1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

156 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã, Phường Tại Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
Tác giả Nguyễn Hoàng Hữu Tân
Người hướng dẫn TS. Ninh Thị Thu Thủy
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 21,03 MB

Nội dung

Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nghiên cứu nhằm xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN HOÀNG HỮU TÂN

QUAN LY CHI THUONG XUYEN

NGAN SACH NHA NUOC CAP XA, PHUONG TALTHANH PHO KON TUM, TINH KON TUM

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN HOÀNG HỮU TÂN

QUAN LY CHI THUONG XUYEN

NGAN SACH NHA NUOC CAP XA, PHUONG

Trang 3

"ôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Trang 4

Trang MO DAU 1 Tính cấi nnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnsnns 1 thiết của đề tài I

2 Mục tiêu nghiên cứu, 3 Câu hoi nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

`Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

“Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

6

7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong luận văn 8

9 Kết cầu của luận văn

'CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG 10

1.1 QUẦN LÝ CHÍ THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG - 10 1.1.1 Khái quát về chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cắp xã, phường 10 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường 12 1.2.3 Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cắp xã, phường 14 1.2 NOI DUNG QUAN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG 16

Trang 5

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra va xử lý vi phạm trong chỉ thường xuyên ngân

sách cấp xã, phường 25

1.3 CAC YEU TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY CHI THUONG XUYEN NGAN SACH CAP XA, PHUONG 25

1.3.1 Yếu tố khách quan 26

1.3.2 Yếu tổ chủ quan 28

1.4, KINH NGHIEM QUAN LY CHI THUONG XUYEN NGÂN SÁCH

CAP XÃ, PHƯỜNG 30

1.4.1 Kinh nghiệm của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 30

1.4.2 Kinh nghiệm của Quận I, thành phố Hồ Chí Minh 33 1.4.4 Bài học rút ra cho thành phố Kon Tum 34

TIEU KET CHUONG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHÍ THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHÓ

KON TUM, TINH KON TUM 38

2.1 ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TÔ

CỦA THÀNH PHÓ KON TUM ẢNH HƯỚNG BEN QUAN LY CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ, PHƯỜNG 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 39

2.1.3 Bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chỉ thường

xuyên ngân sách nhà nước cắp xã, phường 4

2.2 THỰC TRẠNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CAP XA, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHÓ KON TUM, TỈNH KON TUM 46 221

Trang 6

2.3 THUC TRANG QUAN LY CHI THUONG XUYEN NGAN SACH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHÓ KON TUM, TINH, KON TUM “4 2.3.1 Thực trạng lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường, “4 2.3.2 Thực trạng chấp hành dự toán chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường 58 2.3.3 Thực trạng quyết toán chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường 6

2.3.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chỉ

thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường 1

2.4 DANH GIA CHUNG VE CONG TAC QUAN LY CHI THUONG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH

PHO KON TUM, TINH KON TUM B

2.4.1 Những kết quả đạt được 73

2.4.2 Những hạn chế 74

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế T5

TIEU KET CHUONG 2 T8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN LY CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CÁP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH

PHO KON TUM, TINH KON TUM 79

3.1 CĂN CU ĐÈ XUẤT TIẢI PHÁP 79

3.1.1 Quan điểm phát triển của Trung ương đối với tỉnh Kon Tum 79 3.1.2 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon

Tum 80

Trang 7

3.2 MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY CHI THUONG XUYEN NGAN SACH NHA NUGC CAP XA, PHUONG TAL

THANH PHO KON TUM, TINH KON TUM 82

3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp, xã, phường 83 3.2.2 Hồn thiện cơng tác chấp hành dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cắp xã, phường 86 3.2.3 Hồn thiện cơng tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường, 9Ị

3.2.4 Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm vẻ chỉ

thường xuyên ngân sách cấp xã, phường 92

3.2.5 Một số giải pháp khác 93

3.3 MỘT SO KIEN NGHỊ 100

3.3.1 Đối với Bộ Tài chính 100

3.3.2 Đối với tỉnh Kon Tum và các sở, ban, ngành 102

Trang 8

CHỮ VIẾT TÁT BCTC BCQT CB.CC CCTCHC CCHC CHXHCN CNH-HĐH cP CQNN ĐTXDCB DVT HĐND KBNN KH-CN KITT KT-XH NSNN QLNN QP, AN TABMIS ‘Tek TL TMBCTC TP TW UBND HIEU DAY DU

Báo cáo tài chính

Báo cáo quyết toán

“Cán bộ, công chức

“Cải cách thủ tục hành chính “Cải cách hành chính “Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Cong nghiệp hóa hiện đại hóa Chính phủ Co quan nhà nước Đầu tư xây dựng cơ bản Đơn vị tính Hội đồng nhân dân Kho bạc nhà nước Khoa học công nghệ Kinh tế thị trường Kinh tế - xã hội "Ngân sách nhà nước Quan ly nhà nước 'Quốc phòng, an ninh

Trang 9

Số hiệu lên bảng, bảng

đơn vị hành chính, số tổ dân phố và số thôn của TP

Bảng 2Ï | Kon Tum năm 2018 „

Bảng 22 | Phần bồ dân cw theo than thi vi ning thn cia TP Kon | 45 Tum nm 2018

“Thống kê số lượng va trình độ CB, CC và lao động cấp

Bảng 23 |xã, phường làm công tác tải chính kế toán cấp xã | 45 phường tại TP Kon Tum (tinh dén ngày 01/01/2019)

Tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã, phường

Bảng 24 | ¡ Tp, Kon Tum giai đoạn 2014-2018 “7

Cơ cấu chỉ ngân sách cấp xã địa bàn TP Kon Tum giải

Bang 25 | goan 2014-2018 50

Tình hình chỉ thường xuyên từ nguồn NS cấp xã,

Bang 26 | thường tại TP Kon Tum giai đoạn 2014 - 2018 Si

z Dự toán chỉ ngân sách cấp xã, phường của TP Kon Tum

Băng 27 | ai đoạn 2014-2018 5

Tỷ lệ chỉ thường xuyên trong dự toán chỉ cân đối ngân Bảng 2.8 | sách cấp xã, phường của TP Kon Tum giai đoạn 2014- |_ 56

2018

Bảng 2 o | Phân bổ, giao dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cắp |_ ø¡

lang 2ˆ | vã, phường của TP Kon Tum giải đoạn 2014-2018

Bảng | Lí 210 | Kết quả kiểm soát chỉ thường xuyén qua KBNN TP.| „„ qua kiém sod ờ a

Kon Tum từ năm 2014 đến 2018

Bảng | Tinh hình xây dựng TMBCTC của các xã, phường giai | 49

211 đoạn 2014-2018

Trang 10

Số hiệu 'Tên hình ‘Trang hình Hinh 1.1 | Sở đồ chu trình quân lý chỉ thường xuyên ngân sách | ¡„ cấp xã, phường Hình L2 | Khue lý thuyết cơ sở lý luận của quản lý chỉ thường |_ +„ xuyên NSNN cấp xã, phường

Hình2¡ | TỶ trong các nội dung chỉ trong tổng chỉ thường 31

xuyên NSNN giai đoạn 2014-2018

Hình22 | Tình bình thực hiện dự toán NS cấp xã, phường a

của TP Kon Tum giai đoạn 2014 - 2018

Hinh23 | Tình hình thực hiện dự toán chỉ thường xuyên giai] ¿„ đoạn 2014-2018 các xã, phường của TP Kon Tum

Hình 24 | Tôm tắt nội dung thực rạng quân lý chỉ thường xuyén | +» _NSNN cấp xã, phường

Trang 11

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

'NSNN là một công cụ tải chính rất quan trọng của một quốc gia, là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô Trong những năm qua, tập trung hoàn thiện thể chế quản lý thu, chỉ NSNN là nhiệm vụ quan trọng của đất nước, được thể hiện tại các văn bản của Đảng và Nhà nước, tiêu biểu như:

Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, xử lý nợ công để đảm bảo nền tải chính quốc gia

an toàn, bền vững; Luật Ngân sách nhả nước 2015; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 344/2016/TT-BT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, th trần

Ngân sách cấp xã, phường là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính quyền địa phương cấp xã, phường thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KT - XH, AN, QP ở địa phương Chỉ ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm 02 bộ phân chính là chỉ

thường xuyên và chỉ đầu tư phát triển, trong đó chỉ thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT - XH đất nước Đối với tỉnh Kon Tum, một tỉnh thu ngân sách thấp, nguồn lực hạn chế, thì việc giảm chỉ ngân sách cấp xã, phường là vô cùng cần thiết; thực hiện tốt quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã, đồng thời góp phần thực hành tiết kiệm, ôn định và góp phần thúc đây KT-XH của địa phương phát triển bền

vững hơn

“Trong giai đoạn 2014-2018, việc quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp

Trang 12

chỉ và chỉ thường xuyên ngân sách từng bước đã được phân cấp rõ ràng, chỉ

đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo công bằng xã hội và phủ hợp với tình hình thực tiễn của TP Kon Tum, góp phân thúc đây KT - XH của tỉnh

Kon Tum phát triển hơn

‘Tuy nhiên, trong chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum vẫn còn một số hạn chế như: một số xã, phường xác định nhiệm vụ chỉ chưa phủ hợp; tổ chức thực hiện nhiệm vụ chỉ chưa đúng quy trình; năng lực của quản lý chỉ ngân sách của một bộ phận CB,CC còn hạn chế; việc kiểm tra, giám sát hoạt động chỉ ngân sách chưa được tiễn hành thường xuyên và liên

tục dẫn đến một số thất thoát ngân sách và quản lý tài chính công chưa thực

sự hiệu lực, hiệu quả

Vi vay, voi mong muốn hệ thống hoá và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề khoa học về quản lý chỉ thường xuyên NSNN, qua đó nghiên cứu và đánh giá

thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN tại địa phương nhằm làm căn cứ

quan trọng để đẻ xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý trên lĩnh

vực nay tai TP Kon Tum, tinh Kon Tum, tác giả chọn dé tii: “Qué lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường tại TP Kon Tum, tink “Kon Tưm” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chỉ thường xuyên

'NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum 3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn để lý luận về quản lý chỉ thường xuyên 'NSNN cấp xã, phường

~ Đánh giá thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN cắp xã, phường

Trang 13

~ Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chỉ thường

xuyên NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum, tinh Kon Tum 3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường bao gồm những nội dung gi?

- Công tác quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường trên địa

bản TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum hiện nay diễn ra như thế nào? Có những

thành công, hạn chế gì?

- Cần có những giải pháp nào để hồn thiện cơng tác quản lý chỉ

thường xuyên NSNN tại các xã, phường trên dia ban TP Kon Tum?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: đổi tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp

xã, phường tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

~ Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu công tác quản lý chung chỉ

thường xuyên NSNN cấp xã, phường theo các nội dung như: lập dự toán,

chấp hành dự toán, quyết toán chỉ thường xuyên và thanh tra, kiểm tra, xử lý

vi phạm

~ Phạm vì về không gian: đề tài nghiên cứu tại các xã, phường thuộc

TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum

~ Pham vi vé thời gian: đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum trong 5 năm (tir

năm 2014 đến 2018); các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025, tầm nhìn đến

2080

Trang 14

Để thực hiện để tài nghiên cứu, tác giả dùng 03 phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

$%1 Phương pháp thu thập thông tìn

~ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Được tác giả nghiên cứu,

tham khảo trong các Giáo trình Quản lý nhà nước về tài chính công và công,

sản; các đề tài khoa học, sách chuyên khảo có liên quan; các văn bản quản lý

nhà nước (Luật, Nghị định, Thông tư của các cơ quan Trung ương và các

Nghị quyết, Quyết định của các cơ quan địa phương); các luận án tiến sĩ,

luận văn thạc sĩ; các báo cáo tổng kết, đánh giá có liên quan của TP Kon

Tum, tỉnh Kon Tum; các số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Kon Tum và Chỉ cục Thống kê TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum

~ Phương pháp thu thập thông tin sơ cắp: Được tác giả trực tiếp điều tra, khảo sát thực tế tại các xã, phường của TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum, tại

UBND TP Kon Tum, UBND tinh Kon Tum va tại Sở Tài chính tỉnh Kon Tum ; di định và có tham khảo ý tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với một số mẫu khảo sát nhất của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo, quản lý

~ Phương pháp điêu tra xã hội học: Điều tra qua 63 phiêu khảo sát, mỗi

phiếu 17 câu hỏi (số phiếu phát ra là 63 phiếu, thu vẻ là 63 phiếu) Đồi tượng

khảo sát là 21 Chủ tịch UBND và 42 CB, CC và người lao động hợp đồng làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán của 21 xã, phường để thu thập

thông tin và số liệu thực tế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, làm cơ sở cho việc dé ra các giải pháp

$%.2 Phương pháp phân tích

a Phương pháp thống kê mô tả

Trang 15

giả thống kê, xử lý, hệ thống hố và mơ tả chúng bằng các bảng biểu, minh hoạ chúng bằng các biểu đồ, sơ đồ để qua đó có thể mô tả nhằm thể

m thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum

b Phương pháp so sánh

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để thể hiện sự biến đổi của kết

cquả quản lý chỉ thường xuyên NSNN cắp xã, phường tại TP Kon Tum, tinh Kon Tum trong giai đoạn từ 2014-2018

© Phương pháp diễn giải

Tác giả sử dụng phương pháp diễn giải dé chỉ ra sự ảnh hưởng của các vu 0 a8 nhân của hạn chế trong phần thực trạng; phân tích nguyên nhân của sự biến quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường; chỉ ra nguyên

đổi về kết quả của thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại TP Kon Tum trong giai đoạn 2014-2018

d Phuong pháp phân tích tổng hợp

định tí

Tác giả phân kết hợp với phân tích định lượng các cơ sở

dữ liệu của các phường, xã, các số liệu điều tra khảo sát (chủ yếu bằng phần

mềm Excel) và tổng hợp kết quả phân tích để có cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã, phường tại

TP Kon Tum, tinh Kon Tum,

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Khung lý thuyết được xây dựng trong luận văn có thể là tài liệu tham

khảo cho việc nghiên cứu, học tập hoặc những ai quan tâm đến công tác quản

lý chi thường xuyên NSNN cắp xã, phường

Về thực tiễn, các kết luận, cũng như những giải pháp được đẻ xuất

trong luận văn là căn cứ khoa học có thể hữu ích cho các nhà quản lý để hoàn

Trang 16

7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong luận văn

- Tác giả Dương Đăng Chinh và tgk (2009), Giáo /inh Quán lý rải

chính công, NXB Tài chính, Hà Nội; Giáo trình nghiên cứu vẻ tổng quan về

tài chính công; NNN và quản lý chu trình NSNN; quản lý chỉ thường xuyên của NSNN; quản lý tài chính ở các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, [2]

~ Tác giả Trần Đình Ty (chủ biên) va tek (2006), Giáo trình Quản lý

nhà nước về tài chính, NXB Giáo dục, Hà Nội; giáo trình đã nghiên cứu từ lý

luận chung vẻ tài chính, tiền tệ và QLNN về tài chính, tiền tệ, đến các hoạt

động quản lý tài chính, tiền tệ cụ thể như: ngân sách, tín dụng [16]

- Tác giả Đỗ Hoàng Toàn và Tác giả Mai Văn Bưu (chủ biên) và tạk (2008), Giáo trình Quản

Nội, Giáo trình đã giới thiệu một cách tổng quan của quản lý nhà nước về

kinh tế [14]

ý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động xã hội, Hà

- Tác giả Võ Xuân Tiến (2013), Giáo trình Chính sách công, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Giáo trình đưa ra một số chính sách công cụ thé có

tính phổ biến tại Việt Nam [13]

~ Luật Ngân sách nhà nước 2015: Luật nảy quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN; nhiệm vụ, quyển hạn của các cơ quan,

tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực NSNN

~ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP: Nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thì hành Luật ngân sách nhà nước 2015; Thông tư số 344/2016/TT-BTC

“Thông tư quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tải chính khác

của xã, phường, thị trấn

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 17

lý luận cơ bản và thực tiễn về chỉ NSNN; qua hệ thống hóa một số vấn đề đồ đánh giá thực trạng công tác quản lý chỉ NSNN trên địa bàn quận Hải

Châu, TP Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý

chỉ NSNN tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về chỉ NSNN nói chung ở cắp huyện, chứ chưa tập trung nghiên

cứu về chỉ thường xuyên ở cấp xã, phường [4]

- Tác giả Khúc Thừa Phụng (2014), Hồn thiện cơng tác quản lý chỉ ngân sách xã, phường trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn

Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng: Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa

một số vấn dé

lý luận cơ bản và thực tiễn về chỉ ngân sách cấp xã, phường

và quản lý chỉ ngân sách cấp xã, phường; đánh giá thực trạng công tác quản lý chỉ ngân sách cấp xã, phường trên địa bản TP Quy Nhơn, tỉnh Binh Dinh và

đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chỉ ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điểm hạn chế của Luận văn là tập trung nghiên cứu chỉ NSNN cắp xã nói chung, ít tập trung nghiên

cứu về chỉ thường xuyên Phương pháp nghiên cứu tác giả mô tả cũng ít cụ

thể [6]

- Tác giả Lê Thị Hải Văn (2013), Kiểm soát chỉ thưởng xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước chỉ nhánh tỉnh Kon Tưm, Luận văn Thạc sĩ

Quan lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng: Công trình đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách xã qua KBNN; phân

tích thực trạng kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách xã, phường trên địa bản

tỉnh Kon Tum, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và dé xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt chỉ ngân sách cấp

xã, phường trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian từ 2009-2011 Tuy

Trang 18

xã qua KBNN thông qua các chỉ tiêu cụ thể chứ không nghiên cứu tập trung

về quy trình quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường của TP Kon

Tum [17]

- Tác giả Lê Thị Kim Thư (2015), Hoàn thiện công tác quản lý chỉ mgân sách nhà nước tại thị xã Sơn Tây, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quin lý, Đại học Thăng Long: Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý chỉ NSNN cấp huyện; phân tích thực trạng quản lý

chỉ NSNN tại thị xã Sơn Tây trong giai đoạn 2011-2014 và đề xuất một số

giải pháp nhằm hoàn thiện quan ly chi NSNN tại thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội

Tuy nhiên, luận văn cũng chỉ nghiên cứu về chỉ NSNN nói chung ở cấp

huyện [12]

- Tác giả Nguyễn Thuỷ (2018) trong bài “Quyết liệt giảm chỉ thong

xuyên ” (Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân) ban về các giải pháp giảm chi thường xuyên thông qua các ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế Bài viết

nghiên cứu giảm chỉ thường xuyên từ góc độ của các chuyên gia, chưa tập

trung nghiên cứu về chỉ thường xuyên NSNN cấp xã từ góc độ nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum [23]

~ Tác giả Trang Trần (2014), “Triệt để quản Íý' chỉ ngân sách ” (Tạp chí Tài chính) Bài viết đã bản về chỉ ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả Theo tác giả Trang Trần, trong chỉ thường xuyên, trước hết, ưu tiên cho đảm bảo

tiền lương và các chế độ, chính sách an sinh xã hội Sau đó tiền hành tiết kiệm

triệt để, từ kinh phí mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật) đến dự toán chỉ cho hội nghị, hội thảo, tổng kết, chỉ phí điện, nước (70%) Tuy nhiên, bài viết chưa tập trung nghiên cứu giải pháp giảm chỉ thường xuyên NSNN cấp xã cho thật hiệu quả [24]

~ Tác giả Nguyễn Minh Phong; Nguyễn Trần Minh Trí và Trương Thị

Trang 19

nhiệt” bội chỉ ngân sách nhà nước ” (Tạp chí Té chức nhà nước) Bài trình bay những thông điệp nóng về bội chỉ NSNN, qua đó, bài

một số giải pháp hạ nhiệt như: Chính phủ cần có giải pháp cương quyết hơn theo hướng tăng thu, tiết kiệm chỉ, giảm bội chỉ; tăng tỷ trọng vay trung hạn và đài hạn với lãi suất phù hợp; tiết kiệm NSNN, nhất là giảm chi thường

xuyên là mục tiêu và và giải pháp nổi bật Tuy nhién, bai cũng chưa tập trung nghiên cứu giải pháp giảm chỉ thường xuyên NSNN hiệu quả cấp xã,

phường [5]

9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm có 03 chương:

~ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chỉ thường xuyên ngân sách

nhà nước cấp xã, phường tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Trang 20

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG

1.1 QUAN LY CHI THUONG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG 1.11 Khải quát về chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường a Đơn vị hành chính cắp xã, phường Theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thi

Đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) là một trong 03 đơn vị hành chính cấp địa phương của Việt Nam; là đơn vị hành chính thấp

nhất của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành 03 loại: loại 1, loại II, loại mL

b, Khái niệm chỉ ngân sách nhà nước

Chỉ NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc

nhất định [3; tr45],

Chỉ NSNN bao gồm hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ NSNN Chi NSNN bao gồm các khoản chỉ: chỉ đầu tư phát triển, chỉ dự trữ

Trang 21

theo quy định của pháp luật

e Khái niệm và nội dụng chỉ thưởng xuyên ngân sách cắp xã, phường

Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì: Chỉ thường xuyên là nhiệm

vụ chỉ của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện

các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển KT-XH, bảo đảm QP, AN

Từ định nghĩa “Chi thường xuyên” có thể rút ra định nghĩa "Chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường” như sau: Chỉ thường xuyên ngân

sách cấp xã, phường là các khoản chỉ cho các đơn vị hành chính cấp xã, phường nhằm bảo đám hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức CT-XH, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước vé phat trién KT-XH, bảo dim QP, AN

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các khoản chỉ thường xuyên 'NSNN cấp xã, phường gồm: (1) Chỉ quốc phòng; (2) Chỉ an ninh và trật tự an toàn xã hội; (3) Chỉ sự nghiệp giáo dục; (4) Chi cho al nhiệm vụ chỉ nghiên cứu khoa học và công nghệ); mm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có (5) Chỉ sự nghiệp y tế,

(6) Chỉ hoạt động văn hóa, thông tin;

(7) Chỉ hoạt động phát thanh, truyền thanh;

(8) Chỉ hoạt động thể dục, thể thao;

(9) Chỉ hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;

Trang 22

(11) Chỉ hoạt động của các cơ quan QLNN, tổ chức chính trị và các tổ

chức CT-XH; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề

nghiệ

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp

luật,

(12) Chỉ cho công tác xã hội do xã quản lý;

(13) Các khoản chỉ thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp

luật [1], [8]

1.1.2 Khái niệm, đặc điễm quản lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà

nước cấp xã, phường

a Khái niệm quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường

Hiện tại chưa có tài liệu hay công trình khoa học nào có định nghĩa trực

tiếp “Quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường”, chỉ thấy định

nghĩa "quản lý tải chính công” phổ biến hơn

“Theo tác giả Dương Đăng Chỉnh và đồng nghiệp trong Giáo trình Quản

công thì: “Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thể

công thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiễn hoạt động của tải chính công nhằm đạt được mục tiêu đã định” [2; tr 41]

Từ định nghĩa “chỉ thường xuyên” và “đơn vị hành chính cấp xã, phường” ở tiểu mục 1.1.1, có thé đưa ra định nghĩa “Quản lý chỉ thường

xuyên ngân sách cắp xã, phường” như sau: Quản lý chỉ thường xuyên ngân

sách cấp xã, phường là quá trình Nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động NSNN cấp xã thường xuyên trên địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và dạt được các mục tiêu KT-XH đã dự định

Trang 23

'Bên cạnh các đặc điểm chung của QLNN như:

Thứ nhất, QLNN là hoạt động mang tính ý chí, quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là đặc điểm cơ bản để phân biệt hoạt động QLNN với

hoạt động quản lý xã hội khác Quyền lực nhà nước là sự biểu thị bằng ý chí có tính mệnh lệnh đơn phương và được đám bảo bằng sức mạnh cường chế

trong hoạt động quản lý

Thứ hai, QLNN là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể QLNN

“Chủ thể QLNN ở Việt Nam bao gồm hệ thống các cơ quan như: CỌNN và

các CB,CC; một số tô chức, cá nhân khác được nhà nước uỷ quyền

Thứ ba, hoạt động quân lý nhà nước được đảm bảo bằng sức mạnh

cưỡng chế của nhà nước Thông qua các cơ quan như: lực lượng vũ trang

nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, thỉ hành án, nhà giam ý chí của nhà nước được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm minh

Thie tw, hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý cũng,

như điều kiện, các yêu tố xoay quanh từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể

quản lý nhà nước có thể đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp

Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước

Thứ năm, quản lý nhà nước là hoạt động có tính liên tục, lâu dài với hệ

thống cơ quan quản lý được liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung uơng đến

địa phương; hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ

Thứ sáu, quản lý nhà nước là hoạt động không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý; con người vừa là chủ

thể vừa là đối tượng của quản lý

Thứ bảy, quan lý nhà nước là hoạt động không mang tính vụ lợi, mang,

Trang 24

Quản lý chỉ thường xuyên NSNN cấp xã, phường còn có các đặc điểm riêng như sau: (1) Mang tính độc lập tương đối, (2) Khó tự (3) Mang tính kế hoạch; (4) Chưa thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí

tối trong thu chỉ;

1.2.3 Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý chỉ thường xuyên ngân sách

nhà nước cấp xã, phường

4a Mục tiêu quản lý chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã,

phường:

~ Đảm bảo kỷ luật tài khố; đảm bảo cơng bằng trong sử dụng NSNN;

đạt được hiệu quả hoạt động phân bé tai chính và thu, chỉ ngân sách địa

phương; ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ chỉ

NSNN,

~ Phát hiện các nội dung chưa phủ hợp trong các văn bản pháp quy về

chỉ ngân sách địa phương so với thực tiến, những bắt hợp lý về công the 18

chức chỉ ngân sách địa phương, từ đó kịp thời sửa đổi, bỗ sung hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền

b Nguyên tắc quản lj chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường,

Bên cạnh các nguyên tắc quản lý chỉ NSNN nói chung như: (1) Chỉ

ngân sách phải đảm bảo ký luật tài chính tổng thổ; (2) Ngân sách nói chung và chỉ ngân sách nói riêng phái gắn với chính sách kinh tế gắn với mhục tiêu phát triển kinh tế trung và dài han; (3) Chi ngân sách phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán,

Trang 25

trong trong năm với trung và dài hạn; (5) Chi ngân sách phải gắn kết giữa chỉ đầu tư và chỉ thường xuyên thì quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã,

phường phải còn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là, nguyên tắc chỉ theo dự toán

“Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chỉ NSNN chỉ được thực

hiện với khi khoản chỉ đó đã được ghi trong dự toán ngân sách được duyệt,

trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định Việc cắp phát và sử dụng

vốn NSNN phải đúng nội dung, mục

của khoản chỉ và đúng với đối tượng thụ hưởng được xác định trong dự toán ngân sách đã được duyệt

Hai là, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam với nguồn thu NSNN han

hep, nhu cau chi tiêu lại rất lớn thì tiết kiệm chỉ là một nguyên tắc quan trọng để có đủ nguồn tài chính trang trải các nhu cầu quan trọng Cùng với một số hạn chế về quản lý NSNN như: khó dự liệu trước tất cả những nội duung về thu, chỉ NSNN, ít có thông tin để xây dựng kế hoạch ngân sách thật chính xác nên tiết kiệm chỉ là nguyên tắc phải được quán triệt ngay từ đầu khi bắt đầu một chu trình ngân sách

Tiết kiệm chỉ không phải là cắt bỏ các khoản chỉ NSNN tủy tiện, mà là

chỉ tí

đúng theo các định mức, đúng tiêu chuẩn và đúng chế độ mà Nhà nước đã quy định

Ba là, nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích

Việc quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường phải đảm bảo,

Trang 26

trong thủ tục tải chính vừa đảm bào phòng ngừa tham những và các tiêu cực khác trong quản lý tải chính

Năm là, nguyên tắc chỉ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy

định

1.2, NOL DUNG QUAN LY CHI THUONG XUYÊN NG: NHÀ NƯỚC CÁP XÃ, PHƯỜNG

“Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung quản lý chỉ NSNN

nói chung và chỉ thường xuyên NSNN nói riêng bao gồm: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo mô hình sau: Lập Chấp hành dự toán dự toán ‘Thanh tra, kiếm tra %.ử Tình 1.1: Mô hình quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường

1.2.1 Lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cắp xã, phường [1J

Trang 27

toán NSNN là khâu đầu tiên của một chu trình NSNN, có ý nghĩa quyết định đối với chấp hành dự toán và quy¿

toán Nếu hoạt động này được thực hiện tốt sẽ cho biết khá chính xác số tiền cần phải chỉ ra từ NSNN trong một

khoảng thời gian nhất định để thực hiện những công việc theo kế hoạch

Lập dự toán là khâu không thể thiếu trong quản lý NSNN Trong nền

KTTT, cơng cụ dự tốn cảng trở nên quan trọng khi nó dự báo nguồn lực cần

có đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của chính phủ để chủ động trước mọi tình huống

Dự toán chỉ thường xuyên NSNN có nhiều phương pháp lập, tuỳ vào chủ thể quản lý lựa chọn phương thức chỉ như thế nào; hiện nay, có 02

phương pháp phổ biển như:

(1) Phương pháp lập dự toán chi NSNN truyền thẳng: còn gọi là lập dự

toán theo chu trình ngân sách "Đây là công cu đã và đang được áp dụng phổ,

biến ở các nước, tuy nhiên, ở nhiều nước hiện nay, công cụ này được kết hợp với các phương thức quản lý tiên tiến hơn và đang trở thành thứ yếu ở một số

rước, nhất là các nước XHCN cũ, công cụ này được sử dụng phổ biến và thậm

chí có thời kỳ, đó là công cụ duy nhất được áp dụng trong quản lý ngân sách.”

[25]

(2) Lập dự tốn theo khn khổ chỉ tiêu trung han (MTEF) Có thể nói *MTEE là dự toán ngân sách dựa trên những phương pháp lập tiên tiền, đây là

dự toán phản ánh trung hạn, dự toán nhiều năm, là kế hoạch cuốn chiếu cho

tắt cả các khoản kinh phí chỉ tiêu của các CỌNN bao gồm các khoản chỉ thường niên và các khoản chỉ theo chương trình, dự án.”

'Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn thực chất là lập dự toán hàng năm kết hợp

với các chương trình tổng hợp từ các đơn vị cơ sở, các chương trình này được

Trang 28

như vậy tiếp tục đến các chương trình còn lại để bảo đảm trong trung hạn,

tổng dự toán các chương trình cân đối với nguồn lực tải chính dự kiến.” [25]

Lập dự toán sẽ quyết định nhiệm vụ và quy mô chỉ NSNN trong một

niên độ ngân sách Lập dự toán quyết định chất lượng quản lý chỉ NSNN vì

cquản lý chỉ NSNN trước hết là quản lý theo dự toán

‘Tai Việt Nam, chủ yếu dùng phương pháp lập dự toán chi NSNN truyền thống (lập dự toán theo chu trình ngân sách) cụ thể như sau:

~ Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp huyện, UBND các

xã, phường lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách năm sau theo mẫu quy

định và trình HĐND cắp xã, phường quyết định

- Căn cứ lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách xã, phường: Các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP, AN và trật tự an toàn xã hội của

cấp xã, phường; nhiệm vụ chỉ ngân sách cấp xã, phường và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ ngân sách do cơ quan có thảm quyển ban hành; số kiểm tra về

cdự toán chỉ ngân sách xã, phường do UBND cấp huyện thông báo; tỉnh hình thực hiện dự toán chỉ ngân sách cắp xã, phường năm hiện hành và năm trước;

báo cáo dự toán chỉ ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cấp

xã, phường

~ Trình tự lập, quyết định dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã,

phường,

+ Bộ phận tài , kế toán cấp xã, phường phối hợp với cơ quan thuế

hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bản

+ Các đơn vị, tổ chức thuộc UBND xã, phường căn cứ vào chức năng

nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ lập dự toán chỉ

thường xuyên của đơn vị, tổ chức mình

Trang 29

sách trình UBND xã, phường báo cáo Thường trực HĐND xã, phường xem

xét, cho ý kiến

+ Đối với năm đầu thời kỳ n định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm việc với UBND xã, phường về cân đối chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường thời kỳ ổn định mới theo khả năng bó trí cân đối

chung của ngân sách địa phương

+ Quyết định dự toán chỉ thường xuyên ngân sách xã, phường: Sau khi

nhận được quyết định giao nhiệm vụ chỉ ngân sách của UBND cấp huyện,

UBND cấp xã, phường hồn chỉnh dự tốn thu NSNN trên địa bàn được giao quản lý; dự toán chỉ ngân sách cấp xã, phường và phương án phân bổ ngân

sách cấp xã, phường báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội cấp xã, phường thẩm tra ~ Điều chỉnh dự toán ngân sách cấp xã, phường hằng năm (nếu có)

* Một số tiêu chí đánh giá hoạt động lập dự toán chỉ thường xuyên

ngân sách cấp xã, phường

Để đánh giá hoạt động lập dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường, có một số tiêu chí đánh giá được tác giả rút ra từ Thông tư số

344/2016/TT-BTC như

(1) Căn cứ lập dự toán chỉ thường xuyên (2) Phương thức lập dự toán chỉ thường xuyên

(3) Trinh tự lập, quyết định dự toán chỉ thường xuyên

(4) Việc điều chỉnh dự toán chỉ thường xuyên

(5) Tỷ lệ chỉ cân đối NS xã, phường trong tổng dự toán chỉ

(6) Ty lệ chỉ thường xuyên trong dự toán chỉ cân đối ngân sách cấp xã,

phường

1.22 Chấp hành dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã,

Trang 30

Sau khi dự toán ngân sách được cấp có thâm quyển phê duyệt, các cơ

{quan được phân bổ kinh phí để thực hiện các khoản chỉ theo dự toán

“Chấp hành dự toán chỉ NSNN cấp xã, phường là quá trình chuyển từ

những nội dung ghỉ trên bảng dự toán thành hiện thực Và khi dự toán được điều chính thì quá trình thực hiện cũng được điều chỉnh cho khớp đúng với dự toán mới Đây là khâu quan trọng trong quản lý chỉ NSNN, sử dụng tổng hoà

các biện pháp vẻ kinh tế tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong một thời kỳ đã được bó trí vào dự

toán chỉ NSNN.” [25]

'Việc chấp hành chỉ ngân sách phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: ~ Đã có nội dung trong dự toán NSNN được giao, tạm cấp theo định mức khi chưa có dự toán hoặc được quyết định ngoài dự toán của cấp có thẩm quyền

~ Đúng định mức, chế độ và tiêu chuẩn do cắp có thẩm quyền quy định ~ Được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chỉ

~ Phải tuân thủ quy định và phải có kế hoạch sử dụng vào thí điểm cụ thể để chủ động nguồn giải ngân đối với việc sử dụng NSNN mua sắm, đầu tư XDCB, các công việc theo quy định phải đấu thầu hoặc áp dụng các hình thức

khác

~ Đối với các khoản chỉ thường xuyên thì việc cắp phát, thanh toán từ

NSNN được phân ra căn cứ vào tính chất các khoản chỉ như sau: "căn cứ vào dự toán giao, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chỉ ngân sách, thủ

trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chỉ gửi cơ quan chức năng kèm

Trang 31

chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp thi tam img cho don vi sir dung NSNN, sau đó đơn vị sử dụng NSNN thanh toán với cơ quan cắp phát.” [25]

Theo quy định của pháp luật, việc chấp hành dự toán chỉ thường xuyên

ngân sách cắp xã, phường được thực hiện như sau

~ Căn cứ dự toán ngân sách cấp xã, phường và phương án phân bổ ngân

sách cả năm đã được HĐND cấp xã, phường quyết định, UBND cấp xã,

phường quyết định phân bổ chỉ tiết dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp

xã, phường theo từng bộ phận

~ Chủ tịch UBND cấp xã, phường (hoặc người được ủy quyền) là chủ

tài khoản chỉ thường xuyên ngân sách

~ Xã, phường có quỹ tiền mặt tại xã, phường để thanh toán các khoản

chỉ có giá tị nhỏ Riêng những xã, phường ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó

khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp, kịp thời các khoản thu của ngân

sách xã, phường vào KBNN thì cho phép để lại để chủ động chỉ theo chế độ quy định

~ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chỉ thường xuyên ngân sách:

+ Khi thực hiện quyết định chỉ thường xuyên ngân sách, Chủ tịch UBND xã, phường hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ phải kiểm tra, bao dam khoản chỉ đáp ứng các điều kiện quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định

mức quy định;

Chứng từ, hồ sơ thanh toán phải hợp lệ, hợp pháp; đối với các khoản

mua sắm, sửa chữa tài sản có giá trị lớn phải thực hiện đầu thầu theo quy định;

B6 trí nguồn theo dự toán năm để đáp ứng nhu cầu chỉ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thường xuyên ngân sách, sử dụng,

tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời với Chủ tịch UBND xã, phường về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn,

Trang 32

+ Chủ tịch UBND xã, phường hoặc người được ủy quyền quyết định

chỉ thông qua ký duyệt giấy rút dự toán hoặc lệnh chỉ tiễn (gọi tắt là chứng từ

chỉ) hoặc tạm ứng kinh phí bằng giấy đề nghị tạm ứng theo quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

+ Quy trình chỉ thường xuyên ngân sách xã, phường:

Căn cứ vào dự toán chỉ ngân sách xã đã được HĐND quyết định, tiến

độ công việc, bộ phận tài chính, kế toán xã làm thủ tục chỉ trình Chủ tịch UBND hoặc người được ủy quyền quyết định gửi KBNN nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật

'Ưu tiên chỉ trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp

cho cán bộ, công chức xã, chỉ an sinh xã hội, trợ cắp đối tượng bảo trợ xã hội;

Các khoản chỉ thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khố lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã, phường tại thời điểm chỉ để thực hiện chỉ cho phủ hợp

* Một số tiêu chí đánh giá hoạt động chấp hành dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường

Để đánh giá hoạt động chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường, căn cứ quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC, tác giả

rút ra một số tiêu chí như sau:

(1) Căn cứ của việc chấp hành chỉ ngân sách

(2) Chủ thể quyết định cl

(3) Định mức, chế độ và tiêu chuẩn chỉ NSNN

(4) Quy tiền mặt tại xã, phường

(5) Việc kiểm tra, bảo đảm khoản chỉ đáp ứng các điều kiện quy định (6) Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, hỗ sơ thanh toán

Trang 33

(8) Tính ưu tiên chỉ trả NSNN trong chỉ thường xuyên

(Ø) Kiếm tra, giám sắt việc thực hiện chỉ thưởng xuyên ngân sách

(10) Việc phân bổ, giao dự toán chỉ thường xuyên ngân sách cắp xã, phường

(11) Tình hình thực hiện dự toán NS cấp xã, phường (12) Tình hình thực hiện dự toán chỉ thường xuyên (13) Kết quả kiểm soát c

thường xuyên qua KBNN [1]

1.2.3 Quyết toán chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã,

phường [1]

Sau khi chấp hành dự toán thì phải quyết toán ngân sách chỉ thường

xuyên

Quyết toán ngân sách chỉ thường xuyên được hiểu là khi kết thúc một

năm, các cơ quan quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách chỉ thường xuyên

phải tập hợp số kinh phí được cấp đã sử dụng để lập báo cáo theo mẫu biểu gửi cơ quan cấp trên tổng hợp và gửi cắp có thẩm quyền phê duyệt

Để công tác quản lý NSNN hiệu quả thì quyết toán chỉ thường xuyên 'NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

~ Một là, số quyết toán NSNN phải được phép hạch toán chỉ theo quy

định và ph

là thực chỉ

- Hai là, số liệu BCQT phải chính xác, trung thực, đầy đủ, theo đúng nội dung dự toán được giao Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của BCỌT

~ Ba 1d, BCQT đảm bảo nguyên tắc thu lớn hơn chỉ và phải được

KBNN xác nhận số liệu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyết toán chỉ thường xuyên

Trang 34

~ UBND xã, phường có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác hạch

toán kế toán, quyết toán ngân sách xã theo mục lục NSNN và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định ~ Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, phường kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau = Để thực hiện công tác khóa số và quyết toán hằng năm, LIBND xã,

phường thực hiện các việc sau đây: (1) Ngay trong tháng 12 phải rà soát t

các khoản chỉ theo dự toán; (2) Phối hợp với KBNN nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản chỉ ngân sách xã, phường trong năm, bảo đảm hạch toán đầy

đủ, chính xác các khoản chỉ theo mục lục NSNN; (3) Các khoản chỉ phát sinh

vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo đúng các nguyên tắc luật định

cả

~ Quy trình quyết toán ngân sách xã, phường hằng năm:

+ UBND xã, phường lập BCQT chi ngân sách xã hằng năm theo quy

định và báo cáo Ban KT-XH xã dé thắm tra, báo cáo Thưởng trực HĐND xã,

phường cho ý kiến trước khi báo cáo HĐND xã, phường phê chuẩn, đồng thời

gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đễ tổng hợp

+ Quyết toán chỉ ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chỉ ngân sách xã Toàn bộ kết dư ngân sách năm trước (nếu có) được

chuyển vào thu ngân sách năm sau;

+ Sau khi HĐND xã, phường phê chuẩn, BCQT được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, phường, UBND xã, phường, Phòng Tài chính - Kế

hoạch cấp huyện, KBNN nơi giao dịch (để làm thủ tục ghỉ thu kết dư ngân sách), lưu bộ phận tài chính, kế toán x‡

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thẩm định

Trang 35

huyện yêu cầu HĐND xã, phường điều chinh

* Một số tiêu chí đánh giá hoạt động quyết toán chỉ thường xuyên mgân sách cắp xã, phường Để đánh giá hoạt động quyết toán chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường, có một số tiêu chí đánh giá được tác giả rút ra từ Thông tư số 344/2016/TT-BTC như sau

(1) Tinh chính xác, trung thực, đầy đủ số liệu BCQT (2) Việc đảm bảo nguyên tắc chỉ nhỏ hon thu cia BCQT

(3) Chủ thể tổ chức, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã, phường,

(4) Mốc thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, phường (5) Việc thực hiện công tác khóa số va quyết toán hàng năm (6) Quy trình quyết toán ngân sách xã, phường hàng năm (7) Tình hình xây dựng TMBCTC hàng năm 12: Thanh tra, kiểm tra và xử lý vỉ phạm trong chỉ thường xuyên ngân sách cấp xã, phường [1]

‘Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong chỉ thường xuyên ngân sách

cấp xã, phường nhằm phòng ngừa và xử lý vi phạm gồm các nội dung sau:

~ HĐND xã, phường giám sát việc thực hiện chỉ thường xuyên ngân sách xã

~ Cơ quan tai chính cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công, tác quản lý chỉ thường xuyên ngân sách xã, phường

~ Giám sát ngân sách của cộng đồng thực hiện theo quy định

~ Công khai tài chính - ngân sách xã, phường và các hoạt động tài chính khác của xã, phường thực hiện theo quy định

Trang 36

thường xuyên ngân sách cấp xã, phường đạt hiệu quá, cần bám sát các tiêu chí sau: (1) Chủ thể thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý chỉ thường xuyên ngân sách cắp xã, phường

(2) Quy trình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý chỉ

thường xuyên ngân sách cắp xã, phường

(3) Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý chỉ

thường xuyên ngân sách cấp xã, phường,

1.3, CAC YEU TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY CHI THUONG XUYEN NGAN SACH CAP XA, PHUONG

1

Yếu tố khách quan a Điều kiện tự nhiên

iễu kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình sẽ là nhân

tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự nhu cầu chỉ của ngân sách cấp xã Phạm vi

Các yếu

diện tích lãnh thổ của địa phương lớn hơn sẽ đỏi hỏi chỉ công tác QLNN lớn

hơn, chỉ đảm bảo AN, QP lớn hơn, và chi da

hơn, Nếu diện tích rộng và địa hình phức tạp công với yếu tổ thời tiết khắc nhiều iu tư xây dựng cơ sở hạ tả nghiệt sẽ làm tăng chỉ khắc phục thiên tai, cứu trợ xã hội, làm tăng chỉ phí đầu tư XDCB

Điều kiện địa lý và địa hình sẽ khiến khó khăn hay thuận lợi cho việc

phân bổ cơ sở cung cắp dịch vụ công này và liên quan tới chỉ phí mở rộng cơ sở va nâng cao chất lượng dịch vụ Ngoài ra những yếu tổ này còn khiến cho

việc phân bổ cơ sở hạ tằng và cũng như dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nó còn khiến cho chỉ phí của người sử dụng cao hơn

Những nơi có điều kiện thuận lợi thì dân cư tập trung đông đúc, việc

phát triển KT-XH được thuận lợi, tạo ra nhiều nguồn thu hơn, và chỉ ngân

Trang 37

b, Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế xã hội tác động cả 02 phía đầu vào và đầu ra công tác quản lý chỉ ngân sách cấp xã

Vé dau ra, sự phát triển KT-XH này sẽ tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ công, hạ tằng cơ sở có chất lượng, hay nói cách khác, quá trình này đòi hỏi

phải có những dịch vụ công chất lượng, cơ sở hạ tằng đảm bảo để cung cấp

dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của cộng đồng doanh nghiệp và

đời sống của dân cư Mặt khác, sự phát triển kinh tế khi các cơ sở kinh tế và

điểm dân cư mỡ rộng và điều chỉnh đòi hỏi không chỉ mở rộng mà còn xây

dựng nhiều cơ sở mới, tạo ra nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cao hơn của nên kinh tế Tình hình xã hội cũng tác động nhiều tới sự phát triển cơ sở hạ tầng Quy mô và tốc độ tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển làm tăng đáng kể nhu cầu dịch vụ cơ sở hạ tằng, làm tăng nhu cầu chỉ cho đảm bảo xã hội

Về , khi sự phát triển KT-XH cao sẽ giúp cho nền kinh tế có nhiều hơn nguồn lực đóng góp vào ngân sách và do đó có nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

éu hanh chi NSNN

€ Phân cấp quản lý vài

Phân cấp quản lý ngân sách là một phương pháp quan trọng đẻ gắn các

hoạt động NSNN với các hoạt động KT-XH, phát huy tính chủ động va sing,

tạo của địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao,

góp phần phát triển KT-XH ở địa phương, giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, góp phần làm giảm bội chỉ NSNN, đây lùi lạm phát, ổn định kinh tế

vi mô,

'Phân cấp quản lý ngân sách đúng đắn và hợp lý không chỉ tăng tính chủ

Trang 38

của địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy các lợi thế của từng vùng,

mi

¡; giúp kế hoạch hóa tốt, góp phần điều chinh tốt hơn mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mồi quan hệ giữa các cấp ngân sách; thúc đầy

phân cấp quản lý KT-XH ngày cảng phát triển

1.3.2 Yếu tổ chủ quan

a Công tác tổ chức bộ máy quản lý chỉ ngân sách cắp xã

Để tổ chức quản lý chỉ ngân sách, chính quyền các cắp đều xây dựng cơ

cấu, tổ chức bộ máy tham gia giúp việc, phù hợp với thẳm quyền, chức năng

và nhiệm vụ được giao Hiệu quả hoạt đông của bộ máy quản lý và đội ngũ

CBCC quản lý chỉ ngân sách có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã

hội Tổ chức bộ máy tỉnh gon và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục

tiêu hướng tới của tất cả các địa phương Bộ máy công kẻnh với chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ phát triển KT-XH, gây lãng phí thời gian, tài sản tiền của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng Bộ máy quản lý chỉ ngân sách cắp xã là chủ thể quản lý, từ đây các quyết định quản lý

được đưa ra để vận hành toàn bộ quá trình quản lý chỉ ngân sách cắp xã

Bộ máy quản lý chỉ ngân sách cấp xã bao gồm Ban Tài cỉ i UBND xa, Phong Tài chính - Kế hoạch Thành phố, KBNN Thanh pho la

chủ thể đưa ra dự toán chỉ, kế hoạch đầu tư và

ác quyết định quản lý Chất

lượng của những sản phẩm này như thế nào, sẽ phụ thuộc vào khả năng của

họ Nếu các cơ quan này có đủ năng lực để lập dự toán chính xác, quán lý chỉ

chặt chẽ, đúng chế độ, sử dụng hiệu quả nguồn lực có hạn thì sẽ tạo điều kiện

tốt hơn để phát triển KT-XH, tạo được lòng tin trong người dân

'Với nhiều cơ quan hợp thành như vậy, để quản lý tốt các dự án cơ sở hạ

Trang 39

điều kiện hiện nay tững rào cản từ thủ tục hành

Do vậy CCTCHC đang rất bức thiết và quyết định

không nhỏ tới quản lý chỉ ngân sách cấp xã, phường

trong quản lý cơ sở

hạ tầng đang là

Tổ chức bộ máy và trình độ CB,CC cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ Quản lý lấy con người làm mục tiêu

và động lực Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng quản lý; con người

quyết định sự thành bại của quản lý Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng

trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý, tổ chức thực hiện công tác quản lý xử lý thông tin và cuối cùng là ra quyết định quản lý Như vậy, không ai khác

chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản

lý tiên tiến sẽ là nhân tố rất quan trọng, quyết định chất lượng của công tác

cquản lý ngân sách

Nếu tổ chức bộ máy công kểnh với đội ngũ CB,CC có năng lực, trình độ thấp thì sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trì tré, lạc hậu trong tổ chức điều hành, cản trở đến sự phát triển KT-XH của địa phương Ngoài ra đội ngũ

CB.CC c6 năng lực, trình độ thấp dẫn tới không nhận thức ding din va đầy đủ

nên hành vi ứng xử trong các tình huống dễ dẫn tới nhưng sai lầm trong quá

trình thực thỉ công vụ, làm cho hiệu quả quản lý chỉ NSNN không cao

b Cơ sở hạ tầng truyền thông và phương tiện quản lý chỉ

c

hợp chất lượng và thời gian, không còn phù hợp về độ chính xác và an toàn

phương thức thu thập và xử lý thông tin thủ công không còn phủ Trong xu thể phát triển khoa học công nghệ và thời đại bùng nỗ công nghệ

thơng tin trên tồn cầu, thực tế cho thấy rằng nơi nào ứng dụng tin học càng nhiều trong công tác quản lý chỉ NSNN sẽ có tác động, ảnh hưởng đến hiệu

Trang 40

1.4, KINH NGHIEM QUAN LY CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH

CAP XA, PHUONG

1

Kinh nghigm cia TP Quy Nhon, tinh Binh Định [6]

Trong thời gian qua, về quản lý chỉ ngân sách, tại TP Quy Nhơn,

Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thành lập tổ quản lý ngân sách cấp xã, tổ có

nhiệm vụ hướng dẫn các UBND xã, phường xây dựng dự toán ngân sách hàng, năm Định ky hang quý, UBND TP Quy Nhơn chủ trì họp giao ban giữa

Phòng Tài chính - Kế hoạch và UBND các xã, phường Nhằm đánh giá công tác quản lý chỉ ngân sách cắp xã, tìm ra biện pháp khắc phục những tồn tại này sinh Chính vì thế mà công tác quản lý chỉ ngân sách cắp xã đã dần đi vào

nỀ nếp,

Ban tài chính xã, phường bao gồm Trưởng ban là uỷ viên UBNN phụ

trách công tác tài chính và phụ trách kế toán Đối với những xã, phường quy

mô lớn, quản lý phức tạp, Chủ tích UBND Thành phố cho phép xã, phường,

được bố trí thêm một cán bộ tài chính kế toán làm việc theo chế độ hợp đồng

lao động hiện hành

Đến thời điểm hiện tại (2018), tắt cả 21 xã, phường của TP Quy Nhơn đều có Ban tài chính đảm bảo đủ các chức danh và phân định cụ thể rõ ràng

các chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, tạo điều kiện cho Ban Tài chính xã từng bước cũng cố và tăng cường công tác quản lý tải chính - ngân sách

cấp xã ở địa phương

Chỉ ngân sách cấp xã địa bàn TP Quy Nhơn trong những năm qua

không ngừng tăng lên Qua nghiên cứu cho thấy tổng chỉ ngân sách cấp xã tăng nhanh có nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cơ chế quản lý và điều hành ngân sách trên địa bản liên tục thay đồi

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w