Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch, phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch, luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Trang 1NGUYEN TH] THANH LONG
Trang 2
NGUYEN THI THANH LONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ HOẠT ĐỌNG
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
du lich trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phó Đà Nẵng " là công trình nghiên cứu của riêng tối
Trang 4
1 Tính cấp thiết của dé tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục luận văn
¬
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC
Vi HOẠT DONG KINH DOANH DU LICH l3
11 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LICH 1B 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch 1 1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch 18
1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUGC VE HOAT DONG KINH DOANH
DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CÁP QUẬN (HUYỆN) 22
1.2.1 Xây dựng kế hoạch, để án phát triển hoạt động kinh doanh du lịch 2 1.2.2 Thực hiện kế hoạch, dé án phát triển hoạt động kinh doanh du lịch 23 1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch ” 1.2.4 Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách 25 1.2.5 Thanh tra, kiếm tra và xử lý vĩ phạm trong hoạt động kinh doanh
Trang 51.3.1 Tài nguyên du lịch 28
1.3.2 Yếu tố chính trị, xã hội 29
13.3 Yếu tố kinh tế 30
1.3.4 Yếu tổ pháp luật 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CONG TAC QUAN LY NHÀ NUGC VE
HOAT DONG KINH DOANH DU LICH TREN DIA BAN QUAN SƠN
TRA, THANH PHO DA NANG wwe on)
2.1 NHUNG YEU TO TAC DONG DEN CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE HOAT DONG KINH DOANH DU LICH QUAN SON TRA, THANH PHO BA NANG 32 2.1.1 Tai nguyên du lịch 3 2.12 Yếu tố trị, xã hội 35 2.13 Yếu tổ kinh tế ° 37 2.1.4 Yếu tổ pháp luật 4
2.2 THUC TRẠNG HOAT DONG KINH DOANH DU LICH TREN DIA
BAN QUAN SON TRA, THANH PHO DA NANG 4B
2.2.1 Thue trang co sé kinh doanh lưu trú, dịch vụ phục vụ du lịch 43 2.2.2 Thực trạng cơ sở kinh doanh nha hàng, quán ăn phục vụ du lịch 44
2.2.3 Thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, phục vụ du lịch 45
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 46
23 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE HOAT
DONG KINH DOANH DU LICH TREN BIA BAN QUAN SON TRA,
THANH PHO DA NANG, GIAI DOAN 2012-2016 49
2.3.1 Thực trang công tác xây dựng kế hoạch, đề án phát triển hoạt động,
Trang 62.3.3 Thye trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh du lịch “4
2.3.4 Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ
nhân dân, du khách so
2.3.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong,
hoạt đông kinh doanh du lịch ø
2.4 ĐÁNH GIÁ CHƯNG 65
2.4.1 Thành công, 65
2.4.2 Hạn chế 66
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 68
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LICH TREN
ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG ° 70
3.1 CƠ SỞ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP 70
3.1.1 Các xu hướng phát triển du lịch T0
3.1.2 Định hướng phát triển du lich của quận Sơn Trả n
3.2 MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LÝ NHÀ
NƯỚC VE HOAT DONG KINH DOANH DU LICH TREN DIA BAN
QUAN SON TRA, THANH PHO DA NANG 174
Trang 73.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh
doanh du lịch 10
3.2.6 Một số kiến nghị 80
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8
1 UBND Ủy ban nhân dân 2 UBMT Ủy ban Mặt trận 2 ĐCCC Phòng cháy chữa cháy
Trang 9du lịch giai đoạn 2012-2016
ing Tên bảng, Trang
2¡ | Pân Số trng bình và mặt độ dân số quận Sơn Tra |” phân theo phường năm 2016
2:2 — [Cân đối lao động xã hội trên địa bàn quan 36 33, | LAO động trong các doanh nghiệp trên địa bàn quận|
chia theo ngành kinh tế
2⁄4 [C0 cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế 38 2.5 | Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn quận 4 22, [SÖmàhàng cơ sỡ ấn uống đạt chuẩn phục vụ daiich| „,
năm 2016
2:7 [Lượng khách lưu trú tại quận Sơn Trà 46 ag, | SỐ dành nghiệp tên địa bàn quận cha heo ngành | „„
kinh tế
29 [Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch 4 ;ig | PiÊn chế ấn bộ Phòng Kinh tế và Phòng Văn hoa va]
Thông tin quận Sơn Trà (tính đến tháng 9/2017)
Trang 10"Tên hình Trang hình
2T [Cơcấukinh tế Sơn Trả năm 2016 38
39, |Cveiueơs0lwutútheo đặc điểm kiến túc tạ quận | „ Sơn Trả năm 2016
2:3 [Môhĩnh các phòng ban chuyên môn quận Sơn Trà 34
Trang 11Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, du lịch đang ngày cảng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng
trong nên kinh tế nước ta hiện nay Du lịch được coi là một ngành kinh tế
tổng hợp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; thúc đây, 'bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Đà Nẵng, thành phố trẻ bên bờ sông Hàn, với những điều kiện mà thiên nhiên ưu ái đã và đang nỗ lực để vươn mình trở thành trung tâm kinh tế - văn
hóa - chính trị Mi
đột phá quan trọng để thực hiện được điều đó Sau hơn 20 năm thành lập
thành phố Đà
đa đổi thị” Từ một “Quận 3” với xuất phát điểm kinh tế thấp, dân cư sống
chủ yếu bằng nghề chải lưới, sống tạm bợ trên những căn nhà chỗ thì nay Son
Trả đã trở thành khu vực khang trang, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh
tế phát triển ôn định, là đơn vị thứ 3 trở thành quận loại 1 của thành phố Đó
Trung Lãnh đạo thành phố chọn dịch vụ du lịch là khâu
ig nói chung và quận Son Tra nói riêng đã từng bước “thay
là những thành công bước đầu của quận khi quyết định tập trung phát triển dich vu, du lịch Đúng như tỉnh thần Kết luận Số 89-KL/TU ngày 19/01/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng, phát triển quận Sơn Trà trở thành đô thị hiện đại, là trọng điểm du lịch, dịch vụ và kinh tế biển của thành phố:
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Sơn Trà đã đoàn kết, có nhiều các nguồn lực đầu tư của thành phố và xã
nỗ lực khai thác hiệt
hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, khá toàn diện trên nhiều lĩnh
vực Từ một địa phương nông nghiệp, khai thác hải sản nhỏ lẻ, manh mún, đến nay Sơn Trả đã chuyển dịch nhanh cơ cầu kinh tế, tập trung đầu tư xây cdựng kết cầu hạ ting kim thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị, trở thành trung
Trang 12thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, xây dựng nội bộ đoàn kết, đồng
thuận, Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quận vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần khắc phục Kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa thực sự bền
vững, quy mô còn nhỏ Dịch vụ du lịch, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và hạ tầng đầu tư Hoạt động nghề khơi chưa phát triển mạnh Kết cấu hạ tằng, công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường tại một số khu vực có mặt chưa đồng bộ, còn bắt cập, ảnh hưởng đời sống người dân và
môi trường du lịch; công tác phối hợp giữa địa phương và các ngành chức
năng trong quản lý Bán đảo Sơn Trả chưa chặt chẽ, hiệu quả Kinh tế phát
triển nhanh nhưng lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bức xúc; đời sống vật
chất, tỉnh thẳn của một bộ phận nhân dân địa phương, nhất là bà con ngư dân
còn khó khăn; tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, trộm cấp, cờ bạc còn
diễn biến phức tạp Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có mặt còn
hạn chế, năng lực quản lý nhả nước trên địa bản chưa theo kịp với tốc độ phát
triển đô thị [1]
“Thực tế đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trường, sự quản lý điều hành của Nhà nước là vô cùng cần thiết, nhất là đối với ngành du lịch, một ngành kinh tế có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Nếu dé tự nó phát triển, buông
lỏng quản lý của Nhà nước, không có sự thống nhất các yếu tổ liên ngành,
liên vùng, hoạt động kinh doanh du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du
lịch bền vững Nhiều vấn để như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, bảo vệ
môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội, liên kết hội nhập, những thỏa thuận đa phương hoặc song phương về tạo điều kiện đi lại cho du khách,
Trang 13tổng thể phát triển du lịch xuất phát từ điều kiện của mình, vừa phát huy được
tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hắp dẫn khách du lịch
vừa phủ hợp với thông lệ quốc tế, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, để có
điều kiện hội nhập
Qua 20 năm, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lich trên địa bin quận đã đạt được những thành công bước dầu, nhưng cũng còn
những mặt còn tồn tại, hạn chế như trong Kết luận 89-KL/TU đã chỉ ra, buộc
công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch phải luôn đổi mới
hơn, hoàn thiện hơn từ khâu hoạch định, điều hành, tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh sao cho vừa phù hợp với nhu cầu phát triển vừa bảo tồn các
tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững
Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng" 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát “Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của quản lý nhà nước về hoạt đông kinh
doanh lịch, phân tích thực trạng của công tác quản ly nha nước về hoạt động
kinh doanh lịch, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
nhà nước về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trả, thành phố
Ba Ning
2.2 Muc tiéu cụ thé: Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ
làm rõ một số mục tiêu sau đây:
Trang 14trạng công tác quản lý nhà nước về du hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trả giai đoạn 2012-2016,
~ Chỉ ra những thành công, những tổn tại hạn chế cũng như nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bản
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
~ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt
đông kinh doanh lịch trên dia ban quận Sơn Trả, thành phố Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu
“Công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn
quan Son Tra, thành phố Đà Nẵng
3.2 Pham vi nghién cứu
~ VỀ nội dung: Nội dung công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh du lịch của chính quyền cắp quận (huyện)
~ VỀ không gian: Địa bàn quận Sơn Trả, thành phố Đà Nẵng
~ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012-2016 Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu:
~ Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau, tổng
hợp các lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh du lich
~ Phương pháp quan sát: Quan sát để nhận thức các vấn đề liên quan đến
Trang 15
kinh doanh du lịch nói chung, của quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng nói riêng,
~ Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu đã được thu thập,
phân tích phục vụ việc đánh giá tình hình phát triển các hoạt động kinh doanh du lich và thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lich trên địa bản quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
§ Bố cục luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tải liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lich trén dia bin quận Sơn Trả, thành phố Đà Nẵng
Chương 3 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng,
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
~ Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế được GS.TS Phan Huy Đường biên soạn do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản vào năm 2015 đã đúc kết lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Giáo trình đã khái quát hóa
các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng,
nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý,
cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế Đồng thời nghiên cứu về các
quy luật và các vấn đề mang tính quy luật về sự ra đời, hình thành, tác động cqua lại của các mối quan hệ, giữa các thực thể có liên quan đến các hoạt động
Trang 16kinh tế; chức năng nhiệm vụ; đối tượng, phạm vi và nội dung; phương thức; công cụ và chiến lược trong quản lý nhà nước về kinh tế Đặc biệt là sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế với các lý do: 1) Kinh tế là
lĩnh vực hoạt động xã hội chứa đựng mâu thuẫn giai cắp trực tiếp và sâu sắc nhất; 2) Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nhân có thể
có những hành vi tiêu cực, gây thiệt hại cho người khác hoặc cho xã hội chỉ có Nhà nước mới có thể ngăn chặn được; 3) Các doanh nhân không tự giải
quyết nỗi nhiều vấn đề của quá trình sản xuất kinh doanh, mà chỉ có nhờ Nhà
nước họ mới có khả năng quyết định đúng hoạt động của doanh nghiệp mình;
4) Trong nên kinh tế quốc dân có một phần là của Nhà nước, gọi là kinh tế
nhà nước nên Nhà nước phải quản lý chúng Ngoài ra, bài giảng còn đi sâu
vào các nội dung đôi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta; quản lý nhà
nước đối với kinh tế đối ngoại; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; quản
lý nhà nước đối với hạ tằng kinh tế - xã hội; quản lý nhà nước đối với giáo dục đảo tạo; quản lý nhà nước đối với y tế, quản lý nhà nước đối với các dich vụ tư vấn và công ích; quản lý nhà nước về trật tự, trị an, an toàn xã hội trong nên kinh tế thị trường [3]
~ Giáo trình Kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên do NXB Lao Động xuất bản năm 2006 đã
mang đến những kiến thức cơ bản về du lịch bao gồm: khái niệm về du lịch;
Trang 17xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2009 Cuốn sách làm rõ: Lịch sử phát triển,
khái niệm, nguyên tắc, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du lịch; Thực
trạng kinh doanh du lịch và cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đỗ trong,
quy hoạch du lịch; Dự báo nhu cầu và các định hướng chiến lược phát triển
cdu lịch; Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động từ các dự án; Kinh nghiệm
của thể giới Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những khuyến nghị về quy hoạch du
lịch vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, khẳng định phát triển du lịch gắn
với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững và cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phủ hợp để khai thác có hiệu quả các lợi thế để đấy mạnh phát triển du lịch góp phần vào phát triển kinh tế - xã
bội, song vẫn bảo tồn được giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội [34]
Từ một hiện tượng xã hội trở thành một ngành kinh tế được quan tâm bậc nhất, đồng thời chịu sự chỉ phối của nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố, do đó,
du lịch được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu
Nghiên cứu trong nước phải kể đến “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tằm nhìn đến 2030” Đây là kim chỉ nam định hướng cho các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế xã hội, trong đó ngành du lịch
là hạt nhân trong quá trình triển khai thực hiện [5]
Luận văn thạc sĩ du lịch năm 2009 của Phạm Thị Hường với đề tài “Các
giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động kinh doanh du lịch biển Cita Lo” trên cơ sở tình hình thực tiễn tại biển Cửu Lò tỉnh Nghệ An, nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch biển tại đây, từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò [21]
Trang 18tỉnh Duyên hải miễn Trung, đồng thời để xuất giải pháp phát triển du lịch tại
khu vực này [24]
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng, có thể kể tên là “Nghiên cứu
xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa”, năm 2014, chủ
nhiệm để tài là Trần Thị Mai An [1] va “Phat triển du lịch biển Đà Nẵng” của Huynh Thị Mỹ Lệ năm 2012 [22] Ca hai dé tài đều tập trung nghiên cứu về du lịch biển Đà Nẵng, trong đó có đề cập đến khu du lịch Sơn Trà và tuyến đường ven biển Đà Nẵng
Đặc biệt,
học “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Da Nẵng đến
nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng phải kể đến báo cáo khoa năm 2020”, công bố năm 2011 của nhóm nghiên cứu Viện nghiên cứu phát
triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, do TS, Hỗ Kỳ Minh làm Chủ nhiệm Đề tài đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững Nghiên
cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010 để
đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững Đồng thời dự báo xu hướng phát triển
du lich, phan tich ma tran SWOT để đánh giá khả năng cạnh tranh của du lịch
vững trong thời gian đến, và đưa ra các nhân tổ chủ
Đà Nẵng theo hướng
yếu trong phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng Cuối cùng, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững Các giải
pháp được tập trung vào 4 nhóm chính như sau: (1) Nhóm giải pháp phát triển
bền vững về kinh tế; (2) Nhóm giải pháp phát triển bền vững về văn hóa - xã
hội; (3) Nhóm giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường; (4) Nhóm giải pháp nhằm phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát
Trang 19nhiên, tình hình phát triển du lịch ở quận Sơn Trà trong giai đoạn 201 1-2015
“Trên co sở hệ thống lý luận và thực tiễn, đưa ra một số giải pháp phát triển du
lich trong thời gian đến với các nhóm giải pháp (1) Gia tăng quy mô ngành du lịch; (2) Nâng cao chất lượng du lịch; (3) Phát triển mới sản phẩm, dịch vụ du
lịch; (4) Mở rộng mạng lưới du lịch; (5) Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và
'bảo vệ môi trường; (6) Gia tăng kết quả xã hội thu được từ du lich [15] Quản lý của nhà nước là một trong những yếu t quan trọng đối với việc phát triển du lịch Đề cập đến vấn đề quản lý nhả nước về du lịch đã có một
số công trình nghiên cứu được công bố ở cấp nhà nước, như: Công trình
nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch do TS Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm, với dé tai “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch” Đề tài chủ
yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lich và đề xuất được
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước [32]
Công trình nghiên cứu khoa học của TS Trinh Đăng Thanh năm 2004
với đề tài “Quản lý nhà nước bằng luật pháp đối với hoạt động kinh doanh du
lich ở Việt Nam hiện nay” Để tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật và đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đổi với
hoạt động du lịch ở Vigt Nam_[26]
‘Dé tai “Quan ly nha nude ve du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh” của Nguyễn Thị Thùy đã hệ thống lại những lý luận cơ bản trong công,
tác quản lý nhà nước về du lịch; khái quát được tiềm năng du lịch và thực
Trang 202008-2012; đưa ra các giải pháp cơ bản dé nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đôn giai đoạn 2013-2015, làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo [27]
Luận án Tiến Sĩ kinh tế của tác giả Trần Sơn Hải (2010) với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây 'Nguyên”, bảo vệ tại Học viện Hành chính Trong dó tác giả luận án đã nghiên
cứu những vấn để cơ bản về nguồn nhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực Cùng với việc trình
bày những kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
ở một số quốc gia và những bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện của
'Việt Nam tác giả đã xây dựng lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, Trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du 9 lich các tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và đề xuất 3
nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [16]
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của tác giả Phạm Ngọc Hiếu (2014) về để tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tính Hà Giang” đã hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch;
đánh giá thực trang hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009-2013; đưa ra đánh giá v
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân Đồng thời đề xuất phương hướng
năng, thể mạnh, và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lich 6 tinh Ha Giang hiện nay, bao gồm: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
các chính sách, pháp luật về du lịch; (2) Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch; (3) Tăng
cường hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan; (4) Đẩy mạnh đảo tạo
Trang 21
tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chuyên nghiệp; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành; cải cách thủ tục hành
chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; (6) Tăng cường
công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; (7) Tăng cường kiểm tra, kiếm soát hoạt
động kinh doanh du lịch; (8) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối
với công tác quản lý nhà nước về du lịch [18]
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Doan (2015) với
đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội” đã chỉ ra những thành công và những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên dia ban
Hà Nội Đề tải cũng để
văn hóa - xã tất một số giải pháp đồng bộ về kinh tế, trị,
i, trong đó chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với ngành du lịch; sử dụng các công cụ ngân
sách, thuế, tài chính nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch, đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, huy động tổng thể các nguồn lực toàn xã hội [9]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quốc Việt (2011) với đề tài “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản tỉnh Kiên Giang”
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh
doanh du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của
chính quyền cấp huyện Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương, kết hợp
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lich tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001- 2010, rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân và để xuất phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh du lịch ở tỉnh Kiên Giang [33]
Trang 22quan lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản tỉnh Phú Thọ
các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Từ đó đưa ra những giải
pháp để hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du
lich tinh Phú Thọ, gồm: (1) Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, phổ
biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân trong tỉnh; (2) Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tj trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch; (3) Củng cố
theo các tiêu chí
công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính liên quan
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; (4) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng và hỗ trợ đảo tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở tỉnh Phú Thọ; (5) Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác
Trang 23CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈẺ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
1.1 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ HOẠT DONG KINH
DOANH DU LICH
1.1.1, Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh
du lịch a Dulich
Ngày nay, du lich đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, một ngành kinh tế có vai trò quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho
đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất Từ quan điểm tiếp
cân và góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau về du lịch
Ở Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thể giới; to go for tour round the town - cuộc đạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra)
Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc đạo chơi, dã
ngoại,
‘Theo Guer Freuler “du lich với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức
khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát
triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”
Kaspar cho rằng “du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tắt cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó”
Trang 24định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, Hội nghị Liên hợp quốc tế về du lịch họp ở Roma, đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình”
'Khác với quan điểm trên, nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng “du”
có nghĩa là đi chơi, "lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy "du lịch”
được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức
Côn các học giả biên soạn từ điễn Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách du lịch thành hai nội dung riêng biệt:
~ Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): “Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật ”
~ Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nhằm nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng
thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tỉnh hữu nghị với dân tộc
mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiểu qua rit lon; có thể coi là hình thức xuất khâu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ
Nhin chung, ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: ~ Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội
~ Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ
- Du lich là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và da dang nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
Trang 25đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình “Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, năm 2017, Quốc Hội nước ta đã
thông qua Luật Du lịch mới, theo đó định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
đường, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục dich hop pháp khác”.[25]
'Như vậy, có khá nhiều khái niệm về du lịch, tuy nhiên, trong phạm vi đề
tài này, tác giả sử dụng khái niệm của Luật du lịch Việt Nam năm 2017 để lâm cơ sở phân tích các nội dung trong phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
5 Khách du lich
Nói đến khách du lịch, chúng ta có thể hiểu đó là những người đi từ nơi này đến nơi khác để nghĩ ngơi, giải trí, cũng có thể hiểu đó là người đi du lịch
hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi làm hay đi học
“Theo Luật Du lịch năm 2017, *Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp di du lich, trừ trường hợp di hoe, làm việc hoặc hành nghề dé nhận thu nhập từ nơi đến” [25]
“Theo Điều 10, Chương II, Luật Du lịch Việt Nam năm 2016 thì phân loại
khách du lịch thành khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt
'Nam và khách du lịch ra nước ngoài e Tài nguyên du lịch
“Tai nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du
lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên
cdu lịch tự nhiên và tải nguyên dụ lịch văn hóa"[25]
d Phat triển du lịch bền vững
Trang 26đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa Hậu quả của các tác lâu đài của ngành du lịch Chính
vì vậy, phát triển du lịch theo hướng bền vững là nhằm hạn chế các tác động
tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài Các loại hình du lịch quan tâm đến vấn đề môi trường đã xuất hiện như du lịch sinh thái, du
lịch khám phá, du lịch mạo hiểm đã góp phần nâng cao hình ảnh về một
vững
động này sẽ lại ảnh hưởng đến sự phát tri
hướng phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de
Janeiro năm 1992, tổ chức Du lịch thế giới định nghĩa “Du lịch bển vững là
việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong
tương lại”
“Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm
quốc tế đối với phát triển bền vững, đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Nam, Luật Du lịch năm 2017 đã định nghĩa "phát triển du lịch bền vững là sự
phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi
trường, bảo đảm hải hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch,
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương
lai"[25]
e Hoạt động kinh doanh dụ lịch
Theo Luật Du lịch 2017 thi kinh doanh du lịch là hoạt động cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá
quan đến thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách du lich nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.[25]
Hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng và phong phú với đối tượng phục vụ là khách du lịch, bao gồm:
Trang 27+ Kinh doanh lưu trú dụ lịch
+ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch + Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Khác với các loại hàng hóa thông thường sản phẩm hàng hóa trao đổi
giữa hai bên cung cầu trong du lịch không phải là vật cụ thể, cái mà du khách
có được là sự cảm giác, trải nghiệm hoặc hưởng thụ, vì thế trong quá trình
trao đổi sản phẩm du lịch, giao lưu hàng hóa và giao lưu vật chất là tách rời nhau Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung cầu du lịch tiến hành không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình
chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách chỉ có
quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du lịch Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay người kinh doanh, đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh dt Khách du lịch L1 Nhà cùng ứng sản phẩm du lịch 3 Dân cư tại điểm Cơ quan quản lý Nhà du lịch nước về du lịch
Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động
kinh doanh du lich
Trang 28Hinh 1.1 43 cho ta thay cdc chii thé tham gia hoat déng kinh doanh du
lịch cũng như mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và không thể tách rời
Từ đó trở thành yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển du lịch của một
quốc gia, một vùng, một địa phương
1.1.2, Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh du lịch
a Khái niệm quản lý nhà nước
Theo giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Những vấn đề
cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước "là hoạt động thực
thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng
cách sử dụng quyền lực Nhà nước có tính cường chế đơn phương nhằm mục
tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì én định, an ninh trật tự
và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà
nước”[19]
"Như vậy quân lý nhà nước nói chung có 3 thành tố,
~ Chủ thể quản lý là Nhà nước: Nhà nước là chủ thể duy nhất trong quản lý nhà nước Chỉ có nhà nước mới có đầy đủ các quyền và khả năng thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống xã hội Nhà nước quản lý xã hội bằng các phương phục và cưỡng chế, thông qua việc sử dụng hệ thống
pháp giáo dục, thu
pháp luật và các công cụ quản lý khác Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền trong bô máy của mình hoặc cơ quan,
tổ chức, cá nhân được ủy quyền, ủy nhiệm đại diện cho mình
Trang 29
~ Mục đích quản lý nhà nước: Là kết quả, cai dich cin phai dat t6i tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý dé ra Đây là căn cứ đẻ chủ thể
quản lý nhà nước thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp,
b Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du
lịch
"Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước có thể hiểu quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch là thông qua các công cụ quản lý vĩ mô,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch, nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiền trình phát triển của đắt nước
Cá
lịch bao gồm:
~ Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch, đưa các chính sách vào hoạt động kinh doanh du lịch
~ Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản
chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du
luật, các quy chế, chế độ, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm
trong hoạt động kinh doanh du lich
~ Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, dao tao bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch
- Giải quyết các khiếu nại, tổ cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch, thúc day du lịch nước ta theo định hướng chung
của đất nước, hạn chế các mặt trái của nền kinh tế thị trường trong hoạt động
kinh doanh du lịch
Trang 30Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động kinh
doanh du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định cl
lược, kế
hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy
hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng hệ thống luật
pháp có liên quan tới du lịch Xác lập các chương trình, dự án cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế
Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý:
cho hoạt động kinh doanh du lịch
Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương
hướng hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh Nó vừa giúp
tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường
* Vai trò tổ chức và phối hop
Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về
du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính
sách, các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ
máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước, nhằm dua chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, quy hoạch, ế hoạch thành
hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển
Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các cắp trong hệ thống tổ chức từ trung ương, tỉnh (thành phố), và
quận (huyện, thị xã)
“Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này được thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh
tế, thương mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phương thức quan
Trang 31các cam kết đã ký kết
“Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tải nguyên du
lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục
của dan tộc trong hoạt động kinh doanh du lịch
* Vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh du lịch và can thiệp thị
trường
Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh
doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đâm bảo
bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền Để thực hiện chức
năng này, một mặt, Nhà nước hướng dẫn,
thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hướng đã vạch ra, mặt khác, Nhà nước phải can thiệp,
điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô Trong hoạt
động kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, cạnh tranh chưa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình
phát triển ngành Do vậy, Nhà nước phải có vai trò điều tiết mạnh
* Vai trò giám sắt
Nha nude giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng,
như chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh,
phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô
nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế ), cấp và thu hồi giấy
phép, giấy hoạt đông trong hoạt động kinh doanh du lịch
Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chộch hướng hoặc vi phạm pháp luật
và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích
hợp nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch
Trang 32của Nhà nước cũng như năng lực của đội ngữ cán bộ công chức quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch
“Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên
du lich, mdi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục
của dân tộc trong hoạt động kinh doanh du lich
12 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỌNG KINH DOANH DU LICH CUA CHÍNH QUYỀN CÁP QUẬN (HUYỆN)
Để thúc đây du lịch phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lich của
chính quyền cấp quận (huyện) có các nội dung chủ
1.2.1 Xây dựng kế hoạch, đề án phát triển hoạt động kinh doanh du
lịch
Chiến lược,
ính sách phát triển du lịch là một tong những nhân tố
quyết định thành công của ngành du lịch Chính sách phát triển du lịch tác động trực tiếp đến việc khai thác, bảo tồn các giá trị nguồn tải nguyên và môi
trường thiên nhiên; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả quảng bá, thu hút
khách du lịch; thúc đây sự phát triển dịch vụ du lịch thông qua chính sách đầu ‘tu cải thiện chất lượng cơ sở vật chất mang lại tiện nghĩ, tiện ích cho các hoạt động du lịch; tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục và bảo đảm an ninh an toàn cho
.đu khách viếng thăm
Tuy nhiên, theo Luật t6 chức chính quyền địa phương số năm 2015, quận
(huyện) không xây dựng chiến lược quy hoạch mã công tác quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm: cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, thành các kế hoạch, đề án phù hợp với thực tế tại địa phương và xây dựng
Trang 33.du lịch, điểm du lịch
Tiêu chí đánh giá:
~ Mức độ phù hợp với các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế nói chung của Đảng, Nhà nước và các điều kiện cụ thể và các nguồn lực của địa phương mà xác định phương hướng,
~ Xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được cũng như là các hoạt động, kinh doanh du lịch cụ thể được khuyến khích Đánh giá mức độ hoàn thành
của kế hoạch
~ Mức độ ủng hộ của người dân Nếu không được người dân ủng hộ thì kế hoạch, đề án đó sẽ khó được thực hiện từ đó ảnh hưởng mạnh đến đời sống
sinh hoạt của người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội ổn định
1.2.2 Thực hiện kế hoạch, đề án phát triển hoạt động kinh doanh du
lịch
Hoạch định xây dựng kế hoạch đã khó, nhưng làm thé nào dé đưa nó di
vào đời sống thực tế càng khó hơn Do đó, trên cơ sở kế hoạch, để án được
phê duyệt thì cơ quan nhà nước cấp quận (huyện) có trách nhiệm công bố rộng răi và phổ biến các chính sách pháp luật đến các tổ chức, cá nhân có liên
cquan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện
Đồng thời, tuyên truyền, tập huấn về nội dung kế hoạch, đề án cho các
cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh du lịch, các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du
lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền
thống mến khách của dân tộc
Bên cạnh đó, để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, chính quyền cấp quận (huyện) phải tích cực cải
thiện môi trường pháp lý, thông tin về các thủ tục hành chính liên quan như
Trang 34cháy, các yêu cầu về cơ sở vật chất; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính,
thực hiện mô hình một cửa theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, tránh tình trạng những nhiễu, gây phiền hà cho các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng
Tiêu chí đảnh giá:
~ Tính công khai, minh bạch Nó quyết định sự phát triển du lịch trên địa
bàn quận (huyện) Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức an tâm khi quyết định
đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch Nếu không được định hướng phát
triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị
trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tằng các khu, điểm du lịch, hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chat - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ
- Tốc độ và thời gian để thực hiện thủ tục hành chính Thời gian cảng
ngắn cảng tố
~ Mức độ hài lòng của người dân về thực hiện thủ tục hành chính
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du
lịch
'Tổ chức bộ máy nhà nước là một hệ thống cơ cấu các mối quan hệ trong
"hoạt động thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước - hoạt động thực
thi quyền hành pháp, bảo đảm mồi quan hệ ồn định, vững chắc và thông suốt từ trung ương đến tận các đơn vị hành chính cơ sở thắp nhất
Đối với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du
lịch ở địa phương thì cơ quan cao nhất là UBND tỉnh (thành phó); Sở Du lịch
hoặc Sở Văn hóa ~ Thong Tin ~ Du lịch tùy từng địa phương là cơ quan chính trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh (thành phổ) các nội dung liên quan đến
lĩnh vực du lịch Tiếp đến là UBND quận (huyện), Phòng Văn hóa - Thông
Trang 35vực du lịch cho UBND quận (huyện) Cuối cùng là UBND phường (xã) với h
Bộ phận Văn hóa - xã hội là cơ quan tham mưu cỉ Tiêu chí đánh giá:
~ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên đòi hỏi sự phối hợp của nhiều
đơn vị, do đó cần hình thành cơ chế phối hợp hiệu quả, thống nhất giữa cơ:
quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan liên ngành cùng cấp, tránh sự chồng chéo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân trong quá trình dầu tư, hoạt động kinh doanh du lich,
~ Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ phục vụ trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về hoạt động du lịch, đảm bảo có chuyên môn, trình độ để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý cũng như thực hiện các nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch
1.2.4 Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du
khách
Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên
đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tải nguyên, mọi cơ
hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp Pl
tính đoàn kết, Chính vi vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ
trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối lĩnh vực văn hóa khác Thay đổi nhận thức của cư dân địa phương và du khách về nhận thức, thái độ đối
nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo duc lòng yêu nước,
ới một
Trang 36
chính quyền cấp quận (huyện)
Để làm được điều đó, chính quyền cấp quận (huyện) phải tô chức tuyên
truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho các tổ chức, cá nhân trên
dia ban, giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt
động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật vẻ du lịch
một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về du lịch
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân và du khách có thể được thực hiện thông qua các phương thức:
~ Thông qua hệ thống phát thanh
~ Thông qua các cuộc Hội nghị tuyên truyền
~ Tuyên truyền cổ động trực quan tại các địa điểm tập trung đông dan cu,
khách du lịch
Bên cạnh đó, chính quyền quận (huyện) còn phải hướng dẫn, hỗ trợ nhân
dân thực hiện các chủ trương, đường lỗi chính sách, chiến lược, định hướng,
phát triển của địa phương và tham gia các chương trình phát triển du lịch bằng các biện pháp thiết thực như:
~ Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác mở các lớp hướng nghiệp, dạy nghề - Thực hiện các hoạt động khuyến nông — lâm ~ ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp Tổ chức hướng dẫn khai thác và phát triển các làng nghề truyền
thống,
~ Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, giải quyết nhanh
chóng các thủ tục có liên quan trong phạm vi thẩm quyền Tiêu chí đánh giá:
~ Nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản,
Trang 37đảm bảo mục tiêu công dân hiểu và nắm được các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
~ Các hoạt động hỗ trợ người dân và du khách phải kịp thời và phù hợp với từng đối tượng cụ thể
1.2.5 Thanh tra, kiếm tra và xữ lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch
Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh
nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để kịp thời xử lý, đâm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật Và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tránh tình trạng khai thác quá mức các
tài nguyên du lịch, làm ô nhiễm môi trường, làm mai một bản sắc văn hóa địa
phương,
Công tác thanh tra, kiểm tra cẳn phải được tổ chức, duy trì thường,
xuyên, không chỉ đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn đối
với cộng đồng cư dân địa phương
Mặt khác, phải thiết lập các đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh,
đóng góp của cư dân địa phương, khách du lịch để có hướng xử lý phù hợp, <dam bảo quyển và lợi ích chính đáng của các bên liên quan
Tiêu chỉ đẳnh giá:
~ UBND quận (huyện) cần phối hợp với Sở Du lịch cũng như là các ban,
ngành, đoàn thể để đảm bảo tinh chính xác, minh bạch, đúng thẩm quyền ~ Tính hợp lý, kịp thời của các đợt thanh tra, kiểm tra
~ Tỷ lệ tái vi phạm, nếu tiếp tục vi phạm trở lại thì cần phải có biện pháp
mạnh hơn để chấn chỉnh
Trang 38phục sau khi kiếm tra
13 CÁC YÊU TÔ ẢNH HƯỚNG ĐẾN QUAN LY NHA NUGC VE
HOAT DONG KINH DOANH DU LICH 1.3.1 Tài nguyên dụ lịch
‘Tai nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm
— Tài nguyên du lịch tự nhiên, bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vat
— Tai nguyén du lich nhan van, bao gém: di tich lịch sử văn hoá, kiến trúc, lễ hội, các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác
La mot hoạt động đặc trưng, từ đó là cơ sở cho việc phát triển hoạt động
kinh doanh du lịch và công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch
“Tải nguyên du lịch của từng vùng, miễn tạo nên nét đặc sắc cho vùng đó, tải nguyên cảng đa dạng thì cảng thu hút khách du lịch Cơ quan quản lý nhà nước dựa vào tài nguyên du lịch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển du lich va các biện pháp chính sách để phát triển loại hình du lịch, hoạt động kinh doanh du lich eng như là hoạt động khai thác và bảo vệ tải nguyên du lịch Chẳng
hạn, ở địa phương gần biển thì có thể quy hoạch phát triển du lịch theo hướng, du lịch biển, nghỉ dưỡng hoặc địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử thì quy hoạch du lịch theo hướng tham quan Vì vậy, quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh du lịch chịu nhiều ảnh hưởng từ tài nguyên du
lịch của địa phương
“Tuy nhiên, tải nguyên du lịch nhất là tải nguyên tự nhiên có tính mửa vụ
cao và rất dé bj ton that do các yếu tổ khách quan và chủ quan (tác động của
mưa, bão, lụt, độ ẩm không khí hoặc sự tàn phá của con người ) Do đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết hài hoà
Trang 39nói cách khác, phải chú ý khai thác theo hướng phát triển bằn vững
1.3.2 Yếu tố chính trị, xã hội
Sự phát triển của xã hội làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu
của con người thành hiện thực Khi thu thập của người dân cảng cao thì nhu
cầu đi du lịch càng nhiều, cư dân là yếu tố quan trọng ảnh hướng đên tương,
lai phát triển ngành du lịch Cộng đồng dân cư có vai trò to lớn trong bảo tổn
tài nguyên, môi trường và văn hóa địa phương; dân cư có trình độ văn hóa
nhất định thì mới hiểu biết để bảo tồn và phát triển các giá trị du lịch, hạn chế các tệ nạn xã hội Do đó cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những giải pháp cụ thể như định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn kinh doanh vừa tạo nguồn thu nhập cho người dân vừa đáp ứng các nhu cầu của du
khách
Chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đây hoặc
kìm hãm sự phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là cảm nhận những giá trị độc đáo, khác lạ Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đĩ lại của du khách giữa các quốc gỉ
các vùng với nhau Nền chính trị én định sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế Một sự bắt ôn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch, gây nên nỗi hoài nghỉ, tâm lý sợ hãi cho du
khách Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược
với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình kiến trúc đặc sắc Do đó, cần đảm bảo về mặt an ninh trật tự, môi trường du lịch nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp, bảo đảm an toàn với du khách
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Thiên tai có thể
gây ra thiệt hại về người, gây tâm lý lo sợ cho du khách, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lich bi huỷ hoại nặng n Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây
Trang 401.3.3 Yếu tố kinh tế
“Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác
động tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch Bởi lề du lịch tổng hòa nhiều hoạt động phức tạp, cần khối lượng lớn các loại hàng hóa cung ứng; do đó, sự phát triển
các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác
đông đến sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch Khi ban hành một chính
sách ưu đãi về du lịch sẽ xét đến vấn đẻ vẻ kinh tế của địa phương để đưa ra chính sách phủ hợp Ví dụ: Một địa phương có nẻn kinh tế phát triển thấp thì
khi ban hành chính sách ưu đãi về du lịch sẽ phải đưa ra một số ưu đãi dai, thuế, hỗ trợ tảo tạo nhân lực ; Còn đối với địa phương có kinh tế phát
triển mạnh thì chính sách ưu đãi về du lịch sẽ hướng đến chất lượng du lịch
Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo cơ sở hạ tằng du lịch phát triển, tạo
điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư về du lịch sẵn sảng đầu tư phát triển
hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương Đặc biệt ha ting giao thong tác động vào du lịch từ ba góc độ: sự phát triển của mạng lưới giao thông,
phương tiện vận chuyển và việc điều hành giao thông Cả ba yếu tố này, trong mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát
triển của cầu du lịch
1.3.4 Yếu tố pháp luật
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các
doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm Tuy nhiên nều hệ