Mục tiêu của đề tài Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu; phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút trong thời gian tới.
Trang 1
HUỲNH ĐỨC TRUNG
PHÁT TRIÊN CÂY HÒ TIÊU
TREN DIA BAN HUYEN CU JUT, TINH DAK NONG
LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN
2017 | PDF | 130 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Da Nẵng - Năm 2017
Trang 2
HUỲNH ĐỨC TRUNG
PHÁT TRIÊN CÂY HÒ TIÊU
TREN DIA BAN HUYEN CU JUT, TINH DAK NONG
LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN Mã số: 60.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH
Da Nẵng - Năm 2017
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Pi
Trang 4MO DAU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Muc tiêu nghiên cứu
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
RR
WN
WH
7 Sơ lược tông quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE CHUNG VE PHÁT TRIEN CAY HO TIEU
1.1 KHAI QUAT VE CAY HO TIEU VA PHAT TRIEN CAY HO TIEU .7
1.1.1 Cây hồ tiêu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu 7 1.1.2 Khái niệm về phát triển cây hồ tiêu 9 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây hồ tiêu 9
1.2 NOI DUNG VA TIEU CHÍ PHÁT TRIÊN CÂY HO TIEU "1
1.2.1 Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu 12 1.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực 13
1.2.3 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất 15
1.2.4 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu 17 1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, 19
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN CAY HO TIEU.21 1.3.1 Nhóm nhân tổ thuộc về điều kiện tự nhiên 21 1.3.2 Nhân tổ về điều kiện kinh tế kỹ thuật 22
Trang 5BAN HUYEN CU JUT, TINH DAK NONG 29 2.1 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN SU HINH THANH PHAT TRIEN
CAY HO TIEU TREN DIA BAN HUYEN CU JUT 29
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 29
2.1.2 Đặc điểm xã hội 38
2.1.3 Đặc điểm kinh tế 43
2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN CAY HO TIEU TREN DIA BAN
HUYEN CU JUT 49
2.2.1 Quy mô sản xuất cây hồ tiêu 49 2.2.2 Tình hình nguồn lực cho sản xuất hồ tiêu 53
2.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất 59
2.2.4 Tình hình thị trường sản phẩm 61
2.2.5 Thực trạng kết quả, hiệu quả sản xuất hồ tiêu 68 2.43 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN CAY HO TIEU TREN DIA
BAN HUYEN CU JUT 70
2.3.1 Những kết quả đạt được 70
2.3.2 Những tôn tại hạn chế 71
2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại hạn chế 72
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHUONG 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN CAY
HO TIEU Ở HUYỆN CƯ JÚT „ TẾ
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN CAY HO TIEU 6 HUYEN CU’ JUT
T5
Trang 6
3.2.1 Giải pháp liên quan tới nội dung phát triển cây hồ tiêu huyện Cư
Jút T1
3.2.2 Giải pháp liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng phát triển cây hồ
tiêu của huyện Cư Jút 88
Trang 7Tên bảng Trang
Diện tích trồng cây hỗ tiêu các năm fại huyện Cư Jút 39 „2 | Dân số trung bình phân theo huyện quận thị xã thành| phố thuộc tỉnh Đãk Nông Dân số, diện tích, mật độ dân số huyện Cư lút qua các 23 | 4I 34, | Diện ch, đân số và mật độ dân số các xã của huyện| ¡ năm 2016 Chuyên dịch cơ câu lao động đang làm việc huyện Cư 25 | 42
2.6 [Số lượng lao động huyện Cư lút qua các năm 4 2z |Šö ương ao động đang làm việc phân theo các ngành | „
kinh tế
2.8 [Chỉ tiêu sản xuất các ngành kinh tế 4 2o ce cấu các ngành trong giá trị sản xuất của huyện Cu
Trang 8
2.14 [ Số vốn của hộ sản xuất hồ tiêu ở Cư Jút 54
2.15 [Độ tuổi lao động ở huyện Cư Jút 56
2.16 _ [ Diện tích trồng cây hỗ tiêu các năm tại huyện Cư lút 39 Biển động số cơ sở trông, kinh doanh và chế biến hồ
¬¬ tai huyện Cư lút qua các năm sl
2.18 | Tinh hinh tiêu thụ hỗ tiêu của huyện 62
2.19 [Hệ số tiêu thụ hồ tiêu 6
2.20 | Thời điểm và địa điểm tiêu thụ hồ tiêu 65
2.21 [Đối tượng và hình thức tiêu thụ 67
2.22 [Nguôn cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu 68 393, | OTSX và sự gia tăng GTSX cây hộ tiêu qua các nam |
của huyện Cư Jut
2.24 [ Giá trị hồ tiêu/vồn qua các năm của huyện Cư lút 69 2.25 [ Giá trị hồ tiêu/vồn qua các năm của huyện Cư lút T0
Trang 10Trong một thập niên gần đây, hạt tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khâu Xu hướng trên
thị trường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho tiêu Việt Nam Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2013, xuất khẩu (XK) hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012 Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu
đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ nội địa Việt Nam
có khoảng 15 doanh nghiệp XK hồ tiêu ở vị trí hàng đầu của thế giới, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu Hiện nay, Hoa Kỳ và Singapore là các thị trường,
xuất khâu số I của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, tiếp theo là các thị trường Ấn Độ, Hà Lan, Đức, UAE
Cu Jat là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Đăk Nông, nằm trên trục
đường Quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lãk) 20km về phía Tây nam và cách thị xã Gia Nghĩa 110km, có 20 km đường biên giới giáp với Huyện Pecchamda - Tỉnh Mundunkiri, vương quốc Campuchia
Với tổng diện tích tự nhiên 72.029 ha, trong đó 27.622 ha đất sản xuất
nông nghiệp, 37.083 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở, Cư lút là huyện có nhiều lợi thế, tiềm năng dé phát triển nông nghiệp, công
nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, thương mại — dịch vụ, du lịch Các nhóm
đất đen trên đá Basalt, phân bố tại thung lũng các xã Đắk Drông, Cư Knia và phía Đông xã Đắk Wil với địa hình lượn sóng, rất giàu dinh dưỡng, đất ít thoát nước, có tầng dày thích trồng các loại cây hàng năm, đậu đỗ và hoa màu
Trang 11Trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, cây hồ tiêu đã được xác
định là cây công nghiệp chủ lực của huyện và thực tế trong những năm qua
cây trồng này đã khẳng định vai trò của nó Những thăng trầm sản xuất hồ tiêu cũng gậy hiệu ứng thăng trầm cho đời sống kinh tế xã hội của huyện 'Việc phát triển cây hỗ tiêu vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như phát triển thiếu quy hoạch vẫn mang tính tự phát, giống cây trồng chất lượng,
chưa cao, kỹ thuật canh tác hạn ché, trình độ của người sản xuất thấp, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu Khắc phục được những nhược điểm này sẽ hình
thành những định hướng và giải phát thúc đẩy sự phát triển cây trồng này qua đó thúc đây kinh tế của huyện phát triển Vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển
cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư JúC” cho luận văn cao học của tôi 2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu
Phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư lút
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện
Cư Jút trong thời gian tới
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nhằm trả các câu hỏi sau:
-Tinh hình phát triển cây hỗ tiêu trên địa bàn huyện Cư lút như thé
nào?
- Làm thế nào để phát triển cây hỗ tiêu này ? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu
Trang 12
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây hồ tiêu chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2012-2016, định hướng đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
~Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân
tích thống kê, chỉ tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên
gia theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sử dụng,
trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn phát triển cây hồ tiêu
Các phương pháp này còn được dùng trong đánh giá tình hình phát
triển cây hồ tiêu cũng như thực thi chính sách phát triển cây công nghiệp ở huyện Cư Jút và chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triển cây hồ tiêu của địa phương
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong nghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó
- Tông hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các
sở Ban, ngành trong tỉnh và huyện
Trang 13»_ Mối tương quan giữa phát triển kinh tế và phát triển cây công nghiệp
= Phat trién cay hồ tiêu và công nghiệp, dịch vụ
«Mối quan hệ giữa phát triển cây hồ tiêu và phát triển nông thôn
+ Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn khác nhau trong van dung
đường lối phát triển cây công nghiệp Việt Nam
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
-_ Thứ cấp: chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê huyện Cư
Jút từ năm 2006, và của ngành nông nghiệp huyện
-_ Ý kiến của chuyên gia
-_ Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng excel 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần đưa ra những căn cứ, những giải pháp cụ thê đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện
Cư Jút
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phan ting thu nhập, cải thiện
đời sống nhân dân trong vùng
7 Sơ lược tông quan ti
nghiên cứu
Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp của Dang Phi Hỗ (2003) giới thiệu
ân theo nhiều
các mô hình phát triển nông nghiệp, các mô hình này tuy tiếp
cách khác nhau nhưng đều chỉ ra cách thức và cơ chế phân bổ nguồn lực để phát triển nông nghiệp chuyên dần từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ khai thác yếu tố theo chiều rộng sang khai thác các nhân tố chiều sâu, chuyên từ
Trang 14Nhưng khi áp dụng cho trường hợp cụ thể của địa phương cần phải có sự vận dụng linh hoạt với điều kiện thực tế của địa phương nhát là Tây Nguyên
- “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ về kinh tế xã hội dé
phát triển vùng Tây Nguyên ", Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên (2006), đã xây dựng mô hình sản xuất bền vững các cây lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên như: Cà phê, hồ tiêu, điều, tiêu vừa đem lại hiệu qủa kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường; Xây dựng quy trình sản xuất bền vững các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên như: cà phê, hồ tiêu, điều, ti
Đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn ở Tây Nguyên
Một số nghiên cứu về cây hỗ tiêu đáng quan tâm cho đề tài trong đó vừa chú trọng tới các giải pháp làm thế nào phát triển cây hồ tiêu Nhiều
nghiên cứu tập trung vào các biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng
quy trình sản xuất tiên tiến như: Cục trồng trọt (2009) Hội nghị đánh giá hiện
trạng và bàn giải pháp phát triển cây hồ tiêu các tỉnh phía nam tháng 6/2009 Hay Phạm Kim Hồng Phúc và Nguyễn Văn A (2000) Hỏi đáp về kinh nghiệm
trồng tiêu đạt năng suất cao, NXB Đà Nẵng 2000;
Các bài học từ kinh nghiệm thực tế luôn đáng quan tâm: Nguyễn Phi
Long (1987) Kinh nghiệm trồng tiêu ở nước ta và một số nơi, NXB Nông
Nghiệp 1987 Và VPA (2012) Tài liệu hội nghị thường niên Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam năm 2009 Thành phố HCM ngày 7/5/2012
Chú trọng tới phòng chống bệnh cho cây tiêu đặc biệt quan trọng như
Trang 15
Cơ” của tác giả Hồ Phước Thành, cho thấy hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp lâu năm, khẳng định đây là nhóm cây trồng có khả năng làm giàu cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và ngoài hiệu quả kinh tế thì cây công nghiệp lâu năm còn mang lại hiệu quả về xã hội, đã đáp ứng một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tỉnh
thần của nhân dân, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Đăk Nông” của 7S Trương Hồng — Ưiện Khoa
học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy việc bón phân hợp lý là
sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng,
với hiệu quả kinh tế cao nhất, không đẻ lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản
và môi trường sinh thái Nghiên cứu đã đã đưa ra hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây trồng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, giúp bà
con nông dân vừa tiết kiệm chỉ tiêu vừa đảm bảo cây trồng phát triển bền vững
~ “Kết quả nghiên cứu thâm canh cà phê và hồ tiêu bền vững trong điều
kiện biến đổi khí hậu” (2016) của Viện Khoa học Kỹ thị
Tây Nguyên cho ra kết quả nghiên cứu mang tính chất tông hợp đối với các
Nông lâm nghiệp
loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên của WASI trong thời gian qua đã thực
sự góp phần không nhỏ phục vụ thâm canh sản xuất bền vững ngành hàng cà phê, hồ tiêu của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khóc liệt
Trang 161.1 KHAI QUAT VE CAY HO TIEU VA PHAT TRIEN CAY HO
TIEU
1.1.1 Cây hồ tiêu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu a Giới thiệu cây hồ tiêu
Tiêu có tên khoa hoc li Piper nigrum L, ho Tiéu (Piperaceae) C6
nguồn gốc 6 ving Ghats miền tây Ấn Độ Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đến thế kỷ 1§ mới bắt đầu phát triển mạnh, khi
một số người Hoa đi dân vào Campuchia ở vùng doc bờ biển Vịnh Thai Lan,
và Tiêu vào Đông bằng Sông Cửu Long qua cửa ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên
Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Gia Lai b Đặc điễm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu
Chu kỳ phát triển của cây hồ tiêu kéo dài khoảng 20 năm, trải qua hai thời kỳ, thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh Thời kỳ kiến thiết cơ bản 2 năm, đòi hỏi phải có vốn đầu tư tương đối lớn Chất lượng đầu tư thời kỳ này quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trong thời kỳ kinh doanh sau này nói riêng và cả chu kỳ kinh tế của cây hồ
tiêu nói chung
~ Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu Lượng mưa thích hợp là
2.0 ~ 3.000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là I800mm/năm Tiêu cần mùa khô
ngắn để ra hoa đồng loạt và chín tập trung Âm độ không khí thích hợp cho
hoa tiêu thụ phấn là 75 — 90%
Mật độ và khoảng cách trồng: Đối với choái (trụ, nọc) chết: trồng 2mx 2m: 2500 hồ/ha Đối với choái sống: trồng 2m x 2,5m: 2.000 hồ/ha hoặc 2,5m x 2,5m: 1.500 hé/ha
Trang 17tiêu yêu cầu lượng mưa cao từ 2000-3000mm/năm, phân bổ đều trong 7-§ tháng và cần 3-5 tháng không mưa để tượng hoa Hồ tiêu thích hợp với đắt tơi
xốp, nhiều mùn, pH 5,5-6,5 Mật độ trồng thích hợp nhát của hỗ tiêu từ 1.200-
2.000 nọc/ha, đất dốc nên trồng thưa, đất bằng nên trồng dày hơn
Cây hồ tiêu đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và
do vậy cây công nghiệp này thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian
thu hồi vốn cũng dài và cần phải có quy trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất Với năng suất bình quân 2 tắn/ha, hàng năm cây hồ tiêu lấy đi từ
đất 70kg đạm (N) + 16kg Lân (P;O;) + 42kg Kali (K;O) + 18kg Magiê
(MgO) + 67kg Canxi (CaO) Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy,
với mật độ 1750 nọc/ha, mỗi năm hồ tiêu lấy đi từ đất khoảng 250kg N +
35kg P;O;+ 205kg KạO + 45kg CaO + 20kg MgO (De Waard, 1965) Ở
những cây đầy đủ dinh dưỡng, hàm lượng trong lá hồ tiêu thường dao động
trong khoảng 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P; 34-43% K; 0,44% MgO; 1,67%
CaO, luôn cao hơn so với các cây trồng khác Điều này chứng tỏ cây hồ tiêu hút và tích luy nhiều dinh dưỡng hơn so với một số cây trồng khác (Cực Trồng trọt bộ NN và PTNT(2012)) Cây hồ tiêu có nhu cầu đạm và kali là cao
nhất sau tới lân, canxi, magiê và các vi lượng khác Hiện tại, nhiều vườn hồ tiêu ở nước ta do địa hình cao, dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ lại được
tưới nước thường xuyên nên dinh dưỡng bị rửa trôi nhiều Các hàng tiêu phía
rìa vườn, nhất là gần đường thoát nước thường có biểu hiện thiếu kali và
magiê rất rõ Thiếu kali, lá bị khô đầu và lan hết phân nửa lá Thiếu magiê,
các lá trưởng thành chuyển màu vàng lục nhưng gân lá còn xanh
Trang 18Cây hồ tiêu đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao
động có chất lượng Đặc điểm này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao mới bảo đảm phát triển sản xuất cây hồ tiêu có hiệu quả
Như vậy cây công nghiệp là một trong những cây trồng có chu kỳ sinh
trưởng và kinh doanh dài gắn với điều kiện tự nhiên thích hợp với nó và đòi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật cao
1.1.2 Khai niệm về phát triển cây hồ tiêu
Phát triển cây hồ tiêu là một tổng thể các biện pháp làm tăng sản phẩm hồ tiêu cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị
trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả
Phát triển cây hỗ tiêu bao gồm hai khía cạnh: phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu Phát triển sản xuất theo chiều rộng chú trọng tới quy mô như tăng diện tích, tăng thêm vón, bổ sung thêm
lao động
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây hồ tiêu
a VỀ mặt kinh tế
Cây công nghiệp nói chung và cây hồ tiêu nói riêng có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế; đặc biệt là các nước đang phát triển, những nơi có điều kiện phát triển sản xuất loại cây này Trên thế giới có không nhiều những nơi thuận lợi cho phát triển cây hồ tiêu Ở Việt Nam, vùng trồng tiêu
thích hợp nhất là Phú Quốc - Kiên Giang, Chư Sê - Gia Lai, Lộc Ninh, Bình Long — Bình Phước, Cư Jút- Đăk Nông và một số địa phương khác thuộc
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Thực tế cho thấy cây trồng này có vai
Trang 19Phát triển cây hồ tiêu tạo ra các sản phầm mà có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ tiêu dùng của thị trường Phát triển cây trồng này quyết định tới sự phát triển của một số ngành kinh tế qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu kinh tế của địa phương hay vùng lãnh thổ Quan trọng nhất phải kể tới vai trò của cây hỗ tiêu trong đáp ứng yêu cầu to lớn về hàng xuất khẩu Trên 95%
lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và hồ tiêu Việt Nam được xuất khâu sang hon 80 nước và lãnh thổ Năm 2012, xuất khẩu tiêu của 'Việt Nam đạt I 19 nghìn tắn, thu về 808 triệu USD Đến hết tháng 9/2013 xuất khẩu được 112.000 tấn với giá trị 743 triệu USD Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm tới 50% sản lượng tiêu xuất khẩu
của toàn thế giới
Việc phát triển sản xuất cây hỗ tiêu còn cho phép khai thác những lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành vùng chuyên canh lớn
qua đó hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn Việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho
phép tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đây công nghiệp hóa cũng như tận dụng lợi thế do sản xuất quy mô lớn
b Về
ặt xã hội
Cây hồ tiêu được phát triển còn góp phân thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày
càng hợp lý hơn
Khi phát triển cây hồ tiêu không chỉ cho phép khai thác có hiệu qua tai
nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dư thừa hiện nay tạo ra việc
làm và thu nhập cho lao động Nhiều địa phương coi phát triển cây hồ tiêu
được coi là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu
Trang 20cả với sự phát triển xã hội Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lượng hơn,
tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động
c VỀ mặt môi trường
Việc phát triển sản xuất cây hồ tiêu còn cho phép khai thác những lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành vùng chuyên canh lớn
và hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn Việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho phép
tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đây công nghiệp hóa cũng như tận dụng lợi thế do sản xuất quy mô lớn
1⁄2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHAT TRIEN CAY HO TIEU
1.2.1 Phát triển bền vững cây hồ tiêu
Hồ tiêu là loại cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ kinh doanh cả chục
năm, vốn đầu tư ban đầu lớn Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm
nghiệp Tây Nguyên, việc nông dân ð ạt trồng tiêu trong khi chưa được kiểm
soát về quy hoạch, giống tiêu, dịch bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật; công tác
sơ chế, chế biến còn thủ công, không bảo đảm chất lượng và điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm khiến cây tiêu đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững Vì vậy, dé cây tiêu phát triển bền vững, theo TS Trương
Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây
Nguyên thì các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết
lại để đễ dàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, các nguồn vốn tín dụng và các
đơn vị cung cấp vật tư đầu vào Vấn đề quan trọng nhát vẫn là việc phòng trừ
bệnh hại trên cây tiêu, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm cần phải sử dụng
các biện pháp tông hợp, trong đó phòng bệnh có vai trò quyết định
Do lợi nhuận từ việc trồng tiêu mang lại cao nên người dân tự phát mở
Trang 21trình nên một số diện tích trồng tiêu bị sâu bệnh cho năng suất thấp, thậm chí ở một số nơi có nhiều diện tích bị mắt trắng do bệnh gây hại Chính vì vậy,
cần quản lý chặt quy hoạch, định hình các vùng chuyên canh lớn, nơi có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp; chỉ rõ những vùng đất điều kiện sinh thái không
thích hợp với cây hồ tiêu, như thiếu nước tưới, đễ xảy ra dịch hại; đồng thời
khuyến cáo nông dân chuyển đổi hồ tiêu trên đất không thích hợp, vùng hay
xảy ra dịch hại, sang trồng loại cây khác, nhằm đạt hiệu quả kinh tế Khảo
nghiệm và công bồ các bộ giống tiêu năng suất cao, kháng bệnh tốt cho nông,
dân đưa vào sản xuất
Cây hồ tiêu là thế mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời đóng góp lớn vào sản lượng cũng như kim ngạch xuất khâu hồ tiêu của cả nước Việc giúp người dân ổn định vùng chuyên canh, tiếp thu những kiến thức khoa học ky thuật cơ bản là một trong những nội dung quan trọng đề phát triển cây hồ tiêu
* Nhom tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cây hồ tiêu -_ Chất lượng và sự gia tăng về chất lượng
- Sự phát triển của cây tiêu so với tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật cây trong
1.2.2 Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu
Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu nhằm tập trung phát triển sản
lượng hồ tiêu thu hoạch trên đơn vị diện tích, ngoài ra còn thể hiện được quy
mô, diện tích, năng lực sản xuất cây hồ tiêu của địa phương Gia tăng sản lượng phụ thuộc vào việc gia tăng không gian sản xuất, nguồn lực huy động, vào và năng suất cây hồ tiêu thể hiện xu hướng tăng năng lực sản xuất theo
chiều rộng và chiều sâu
Trang 22sản xuất hỗ tiêu phụ thuộc vào giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất giảm
dần theo quy mô Phát triển số lượng chỉ có tính chất nhất thời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố sản xuất sẵn có vì các yếu tố này không phải là vô tận Do đó cần phải chú trọng hơn tới phát triển về chiều sâu tức là tập trung vào việc tăng năng suất cây trồng
Năng suất sản xuất cây hồ tiêu là minh chứng về sản lượng hồ tiêu
được sản xuất ra trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ mùa sản
xuất và bản thân năng suất cây hồ tiêu phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo như điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, chất lượng giống và kỹ
thuật canh tác chăm bón và thu hoạch
* Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu
~_ Diện tích trồng hồ tiêu và sự gia tăng về diện tích
~_ Sản lượng và sự gia tăng sản lượng - GTSX va su gia ting GTSX
1.2.3 Gia tăng các yếu tố nguồn lực
Các yếu tố nguồn lực có vai trò quyết định tới sản lượng sản phẩm được sản xuất ra theo mô hình hàm sản xuất trong lý thuyết kinh tế đã khẳng
định Là lột ngành trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất hồ tiêu cũng cần tích đất có điều kiện
phải có diện tích đất đai nhất định và tất nhiên là
phù hợp với cây công nghiệp này Như vậy, với người sản xuất hồ tiêu điều kiện đầu tiên là đất trồng hồ tiêu Nhưng nếu quy mô sản xuất hồ tiêu cứ manh mún nhỏ lẻ chỉ phí sản xuất cao hơn và năng suất chất lượng thấp hơn so với sản xuất quy mô lớn Do vậy phải có diện tích đủ lớn để có thể tận dụng tính kinh tế của quy mô đề hạ chỉ phí sản xuất, có thể đầu tư thâm canh
mạnh hơn Hiện nay với quy định hạn điền trong nông nghiệp đang là một cản
Trang 23khăn không nhỏ khi kinh doanh cây trồng nông nghiệp dài hạn
Nguồn lực thứ hai cũng rất quan trọng với sản xuất hỗ tiêu chính là vốn
sản xuất Vốn cho sản xuất bao gồm: (1) vốn đầu tư ban đầu và (2) vốn lưu
động sản xuất Cây hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm chu kỳ kinh doanh kéo đài sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch (thu bói), năng xuất rất thấp không đủ để
đầu tư chăm sóc trong năm đó; thường từ năm thứ 4 trở đi mới thu chính nên
sản xuất hồ tiêu phải có vốn đầu tư khá lớn từ chuẩn bị đất trồng đủ tiêu chuẩn, rồi chỉ phí cây giống, thiết kế trụ trồng phù hợp, vườn che và hệ thống tưới tiêu; rồi máy móc nông nghiệp như máy kéo, máy xay, sấy tiêu; kho chứa bảo quản cũng khá lớn Quá trình sản xuất cũng cần có nguồn vốn lưu động
để duy trì mua vật tư, trả công lao động và các chỉ phí cho các dịch vụ khác
Tình hình cung cấp vốn phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập của chính người sản xuất Nếu sản lượng bình thường và giá tiêu duy trì mức cao thì người sản xuất có khả năng tích lũy cao nên vốn cho sản xuất có thể bảo đảm được Nhưng nếu biến động của thị trường thì nguồn cung vốn sẽ bị ảnh hưởng,
Ngoài ra hoạt động của hệ thống ngân hàng và các quỹ tín dụng ở khu vực
này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho kinh doanh của người sản xuất hồ tiêu rất cao Nhưng thực tế nhiều vùng nông thôn, thị trường tài chính này dường như không được cung cấp bởi khu vực chính thức vì nhiều lý do khác
nhau như quy mô nhỏ, thâm định khó khăn, khó kiểm soát, rủi ro cao mà chủ
yếu từ dịch vụ tài chính không chính thức Nếu các hợp tác xã tín dụng nhân
dân phát triển ở khu vực này sẽ thuận lợi hơn và dễ dàng hơn trong thỏa mãn
nhu cầu khách hàng sản xuất cây hỗ tiêu nói riêng và nông nghiệp nói chung Sản xuất hồ tiêu là loại cây công nghiệp lâu năm, muốn sản xuất quy mô lớn và thâm canh thì phải đầu tư cả vốn và lao động Người sản xuất
không chỉ dựa vào lao động của hộ gia đình mà phải thuê ngoài Dù lao động
Trang 24nhất là thời điểm mùa vụ thu hoạch nông sản ở nông thơn Ngồi ra một số
công đoạn trong sản xuất hồ tiêu cần lao động có tay nghề chứ không chỉ lao động giản đơn Nên lao động cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết trong sản xuất cây hồ tiêu
Ngoài ra kỹ thuật và công nghệ sản xuất bảo quản và chế biến cũng rất quan trọng Tuy nhiên việc huy động nhân tố này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khả năng vốn và trình độ của người sản xuất
* Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguén lực
~ Diện tích sử dụng đất
~ Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên một đơn vị diện tích
~ Lao động và chất lượng lao động qua các năm
~ Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu
1.2.4 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể có chuyên biến tích cực Các hình thức hợp tác, liên kết được đánh giá là mô hình tổ chức khá
u quả Hiện nay, mô hình liên kết thành công giữa nông
dân, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã với doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phâm nhằm tăng thu nhập cho nông dân
Bén cạnh đó, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển khá, nông dân tích lũy được vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ ruộng đất, thúc đây hình thành các cơ sở chế biến tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn,
phân công lao động xã hội và thúc đầy xây dựng nông thôn mới
Ngồi ra, cơng tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nông trường quốc doanh tiếp tục thực hiện theo hướng xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ chế quản lý và hình thức tô chức,
tạo quyền tự chủ và đa dạng hóa nguồn vối
, bước đầu hình thành các vùng
Trang 25hình liên doanh, liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và
phát triển thị trường Hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất lấy doanh nghiệp làm trung tâm của sự liên kết đang được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm Đó là sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân (thông qua tổ
hợp tác hoặc hợp tác xã), có sự tham gia của các nhà khoa học, dưới sự quản
lý của cơ quan nhà nước — tạo thành mối liên kết đọc theo chuỗi giá trị trong, sản xuất sản phẩm nhằm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất, qua đó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, người lao động và lợi nhuận bền
vững cho doanh nghiệp
Song song với hình thức này là hình thức liên kết theo chiều ngang — liên kết các hộ nông dân với nhau thông qua tô hợp tác, hợp tác xã nhằm chú trọng phát triển nhằm phát huy tối đa lợi thế trong liên kết với việc ứng dụng,
các quy trình sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và đặc biệt là thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm của nông dân Mối liên kết
ngang còn được xây dựng giữa các doanh nghiệp, giữa các hợp tác xã, giữa
các tổ hợp tác với nhau và trong vùng nhằm tăng sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trong phát triển sản xuất cây hồ tiêu cần lựa chọn và hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ Cần xem xét số lượng và sự gia tăng số
lượng qua các năm, tỷ trọng và hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức
sản xuất Các hình thức tô chức sản xuất cây hồ tiêu hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất hồ tiêu, trang trại hỗ tiêu, công ty, nông trường
* Nhóm tiêu chí đánh giá hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
-_ Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất tăng qua các năm
Trang 261.2.5 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu a Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tổn tại và phát triển của các loại cây trồng nói chung, cây hồ tiêu nói riêng Đặc biệt, sản phẩm của cây hỗ tiêu chủ yếu cung cấp cho xuất khâu sản phẩm gia vị thực phẩm
Trên thị trường thế giới, các sản phẩm hồ tiêu được giao dịch bởi các dang như: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầu nhựa tiêu Nhu cầu tiêu thụ
hồ tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi đó cây hỗ tiêu chỉ canh
tác thích hợp ở vùng nhiệt đới, do đó hỗ tiêu là một nông sản xuất khâu quan trọng của một số nước Châu Á và Châu Phi
Tình hình thị trường xuất khâu ảnh hưởng mạnh tới tình hình sản xuất
cũng như sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm này Với sản lượng xuất khẩu của Việt Nam gần 1/2 của thế giới thì tình hình thị trường thế giới một
mặt chịu ảnh hưởng từ lượng cung hồ tiêu từ Việt Nam và mặt khác tình hình
thế giới cũng ảnh hưởng tình hình sản xuất trong nước
Xu thế nhu cầu sản phẩm hồ tiêu cũng ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cây công nghiệp này Những tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch, chất
lượng qua chế biến của thị trường thế giới đòi hỏi người sản xuất hồ tiêu ở
'Việt Nam sẽ phải có những điều chỉnh theo cho phù hợp Họ phải thay đổi tập
quán canh tác, chú trọng hơn tới quy trình sản xuất sạch và bảo vệ môi trường
từ sản xuất, thu hoạch và chế biến chẳng hạn thu hoạch khi quả đã chín
chứ không phải cả xanh và chín như trước đây
'Việc tiêu thụ sản phâm đặc biệt là những sản phẩm đặc thù như hồ tiêu
thì sản phẩm có được thương hiệu thể hiện chỉ dẫn địa lý sẽ gây chú ý cho
khách hàng nhiều hơn Khi có thương hiệu người tiêu dùng - khách hàng
không chỉ biết xuất xứ nguồn gốc của sản phâm gắn với những thuộc tính độc
Trang 27người sản xuất về sản phẩm của mình Chính điều này tạo ra sự yên tâm khi
sử dụng sản phẩm và tạo được lòng tin với khách hàng và họ sẽ ưu tiên lựa
chọn sản phẩm khi có nhu cầu Rõ ràng việc phát triển thương hiệu đã có sẽ góp phần quan trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu đồng thời nâng cao
được thu nhập cho người sản xuất
b Tình hình cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất và
doanh nghiệp
(1) Nguén cung cấp thông tin đơn điệu và hạn chế
Hiện các vùng sản xuất hồ tiêu chủ yếu nhận thông tin thị trường qua các thương lái, vì thế khá phiến diện và đôi khi không chuẩn xác
(2) Thiếu trang thiết bị tiếp cận thông tin tại các xã thuộc vùng trọng điểm
(3) Chưa thiết lập các nhóm hộ trông tiêu: Trở ngại lớn khi truyền tải
các thông tin chính là các hộ nằm rải rác khắp các vùng nên rất khó để có thể
tiếp cận với tắt cả các hộ Cộng với việc thiếu trang thiết bị nên việc cung cấp
hỗ trợ thông tin khó khăn hơn
€ Tình hình phát triển thương hiệu
Việc hoạt động xúc tiễn thương mại, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế
đầu tư, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường chưa nhiều vì huyện thiếu kinh
phí và nguồn lực Mới chỉ triển khai một số đợt thăm quan, khảo sát, giới
thiệu và đánh giá vùng nguyên liệu
Việc tuyên truyền cho người người sản xuất để họ hiểu và có ý thức
được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với sản phẩm hàng hóa, đã được
đăng ký bảo hộ, thực hiện tốt quy trình thâm canh hợp lý, theo hướng bền
vững từ khâu thực hiện quy hoạch, chọn giống, chăm sóc, thu hái, sơ chế
Trang 28
phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm tiêu sạch, tiêu hữu cơ, sản xuất theo quy trình Việt GAP được quan tâm thực hiện nên chất lượng sản phẩm được nâng
lên
Cho tới nay thương hiệu đã xây dựng xong nhưng việc quản lý thương
hiệu vẫn còn nhiều lúng túng và thiếu bài bản nên rất cần thiết có sự tư vấn từ
cơ quan nghiên cứu
Trong những năm tới cần phải có các giải pháp tiếp tục phát triển
thương hiệu hồ tiêu Cư Jút trên thị trường trong và ngoài nước
1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Nâng cao kết quả sản xuất cây hồ tiêu thể hiện sự phối hợp các nguồn
lực, các yếu tố sản xuắt, thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy
móc thiết bị công nghệ Các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì kết quả sản xuất cây hồ tiêu như năng suất, sản lượng, GTSX ngày càng
phát triển Trên cơ sở so sánh để xem xét hiệu quả về các mặt của việc sử
dụng nguồn lực Đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương thể hiện bằng sự
gia tăng tỷ trọng GTSX hàng hóa của cây hồ tiêu trong GTSX của ngành
nông nghiệp và trong GDP của địa phương
* Nhóm tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất của cây hỗ tiêu
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm Đối với cây hồ tiêu là toàn bộ giá trị sản phâm thu được trong một năm
go=3 Ø7; ja
Trang 29P là đơn giá sản phẩm
- Chỉ phí trung gian IC (Intermediary Cost), đây là chỉ phí của các nhân
tố bị tiêu hao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Trong sản xuất Hồ tiêu chỉ phí này bao gồm: chỉ phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, chỉ
phí vận chuyển, chỉ phí bảo dưỡng sửa chữa, các chỉ phí thuê mướn, chỉ phí dụng cụ và các chỉ phí khác
IC= XC,
C: là toàn bộ chỉ phí vật chất và dịch vụ sản phẩm
- Giá trị gia tăng VA (Value Added) là bộ phận quan trọng nhất trong
giá trị tổng giá trị sản phẩm Đó chính là giá trị tăng thêm của yếu tố ban đầu (yếu tố tiêu dùng trung gian) Nó là kết quả thu được sau khi trừ chỉ phí trung
gian (IC) của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó VA=GO-IC
~ Tổng chỉ phí sản xuất TC là toàn bộ chỉ phí cố định và biến đồi đầu tư
trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm TC =EC + VC
+ Chi phí biến đổi VC là những khoản chỉ phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm
+ Chỉ phí cố định FC là những khoản chỉ phí thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất
nhất định
- Thu nhập hỗn hợp MI là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ
đi chỉ phí khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) Như vay
thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình MI = VÀ - (A+T) ~ Lao động thuê (nếu có)
Trang 30T là các khoản thuế phải nộp
* Nhóm tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của cây Hồ tiêu
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chỉ phí Tgo là tỷ số giá trị sản xuất GO
của sản phẩm với chỉ phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ Công thức: Tạo = GOAC (Lin),
~ Tỷ suất giá trị tăng thêm chỉ phí: Chỉ tiêu này thể hiện cứ đầu tư thêm một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm
Công thức: Ty = VAMC (lần)
~ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chỉ phí: Chỉ tiêu này thể hiện giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đồng chỉ phí
Công thức: Tụ; = A⁄7⁄2C (lần)
- Thu nhập/Lao động: chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia
sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
- Hiệu quả thu nhập/chỉ phí Chỉ tiêu này cho biết một đồng chỉ phí bỏ
ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN CAY HO TIEU
1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của sản xuất chủ
động thực vật và con người trên trái đất; đất đai cũng là tư liệt
yếu đối với các loại cây trồng, đặc biệt là đối với cây Hồ tiêu, nó là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển, sản lượng và chất lượng của cây Hồ tiêu
Cây Hồ tiêu chỉ có thể trồng ở các loại đất như: đất đỏ Bazan, đất sét pha cát, phù sa bồi, đất xám Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước
ngầm sâu > Im Đất giàu mùn, tơi xóp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung
Trang 31b Điều kiện khí hậu
Cây Hồ tiêu thích nghỉ với các điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng qua số liệu các nước trồng Hồ tiêu cho thấy, cây Hồ tiêu sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 2.000 - 2.500mm, phân bé đều trong 7 - 8 tháng Lượng mưa tối thiểu là 1.800mm Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt
khoảng 3 - 4 tháng để quả chín tập trung Tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở vùng rễ Âm độ thích hợp bình quân 75 - 90%, ẩm độ cao làm
cho hạt phấn dé dinh vào nuốm nhị cái và thời gian thụ phần kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có âm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn
Nhiệt độ thích hợp bình quân cả năm từ 25°C — 30°C, nhiệt độ dưới 15°C và cao hơn 40°C tiêu không phát triển được Tiêu không thích gió lớn,
gió đễ làm đồ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tiêu Gió lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả Tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả Tuy nhiên tiêu cần cây che bóng khi thời tiết nắng gắt 1.3.2 Nhân tố về điều * Nhân tố li kinh tế kỹ thuật
quan tới lao động
Sản xuất cây hồ tiêu là một trong những ngành thuộc sản xuất nông nghiệp, song có những khác biệt so với sản xuất của ngành trồng trọt khác khi
nó đỏi hỏi phải kỹ thuật cao hơn do đối tượng tác động của ngành là các cây
trồng mà đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao Để đảm bảo có năng suất và chất lượng sản phẩm cao theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội đòi hỏi quá trình sản xuất phải tuân thủ những quy trình kỹ thuật nhất định với những tiêu chuẩn đi kèm Điều đó cũng như kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy để thực hiện điều này đòi hỏi người sản xuất phải là những người am hiểu về đối
Trang 32cũng như chuyên môn kỹ thuật nhất định, vốn kiến thức phô thông này giúp họ tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi và quản lý
Trình độ kiến thức về kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và quản lý sẽ quyết định tới kết quả sản xuất và chất lượng sản phẩm khi người sản xuất biết chọn cây giống, chăm sóc phòng bệnh, thiết kế xây dựng vùng sản xuất bảo dam ky
thuật và tiết kiệm, kỹ thuật bảo quản chế biến sẽ quyết định chu kỳ kinh doanh, mở rộng sản xuất Để có được kỹ thuật trồng trọt và kiến thức quản
lý kinh doanh đòi hỏi người sản xuất còn phải có quá trình tích lũy nhất định
bằng cách tham gia các khóa đào tạo chính quy, không chính quy cũng như từ
thực tiễn Việc cung cấp kiến thức kỹ thuật như quản lý sản xuất hồ tiêu phụ
thuộc vào nhu cầu của các hộ sản xuất, hệ thống các trung tâm khuyến nông,
cũng như các trung tâm và cơ sở đào tạo chuyên môn ở mỗi khu vực và địa
phương Khi quy mô sản xuất càng phát triển thì yếu tố này càng quan trọng, và có tính chất quyết định Những bằng chứng thực tế đã cho thấy những người sản xuất nông sản có tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật hay các câu lạc bộ chăn nuôi thường có kết quả kinh doanh tốt hơn (Đinh Phi Hồ (2003) và
Bùi Quang Bình (2004))
Có trình độ học vấn và chuyên môn sẽ giúp cho người sản xuất cây công nghiệp quản lý tốt hơn khi biết đầu tư hiệu quả cũng như phân bồ nguồn
lực tốt hơn tiết kiệm hơn Không chỉ vậy nhờ học van và trình độ chuyên môn
cao mà các quyết định của người sản xuất được đưa ra chính xác hơn chẳng, hạn khi quyết định đầu tư hay bán sản phâm và mua vật tư cho sản xuất
1.3.3 Nhân tố điều kiện kinh tế xã hội a Điều kiện kinh tế xã hội
liều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất cây Hồ tiêu, trong ố quan trọng liên quan như dân tộc, dân số, lao động, truyền
Trang 33
nhân tố ảnh hưởng cơ bản sau: nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật của người sản xuất, trang thiết bị của người sản xuất, mô hình tô chức, khả năng về vốn
Các nhân tố thuộc nhóm này gồm: tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu
kinh tế, thị trường (quan hệ cung cầu , công tác xuất khẩu Hồ tiêu, nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm Hồ tiêu), phát triển cơ sở hạ tầng nông
nghiệp và các chính sách về nông nghiệp (chính sách về khuyến nông và chính sách về khuyến công, áp dụng TCVN)
* Điều kiện hạ tẰng cơ sở
Ha tang cơ sở bao gồm hạ tầng kỹ thuật như các công trình như giao
thơng, cấp thốt nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc và hạ tầng xã hội như hệ thống trường học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, sân thể thao
Nền kinh tế không thê phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu Một hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển là rất quan
trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển
các ngành kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường, nội địa, hòa nhập thị trường thế giới Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn
kém Chính phủ ở các nước công nghiệp phát triển thường tài trợ cho việc xây
dựng các mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc Ở Đức, Ý, Nhật việc tài trợ thường là trực tiếp (cắp vốn), trong khi ở các nước khác thực hiện
gián tiếp (Mỹ cho các công ty tư nhân vay vốn, cho thuê đất, hoặc cho phát hành trái phiếu như ở Pháp)
Ở các nước công nghiệp phát triển cho đến nay vẫn còn phải đối mặt
với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Thực tiễn cũng đã chứng,
minh rằng, một khi cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế sẽ gây
ra nhiều bức xúc, vướng mắc khó khăn Và ngược lại, tiềm năng kinh tế chỉ có thể được khơi dậy, phát huy tác dụng khi có được một hệ thống cơ sở hạ
Trang 34Một hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý đáp ứng 3 yêu cầu: đồng bộ, quy mô và bảo đảm tính phát triển Đồng bộ: việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng,
như điện, nước, giao thông vận chuyền, thông tin liên lạc phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, định hướng phát triển trong các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa - xã hội mà còn liên hệ giữa các ngành liên quan Do đó
đồng bộ là yêu cầu cao nhất Quy mô: một quy mô hợp lý là kết quả tính toán giữa khả năng đầu tư và nhu cầu phát triển Muốn vậy phải dự báo tốt, dự báo sai sẽ dẫn đến quy mô không phù hợp và lãng phí Tính phát triển: trong hệ thống cơ sở hạ tầng có loại không chỉ tồn tại vài chục năm mà có khi là hàng,
thế kỷ Do đó, nó phải được thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ
kỹ thuật để không trở thành gánh nặng khi kỹ thuật cao trở thành phô biến Một địa phương chỉ có thể phát triển nhanh khi những điều kiện cơ sở hạ tầng được đảm bảo, nhưng sẽ vô cùng khó khăn nếu tiến hành riêng rẽ và với những chính sách riêng lẻ thiếu sự hỗ trợ phối hợp với các địa phương
khác và trung ương
Phát triển cây công nghiệp lâu năm nói chung và cây hồ tiêu nói riêng cũng đòi hỏi điều kiện hạ tầng cơ sở có trình độ phù hợp Hệ thống giao thông,
thuận lợi sẽ giúp người sản xuất tiết kiệm chỉ phí vận chuyền phân bón, vật tư và sản phẩm được sản xuất ra Hệ thống điện bảo đảm cho quá trình sản xuất
cũng như quá trình thu hoạch bảo quản và chế biến sản phẩm Cây tiêu có
đặc điểm không chịu được ngập úng do vậy mội
thống thủy lợi tốt sẽ bảo
đảm vừa cung cấp nước tưới vừa tiêu nước kịp thời tránh tình trạng ngập úng
cho cây trồng Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản phim hd tiêu chủ yếu để xuất khâu do vậy thông tin thị trường có vai trò lớn Một cơ sở hạ tầng thông tin tốt sẽ cung cấp dịch vụ đầy đủ nhanh và an toàn cho việc kinh doanh sản phẩm hồ tiêu đặc biệt là có nguồn thông tin để định hướng sản
Trang 35* Chính sách
Chính sách phát triển kinh tế nói chung của chính quyền là các biện
pháp và các điều kiện kèm theo của chính quyền nhằm đạt được mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân dựa trên kết quả tăng trưởng
kinh tế
Chính sách phát triển cây hồ tiêu là những biện pháp và các điều kiện khác mà chính quyền áp dụng để thúc đầy sản xuất cây công nghiệp này nhằm tăng nhanh sản lượng hồ tiêu và nâng cao thu nhập cho người sản xuắt
Chính sách phát triển tác động lớn tới việc huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển cây công nghiệp này khi nó khơi thông và tạo điều kiện
thuận lợi để nguồn lực tập trung cho phát triển khi chính sách được hoạch
định đúng và phù hợp với thực tế Ngược lại khi chính sách không phù hợp sẽ
hạn chế rất nhiều tới quá trình phát triển này
Như vậy nếu địa phương thực sự quan tâm tới phát triển cây hồ tiêu thì
họ sẽ nỗ lực để có những chính sách có chất lượng thúc đây sự phát triển Khi
đó quy trình hoạch định chính sách sẽ được tuân thủ nghĩa là chính sách là kết
quả thu thập thông tin thực tế và xử lý đầy đủ, đồng thời tham khảo ý kiến từ
nhiều phía khác nhau để chính sách thực sự mang tính chất hiện thực
Các chính sách phát triển ở đây bao gồm quy hoạch phát triển cây hồ
tiêu của địa phương, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi kinh doanh, chính
sách hỗ trợ phát triển thương hiệu Chính chúng là những chất kết dính và dẫn xuất sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất hỗ tiêu qua đó thúc đây sự phát triển cây trồng này
Chính sách không chỉ khai thông các nguồn lực mà bản thân nó cũng
chính là nguồn lực khi xét trên quan điểm phát triển nội sinh Chính sách tốt phù hợp với thực tế sẽ giúp cho các giao dịch hay hoạt động phát triển cây hồ
Trang 36doanh đặc biệt là công nghiệp chế biến hồ tiêu
b Điều kiện về nguôn lực
Lý thuyết phát triển kinh tế nói chung, lý thuyết hàm sản xuất hay mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng đều khẳng định tầm quan trọng, của các yếu tố nguồn lực Vì chính các nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành các hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế nói chung và sản xuất
cây công nghiệp lâu năm nói riêng, chúng không chỉ quyết định quy mô mà
còn cả năng suất tức là quyết định mức sản lượng được tạo ra Các nguồn lực
này bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ
Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất cây công nghiệp lâu năm là tắt yếu khách quan, nó đòi hỏi tất cả các tổ chức và hộ sản xuất cây trồng này phải coi trọng việc bảo vệ và phát triển hợp lý, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố nguồn lực trong đó phải chú trọng khai thác theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ
thuật công nghệ mới vào sản xuất
Do sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm phụ
thu
rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với mức độ
rủi ro rat lớn và lợi nhuận thấp trong kinh doanh nông nghiệp Từ đó việc huy động nguồn lực vào nông nghiệp không phải dễ đặc biệt là những địa phương có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như các huyện miền núi hay vùng sâu
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã hình thành được cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu địa phương của huyện Cơ sở lý thuyết đã làm rõ được
các nội dung sau:
Hình thành được quan niệm về phát triển cây hồ tiêu trên cơ sở khái quát cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan Theo đó Phát triển cây hồ tiêu là nỗ lực của các chủ thé dé gia tang năng lực sản xuất và kết qua sản xuất hỗ tiêu thông qua mở rộng qui mô sản xuất, hoàn thiện tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất và tăng giá trị gia tăng sản phẩm hỗ tiêu
Đã làm rõ được nội dung và tiêu chí phát triển cây hồ tiêu của huyện Nội dung này bao gồm: gia tăng về qui mô sản xuất cây hỗ tiêu, gia tăng các
yếu tố nguồn lực, hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm, gia tăng kết quả hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tê xã hội địa phương,
Cuối cùng cơ sở lý thuyết cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cây hồ tiêu Đây là cơ sở để phân tích tình hình CDCC kinh tế ở
Trang 38CHƯƠNG 2
THUC TRANG PHAT TRIEN CÂY HO TIEU TREN DIA
BAN HUYEN CU JUT, TINH BAK NONG
2.1.CAC NHAN TO ANH HUONG DEN SU’ HiINH THANH PHAT
TRIEN CAY HO TIEU TREN DIA BAN HUYEN CU JUT
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a Vi tri dja lý
Huyện Cư Jút cách trung tâm tỉnh ly (Thị xã Gia Nghĩa - Đăk Nông) khoảng 106 km về phía Đông Bắc, cách TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lak) 20 km Ngoài ra huyện có khoảng 20 km đường biên giới giáp với Vương quốc
Campuchia, giữ vị trí quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng
Huyện Cư Jút có tọa độ địa lý từ 12°00° đến 12550” độ vĩ Bắc và từ
107940° đến 108°02° độ kinh Đông, địa giới hành chính của huyện Cư Jút được xác định như sau:
- Phía Đông Bắc giáp TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lãk ~ Phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô
- Phia Nam giáp huyện Đăk MiIL
- Phiá Tây giáp tỉnh MunDunKiri, Vương quốc Campuchia ~ Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Cư Jút là điểm gắn kết trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm
tỉnh ly Đăk Lăk) với trung tâm tỉnh ly của tỉnh Đăk Nông là thị xã Gia Nghĩa
theo Quốc lộ 14, đây là tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế khu vực Tây Nguyên (kết nối H Dak Mil, H Dak Song, TX Gia Nghĩa và H Dak R’L4p) Đồng thời Cư lút cũng là điểm nối tiếp với trung tâm huyện
Krông Nô thông qua Tỉnh lộ 4 Địa hình huyện Cư Jút thấp dần từ Đông sang
Trang 39lịch hồ Trúc, khu du lịch sinh thái đọc sông Sêrêpôk là địa danh nỗi tiếng với hệ sinh thái đặc trưng; tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch sinh thái
Mặc dù vị trí nằm xa TX Gia Nghĩa - trung tâm kinh tế, chính trị của
tinh Đăk Nông, nhưng do liền kề với TP Buôn Ma Thuột - thành phố trung,
tâm của vùng Tây Nguyên, nên Cư Jút có cơ hội được hưởng sức lan tỏa cho
phát triển kinh tế - xã hội huyện
b, Địa hình
So với toàn tỉnh, Cư Jút là một trong những bình nguyên chuyển tiếp giữa cao nguyén Dak Lak va cao nguyên Đăk MII, địa hình tương đối bằng
phẳng ít chia cắt, độ cao trung bình 400 — 450 m so với mực nước biển
Nằm giữa hai cao nguyên lớn là cao nguyên Đăk Nông - Dak Mil, cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên Ea Soup Địa hình huyện Cư Jút thấp
dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc Độ cao trung bình tại khu vực
trung tâm huyện (phía Đông) 390 - 400 m, đỉnh cao nhất Yôk Chone cao 491
m, vùng núi thấp nhất giáp với xã Đăk Gần - huyện Đăk Mil, khu vực giáp
với Campuchia cao trung bình 300 - 320 m Nhìn chung, huyện có các dạng địa hình chính sau:
+ Khu vực Đông - Đông Bắc bao gồm các xã Tâm Thắng, Ea Pô, Nam
Dong và TT Ea T'ling là địa hình thuộc lưu vực sông Serêpôk nên khá bằng
phẳng với đổi bằng, lượn sóng, xen kẽ núi cao tạo nên các bình nguyên hẹp,
địa hình nghiêng theo hướng Đông - Đông Bắc
+ Khu vực phía Tây nằm trong địa giới xã Đăk Wil, Trúc Sơn, Đăk
D'rông, Cư Knia có địa hình bán sơn địa, khá chia cắt, hình thành nhiều núi
cao và đồi bát úp, độ dốc có xu thế thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc
Nhìn chung, địa hình cơ bản của huyện là bình nguyên và cao nguyên
Trang 40e Khí hậu, thời tiết
Là bình nguyên chuyền tiếp giữa hai cao nguyên Dak Lak - Dak Mil, huyện Cư Jút nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
chung của khí hậu Tây Nguyên nhiệt đới ẩm, nhưng do sự nâng lên của địa
hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nhiệt độ bình quân năm 24°C Nhiệt độ cao nhất trong nam 39°C và nhiệt độ thấp nhất trong năm 20°C, biên độ nhiệt ngày và đêm 10 - 15°C
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, tốc độ 0,5m/s và mùa khô là
Đông Bắc, tốc độ 4,5m/s Tổng tích ôn lớn: 8.5000C - 9000°C, lượng bức xạ
tổng cộng lý tưởng 230-250klCal/cm”/năm, số giờ nắng: 2200 - 2.500 giờ/năm, số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ Thời gian nắng cao nhất vào các tháng ít mưa (tháng 1, 2), thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều (tháng 8, 9) Trong đó, có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200
giờ/tháng, năng lượng bức xạ cao, nên rất thích hợp cho các cây ưa sáng đạt
hiệu suất quang hợp cao, đây là lợi thế cho việc tăng năng suất cây trồng Khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp là phân bố theo
mùa rõ rệt, một năm có 2 mùa Trong đó mùa mưa thực sự thường bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào hết tháng 10, tập trung đến 90% lượng mưa hàng năm, là thời gian phát triển mạnh các loại cây trồng và cũng là thời điểm lũ lụt vùng ven sông suối
Số ngày trong mùa mưa thực sự 131 ngày/năm, với lượng mưa trung
bình hàng năm 1.937,9 mm (chiếm hơn 90% lượng mưa cả năm), đây chính là
thời gian canh tác an toàn cho kiểu sản xuất nhờ nước trời, cũng là vụ sản
xuất chính trong năm của nông nghiệp huyện Cư Jút Do mưa tập trung cường
độ lớn, đề tránh thoái hóa đất nên xây dựng đồng ruộng hoàn chỉnh, tránh để