng thôi phải coi trong việc bổ trí cấy trằng hợp ý, phát

triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn.”[1S]

12 NỘI ĐUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIÊN NÔNG

NGHIỆP

1.2.1 Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nỀn nông nghiệp quy

mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình Hình thức này gắn người nông dân với đắt đai và phát huy được tính tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy, năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu

nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn Nền nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và phát triển cao hơn nữa thì mô hình

kinh tế nông hộ sẽ bộc lộ nhiều khuyết điểm, đó là năng suất lao động thấp,

chưa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không

cao Từ đó, “trong nông nghiệp phải có các cơ sở sản xuất như trang trại, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nông nghiệp với số lượng lớn hơn để đáp

ứng yêu cầu phát triển”.[10]

thức kinh tế

'Hình thức trang trại là sự nâng cấp của kinh tế hộ, một

tiên tiến giúp giảm thiểu các tồn tại của kinh tế hộ Trang trại có quy mô diện tích lớn, có nhiều vốn và nguồn lao động, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của sự phát triển trồng trọt và chăn nuôi Trang trại khi tạo ra quá nhiều sản phẩm thì

sẽ nâng cao được sự cạnh trang của thị trường, có thể áp dụng được các tiến

bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiền Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

phát triển, số lượng các trang trại tăng lên (trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm,

nông lâm thủy sản ) Số lượng trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng,

Trang 29

lớn, tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp ngày cảng cao Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế nông hộ đủ năng lực sản xuất hàng hóa và trở thành hộ sản xuất giỏi, có khả năng tích lũy về vốn để phát triển thành trang

trại Ngồi ra, nơng nghiệp thu hút các nguồn vốn từ các hộ dân cư khác ngoài

khu vực nông nghiệp có khả năng kinh tế thuê đất hoặc mua đất thành lập các trang trại ngày càng nhiễ

“*Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, yêu cầu cung ứng các yêu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trang trại phải

vươn tới thị trường trong và ngoài nước”.[10]

Hop tác xã nông nghiệp theo kiểu cũ trong cơ chế thị trường hiện nay không còn đồng vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp như trước đây, vi

vấn đề về sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra đều thuộc các nông hộ

Nên HTX phải thực hiện đổi mới các lĩnh vực hoạt động của mình: Làm dịch

vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản Hiện tại và tương lai,

HTX trong nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu

vào về vật tư, dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng đồng thời trở thành đối tác quan trọng với nông dân trong tổ chức thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp phát triển thì về mặt số lượng các HTX phải tăng lên là tắt yếu mới phù hợp

với thực tẾ sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường Đối với các xã viên HTX được mở rộng hơn gồm cả doanh nhân, chủ trang trại, các tổ chức kinh tế có pháp nhân

"Trước đây, các doanh nghiệp nông nghiệp gồm các nông, lâm trường và

trạm, trại Ngày nay, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được thành lập theo

Luật Doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp

Trang 30

nông dan va thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận Doanh nghiệp nông nghiệp có số lượng tăng lên và mở rộng địa bàn hoạt động sản

xuất nông nghiệp ở các vùng, miễn, ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch

vụ nông nghiệp Các doanh nghiệp nông nghiệp SXKD trong các ngành

hàng lớn có giá trị kinh tế, có lợi nhuận và đủ thế, lực dẫn đầu ngành hàng, tham gia xuất khẩu hàng hóa có kim ngạch và thị phần cao, có uy tín và

thương hiệu hàng hóa trong và ngoài nước

* Các tiêu chí về gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo từng năm và sự

tăng/giảm năm này so với cung kỳ năm trước

~ Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở sản xuất qua từng năm 1.2.2 Chuyến dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp ly

Cơ cầu sản xuất nông nghiệp là thành phần tỷ trọng và mỗi quan hệ giữa

các ngành và tiểu ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là cơ cấu giữa các ngành của nông

nghiệp mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường, xã hội “Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý còn thể hiện khả năng tận dụng tốt nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở

ông, đạt hiệu quả kinh tế cao Tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp

giảm tỷ trọng ngành trông trọt Đối với ngành trằng trọt xu hướng chuyển

dich là giảm dân diện tích cây lương thực, tăng điện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp Ngành chăn nuôi, cơ cấu chuyển dịch theo hướng sử dụng các giống mới có năng suất chất lượng, chuyển dịch sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ồn định thay cho những vật nuôi có giá

tị kinh tế thấp "|9

Trang 31

~ Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận

trong nông nghiệp

- Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phân trong nông nghiệp

~ Cơcấ

diện tích, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi 1.2.3 Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực

Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm lao động, đất đai, vốn, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật Quy mô vẻ số lượng, chất lượng các nguồn lực được huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng và PTNN Khi gia tăng quy mô các nguồn lực như vốn, lao động nông nghiệp sẽ tăng trưởng theo chiều rộng Nếu muốn đưa nông nghiệp tăng trưởng theo chiều sâu thì phải gia tăng tổng năng suất các yếu tố TFP (tức là nâng cao

1h nâng cao chất lượng 6 (TEP) Nhờ vào sự

tăng lên của TEP mà sản lượng sẽ tăng nhanh hơn vốn đầu tư Điều này

chất lượng của việc sử dụng vốn và lao động) Quá các yếu tố đầu vào làm gia tăng tổng năng suất các chứng tỏ rằng “chi có đẩ tư Khoa học công nghệ mới nâng cao được ch lượng của các nguôn lực và đảm bảo cho nông nghiệp tăng trướng vd én dink” [8]

a Lao déng trong ning nghiép

“Trong sản xuất nông nghiệp, con người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất dé tạo ra của cải Thông qua hoạt động của con người có tác động thúc đẩy hay kìm hãm quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp Bởi vì, cho

cđù công cụ lao động có tiên tiền đến đâu thì cũng chỉ có thông qua hoạt động

của con người mới đem lại hiệu quả kinh tế và những giá trị mới Do đó, cần phải gia tăng nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào

Trang 32

lao động Về số lượng, gồm những người trong độ tuổi và những người trên

và dưới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp Về chất lượng, gồm

thể lực, trí lực, cụ thể là sức khỏe, trình độ nhận thức, chính trị, văn hóa,

nghiệp vụ và tay nghề Trí thức là yếu tố cơ bản để đánh giá trí lực của người

lao động Trí thức bao gồm những kỹ năng có được nhờ giáo dục và sự trải

nghiệm trong cuộc sống của con người Thể lực của người lao động được phản ánh qua các tiêu chuẩn như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, chỉ tiêu về

tình trạng bệnh tật của người lao động

Băng I 1: Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của nguồn lao động, Loại Nam Nữ

SÉC Í Chiều cao | Cân nặng | VO"S | chigu cao | Can nang | Vong

khỏe | (em) (kg) \ om (em) (kg) | ngực (em)

T60 trở 5š trở

1 lên 50 trở lên | 82 trở lên lên 45 trở lên | 76 trở lên 2 | ISEIGð | 4729 | T9RI [HSL-IS[ 435 | TTS 3 [ISEIST| 4546 | 7628 | I4H-I50| 4042 | 7373 4 [TSISS] 4144 | 7475 | 143-146 | 3639 Ƒ 7021 5 [DwöilS0| Dưới40 | Dưới74 | Dưới H43 | Dưới38 | Dưới

Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ của Bộ Y tê

Đặc điểm của lao động nông nghiệp có tính thời vụ cao và là thứ lao động tắt yếu, xu hướng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lượng và

được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỳ thuật *frong giai đoạn

đầu công nghiệp hỏa, nguận nhân lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội Song cùng với sự phát triển

của quả trình công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động

Trang 33

Nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào thực hiện thâm canh, cần phải đầu tư thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích

ruộng đất hợp lý Do đó, cẳn khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm diện tích

trồng trọt, nâng cao trình độ đảm bảo ruộng đắt, mở rộng phạm vi hoạt động

tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn

Nhiệm vụ của nền nông nghiệp là phải phát triển mạnh cả chăn nuôi và trồng trọt, nhưng tốc độ phát triển ngành chăn nuôi phải nhanh hơn tốc độ phát triển ngành trồng trọt nên cho phép thu hút một bộ phận lao động đáng kế ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm ngày càng nhiều, giảm tỷ lệ thất

nghiệp ở nông thôn

với địa bàn vùng núi, phân phối sức lao động nông nghiệp sang phát

triển nghề rừng, trồng rừng và tu bổ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng làm

nguyên liệu và cung cấp cho xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông lâm nghiệp Phát triển công nghiệp nông thôn gồm tiểu thủ công nghiệp

và phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng tong việc sử dụng,

nguồn lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống người lao động ở nông

thôn

b Đắt đai được sử dụng trong nông nghiệp

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất Nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày cảng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác

Dit dai duge sử dụng trong nông nghiệp (ruông đắt) tăng lên theo hướng

tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và PTNN Tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu

khác nhau vào một chủ sở hữu mới hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có

quy mô ruộng đất lớn hơn Tập trung ruộng đắt diễn ra theo hai con đường:

Trang 34

hitu cé bigt khác lớn hơn; (ii) Con đường sáp nhập ruộng đắt của các chú sở

hitu nhỏ cá biệt cho một chú sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sự dịch

chuyển cơ cầu sản xuất theo hướng hiện dai sé lam tăng chi tiêu đất đai bình

quân một nhân khẩu hay một lao động "[1S]

Các bước đánh giá đất dai sử dụng trong nông nghiệp Team ie came foe

yêu Sere cere] [oak

‘ite cones] | Beet L3

eee H 32 |—> | Sar] fists] | Sat vn

cots |» | mame sản nát aman | > | cies || cont | phe wy rg 4 E¬¬ bord nó se | | Lhoach sử ¬ Sơ đồ 1 1: 6 đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đắt cắp huyện

Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất - nước - khí hậu - sinh vật), kinh tế -

quy

hoạch sử dụng đất cắp huyện Đánh giá chất lượng nguồn đắt, tổng diện tích xã hội và đánh giá tác động môi trường, làm cơ sở khoa học cho vi

đất, diện tích đắt trên một lao động

c Von trong nông nghiệp

Vốn là yếu tổ đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất Trong điều kiện năng suất lao động không đổi, thì việc gia tăng vốn vào quá trình sản xuất sẽ

làm tăng thêm sản lượng và ngược lại Vì vậy, “vốn có vai trò quyết định đến

Trang 35

"Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào quá trình sản xuất nông nghiệp Theo

nghĩa rộng, ruộng đắt, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất

kỹ thuật là các loại vốn trong sản xuất nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp

có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu

Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn vốn cho sản xuất nông

nghiệp kh thiên tai, địch bệnh xảy ra Nên các biện pháp tạo vốn và sử

dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa, góp phần thúc đây

PTNN

* Tiêu chí đánh giá vốn trong nông nghiệp

~ Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP, giá trị sản lượng

nông nghiệp

= Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP, giá trị sản

lượng nông nghiệp

4 Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp

Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các

phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ nhu cầu

con người Từ quá trình nghiên cứu công nghệ, nhằm phục vụ việc quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đây toàn diên các hoạt động công

nghệ, người ta chia công nghệ thành hai phần là phần cứng và phần mềm 'Nhờ những kiến thức về nông học, chăn nuôi mà những công nghệ tiên tiến

như thủy lợi hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa được áp dụng rộng rãi

trong sản xuất, chế biến làm cho nông nghiệp ngày cảng phát triển và phục

Trang 36

đổi mới công nghệ cẳn kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại đẻ khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp

“Tiêu chí đánh giá các yếu tố nguồn lực

~ Diện tích đất và tình hình sử dụng đắt trong nông nghiệp

~ Diện tích đất canh tác trên một nhân khẩu, Diện tích đất canh tác trên một lao động

~ Số lượng, mức tăng, tốc độ tăng lao động nồng nghiệp ~ Tỷ trọng lao động nồng nghiệp trong tông số lao động

- Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, kỳ năng, kinh nghiệm, truyền

thống sản xuất của người lao động

~ Tông số vẫn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích

~ Nguồn vốn cho ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp ~ Số lượng và gi trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp ~ Mức tăng và tốc độ tăng của cơ sở vật chất trong nông nghiệp

~ Kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản

xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới

trong sản xuất nông nghiệp

~ Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy

sản

~ Tỷ lệ sử dụng máy móc vào các công việc như làm đất, tưới tiêu, tuốt

lúa ngày cảng tăng

1.2.4 Thâm canh trong nông nghiệp

Bản chất kinh tế của thâm canh trong nông nghiệp là đầu tư thêm vốn và

Trang 37

của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, thủy

lợi, hóa học hóa, công nghệ sinh học Phát triển hạ tẳng nông thôn, chuyển

dich kinh tẾ nông thôn, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là các giải

pháp rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh quá

trình thực hiện thâm canh trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Các tiéu chi dé đánh giá trình độ thâm canh:

~ Tổng số vốn sản xuắt trên đơn vị diện tích ~ Tổng chỉ phí sản xuất trên đơn vị diện tích

~ Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích

~ Năng suất cây trồng và vật nuôi

~ Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi ~ Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm

~ Diện tích nhà lưới, sân phơi, kho tàng, kho bảo quản giống, ~ Tỷ lệ cơ giới hóa, điện khí hoá trong sản xuất nông nghiệp

1.2.5 Các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động,

cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia

Liên kết kinh rong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên

chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm

những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này Đối với việc sản xuất và

tiêu thụ nông sản phải có sự tham gia của nhiều đối tác và nhiều ngành mới có thể đưa nông sản đến với thị trường, đáp ứng được người tiêu dùng tốt

hơn

Trang 38

nh cung cấp nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển SXKD Liên kết này thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thé hay thông qua

các hiệp hội ngành nghề Trong liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp

cùng ngành có thể hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn, các doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp cung cắp dịch vụ hỗ trợ cũng

đồng vai trò quan trọng "[T]

Cần liên kết ngang trong nông nghiệp vì các đối tác (nông dan, HTX,

doanh nghiệp) hợp tác với nhau sẽ có thu nhập cao hơn từ những cải thiện

trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ Lợi thể của liên kết ngang là làm giảm chỉ phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên

cqua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên Các thành viên có thể đảm

bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng, ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn, phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững Trong

nông nghiệp, để hỖ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững phải tổ chức lại sản xuất, thành lập các THT, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp

Liên kết dọc, thể hiện sự liên kết các khâu trên chuỗi cung cắp và không bị giới hạn về mặt địa lý Mức độ liên kết tùy thuộc vào quy mô của các tác nhân trong chuỗi liên kết Các nông hộ thường thông qua các nhà thu gom để 'bán hàng, quan hệ liên kết này chủ yếu qua sự tin tưởng, cam kết không có

hợp đồng chính thức, nên rất lỏng lẻo Khi quy mô phát triển, các nông hộ

chuyển thành các trang trại cá nhân, thông thường các trang trại lớn hơn làm hoặc thông qua HTX do các

trang trại lập ra nhằm tìm đầu ra cho nông sản Cam kết ở đây chủ yếu thực

hạt nhân liên kết trực tiếp với các cơ sở chế bi:

hiện bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản

phẩm được pháp luật bảo vệ

Liên kết dọc sẽ giảm chỉ phí chuỗi giá trị sản phẩm C:

chuỗi liên kết với nhau được thực hiện thông qua hợp đồng Tắt cả thông tin

Trang 39

thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị

trường Các hình thức liên kết dọc trong nông nghiệp gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô

hình phi chính thức, mô hình trung gian, bao tiêu sản phẩm

Quá trình liên kết kinh tế trong nông nghiệp sẽ đưa đến tích tụ ruộng đắt,

vốn liếng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và cũng tạo ra các trang trại lớn có khả năng hội nhập dọc trên chuỗi cung cấp, giúp khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, lôi kéo doanh nghiệp đầu tư và nối kết sản xuất nông nghiệp với thị trường, thu hút

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào nông thôn hiệu quả hơn, tạo cơ sở PTNN bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Tiêu chí đánh giá các hình thức liên kết trong nông nghiệp

~ Liên kết bảo đảm tôn trọng tính độc lập của các hộ sản xuất nông

nghiệp đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra

~ Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra như

chí phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường,

~ Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ

1.2.6 Gia ting kết quả sản xuất nông nghiệp

“Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp “Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản

lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra |5]

Kết quả sản xuất nông nghiệp thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các

Trang 40

móc, thiết bị, công nghệ Nếu các nguồn lực này được tăng cường đầu tư

đồng bộ

Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp là việc gia tăng số lượng sản

kết quả sản xuất của nông nghiệp ngày ngày phát triển

phẩm, giá trị sản phẩm, sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của

nông nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao

hơn so với năm trước Cung cấp sản phẩm hàng hóa là lượng nông sản của

các cơ sở nông nghiệp, hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất được và

sin sing bán ở mỗi mức giá đối với từng loại, trong mỗi thời

Cung cấp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nền kinh

phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian Khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ôn định và phong phú về chủng loại cho nền kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường chứng tỏ rằng khả năng sản xuất của nền nông nghiệp tốt hơn và đưa nông nghiệp phát

triển cao hơn

Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở vi

c nâng cao được

sự tích lũy và đời sống người lao động Thực chất, nó là sự phát triển vẻ chất,

ích

sự đổi mới và tiến bộ về trình độ sản xuất, sự lớn mạnh của nông nghiệp lũy của cơ sở sản xuất nông nghiệp tăng, phần nào thể hiện hoạt động SXKD nông nghiệp có hiệu quả, có điều kiện bổ sung nguồn vốn, làm tăng quy mô sản xuất, từ đó tạo ra số lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa cao hơn cho nền kinh tế và nâng cao mức đóng góp cho ngân sách nha nước, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp

Đời sống người lao động được cải thiện, nghĩa là năng suất lao động cũng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, lương của lao động

nông nghiệp tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực lao động của nông nghiệp bền

vững, là một trong những nguồn lực đầu vào không kém phần quan trọng để

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN